HỒ CHÍ MINH ---o0o--- PHAN ÁI NGÂN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BÁN LẺ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP.. HỒ CHÍ MINH ---o0o--- PH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-o0o -
PHAN ÁI NGÂN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BÁN LẺ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - Năm 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-o0o -
PHAN ÁI NGÂN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BÁN LẺ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS BÙI THANH TRÁNG
TP HỒ CHÍNH MINH - Năm 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại TP
Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai Nội dung có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí và các trang mạng theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn
TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017
PHAN ÁI NGÂN
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1 Thanh toán bán lẻ 4
2.2 Các phương tiện thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 5
2.2.1 Thanh toán thẻ 5
2.2.1.1 Thanh toán qua POS tại các điểm bán hàng 6
2.2.1.2 Thanh toán mua hàng trực tuyến 7
2.2.1.3 Thanh toán qua ATM 7
2.2.2 Thanh toán điện tử 8
2.2.2.1 Thanh toán qua Internet banking 9
2.2.2.2 Thanh toán qua Mobile banking 10
2.2.3 Ví điện tử 10
2.3 Vai trò của thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 11
2.3.1 Đối với ngân hàng 11
2.3.2 Đối với khách hàng 12
2.3.4 Đối với nền kinh tế 13
2.4 Thực trạng của thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt tại Việt Nam 13
2.4.1 Tình hình tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân 15 2.4.2 Tình hình phát hành và hoạt động thanh toán bán lẻ qua thẻ tại Việt Nam 17
Trang 52.5.2 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR) 23
2.5.3 Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) 23
2.5.4 Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử (ECam) 24
2.5.5 Thuyết chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT) 24
2.6 Các nghiên cứu liên quan đến thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 25
2.7 Mô hình đề xuất và các giả thuyết: 27
2.7.1 Mô hình đề xuất 27
2.7.2 Ý nghĩa các các giả thiết trong mô hình đề xuất và các giả thuyết 28
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Quy trình nghiên cứu 32
3.1.1 Nghiên cứu định tính 33
3.1.2 Nghiên cứu định lượng 34
3.2 Phương pháp lấy mẫu 34
3.3 Thông tin về mẫu 34
3.4 Thang đo các khái niệm nghiên cứu 35
3.4.1 Thang đo Hiệu quả mong đợi 35
3.4.2 Thang đo Nỗ lực mong đợi 36
3.4.3 Thang đo Điều kiện thuận lợi 36
3.4.4 Thang đo Ảnh hưởng xã hội 37
3.4.5 Thang đo Nhận thức rủi ro 37
3.4.6 Thang đo Nhận thức chi phí 38
3.4.7 Khuyến mãi 39
3.4.8 Ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt: 39
3.5 Thu thập và xử lý dữ liệu: 40
3.5.1 Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA 40
3.5.2 Xác định phương trình hồi quy tuyến tính bội, biến độc lập và biến phụ thuộc 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
Trang 64.2.1 Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 44
4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha nhân tố ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 46
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 47
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 47
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 50
4.4 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá 50
4.5 Phân tích tương quan hồi qui tuyến tính bội 51
4.5.1 Phân tích tương quan 51
4.5.3 Hồi qui tuyến tính bội 51
4.5.5 Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến 54
4.5.6 Phương trình hồi qui tuyến tính bội 55
4.5.7 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết 56
4.6 Phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học 57
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt về giới tính 57
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về trình độ 58
4.7 Phân tích thống kê mô tả giá trị trung bình các nhân tố ……… 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Một số kiến nghị thúc đẩy sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt tại một số NHTM trên địa bàn TP HCM 63
5.2.1 Tăng cường cảm nhận về sự hữu ích, dễ sử dụng và các chương trình khuyến mãi 63
5.3.2 Tăng cường sự thuận tiện cho khách hàng thực hiện thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt: 64
Trang 75.3 Hạn chế của nghiên cứu: 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8chức tài chính chính thức 15
Bảng 2.2 số lượng tài khoản và số dư tài khoản thanh toán tại Việt Nam năm 2015-2016 16
Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan 24
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát sơ bộ 32
Bảng 3.2 Thông tin mẫu khảo sát 34
Bảng 3.3 Thang đo sử dụng trong nghiên cứu 34
Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu 42
Bảng 4.2: Mục đích sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 43
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 44
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 45
Bảng 4.5: tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 2 46
Bảng 4.6: Ma trận xoay nhân tố lần 2 47
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 49
Bảng 4.8: Ma trận tương quan Pearson 50
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi qui bội 51
Bảng 4.10: Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) 54
Bảng 4.11: ANOVAb 54
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định các giả thuyết 55
Bảng 4.13: Independent Samples Test 57
Bảng 4.14: Kiểm định levene 57
Trang 9Bảng 4.17 Giá trị trung bình các nhân tố 59 Bảng 5.1 Mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp của các nhân tố 60
Trang 10sử dụng 1
Hình 2.1 Các hình thức thanh toán bán lẻ 4
Hình 2.2 Quy trình thanh toán thẻ 8
Hình 2.3 Quy trình thanh toán ngân hàng điện tử 9
Hình 2.4 Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán 14
Hình 2.5 Biểu đồ số lượng và số dư tài khoản thanh toán của cá nhân 16
Hình 2.6 Số lượng thẻ đã phát hành lũy kế 17
Hình 2.7 Biểu đồ thị phần tổng số lượng thẻ (Tích lũy đến 31/12/2015) 18
Hình 2.8 Biểu đồ số lượng thiết bị POS/EFTPOS/EDC 19
Hình 2.9 Biểu đồ Số lượng giao dịch thanh toán qua POS/EFTPOS/EDC 20
Hình 2.10 Biểu đồ Giá trị giao dịch thanh toán bán lẻ bằng thẻ qua POS/ EFTPOS/ EDC (Tỷ đồng) 21
Hình 2.11 Thuyết hành động hợp lý (TRA) 22
Hình 2.12 Thuyết hành vi dự định (TPB) 22
Hình 2.13 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 23
Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 31
Hình 4.1: Đồ thị phân tán phần dư 52
Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram 53
Hình 4.3: Phân phối của phần dư quan sát 53
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu
Việt Nam, một đất nước với lợi thế lực lượng lao động trẻ tuổi và giá rẻ, cộng với những chính sách thu hút và luật bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng cải thiện đã giúp nước ta trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây Từ đó giúp thu nhập đầu người ngày càng được tăng cao
và thói quen chi tiêu mạnh tay, yêu thích những trải nghiệm mới đã làm thay đổi nhiều thị trường bán lẻ Việt Nam
Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD, doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt với 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là 48% sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảo sát cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán
Hình 1.1 Các hình thức thanh toán chủ yếu người mua hàng trực tuyến
sử dụng
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 – Cục Thương Mại Điện
Tử và Công Nghệ Thông Tin, Bộ Công Thương
Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã góp phần cho thị trường bán lẻ càng trở nên sôi động, phong phú, tạo cho người tiêu dung nhiều trải nghiệm mới và thú vị hơn Đi đôi với sự phát triển của thị trường bán lẻ thì nhu cầu về các phương thức thanh toán ngày càng linh hoạt, mang đến sự thuận tiện, nhiều lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
Trang 12Thanh toán không dùng tiền mặt là một xu hướng phổ biến và được nhiều nước trên thế giới khuyến khích sử dụng, đặc biệt đối với kênh thương mại bán lẻ Chính phủ Việt Nam trong 10 năm trở lại đây cũng đã nhìn ra xu hướng và có nhiều chính sách khuyến khích phù hợp đối với thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt:
Quyết định số 2545/2016/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 – 2020
Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020
Ban hành nghị định số 161/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định định về thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số tiền lớn bằng Đồng Việt Nam trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam
Ban hành chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Quyết định số 2453/QĐ – TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các công
ty chuyển mạch, công ty tài chính và nhiều tổ chức phi ngân hàng đang đua nhau ra mắt nhiều sản phẩm thanh toán bán lẻ ngày càng hiện đại và đáp ứng nhu cầu thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam như là thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ngân hàng điện tử, ví điện tử Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thanh toán bán lẻ Việt Nam đã có nhiều bước tiến và thành tựu đáng kể với
sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng thẻ thanh toán và thẻ tín dụng phát hành, sự ra mắt của nhiều trang cung cấp ví điện tử như Ngân lượng, Ví momo, Bảo Kim hay nhiều ví điện tử lớn trên thế giới như Paypal với số lượng giao dịch ngày một tăng nhanh, đồng thời ngày càng có nhiều đại lý chấp nhận thanh toán thẻ, ví điện tử và ngân hàng điện tử tại các cửa hàng bán lẻ cũng như các trang bán hàng trực tuyến Bên cạnh đó, ngày càng nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá, hay bán hàng trả góp được triển khai do sự hợp tác của các ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ và các đại lý chấp nhận thẻ Tất cả đều nhằm mục đích mang đến sự trải nghiệm mới dành cho người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng của các đại lý và tăng thu nhập cho ngân hàng và các tổ chức tài chính, tổ chức phi ngân hàng
Tuy nhiên tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chính, quan trọng được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng trong thanh toán bán lẻ hàng ngày Do đó, với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn các yếu tố nào đang tác động đến ý định sử dụng các thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt, qua đó hiểu được các rào cản nào đang ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt
Trang 13Tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại
TP Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: tìm hiểu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng phương
thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không
dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh
Phạm vi của đề tài nghiên cứu: Các phương thức thanh toán bán lẻ không
dùng tiền mặt, trong đó chỉ tập trung nghiên cứu thanh toán thẻ như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ ATM, thanh toán chuyển khoản điện tử và ví điện tử
Đối tượng khảo sát: bao gồm cả nam và nữ, độ tuổi từ 18 đến 60
Không gian: nghiên cứu tại khu vực TP Hồ Chí Minh
Thời gian: từ tháng 06/ 2016 đến tháng 05/2017
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia và thảo luận
nhóm
Mục đích: để xác định được đúng đắn các yếu tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát
Nghiên cứu định lượng: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực diện và phỏng vấn
thông qua mạng Internet (bảng câu hỏi điện tử) để thu thập thông tin từ khách hàng
Trang 14CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 2 tác giả tìm hiểu về các khái niệm, quy trình và vai trò thanh toán bản lẻ không dùng tiền mặt, thực trạng hoạt động thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt ở Việt Nam bao gồm các phương thức: thanh toán thẻ, thanh toán chuyển khoảng điện tử và ví điện tử Tiếp theo, tìm hiểu về các lý thuyết, các mô hình nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan kết hợp với các yếu tố riêng của thị trường Việt Nam nói chung và tại TP HCM nói riêng để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và mô tả các giả thiết của mô hình nghiên cứu
đề xuất
2.1 Thanh toán bán lẻ
Thanh toán bán lẻ là một thuật ngữ dùng để chỉ những thanh toán được thực hiện giữa các chủ thể phi ngân hàng như là giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, hoặc giữa cá nhân và tổ chức (Cronin và McGuinness, 2010) ECB định nghĩa những thanh toán bán lẻ là những thanh toán tiêu dùng chủ yếu thường liên quan đến giá trị nhỏ và có tính khẩn cấp
Thanh toán bán lẻ là loại hình thanh toán được sử dụng hàng ngày với số lượng lớn các giao dịch có giá trị trung bình và thấp, và ít nhất một bên liên quan trong giao dịch bất kể là người trả tiền hay người nhận tiền, không phải là một định chế tài chính Lẽ đó, đối tượng thanh toán bán lẻ có thể bao gồm những người tiêu dùng
cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, và họ sẽ là người trả tiền đối với những giao dịch này, nhưng trở thành người nhận tiền trong những giao dịch khác Tùy thuộc vào mối quan hệ trả - nhận tiền, thanh toán bán lẻ có thể được phân loại thành các loại hình khác nhau, gồm: P2P, B2B, G2G; và P2B, P2G, B2G hoặc ngược lại
Hình 2.1 Các hình thức thanh toán bán lẻ
Nguồn: Committee on Payments and Market Infrastructures, World Bank
Trang 15Thanh toán bán lẻ khác biệt với thanh toán bán buôn bởi nó gồm nhiều hình thức giao dịch đa dạng Người tiêu dùng có thể thực hiện nhiều thanh toán tại các cửa hàng, tại máy bán hàng tự động hoặc những điểm bán hàng khác (point of sale POS) Hay cũng có thể là thanh toán trực tiếp giữa người tiêu dùng gọi là thanh toán P2P, và người thanh toán và người được thanh toán phải ở cùng một nơi Còn những hình thức thanh toán từ xa khác khi người thanh toán và người được thanh toán không cần phải ở cùng một nơi để thực hiện giao dịch như là thanh toán hóa đơn, tiền lương và những hình thức thanh toán tự động gia hạn khác, cũng như một hình thức chuyển tiền Nói chung, mỗi thanh toán bán lẻ bản chất là chuyển tiền giữa người thanh toán và người được nhận thanh toán, có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc không phải tiền mặt
Vài thập niên trở lại đây, những công cụ thanh toán mới xuất hiện, vì vậy ngày càng mở rộng thêm sự lựa chọn các phương thức thanh toán cho người tiêu dùng
Về bản chất, hầu hết các thanh toán cũng chỉ là việc chuyển tiền, không phải là một hình thức mới, nhưng với những phương thức đổi dựa vào những thiết bị như điện thoại thông minh, máy tình, thẻ không tiếp xúc hoặc qua những kênh như internet, kết nối điện thoại để thực hiện thanh toán Ngoài ra, còn có những thanh toán không còn thực hiện bằng tài khoản ngân hàng như thường lệ, mà từ những tài khoản trực tuyến như ví điện tử, thẻ trả trước được bán bởi những nhà cung cấp phi ngân hàng Tất nhiên, người tiêu dùng cũng cần phải có tài khoản ngân hàng để thực hiện rút tiền từ những tài khoản này về khi cần tiền mặt hoặc khi cần tiền trong tài khoản ngân hàng (Anneke Kosse, 2014) Trong bài nghiên cứu này, chúng ta quan tâm đến
thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt bao gồm thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ
tín dụng, thẻ ATM, chuyển khoản điện tử và ví điện tử
2.2 Các phương tiện thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt
2.2.1 Thanh toán thẻ
Thẻ được phát hành bởi các ngân hàng, các định chế tài chính phát hành Thanh toán thẻ là việc chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện thanh toán tại các điểm mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các trang bán hàng trực tuyến và thực hiện lệnh chuyển khoản
Đối tượng tham gia: Ngân hàng phát hành thẻ, chủ thẻ, Ngân hàng thanh toán thẻ và đại lý chấp nhận thẻ
Các loại thẻ thanh toán:
- Thẻ ghi nợ: là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số dư tài khoản thanh toán của chủ thẻ tại ngân hàng
Trang 16- Thẻ tín dụng: là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ
- Thẻ trả trước: là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho ngân hàng phát hành thẻ
- Thẻ ATM: là thẻ được sử dụng để thực hiện các giao dịch rút tiền, nộp tiền và chuyển tiền tại các máy ATM hoặc ở ngân hàng
Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – PGS.TS Trầm Thị Xuân
Hương & ThS Hoàng Thị Minh Ngọc- NXB Kinh tế TP.HCM – 2012
Các hình thức thanh toán bán lẻ bằng thẻ:
2.2.1.1 Thanh toán qua POS tại các điểm bán hàng
“POS là một thuật ngữ viết tắt của Point of Sale (hay point-of-sale, hoặc point
of service) Nó sử dụng cho các shop bán lẻ (retail shop), tại quầy thanh toán tiền (check out counter) trong shop, hay là một vị trí có thể thay đổi được khi mà giao dịch xuất hiện trong loại của môi trường kiểu này Thêm nữa, point of sale thỉnh thoảng đáp ứng giống như một hệ thống tính tiền (electronic cash register system) POS được sử dụng trong các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân vận động, casino, nói chung nó thích hợp cho môi trường bán lẻ- tóm lại, nó là thứ phục vụ cho việc bán hàng, một điểm bán hàng trong một hệ thống bán hàng (point of sale system)”
(Theo https://vi.wikipedia.org/)
Dịch vụ thanh toán POS là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mà Ngân hàng cung cấp cho các chủ thẻ của mình để thực hiện chi tiêu, mua bán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị bán hàng có lắp đặt máy POS
Quy trình thanh toán thẻ qua POS:
Bước 1: Chủ thẻ xuất trình thẻ để thanh toán cho hàng hóa/ dịch vụ mua sắm Bước 2: ĐVCNT thực hiện quẹt/đọc thẻ trên thiết bị POS, nhập số tiền, nhập
mã PIN (đối với thẻ nội địa), không nhập mã PIN (đối với thẻ quốc tế)
Bước 3: Giao dịch truyền về ngân hàng chủ thẻ để xin cấp phép
Bước 4: Ngân hàng chủ thẻ thực hiện trừ tiền tài khoản thẻ của chủ, chấp nhập chuẩn chi giao dịch
Bước 5: Thiết bị POS nhận được phản hồi chấp nhận chuẩn chi giao dịch của ngân hàng chủ thẻ, thực hiện in hóa đơn xác nhận chi tiết giao dịch thanh toán Hoàn thành giao dịch thanh toán
Trang 172.2.1.2 Thanh toán mua hàng trực tuyến
Khi mà mua hàng trực tuyến đang ngày càng phát triển tại Việt Nam nói chung
và tại TP HCM nói riêng, rất nhiều website bán hàng trực tuyến ngoài chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng (COD Cash on delivery), đã và đang chấp nhận thanh toán qua thẻ khi mua hàng hóa, dịch vụ của họ, tạo ra thêm một lựa chọn phương thức thanh toán bán lẻ mới cho người tiêu dùng
Cách thực hiện thanh toán băng thẻ khi mua hàng hóa/ dịch vụ trực tuyến khá đơn giản, sau khi chọn hàng hóa cần mua vào giỏ hàng, thực hiện thanh toán bằng thẻ với quy trình như sau:
Bước 1: Chủ thẻ nhập các thông tin trên thẻ như 16 số trên thẻ, ngày hết hạn, số bảo mật và nhập mật khẩu một lần (OTP) (nếu có)
Bước 2: ĐVCNT truyền thông tin giao dịch đến Ngân hàng của chủ thẻ để xin cấp phép giao dịch
Bước 3: Ngân hàng chủ thẻ trừ tiền tài khoản chủ thẻ và chấp nhận cấp phép giao dịch
Bước 4: ĐVCNT nhận được phản hồi chấp nhận giao dịch của Ngân hàng chủ thẻ và thực hiện gửi hóa đơn xác nhận đến chủ thẻ qua email các thông tin giao dịch thanh toán Hoàn thành giao dịch thanh toán
Thanh toán mua hàng trực tuyến bằng thẻ là hình thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi và đang dần khá phổ biến hiện nay khi người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và sở hữu thẻ ngân hàng Hiện nay, mạng lưới máy POS đã được kết nối liên thông tại nhiều ngân hàng, nên một máy POS có thể chấp nhận thanh toán thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau của cả trong và ngoài nước
2.2.1.3 Thanh toán qua ATM
ATM là máy giao dịch tự động, các máy ATM ngoài cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch rút tiền, nộp tiền, còn có thể thực hiện giao dịch thanh toán chuyển khoản qua tài khoản, qua số thẻ cho người khác của những ngân hàng khác nhau hay chuyển khoản qua số điện thoại cho người không có tài khoản ngân hàng Ngoài ra ATM của một ngân hàng không chỉ chấp nhận thẻ của ngân hàng đó
và còn có thể chấp nhận thẻ của nhiều ngân hàng khác cả trong và ngoài nước Dịch
vụ thanh toán qua ATM giúp cho chủ thẻ không cần đến ngân hàng, không cần đến quầy thanh toán, có thể thực hiện ở bất kỳ ATM của ngân hàng nào Thanh toán qua ATM cũng khá an toàn do mọi giao dịch đều cần phải nhập mã PIN
Trang 18Hình 2.2 Quy trình thanh toán thẻ
Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – PGS.TS Trầm Thị Xuân
Hương & ThS Hoàng Thị Minh Ngọc- NXB Kinh tế TP.HCM – 2012
2.2.2 Thanh toán điện tử
Là hình thức thanh toán được ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khác hàng bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng sang tài khoản tiền gửi thanh toán của bên thụ hưởng có thể cùng hoặc khác với ngân hàng người yêu cầu
Thanh toán điện tử không còn đơn giản chỉ là thanh toán chuyển khoản giữa các chủ thể (khác tổ chức tài chính) mà hiện nay nhiều ngân hàng đã thực hiện liên kết
và tích hợp thanh toán cho tiền điện, nước, truyền hình, phí internet, phí bảo hiểm, học phí… nhằm đa dạng các hình thức thanh toán giúp cho người tiêu dùng có thể thực hiện một cách tiện ích, đơn giản trên cùng một kênh thanh toán điện tử
Đối tượng tham gia: bên tạo lệnh chuyển tiền thanh toán, bên thụ hưởng và ngân hàng bên chi trả và ngân hàng bên thụ hưởng Nếu bên tạo lệnh chuyển tiền thanh toán và bên thụ hưởng mở tài khoản thanh toán tại cùng một ngân hàng thì ngân hàng chi trả và ngân hàng thụ hưởng là một
Quy trình thanh toán bằng chuyển khoản điện tử khá đơn giản thể hiện tại hình 2.2 như sau:
Trang 19Hình 2.3 Quy trình thanh toán ngân hàng điện tử
Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – PGS.TS Trầm Thị Xuân
Hương & ThS Hoàng Thị Minh Ngọc- NXB Kinh tế TP.HCM – 2012
Bước 1: Khách hàng đăng nhập ngân hàng điện tử và tạo lệnh chuyển tiền thanh toán
Bước 2: Ngân hàng bên chi trả thực hiện lệnh chuyển tiền thanh toán và ghi nợ tài khoản người chi trả
Bước 3: Ngân hàng bên chi trả thực hiện lệnh chuyển tiền cho ngân hàng bên thụ hưởng
Bước 4: Ngân hàng bên thụ hưởng nhận tiền và thực hiện báo có cho tài khoản người thụ hưởng
Các hình thức thanh toán chuyển khoản:
2.2.2.1 Thanh toán qua Internet banking
“Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như dịch vụ cho phép khách hàng
có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: như thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng đó, và đăng
ý sử dụng dịch vụ mới” (Theo Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại UEH – Trầm Thị Xuân Hương & Hoàng Thị Minh Ngọc)
Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng không cần đến ngân hàng
để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng giấy tờ, tiền mặt thì có thể thực hiện các giao dịch này một cách trực tuyến với ngân hàng bằng chứng từ điện tử thông qua các thiết bị hiện đại như: điện thoại, máy tính nối mạng internet Dịch vụ được cung cấp 24/7
Trang 20Với sự phát triển nhanh của công nghệ thanh toán điện tử qua ngân hàng, dịch
vụ thanh toán qua Internet Banking đã có nhiều bước tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Với thanh toán qua Internet Banking khách hàng có thể lập lịch thanh toán cho tương lai, lập lịch thanh toán tự động, thanh toán các dịch vụ điện, nước, điện thoại, chứng khoán, bảo hiểm
2.2.2.2 Thanh toán qua Mobile banking
Cũng tương tự như dịch vụ Internet banking, dịch vụ thanh toán qua Mobile banking được thiết kế với giao diện phù hợp với điện thoại thông minh, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng trên điện thoại thông minh
2.2.3 Ví điện tử
Thanh toán qua ví điện tử là một hình thức thanh toán đã xuất hiện ở Việt Nam
từ năm 2008 Ví điện tử là một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch mua hàng hóa dịch vụ tại những đại lý chủ yếu là thanh toán trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử, ngoài ra còn có chức năng chuyển và nhận tiền giữa các ví điện tử với nhau hoặc giữa ví điện tử và tài khoản ngân hàng
Ví điện tử được nạp tiền từ tài khoản tiền thật từ tài khoản ngân hàng, từ thẻ ngân hàng Hay nói cách khác ví điện tử là một bên trung gian giữ tiền và phục vụ hoạt động thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền mà khi thực hiện giao dịch người dùng không cần phải nhập thông tin thẻ hay thông tin tài khoản
Tại Việt Nam hiện nay có 6 tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp phép thực hiện dịch vụ Ví điện tử, gồm: Banknetvn, VNPay, M_Service, BankPay, Vietnam Online, VietUnion 38 ngân hàng thương mại đã tham gia phối hợp triển khai dịch vụ Ví điện tử
Trên thế giới hình thức ví điện tử đã ra đời đầu tiên là Paypal năm 1998 tại Mỹ, hiện đã trở thành công ty nắm giữ thị phần thanh toán qua di động lớn nhất toàn cầu, đạt doanh thu 6,6 tỷ USD năm 2013 Tuy nhiên hơi khác với ví điện tử trong nước của Việt Nam, để thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ hay chuyển tiền, người dùng chỉ cần đăng ký thông tin một hay nhiều thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ Khi thực hiện giao dịch thanh toán hay mua hàng tại các đại lý trực tuyến chấp nhận thanh toán Paypal, người dùng chỉ cần sử dụng thông tin tài khoản Paypal để thanh toán, giao dịch sẽ được trừ tiền trực tiếp trên thẻ mà người dùng đăng ký trên tài khoản Paypal Ngoài Paypal, trên thế giới còn nhiều ví điện tử khác được biết đến như
Trang 21- Alipay thuộc Alibaba Group, ra đời năm 2004, thống lĩnh thị trường thanh toán qua điện thoại di động tại Trung Quốc với hơn 100 triệu người đăng ký sử dụng tính đến cuối năm 2013
- Google Wallet: Ra mắt tại Mỹ vào tháng 9/2011, thu hút được khoảng 10 triệu lượt tải về từ Google Play và có 500 triệu USD được giao dịch tại Mỹ trong năm 2012 với khoảng 12,8 tỷ USD trên toàn cầu
- Passbook: Apple công bố năm 2012 tại Mỹ, người dùng có thể sử dụng iPhone để quét lại hình ảnh, mã vạch của các thẻ mua hàng, vé máy bay, vé xem phim…, biến chiếc điện thoại thành một dạng ví điện tử
- Paypass: Ra đời năm 2012 tại Mỹ bởi hãng phát hành thẻ lớn thứ hai thế giới MasterCard, đã phát hành ứng dụng hỗ trợ PayPass cho Android, cho phép thanh toán trên điện thoại mà không cần đăng nhập thông tin thẻ, hãng cũng đã ký thỏa
thuận hợp tác với 30.000 đại ký và nhiều ngân hàng danh tiếng (Theo Action.com
18/11/2014)
2.3 Vai trò của thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
Hệ thống thanh toán của một quốc gia chính là xương sống là trụ cột của nền kinh tế Không có một hệ thống thanh toán hiệu quả để thực hiện các trách nhiệm tài chính giữa các bên, thì sẽ làm giảm sút những hoạt động kinh tế trong quốc gia
đó, và thương mại ngày càng phải đối mặt với nhiều trở ngại nghiêm trọng (The importance of the retail payment system - Hal S Scott, 2014) Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường bán lẻ đòi hỏi số lượng giao dịch ngày càng lớn, giao dịch thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, an toàn và tiết kiệm chi phí, các hệ thống thanh toán của nhiều quốc gia đang dần chuyển sang các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Bởi vì nhiều lợi ích mà nó mang lại cho nhiều đối tượng trong nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt
2.3.1 Đối với ngân hàng
Tăng nguồn vốn huy động với chi phí thấp: với việc thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng thường để tiền trong tài khoản thanh toán tại ngân hàng Đây
là một trong những nguồn vốn huy động không lãi suất hoặc lãi suất thấp của các ngân hàng thương mại
Tăng thu nhập từ phí và lãi: ngoài tăng nguồn vốn huy động với chi phí thấp, việc duy trì tài khoản thanh toán hoặc thẻ tín dụng tại ngân hàng đã mang lại nguồn thu phí như phí thường niên, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí dịch vụ ngân hàng điện tử, các phí dịch vụ khác và lãi phát sinh trên thẻ tín dụng
Trang 22Tạo và giữa được mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng: thông qua việc sử dụng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng, khách hàng có thể mở rộng, sử dụng các dịch vụ và sản phẩm khác của ngân hàng, cũng như giới thiệu cho người thân và bạn bè nếu khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ của ngân hàng
Tạo động lực cho ngân hàng ngày càng đầu tư và phát triển thêm nhiều dịch vụ thanh toán hiện đại, đa dạng thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ góp phần phát triển thị trường thanh toán bán lẻ trong nước
Tiếp cận được nhiều dịch vụ hiện đại của ngân hàng: như thanh toán trực tuyến, lập lịch thanh toán tự động trong tương lai, tạo lệnh thanh toán tự động cho các hóa đơn tiền điện, tiền nước, dịch vụ viễn thông hay thanh toán trả góp
2.3.3 Đối với người bán hàng
Quản lý và kiểm soát dòng tiền tốt hơn, tiết kiệm chi phí quản lý tiền mặt và các rủi ro trong quá trình vận chuyển, cất giữ, kiểm đếm
Thông qua cơ chế hoạt động thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt giúp người bán hàng quản lý và kiểm soát hoạt động thanh toán của các đơn hàng trong hệ thống
Người bán hàng kết nối với người mua hàng ở xa, mở rộng địa bàn kinh doanh nhờ đơn giản hóa hoạt động thanh toán qua các phương thức bán lẻ không dùng tiền mặt
Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng nhờ chấp nhận phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt đơn giản và tiện ích, ngoài ra giúp tạo cho người tiêu dùng trải nghiệm mới thú vị hơn
Trang 232.3.4 Đối với nền kinh tế
Tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro lưu thông tiền mặt: thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế giúp tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí
in ấn và giảm được rủi ro trong lưu thông tiền mặt
Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế: thông qua các thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và an toàn nên giúp các chủ thẻ xoay vòng sử dụng vốn nhanh hơn, giúp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế
Góp phần kiểm soát các hoạt động tiêu cực trong nền kinh tế: thông qua thanh toán không dùng tiền mặt, việc áp dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại giúp kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động thanh toán, chuyển tiền, hạn chế và ngăn chặn các hoạt động kinh tế bất hợp pháp như: rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo
2.4 Thực trạng của thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Hơn một thập kỷ qua, đã có rất nhiều cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam nỗ lực rất nhiều trong việc phổ cập tài chính (Finacial Inclusion) nhằm giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, đảm bảo mọi người dân, không phân biệt thành phần, điều kiện sống, khu vực địa lý, đều có thể được thụ hưởng các thành quả phát triển kinh tế, hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững Mục tiêu giúp cho người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản, bao gồm thanh toán, tiết kiệm và tín dụng Đại đa số các sản phẩm
và dịch vụ tài chính thuộc diện “phổ cập” bao gồm các công cụ tiết kiệm, tín dụng, thanh toán và bảo hiểm, trong đó, thanh toán bán lẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ trên phương diện là loại hình dịch vụ đặc biệt phù hợp với các đối tượng của phổ cập tài chính, mà còn là kênh kết nối các đối tượng này với các dịch vụ tài chính khác như tiết kiệm, tín dụng, đầu tư, kiều hối và bảo hiểm… (Theo Lê Phương Lan – Phổ cập tài chính Góc nhìn từ thanh toán bán lẻ)
Dựa vào một số chỉ số, Báo cáo Phát triển Tài chính toàn cầu năm 2014 của World Bank cho thấy rằng việc tiếp cận các dịch vụ tài chính còn “chậm, nhưng mở rộng đều đặn theo thời gian” và vẫn còn đang cải thiện Cơ sở dữ liệu Global Findex
2014 cho thấy rằng gần 40% dân số trên thế giới (khoảng 2 tỷ người) vẫn không có tài khoản thanh toán chính thức Đặc biệt ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ phần tram cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu
Sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã là một phương thức thanh toán truyền thống và phổ biến tại Việt Nam Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại Việt Nam trung bình khoảng 12.23% so với tổng phương tiện thanh
Trang 24toán Theo số liệu thống kê theo tháng từ trong năm 2015 và 2016, tỷ lệ tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán có sự giảm nhẹ khoảng 1.61%
Hình 2.4 Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán (%)
Nguồn Tổng hợp theo số liệu NHNN qua các năm
Đây là một dấu hiệu khá tích cực của thị trường trong hoạt động thanh toán bán
lẻ không dùng tiền mặt tại Việt Nam Theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% Cùng với giảm tỷ trọng tiền mặt trong thanh toán, Đề án còn thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử (TMĐT), thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020 Cụ thể gồm:
100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt
70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt;
50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng
Đồng thời, tập trung phát triển các phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, 2020 nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng lên mức ít nhất 70%
Expon (Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán)
Trang 252.4.1 Tình hình tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân
Mọi người trên thế giới có nhu cầu thực hiện và nhận thanh toán trong cuộc sống hàng ngày của họ Tiền giấy và tiền kim loại (sau đây gọi là "tiền mặt") là một trong những công cụ có sẵn cho mục đích này mặc dù chúng không được phù hợp cho một số loại hình thanh toán Tài khoản giao dịch là nền tảng cho việc cung cấp
và kích thích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (Theo Payment aspects of financial inclusion – Consultative report – September 2015 – World Bank)
Các tài khoản giao dịch được định nghĩa là các tài khoản có thể thực hiện được các giao dịch chuyển tiền, bất kể có mở tại ngân hàng hay chỉ là các tài khoản trả trước, theo đó, nó không chỉ bao gồm “tài khoản tiền gửi thanh toán” truyền thống,
mà còn có tài khoản dùng cho các giao dịch tiền điện tử Người tiêu dùng nếu không có tài khoản giao dịch thì chỉ có thể sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán duy nhất Tài khoản giao dịch cùng các công cụ giao dịch tiền điện tử cho phép
mở rộng tiếp cận dịch vụ tới các cá nhân trước đây bị loại trừ tài chính do không thể tiếp cận tài khoản tiền gửi thanh toán ở các ngân hàng, với các sản phẩm dịch vụ, giải pháp thanh toán phù hợp hơn với trình độ và điều kiện của số đông khách hàng Theo số liệu (Findex, 2014) của Ngân hàng Thế giới cho thấy, việc triển khai phổ cập tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 đã có những bước tiến nhất định Một tiêu chí cơ bản nhất của phổ cập tài chính là sự sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua một tài khoản chính thức của cá nhân tại một định chế tài chính Tuy nhiên, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản chính thức ở Việt Nam thấp hơn so với mức trung bình của khu vực (trung bình khu vực là 70%~80%) và mức độ tăng trưởng ở Việt Nam cũng thấp hơn so với khu vực (31%) Số liệu về mức độ sử dụng tài khoản cũng cho thấy Việt Nam khá tụt hậu so với trung bình trong khu vực về mức độ phổ cập tài chính
Bảng 2.1 Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành có tài khoản tại một ngân hàng/
Trang 26Theo số liệu thống kê định kỳ của NHNN năm 2015 và 2016, số lượng tài khoản và số dư tài khoản thanh toán đang tăng lên với tốc độ khá nhanh khoảng 24.89% và số dư tài khoản tăng nhanh đáng kể khoảng 52.78% từ cuối năm 2016 so với đầu năm 2015 Đây là một dấu hiệu khá tích cực cho thấy người dân đang dần quen với việc sử dụng tài khoản thanh toán nói riêng và các dịch vụ ngân hàng nói chung, là cơ sở cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán bán
lẻ
Bảng 2.2 số lượng tài khoản và số dư tài khoản thanh toán tại Việt Nam năm
2015-2016 Chỉ tiêu Q.I
Nguồn: Theo số liệu thống kê của NHNN
Hình 2.5 Biểu đồ số lượng và số dư tài khoản thanh toán của cá nhân
Nguồn: Theo số liệu thống kê của NHNN
Quý III/2015
Quý IV/2015
Quý I/2016
Quý II/2016
Quý III/2016
Quý IV/2016
Số lượng (Nghìn tài khoản)
Số dư (tỷ đồng)
Trang 27Cũng theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nghiên cứu, đã đề ra một
số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử ban hành một số cơ chế, chính sách để khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: Thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ (như: điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới);
Khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử
Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền… (theo tapchitaichinh.vn)
2.4.2 Tình hình phát hành và hoạt động thanh toán bán lẻ qua thẻ tại Việt Nam
Hình 2.6 Số lượng thẻ đã phát hành lũy kế (triệu thẻ)
Nguồn: Theo số liệu thống kê của NHNN
Trang 28Theo thống kê của Hiệp Hội Thẻ tính đến 31/12/2015 toàn thị trường có 51 tổ chức tham gia phát hành thẻ Theo số liệu của NHNN tính đến hết quý IV năm 2016 tổng số lượng thẻ phát hành đạt khoảng 111 triệu thẻ các loại, tăng 30.61 triệu thẻ (38.07%) so với cuối 2014 Thẻ nội địa tuy vẫn chiếm phần lớn 89.85% 2015 nhưng giảm nhẹ 0.21% so với 2014, còn tỷ trọng thẻ quốc tế tăng 10.15%
Vietinbank hiện vẫn đang dẫn đầu thị trường thẻ về tổng số lượng thẻ phát hành với hơn 19.3 triệu thẻ chiếm 21.2% thị phần Agribank đạt hơn 17.3 triệu thẻ (19%) Vietcombank tiếp tục đứng 3 với hơn 14.7 triệu thẻ
Hình 2.7 Biểu đồ thị phần tổng số lượng thẻ (Tích lũy đến 31/12/2015)
Nguồn: Theo số liệu Hiệp Hội Thẻ
Số lượng thiết bị chấp nhận thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt tại các điểm bán hàng tăng đều nhanh từ năm 2014 đến 2016, tốc độ tăng khoảng 25.25%/năm Tổng số lượng thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ không dùng tiền mặt tăng 91.2% cuối năm 2016 so với đầu năm 2014
Vietinbank 21%
Agribank 19%
Vietcombank 16%
DongA Bank 10%
BIDV 10%
Khác 24%
Trang 29Hình 2.8 Biểu đồ số lượng thiết bị POS/EFTPOS/EDC
Nguồn: Theo số liệu NHNN
Số lượng giao dịch thanh toán bán lẻ bằng thẻ qua POS/EFTPOS/EDC cũng tăng đều và nhanh theo thống kê số liệu của NHNN cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình 72.02%/ năm Tổng số lượng giao dịch thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt qua thiết bị POS/EFTPOS/EDC tăng 336.4% cuối năm 2016 so với đầu năm 2014 Số liệu cho thấy hoạt động thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt tại các điểm bán hàng có đặt thiết bị POS/EFTPOS/EDC ngày càng tăng nhanh, người tiêu dùng ngày càng trở nên quen thuộc phương thức thanh toán mới này
239,221.00
250,455.00 263,427.00
2014
Quý IV/
2015
Quý IV/
2016
Quý IV/ 2016
Số lượng thiết bị POS/EFTPOS/EDC
Trang 30Hình 2.9 Biểu đồ Số lượng giao dịch thanh toán qua POS/EFTPOS/EDC (Món)
Nguồn: Theo số liệu NHNN
Doanh số thanh toán bán lẻ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ không dùng tiền mặt tăng khá đều và ổn định, tốc độ tăng trưởng khoảng 25.25%/ năm theo số liệu thông kê của NHNN năm 2014 – 2016 Doanh số thanh toán bán lẻ bằng thẻ không dùng tiền mặt tại POS/EFTPOS/EDC tăng 72.45% từ cuối năm 2016 so với đầu năm 2014
Số lượng giao dịch tăng nhanh hơn nhiều so với doanh số thanh toán bán lẻ qua thẻ tại POS/EFTPOS/EDC, giá trị trung bình một giao dịch thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt bằng thẻ qua POS/EFTPOS/EDC khoảng 4.84 triệu đồng năm 2014, giảm xuống còn 3.43 triệu đồng năm 2015 và còn 2.56 triệu đồng năm 2016 Điều này cho thấy nếu như trước đây, người tiêu dùng muốn thanh toán thẻ tại POS/EFTPOS/EDC với giá trị lớn và thanh toán bằng tiền mặt nếu giá trị nhỏ, thì hiện tại người tiêu dùng đang có xu hướng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt cho những đơn hàng có giá trị nhỏ hơn
2014
Quý IV/
2015
Quý IV/
2016
Quý IV/ 2016
Số lượng giao dịch thanh toán qua POS/EFTPOS/EDC (Món)
Trang 31Hình 2.10 Biểu đồ Giá trị giao dịch thanh toán bán lẻ bằng thẻ qua POS/
vi được quyết định bởi hai nhân tố: thái độ của một người và tiêu chuẩn chủ Trong
đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân, thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người dùng đối với sản phẩm Còn chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ
xã hội lên cá nhân người dùng Kết quả của hai yếu tố này hình thành nên ý định thực hiện hành vi Trên thực tế, lý thuyết này tỏ ra rất hiệu quả khi dự báo những
Trang 32hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người Mô hình TRA được trình bày như sau:
Hình 2.11 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989
Lý thuyết TPB là sự mở rộng của lý thuyết TRA để khắc phục hạn chế trong việc giải thích về những hành vi nằm ngoài kiểm soát Lý thuyết này đã được Ajzen
bổ sung từ năm 1991 bằng việc đề ra thêm yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức như
là lòng tin của cá nhân liên quan đến khả năng thực hiện hành vi khó hay dễ như thế nào (Ajzen, I., “ The Theory of Planned Behavior”, Organizational Behavior and Human Decision Process, No 50 (1991) 179) Càng nhiều nguồn lực và cơ hội, họ nghĩ rằng sẽ càng có ít cản trở và việc kiểm soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng lớn Yếu tố kiểm soát này có thể xuất phát từ bên trong của từng cá nhân (sự quyết tâm, năng lực thực hiện…) hay bên ngoài đối với cá nhân (thời gian, cơ hội, điều kiện kinh tế…) Mô hình TPB được thể hiện như sau:
Hình 2.12 Thuyết hành vi dự định (TPB)
Nguồn Ajzen, I., The theory of planned behavior, 1991
Trang 332.5.2 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR)
Thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk): Bauer (1960) cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro bao gồm: [1] nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và [2] nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ thể hiện sự quan ngại của khách hàng đối với việc mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ công nghệ thông tin Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến gồm các rủi ro có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử như: sự bí mật, sự an toàn và rủi ro toàn bộ khi thực hiện giao dịch
2.5.3 Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model): Davis (1989) giải thích các yếu tố liên quan sự chấp nhận công nghệ và ý định sử dụng công nghệ Trên cơ sở lý thuyết TRA, mô hình TAM khảo sát mối quan hệ và tác động giữa các yếu tố: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, thái độ sử dụng, ý định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng
Hình 2.13 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Nguồn: Davis, 1985, tr 24
- Nhận thức sự hữu ích (PU – Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ (Davis, 1985, trích trong Chuttur, M.Y, 2009, tr 5)
- Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU – Perceived Ease of Use) là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis,
1985, trích trong Chuttur, M.Y, 2009, tr 5)
Trang 342.5.4 Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử (ECam)
Tác giả Joongho Ahn, Jinsoo Park, và Dongwon Lee (Risk Focused Commerce Adoption Model - A Cross Country Study, Jun 2001) đã tích hợp TAM
E-và thuyết nhận thức rủi ro TPR trong một nghiên cứu thực nghiệm trong cả hai nước Mỹ và Hàn Quốc để giải thích sự chấp nhận sử dụng thương mại điện tử dựa trên các yếu tố: Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU – Perceived Ease of Use), nhận thức sự hữu ích (PU – Perceived Usefulness), nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ (perceived risk relatin to product/ service – PRP) và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (perceived risk relating to online transaction - PRT) Tuy kết quả kiểm tra ở Mỹ và Hàn Quốc cho kết quả khác nhau, nhưng không vì thế mà mô hình giảm đi giá trị, ngược lại nó cho thấy các yếu tố tác động lên việc chấp nhận sử dụng thương mại điện tử sẽ có ảnh hưởng khác nhau bởi yếu
tố văn hóa vùng miền
2.5.5 Thuyết chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT)
Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT – Unified Technology Acceptance and Use Technology) được Venkatesh và cộng sự khởi xướng vào năm
2003 Đây thực chất là mô hình hợp nhất từ các mô hình chấp nhận công nghệ trước
đó Dưới đây là các khái niệm được đề cập trong mô hình UTAUT:
Hiệu quả mong đợi (Performance Expectancy): là mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử dụng hệ thống công nghệ sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc
Nỗ lực mong đợi (Effort Expectancy): mức độ của một cá nhân tin rằng họ sẽ không cần sự nỗ lực nhiều và dễ dàng sử dụng hệ thống hay sản phẩm công nghệ thông tin
Ảnh hưởng xã hội (Social Influence): mức độ mà một cá nhân nhận thức những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới
Các điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions): mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống
Ý định sử dụng (Behavior Intention): ý định của người dùng sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trong tương lai
Trang 352.6 Các nghiên cứu liên quan đến thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt
Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan Tác giả Nội dung
tử
Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT),
mở rộng thêm ba nhân tố: Phí, chất lượng dịch vụ và
an toàn bảo mật
Các nhân tố có ảnh hưởng: Hiệu quả mong đợi, chất lượng dịch vụ và an toàn bảo mật
di động và thanh toán Octopus trên di
Hongkong
Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT),
mở rộng thêm bốn nhân tố: Ý muốn dùng thử, sự trao đổi thông tin, nhận thức rủi ro và sự đổi mới của mỗi cá nhân về công nghệ thông tin
Điều kiện thuận lợi và ý muốn dùng thử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi cho cả hai phương thức thanh toán qua
di động Nỗ lực mong đợi
và rủi ro nhận thức chỉ có ảnh hưởng quan trọng đến thanh toán thẻ tín dụng trên điện thoại Sự trao đổi thông tin và sự đổi mới của mỗi cá nhân về công nghệ thông tin chỉ ảnh hưởng quan trọng đến thanh toán Octopus trên di động Còn hiệu quả mong đợi và ảnh hưởng xã hội không có ảnh hưởng quan trọng đến ý định hành vi
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
mở rộng thêm hai nhân tố: là sự tự tin
Sự hữu ích và sự dễ sử dụng cảm nhận là hai yếu tố quan trọng nhất Sự tự tin ảnh hưởng trực tiếp và gián
Trang 36(Malaysia) eBanking và kinh nghiệm về
máy tính
tiếp đến ý định hành vi thông qua sự hữu ích và dễ
sử dụng Nhân tố kinh nghiệm về máy tính không
Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT),
mở rộng thêm nhân tố rủi ro nhận thức
Nhân tố nỗ lực mong đợi có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng, tiếp đó là điều kiện thuận tiện, hiệu quả mong đợi và cuối cùng
sự chấp nhận thanh toán điện thoại di động (2012)
Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT),
mở rộng thêm nhân tố nhận thức
về sự tin tưởng (perceived
redibility), nhận thức về chi phí tài chính (perceived financial cost), nhận thức về tự phục vụ hiệu quả (Perceived Self-efficacy)
Các nhận tố ảnh hưởng xã hội, nhận thức chi phí tài chính, hiệu quả mong đợi
và nhận thức về sự tin tưởng là những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến ý định sử dụng của khách hàng
sử dụng dịch vụ Internet
Banking của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
mở rộng thêm ba nhân tố: là sự tự tin, sự tin tưởng và nhận thức rủi ro
Các nhân tố dễ sử dụng, sự hữu ích, sự tin tưởng ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến ý định và quyết định sử dụng Internet Banking Thành phần nhận thức rủi ro ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng Internet Banking
Trang 372.7 Mô hình đề xuất và các giả thuyết:
2.7.1 Mô hình đề xuất
Từ các lý thuyết và mô hình ở trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài: “Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng tại TP Hồ Chí Minh” Lý thuyết thống nhất chấp nhận và
sử dụng công nghệ ( UTAUT ) ( Venkatesh et al , 2003) là một trong những phát triển mới nhất trong lĩnh vực nói chung mô hình chấp nhận công nghệ Giống như
mô hình được chấp nhận trước đó, nó nhằm mục đích giải thích người sử dụng ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt và tăng hành vi sử dụng Với
cơ sở nền tảng là mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR), tác giả xác định năm yếu tố độc lập có tác động đến
“Ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng tại TP Hồ Chí Minh” là: “Hiệu quả mong đợi” (Performance Expectancy), “Nỗ lực mong đợi” (Effort Expectancy), “Ảnh hưởng xã hội” (Social Influence), “Các điều kiện thuận lợi” (Facilitating Conditions) và “Nhận thức rủi ro” (Perceived Risk) Đồng thời mở rộng thêm hai nhân tố là “Phí” (Fee) và “chương trình khuyến mãi” (Promotion Programs) vào mô hình đề xuất
Trang 38Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng
Các biến độc lập: Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Các điều kiện thuận lợi, Nhận thức rủi ro, Nhận thức chi phí và Khuyến mãi
2.7.2 Ý nghĩa các các giả thiết trong mô hình đề xuất và các giả thuyết
Hiệu quả mong đợi (Performance Expectancy): là mức độ của một cá
nhân kỳ vọng về kết quả sử dụng hệ thống công nghệ sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc Hiệu quả thể hiện ở chỗ dịch vụ giúp giao dịch đơn giản hơn,
dễ truy cập và nhanh chóng để khách hàng cảm nhận thấy thuận tiện hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian Hiệu quả mong đợi và nhận thức sự hữu ích trong
Hiệu quả mong đợi
Nhận thức rủi ro
(Perceived Risk)
Nhận thức chi phí
(Perceived Financial Cost)
Khuyến mãi (Promotion
Trang 39UTAUT và TAM là những yếu tố mạnh để giải thích cho ý định sử dụng một hệ thống mới (Theo Park et al., 2007) Do đó, nếu khách hàng cảm nhận sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt mang đến sự hiệu quả mong đợi thì sẽ tác động đến
ý định sử dụng của khách hàng Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H1: Hiệu quả mong đợi (PE) có quan hệ đồng biến với ý định sử dụng thanh toán
bán lẻ không dùng tiền mặt
Nỗ lực mong đợi (Effort Expectancy): mức độ của một cá nhân tin rằng họ
sẽ không cần sự nỗ lực nhiều và dễ dàng sử dụng hệ thống hay sản phẩm công nghệ thông tin Rõ ràng, nếu một dịch vụ quá phức tạp, rắc rối để sử dụng, thực hiện thanh toán thì sẽ là một rào cản đối với khách hàng Nỗ lực mong đợi và nhận thức tính dễ sử dụng trong UTAUT và TAM là một trong những yếu tố mạnh để giải thích cho sự chấp nhận thanh toán qua di động ( Theo Luarn & Li 2005; Amin et al 2008; Puschel et al 2010; Sripalawat et al 2011; Dasgupta et al 2011) Do đó, nếu khách hàng cảm nhận sử dụng các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt họ không cần phải nỗ lực nhiều, thực hiện đơn giản, dễ dàng thì điều này sẽ tác động đến ý định sử dụng của khách hàng Giả thuyết đước đặt ra là:
H2: Nỗ lực mong đợi (EE) có quan hệ đồng biến với ý định sử dụng thanh toán bán
lẻ không dùng tiền mặt
Ảnh hưởng xã hội (Social Influence): mức độ mà một cá nhân nhận thức
những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới Mọi người thường đều bị tác động từ những người quan trọng của họ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, những người có kinh nghiệm Những ý kiến, sự giới thiệu của những người này về việc sử dụng dịch vụ này sẽ là một kênh truyền thông hiệu quả, gia tăng lượng khách hàng Nếu những người này cho rằng khách hàng nên sử dụng dịch vụ, thì ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ càng tăng Giả thuyết tiếp theo được đặt ra là:
H3: Ảnh hưởng xã hội (SI) có quan hệ đồng biến với ý định sử dụng thanh toán bán
lẻ không dùng tiền mặt
Các điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions): mức độ mà một cá nhân
tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống Việc một công ty hay doanh nghiệp cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt giúp khách hàng thuận tiện trong việc sử dụng sẽ có tác động đến ý định sử dụng của khách hàng Việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong bán lẻ đem đến những điều kiện thuận lợi cho khách hàng như không còn bị giới hạn về thời gian và không gian giao dịch Khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt 24/7, thực hiện thanh toán ở nước
Trang 40ngoài, điều này có thể tác động đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng Do đó, giả thuyết tiếp theo là:
H4: Các điều kiện thuận lợi (FC) có quan hệ đồng biến với ý định sử dụng thanh
toán bán lẻ không dùng tiền mặt
Nhận thức rủi ro (Perceived Risk): Cunningham (1967) cho rằng rủi ro
được xem như những hậu quả bất lợi và khó đoán trước cảm giác hay nhận thức của người tiêu dùng khi họ mua một sản phẩm Mức độ nhận thức rủi ro càng thấp, hành
vi chấp nhận sử dụng càng cao (Theo Lu et al., 2011) Rủi ro rất cao nếu người dùng mất thẻ, lộ thông tin thẻ, thông tin tài khoản, khi đó nhận thức rủi ro có thể có một ảnh hưởng rất lớn đến dự định hành vi của người tiêu dùng
H5: Nhận thức rủi ro (PR) có quan hệ nghịch biến với ý định sử dụng thanh toán
bán lẻ không dùng tiền mặt
Nhận thức chi phí (Perceived Financial Cost): Sử dụng dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt, khách hàng thường phải chịu phí dịch vụ như phí thường niên thẻ, phí duy trì tài khoản, phí kết nối internet , như vậy nếu như chi phí sử dụng cao cũng có thể là một rào cản đối với khách hàng và ngân hàng Qua phỏng vấn cá nhân người tiêu cùng, Luarn and Lin (2005) xác định theo kinh nghiệm rằng nhận thức chi phí tài chính là một nhân tố ảnh hưởng nghịch biến với dự định hành vi sử dụng mobile banking Do đó, tác giả đưa ra thêm một giả thuyết:
H6: Nhận thức chi phí (PC) có quan hệ nghịch biến với ý định sử dụng thanh toán
bán lẻ không dùng tiền mặt
Các chương trình khuyến mãi (Promotion Programs): là các chương trình
được các tổ chức phát hành thẻ, cung cấp dịch vụ thanh toán như các chương trình
ưu đãi sử dụng thẻ, các chương trình giảm giá, chương trình trả góp nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng, và là một nhân tố có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt mà tác giả muốn đưa vào mô hình
H7: Khuyến mãi (PP) có quan hệ đồng biến với ý định sử dụng thanh toán bán lẻ
không dùng tiền mặt
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đề cập đến những vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt, như các khái niệm liên quan đến thanh toán thẻ, thanh toán ngân hàng điện tử, ví điện tử, các quy trình, các lợi ích, rủi ro của các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp các nhân tố đã được các tác giả trên thế giới cũng như trong