1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn đạt kết quả cao.

16 326 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏ

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I.1 Cơ sở lý luận

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị

quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm

qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như:

chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương

pháp dạy học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước

I.2 Cơ sở thực tiễn

Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá quen thuộc được đưa vào đề thi tuyển

sinh lớp 10 THPT tỉnh Nghệ An từ mấy năm nay Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0 Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn Có thể nói ôn tập và làm tốt phần

Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình Vì vậy việc ôn tập bài

bản để các em học sinh lớp 9 làm tốt phần đọc – hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết

Đối với học sinh trường THCS Nghĩa Đức, nhất là lớp 9, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn

bị cho kì thi vào lớp 10

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, nhiều năm ôn thi vào lớp 10, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn chuyên đề :

Ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10

môn Ngữ văn đạt kết quả cao.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 2

Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THCS nói chung, học sinh trường THCS Nghĩa Đức nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 9 chuẩn bị bước vào

kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau:

- Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu

- Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức

- Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao

- Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài

- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi vào lớp 10

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Học sinh trung học cơ sở, học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

- Dạng câu hỏi Đọc hiểu

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong văn học thực tế dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng Lý

thuyết đọc – hiểu nằm ở diện rộng: rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9) Ngữ liệu có thể nằm trong chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa Song tôi đã cố gắng nghiên cứu và xếp vào các phạm vi kiến thức cụ thể

để học sinh dễ nhận diện và luyện đề, nhất là những kiến thức có liên quan trực tiếp, thường hay gặp trong kì thi vào lớp 10:

- Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Kiến thức về Tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn, xác định nội dung chính, viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề có liên quan đến ngữ liệu đã cho

- Rèn kĩ năng, phương pháp làm câu hỏi Đọc hiểu qua văn bản cụ thể: Văn bản văn học, văn bản nhật dụng

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 3

Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

I.1 Quan niệm về Đọc hiểu

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa Khái

niệm Đọc hiểu có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học …

Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và

chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử

dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe Hiểu là

phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?

Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt Mục đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là phải thấy được

+ Nội dung của văn bản

+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng

+ Ý đồ, mục đích

+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm

+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật

+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản

+ Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật…

Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn, phân tích văn…song từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản Đây

không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn

Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt

Trang 5

động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản” Còn với Giáo sư Trần Đình Sử

“Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến” Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định : “ Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình”

Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn

bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm

I.2 Văn bản Đọc hiểu

Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng Đề thi có thể là văn bản các em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ

I.3 Vấn đề Đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THCS

Hoạt động đọc hiểu diễn ra thường xuyên trong các bài giảng văn Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ liệu, sau đó đặt câu hỏi

để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đoc hiểu Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương đồng và khác biệt Nét tương

đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu Còn

nét khác biệt là Đọc hiểu trong dạy học văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, còn câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh giá năng lực người học Hơn nữa những kiến thức

Trang 6

trong dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn thường xuyên diễn ra trong môn Ngữ văn ở các nhà trường

Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THCS cần quan tâm Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì không hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo Vì thế vấn đề Đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết

Hiện nay Đọc hiểu văn học trong nhà trường THCS thường hướng tới các vấn

đề cụ thể sau:

- Nhận biết đúng, chính xác về văn bản

+ Thể loại của văn bản

+ Hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản

+ Hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh )

- Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản

+ Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của văn bản: từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quann trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ

+ Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình

- Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể.

+ Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình + Vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ

thể của cuộc sống, của xã hội

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Từ hơn 10 năm trở lại đây, trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở tỉnh Nghệ An và nhiều tỉnh thành khác đều có phần câu hỏi đọc hiểu văn bản Tỉ lệ điểm chiếm từ 2-3/10 điểm bài thi Sau đây là một số ví dụ ( trích phần đọc hiểu):

* ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2012-2013, TỈNH NGHỆ AN

Trang 7

Câu 1 ( 3 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

" À ra vậy, bây giờ bà mới biết Té ra nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo,

và bà nó cho biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi."

( Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Ngữ văn 9 Tập I NXBGD 2010

-Trang 198,199)

a Đọan văn trên chủ yếu sử dụng phép liên kết nào?

b Hãy chỉ ra thành phần phụ chú

c Tìm những từ địa phương và cho biết những từ ngữ ấy thuộc vùng miền nào?

d Xác định thành phần chính của câu: " Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi

rồi." Đây là câu đơn hay câu ghép?

* ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2013-2014, TỈNH NGHỆ AN

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

…(1).Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường (2)Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng (3)Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản (4)Chúng tôi bị bom vùi luôn (5)Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh (6)Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc (7)Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen"

( Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2006, trang 114)

a Đoạn văn trên trích ở văn bản nào? Tác giả là ai?

b Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

c Câu văn nào có sử dụng phép nối để liên kết với các câu khác?

d Tìm các từ láy trong đoạn văn?

* ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2015-2016, TỈNH NGHỆ AN

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa

Trang 8

Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

a Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b Nêu nội dung chính của đoạn thơ

c Chỉ ra câu bộc lộ cảm xúc trực tiếp trong đoạn thơ

d Chỉ ra biện pháp tu từ trong 4 câu đầu và nêu tác dụng của chúng

* ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2016-2017, TỈNH NGHỆ AN

Câu 1 (3 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

…Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba a a ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa Đó là tiếng " Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng " Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc,

nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

( Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

Ngữ văn 9, tập một, trang 198 – NXB Giáo dục, 2015)

a Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

b Văn bản có những từ láy nào?

c Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong văn bản

d Câu văn Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa” có sử dụng những phép tu từ nào? Hãy viết một

đoạn văn ngắn trình bày hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó

III ĐỀ XUẤT CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU ĐẠT KẾT QUẢ CAO

Câu hỏi phần đọc hiểu nhìn chung không khó, nhưng để làm tốt phần này cũng không phải là dễ Bởi vì phần này liên quan đến tất cả mọi kiến thức mà học sinh đã được học từ lớp 6 đến lớp 9 Chính vì vậy học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức, phải biết cách trả lời cho đúng, đủ ý Từ đó, tôi đề xuất cách hướng dẫn học sinh ôn thi vào lớp 10 ôn tập dạng câu hỏi Đọc hiểu theo hướng sau:

Trang 9

*Bước 1: Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn

cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi Bao gồm các dạng như:

- Cấu tạo từ, từ loại, câu

- Nghĩa của từ, trường từ vựng

- Các phương thức biểu đạt

- Các biện pháp tu từ

- Các phép liên kết

- Xác định thể loại

- Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc)

- Viết một đoạn văn ngắn trình bày nội dung có liên quan đến văn bản

*Bước 2 Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu

Ở phần này người viết đưa ra những lưu ý về phương pháp làm bài như: cách trình bày, kĩ năng nhận diện các loại câu hỏi, cách trả lời

*Bước 3 Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu

Sau khi giáo viên ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung cấp cho các em học sinh các đề Đọc hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học Phần này người viết đưa ra một số đề với các loại câu hỏi thường gặp trong đề

thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài Các câu hỏi thể hiện ở các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng Sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửa

bài cho học sinh

IV Bài tập ôn luyện, rèn kĩ năng Đọc- hiểu

Sau khi giáo viên hướng dẫn các em học sinh ôn luyện lý thuyết có liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu và lưu ý các em về cách làm bài Giáo viên cần rèn kĩ năng làm bài Đọc hiểu cho các em thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập

Hệ thống câu hỏi bài tập giáo viên cung cấp cần đa dạng, bao quát được các dạng kiến thức lý thuyết đã ôn tập Đặc biệt để đánh giá cũng như rèn kĩ năng Đoc-hiểu, cảm thụ của học sinh chúng ta cũng nên soạn các câu hỏi theo cách làm của

Trang 10

PISA Như các câu hỏi, bài tập mở yêu cầu trả lời ngắn, câu hỏi bài tập mở, yêu cầu trả lời dài, câu hỏi bài tập đóng yêu cầu trả lời dựa trên văn bản

Các câu hỏi, bài tập Đọc hiểu tôi soạn ở ba mức độ : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp.

+ Nhận biết : Câu hỏi thường ra về xác định đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt,

chỉ ra các biện pháp tu từ, các chi tiết chính ….trong văn bản; Nhận biết các thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản; Diễn đạt hoặc mô tả lại nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình

+ Thông hiểu: Nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản; Sắp xếp, phân loại được

thông tin trong văn bản Kết nối, đối chiếu, lý giải, mối quan hệ của các thông tin để

lý giải nội dung của văn bản Cắt nghĩa, lý giải nội dung, hiệu quả các biện pháp tu

từ, các chi tiết, các sự kiện thông tin …có trong văn bản Dựa vào nội dung văn bản

để lý giải hoặc giải quyết các tình huống, các vấn đề trong văn bản

+ Vận dụng: Viết một đoạn văn trình bày nội dung liên quan đến văn bản.

Dưới đây là một số đề thi để luyện tập cho học sinh (Phần đọc hiểu)

Đề 1:

Câu 1 : (3 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc

a Đoạn thơ trích ở văn bản nào? Tác giả là ai?

b Xác định thể thơ?

c Trong đoạn thơ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?

d Nêu nội dung đoạn thơ?

e Câu thơ nào bộc lộ tình cảm trực tiếp?

Gợi ý:

a Nói với con – Y Phương

b Thể thơ tự do

c Điệp ngữ, điệp cấu trúc, so sánh

Ngày đăng: 28/10/2019, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w