1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT trần phú

22 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 393,16 KB

Nội dung

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dụctoàn diện học sinh, do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lựclượng xã hội, được tiến hành xen kẽ

Trang 1

MỤC LỤC

I- MỞ ĐẦU……….……… 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……….1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……….2

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……… 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….2

II – NỘI DUNG SKKN……… ……… 2

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN……… ……….2

2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ……… ……… ……… 3

2.1 Thực trạng……… 3

2.2 Kết quả của thực trạng……… ………5

3 GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN……… 5

3.1 Hoàn thiện tố chất, đáp ứng yêu cầu của một GVCN lớp tốt……….5

3.2 GVCN nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh học sinh… … 6

3.2.1 Đối với học sinh……… 6

3.2.2 Đối với phụ huynh học sinh……… 7

3.3 GVCN xây dựng một ban cán bộ lớp, cố vấn xây dựng BCH chi đoàn …8 3.4 Để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện theo một quy trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ… …… 9

3.5 GVCN đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL……….…… 10

3.6 GVCN đưa thi đua vào từng HĐGDNGLL……….……….11

3.7 GVCN tăng cường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường……… 12

3.8 GVCN xây dựng và phát triển tập thể học sinh……… 13

4 HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI SKKN……… 14

III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 17

Trang 2

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dụctoàn diện học sinh, do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lựclượng xã hội, được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trong phạm

vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằmgiúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xãhội của dân tộc và nhân loại Hoạt động ngoài giờ lên lớp với mục đích là giáodục toàn diện học sinh, với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học là nhằm khắcsâu các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức ngoài giờ học Từ đó giúp các emtrang bị đầy đủ khả năng để có thể hòa nhập với xã hội

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp rất quan trọng Ngoài giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm còn cótrách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham giasinh hoạt, giao lưu nhằm nâng cao các kỹ năng học tập chung, kỹ năng vận dụngcác kiến thức đã học vào thực tiễn trong cuộc sống, đồng thời hạn chế các tệ nạn

xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường

Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, tôi thực sự lo lắng Bởi họcsinh của trường tôi- Trường THPT Trần Phú, các em đến từ 27 xã, đa phần làcon em nông dân thuộc hộ nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả, lạikhông thường xuyên được tiếp xúc với các hoạt động phong trào nên ít dám thểhiện mình… Cộng thêm với ý thức học tập, ý thức tham gia các hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp của học sinh, sự tạo điều kiện của các bậc phụ huynh cònchưa cao, chưa đồng đều đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức,thực hiện và hiệu quả, chất lượng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 3

Thực tế đó đã khiến tôi trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài :

“GVCN với công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Trần Phú”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tôi rất tâm đắc với đề tài này, với mong muốn nâng cao hơn nữa chấtlượng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, khiến nó thực sự trở thành điềukiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trìnhgiáo dục và đào tạo học sinh Góp phần giúp các em học sinh trường THPT TrầnPhú trở thành người lao động mới: có bản lĩnh, có năng lực, thích ứng được vớithực tiễn xã hội luôn đổi thay và phát triển như hiện nay

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

170 học sinh khối 12 và khối 10 Cụ thể ở bốn đơn vị lớp: 12A(40 họcsinh); 12B (42 học sinh), 10C (45 học sinh), 10E (43học sinh)

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ: Tài liệu trên mạng Internet vềhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp so sánh đối chiếu và tổng hợp

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được thực hiệnngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộnghiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thóiquen sống trong cộng đồng, sống vì cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sởthích của từng cá nhân” (Sách giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp - Bộ GD - ĐT)

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lý chỉ đạo với sựtham gia của các lực lượng xã hội, được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạtđộng dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội Hoạt độngnày diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đàotạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, từ nhà trường đếncác làng bản và đến tận các gia đình học sinh Vì thế nó có vai trò, vị trí rất quan

Trang 4

trọng, là cầu nối hai chiều giữa nhà trường và xã hội, tạo điều kiện cho nhàtrường phát huy vai trò của mình với đời sống xã hội, mở ra khả năng thuận lợi

để gắn học với hành, nhà trường với xã hội, là điều kiện và phương tiện để huyđộng sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo học sinh.Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm:

- Hoạt động chính trị - xã hội nhân văn;

- Hoạt động văn hóa nghệ thuật;

- Hoạt động thể dục thể thao;

- Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp;

- Hoạt động vui chơi giải trí

Song để đạt hiệu quả cao và phù hợp với thực tế của trường THPT Trần Phú ,tôi chỉ tập trung chủ yếu vào một số loại hình hoạt động như: Hoạt động xã hội

và nhân văn, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lao động công ích,vui khỏe và giải trí

2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

2.1 Thực trạng

Có thể nói rằng, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vai tròquan trọng trong công tác giáo dục học sinh, giúp học sinh có những hiểu biếtđúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại, góp phần hoànthiện nhân cách Đồng thời, nó đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường Giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiều nội dung phong phú, nếu tiến hành tổchức tốt các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứatuổi thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao, góp phần hoàn thành một cách tốt nhất mụctiêu đào tạo của cấp học

Tuy nhiên, công tác giáo dục học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lênlớp ở trường THPT Trần Phú hiện nay còn có một số vấn đề tồn tại:

Trước hết, hoạt động ngoài giờ lên lớp còn nghèo nàn về nội dung, đơn điệu

về hình thức… chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh vàxứng tầm với vai trò, vị trí của nó

Trong các hoạt động phong trào, tuỳ vào khả năng, năng khiếu của học sinhnên thường chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh trực tiếp tham gia còn đa số nhữnghọc sinh khác chỉ đi cổ vũ, làm tăng tinh thần thi đấu cho các bạn đồng thờinâng cao tính đoàn kết trong tập thể lớp Tuy nhiên, có những phong trào ở một

Trang 5

số đơn vị lớp không có đủ học sinh tham gia thi đấu và số lượng học sinh thamgia cổ vũ cho lớp cũng ít, chỉ lèo tèo có mấy người (đơn cử như lớp 12C không

có đủ điều kiện để thành lập một đội bóng chuyền nam) Có nhiều nguyên nhândẫn đến tình trạng này như: nhà xa (học sinh ở Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái),

áp lực học tập (ngoài học chính khoá học sinh còn phải học trái buổi, học thêm)

Mặt khác, các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường và địa phương tổchức thường phải có sự tham gia của tất cả tập thể lớp trong trường nhưng donhận thức của đoàn viên thanh niên còn chưa đồng đều nên nhiều phong trào thiđua, nhiều cuộc phát động không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tất cảđoàn viên thanh niên Nhiều lớp chỉ tham gia cho có lệ và không có sự đầu tưcho hoạt động của mình nên chất lượng phong trào không cao, ví dụ như ở cácđợt phát động phong trào viết bài thi tìm hiểu một chủ đề nào đó: chủ đề biểnđảo quê hương, tìm hiểu hiến pháp, pháp luật…

Hầu hết GVCN đều có tính tự giác chỉ đạo, khuyến khích học sinh lớp

mình tham gia và theo sát lớp trong suốt quá trình phong trào đó diễn ra, tuynhiên vẫn có những GVCN hời hợt, ít quan tâm đến phong trào của lớp, thậmchí đôi khi còn có tư tưởng “kệ bay, bay muốn làm gì thì làm” nên làm cho tinhthần tham gia của học sinh bị ảnh hưởng dẫn đến chất lượng không cao Bêncạnh đó có một số GVCN lại quá coi trọng thành tích nên gây áp lực với họcsinh, từ đó có thể dẫn đến kết quả không như ý muốn và mất đi ý nghĩa của cácphong trào

Điều kiện sân chơi, bãi tập hầu như chưa đạt, vì chưa có nhà thi đấu đa

năng nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phụ thuộc rất nhiều vàotình hình thời tiết, dẫn đến sự thiếu chủ động, khó khăn trong quản lý, tổ chứcthực hiện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các phong trào

Sự quan tâm chỉ đạo của chi bộ và ban giám hiệu nhà trường có vai trò rất

lớn đối với các phong trào Nếu chi bộ và ban giám hiệu nhà trường quan tâm,tạo điều kiện thuận lợi cho ban tổ chức thì các phong trào sẽ có chất lượng tốthơn rất nhiều Ngược lại, nếu chi bộ và ban giám hiệu không quan tâm, gây khókhăn thì dĩ nhiên chất lượng các phong trào sẽ bị ảnh hưởng, kết quả sẽ khôngnhư ý muốn

Trang 6

2.2 Kết quả của thực trạng trên

Một số kết quả thu nhận được thông qua phiếu thăm dò ý kiến học sinh vềvấn đề tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tổng số:

170 phiếu, được phát ra ở 4 đơn vị lớp: 12A, 12B, 10E và lớp chủ nhiệm 10C:

% Số học sinh Nội dung ý kiến học sinh

40%

Số học sinh cho rằng, các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhàtrường và địa phương tổ chức chưa đạt được yêu cầu, cònmang tính hình thức, tính giáo dục chưa cao

48.7% Số học sinh cho rằng không muốn tham gia, tham gia chỉ vì bắt

buộc

51% Số học sinh cho rằng, khi tham gia phong trào những kiến

thức, kỹ năng thu được là rất ít

35.8% Số học sinh cho rằng giáo viên chủ nhiệm không quan tâm

hoặc ít quan tâm đến các phong trào của lớp

19.8% Số học sinh cho rằng, giáo viên chủ nhiệm quá coi trọng thành

tích, gây áp lực nặng nề đối với học sinh khi tham gia các hoạtđộng phong trào

26,3% Số học sinh được hỏi cho rằng, chất lượng các phong trào có

xu hướng ngày càng đi xuống

60.2% Số học sinh cho rằng, vấn đề khen thưởng của các tập thể và cá

nhân đạt thành tích tốt trong các phong trào là chưa kịp thời,còn nhiều bất cập và chưa tương xứng

39.5% Số học sinh cho rằng, thời gian từ khi lên kế hoạch, phổ biến

và tổ chức các phong trào còn ít, bất cập và chưa hợp lý

67.7% Số học sinh không tham gia hoặc thỉnh thoảng mới tham gia là

do vướng bận học tập, do nhà xa, thời gian tổ chức không phùhợp nên không thể thu xếp tham gia các hoạt động phong trào

3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1 Hoàn thiện tố chất, đáp ứng yêu cầu của một GVCN lớp tốt

Trong nhà trường đơn vị tổ chức cơ bản để giảng dạy và học tập là lớp học

Để quản lý trực tiếp một lớp học nhà trường cử ra những giáo viên giỏi, giàunhiệt huyết để làm chủ nhiệm lớp GVCN ở trường phổ thông là người thay mặthiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học “GVCN là nhân vật trung tâm, linhhồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong tập thể GVCN lớp có vai trò tolớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh”

Đối với người GVCN lớp phải thật sự có tâm với nghề, phải yêu trường,yêu học sinh như những người thân trong gia đình, không ngại khó, ngại khổ, tựhoàn thiện những kiến thức và kĩ năng cần thiết, đặc biệt là kĩ năng tổ chức các

Trang 7

hoạt động ngoài giờ lên lớp, gương mẫu đi đầu và nêu cao tấm gương trong mọiphong trào Thường xuyên quan tâm đến mọi hoạt động của lớp, biết thâm nhậpqua các hoạt động của học sinh để cảm hóa, giáo dục học sinh, nhất là nhữnghọc sinh cá biệt, hướng các em vào các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờlên lớp… góp phần hoàn thiện quá trình hình thành và phát triển nhân cách củahọc sinh Đặc biệt, GVCN phải luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ, yêu cầu củamột người thầy cô giáo và đòi hỏi phải tự rèn luyện ở một mức độ cao hơn,thường xuyên và tự giác hơn Vì đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự

vì học sinh thân yêu, là tấm gương trực tiếp để học sinh trong lớp học tập và noitheo, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh an tâm gửi gắm con em mình

Trong lớp học hay ngoài lớp học, mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm hãy hóa thânvào những vai trò và vị trí khác nhau Khi thì là người cha, người anh cứng rắn,khi thì là người mẹ, người chị dịu dàng, vừa là người thầy thông tuệ, nghiêmkhắc vừa là người bạn chân thành, thẳng thắn của học trò Nơi mà các em có thểtin tưởng, chia sẻ, cậy nhờ Không chỉ những vướng mắc, những vấn đề ở lớp, ởtrường mà còn là những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống Có thế, các em mớidần biết sống đẹp: sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái

Tóm lại, GVCN lớp có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách, trang bị kiến thức và định hướng cho các em bước vào đời.Chất lượng giáo dục, thành quả của sự nghiệp trồng người ở trường THPT nóichung và trường THPT Trần Phú nói riêng có sự đóng góp không nhỏ của cácthầy cô chủ nhiệm Vì vậy, mỗi thầy cô giáo đang làm công tác chủ nhiệm lớpxin đừng quên sứ mệnh cao cả của mình để hoàn thiện hơn nữa các tố chất, đápứng đầy đủ các yêu cầu cần có của một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt

3.2 Giáo viên chủ nhiệm nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh học sinh.

3.2.1 Đối với học sinh

Hiện nay nhiều học sinh trường THPT Trần Phú nói chung và học sinh lớp10C- lớp tôi chủ nhiệm nói riêng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò củahoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự hình thành và phát triển nhâncách toàn diện của các em Cần tuyên truyền để các em hiểu được yêu cầu của

xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động không chỉ cần có trình độ mà còn có khảnăng giao tiếp, khả năng thích ứng…

Trang 8

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể trang bị cho các em kĩ năngsống đáp ứng với đòi hỏi của xã hội Muốn làm được điều đó, công tác tuyêntruyền phải thường xuyên, đồng bộ và cần phải chú ý đến nội dung, hình thứcsao cho phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT Để nâng cao nhậnthức và thu hút đông đảo học sinh tham gia nếu giáo viên chủ nhiệm chỉ dùng lí

lẽ không chưa chắc đã mang lại hiệu quả mà nên tuyên truyền dưới dạng tổ chứchoạt động vui chơi: “Giải ô chữ”, “Thi hùng biện” kết hợp với tổ chức trò chơi,giao lưu văn nghệ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và cơ sở vật chất củatrường

3.2.2 Đối với phụ huynh học sinh

Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sự nhận thức củaphụ huynh sẽ tạo điều kiện cho học sinh cùng phối hợp với nhà trường tổ chứctốt các hoạt động cho các em Do vậy, thông qua kì họp phụ huynh đầu năm giáoviên chủ nhiệm cần giúp cho họ hiểu rõ vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp với sự hình thành nhân cách học sinh, rèn luyện tính chủ động, sáng tạo,củng cố, mở rộng kiến thức cho các môn học chính khóa, giúp thư giãn, thoảimái sau những giờ học căng thẳng Đồng thời sau những giờ hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ có được một số kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năngứng xử có văn hóa, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển hoạt động, kĩ năng tựkiểm tra, đánh giá, kĩ năng sống hòa nhập và nhiều kĩ năng khác nữa…

Giáo viên chủ nhiệm giúp cho phụ huynh nhận thức đúng hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp không ảnh hưởng đến học tập, văn hóa và mục tiêu của các

kì thi mà nó còn hỗ trợ đắc lực cho các tiêu chí ấy Giáo viên chủ nhiệm còn cóthể mời phụ huynh cùng tham gia một số hoạt động, ví dụ như mời phụ huynhtham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Mừng Đảng, mừngxuân”, hay tổ chức “Tham quan một số di tích lich sử”, “Tọa đàm”… giúp phụhuynh cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

từ đó tuyên truyền tới các phụ huynh khác

3.3 Giáo viên chủ nhiệm xây dựng một ban cán bộ lớp, cố vấn xây dựng ban chấp hành chi đoàn.

Ban cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn là những hạt nhân nòng cốt, là đầutàu trong tất cả mọi công việc của tập thể lớp, đủ sức đại diện và chịu tráchnhiệm trước GVCN cũng như BGH nhà trường, BCH Đoàn trường về toàn bộ

Trang 9

hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học Ban cán bộlớp do tập thể lớp tín nhiệm bầu ra, được GVCN quyết định công nhận BCH chiđoàn do Đại hội chi đoàn bầu ra và được BCH Đoàn trường công nhận, quyếtđịnh với nhiệm kỳ là một năm Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần đưacác hoạt động phong trào của lớp phát triển theo hướng tích cực Vì vậy, GVCNcần phải nắm vững cơ cấu, vai trò, chức năng của từng chức danh trong bộ máyBCB lớp, BCH chi đoàn để lựa chọn và phân công công việc hợp lý, cụ thể,tránh để xảy ra tình trạng chồng chéo công việc

Không làm thay cho học sinh, GVCN chỉ là người đóng vai trò cố vấn, tổchức các hoạt động của tập thể lớp nên phải xây dựng được BCB lớp, BCH chiđoàn năng nổ, nhiệt tình, biết phát huy các nhân tố tích cực trong lớp thì côngviệc tự quản của học sinh mới có hiệu quả Vai trò cố vấn của GVCN có ý nghĩagiáo dục quan trọng trong việc điều chỉnh, thay đổi nhận thức, tình cảm, thóiquen, niềm tin, hành vi và hứng thú của học sinh Vì vậy, GVCN cần tăng cường

tổ chức hơn nữa các cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ lớp, cán bộ đoàn đểchuyển tải được những ý kiến, những tư vấn của mình tới lớp đồng thời tạo cơhội cho các em thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng… qua đó nắm bắt vàhiểu hơn tình hình học sinh của lớp mình chủ nhiệm Đặc biệt là hoàn cảnh củatừng cá nhân học sinh thường xuyên bỏ, vắng và thoái thác các hoạt động phongtrào chung của lớp, của trường để kịp thời có những biện pháp tác động hợp lý.Ngoài đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm còn cần chú ý phát huy tínhtích cực, chủ động của tất cả các em trong lớp Có thể ban đầu các em sẽ e ngại,không dám nói lên suy nghĩ của mình, nhưng chỉ cần thầy cô tạo được sự gầngũi, niềm tin cho học sinh thì sau đó các em sẽ tự trải lòng mình, trao đổi vớigiáo viên vấn đề mà các em đang gặp phải

Bầu không khí đối thoại thân thiện rất tốt cho sự phát triển của một tập thểlớp Bởi đối thoại mục đích là để hiểu nhau Đối thoại là để tìm tiếng nói chung:tiếng nói đồng lòng, đồng sức

3.4 Để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện theo một quy trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ

Cụ thể quy trình gồm:

Một là: Đặt tên cho hoạt động và xây dựng yêu cầu giáo dục.

Trang 10

Khi đặt tên cho hoạt động thì tôi xác định rõ tên gọi của hoạt động cần tổchức bởi lẽ: Tên gọi của hoạt động là cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọnhình thức thực hiện Mặt khác, tên gọi có tác dụng định hướng về mặt tâm lý vàkích thích được tính tích cực, tính sẵn sàng ngay từ đầu.

Xác định yêu cầu giáo dục: Sau khi đã lựa chọn được tên hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp, tôi xác định rõ mục tiêu hoặc yêu cầu giáo dục của giáodục ngoài giờ lên lớp để chỉ đạo triển khai, định hướng hoạt động Đặc biệt chútrọng 3 yêu cầu: đó là yêu cầu giáo dục về nhận thức, yêu cầu giáo dục về kĩnăng và yêu cầu giáo dục về thái độ

Hai là: Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động

Về nội dung: Phải gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đã đề ra

đồng thời nội dung phải phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, địa phương

Về hình thức: Lựa chọn hình thức thu hút, hấp dẫn học sinh, hình thức phải

phù hợp với nội dung và thay đổi sáng tạo các hình thức tổ chức, tránh lặp lạinhiều lần một hình thức

Ba là: Các công việc chuẩn bị cho một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Việc chuẩn bị cho một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa rấtlớn đối với hiệu quả của các hoạt động ngoài giờ lên lớp Cụ thể là: phải lên kếhoạch giúp giáo viên, học sinh hoạt động có mục đích cụ thể, không bị phân tán.Mặt khác, chuẩn bị tốt giúp cho giáo viên tự tin hơn, ít căng thẳng hơn khi thựchiện nhiệm vụ của mình và khi lên kế hoạch rõ ràng, giáo viên sẽ chủ động hơn,bình tĩnh hơn để giải quyết những tình huống bất thường xảy ra trong quá trìnhthực hiện

Khâu chuẩn bị tôi đã chú ý lên kế hoạch cho một hoạt động ngoài giờ lênlớp đòi hỏi vạch ra được tất cả các yếu tố, điều kiện cần thiết chuẩn bị trước khihoạt động, những công việc và phương thức thực hiện công việc, đồng thời chỉ

rõ người đảm nhiệm từng công việc đó

Bốn là: Tiến hành hoạt động

Khi tiến hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì GVCN phải thuộc

và nắm rõ trình tự nội dung công việc, người thực hiện thời gian thực hiện đểtriển khai tổ chức hoạt động Đặc biệt là việc lựa chọn người có khả năng điềukhiển chương trình hoạt động Mặt khác, phải tiếp cận, huy động, phối hợp và

Trang 11

tiến hành mọi lực lượng trong trường cùng tham gia tổ chức hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp.

Năm là: Sau mỗi hoạt động phải đánh giá, rút kinh nghiệm

Việc đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp nhằm giúp giáo viên nhận biết được kết quả hoạt động có phùhợp với mục tiêu đã đề ra hay không, những điều đã thực hiện tốt và những việcchưa đạt yêu cầu, đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả củahoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Việc đánh giá là cơ sở để thực hiện bước

kế tiếp là rút kinh nghiệm Nếu việc đánh giá đạt yêu cầu sẽ giúp điều chỉnh,định hướng đúng đắn trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kế tiếp

Về nội dung đánh giá và rút kinh nghiệm: Cần nêu ra tất cả những côngviệc đã hoàn thành tốt hoặc chưa đạt yêu cầu, chưa thực hiện được (phải nêu rõai? bộ phận nào? chỉ ra nguyên nhân) Tiếp theo cùng phân tích nguyên nhân,điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vớinguyên nhân chủ quan (đó là năng lực của người thực hiện, việc chuẩn bị và sựphối hợp của các lực lượng) lẫn nguyên nhân khách quan (đó là điều kiện về cơ

sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, thời gian, thời tiết)

Sau khi phân tích kĩ các nguyên nhân thì rút ra kinh nghiệm chung tronghoạt động sư phạm nhà trường

3.5 Giáo viên chủ nhiệm đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL

Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựngtheo chủ đề từng tháng, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào mục tiêu của từng chủ

đề để xây dựng nội dung hoạt động phù hợp với mục tiêu và hình thức Đồngthời đảm bảo tính thống nhất và liên quan chặt chẽ giữa các nội dung hoạt độngcủa các tuần với nhau Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, hấp dẫn: chẳnghạn chủ đề tháng 9 “Truyền thống nhà trường” không chỉ đơn điệu nghe giớithiệu truyền thống của nhà trường, tập hát các bài quy định Để giáo dục truyềnthống của nhà trường, có thể tổ chức dưới hình thức “Hái hoa dân chủ”, trả lờicác thành tích của nhà trường, thành tích của các anh chị đã đạt giải ở các kì thikhác nhau sau đó cho học sinh thảo luận các biện pháp để đạt được mục tiêu củalớp đặt ra và trách nhiệm của mỗi công dân, xen kẽ các tiết mục văn nghệ cangợi truyền thống nhà trường Hoặc những nội dung về truyền thống nhà trường,chúng ta có thể tổ chức dưới dạng sân chơi: “Ngày hội truyền thống” thi tài

Ngày đăng: 21/10/2019, 19:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w