Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 3 “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH”, tôi nhận thấy nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về cấu trúc của một máy tính để bàn Person
Trang 1Mục lục
A.PHẦN MỞ ĐẦU 2
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
IV NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
II CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
IV KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 11
C PHẦN KẾT LUẬN 11
Tài liệu tham khảo 13
Trang 2A.PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tin học ở Việt Nam nói chung và trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá nói riêng đặc biệt trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn
Sự phát triển mạnh mẽ như “ vũ bão ” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học
và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 3 “GIỚI THIỆU
VỀ MÁY TÍNH”, tôi nhận thấy nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh
về cấu trúc của một máy tính để bàn (Personal Computer), nhưng nếu chỉ dạy học theo phương pháp thuyết trình thì quá trừu tượng và khó hình dung được một máy tính để bàn nó như thế nào? Tôi muốn tận dụng các thiết bị sẵn có về máy tính để bàn để mô tả một cách trực quan cho học sinh
Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG CỦA MÁY TÍNH ĐỂ MÔ TẢ TRỰC QUAN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3 ”
Các thiết bị vật lí của một máy tính để bàn được đặt lên một bảng mica nhỏ(kích
cớ 50 x 100 cm), để học sinh dễ dàng quan sát khi học Bài 3, Tin học 10
Trang 3II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Các thiết bị như Bảng mạch chủ, CPU, RAM, ROM, Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa Flash, Nguồn, Bàn phím, Chuột, Vỉ mạch, Các cáp, … được bố trí trên một bảng nhỏ, gọn dễ dàng di chuyển đến các lớp học Khi được học bài này học sinh sẽ biết được các bộ phận vật lí của máy tính và có thể phát biểu được rằng
“Máy tính thật là đơn giản” _ Tiêu đề của các cuốn sách của Dương Mạnh
Hùng, một mặt học sinh sẽ tò mò, thắc mắc nảy sinh tình huống có vấn đề và các
em sẽ tự mình giải quyết vấn đề(hoặc nhờ các thầy cô giúp đỡ)
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đây là đề tài “SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG CỦA MÁY TÍNH
ĐỂ MÔ TẢ TRỰC QUAN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3 ” Nên Tôi tập trung nghiên cứu sử dụng các thiết bị phần cứng của
máy tính vào dạy hoc tin học khối 10 cụ thể là lớp 10A4 của trường THPT Bá Thước 3
IV NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Đưa ra một số kỹ năng nhận biết, nguyên lý hoạt động, thành phần cấu tạo của máy tính để bàn ở trường THPT hiện nay
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này Tôi tập trung nghiên cứu việc ứng dụng các thiết bị phần cứng của máy tính trong dạy học môn tin học lớp 10 taị trường THPT Bá Thước 3
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin bằng tri giác trực tiếp
- Khi quan sát chúng tôi luôn đề ra mục đích và nhiệm vụ rõ ràng, xây dựng
kế hoạch quan sát trong quá trình nghiên cứu theo từng buổi và quan sát có chọn lọc
- Khi quan sát chúng tôi ghi chép lại những kết quả thu được thông qua đó chúng tôi đánh giá được chính xác vấn đề
Trang 4Để thực hiện tốt phương pháp này chúng tôi sử dụng các hình thức:
+ Quan sát trực tiếp giờ dạy và có nhận định, đánh giá khách quan
+ Quan sát công khai
+ Quan sát liên tục
2 Phương pháp điếu tra
Là phương pháp thu được trên cơ sở sự trả lời bằng văn bản của học sinh Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn học sinh Từ đó bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết loại bỏ những vấn đề chưa phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, xác định hiện trạng vấn đề nghiên cứu
3 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Là phương pháp tìm hiểu từ đồng nghiệp những nội dung có liên quan đến đề tài, tìm hiểu trong tài liệu
4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nhằm để kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lí luận để phân tích kinh nghiệm của thực tiễn, từ đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại và những phát hiện mới trong đề tài nghiên cứu
IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là dùng các linh kiện vật lí và kết hợp với diễn giải để cụ thể hoá bài học, học sinh sẽ quan sát trực quan các thông số kỹ thuật trên các thiết bị của máy tính, phân loại được các bộ phận quan trọng trong các bộ phận của máy tính Đồng thời học sinh biết những lỗi phần cứng thường gặp khi thực hành tại phòng máy
Ngoài ra, tôi mạnh dạng trình bày sáng kiến kinh nghiệm này còn để phục
vụ cho những năm dạy tiếp theo
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong thời đại ngày nay trước sự phát triễn mạnh mẽ như vũ bảo của CNTT, Xã hội ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng nhiều hơn Vì vậy việc đào tạo ra
Trang 5những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao là mục tiêu hàng đầu của nhân loại
Xu thế chung đã đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh vực thành nhiều quốc gia chú trọng đầu tư Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng cộng sản Việt Nam khảng định gióa dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo dục Từ thực tiễn kinh tế xã hội của đất nước thời kì đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng con người mới năng động sáng tạo”
Về mục tiêu đào tạo là hình thành thế hệ trẻ phát triển toàn diện: “Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện có năng lực chuyên môn cao, có trí thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần” (Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII)
Ngày nay cùng với việc sáng tạo ra công cụ mới là máy tính điện tử, con người cũng tập trung trí tuệ từng bước xây dựng nghành khoa học tương ứng
để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin
Nhìn chung trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hóa trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người Máy tính nói chung và máy vi tính nói riêng xuất hiện khắc nơi Cùng với những tham số truyền thống khác như điện năng , thép, , sự phát triễn của mỗi đất nước bây giwof được xem xét thông qua một tham số nữa - số máy tính trên một nghìn người dân Cũng giống như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mang TT dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy nghĩ của chúng ta Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết, càng sớm càng tốt mỗi người phải ý thước rằng nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì khó có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện tại được
Trang 6II CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trường THPT Bá Thước 3, 99% học sinh là con em đân tộc thiểu số, do trường nằm trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nên nhận thức của các học sinh cũng như người dân còn nhiều hạn chế
Việc tiếp cận CNTT hầu như chưa có do vậy Tôi luôn suy nghĩ tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học môn tin học lớp 10, từ đó giúp các em biết được các thành phần của một máy tinh để bàn, biết cách lắp ráp và khắc phục một số lỗi khi thực hành
III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khi học sinh học bài học Bài 3 “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH” tiết PPCT
5, 6, 7 và quan sát hình vẽ “SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA MỘT MÁY TÍNH” trong sách giáo khoa Tin học 10(Hình 10) trang 19 Học sinh đã có rất nhiều nhầm lẫn
và trừu tượng về máy tính, nhất là khi giáo viên thực hiện phương pháp dạy học mới, phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm” Ví dụ như sơ đồ cấu trúc máy tính dưới đây:
Khi dạy bài này, giáo viên đưa ra các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Em hãy quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và cho biết máy tính gồm bao nhiêu bộ phận?
Thoạt đầu, học sinh sẽ trả lời là gồm có 4 bộ phận: CPU và Bộ nhớ trong;
Bộ nhớ ngoài; Thiết bị vào; Thiết bị ra mà thực tế thì máy tính được cấu thành
Hình 1 Sơ đồ cấu trúc máy tính
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài
Bộ điều khiển Bộ số học/logic
Bộ xử lí trung tâm
Trang 7từ năm bộ phận Như vậy, nhìn vào sơ đồ hình 10 trong sách giáo khoa Tin học
10 học sinh đã nhóm CPU và Bộ nhớ trong thành một bộ phận (vì chúng cùng được đóng một khung), còn các bộ phận khác thì đa phần học sinh đều trả lời đúng Điều đó cho ta thấy rằng nếu không mô tả bằng thiết bị vật lí cụ thể thì học sinh sẽ nhầm lẫn, hiểu biết lệch lạc
Câu hỏi 2: CPU là gì? Tầm quan trọng của CPU như thế nào? Em biết các hãng sản xuất CPU hiện nay không?
Tất nhiên là học sinh sẽ trả lời như khái niệm trong sách giáo khoa: CPU là đơn vị xử lí trung tâm và là bộ phận quan trọng nhất của máy tính,…các hãng sản xuất CPU như Intel, AMD, IBM CPU bao gồm các bộ phận CU, ALU, Thanh ghi.
Theo kiểu trả lời này
thì học sinh chưa thực sự
hiểu biết về CPU, còn
mang tính học vẹt, hiểu
biết mông lung, thậm chí
không biết được CPU có
kích thước thực (kích thước vật lí) là bao nhiêu (trong khi trên thị trường thì đang lưu hành CPU công nghệ nano) Nhiệm vụ của giáo viên là phải diễn giải thêm cho học sinh để học sinh nắm vững hơn khái niệm CPU, nhưng chỉ diễn giải và mô tả bằng hình ảnh trong sách giáo khoa thì học sinh cũng khó nắm bắt được kiến thức về CPU Vậy ta có thể lấy một chiếc CPU nào đó để cho học sinh quan sát trực quan không? Thực tế tôi đã lấy một chiếc CPU cho học sinh quan sát, kết quả là học sinh rất chăm chú và đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này
Câu hỏi 3: Em hãy cho biết sự phân biệt lớn nhất giữa Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài, kể các loại của hai bộ nhớ trên?
Đa phần học sinh trả lời Bộ nhớ trong là bộ nhớ nằm bên trong, Bộ nhớ ngoài là bộ nhớ nằm bên ngoài Câu trả lời lấp lửng là do học sinh chưa được
Hình 2 CPU
Trang 8thấy một chiếc máy tính như thế nào? Nếu nói nằm bên trong vỏ máy thì cả hai
Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài đều nằm bên trong vỏ máy
Trả lời câu hỏi trên phải là
“Bộ nhớ trong khi tắt máy hay
cúp nguồn điện của máy tính
thì dữ liệu trên bộ nhớ này sẽ
mất, còn Bộ nhớ ngoài thì lưu
dữ liệu ngay cả khi tắt máy
hoặc không có nguồn điện” Ngoài ra, còn một số phân biệt khác như: dung
lượng, cấu trúc vật lí, tốc độ truy xuất dữ liệu, …
Các loại bộ nhớ: học sinh trả lời có thể nói giống hệt nội dung sách giáo khoa vì thực tế học sinh chưa bao giờ thấy các thiết bị nói trên
Giáo viên chỉ có thể mô tả bằng hình ảnh trên sách giáo khoa hoặc Projector Còn nếu lấy một chiếc máy tính để mô tả thì rất là khó vì phải tháo lắp rất phiền hà
Câu hỏi 4: Em hãy kể tên các thiết bị vào và thiết bị ra?
Học sinh sẽ liệt kê được các thiết bị vào (Input devices):
1 Bàn phím(Keyboard);
2 Chuột(Mouse);
3 Webcam(Máy quay phim qua Internet);
Hình 4 Bộ nhớ ngoài
ROM
RAM
Hình 3 Bộ nhớ trong
Trang 94 Máy quét ảnh(Scanner);
5 Modem
Học sinh quan sát được các thiết bị trên thông qua các hình ảnh được mô tả trong sách giáo khoa Tin học 10 Thực ra các thiết bị đó rất thường gặp
Ngoài các thiết bị trên đa phần học sinh không thể biết thêm các thiết bị khác nữa, ví dụ để đưa âm thanh vào máy tính như Micro, chuyển đổi tín hiệu Internet như Modem, Router, các thiết bị chống trộm như camera,…
Học sinh sẽ liệt kê được các thiết bị ra(Output Devices):
1 Màn hình(Monitor);
2 Máy in(Printer);
3 Máy chiếu(Projector);
4 Loa và tai nghe(Speaker and Headphone);
5 Modem.
Hình 5 Thiết bị vào
Hình 6 Thiết bị ra
Projector
ZEtrsta``z
Z
Trang 10Đa phần học sinh trả lời đúng và đủ tên các thiết bị ra nói trên Nhưng tất cả đều là quan sát trong sách giáo khoa
Trong sách giáo khoa không giới thiệu thiết bị Modem là thiết bị vào, nhưng trong sách bài tập Tin học 10 lại giải thích thiết bị Modem vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra Điều nay gây cho học sinh lúng túng, yêu cầu giáo viên phải có giải thích chính xác và rõ ràng cho học sinh
Với thiết bị này tôi đã giải thích cho học sinh như sau:
MODEM được viết tắt từ MODULATE/DEMODULATE nghĩa là bộ điều chế/giải điều chế tín hiệu số tương đương tín hiệu điện thoại và ngược lại Vì kết nối Internet thông qua đường dây diện thoại Do đó, có thể xem Modem vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra
Hiện nay, các thiết bị vật lí của máy bị hư hỏng và bỏ đi rất nhiều Nếu chúng ta tận dụng các thiết bị trên để mô tả trực quan cho học sinh thì rất tốt Học sinh sẽ
dễ dàng nhận biết và phân loại các thiết bị máy tính, học sinh biết nhiều hơn về các thông số kĩ thuật của các thiết bị trên Qua hai năm giảng dạy Tin học 10, tôi
đã thực hiện mô tả trực quan cho học sinh về các thiết bị máy tính, tháo nắp ổ đĩa cứng, tháo CPU, đĩa mềm, mainboard, ổ đĩa CD, phím, chuột, … để cho học sinh quan sát và đồng thời tôi diễn giải cho học sinh hiểu rõ hơn về các thiết bị nói trên, học sinh được sờ, nhìn, và lắp đặt các thiết bị vào với nhau thành một máy tính cơ bản hoàn chỉnh Tôi đã sắp xếp các thiết bị vật lí trên một bảng nhỏ
mica (Hình 7) dưới đây.
Hình 7 Sơ đồ cấu trúc máy tính bằng trực quang
Trang 11Dễ dàng di chuyển đến các phòng học, kinh phí để làm bảng tốn rất ít do tận dụng được các thiết bị hư hỏng đã bỏ đi
IV KẾT QUẢ THU ĐƯỢC.
Học sinh rất thích thú và đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề phần cứng của máy tính, và thường xuyên trao đổi với giáo viên về phần cứng máy tính Góp phần nào đó cho học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập đúng đắn hơn về môn học, và có những học sinh phát biểu rằng “Máy tính thật đơn giản” Không những thế mà còn có một số học sinh tự đi mua cho mình một máy tính mới mà không cần có sự giúp đỡ của giáo viên hay kí thuật viên
C PHẦN KẾT LUẬN
Tin học nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại, tin học đã làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội loài người Trong đó, đại diện là máy tính điện tử và khoa học
xử lí dữ liệu của máy tính điện tử Học sinh được quan sát trực quan các thiết bị máy tính, được chạm tay và thậm chí được lắp ráp các thiết bị thành một máy tính, được đọc các thông số trên các thiết bị làm cho học sinh yêu thích môn học
và ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo
Đề tài này đã mang tính thực tiễn rất cao, cụ thể là: phản ánh rõ rệt được tính trực quan sinh động, để phát triển tư duy và nhận biết được các khái niệm trừu tượng dẫn đến sự ham mê học tập của học sinh
Kết quả là có rất nhiều học sinh đã biết lắp ráp được cho mình một chiếc máy tính và cũng thường xuyên theo dõi sự thay đổi về tốc độ xử lí của CPU trên thị trường máy tính
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa dài, đề tài mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu trong phạm vi hẹp nên kết quả nghiên