1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực trong ôn luyện học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn ở trường THPT như thanh 2

19 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong ôn luyện học sinh giỏi đòi hỏi người dạy không chỉ thường xuyên trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp mà còn phải áp dụng linh hoạt các phương

Trang 1

MỤC LỤC

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

nghiệm

4

2.2.2 Thực trạng ở trường THPT như Thanh 2 5

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1.Tìm hiểu về kĩ thuật " lắng nghe tích cực" 5

2.3.1.2 Các kiểu nghe và cấp độ nghe 5 2.3.1.3 Vai trò và lợi ích của lắng nghe 6 2.3.1.4 Những rào cản đối với lắng nghe có hiệu quả 6 2.3.1.5 Những nguyên tắc lắng nghe hiệu quả 6 2.3.2 Tìm hiểu kĩ thuật " phản hồi tích cực " 6

2.3.2.3 Tầm quan trọng của phản hồi tích cực 7 2.3.2.4 Các nguyên tắc cần nhớ khi đưa ra ý kiến phản hồi

xây dựng

7

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

2.4.1 Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dạy và học tích cực – Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án Việt - Bỉ

2 Các tài liệu có liên quan đến lí luận dạy học -Tác giả Lê Thông

3 Sách giáo khoa địa lí lớp 10,11- Lê Thông

4 Tài liệu về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học- Sở GD và ĐT Thanh Hoá

5 Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí 10,11 - Nhà xuất bản ĐHSP - Lê Thông, Đỗ Anh Dũng, Vũ Đình Hòa, Trần Thị Tuyến - năm 2010

6 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông - Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo - năm 2007

DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền

Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn - Trường THPT Như Thanh 2

- huyện Như Thanh - Thanh Hóa

TT Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp loại

(Ngành GD cấp huyện/tỉnh;

Tỉnh )

Kết quả đánh giá xếp loại

(A, B,

hoặc C)

Năm học đánh giá xếp loại

1 Áp dụng một số kĩ thuật dạy

học tích cực trong ôn luyện

HSG ở trường THPT Như

Thanh 2

2010-2011

2 Áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư

duy trong ôn luyện HSG ở

trường THPT Như Thanh 2

2013-2014

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong ôn luyện học sinh giỏi đòi hỏi người dạy không chỉ thường xuyên trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp mà còn phải áp dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với từng bài cụ thể, từng đối tượng học sinh Đặc biệt với chất lượng đầu vào như Trường THPT Như Thanh

2 có nhiều năm học sinh chỉ cần không có điểm liệt là được vào trường học, nên việc lựa chọn và ôn đội tuyển của các môn gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể đến

đa số học sinh đều có hoàn cảnh khó khăn nên gây trở ngại rất lơn đến giáo dục mũi nhọn của nhà trường

Do vậy, thiết nghĩ việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, đặc biệt là kĩ

thuật "lắng nghe và phản hồi tích cực" là điều hết sức cần thiết Tuy vậy việc

áp dụng kĩ thuật như thế nào để đạt kết quả cao là điều không dễ dàng Đòi hỏi người dạy phải nhẹ nhàng, khéo léo, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng thời điểm Trong quá trình 9 năm ôn luyện học sinh giỏi, với kinh

nghiệm của mình thông qua việc thực hiện kĩ thuật "lắng nghe và phản hồi tích cực" là rất hiệu quả, được thể hiện qua kết quả học sinh giỏi của tôi trong thời

gian qua

Từ thực trạng đó đã thức đẩy tôi nghĩ và tìm ra việc "Áp dụng kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực trong ôn luyện học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn ở Trường THPT Như Thanh 2" là rất cần thiết

Xuât phát từ thực tiễn trên là lý do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài này

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường

- Hướng dẫn học sinh làm quen và thuần thục với các kĩ thuật dạy học tích cực

mà giáo viên đưa ra từ đó có ý thức cao trong học tập

- Giúp cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học tích cực là lấy học sinh làm trung tâm

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Giáo viên trong việc giảng dạy học sinh giỏi lớp 11

- Học sinh ôn luyện học sinh giỏi lớp 11

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Từ thực tế trong 9 năm ôn luyện học sinh giỏi ở Trường THPT Như Thanh 2 tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Quan sát kết quả đạt được từ thực tiễn ôn luyện học sinh giỏi thời gian qua

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khỏa ý kiến bạn bè, đồng nghiệp

- Phương pháp thử nghiệm

- Phương pháp điều tra

- Các phương pháp liên quan đến lý luận dạy học đổi mới

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

- Đề tài có thể sử dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy địa lí nói

chung và ôn luyện học sinh giỏi nói riêng

Trang 4

- Khả năng áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong ôn luyện học sinh giỏi từ đó nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn cho nhà trường

- Đề tài có sức lan tỏa lớn và có thể áp dụng rộng rãi không chỉ dành cho môn địa lí mà có thể áp dụng cho các môn học khác

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trong thời gian gần đây ngành giáo dục đã nói nhiều đến việc đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục như Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm

2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã

khẳng định: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách

giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi

trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học

và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản

lí giáo dục”

Do vậy yêu cầu đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học luôn được nghành chú trọng Đặc biệt từ năm 2010 đến nay Sở giáo dục đã tổ chức rất nhiều đợt tập huấn về đổi mới các kĩ thuật dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm Đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học mới tạo ra sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức Một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học là dạy học chú trọng đến việc kết hợp các kĩ thuật dạy học hiện đại với sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV

tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin

Để đảm bảo những yêu cầu trên thì việc áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại

sẽ đảm bảo sự tin cậy cao về mặt khoa học trong việc học tập đặc biệt là trong

ôn thi học sinh giỏi

Năm học 2017 - 2018 là năm đầu tiên nghành giáo dục Thanh hóa tổ chức thi học sinh giỏi lớp 11 Do vậy đòi hỏi người dạy phải vận dụng tổng hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực một cách khéo léo, linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh, từng thời điểm

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng chung

Năm học 2017 – 2018 là năm đầu tiên Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ

chức thi học sinh giỏi lớp 11, do vậy đã gây khá nhiều lúng túng cho giáo viên trong ôn luyện, từ trước đến nay chủ yếu thi chương trình 12 Đây là thời điểm

mà ngành nói chung và giáo viên ôn luyện học sinh giỏi vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm Thực trạng trên thiết nghĩ bản thân là người trực tiếp ôn luyện nên

Trang 5

đòi hỏi phải không ngừng học hỏi, không ngừng đổi mới Mặt khác nhiều giáo viên không quan tâm đến việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học nên ngại ôn đội tuyển và đùn đẩy nhau, trốn tránh trách nhiệm

2.2.2 Thực trạng ở trường THPT như Thanh 2

2.2.2.1 Về học sinh

Trường THPT Như Thanh 2 là ngôi trường trước đây đóng ở địa bàn Thị trấn Như Thanh, nhưng từ năm 2008 đến nay trường đã chuyển về địa bàn thôn Đồng Dẻ - xã Thanh Tân - huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa Đây là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (135) của tỉnh Học sinh ở đây có tới hơn 60% hộ nghèo, địa hình đi lại cách trở, nhiều sông suối, nhận thức của đại bộ phận học sinh, phụ huynh còn chưa tốt Tất cả đã gây cản trở rất lớn cho giáo dục nhà trường, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn Đầu vào gần đây là năm học vừa qua điểm cao nhất của học sinh bao gồm cả điểm cộng là 20 điểm, còn lại đa phần điểm rất thấp

Mặt khác môn Địa lý cấp THCS không được chú trọng và coi là môn phụ nên gần như học sinh không có kĩ năng Địa lý và rời rạc không hiểu rõ vấn đề vì nhiều trường còn thiếu giáo viên Địa lý Đây là cản trở lớn trong tuyển chọn học sinh giỏi Tuy nhiên do đặc thù vùng 135 nên học sinh chủ yếu theo khối C và một bộ phận học sinh nhất là học sinh thuộc vùng tuyển sinh Nông Cống, Tĩnh

Gia có chút tố chất và đây là thuận lợi cơ bản để giáo viên áp dụng "kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực" vào ôn luyện

2.2.2.2 Về giáo viên

- Giáo viên 100% đạt chuẩn, trẻ và có lòng yêu nghề, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên công tác lớn hơn 9 năm nên

cơ bản có đủ kinh nghiệm ôn luyện

- Tuy nhiên còn bộ phận không nhỏ giáo viên chậm và ngại đổi mới, không muốn thay đổi, thỏa mãn với những gì mình có, chất lượng học sinh thấp nên không có tâm huyết đổi mới

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1.Tìm hiểu về kĩ thuật " lắng nghe tích cực"

2.3.1.1 Khái niệm

- Nghe theo nghĩa đen là nhận thức tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai

ý người nói Nói cách khác nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác có trạng thái chú ý làm nền

- Lắng nghe tích cực là nhằm suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói Lắng nghe là một mặt giao tiếp của cuộc sống

- Khái niệm lắng nghe tích cực không phải là một kĩ năng bẩm sinh của mọi người Bất cứ ai muốn thành công trong học tập, giảng dạy, công việc khác phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn sàng nhận ra giá trị của mọi cuộc đối thoại bạn tham gia

2.3.1.2 Các kiểu nghe và cấp độ nghe

Trang 6

* Các kiểu nghe

Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động nghe người ta chia thành các kiểu nghe như sau :

- Nghe giao tiếp xã hội

- Nghe giải trí

- Nghe có tính phân tích, đánh giá

- Nghe để lĩnh hội thông tin, tri thức

- Nghe để ra quyết định thương thuyết

* Các cấp độ nghe

- Không nghe

- Nghe giả vờ

- Nghe có chọn lọc

- Nghe chăm chú

- Nghe có hiệu quả

2.3.1.3 Vai trò và lợi ích của lắng nghe

- Thỏa mãn nhu cầu của đối tượng, không có gì chán bằng khi mình nói mà không có người nghe Vì vậy khi bạn lắng nghe người ta nói chứng tỏ bạn biết tôn trọng người khác và có thể thỏa mãn nhu cầu của người khác

- Thu thập được nhiều thông tin hơn: Bằng cách khuyến khích người ta nói bạn

sẽ có thêm được các thông tin, càng có nhiều thông tin thì quyết định càng chính xác

- Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác: Khi một người có cảm tình lắng nghe nảy sinh mối quan hệ tốt đẹp Lắng nghe giúp tình bằng hữu nảy sinh, phát triển và kết quả là sự hợp tác trong hoạt động

- Tìm hiểu được người khác tốt hơn Lắng nghe giúp bạn nắm bắt được tính cách, tính nết và quan điểm của họ, vì họ sẽ bộc lộ con người trong khi nói

- Giúp cho người khác lắng nghe có hiệu quả bằng cách tạo dựng một không khí lắng nghe tốt, bạn sẽ thấy rằng những người đang nói chuyện với bạn trở thành người lắng nghe có hiệu quả

2.3.1.4 Những rào cản đối với lắng nghe có hiệu quả

- Rào cản sinh lí gồm : Khả năng nghe, tốc độ suy nghĩ

- Rào cản môi trường : Khí hậu, thời tiết, tiếng ồn

- Rào cản mang tính quan điểm: Những người có quan điểm khác thường lơ đễnh, thiếu tập trung khi nghe người khác trình bày

- Rào cản văn hóa

- Rào cản trình độ học vấn, chuyên môn

2.3.1.5 Những nguyên tắc lắng nghe hiệu quả

- Tập trung chú ý

- Đáp lại một cách chân thành

- Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ

- Đặt câu hỏi

- Cuối cùng hãy im lặng

2.3.2 Tìm hiểu kĩ thuật " phản hồi tích cực "

Trang 7

2.3.2.1 Khái niệm

Hồi đáp là bất kì một hành vi, ý kiến hay nhận xét được gửi chuyển ngược lại đối tác Hồi đáp là phản ánh lại những điều thấy được, nghe được chứ không phải suy đoán Phản hồi là phương pháp giao tiếp để đưa và nhận thông tin về cách ứng xử

2.3.2.2 Các kiểu phản hồi

Có 2 kiểu phản hồi :

- Phản hồi xây dựng: Là đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện

- Phản hồi theo kiểu " khen và chê ": Là những đánh giá mang tính cá nhân, chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa trên quan điểm, cảm nhận của người đưa ra ý kiến phản hồi

2.3.2.3 Tầm quan trọng của phản hồi tích cực

- Kĩ năng phản hồi là phần rất quan trọng trong kĩ năng giao tiếp hằng ngày nói chung và trong môi trường học tập nói riêng

- Khi một người nhận được những phản hồi mang tính tích cực nó sẽ giúp cho

họ sẵn sàng thay đổi để hoàn thiện mình hơn và tối đa hóa khả năng của mình

- Trong quá trình học tập có khi học sinh nhận được phản hồi tích cực từ thầy cô nhưng cũng có khi chính học sinh là người đưa ra ý kiến phản hồi cho chính thầy cô Nhưng dù ở vai trò nào học sinh cũng sẽ cố gắng để không bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi "khen và chê"

2.3.2.4 Các nguyên tắc cần nhớ khi đưa ra ý kiến phản hồi xây dựng

- Chỉ đưa ra ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người nhận

- Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt

- Chọn địa điểm thích hợp, đặc biệt khi đưa ý kiến phản hồi mang tính cá nhân cần chọn chỗ riêng tư

- Người đưa ra phản hồi cần đưa ra những hành vi cụ thể, những hiện tượng vừa quan sát và ghi chép được thể hiện phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy diễn

- Hãy bắt đầu bằng cách nêu ra những ưu điểm trước

- Không nên nêu ra bốn điểm cần cải thiện trong một lần phản hồi

- Khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp

- Phản hồi là vì người nhận, không vì người đưa phản hồi

- Đi thẳng vào vấn đề tránh vòng vo

- Chân thành, tránh dùng câu phức: Sự chân thành nói lên mối quan tâm, trân trọng đối với người phản hồi

- Chú ý đến giọng nói: Âm sắc trong giọng nói cũng cần truyền tải tầm quan trọng của vấn đề và sự quan tâm của người đưa phản hồi Giọng nói cáu kỉnh, thất vọng sẽ dẫn đến dễ chuyển phản hồi tích cực, có tính chất xây dựng thành phê phán

2.3.3 Các biện pháp thực hiện

2.3.3.1 Cách thực hiện

* Lắng nghe tích cực

Trang 8

Lắng nghe gồm 5 hoạt động liên quan với nhau và hầu như đều xảy ra theo một chuỗi liên tiếp:

- Tham dự : Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép

- Diễn giải (phân tích thông tin): Gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá trị, ý kiến,

kì vọng, vai trò, yêu cầu, trình độ của bạn

- Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo sau này

- Đánh giá: Ứng dụng kĩ năng phân tích, phê bình để cho những nhận xét của diễn giả

- Đáp lại: Phản hồi khi đánh giá thông tin của người nói Tóm lại việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản bởi cả hai hoạt động đó Bởi vậy muốn lắng nghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó

* Phản hồi tích cực

- Bước 1: Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (Tôi nhìn thấy gì ? Và tôi đánh giá như thế nào về những điều tôi nhìn thấy ?)

- Bước 2: Kiểm tra nhận thức: Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý định của người thực hiện

- Bước 3: Đưa ra ý kiến đóng góp của mình: Xác nhận và thừa nhận những ưu điểm (cần giải thích tại sao khi đánh giá đó là những ưu điểm) Đưa ra các ý để hoàn thiện và nâng cao

2.3.3.2 Ví dụ minh họa

*Ví dụ 1: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong một bài dạy cụ thể

- Trước khi truyền tải kiến thức bài: Hoa kỳ- Tiết 1- Tự nhiên, dân cư và xã hội tới học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh ngồi lại với nhau theo nhóm và đưa ra câu hỏi: Em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư

xã hội của Hoa Kì và yêu cầu học sinh làm theo " sơ đồ tư duy "

- Trong khoảng thời gian các em đang làm bài tôi là người quan sát bằng hình thức đứng cạnh từng học sinh một và hỏi: " Làm được không gái? hay thông minh như "Nguyệt Sún" mà làm chậm thế? "Thảo Lý" hôm nay sao thế em? Nghĩa là tôi đặt cho mỗi học sinh một biệt hiệu để tạo cho học sinh cảm giác đáng yêu và gần gũi

- Sau khi học sinh làm bài xong tôi yêu cầu từng học sinh lên bảng trình bày

theo "sơ đồ tư duy "

Trang 9

HS trình bày sơ đồ tư duy HS nhận xét bài làm của bạn

Trang 10

- Trong quá trình học sinh lên bảng trình bày tôi yêu cầu cả nhóm phải thực sự chú ý và giữ im lặng Sau đó yêu cầu học sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn một cách chân thành Nếu thiếu cần bổ sung, giáo viên quán triệt học sinh không được chê bai bạn mà chỉ góp ý, xây dựng

- Cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức cho học sinh Trong qúa trình nhận xét tôi chủ yếu đưa ra những lời khen trước, tuyệt đối không chê bai học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thiện hơn Sau đó tôi đưa ra một số câu hỏi khó Đối với những câu hỏi khó tôi buộc phải có " thần thái '' tốt để học sinh bớt căng thẳng và sợ kiến thức bằng cách chỉ địa chỉ kiến thức ở đâu và nhẹ nhàng chỉ bảo cho học sinh

*Ví dụ 2 : Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình gặp gỡ gia đình học sinh

- Để động viên được học sinh tham gia đội tuyển việc gặp gỡ gia đình học sinh đóng vai trò rất quan trọng Cá nhân tôi và một số giáo viên cùng bộ môn, đoàn trường đã trực tiếp đến gia đình học sinh

Hình ảnh giáo viên đến gia đình học sinh

- Khi bước chân đến cổng nhà học sinh thực lòng tôi như nghẹn lại vì gia cảnh nhà học sinh quá nghèo, trong nhà không có gì trị giá ngoài chiếc giường cũ kĩ Trong quá trình nói chuyện với phụ huynh họ đã ứa nước mắt và nói:" Tôi cũng muốn cho con đi học nhưng vì gia đình quá khó khăn nên mong thầy cô thông cảm " Nói đến đây tôi ngắt lời phụ huynh và hứa với gia đình sẽ xin giáo viên

và nhà trường miễn tiền học cho học sinh và động viên phụ huynh bằng mọi cách cho con mình đi học

- Do đặc thù địa bàn trường đóng ở vùng đặc biệt khó khăn nên đa phần các em

là người dân tộc thiểu số Bố mẹ học sinh nói tiếng kinh chưa rõ, chủ yếu là giao tiếp bằng tiếng dân tộc Cá nhân tôi may mắn được sinh ra ở vùng đất nơi tôi

Ngày đăng: 28/10/2019, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w