SKKN - một số PP khắc phục lỗi chính tả cho HS khối 3 trường TH Tân Lợi

12 1.1K 10
SKKN - một số PP khắc phục lỗi chính tả cho HS khối 3 trường TH Tân Lợi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. PHẦN I – MỞ ĐẦU I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Chúng ta đã biết, chữ viết là một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ được quy đònh thống nhất ở từng quốc gia hoặc từng dân tộc. Người Việt Nam chúng ta có câu: “Nét chữ – nết người”, chữ viết thể hiện tính cách của người viết. Muốn viết đúng, đẹp, đòi hỏi người viết phải có sự khéo léo, kiên trì luyện tập, pha nắm được mẫu chữ, các thao tác viết chữ và một số kỹ năng khác. Trong kế hoạch số 01/ KH – GD ngày 25/ 9/ 2006 của Trường Tiểu học Tân Lợi về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 đã xác đònh: “Giáo viên rèn chữ viết cho học sinh qua các tiết tập viết, chính tả theo đúng mẫu chữ quy đònh hiện hành”. Thế nhưng hiện nay, việc hướng dẫn học sinh viết đúng viết đẹp chưa được thực hiện một cách nghiêm túc đầy đủ,có chăng cũng chỉ là qua loa đại khái, nói chung chưa được coi trọng. Qua khảo sát thực tế cho thấy hiện nay, số học sinh khối III viết xấu và sai lỗi chính tả quá nhiều. Trong tổng số 76 học sinh khối III có đến hơn 40 em viết chữ không đúng mẫu chữ quy đònh hiện hành và còn sai khá nhiều lỗi chính tả, chiếm hơn 50% tổng số học sinh toàn khối. Điều này thật sự là vấn đề bức xúc không chỉ đối với giáo viên khối III mà còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi với tất cả giáo viên toàn trường. Nguyên nhân của vấn đề chưa được làm sáng tỏ.Giáo viên khối 3 đổ thừa tại giáo viên khối 1,2 không uốn nắn ngay từ đầu, giáo viên khối 1,2 lại bảo do học sinh đa số là con em dân tộc cho nên kiến thức về Tiếng Việt chưa đầy đủ, phát âm sai dẫn đến việc viết sai chính tả. Việc nêu lý do này lý do nọ để bào chữa cho những hạn chế trong công tác dạy học là tình trạng phổ biến chung hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết xấu, viết sai chính tả để có biện pháp hạn chế, khắc phục. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. II – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành một số công việc nhằm tìm hiểu, xác đònh một số nguyên nhân, dẫn đến việc học sinh viết chữ xấu và sai lỗi chính tả.Từ đó, xây dựng và hệ thống lại một số quy tắc cơ bản để hướng học sinh viết đúng, đẹp, hạn chế tình trạng viết sai ( sai nét, sai độ cao chữ và sai lỗi chính tả) Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 1 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Qua thời gian tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy việc học sinh viết sai lỗi chính tả có nhiều nguyên nhân, đó là: 1.Về phía giáo viên: - Một số giáo viên còn hay sử dụng phương ngữ khi giảng bài, làm ảnh hưởng ít nhiều đến học sinh khi tiếp thu giọng nói, giọng đọc của giáo viên. - Mặc dầu Phòng Giáo Dục và Nhà trường đã có kế hoạch tự học tự rèn cho mỗi giáo viên, nhưng việc tự rèn chữ của giáo viên chưa tích cực, có chăng cũng chỉ để đối phó.Vì vậy, giáo viên không nắm bắt được quy tắc viết chữ. Chữ viết của giáo viên trên bảng lớp hầu như theo thói quen, không đúng với quy tắc mẫu chữ hiện hành. Từ đó, tạo cho học sinh thói quen viết chữ giống chữ của giáo viên, không theo mẫu. -Giáo viên không dành tâm huyết để luyện chữ cho học sinh (điều này rất cần thiết đối với học sinh tiểu học) 2.Về phía học sinh: - Học sinh phát âm sai các từ phổ thông dẫn đến việc viết sai. -“Sao y bản chính” từ chữ “mẫu” của giáo viên trên bảng lớp. -Còn ảnh hưởng ít nhiều đến phương ngữ. -Đọc chưa đúng, nhớ chưa hết mặt chữ. -Một số học sinh còn hay cẩu thả trong khi viết. Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tìm hiểu, xác đònh một số phương pháp, quy tắc cơ bản để hướng và rèn luyện cho học sinh viết đúng. Đồng thời qua đó, giáo viên có thể tự trang bò, xây dựng cho mình một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để áp dụng vào tiết dạy của mình một cách có hiệu quả. IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Khi nghiên cứu, xây dựng đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: -Tham khảo tài liệu 2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: -Phương pháp quan sát. -Phương pháp điều tra viết. -Phương pháp phỏng vấn. -Phương pháp thực nghiệm giáo dục. Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 2 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. -Phương pháp trắc nghiệm khách quan. -Phương pháp phân tích nội dung. 3.Nhóm các phương pháp hỗ trợ -Phương pháp thống kê tính toán. Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 3 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I – THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ -Tỉnh Bình Phước là một tỉnh mới tái lập vừa tròn 10 năm. Nhân dân đa số là di cư tự do từ khắp mọi miền Tổ quốc. Khi đến Bình Phước khai hoang lập nghiệp, họ mang theo cả những nét văn hoá, những tập tục bản xứ của mình, trong đó có cả giọng nói mang âm hưởng đòa phương. Điều này dẫn đến tình trạng trong một lớp chỉ khoảng trên dưới 30 học sinh mà mỗi em có một giọng nói khác nhau, cách phát âm khác nhau. Chẳng hạn: -Học sinh miền Tây Nam Bộ phát âm sai phụ âm đầu “v” và “d”, “r” và “g” VD: đi về  đi dề cá rô  cá gô -Học sinh miền Trung từ Thừa Thiên Huế trở vào phát âm sai âm cuối “n” và “ng”, “c” và “t” VD hạn hán  hạng háng gặt lúa  gặc lúa -Học sinh miền Bắc sai phụ âm đầu “l” và “n”, vần “iu” và “ưu”, “iêu” và “ươu” VD: lo lắng  no nắng con cừu  con kìu chai rượu  chai riệu Không những học sinh phát âm sai mà ngay cả giáo viên cũng phát âm sai. Giáo viên là người đòa phương nào thì khi dạy bê nguyên xi giọng đòa phương của mình vào bài giảng. Thậm chí có giáo viên lớp 1 khi dạy thì hướng dẫn học sinh phát âm đúng đến lượt mình giảng bài lại phát âm sai Thực trạng trên không chỉ riêng gì ở Trường tiểu học Tân Lợi mà ngay cả các trường chuẩn quốc gia cũng không ngoại lệ. Học sinh học với cô giáo miền Nam thì giọng nói có xu hướng “Nam hoá”. Học sinh học với giáo viên miền Trung, miền Bắc thì giọng nói lại theo hướng “Trung hoá”, “Bắc hoá”. Từ những đặc điểm về giọng nói, cách phát âm của giáo viên và học sinh đã nêu ở trên đã dẫn đến tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả. Đây là một thực trạng khá phổ biến và làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục cũng như những giáo viên có tâm huyết với nghề. Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 4 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. II- NGUYÊN NHÂN VIẾT SAI LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH. - Như trên đã nói, việc học sinh viết sai lỗi chính tả phần lớn là do ảnh hưởng của phương ngữ. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu, tôi còn nhận thấy học sinh viết sai lỗi chính tả là do: - Các em đọc không đúng chữ nên viết không đúng. - Học sinh nghe không kòp hoặc không rõ giọng đọc của giáo viên dẫn đến việc viết sai. -Một số em còn cẩu thả trong việc thể hiện chữ viết. -Học sinh không nắm được cấu tạo một số chữ cái nên viết thừa nét, thiếu nét. -Học sinh không phân biệt được cấu tạo âm, chữ viết nên cũng thường viết sai. -Một số học sinh thường không chú ý khi thể hiện chữ viết qua các tiết tập viết, chính tảmột số tiết học khác. Ngoài các nguyên nhân trên, tôi còn nhận thấy một nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến việc viết sai chính tả của học sinh, đó là chính giáo viên viết sai lỗi chính tả và còn sử dụng khá nhiều ngôn ngữ đòa phương trong quá trình giảng dạy.Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa chú trọng rèn chữ viết cho mình cũng như rèn chữ viết cho học sinh. Hậu quả là học sinh lónh hội ngay cái sai từ giáo viên. Giáo viên viết bảng như thế nào, học sinh thể hiện lại như thế ấy. Chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, giáo viên là hình mẫu để các em bắt chước, làm theo.Chữ của giáo viên như thế nào thì các em sẽ viết theo như thế ấy. Cho nên, chữ viết của giáo viên trên bảng mang tính trực quan và có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. Như vậy, việc dạy học sinh viết đúng chính tả theo mẫu chữ hiện hành đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững cấu tạo, cách thể hiện và những kỹ năng viết chữ cần thiết để dạy cho học sinh.Chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ những nguyên nhân viết sai lỗi chính tả của học sinh để có biện pháp hạn chế, khắc phục. Muốn làm được điều này, người giáo viên cần phải thực sự tâm huyết với nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm và đặc biệt luôn có ý thức tự rèn luyện chữ viết mới có thể giúp các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 5 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. III – CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã thấy được một số nguyên nhân viết sai lỗi chính tả của học sinh. Tôi đã tiến hành xây dựng và hệ thống một số giải pháp để giải quyết một số loại lỗi chính tả của học sinh như sau: 1. Lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng đòa phương. A – Lỗi chính tả do cách phát âm của phương ngữ Bắc Bộ.  Phân biệt ch / tr. Muốn chữa lỗi này, giáo viên cần lưu ý học sinh một số quy tắc sau:  ch chỉ kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê,…… VD : choáng mắt, loắt choắt, choai choai, choèn choẹt, cái choé, chũm choẹ, chập choã,……  Các từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch (trừ 4 ngoại lệ láy phụ âm đầu tr: trọc lóc, trẹt lét, trụi lũi, trót lọt). VD : chan chát, chán chường, chăm chú, chắt chiu, chậm chạp, chập chờn,……  Các từ chỉ quan hệ gia đình viết là ch . VD : cha, chú, cháu, chắt, chút, chít, chồng, chò,……  Các từ chỉ đồ dùng trong nhà viết là ch. VD : chai, chum, chạn, chén, chónh, chảo, chậu, chăn, chiếu, chõng,…….  Các từ Hán – Việt có dấu nặng hay dấu huyền thì viết là tr. VD : trụ sở, trượng phu, trình độ,……  Phân biệt s /x. Đối với s và x thì viết không thành quy luật, do đó, chỉ có thể dùng phương pháp rèn luyện trí nhớ cho học sinh bằng cách cho các em đọc nhiều, viết nhiều để quen với các hình thức chữ viết của các từ có s hoặc x.  Phân biệt r / gi / d. Với loại lỗi chính tả này, giáo viên cần giúp học sinh nhớ một số quy tắc sau:  d luôn kết hợp với vần có âm đệm, còn r và gi thì không. VD: doanh nghiệp, duyên nợ, doạ nạt, duy trì, duyệt binh,……  Các từ Hán – Việt có thanh ngã, thanh nặng thì viết với d, thanh hỏi, thanh sắc viết với gi. VD : - diễn biến, diện tích, diệu kỳ,…… Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 6 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. - giải thích, giả đònh, đơn giản, giám sát, giáo sư,……  Phân biệt l / n. Với những lỗi này, giáo viên cần lưu ý một số quy tắc sau:  l kết hợp được với vần có âm đệm, còn n thì không (n chỉ có một ngoại lệ : noãn sào ) VD :loè loẹt, lở loét, loà xoà, loang lổ, loắt choắt, luẩn quẩn, liên l, luyến tiếc,……  n xuất hiện trong các từ láy âm còn l xuất hiện trong các từ láy vần. VD : - no nê, nóng nảy, nao núng, …… - lệt bệt, lõm bõm, lộp độp, lờ đờ, lai rai, lim dim, lơ mơ, lanh chanh, lao xao,…… B – Lỗi chính tả do cách phát âm của phương ngữ Bắc Trung Bộ. Ở vùng Bắc Trung Bộ ,lỗi chính tả các em hay mắc là phân biệt thanh hỏi, thanh ngã. Ngoài biện pháp dựa vào nghóa của từ để xác đònh viết với thanh hỏi hay thanh ngã còn một số biện pháp khác, đó là :  Đối với các từ láy âm: có hệ bổng trầm.  Hệ bổng gồm các dấu thanh đi với nhau: sắc, hỏi, ngang. VD :  Sắc với sắc : nhốn nháo, xớn xác,……  Hỏi với hỏi : lỏng lẻo, đủng đỉnh,……  Sắc với hỏi : sáng sủa, nóng nảy,……  Ngang với ngang : nôn nao, lung linh,……  Hệ trầm gồm các dấu thanh đi với nhau : huyền, ngã, nặng.  Huyền với huyền : ào ào, cồn cào,……  Nặng với nặng : bực bội, rạo rực,…….  Ngã với ngã : mũm móm,……  Ngã với ngã : nhã nhặn, nũng nòu,……  Đối với từ Hán – Việt : Bắt đầu bằng 7 âm :m, n, nh, v, l, d, ng thì viết dấu ngã. VD : mẫn cảm, nỗ lực, thổ nhưỡng, vãng lai, lữ khách, dũng cảm, ngũ sắc,…… • Ngoại lệ : ngoan ngoãn, vỏn vẹn, se sẽ, ngải cứu. Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 7 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. C – Lỗi chính tả do cách phát âm của phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ.  Phân biệt v/ d/ gi. Đối với phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ, học sinh không phân biệt rõ v ,d, gi. Đối với loại lỗi này, giáo viên cần lưu ý học sinh một số quy tắc sau :  v luôn láy âm với v, b và ch. VD : vỏn vẹn, vui vẻ, bệ vệ, choáng váng,……  d đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, uâ, uê, uy,…… VD : doãn, duẩn, duệ, duy,…… - Nếu xét về dấu thì :  d đi với thanh ngã, thanh nặng. VD : diễn viên, hấp dẫn, can dự, dụ dỗ,……  gi đi với thanh sắc, thanh huyền, thanh hỏi. VD : can gián, già cỗi,đơn giản,……  Phân biệt thanh hỏi, thanh ngã : tương tự phương ngữ Bắc Trung Bộ.  Phân biệt các vần có phụ âm cuối t /c, n /ng . Muốn phân biệt các tiếng có phụ âm cuối t /c, n /ng thì khi đọc chúng ta phải : - Đọc dài hơi đối với các tiếng có âm cuối là t và n. - Đọc ngắn hơi đối với các tiếng có âm cuối là c và ng . VD : chót vót  tầm vóc cái bát  chú bác con cá  cong queo cún con  đồ cúng cái chạn  chạng vạng Giáo viên cần chú ý đến đến đặc điểm các từ có các âm cuối này để đọc đúng, chính xác giúp các em phân biệt để viết đúng chính tả. 2. Lỗi chính tả do không hiểu biết đầy đủ các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghóa của từ. Để khắc phục loại lỗi này, giáo viên cần giúp học sinh ghi nhớ các quy tắc, mẹo luật chính tả, nắm được nghóa của các từ thường viết sai.Chẳng hạn : - Khi giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm /za/, học sinh sẽ lúng túng trong việc xác đònh hình thức của chữ viết này .Nhưng nếu giáo viên giải thích Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 8 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. thêm /za/ trong “da thòt” hay “gia đình” thì học sinh dễ dàng hơn trong việc xác đònh chữ viết (do mỗi từ gắn với một nghóa xác đònh). - Khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê thì : + Âm “cờ” viết là “k” : ki, ke, kê,… + Âm “gờ” viết là “gh” : ghi, ghe, ghê,… + Âm “ngờ” viết là “ngh”: nghi, nghe, nghê,… - Khi đứng trước các nguyên âm còn lại: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư thì: + Âm “cờ” viết là “c” :ca, co, cu,…… + Âm “gờ” viết là “g”: ga, go, gu,…… + Âm “ngờ” viết là “ng”: nga, ngo, ngu,…… - Khi đứng trước âm đệm u, âm “cờ” viết là “q”: quan, quân, quét, quyển, quýt,…… Ngoài một số giải pháp nêu trên, giáo viên cần phải giúp học sinh học thuộc các trường hợp chính tả “bất quy tắc”, phải ghi nhớ từng trường hợp chính tả cụ thể bằng cách lập sổ tay chính tả. Có như vậy các em mới dần dần khắc phục được các lỗi chính tả thường mắc. Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 9 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi. PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. I – KẾT LUẬN. Sau thời gian áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt; chữ viết đẹp hơn, rõ ràng hơn, sạch sẽ hơn. Đặc biệt, các em ít mắc lỗi chính tả hơn trước. Chất lượng chữ viết vì thế được nâng cao. Trong hơn 40 học sinh khối III viết chữ xấu và sai lỗi chính tả đầu năm học, đến cuối năm , số học sinh này chỉ còn lại 9 em, giảm số học sinh viết chữ chưa đạt yêu cầu xuống còn 11.25% , cụ thể như sau: LỚP TỔNG SỐ HS SỐ HỌC SINH VIẾT CHỮ CHƯA ĐẠT YÊU CẦU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % 3A 19 12 63 3 15 3B 19 10 52 2 10 3C 19 10 52 3 15 3D 17 8 47 1 5 CỘNG 74 40 53.5% 9 11.25% Từ những kết quả trên cho thấy áp dụng các giải pháp rèn luyện chính tả cho học sinh tiểu học là việc làm cần thiết. Bởi vì, nó kích thích các em học tập tốt hơn. Không những các em viết đúng, đẹp trong bộ môn Tiếng Việt mà đối với các môn học khác các em cũng có ý thức rèn chữ cho mình. Ngoài ra, sự tiến bộ thấy rõ của học sinh phần nào giúp giáo viên có cái nhìn đúng đắn hơn với trách nhiệm trong công việc của mình. Đặc biệt, việc chú trọng rèn luyện cho học sinh viết đúng, đẹp còn góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, óc thẩm mỹ và có ý thức hơn trong việc thể hiện chữ viết cũng như trong công việc học tập của mình. II – KIẾN NGHỊ Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung, học sinh khối III nói riêng, tôi xin kiến nghò một số vấn đề sau : 1. Đối với giáo viên : - Cần thường xuyên rèn luyện chữ viết của mình mọi lúc, mọi nơi; trong giáo án, trên bảng lớp,trong vở tự học tự rèn vàtrong tất cả các loại hồ Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 10 [...]... kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi sổ sách Đặc biệt, phải hiểu và nắm vững một số quy tắc cơ bản của chính tả Có như vậy việc truyền đạt kiến th c đến học sinh mới được chính xác - Cần nêu cao tinh th n trách nhiệm của người giáo viên đối với học sinh, chú trọng đến việc rèn chữ viết cho học sinh trong tất cả các tiết học, cho các em... chức các cuộc thi viết chữ đẹp cấp huyện cho giáo viên và học sinh trong huyện học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau Người th c hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 11 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3Trường Tiểu học Tân Lợi TÀI LIỆU THAM KHẢO -   Tạp chí Th giới trong ta của Báo Giáo dục Th i đại  Giáo trình Phương pháp dạy học... em luyện viết th m ở nhà qua các tiết chính tả hoặc chép một bài th , bài văn mà các em đã học 2 Đối với nhà trường : - Mở các chuyên đề về tập viết, chính tả, th ng nhất nội dung, phương pháp giảng dạy cho toàn th giáo viên, nhất là các giáo viên đứng lớp - Cần có quy đònh về yêu cầu chữ viết đối với giáo viên từng khối lớp , nhất là khối 1,2 ,3 Cụ th , giáo viên nào chữ viết đúng, đẹp th phụ trách... chưa đúng chuẩn th phụ trách lớp lớn nhưng yêu cầu phải th ờng xuyên rèn chữ viết của mình cho đúng chuẩn - Chấm VSCĐ và hồ của giáo viên và học sinh theo từng th ng, học kỳ trong suốt năm học Th ờng xuyên theo dõi việc tự rèn chữ viết của giáo viên 3 Đối với Phòng Giáo Dục - Th ờng xuyên phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong giáo viên và học sinh Cần tổ chức các cuộc thi viết chữ... của Lê Phương Nga – Lê A – Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Th o – Đặng Kim Nga ( 3 / 2004 ), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm  Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học của Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng, Nhà xuất bản Giáo dục – 2000  Kế hoạch th c hiện nhiệm vụ năm học 2006 – 2007 của Trường Tiểu học Tân Lợi Người th c hiện:TRẦN ĐỊNH Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi 12 . nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3 – Trường Tiểu học Tân Lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO. -- -- - -- - -  -- -- - -- - -  Tạp chí Th . vò:Tiểu học Tân Lợi 6 Sáng kiến kinh nghiệm : Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khối 3 – Trường Tiểu học Tân Lợi. - giải th ch, giả

Ngày đăng: 13/09/2013, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan