Nghị luận về một vấn đề xã hội đã từng được đề cập đến trong chương trình cải cách giáo dục song chưa được chú trọng, thời lượng dành cho phần học này chỉ rất ít, giáo viên giảng dạy cũn
Trang 1Nâng cao chất văn cho bài văn nghị luận xã hội của học sinh
Trường THPT Như Thanh 2 qua giờ học tự chọn.
A Đặt vấn đề
I Lí do chọn đề tài.
Nghị luận về một vấn đề xã hội đã từng được đề cập đến trong chương trình cải cách giáo dục song chưa được chú trọng, thời lượng dành cho phần học này chỉ rất ít, giáo viên giảng dạy cũng chưa chú ý hướng dẫn học sinh kĩ năng làm kiểu bài
này.Hiện nay ngoài tiết học chính khoá, trường THPT Như Thanh 2 còn xếp thêm một số giờ học văn tự chọn Do đó tôi muốn qua những giờ học tự chọn này để bồi dưỡng các em kĩ năng viết văn nghị luận xã hội Thực tế hiện nay phần lớn học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Như Thanh 2 nói riêng viết văn nghị luận
xã hội còn khô khan, thiếu chất văn Bài viết không sinh động, ý còn nghèo nàn, lập luận thiếu lôgíc chặt chẽ Bài viết không thực sự có hiệu quả, thuyết phục được ngườiđọc Vì vậy tôi chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm hướng dẫn học sinh viết nghị luận xã hội có hiệu quả
II Lịch sử vấn đề.
Dạng đề văn nghị luận xã hội chiếm một phần quan trọng trong cấu trúc đề văn của học sinh THPT trong các kì thi Vấn đề này cũng được nhiều giáo viên tâm huyếtvới nghề quan tâm song chưa có một bài viết hay chuyên đề cụ thể, đầy đủ về việc nâng cao chất văn cho bài văn nghị luận xã hội mà chủ yếu chỉ hướng dẫn học sinh cách xử lí tình huống trong từng đề, giải quyết vấn đề thẳng thắn, đơn giản như một thao tác trả lời câu hỏi dạng vấn đáp thông thường đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, trình bày quan điểm của người viết Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề trên để cùng đồng nghiệp trao đổi nhằm tạo cho bài văn nghị luận xã hội của học sinh thực
sự mang chất văn
III Mục đích nghiên cứu.
Trang 2Trong bộ môn Ngữ văn, ngoài việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức, người giáo viên văn còn có trách nhiệm giúp học sinh biết cách tạo lập văn bản qua những tiết làm văn Trong các loại văn bản mà học sinh cần biết tạo lập thì văn bản nghị luận là loại văn bản rất quan trọng vì nó giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy lôgic, thể hiện trình độ kiến thức và kĩ năng làm văn Đồng thời, đây cũng là loại văn bản mà người ra đề trong các kì thi quan trọng yêu cầu học sinh thực hiện.Mục đích của đề tài này là nâng cao chất văn cho bài nghị luận xã hội.
IV.Đối tượng nghiên cứu.
- Dạng bài nghị luận xã hội của phần làm văn trong chương trình ngữ văn THPT
- Hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong các giờ học tự chọn
V.Phạm vi đề tài.
Đề tài được sử dụng trong các giờ học văn tự chọn của giáo viên và học sinh THPT
VI.Giá trị sử dụng của đề tài.
Đề tài có giá trị tham khảo làm tài liệu giảng dạy và học tập đối với giáo viên và học sinh trong những giờ học tự chọn phần làm văn chương trình THPT
Trang 3sở khoa học cũng như thực tiễn
2 Bài văn nghị luận xã hội.
Nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề xã hội (Mối quan hệ con người trong xã hội, những đòi hỏi của cuộc sống cũng như yêu cầu của con người, thực trạng xã hội và các hiện tượng đời sống ) Mục đích cuối cùng của nó là thể hiện chính kiến, quan niệm của người viết về vấn đề đặt ra đồng thời tạo
ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Yêu cầu đối với bài văn nghị luận xã hội trước hết cũng là đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung Bên cạnh đó bài văn nghị luận xã hội cũng cần đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội Đảm bảo mục đích, tư tưởng: Phải
vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội
3 Chất văn trong bài văn nghị luận xã hội.
Trang 4Trước hết, một bài văn nghị luận xã hội được xem là có tính chất văn chương khi bên cạnh hệ thống ý mạch lạc, sắc sảo người viết còn thể hiện lòng nhiệt tình trong chính kiến, quan niệm của cá nhân mình về vấn đề đưa ra bàn luận Lòng nhiệt tình
ấy trước hết được bộc lộ ở thái độ nghiêm túc xem xét vấn đề một cách thấu đáo để
có thể đi đến cùng trong cắt nghĩa, lí giải và đánh giá Đồng thời khi có lòng nhiệt tình người viết bao giờ cũng thể hiện một thái độ, lập trường rõ ràng đối với vấn đề bên cạnh đó yếu tố cảm xúc là không thể thiếu : Niềm vui, sự tin tưởng với điều tốt, nỗi đau buồn và khát vọng đổi thay trước những mất mát, băng hoại Bên cạnh đó ngôn ngữ cần chính xác, truyền cảm, cách diễn đạt giàu hình ảnh, sử dụng hợp lí và sáng tạo những cách liên tưởng, so sánh là điều cần thiết để góp phần tạo tính chất văn chương cho bài nghị luận xã hội
Chương II Phương pháp nâng cao chất văn cho bài nghị luận xã hội qua giờ học
Đề số 1: “ Ta hỏi một con chim : ngươi cần gì ? Chim trả lời : ta cần bay Một con
chim được ăn kê béo trog lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng
Ta hỏi một dòng sông : ngươi cần gì ? Sông trả lời : ta cần chảy Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi bíên mất Ta hỏi một con tàu : ngươi cần gì ? Con tàu trả lời : ta cần được ra khơi Một con tàu không ra khơi chỉ
là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian Ta hỏi một con người : ngươi cần gì ? Con người này trả lời : ta cần được lao động trong sáng tạo ”
( Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều )
Trang 5Trình bày suy nghĩ cuả anh ( chị ) về vấn đề được đặt ra trong đọan văn trên.
Đề số 2: Đọc truyện “Tấm Cám” anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa
người tốt và kẻ xấu,giữa cái thiện và cái ác trong xã hội thời xưa?
Đề số 3: Trong cuốn Chia sẽ tâm hồn và quà tặng cuộc sống của hai tác giả Jack
Canfield và Mark Victor Hasen có mẩu chuyện sau:
Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi vã
dữ dội với cậu con trai Paco của mình Ngày hôm sau ông phát hiện giường của Paco trống không – cậu bé đã bỏ nhà đi Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận về những điều đã xãy đến, Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng, với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất cả Jorge đến một cửa hiệu nổi tiếng ở trung tâm thị trấn và dán một tấm giấy có dòng chữ: “ Paco, con hãy trở về nhà Bố yêu con Hãy gặp bố ở đây vào sáng mai con nhé !” Sáng hôm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì không chỉ có một, mà đến bảy cậu bé cùng có tên Paco bỏ nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy
Đọc mẩu chuyện trên anh (chị) có suy nghĩ gì ?
Đề số 4: Suy nghĩ của anh (chị) về sự trở lại của trào lưu sống giản dị trong giới trẻ
ngày nay?
Đọc kĩ đề, chú ý vào những cụm từ, hình ảnh và cách diễn đạt, học sinh sẽ nhận
ra yêu cầu mà người ra đề đặt ra:
Đề 1: Đề bài yêu cầu bàn về vấn đề được đặt ra trong đoạn văn của tác giả Nguyễn
Quang Thiều: Vai trò của lao động trong sáng tạo Để thực hiện yêu cầu đề, học sinh cần chú ý tới tương quan giữa hai hệ thống hình ảnh: Con chim và con gà bé bỏng, dòng sông và vũng nước, con tàu và vật biết nổi trên mặt nước Giữa hai hệ thống ấy
có những từ chỉ hoạt động lao động như bay, chảy, ra khơi – những hoạt động để con chim, dòng sông, con tàu được là chính nó và trở nên có giá trị Từ đó, học sinh sẽ xác định được ẩn ý của tác giả trong đoạn văn như một cơ sở hình thành ý tưởng
Đề 2: Đề bài yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa người tốt
và kẻ xấu,giữa cái thiện và cái ác trong xã hội thời xưa qua chuyện “Tấm Cám”.Học sinh cần phân tích sơ lược câu chuyện để làm nổi bật vấn đề xã hội đặt ra trong đó qua nhân vật và tình tiết cốt truyện
Trang 6Đề 3: Đề bài yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về vấn đề được đặt ra từ mẩu chuyện
Trước hết cần xác định chính xác vấn đề đặt ra bằng việc đọc kĩ văn bản được dẫn, tìm những thông tin quan trọng trong đó Có ba thông tin đặc biệt quan trọng : suy nghĩ của người cha ,lời người cha nhắn nhủ tới cậu con trai và hiệu quả của lời nhắn
Từ việc xác định chính xác vấn đề đặt ra, cần có sự lí giải thích hợp và liên hệ mở rộng để bài viết trở nên thuyết phục
Đề 4: Đề bài yêu cầu học sinh bàn luận về sự trở lại của trào lưu sống giản dị của
thanh niên ngày nay.Một bộ phận thanh niên tiến bộ ngày nay không đua đòi tiêu xài hoang phí mà trở lại lối sống giản dị song vẫn giữ được nét đẹp hiện đại trẻ trung.Đó
là lối sống tốt,cần phổ biến rộng rãi và kêu gọi mọi người hưởng ứng
1.2 Xác định thái độ.
Để có thể có một thái độ đúng với vấn đề đặt ra, ngoài việc nhận diện chính xác và sâu sắc bản chất vấn đề, cần có những hiểu bíêt nhất định về chuẩn mực đạo đức và các chuẩn đánh giá chung của xã hội Trên cơ sở hiểu biết chung ấy, người viết cần xem xét vấn đề có những đánh giá chính xác về tính chất của nó: tích cực hay tiêu cực, đúng hay sai, phiến diện hay toàn diện Sự đánh giá này rất quan trọng vì nó là
cơ sở để người viết bộc lộ thái độ của mình: khen hay chê, đồng tình hay phản đối, khâm phục nể trọng hay bất bình phẫn nộ Khi bộc lộ thái độ, cần rõ ràng, minh bạch song không nên cực đoan vì sẽ gây phản cảm và làn giảm tính nghiêm túc của bài viết Hãy đọc đoạn trích từ bài làm văn của một em học sinh:
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam.
“Ngày xưa mới có học trò kính sợ thầy hơn cha bởi quan niệm “quân – sư – phụ” Còn ngày nay nhiều trò vì bị thầy cô trách phạt mà giở trò du côn hành hung
cả thầy cô của mình Nhưng điều này không thể hoàn toàn quy lỗi cho học sinh Có những thầy cô không mẫu mực tham gia tệ nạn, suy thoái đạo đức Thử hỏi làm sao học sinh có thể tôn sư ? Nên ngày nay trò không còn tôn sư, thầy không còn giữ đạo”
Trong bài văn trên, em học sinh đã thể hiện một thái độ rất rõ ràng: gay gắt lên án cái xấu, cái ác và những tiêu cực trong xã hội – điều này tạo cho bài viết một “khẩu
Trang 7khí” mạnh mẽ, rất dễ thuyết phục người khác Tuy nhiên, sai lầm của em lại là quá cực đoan khi nhìn nhận xã hội: em chỉ nhìn thấy cái xấu mà không thấy cái tốt, chỉ thấy mặt trái mà không có cái nhìn toàn diện về các hiện tượng trong xã hội Một bài viết mà người viết thiếu thiện chí và bi quan có thể sẽ được tán thưởng bởi những kẻ thiển cận và nông nổi chứ không thể tạo ra hiệu ứng tốt trong xã hội.
2.1 Nghị luận về một tư tưởng – đạo lí.
Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn (tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, nhà văn nổi tiếng ).Như đề 1 (đã dẫn)
Đối với dạng đề này, để giải quyết vấn đề, ta cần lưu ý cách xem xét nó từ nhiều góc độ Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi Sau đây là một số dạng câu hỏi chính:
- Vấn đề đó là gì ? - Vấn đề đó như thế nào ? - Vì sao lại như thế ?
- Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân ?
Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận về một tưtưởng đạo lí cần được triển khai theo bốn bước cơ bản sau:
- Giải thích cắt nghĩa; - Lí giải; - Đánh giá ; - Liên hệ
Cụ thể như sau:
Trang 8Bước 1: Giải thích cắt nghĩa.
Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khac nhau
Có những đề bài khâu giải thích có thể làm rất gọn gàng, đơn giản nhất là khi trong yêu cầu nhận định không có những khái niệm phức tạp Thế nhưng lại có những đề bài, những khâu giải thích cần làm rất công phu Chẳng hạn với quan niệm của Viên
Mai “Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cứng
cỏi và cường bạo,giữa tiết kiệm và keo kiệt, giữa trung hậu và khờ khạo, giữa sáng suốt và cay nghiệt, giữa tự trọng và tự đại, giữa khiêm tốn và hèn hạ Mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau.”
hạn với vấn đề nhận thức đặt ra trong quan niệm của J.Houston “chúng ta sẽ nắm
được 10% những gì đọc được, 15% những gì nghe thấy và 80% những gì từ trải nghiệm” Ta có thể đặt ra những câu hỏi sau:
- Vì sao chúng ta chỉ tiếp thu được một phần nhỏ những gì đọc được, nghe thấy ?
- Vì sao chúng ta sẽ nắm được phần lớn những gì từ trải nghiệm ?
Việc suy nghĩ tìm câu trả lời sẽ giúp ta tháo gỡ dần để tiếp cận và nắm vững bản chất vấn đề
Bước 3 Đánh giá
Đây là phần việc để học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức độ cao nhất, cũng
là phần việc gây khó khăn cho học sinh nhiều nhất
Vì vậy, trước hết chúng ta cần đánh giá vấn đề ở các bình diện, khía cạnh khác nhau : ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế
Từ sự đánh giá trên các bình diện, ta cần nhìn nhận giá trị của vấn đề như một bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như
Trang 9trong tình cảm, tư tưởng để tự mình bồi đắp, nâng cao kinh ngiệm sống, ứng xử trongđời sống.
Bước 4 Liên hệ
Ta có thể tuỳ theo yêu cầu và tính chất cụ thể của từng vấn đề mà liên hệ - mở rộng.Song phải đảm bảo phần liên hệ gần gũi với thực tế và bản thân
2.2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Khác với dạng đề bàn về một tư tưởng đạo lí, dạng đề này thường nêu lên một hiệntượng có thật trong đời sống Đó có thể là một hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể
là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội hoặc có cả hai mặt Như thế đòi hỏi người viết bằng nhận thức của bản thân phải thể hiện được chủ kiến của mình Bằng phân tích và lập luận ca ngợi biểu dương cái chân, thiện, mĩ và lên án vạch trần cái xấu, cái
ác Tất nhiên những hiện tượng đời sống nêu trong các đề văn này vừa phải gần gũi với tuổi trẻ học đường vừa có ý nghĩa lớn lao đối với cả cộng đồng dân tộc và thế giới.Như đề 4 (đã dẫn)
Đề luyện tập viết các bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống cần trải qua bốn bước cơ bản sau:
Bước 1: Nêu thực trạng
Khi phản ánh thực trạng ta cần đưa ra những con số, những thông tin cụ thể tránh lối nói chung chung mơ hồ Chẳng hạn muốn bàn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cần tìm về con sông đang bị ô nhiễm nặng nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất gây ô nhiễm hiện có mặt trong nguồn nước sông
Bước 2: Phân tích nguyên nhân
Khi phân tích nguyên nhân nên chú ý tới các mặt khách quan và chủ quan Chẳng hạn với hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là hệ thống giao thông còn nhiều bất cập từ việc phân luồng, biển báo, chất lượng phương tiện
Nguyên nhân chủ quan là do người tham gia giao thông chưa ý thức về trách nhiệm, luật pháp
Bước 3: Nêu hậu quả
Trang 10Khi đánh giá hậu quả cần xem xét ở các phạm vi cá nhân-cộng đồng, hiện tại-tươnglai Ví dụ nạn bạo hành phụ nữ không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với chính người bị bạo hành về sức khoẻ, tâm lí mà còn ảnh hưởng tới toàn xã hội trong quá trình phát triển.
Bước 4: Nêu giải pháp
Khi tìm giải pháp ta cần xem lại nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt nhất Xuất phát từ đó ta sẽ có những giải pháp hiệu quả để khắc phục những tồn tại trên
Về cơ bản, bài nghị luận về hiện tượng đời sống cần sự bộc lộ vốn hiểu biết và lập trường, thái độ của người viết về hiện tượng được nêu Vì vậy ngoài việc nắm vững các bước cơ bản trong quá trình làm bài, người viết còn cần thể hiện tiếng nói cá nhân và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc sảo bài viết mới có sức thuyết phục
2.3.Nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
Đây là dạng đề tổng hợp đòi hỏi học sinh kiến thức về cả hai mảng văn học và đờisống cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn
đề xã hội Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu hs bàn bạc rộng ra vấn đề xã hội đó Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học hoặc một câu chuyện ngắn nào đó.Như đề 2,3 đã dẫn
Để làm dạng bài này, người viết trước hết phải phân tích tác phẩm theo hướng làm
rõ vấn đề xã hội cùng với các khía cạnh các phương diện biểu hiện của nó Nếu vấn
đề đặt ra mang màu sắc tư tưởng - đạo lí thì cần trở lại mô hình cắt nghĩa – lí giải - đánh giá – liên hệ Nếu vấn đề đặt ra là một hiện tượng đời sống cần trở lại
mô hình thực trạng- nguyên nhân - kết quả - đề xuất ý kiến Cần lưu ý là dạng bài
này rất dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để đánh giá chất lượng về nội dung - nghệ thuật của văn bản tác phẩm.Còn mục đích của nghị luận xã hội là phân tích, đánh giá để đưa ra ý kiến về vấn đề
Trang 11xã hội được đặt ra ở văn bản tác phẩm đó Trên cơ sở hiểu biết chung về cách làm bài, học sinh cần vận dụng để lập dàn ý cho những đề bài cụ thể Dàn ý càng rõ ràng, mạch lạc, bài viết càng dễ triển khai và có sức thuyết phục cao
3.Tổ chức điểm nhìn và sử dụng lời văn.
3.1 Tổ chức điểm nhìn.
Điểm nhìn trong bài văn nghị luận tất nhiên không thể phong phú đa dạng như điểm nhìn trong tác phẩm văn chương Việc lựa chọn điểm nhìn có liên quan tới việc thể hiện thái độ, bày tỏ cảm xúc làm nên sức hấp dẫn cho bài văn, thậm chí tạo nên cái gọi là “ đẳng cấp” cho bài văn.Trong văn nghị luận, thường thì người viết luôn kếthợp điểm nhìn bên ngoài (để tạo tính chất khách quan, khoa học) với điểm nhìn bên trong (để thể hiện sự đồng cảm và sự tâm huyết, say mê) đối với vấn đề cần bàn luận.Điểm nhìn bên ngoài thường được lựa chọn khi lí giải, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ
về vấn đề Khi thể hiện điểm nhìn bên ngoài, người viết là người đi tìm hiểu, khi thể hiện điểm nhìn bên trong, người viết là người cảm nhận như một người trong cuộc Chẳng hạn, trong bài viết về tình mẫu tử qua tiếng hát ru, viết như thế này là viết
với điểm nhìn bên trong – người viết như một người đang cảm nhận lời ru: “Tiếng ru
à ơi vẳng lại từ cuối làng, xa xa Giọng người mẹ ấm lên trong làn gió đầu đông lạnh lẽo Có lẽ trái tim sắt đá nhất cũng phải chảy mềm ra khi nghe tiếng à ơi à ơi đang vang lên từ trong trái tim người mẹ ấy Tôi như được trở về với sự bình lặng đầu tiên trong cõi đời người, hoà mình vào tình yêu thương đang thấm nhuần trong từng mạch máu Có lẽ chính cái ngọt ngào, ấm áp ấy đã nuôi dưỡng bao tâm hồn con người, từ khi chỉ là một sinh linh bé bỏng cho đến lúc trưởng thành Phải chăng, đó cũng chính là nguyên cớ để Nguyễn Duy cảm ra cái hồn của tiếng hát ru ?
Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru”
Còn viết như thế này là viết với điểm nhìn bên ngoài – người viết như một người đang tìm hiểu để phân tích, đánh giá:
“Lời ru mang tình cảm mẹ dành cho con Đó là tình yêu thương, niềm hy vọng, sự
tự hào cảu mẹ gửi gắm qua giai điệu êm đềm Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ là tình