Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT là hoạt động giáo dục rất quan trọng, không thể thiếu được trong việc hình thành nhân cách người học sinh, là một bộ phận cấu thành của
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Mã số………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Trần Danh Tuyên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:…………
- Lĩnh vực khác:………
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2016 - 2017
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Trần Danh Tuyên
2 Ngày tháng năm sinh: Ngày 15 tháng 6 năm 1961
3 Giới tính: Nam
4 Địa chỉ: Ấp 01, Xã Trà cổ - Tân Phú – Đồng Nai
5 Điện thoại: (CQ) 0613691545 ;
ĐTDĐ: 0919752159
6 Fax: E-mail: ………
7 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1982
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm trong quản lí cơ sở vật chất trường học và giáo dục đạo đức cho học sinh
- Số năm có kinh nghiệm: 27 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Bảo quản và sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học và thực hành thí
nghiệm
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 3CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 15 tháng 5 năm 2017
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị xét tặng chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Họ và tên: Trần Danh Tuyên Năm sinh: 1961
Chức vụ: Phó hiệu trưởng Ngày nhận: 01/02/2000
Đơn vị: Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai.
Tôi xin tóm tắt một số thành tích đạt được năm học 2016-2017
1 Nhiệm vụ công tác được giao.
- Phụ trách công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
- Phụ trách các hoạt động phong trào
2 Nhiệm vụ khác:
- Phân công học sinh các lớp lao động làm vệ sinh trường lớp
3 Một số thành tích đạt được trong các năm:
- Tổ chức thực hiện việc sử dụng hợp lý và bảo quản tài sản của đơn vị
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp
- Các năm học: 2014-2016 đều đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở và được UBND Tỉnh tặng bằng khen
- Năm 2015 được Tỉnh Ủy Tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen Đảng viên năm năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người viết báo cáo
Trần Danh Tuyên
Trang 4
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
-I ĐỀ TÀ -I.
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT là hoạt động giáo dục rất quan trọng, không thể thiếu được trong việc hình thành nhân cách người học sinh, là một bộ phận cấu thành của toàn bộ quá trình giáo dục Quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh không chỉ đơn thuần thông qua hoạt động học tập trong giờ lên lớp, mà còn thông qua các loại hình hoạt động đa dạng như công tác xã hội, hoạt động thể dục thể thao, lao động …Các hoạt động này tạo ra
sự thống nhất giữa trí và đức, giữa tình cảm và lý trí, giữa nhận thức và hành động của học sinh, giúp cho các em có ý thức đúng để đi đến hành động đúng Đồng thời có tác dụng giúp học sinh gắn kết các kiến thức đã học trên lớp với cuộc sống cộng đồng, tạo điều kiện cho các em rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết của người công dân, trong đó lấy kĩ năng hành động và ứng dụng làm trung tâm
Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII của Đảng về Giáo dục – Đào tạo và công
nghệ đã chỉ rõ: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị,
tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành…” Vì
vậy nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách quan để đạt đến mục tiêu giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
Trong nhiều năm công tác ở trường THPT , chúng tôi đã nhận thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh Để đạt được mục đích đó, giáo dục không chỉ thực hiện thông qua việc giảng dạy kiến thức khoa học ở trên lớp mà còn phải được thực hiện thông qua cả HĐGDNGLL Đây là một mảng hoạt động rất quan trọng trong việc góp phần hình thành nên nhân cách của học sinh Với lý do trên
và nhu cầu cho bản thân trong công tác quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực hoạt động phong trào và giáo dục đạo đức cho học sinh, để hoàn thành nhiệm vụ được giao tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT”
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Trang 51 Cơ sở lý luận.
1.1.Khái niệm:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
- “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức
ngoài giờ học của các môn học trên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ trên lớp
là sự tiếp nối hoạt
động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh” 1
- “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,vv để giúp cho các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…)” 2
1.2 Giải thích khái niệm:
- Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định ( Từ Điển Tiếng Việt 1992 – Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ Hà Nội*Việt Nam)
- Theo khoa học, quản lý có tổ chức có ý nghĩa: Việc phân tích và nếu có thể sửa đổi tùy theo mục tiêu đã định (trong đó thường có mục tiêu là tính hiệu quả) những mối quan hệ được thiết lập giữa những con người với quá trình được ngầm hiểu là một hoạt động
- Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý Đó là công việc của người quản lý phân phối và sắp xếp các nguồn nhân lực, vật lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra
* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để
mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mụch đích, có kế hoạch, có tổ chức góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội
- Quá trình giáo dục nhằm hình thành nhân cách con người mới XHCN cho học sinh là quá trình vận dụng bằng nhiều con đường, nhiều môi trường và nhiều lực lượng giáo dục Song song với quá trình giáo dục trên lớp còn diễn ra các
Trang 6hoạt động giáo dục ngoài giờ được tiến hành có định hướng, có ý thức và có tổ chức được gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
-1.3 Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trong nhà trường, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động dạy học-giáo dục Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được quy định trong công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục
Ngoài ra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn là cầu nối tạo ra mối liên
hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giúp cho học sinh nâng cao tính thực tế trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức của các môn học chính khóa về tri thức, kỹ năng, thái độ, nhằm xây dựng tiềm lực nhiều mặt và hình thành nhân cách, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ năng lực, sở thích và nhu cầu chính đáng
1.4 Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
* Chức năng giáo dưỡng.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp với những đặc điểm và ưu thế riêng sẽ giúp học sinh khắc sâu những kiến thức cơ bản, thực hành những điều đã học và bổ sung những kiến thức chưa có điều kiện học trên lớp hoặc mở rộng để học sinh hiểu sâu hơn Chỉ có thể thông qua các hoạt động thực tế mà học sinh là chủ thể mới hình thành trong các em nhu cầu phát triển toàn diện
* Chức năng giáo dục.
Đây là chức năng đặc thù của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nếu hoạt động dạy học trên lớp có chức năng chủ yếu là phát triển trí tuệ thì hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp định hướng chủ yếu vào giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách, năng lực
và định hướng nghề nghiệp, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống
Đặc biệt là việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, do đó việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được coi là một phương pháp cơ bản
* Tạo điều kiện để học sinh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
* Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong hoạt động giáo dục.
Trong điều kiện hiện nay, vẫn còn có nhiều thế lực thù địch tìm cách để chống phá cách mạng bằng âm mưu diễn biến hòa bình, cùng với những tệ nạn
xã hội đang thâm nhập vào học đường, thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải được đặc biệt quan tâm đầu tư cho học sinh nhiều hơn nhằm lôi cuốn, thu hút các em vào những mục tiêu theo định hướng giáo dục
Trang 72 Nội dung hoạt động giáo dục lên lớp ở trường THPT.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
-Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT rất đa dạng và phong phú
về nội dung, thể hiện ở nhiều loại hình hoạt động khác nhau, nhưng được khái quát ở các loại hình hoạt động chủ yếu sau đây:
2.1 Hoạt động chính trị - xã hội.
Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”.
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên chúng ta phải gắn việc giáo dục tư tưởng – chính trị, đạo đức trong hoạt động ngoại khóa như:
- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống
uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa
- Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc thông qua các ngày
chủ điểm trong năm
- Giáo dục truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường, danh nhân
mà trường mang tên
- Phát động phong trào “Giúp bạn vượt khó”
- Thực hiện chương trình kết nghĩa
- Giúp đỡ học sinh nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt
- Các hoạt động tuyên truyền về dân số-kế hóa gia đình, phòng chống các tệ
nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và an toàn giao thông
- Các hoạt động Đoàn TNCS, Hội chữ thập đỏ…
2.2 Hoạt động phục vụ học tập, tìm hiểu khoa học:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có chức năng giáo dưỡng, bổ sung và khắc sâu những kiến thức văn hóa được tiếp thu từ các giờ học chính khóa, thông qua các hoạt động như:
- Phong trào thi đua học tập, phong trào đôi bạn học tập, giúp nhau cùng tiến bộ
- Phong trào đổi mới bằng phương pháp học tập tích cực
- Hoạt động định hướng nghề nghiệp
- Tổ chức ngoại khóa bộ môn, đố vui để học, thuyết trình
- Xây dựng tờ báo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Đẩy mạnh các hình thức khuyến học, hổ trợ tài năng
2.3 Hoạt động lao động công ích xã hội:
Trang 8Hoạt động giáo dục lao động nhằm rèn luyện tính cách, kỹ năng và tính trung thực trong lao động Hoạt động lao động công ích xã hội ngoài tác dụng luyện
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
-tập những điều đã học còn có ý nghĩa giáo dục ý thức lao động góp công sức cho tập thể và xã hội như:
- Lao động vệ sinh trường lớp
- Trồng và chăm sóc cây cảnh
- Lao động trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Lao động công ích làm sạch đường làng, ngõ xóm
2.4 Hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Thông qua nội dung giáo dục trong nhà trường giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản và biết cảm thụ về các giá trị văn hóa nghệ thuật làm cơ sở cho học sinh có nhu cầu biết vươn tới cái đẹp, cái tốt trong cuộc sống như:
- Hội thi văn nghệ: Ca múa, nhạc, kịch, tiểu phẩm
- Tổ chức thi sáng tác văn thơ, hội họa, âm nhạc
- Tuyên truyền giáo dục học sinh tự hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa tiên tiến, đấu tranh phòng chống văn hóa phẩm độc hại, AIDS, ma túy
2.5 Hoạt động thể dục thể thao, tham quan du lịch, vui chơi giải trí.
Nhu cầu giải trí là một nhu cầu cần phải có để cân bằng với hoạt động học tập thông qua rèn luyện thể dục thể thao, tham quan du lịch, vui chơi giải trí lành mạnh tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, bảo vệ sức khỏe và phát triển năng khiếu Đây là một chức năng mà hoạt động dạy học trên lớp khó có thể đáp ứng được Hoạt động này bao gồm:
- Rèn luyện thân thể
- Luyện tập, thi đấu các môn thể thao
- Tham gia Hội khỏe Phù đổng các cấp
- Tham quan học tập, dã ngoại, cắm trại
- Tham quan thực tế các cơ sở theo chủ đề, chủ điểm…
3 Hiệu trưởng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.1 Xác định mục tiêu:
- Mục tiêu giáo dục – đào tạo: Nhằm thực hiện chức năng giáo dục, giáo dưỡng
- Mục tiêu xã hội: Phát huy chức năng là trung tâm văn hóa của nhà trường ở địa phương
- Mục tiêu điều kiện: Đội ngũ giáo viên, lực lượng giáo dục, cơ sở vật chất…
3.2 Xây dựng kế hoạch.
Trang 9Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch nhà trường trong mối quan hệ với kế hoạch các mặt hoạt động khác Khi xây dựng kế hoạch hoạt động cần phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học về hoạt
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
-
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, vào chủ đề năm học, vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ…Đồng thời phải căn cứ vào mục tiêu quản lý hoạt động đã xây dựng để phân hóa mục tiêu thành những nhiệm vụ, nội dung cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường
3.3 Tổ chức hoạt động:
- Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, trong đó Đoàn trường giữ vai trò nòng cốt
- Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động
- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: Hiệu trưởng hướng dẫn giúp đỡ, đôn đốc tạo điều kiện tổ chức hoạt động cho lớp
- Đối với Hội đồng giáo dục nhà trường: Hiệu trưởng cần làm cho giáo viên nhận thức đúng dắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong yêu cầu thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
- Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Hiệu trưởng tạo điều kiện tốt cho Đoàn hoạt động Thống nhất giữa chương trình hoạt động của Đoàn với kế hoạch của nhà trường
- Đối với cha mẹ học sinh: Thông qua Ban đại diện , huy động cha mẹ học sinh
hỗ trợ cho các hoạt động
- Với các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể ở địa phương: Nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và các đoàn thể nơi nhà trường tọa lạc
3.4 Tổ chức kiểm tra hoạt động giáo dục noài giờ lên lớp được thể hiện:
Sau khi tiến hành hoạt động cần tổ chức tổng kết nhận xét đánh giá nhằm rút
ra những thành công đã đạt được, những thiếu sót và bài học kinh nghiệm để làm
cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lượng các hoạt động sau được thê hiện trên hai mặt cơ bản:
- Kiểm tra việc thực iện kế hoạch hoạt động của các bộ phận, của các lớp
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thông qua hoạt động của học sinh
3.5 Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch Chỉ rõ những việc chưa làm được và nguyên nhân So sánh kết quả đã đạt được với mục đích yêu cầu của hoạt động
Trang 10- Kiểm tra việc làm cụ thể của học sinh, của giáo viên để đi đến đánh giá về: Mục tiêu hoạt động có đạt không, nội dung hoạt động có đa dạng, phong phú, thiết thực và phù hợp với đối tượng không? Hình thức và các biện pháp có đảm bảo tính sáng tạo, tự quản của học sinh không?
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh về các mặt:
+ Nhận thức
+ Động cơ, thái độ tham gia hoạt động
+ Các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kĩ năng hành vi
+ Các thành tích học sinh đạt được trong các phong trào thi đua
4 Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4.1 Bảo đảm tính mục đích, tính tổ chức và tính kế hoạch:
Cần xác định rõ mục đích của từng hoạt động, trong đó đặc biệt chú ý đến tính giáo dục
Việc tổ chức các hoạt động cần tiến hành theo cơ chế năng động và đa dạng hóa, như vậy mới phù hợp với đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng để tránh sự hỗn loạn tùy tiện trong hoạt động
4.2 Bảo đảm tính tự nguyện, tự giác trong học sinh.
Cần đảm bảo quyền tự chọn tham gia các hoạt động theo khả năng, sở thích, điều kiện sức khỏe của học sinh, như vậy mới tạo được động cơ hoạt động, phát huy được tính thiên hướng của từng học sinh
4.3 Bảo đảm tính tập thể, tính đa dạng phong phú.
Hoạt động cần tổ chức với nhiều loại hình, phong phú để đông đảo học sinh tham gia, qua đó thực hiện nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể
4.4 Bảo đảm tính hiệu quả.
Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào chúng ta cũng cần phải tính đến hiệu quả, nhưng hiệu quả giáo dục là chính là hàng đầu và có ý nghĩa
5 Thực trạng và giải pháp công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Tôn Đức Thắng.
5.1.Đặc điểm tình hình của trường THPT Tôn Đức Thắng.
* Đội ngũ Công chức – Viên chức năm học 2016-2017
Tổng số Cán bộ CC – VC: 79 người
Cán bộ quản lý: 03 người
Giáo viên: 66 người