1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Quản lí xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT

23 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 302,5 KB

Nội dung

Quản lí xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT

Trang 1

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là truyền thụ tri thức các bộ môn khoa học,hình thành các chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó đó để rèn luyện kỹ năng theomục tiêu chương trình giáo dục Công tác giáo dục vừa là một khoa học- khoahọc giáo dục, vừa là một nghệ thuật đòi hỏi nhà sư phạm phải thật linh hoạt,phải tuân theo các nguyên lý giáo dục, cơ sở khoa học tâm lý và khoa học giáodục Cùng hướng tới hình thành và hoàn thiện nhân cách HS có rất nhiềuphương diện cùng tác động: đó là người thầy, là mục tiêu nhiệm vụ của các nhàtrường, là môi trường giáo dục, các lực lượng trong và ngoài nhà trường, là nộidung chương trình sách giáo khoa, công tác kiểm tra thi cử với một hệ thốngcác phương pháp và phương tiện tương ứng Trong các yếu tố tác động, yếu tốngười thầy đóng vai trò là nhân tố quyết định đến chất lượng nhân cách HS

Trong nhà trường, nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục là hoạt động cơ bản Hai

nhiệm vụ này có những đặc điểm với nội dung và cách thức tác động riêngnhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại, hỗ trợ nhau vàkhông có sự tách biệt Nếu làm tốt công tác tổ chức lớp học từ khâu xây dựng kếhoạch, xác định mục tiêu, công tác tổ chức cán bộ, đến sự quan tâm hỗ trợ củaphụ huynh để khuyến khích các phong trào học tập, đảm bảo nền nếp kỷ cương,liên kết các khâu, các yếu tố trong lớp là nền tảng, là điều kiện để GV làm tốtcông tác giảng dạy Thông qua dạy chữ để dạy cách làm người Nói cách khác,công tác tổ chức lớp học tốt sẽ tạo điều kiện, môi trường đầy đủ để khai thác tối

ưu các nhân tố, tạo động lực để HS vươn lên học tập rèn luyện

Nhà trường bậc trung học phổ thông có 3 khối lớp là 10,11,12 với một chươngtrình học thống nhất cả nước Mỗi khối được chia thành nhiều lớp và mỗi lớpđược bố trí không quá 45 HS HS của mỗi lớp được phân chia theo nhiều tiêuchí, trong đó tiêu chí về trình độ học tập được đặt lên hàng đầu Mỗi lớp cónhiều môn học và mỗi môn được bố trí một hoặc một số GV nhất định làm côngtác giảng dạy và một GV làm công tác chủ nhiệm

Để nâng cao chất lượng giáo dục, cần thiết phải xây dựng, sắp xếp, chọn lựađội ngũ phù hợp, phải coi trọng cả GV giảng dạy và GVCN, tạo sự đồng bộtrong quản lý Trong nhà trường,chất lượng chuyên môn được đặt lên hàng đầu,thể hiện rõ năng lực của GV và mục tiêu giảng dạy, còn công tác quản lý- chủnhiệm lớp ít thể hiện ra ngoài bằng các chỉ số Vì vậy, trong các nhà trường chủyếu quan tâm đến công tác giảng dạy và ít quan tâm đến công tác giáo dục toàndiện, đến đội ngũ GVCN Công tác chủ nhiệm là một việc khó, bởi công việcnhiều, đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức, tâm huyết, phải có tầm nhìn vànăng lực chuyên môn, hiểu biết khoa học tâm lý sư phạm và khoa học giáo dục

Do đó, nhiều GV ngại làm chủ nhiệm vì không phải cứ giỏi chuyên môn là giỏichủ nhiệm và ngược lại

Trang 2

Quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay,yêu cầu chất lượng nguồn nhân lựcngày càng cao, đòi hỏi các nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáodục Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế, xã hội tồn tại đan xen, phức hợp của các yếu tố tráichiều: giữa tốt và xấu, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa cao cả và thấp hèn,giữa lợi ích và trách nhiệm Các yếu tố ấy tác động thường xuyên bằng nhiềucon đường vào các gia đình, các nhà trường Trên thực tế, có không ít cáctrường hợp HS tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, những hành vi trái giáo dục vàgây nên sự phiền muộn cho các nhà trường, cho phụ huynh HS Do đó, tăngcường công tác quản lý, giáo dục HS là yêu cầu tất yếu, đòi hỏi các nhà trường,các nhà quản lý giáo dục phải có chiến lược và cách thức phù hợp trong việc xâydựng và bồi dưỡng đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm lớp

Trong những năm qua, trường THPT Ba Đình đặc biệt quan tâm đến xây dựngđội ngũ GV, nhất là GVCN lớp nhằm tăng cường các biện pháp quản lý và giáodục toàn diện HS Bài học rút ra trong quá trình đổi mới giáo dục, xây dựng nhàtrường trở thành trường chuẩn Quốc gia, đơn vị Anh hùng lao động trong thời

kỳ đổi mới là xây dựng vững mạnh, đồng bộ đội ngũ, nhất là đội ngũ GVCN

Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GVCN ở trường THPT Ba Đình” với suy tư góp thêm một giải

pháp nhằm góp phần chấn chỉnh nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức

HS trong giai đoạn hiện nay

2/ Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ GVCN lớp, nêu lên vị trí vai trò củaGVCN đối với công tác quản lý và giáo dục HS

- Đề xuất các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm tăng cường nâng caochất lượng giáo dục

- Tìm ra được các giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý,giáo dục HS của đội ngũ GVCN

3- Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài, tôi lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau: thống kê,phân tích, so sánh, rút ra ưu nhược để lựa chọn nội dung và biện pháp

4- Giới hạn nghiên cứu

Đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT Ba Đình năm học 2011- 2012

5- Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được triển khai theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc quản lý xây dựng,bồi dưỡng đội ngũ

GVCN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Chương 2: Thực trạng đội ngũ GVCN ở trường THPT Ba Đình

Chương 3: Một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GVCN ở trường

THPT Ba Đình

Trang 3

PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ch

ươ ng 1 :

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG, BỒI DƯỠNG

ĐỘI NGŨ GVCN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG THPT

1.1/ Cơ sở lý luận

1.1.1/ Khái niệm quản lý, xây dựng , bồi dưỡng

Theo giáo trình quản lý của Học viện quản lý giáo dục - Bộ GD-ĐT thì:

- “ Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp qui luật của

chủ thể quản lý các cấp đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm bảo đảm sự vậnhành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tụcphát triển và mở rộng hệ thống về mặt số lượng cũng như chất lượng”

Xây dựng đội ngũ: “Là hệ thống các biện pháp tác động có mục đích củachủ thể quản lý giáo dục đến đội ngũ GV theo yêu cầu đặt ra nhằm định hướngcho việc quy hoạch, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ GV một cách thốngnhất, khoa học, hiệu quả”

Bồi dưỡng: “là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạchậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệptheo các chuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động

có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năngchuyên môn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn”

Như vậy, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ là hệ thống biện pháp thống nhất và cómối quan hệ mật thiết Xây dựng đội ngũ để làm tốt công tác bồi dưỡng, sử dụng vàngược lại, bồi dưỡng, sử dụng để xây dựng đội ngũ một cách hiệu quả

- Đội ngũ GVCN: Trong nhà trường, đội ngũ GV ở trong tập thể sư phạm.Tập thể sư phạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sư phạm, đứngđầu là hiệu trưởng Tập thể sư phạm liên kết các GV, CB, NV thành một cộngđồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, có phương thức hoạt độngnhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường

Đội ngũ GV là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhàtrường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là nhân tố quyết định chất lượng đàotạo của nhà trường Vì vậy cần bồi dưỡng để phát triển đội ngũ GV

Mục tiêu và vai trò của phát triển đội ngũ là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhânlực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người

GV hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thựchiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn,cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai

Trang 4

- Chất lượng giáo dục: “Chất lượng giáo dục là mục tiêu cần đạt được của các

cơ sở giáo dục Chất lượng giáo dục được hiểu chung nhất là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài”.Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân vàyêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục

Luật Giáo dục đã khẳng định “1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng

cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng: Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếutố: yếu tố con người như: đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, họcsinh, phụ huynh, cấp uỷ chính quyền ; yếu tố nội dung chương trình, sách giáo khoa,vấn đề đánh giá thi cử; yếu tố cơ sở vật chất trang thiết bị; yếu tố môi trường giáodục Trong đó, yếu tố con người, nhất là đội ngũ người thầy giữ vị trí chủ đạo vàquyết định nhất Vì vậy, xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu, đồng đều về chất lượng là yêu cầu đòi hỏi của các nhà trường Nhiệm vụ củacác nhà quản lý giáo dục là phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV giỏi về chuyênmôn, vững về chính trị tư tưởng, thành thục về nghiệp vụ, tâm huyết và trách nhiệmvới nhà trường là nồng cốt; sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ trong giảng dạy

và giáo dục- nhất là công tác chủ nhiệm là điều kiện có tính quyết định

1.1.2/ Vai trò, vị trí,chức năng và nhiệm vụ , quyền hạn của GVCN

a/ Vai trò, vị trí

- GVCN lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp tổ chức học tập,rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhànước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đạidiện cho quyền lợi của tập thể lớp

Người GVCN lớp học do các vấn đề đã nêu vừa phải có năng lực thủ trưởng, lại vừa có năng lực thủ lĩnh đối với lớp học.

Năng lực "thủ trưởng" đòi hỏi phải biết ra mệnh lệnh để học sinh chấp hànhcác quyết định của nhà trường

Năng lực "thủ lĩnh" đòi hỏi phải biết "liên nhân cách" các đồng nghiệp, liênnhân cách HS mà mình phụ trách thành tập thể biết học hỏi, tập thể biết "họcthày không tày học bạn"

Người GVCN trước hết là người GVBM nên phải tinh thông khoa học bộ mônmình phụ trách, song do vai trò "lĩnh xướng" nên phải cố gắng có một nền kiếnthức rộng để phát huy hiệu quả chung trong công tác giảng dạy

Với tất cả các chức năng công việc trên, có thể khẳng định GVCN là một nhàquản lý, nhà quản lý không có dấu đỏ trong nhà trường phổ thông có sứ mệnhrất thiêng liêng Đó là người thắp sáng nhân cách toàn vẹn của thế hệ trẻ

Trang 5

- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của

HS ,phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá HS trong rèn luyện

để trở thành người tốt cho xã hội

- Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề thuộc về quản lý các hoạt động của lớp

- Kết thúc thời gian chủ nhiệm lớp phải hoàn thành hồ sơ công tác chủ nhiệmlớp cho nhà trường (hoặc người chủ nhiệm mới)

- Có thể nói nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm mang một đặc trưng mà GVBMkhông thể thay thế được Vì mỗi GVCN chính là cố vấn của tất cả HS trong lớp

Để làm tốt nhiệm vụ của mình, GVCN cần huấn luyện, bồi dưỡng khả năng tựquản cho HS để các em có khả năng tự quản lý và tổ chức mọi hoạt động của lớp

- Để HS đạt được sự chủ động, tích cực, GVCN phải xây dựng một ban cán sựlớp đầy nhiệt huyết, tự tin và đoàn kết Chọn HS nằm trong ban cán sự lớp phải

có năng lực học tập, có uy tín với bạn bè và có khả năng điều khiển điều khiểnmọi hoạt động tập thể lớp Lúc này, GVCN giữ vai trò quan sát, giúp đỡ, uốnnắn và điều chỉnh các em, không phải là người trực tiếp tổ chức và điều khiểnthay cho HS GVCNcó kịp thời giúp các em điều chỉnh quá trình hoạt động thìban cán sự mới đạt được những kết quả mong muốn GVCN phải biết khêu gợitiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất mọi hoạt động phù hợp vớiyêu cầu chủ đề của từng tháng, từng học kì và cả năm học Điều đó không cónghĩa GVCN khoán trắng, đứng ngoài mọi hoạt động của HS mà sẽ tham gia đểgiúp đỡ các em vào những lúc các em gặp khó khăn khi hoạt động Có như vậyGVCN mới đủ sức thuyết phục, thực sự chinh phục được HS để giáo dục các em

và như vậy mới có thể làm tốt nhiệm vụ của mình

Thực tế cho thấy ở các trường tiên tiến bao giờ Hiệu trưởng cũng xây dựng được

đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thạo việc và tận tâm.

c/ Quyền hạn

- Được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về HS,của lớp mình phụ trách

- Được liên hệ với GV dạy lớp mình chủ nhiệm để phối hợp giáo dục HS

- Được liên hệ với tổ trưởng bộ môn, các bộ phận có liên quan, Ban Giám hiệutrường để phản ánh tình hình giảng dạy của GV, tình hình học tập, rèn luyện của

HS và bảo vệ quyền lợi chính đáng của HS lớp mình phụ trách

- Được gọi HS cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục HS và được mời CMHS

đến trường để phối hợp giáo dục khi cần thiết

Trang 6

1.1.3/ Yêu cầu xây dựng và bồi dưỡng

Trong nhà trường phổ thông, giáo viên nào cũng có thể làm được công tác chủnhiệm, nhưng không thể ai cũng trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt Các yêu cầu để đạtgiáo viên chủ nhiệm tốt có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau

- Biết xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và biết chỉ đạo tập thể thực hiện kế hoạch

- GVCN cần có một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng sử dụng các phươngpháp chủ nhiệm; xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; cảm hóa HS; truyền đạt, thuyếtphục học sinh; xây dựng tập thể học sinh vững mạnh; kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động; phối hợp với các lực lượng khác (CMHS, Đoàn, Hội….) trong giáodục HS;

Vì GVCN là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệmgiỏi không nhất thiết là một Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế là bìnhthường Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành động.Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá, do đó khôngthể có một chương trình cài đặt sẵn mà phải lao vào làm Thấy đúng thì tổng kết

và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quytrình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết vàvạch kế hoạch mới Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát,cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán

bộ HS GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò

b) GVCN lớp là tấm gương sáng cho HS noi theo:

Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải là tấm gương sáng

về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độchuyên môn; quan hệ với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừađáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục HS theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dụcđạo đức phải trở thành thói quen của mình Có người thì quan niệm rằng, saucha mẹ, thầy cô là người gần gũi với HS hơn ai hết nên hiểu các em và nắm rõhoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then chốt của thành côngtrong giáo dục

Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo Cách hành động, suy nghĩ, cư

xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của HS và phụ huynh về GV

1.2/ Cơ sở pháp lý

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường

và ngành giáo dục, Nhà nước đã ban hành luật giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo

đã ban hành điều lệ trường THPT kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐTngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 7

- Luật giáo dục.

+ Điều 15 chương I nói rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảochất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gươngtốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sáchbảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiệnnhiệm vụ của mình…"

+ Về nhiệm vụ nhà giáo, luật giáo dục yêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêuchuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn "Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt Đạttrình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ" ( Điều 70)

+ Điều 72 - Chương IV nêu nhiệm vụ của nhà giáo: "Rèn luyện đạo đức, học tậpvăn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng chuyên mônnghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu qủa giảng dạy và giáo dục"

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn,Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập,rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huyđộng các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đềnghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớpthẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 của Bộ GD&ĐT nêu:

“Đối với giáo dục trung học: học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năngsống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, được học một cáchliên tục và hiệu quả chương trình ngoại ngữ mới để đến cuối thập kỷ thứ hai củathế kỷ 21 có trình độ ngoại ngữ ngang bằng với các nước trong khu vực”

1.3/ Cơ sở thực tiễn

Từ thực tiễn giáo dục ở các nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT BaĐình nói riêng cho thấy: đội ngũ nhà giáo giữ vị trí chủ đao và đóng vai trò quyếtđịnh đến chất lượng giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vị tríthen chốt trong quá trình thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của nhà trường

Trang 8

- Việc chọn lựa giáo viên làm công tác giảng dạy đã khó, xây dựng đội ngũ giáoviên chủ nhiệm có năng lực, thạo việc, tâm huyết và trách nhiệm đối với nhàtrường , với phụ huynh và học sinh lại càng khó hơn Vì vậy, nhiều giáo viên ngại,thậm chí né tránh làm chủ nhiệm.

- Thực tế cho thấy, trong các nhà trường , cơ chế đảm bảo cho giáo viên chủ nhiệm

và giải quyết các mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụchưa thật sự thoả đáng Các nhà trường chỉ chú trọng đến chất lượng chuyên môn,chất lượng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học chứ ít chú trọng đến

kỹ năng sống của học sinh sau khi tốt nghiệp đại học và công tác

- Trên thực tế, nhiệm vụ của GVCN là rất nhiều, GVCN hết giờ nhưng không hếtviệc Ngoài công việc quản lý học sinh, GVCN còn phải chuẩn bị một cách thườngxuyên các hoạt động sinh hoạt 15 phút, bsinh hoạt cuối tuần, chào cờ đầu tuần, cáctiết hoạt động GDNGLL và hướng nghiệp Trong khi đó, thời lượng trừ cho GVCN

có 4 tiết/ tuần

Ở các nhà trường, Hiệu trưởng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Nhànước về quản lý và giáo dục học sinh, nhưng Hiệu trưởng không thể làm tất thẩymọi việc mà trước hết phải thông qua đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, nhất làđội ngũ GVCN lớp Chất lượng công tác quản lý đến đâu tuỳ thuộc rất lớn vào chấtlượng đội ngũ GVCN lớp Vì vậy, xây dựng đội ngũ GVCN lớp đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu ( Giữa các tổ chuyên môn, các lứa tuổi, giới tính )và đồng đều

về chất lượng là yêu cầu cơ bản của công tác quản lý

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG, BỒI DƯỠNG

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH

2.1) Đôi nét về giáo dục Nga Sơn

Nga Sơn là huyện thuần nông ven biển phía đông bắc tỉnh Thanh Hoá với 27 xãthị trấn, hơn 15 nghìn dân, trong đó 1/3 theo đạo Thiên chúa Đây là vùng chiêmtrũng, cách biệt với bên ngoài Trong những năm qua, nền kinh tế- xã hội của địaphương có bước chuyển mình, song về cơ bản vẫn là huyện nghèo

Những khó khăn của kinh tế- xã hội của địa phương đã tác động không nhỏ đến

sự phát triển giáo dục Nhưng chính bằng sự quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền vànhân dân trong toàn huyện, trên cơ sở phát huy nội lực của ngành giáo dục, chấtlượng giáo dục thực sự bứt phá đi lên Tuy vậy, so với yêu cầu tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao, giáo dục Nga Sơn vẫn đặt ra những yêu cầu cấp thiết, nhất là côngtác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh

Công tác quản lý và giáo dục học sinh là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và

xã hội , trong đó nhà trường giữ vị trí trung tâm Thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện

uỷ Nga Sơn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành giáo dục đã có nhiều đổi

Trang 9

mới trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó nhấn mạnh đếnvai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý và giáo dục đạo đức học sinh

.2.2) Thực trạng công tác giáo dục của trường THPT Ba Đình.

Trường THPT Ba Đình thành lập năm 1963, đến nay đã trải qua gần 50 năm xâydựng và trưởng thành Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên vừa “ hồng”

và vừa “chuyên” Chính điều ấy đã tạo dựng được thương hiệu cho nhà trường làđơn vị Anh hùng lao động và trường chuẩn Quốc gia

Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu vượt khóvươn lên, nhà trường liên tục đạt được thành tích xuất sắc Nhà trường nhiều nămđược xếp trong top 10 trường THPT dẫn đầu ngành giáo dục Thanh Hoá về kết quảthi học sinh giỏi, được Bộ GD-ĐT vinh danh trong top 200 trường THPT chất lượnghàng đầu của cả nước Hàng năm, nhà trường có trên 70% học sinh xếp loại khá giỏi

về học lực và từ 98% trở lên xếp loại khá tốt về hạnh kiểm

Mục tiêu trong 10 năm tới là xây dựng nhà trường thành trường trọng điểm chấtlượng cao theo đề án của Huyện uỷ Khó khăn lớn nhất hiện nay là sự không đồngđều về chất lượng của đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh Thực tế đó đặt ra,muốn nâng cao chất lượng văn hoá cần thiết phải tăng cường các biện pháp quản lý,giáo dục nền nếp kỷ cương, tác phong, hình thành ý thức động cơ học tập đúng đắncho học sinh Điều đó đồng nghĩa với việc phải chọn lựa đội ngũ giáo viên chủnhiệm tốt, đáp ứng yêu cầu của phụ huynh và mục tiêu giáo dục của nhà trường

2.3) Đánh giá đội ngũ GVCN ở trường THPT Ba Đình

2.3.1 Đánh giá chung

Đội ngũ sư phạm trường THPT Ba Đình hiện nay có 80 cán bộ giáo viên nhânviên với tuổi đời bình quân là 40.Trong đó có 40% đạt giáo viên giỏi và CSTĐcấp tỉnh, hầu hết là giáo viên giỏi và CSTĐ cơ sở 100% giáo viên đạt trình độđào tạo chuẩn, trong đó có 12% đạt trình độ trên chuẩn, 15% đạt trình độ lý luậnchính trị từ trung cấp trở lên Qua đánh giá thi đua hàng năm, nhà trường có50% giáo viên chủ nhiệm được công nhận giáo viên chủ nhiệm tiên tiến và giáoviên chủ nhiệm giỏi So với mặt bằng chung trong toàn tỉnh bậc THPT, đội ngũ

sư phạm nhà trường được đánh giá là khá đồng đều về chất lượng, tâm huyết với

sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, luôn đoàn kết nhất trí

Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhất là trong khoảng 5 năm tới, các thầy

cô giáo có kinh nghiệm, đã đạt thành tích trong quản lý, giáo dục và có tinh thầntrách nhiệm cao đến tuổi nghỉ chế độ, thế hệ giáo viên trẻ mặc dù được đào tạo

cơ bản song thiếu kinh nghiệm, hạn chế về phương pháp làm việc khoa học.Trong khi đó, chất lượng tuyển sinh đầu cấp quá thấp và sự tác động đa chiềucủa xã hội đã làm cho một bộ phận học sinh sa sút về động cơ và thái độ học tập

Do yêu cầu về nguồn nhân lực xã hội và áp lực thi cử, hầu hết thời gian của đại

đa số học sinh tập trung vào học, ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng Nhậnthức về vai trò vị trí của giáo viên chủ nhiệm chưa được khẳng định đúng tầm,thậm chí có nơi, có lúc xem giáo viên chủ nhiệm có cũng được, không có cũng

Trang 10

chẳng sao Vì vậy, chất lượng quản lý, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức,

lý tưởng, nếp sống văn hoá ít được quan tâm Các nhà trường nếu không có sựthay đổi về phương thức quản lý mà trực tiếp là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thìchất lượng giáo dục toàn diện không đáp ứng được yêu cầu đặt ra

Thực trạng chung của đội ngũ giáo viên nói chung của ngành giáo dục cũngnhư đội ngũ giáo viên của trường THPT Ba Đình ngày càng có xu thế giảm vềchất lượng Nguyên nhân cơ bản là do chất lượng học sinh dự thi vào các ngành

sư phạm vừa ít, vừa yếu; chất lượng đào tạo của các trường Đại học sư phạm,nhất là về nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm không đáp ứng được yêu cầu Thực tế thunhập của giáo viên quá bất cập so với thu nhập của xã hội Trong khi đó, côngviệc của giáo viên chủ nhiệm quá nhiều, ngày càng phức tạp nhưng hầu nhưchưa có chế độ đãi ngộ thoả đáng GVBM thực hiện một tiết thao giảng đượccông nhận GV giỏi các cấp thì được quan tâm rất nhiều đến công tác thi đuakhen thưởng, trong khi đó GV làm chủ nhiệm tất bật, suy tư, bỏ rất nhiều côngsức trong 1 năm may ra mới được công nhận GVCN giỏi thì ít ai chú ý, cóchăng cũng chỉ ở một thời điểm nào đó Chính vì điều đó, GVCN hoặc là làmkhông hết trách nhiệm, thậm chí thờ ơ với công việc này, hoặc là ngại, né tránh.Đội ngũ GVCN ở trường THPT Ba Đình không tránh khỏi thực trạng này

2.3.2 Đánh giá các lĩnh vực

a Về tư tưởng chính trị, đạo đức và ý thức trách nhiệm :

- Hầu hết GVCN có lập trường chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, yêungành yêu nghề, ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao, là tấmgương sáng cho HS noi theo Được Hiệu trưởng giao lớp chủ nhiệm, bản thânmỗi người luôn cố gắng học hỏi, sát sao tình hình HS để phối hợp các lực lượngtìm mọi cách làm hay, biện pháp tốt để xây dựng tập thể lớp vững mạnh

- Quan điểm giáo dục toàn diện chưa được chú trọng đúng mức, công tác đánhgiá HS còn có sự lệch pha giữa các GV với nhau và trong những khoảng thờigian khác nhau Bản thân mỗi GV không đủ thời gian vật chất, kỹ năng trongcông tác chủ nhiệm chưa thành thục, thiếu tính chủ động trong công tác quản lý

Vì vậy, không nắm bắt được diễn biến tư tưởng hành vi của HS

b Về lòng nhân ái sư phạm

Để trở thành GVCN tốt, ngoài năng lực chuyên môn, GVCN cần phải có niềmtin, là chỗ dựa tinh thần của các em, gần gũi, chia sẻ, động viên, khích lệ HSphấn đấu vươn lên Thành công của công tác chủ nhiệm không những biểu hiện

ở nền nếp kỷ cương, sự đoàn kết trong tập thể lớp mà còn thể hiện ở môi trườngtập thể tin cậy, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau Ở đó, các em được phát triển toàndiện nhân cách, được khuyến khích các năng lực sáng tạo, được thể hiện và rèncái “ tôi” theo hệ giá trị chuẩn mực của cộng đồng

Ở lứa tuổi HS đang tập làm người lớn, có những biểu hiện không đúng theoyêu cầu đặt ra- đó cũng là lẽ tự nhiên Nhiệm vụ của người GVCN phải luôn làngười bạn đồng hành, luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu, là chỗ dựa tin cậy với tấm

Trang 11

lòng bao dung, độ lượng, vị tha để các em bọc bạch tâm tư tình cảm, những sắcthái trái chiều Trên cơ sở đó, GVCN định hướng cho các em giá trị sống, rènluyện kỹ năng và kiểm soát được hành vi.

Thực tế, đội ngũ GVCN của nhà trường đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản.Trong những chừng mực nhất định, GVCN chưa quán xuyến, kiểm soát hếtđược hành vi của các em, chưa có những tác động đúng tâm lý, thậm chí cónhững lúc tỏ ra thờ ơ, vô tình Trước những sai lầm của các em, các thầy cô đềnghị các hình thức kỷ luật cao như đưa các em ra khỏi lớp coi như hết tráchnhiệm mà không chú ý đến hoàn cảnh riêng tư, đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi

c Về năng lực chủ nhiệm.

Năng lực chủ nhiệm của GV có thể được thể hiện ở 10 lĩnh vực Đây làđiểm cốt yếu của người làm công tác quản lý HS Đó là khả năng nắm vững mụctiêu, kế hoạch, khoa học tâm lý, khoa học giáo dục và vận dụng vào từng đốitượng HS cụ thể Đó là:

1.Kỹ năng tìm hiểu đối tượng HS

2.Kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

3.Kỹ năng quản lí toàn diện hoạt động của HS trong một lớp

4.Kỹ năng giáo dục toàn diện HS và giáo dục HS cá biệt

5.Kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác

6.Kỹ năng đánh giá kết quả giáo dục

7.Kỹ năng xây dựng dư luận tập thể lành mạnh

8.Kỹ năng xây dựng, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp

9.Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục (tổ chức giờ sinh hoạt lớp, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, hoạt động hướng nghiệp,hoạt động lao động)

10.Kỹ năng làm việc với hồ sơ chủ nhiệm

Trong những năm qua, nhà trường đã tập trung bồi dưỡng hệ thống kỹ năngnày và đã đạt được những thành công nhất định Chất lượng các tập thể lớp vàđạo đức HS có chuyển biến tích cực.HS không chỉ học giỏi mà còn chăm ngoan,

có động cơ và ý thức học tập đúng đắn, có kỹ năng ứng xử đúng mực và linhhoạt trong cuộc sống Tuy vậy, việc hình thành và thực hiện kỹ năng của GVCNchưa đều, có những mặt mang tính ứng phó, chủ yếu là thủ tục mà chưa chútrọng đến chất lượng và hiệu quả công việc

d) Năng lực làm công tác xã hội hoá giáo dục

Lớp học là hình ảnh thu nhỏ của nhà trường, GVCN vừa là “thủ trưởng”, vừa

là “thủ lĩnh” lớp học Cùng tác động quản lý, giáo dục HS có nhiều lực lượngnhư GVBM, các tổ chức, ban đại diện cha mẹ HS thì GVCN đóng vai trò trungtâm phối hợp huy động lực lượng tham gia động viên khuyến khích phong tràohọc tập và tham gia quản lý giáo dục HS của phụ huynh lớp, của Ban đại diệnCMHS của trường, các đơn vị đóng trên địa bàn,tham gia họp với phụ huynh

Ngày đăng: 23/05/2014, 21:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng ký hiệu viết tắt - Quản lí xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT
Bảng k ý hiệu viết tắt (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w