1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh dân tộc thông qua bài tập chính tả lựa chọn

16 4K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

Nhưng một lý do sâu xa và quan trọng hơn cả để tôi chọn đề tài này là do các em học sinh dân tộc của tôi tự biết mình còn hạn chế về kiến thức Tiếng Việt - ngôn ngữ thứ hai của các em, n

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận:

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học Vì thế, việc quý trọng và bảo vệ tiếng nói dân tộc đã trở thành một tư tưởng có tính chất chính thống Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy tư tưởng đó bằng

việc thường xuyên quan tâm, phát triển việc: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” Chủ tịch Hồ chí Minh đã khẳng định: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó ngày càng phổ biến rộng khắp.”

Vậy giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là phải làm được những gì ? - Là phải có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Nói và viết Tiếng Việt phải đúng, chính xác, mạch lạc, … hơn nữa phải hay và đạt tới hiệu quả giao tiếp cao; là sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt mà một trong những chuẩn mực quan trọng là :

“Chuẩn mực về chính tả” Trong thực tế có một số nơi học sinh còn nói và

viết sai chính tả rất nhiều Đó là một trong những mối băn khoăn của Đảng và Nhà nước ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng; đặc biệt nó là mối trăn trở lớn của những thầy cô giáo tâm huyết với nghề – những kĩ sư tâm hồn trực tiếp hướng dẫn và tổ chức giúp các em nắm bắt kho tàng tri thức của nhân loại

Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó ? Làm thế nào để học sinh nói và viết đúng chính tả ? Nó đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải quan tâm, vạch ra những kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cũng như các môn học khác nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II Cơ sở thực tế:

Tôi nhận thấy rằng đối với người Việt Nam, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học thì các kĩ năng ngôn ngữ nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong suy nghĩ và giao tiếp là rất quan trọng Trong đó, viết đúng chính tả là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào việc ấy Đặc biệt

đối với những học sinh của tôi thì điều đó còn vô cùng quan trọng, vì các em

là học sinh dân tộc – Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 của các em Bởi thế, tôi

đã chọn đề tài: “Biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh dân tộc thông qua bài tập chính tả lựa chọn.”

Trang 2

Nhưng một lý do sâu xa và quan trọng hơn cả để tôi chọn đề tài này là do các em học sinh dân tộc của tôi tự biết mình còn hạn chế về kiến thức Tiếng Việt - ngôn ngữ thứ hai của các em, nên các em rất ham tìm hiểu, học hỏi khiến một người giáo viên như tôi ( được coi là người mẹ thứ hai của các em ) thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu, học hỏi và tìm ra những biện pháp để dạy các em viết đúng chính tả - nhằm giúp các em nói và viết đúng chính tả để sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả, từ đó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh

Như chúng ta đã biết, phân môn Chính tả trong môn Tiếng Việt của chương trình tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng là một phân môn góp phần quan trọng giúp học sinh sử dụng tốt Tiếng Việt Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác trong chương trình tiểu học Cấu trúc một bài chính tả bao giờ cũng có hai phần: phần bài viết và phần bài tập chính tả Trong phần bài tập chính tả lại có hai dạng : bài tập bắt buộc và bài tập lựa chọn Phần bài tập chính tả sau mỗi bài viết là phần củng cố lại quy tắc viết chính tả giúp các em sửa những lỗi sai thường mắc phải, đặc biệt là phần bài tập chính tả lựa chọn

Nhưng nếu áp dụng những bài tập đó với tất cả các đối tượng học sinh ở mọi vùng miền thì sẽ không phù hợp (kể cả đã có những bài tập chính tả lựa chọn).

Vì thế trong quá trình giảng dạy, theo tôi, người giáo viên phải biết thay đổi và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phần bài tập chính tả lựa chọn giúp các

em học sinh của mình khắc phục những lỗi sai để viết đúng chính tả mà vẫn đảm bảo mục tiêu bài học, môn học Bản thân tôi đã nhiều năm thực hiện như

vậy Nhờ sự tâm huyết và cố gắng của người thầy (tôi), sự nỗ lực rèn luyện, học hỏi của học trò, việc viết sai chính tả của các em học sinh của tôi đã ngày càng được khắc phục và có tiến bộ rõ rệt Đó là niềm hạnh phúc, là sự sung sướng đối với những người đứng trên bục giảng như tôi Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài này và xin ghi lại nơi đây những kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong mấy năm qua và đã đem lại kết quả tương đối khả quan trong hai năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008 Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp cho các em học sinh dân tộc (Tày - Nùng) của trường tôi nói chung và các em học sinh dân tộc (Tày - Nùng) lớp 4 nói riêng học tập tốt hơn môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Mục tiêu khắc phục lỗi chính tả:

Nhằm giúp học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả, từ đó các em sẽ dùng từ, đặt câu, làm bài tập chính tả, viết văn đúng và hay… để học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II Thực trạng:

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy vốn hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn rất ít, đặc biệt là vốn từ Tiếng Việt của học sinh dân tộc (Tày - Nùng), chính vì thế mà các em viết còn sai nhiều lỗi chính tả Để thuận tiện cho việc thực hiện cũng như giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao, hai năm học 2006-2007 và 2007-2008, mỗi năm, tôi đã thống kê kết quả qua các bài viết chính tả hằng ngày, bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, … của học sinh dân tộc các lớp tôi đã giảng dạy những lỗi chính tả mà các em thường mắc phải Qua thống kê học sinh lớp 4 của 2 năm học 2006-2007 và 2007-2008 cho thấy:

Năm học 2006-2007 có 20 học sinh dân tộc Tày - Nùng, trong đó chỉ có 2

em viết chính tả tương đối tốt, còn lại 18 em hay viết sai chính tả (đặc biệt có

3 em viết sai nhiều )

Năm học 2007-2008 có 19 học sinh dân tộc Tày - Nùng, trong đó có 3 em viết chính tả tương đối tốt , 3 em thỉnh thoảng còn sai một số lỗi, còn lại 13 em hay viết sai chính tả ( đặc biệt có 4 em viết sai nhiều)

Cụ thể các em thường viết sai những lỗi sau:

+Phụ âm đầu:

v/ph ( màu vàng - màu phàng) d/gi/s ( con dao – con sao, cô giáo – cô s áo ) +Phần vần:

ư ơi / ơi ( tươi đẹp – tơi đẹp)

oan / an ( bé ngoan – bé ngan) uyên / iên ( kể chuyện – kể chiện)

+Phần thanh điệu:

Dấu ngã/ dấu sắc ( sặc sỡ – sặc sớ).

Sau khi nắm được cụ thể các lỗi sai trên, tôi đã tiến hành cho những học sinh hay sai lỗi chính tả làm ngay một đề bài trắc nghiệm với 40 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng là 10 điểm Đề bài như sau:

Bài 1: Chọn từ viết đúng và khoanh tròn vào chữ cái ( A hoặc B) đặt trước từ đó.

Trang 4

1) A ban sám hiệu B ban giám hiệu

10)A thường xiên B thường xuyên

18)A đường phiền B đường viền

Bài 2: Chọn các tiếng trong ngoặc đơn để hoàn thiện các câu sau:

31)- Bạn Cường thổi … cho cô … nghe (giáo, sáo)

32)- Trong câu … thầy kể có con chim chiền … (chiện, chuyện)

33)- Công việc của họ gặp muôn … khó khăn nhưng không ai … nàn gì cả

(vàn, phàn)

Trang 5

34)- Hùng đi … bóng … lâu rồi (đá, đã)

35)- Tấm … này không … của mình (vải, phải)

Bài 3: Chọn các âm đầu, vần trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu văn sau:

36)- Bạn ấy còn đang …ân …ân điều gì đó (v, ph )

37)- …ó đưa tiếng …áo, gió nâng cánh …iều (gi, s, d )

38)- Ở đây, đất đai t… xốp nên cây trồng tốt t… (ươi, ơi )

39)- Giữa tr… sách có một bức tr… đẹp (anh, ang )

40)-Tuy tính tình thẳng thắn, khô kh… nhưng anh ấy rất kh… dung (oan, an)

Sau khi chấm bài của học sinh, tôi thu được kết quả như sau:

*Năm học 2006 – 2007:

Tổng số HS

thống kê Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm1-2

20 hs

(100%)

2 hs (10%)

4 hs (20%)

6 hs (30%)

5 hs (25%)

3 hs (15%)

*Năm học 2007 – 2008:

Tổng số HS

thống kê

Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3- 4 Điểm1- 2

19 hs

(100%) (10.5%)2 hs (21%)4 hs (31.7%)6 hs (15.8%)3 hs (21%)4 hs Theo kết quả trên cho thấy khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên các em học sinh dân tộc sai chính tả quá nhiều Trong mỗi bài viết đa số em nào cũng sai từ 2 lỗi trở lên Thậm chí có những em sai đến 80% -90% như em Hoàng Thị Thu (năm học 2007), em Triệu Thị Tươi (năm học 2007-2008) Năm học

2006-2007 có đến 3 em sai rất nhiều lỗi chính tả (chiếm 15%) Còn năm học 2006-

2007-2008 có đến 4 em sai rất nhiều lỗi chính tả (chiếm đến 21%)

III Biện pháp thực hiện:

1 Xây dựng, thiết kế nội dung một số bài tập chính tả lựa chọn lớp 4:

Sau đây là một số ví dụ cụ thể về bài tập chính tả lựa chọn tôi đã thiết kế để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh dân tộc lớp 4 – Trường Tiểu học Tân Hoà:

a)Đối với lỗi về phụ âm đầu:

a 1 )*Bài chính tả tuần 4 - bài 2a (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 1 - trang 38 yêu

cầu : Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi ?

- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ………… thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê

Trang 6

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời …… đưa tiếng sáo, ……… nâng cánh ………

Thay bằng bài tập : Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là s , d hay gi ?

- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ………… thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời Sáo tre, ……… trúc bay lưng trời Gió đưa tiếng sáo, ……… nâng cánh ………

a 2 )*Bài chính tả tuần 30 - bài 2b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 2 - trang 115

yêu cầu : Tìm những tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống dưới đây:

v M: va (va chạm, va đầu, va vấp)

d M:da (da thịt, da trời, giả da)

gi M:gia (gia đình, tham gia)

Thay bằng bài tập : Tìm những tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô trống dưới đây:

v M: va (va chạm, va đầu, va vấp)

ph M:pha (pha màu, phôi pha)

a 3 )*Bài chính tả tuần 30 - bài 3b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 2 - trang 115

yêu cầu: Tìm những tiếng bắt đầu bằng v, d hay gi ứng với mỗi ô trống dưới đây:

- Ở thư …… Quốc gia Luân Đôn hiện nay có lưu …… một cuốn sách nặng hơn

100 ki-lô-gam Cuốn sách có bìa làm bằng vàng và đá quý Bên trong có 50 chữ cũng làm bằng ……

- Gần ba phần tư trái đất được biển bao phủ Thái Bình Dương là đại …… lớn nhất và bao phủ gần nửa thế ……

Thay bằng bài tập : Tìm những tiếng bắt đầu bằng v hay ph ứng với mỗi chỗ

trống dưới đây:

- Bốn cái cánh chú chuồn chuồn mỏng như giấy bóng Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh Thân chú nhỏ và thon ……… như màu vàng của nắng mùa thu Nó đậu trên một cành lộc ………… ngả dài ………… trên mặt hồ Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn ……… vân

b) Đối với lỗi về vần:

b 1 )*Bài chính tả tuần 8 - bài 2b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 1 - trang 77 yêu

cầu : Em chọn những tiếng nào điền vào chỗ trống trong những tiếng có vần iên, yên hay iêng ?

Trang 7

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật … tĩnh Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành Bỗng

… có một âm thanh trong trẻo vút lên Cậu bé ngạc …… đứng dậy tìm kiếm Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu …… với cây vĩ cầm của mình Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột … kêu lên:

- Hay quá ! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ ?

Rồi chỉ ít lâu sau, …… đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên

Thay bằng bài tập : Em chọn những tiếng nào điền vào chỗ trống trong

những tiếng có vần uyên hay iên ?

-Va-li-a mơ ước trở thành diễn ……….phi ngựa, đánh đàn Rồi một hôm, rạp xiếc cần ……… diễn …… Cô bé xin bố mẹ ghi tên vào học Với lòng đam mê và sự tập ……… không mệt mỏi, sau này, Va-li-a đã trở thành một ………… viên như em hằng mong ước

b 2 )*Bài chính tả tuần 8 - bài 3b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 1 - trang 77 yêu

cầu: Tìm các từ có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa sau:

- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác (điện thoại)

-Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại

(khiêng)

Thay bằng bài tập : Tìm các từ có tiếng chứa vần iên hoặc uyên, có nghĩa

sau:

-Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và sát nhiều lần (nghiền) -Một phân môn trong môn Tiếng Việt (kể chuyện)

yêu cầu : Điền vào chỗ trống tiếng có vần ươn hay ương ?

- Bạch Thái Bưởi luôn có ý chí … lên, không bao giờ buồn nản, chán … trước thất bại Vì vậy, ông đã thành đạt trên thương …… Cuộc cạnh tranh với những chủ tàu người Hoa từ sau ngày khai …… công ti vận tải …… thuỷ chứng tỏ tài kinh doanh của ông Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập một công

ti lúc thịnh …… có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ Ông xứng đáng với danh hiệu

“bậc anh hùng kinh tế” mà người đương thời khen tặng

Thay bằng bài tập : Điền vào chỗ trống tiếng có vần ươi hay ơi ?

- Bạch Thái B…… luôn có ý chí vươn lên, không bao giờ buồn nản, chán trường trước thất bại Vì vậy, ông đã thành đạt trên thương trường Cuộc cạnh tranh v…… những chủ tàu người Hoa từ sau ngày khai trương công ti vận tải đường thuỷ chứng tỏ tài kinh doanh của ông Tỏ tường tâm lí khách hàng, biết kh…… dậy

Trang 8

lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Việt, ông đã thắng các chủ tàu người Hoa, lập một công ti lúc thịnh vượng có tới ba m……… chiếc tàu lớn nhỏ Ông xứng đáng v… danh hiệu “bậc anh hùng kinh tế” mà ng……… đương thời khen tặng

b 4 )*Bài chính tả tuần 26 - bài 2b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 2 - trang 77

yêu cầu: Điền vào chỗ trống tiếng có vần in hay inh ?

Thay bằng bài tập : Điền vào chỗ trống tiếng có vần oan hay an ?

c) Đối với lỗi về thanh điệu:

c 1 )*Bài chính tả tuần 11 - bài 2b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 1 - trang 105

yêu cầu: Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Ông Trạng Nồi Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm Thuơ hàn

vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.

Thay bằng bài tập : Đặt trên những chữ in đậm dấu sắc hay dấu ngã ?

Văn hay chữ tốt Sáng sang, Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà luyện chư cho cưng cáp Môi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mơi chịu ngủ Chữ viết đa tiến bộ, ông lại mượn những cuôn sách chữ viết đẹp làm mâu để luyện nhiều kiểu chư khác nhau Kiên trì luyện tập suốt mây năm, chữ ông môi ngày một đẹp Ông nổi danh khắp nươc là người văn hay chữ tôt.

Trang 9

c 2 )*Bài chính tả tuần 15 - bài 2b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 1 - trang 147

yêu cầu: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

M : ngựa gỗ, ,thả diều

Thay bằng bài tập : Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng có thanh sắc hoặc thanh ngã

M : ngựa gỗ, rước đèn, …

c 3 )*Bài chính tả tuần 27 - bài 2b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 2 - trang 86

yêu cầu :

-Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã

M: anh (không có ãnh).

-Tìm 3 tiếng không viết với dấu hỏi.

M: đua (không có đủa)

Thay bằng bài tập :

-Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã

M: anh (không có ãnh).

-Tìm 3 tiếng không viết với dấu sắc.

M: nga (không có ngá).

v.v …

Trên đây chỉ là một số ví dụ tôi thiết kế, xây dựng qua một số bài tập chính tả lựa chọn của lớp 4 nói riêng về các lỗi mà học sinh của tôi hay mắc phải

Có thể áp dụng biện pháp này trong phần bài tập chính tả lựa chọn của phân môn Chính tả cho từ lớp 2 đến lớp 5 để xây dựng và thiết kế các bài tập khác nhau sửa lỗi chính tả cho học sinh theo nội dung cụ thể của từng khối lớp một cách có hiệu quả

Sau khi xây dựng các bài tập chính tả cụ thể như trên, khi dạy chính tả tôi thường xuyên cho các em thực hiện các bài tập mới đó để giúp các em sửa các lỗi sai, dần dần nói - viết đúng chính tả Từ đó làm nền tảng cho các em học tốt các môn học trong chương trình tiểu học và lên các cấp học cao hơn

Ngoài ra, trong từng năm học, tôi còn xây dựng một số đề bài trắc nghiệm và cho học sinh thực hiện để kiểm tra sự tiến bộ của học sinh

2 Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Sau mỗi lần làm bài tập chính tả, đặc biệt là bài tập chính tả lựa chọn, tôi thường chữa bài thật kĩ , nhắc lại và khắc sâu cách sửa những lỗi mà học sinh hay mắc phải như đã nói ở trên rồi yêu cầu các em phải luôn ghi nhớ, thường xuyên luyện tập để ngày càng tiến bộ hơn

Trang 10

Tôi chấm bài tập chính tả thường xuyên cho các em Khi chấm, tôi sửa rất

kĩ những lỗi chính tả mà các em hay mắc phải, giúp các em rút kinh nghiệm và sửa chữa kịp thời

Còn trong các giờ học khác khi gọi học sinh phát biểu ý kiến hay đọc bài,

…, tôi thường uốn nắn ngay cách phát âm cho các em và nhắc các em phải luôn

luôn nhớ : Phát âm sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc viết sai

chính tả, vậy các em muốn viết đúng chính tả trước hết phải phát âm chuẩn Trong

những giờ học Luyện từ và câu hay Tập làm văn, … ngoài việc cho các em đặt câu, viết đoạn văn trong nội dung bài học, tôi còn cho các em luyện viết thêm ở nhà để tiết sau sẽ kiểm tra xem các em có sự tiến bộ như thế nào, từ đó có hướng giúp các em sửa chữa kịp thời những lỗi sai Ví dụ sau khi học xong bài Luyện từ

và câu “Thêm trạng ngữ cho câu”, tôi cho các em viết thêm ở nhà đề bài sau: “ Viết một đoạn văn ngắn kể về các hoạt động của giờ ra chơi ở trường em trong đó có sử dụng trạng ngữ vừa học.” hay học xong bài Tập làm văn “Luyện tập quan sát con vật” , tôi cho học sinh viết thêm ở nhà đề bài: “Hãy quan sát và miêu tả hình dáng của con vật mà em yêu thích nhất.” Có nhiều em lúc đầu ngại

không muốn viết nên đã lấy đủ mọi lí do để không nộp bài Vì thế, một mặt tôi phải động viên khuyến khích và phân tích cho các em hiểu, một mặt tôi phải răn

đe để các em chịu khó luyện tập Lúc đầu đa số các em viết sai nhiều lỗi trong một đoạn văn, có những em gần như sai đến 80% đến 90% Song thời gian trôi đi, tôi thấy học sinh của tôi đã có sự tiến bộ trông thấy

Tất cả những công việc trên là do giáo viên tổ chức và hướng dẫn nhưng có hiệu quả hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của trò; các

em biết kiên trì, chịu khó luyện tập, làm tốt và đầy đủ theo sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên thì mới đạt kết quả như mong muốn được

Thời gian trôi đi cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo và sự chăm chỉ luyện tập của trò, bài viết của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là những

em viết sai nhiều giờ đây số lỗi chính tả đã giảm đi ít nhất là một nửa như em Hoàng Thị Thu (năm học 2006-2007), trước đó chưa có bài chính tả nào em đạt điểm trung bình trở lên, sau khi kiên trì học tập và rèn luyện theo sự hướng dẫn của cô giáo, bài viết của em đã đạt điểm 5 rồi điểm 6 và có những bài đạt 7 điểm Còn em Triệu Thị Tươi (năm học 2007-2008) lại có sự tiến bộ nhiều hơn, có những bài chính tả em đạt đến điểm 8 Đó là sự tiến bộ trông thấy ở những em trước đây viết sai quá nhiều

Để kiểm chứng điều đó, đến gần cuối HKII ,tôi đã cho các em làm tiếp một đề bài tương tự như đề bài đã cho học sinh thực hiện ở trên Đề bài như sau:

Ngày đăng: 20/08/2013, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w