Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)Thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
NGUYỄN THU HÀ
THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO PHÚNG
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thu Hà
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập và nghiên cứu và thực hiện đề tài tại trường
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Lệ Thanh
- người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH, các thầy cô giáo trường THPT Hùng An, người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình hoàn thiện đề tài, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp chỉ bảo của thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hà
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Cấu trúc luận văn 11
7 Đóng góp của luận văn 11
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 12 1.1 Khái niệm “Thơ trào phúng” và “Thơ Đường luật trào phúng” 12
1.1.1 Khái niệm “Thơ trào phúng” 12
1.1.2 Khái niệm “Thơ Đường luật trào phúng” 16
1.2 Sự vận động và phát triển của thơ Đường luật trào phúng Việt Nam 19
1.2.1 Thơ Đường luật trào phúng Việt Nam trước thế kỉ XX 19
1.2.2 Thơ Đường luật trào phúng Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX 34
1.3 Khái quát về thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh 36
1.3.1 Cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh 36
1.3.2 Bối cảnh sáng tác thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh 44
1.3.3 Cảm hứng sáng tác thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh 46
Tiểu kết Chương 1 54
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 2: NÉT MỚI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO
PHÚNG HỒ CHÍ MINH 55
2.1 Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh – một hiện tượng thẩm mỹ độc đáo 55
2.1.1 Cấu trúc thẩm mỹ trong không gian ngục tù 55
2.1.2 Khả năng phát hiện giá trị thẩm mỹ từ những cái xấu, những điều bình thường 61
2.2 Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh – một hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc 68
2.3 Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh - một phương tiện phát hiện những mâu thuẫn, xung đột 76
Tiểu kết chương 2 84
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ BÚT PHÁP VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO PHÚNG HỒ CHÍ MINH 85
3.1 Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại 85
3.1.1 Đặc trưng nghệ thuật của thể thơ Đường luật 85
3.1.2 Đề tài 91
3.1.3 Hình ảnh thơ 93
3.1.4 Nhân vật trữ tình 96
3.2 Những đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh 100 3.2.1 Đặc điểm về từ ngữ 100
3.2.2 Đặc điểm về cú pháp 107
Tiểu kết chương 3 110
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tác gia văn học Việt Nam thường xuyên sử dụng yếu tố trào phúng trong sáng tác văn học Với mỗi thể loại, Bác đều tìm ra một cách kết hợp riêng, khiến tiếng cười trở nên vô cùng phong phú, đa dạng Trong truyện ký (Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),
Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Bác đã đem đến tiếng cười trào phúng tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay Trong thơ chữ Hán (chủ yếu là thơ Đường luật), Bác lại cho thấy sự kết hợp tài tình giữa một hình thức nghiêm chỉnh với một cách nói không nghiêm chỉnh đạt hiệu quả như thế nào Làm rõ được nét phong cách độc đáo trong thơ Đường luật trào phùng của Bác chính là góp phần nhận diện những thành tựu trong sáng tác của Bác nói chung
Mặc dù có rất nhiều công trình, bài viết về thơ Đường luật nói chung và
tập Nhật kí trong tù nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng cho tới nay,
việc nghiên cứu thơ Đường luật trào phúng của Người vẫn là vấn đề còn bỏ
ngỏ Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ đường luật trào
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phúng Hồ Chí Minh làm nội dung nghiên cứu với mong muốn góp phần tạo
thêm một tư liệu mới về thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua quá trình thu thập tư liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy, có một số
ít công trình, bài viết bàn về thơ Đường luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tuy nhiên, trong số ấy, chưa có công trình, bài viết hay tài liệu nào nghiên cứu
chuyên biệt về nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật của Người
Các nguồn tư liệu được chúng tôi quan tâm chủ yếu khảo cứu, tập hợp, giới thiệu một số nội dung liên quan đến thơ Hồ Chí Minh như sau:
2.1 Các công trình, bài viết về thơ đường luật Hồ Chí Minh
Trong công trình nghiên cứu Đường thi từ góc nhìn vòng đời tác phẩm:
Lý luận phê bình văn học, nhà giáo Lê Đình Sơn đã dành một chương để bàn
về thi phẩm Đường luật Hồ Chí Minh nối xưa và nay Tác giả đi sâu tìm hiểu
về bối cảnh lịch sử, đặc điểm kết cấu và ngôn ngữ thơ Đường luật Hồ Chí Minh; sự đổi mới trong sáng tác thơ Đường luật Hồ Chí Minh; Hiệu ứng giáo dục từ một số vần thơ Bác Hồ và Thơ Đường luật Hồ Chí Minh về người lính
vệ quốc [32]
Cuốn Thơ Đường luật Việt Nam - Hành trình đất nước (Hương Thu -
chủ biên) đã khái quát quá trình phát triển và hình thành của thể thơ Đường luật Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay, trong đó có giới thiệu một số bài thơ Đường luật chọn lọc Hồ Chí Minh [37]
Tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với thơ Đường Luật Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội thơ Đường luật Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra
ngày 23/10/2015, tại Hà Nội, Lê Đình Sơn, giảng viên khoa Ngữ văn Đại
học Vinh nhấn mạnh: “Bác Hồ đã thể hiện sự phá cách thơ tứ tuyệt ở nhiều hình thức khác nhau Có những bài thơ Bác phá luật bằng trắc, phá luật thơ
như Văn cảnh, Báo tiệp Có những bài thơ làm người đọc ngạc nhiên trước
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hiện tượng đổi mới thơ tứ tuyệt luật Đường như bài Vô đề, bài ngụ ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán ở đầu tập thơ Nhật ký trong tù, sau đó là nhiều tác phẩm
khác Qua đó cho thấy, Bác đã tiếp thu một cách sáng tạo di sản thơ Đường Trung Quốc, làm cho thể loại này ngày càng phong phú hơn” [51]
Trong bài viết Hồ Chí Minh với thơ Đường luật, ThS Võ Quang Huy đã nhận xét: “Tập thơ Nhật ký trong tù gồm 133 bài thơ tứ tuyệt và thất ngôn bát
cú được viết bằng chữ Hán thể hiện sự am hiểu tuyệt vời về Hán tự cũng như
thể thơ Đường luật của Bác Đọc Nhật kí trong tù, ta nhận ra sự ảnh hưởng
đậm đặc của chất Đường thi, bút pháp cổ điển trong phong cách thơ của Người Nghệ thuật đối, bút pháp ẩn dụ, điệp từ đã được Bác sử dụng rất tài tình và khéo léo” [52]
Trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh với thơ Đường luật, nhà thơ Huỳnh
Đức Trung cho rằng, “làm thơ Đường đã khó, làm thơ Đường luật bằng chữ Hán lại càng khó hơn Ở Nước ta thời xưa chỉ có những nhà Nho uyên thâm, hay những thầy đồ giỏi chữ Hán mới làm được, như Vua Thánh Tông, vua Tự Đức hay những nhà nho nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Bà Huyện Thanh Quan Bác là người sau cùng làm thơ Đường luật bằng chữ Hán ở Việt Nam ta” “Bác có rất nhiều bài thơ viết bằng chữ Hán,
và khá thành công trong lối chơi tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, sâu sắc chẳng thua gì thơ đời Đường Trung Quốc”[53]
Bài viết Quanh mối quan hệ giữa Bác Hồ với thơ Đường luật của GS
Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định: nhiều bài viết và công trình trước nay đã cố gắng làm nổi bật tinh thần dân tộc và tính hiện đại sâu sắc trong thơ Đường luật của Bác, song vẫn cần bàn luận thêm về mối quan hệ giữa Người, thơ của Người với thơ Đường luật Trong bài viết, tác giả trình bày khá chi tiết về tiêu chí để xác định Thơ Đường luật trong thơ Bác, về việc vận dụng thể thơ Đường luật của Hồ Chí Minh, về bài thơ Khán Thiên gia thi hữu cảm, bài viết
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
khép lại với kết luận: “chiếm lĩnh được mảng tuyệt cú là một trong những cách nắm bắt được nhanh nhất, hữu hiệu nhất cái tinh tuý của thơ Đường! Thơ tuyệt cú của Bác Hồ là kết quả của một quá trình tiếp biến độc đáo cái tinh tuý ấy trên một nền tảng tư tưởng mới, trong một điều kiện lịch sử mới”[28]
TS Phạm Thị Xuân Châu - Chi hội Thơ Đường luật tỉnh Điện Biên,
trong bài Bút pháp của Bác Hồ trong sáng tác thơ Đường Luật, đã nhận xét:
“Dù khi cải biên, phá cách, biến thể, hay khi giữ nguyên luật lệ của thơ
Đường, thì thơ Bác vẫn thể hiện đúng con người Bác: không thụ động, không sao chép, máy móc, mà luôn cơ động, linh hoạt, độc lập trong tư duy và tự chủ trong sáng tạo Chính điều đó làm nên phong cách thơ Đường luật của Bác: cổ điển mà hiện đại, truyền thống mà cách mạng, làm đẹp thêm cho di sản thơ Đường luật của dân tộc” [50]
Trong bài “Thơ Đường luật chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, TS Nguyễn Minh San - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam đi sâu tìm hiểu về di sản thơ Đường luật bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhận xét về thơ Đường luật bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả viết:
“Những bài thơ Đường luật làm bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu biểu là tập Nhật ký trong tù, là những hòn ngọc văn hóa chói lọi trong di sản văn hóa vĩ đại của dân tộc ta Di sản thơ này đã góp phần khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta; một con người Đại nhân, Đại trí, Đại dũng; một Danh nhân Văn hóa Thế giới; là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta” [56]
Như vậy, các công trình, bài viết trên mới chỉ dừng lại ở phạm vi thơ Đường luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chưa đi sâu tìm hiểu về thơ Đường luật trào phúng của Người Nhưng, những hướng nghiên cứu trong các công trình, bài viết trên là những gợi ý quí báu để tác giả luận văn thực hiện nhiệm
vụ mà đề tài đã nêu ở trên
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2 Các công trình, bài viết về nghệ thuật trào phúng trong thơ Hồ Chí Minh
Từ lâu, nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm văn chương, báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đề cập, nghiên cứu đây đó trong các bài
viết, công trình Tuy nhiên, các công trình bài viết về nghệ thuật trào phúng
trong thơ Hồ Chí Minh lại khá hiếm
Cuốn sách Tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn
Thanh Tú là công trình nghiên cứu đầu tiên trình bày một cách hệ thống, phong phú và toàn diện nhất các khía cạnh của nghệ thuật trào phúng Hồ Chí Minh, từ tác phẩm văn xuôi đến tác phẩm thơ và tác phẩm báo chí, chính luận Với hơn 400 trang sách, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú đã đi vào khám phá nhiều khía cạnh, chi tiết của tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh qua những luận điểm: Hình thức tương phản, Nghệ thuật kéo độc giả vào truyện, Nguyên tắc suồng sã, Kịch hoá trần thuật, Mâu thuẫn trào phúng, Nguyên tắc “lột mặt nạ”, Ngụ ngôn trào phúng, Phương thức nhại, Ẩn dụ trào phúng,
So sánh trào phúng, Chơi chữ trào phúng, Tập cổ, lẩy Kiều
Trong quá trình phân tích, để làm rõ những luận điểm của mình, tác giả luôn chọn được những ví dụ rất điển hình Chẳng hạn, ví dụ về hình thức
tương phản nhân vật: “Hình tượng người tù trong Nhật kí luôn tương phản với
hình tượng người tiên, người tự do, người khách quý… giữa tư cách tù nhân
và tư cách thi nhân: “Ngâm thơ ta vốn không ham, / Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây” (Mở đầu tập nhật ký)” Hay ví dụ về mâu thuẫn giữa lời nói và bản chất hành động của chủ nghĩa thực dân về vấn đề nhân quyền: “Chính vì quyền con người mà hàng triệu con người đã bị giết hại trong thời đại chiến Cái quyền mà họ đã hi sinh vì nó, cùng với những xác chết thảm thương của
họ, nay bị vùi sâu vào lãng quên
Hồi đó, các chính sách còn gào to hơn cả tiếng đại bác cho khắp bốn phương gầm trời nghe: quyền! quyền! quyền! Nhưng lập tức, sau khi cuộc
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chém giết đã chấm dứt, lập tức sau khi tai hoạ đã qua, thì không còn ai nghe thấy nói đến cái con vật ấy nữa Ở Véc-xây, ở Giơ-ne-vơ, ở Bu-lô-nhơ cũng như ở Oa-sinh-tơn quyền con người đã được thay thế bằng than đen, than đá, dầu hoả, thuộc địa” Hoặc những so sánh tạo hình, gợi cảm:
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
“Nhà lao mà giống tiểu gia đình, Gạo, củi, muối, dầu tự sắm sanh;
Trước mỗi phòng giam bày một bếp, Suốt ngày lụi cụi với cơm, canh”
(Nhà lao Quả Đức – Huệ Chi dịch) [43]
Năm 1974, nhà xuất bản Văn học cho phát hành cuốn Thơ văn trào
phúng Việt Nam do nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh sưu tầm, biên soạn Đây
là cuốn sách giới thiệu một cách khá đầy đủ về thơ văn trào phúng Việt Nam
từ thế kỉ XIII đến năm 1945, trong đó có nói đến thơ văn trào phúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ở phần thứ ba - Thơ văn trào phúng hiện đại (từ đầu thế
kỉ đến 1945) - tác giả đã nhận xét: “Nhìn tổng thể, nụ cười châm biếm trong phong cách Nguyễn Ái Quốc là một nụ cười đa dạng Đây vừa là nụ cười tố cáo, đánh gục kẻ thù, nụ cười thức tỉnh đồng đội, nụ cười lạc quan vô úy của bản thân” [15, tr.382] Tuy nhiên, nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát về nội dung châm biếm sắc sảo và một vài tác phẩm văn thơ có yếu tố trào phúng của Hồ Chí Minh mà chưa đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật của Người
2.3 Các công trình, bài viết về nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật
Hồ Chí Minh
Trong Tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Nguyễn
Thanh Tú có dành một số trang nghiên cứu về nghệ thuật trào phúng trong thơ
Đường luật Hồ Chí Minh qua tập Nhật kí trong tù Tác giả phát hiện: “Tiếng cười ẩn dụ trong Nhật kí trong tù luôn là tiếng cười phủ nhận hiện thực để
vươn tới một thế giới khác, thế giới của sự sang trọng, tự do, thế giới của nghệ thuật, thế giới của tình yêu thương, tôn trọng tuyệt đối giữa con người với con người”[43]
Ở chương II, phần thứ nhất của cuốn “Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tù”,
GS Nguyễn Huệ Chi, Đặng Thị Hảo, Nguyễn Phạm Hùng đã viết: “bút pháp
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trào lộng của Nhật kí trong tù vẫn mang được nét chung của nghệ thuật gây
cười có tính hướng ngoại truyền thống, là việc tạo dựng sự đối lập, xung đột giữa nội dung của đối tượng (xấu xa, hèn kém, lạc hậu, mất sức sống…) với hình thức của chính đối tượng (hào nhoáng, đẹp đẽ, cao thượng, thanh nhã…) trong trạng thái bất ngờ nhất làm bật ra tiếng cười”[45, tr.169-170] Cuối bài viết, các tác giả nhận định: “Đến với Nhật kí trong tù là đến với một tiếng cười mới – tiếng cười hướng nội mà nghệ thuật của nó có đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nghệ thuật trào lộng trong văn học Việt Nam” [45, tr 183]
Chương XXIV, cuốn giáo trình Văn học Việt Nam (1900-1945) đã giới
thiệu khái quát những nét đặc sắc về nội dung và giá trị cách tân trong nghệ
thuật ở các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, trong đó có tập Nhật kí trong tù Nhận xét về nghệ thuật châm biếm của tập nhật kí, các tác giả viết: “Nhật kí
trong tù đã kế tục nghệ thuật châm biếm trong các bài văn xuôi của Nguyễn
Ái Quốc Đối tượng châm biếm ở đây là chế độ Quốc dân đảng tàn bạo, thối nát” [5, tr.648]
Bài Chất trào lộng trong bài thơ “Lai Tân” (Rút trong Nhật kí trong tù)
của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: Giọng điệu của bài thơ bình thản,
khoan thai tạo cảm giác như đang nghe một câu chuyện đã làm cho tinh thần của bài thơ dễ ngấm sâu vào lòng người đọc Bằng việc sử dụng bút pháp châm biếm, trào lộng, tác giả đã vạch trần bộ mặt của một xã hội đang kỳ rối ren, mọt ruỗng qua đó lên tiếng bảo vệ công lí và bình đẳng cho đời sống con người [54]
Trần Xuân Toàn trong bài viết Tính hài hước, châm biếm trong tập thơ
“Nhật kí trong tù của Bác Hồ cũng nhận xét: “hài hước châm biếm ở “Nhật
ký trong tù” là rất đa dạng Một mặt đó là sự đa dạng về sắc thái, về cung bậc Đây vừa là nụ cười tố cáo đả kích, đánh gục kẻ thù, vừa là nụ cười châm biếm,
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
mỉa mai vào những hiện tượng, tính cách lỗi thời, phản động, vừa là nụ cười thức tỉnh đồng đội và là nụ cười lạc quan của bản thân” [41]
Nhận xét về tiếng cười trong Nhật kí trong tù của Bác, trong bài Tiếng
cười lạc quan trong “Nhật kí trong tù”, Lê Xuân đã viết: tiếng cười
trong Nhật ký trong tù cũng có nghĩa là tìm hiểu một nét về phong cách Hồ
Chí Minh, một nét về thi pháp trong thơ Bác Tiếng cười lạc quan của Bác luôn thể hiện sự làm chủ tình huống, nắm chắc chân lý Tiếng cười ấy còn hàm chứa chất “thép” và chất “tình” để đem lại niềm hứng khởi cho người đọc, người nghe và ngược lại kẻ bị cười khó tìm đường chối cãi, nguỵ biện Tiếng cười ấy có khi nhắm vào kẻ thù, có khi tự diễu bản thân, hoặc ngụ ý khuyên răn người khác để họ vươn tới cái đẹp, cái cao cả, xoá đi cái xấu, cái
lạc hậu, thấp hèn Tiếng cười trong Nhật ký trong tù càng làm sáng đẹp hơn ý
nghĩa nhân văn sâu sắc, chủ nghĩa nhân đạo cao cả trong con người Hồ Chí
Minh [55]
Như vậy, tìm hiểu về văn thơ của Người đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu Tuy nhiên, để bao quát và chuyên sâu về Thơ Đường luật trào
phúng Hồ Chí Minh thì luận văn là công trình đầu tiên làm rõ vấn đề này
Những bài viết và công trình trên đã giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài một cách khoa học Đây chính là những chỉ dẫn, góp ý quý báu cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những tài liệu đã có, tác giả luận văn tập trung tìm hiểu về thơ Đường luật trào phúng của Người và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sự nghiệp văn học nước nhà
3 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nghệ thuật trào phúng trong thơ Đường luật Hồ Chí Minh, từ đó xác định những đóng góp tiêu biểu của thơ
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh trong trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, dòng thơ Đường luật trào phúng Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX nói riêng
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những bài thơ trào phúng được sáng tác bằng thể thơ Đường luật của Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu 45 bài thơ Đường
luật trào phúng trong Nhật ký Trong tù của Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính:
- Phương pháp thống kê, mô tả: chúng tôi tiến hành thống kê, tổng hợp dẫn chứng, số liệu trong những tác phẩm thơ Đường luật trào phúng trong tập
Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh và những tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh với thơ Đường luật trào phúng
của một số nhà thơ khác Qua đó thấy được những đóng góp mới mẻ của thơ Đường luật trào phúng Hồ Chủ Tịch
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1 Những vấn đề chung
Chương 2 Nét mới trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh Chương 3 Đặc điểm bút pháp và ngôn ngữ trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh
7 Đóng góp của luận văn
- Lần đầu tiên thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh được khảo sát, phân tích một cách hệ thống
- Kết luận của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
thơ Đường luật trào phúng trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh ở
trường phổ thông và chuyên nghiệp
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm “Thơ trào phúng” và “Thơ Đường luật trào phúng”
1.1.1 Khái niệm “Thơ trào phúng”
Để hiểu khái niệm “Thơ trào phúng”, trước hết, chúng tôi xin cắt nghĩa
hai khái niệm con: thơ và trào phúng
Trên thế giới, từ xưa đến nay, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác
nhau về khái niệm thơ
Percy Bysshe Shelley – nhà thơ, nhà triết học Anh, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX nhận định: “Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng Đó là sự hồi sinh của mùa xuân…”
Theo Robert Frost, một nhà thơ Mỹ từng bốn lần đoạt giải Pulitzer:
“Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng”; “Thơ ca là những gì đã thất lạc trong quá trình chuyển đổi”
Nhà thơ người Italia, Salvatore Quasimodo nổi tiếng nhờ những vần thơ trữ tình với ngôn ngữ tinh lọc và đẹp đẽ một cách chuẩn mực Ông nói: “Thơ
là sự mặc khải rằng người làm thơ tin rằng cảm xúc của họ chính là tiếng lòng của độc giả”
Edgar Allan Poe được gọi là “nhà thơ điên” cũng là một cây bút kỳ tài trong thể loại văn chương trinh thám và hình sự Ông là tác giả của những phát ngôn nổi tiếng như: “Nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca”;
“Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì,
dù là nghĩa vụ hay chân lý”
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
T.S Eliot, chủ nhân giải Nobel 1948 cũng là nhà thơ vĩ đại của nước Anh thế kỷ XX Sinh thời, ông từng nói: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính Nhưng, tất nhiên là chỉ những người có cá tính và cảm xúc biết ý nghĩa của việc muốn thoát khỏi những điều này”
Ở Việt Nam, “thi ngôn chí” là quan niệm chính thống về thơ trong Nho giáo đã chi phối thơ suốt chiều dài nền Văn học trung đại Cho đến những
năm gần đây, khái niệm về thơ vẫn được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa
như Hà Minh Đức, Phan Ngọc…
Trong cuốn “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”, GS Hà Minh Đức đã khảo sát hàng trăm định nghĩa về thơ để xác định được quan
niệm đúng đắn về thơ Với ông, thơ là sự kết tinh cái đẹp của tâm hồn và tạo
vật, bài thơ hay là sự kết tinh của kết tinh Vì thế, khi phê bình thơ, ông luôn tìm những điểm cốt lõi tạo nên phong cách riêng của nhà thơ đó GS Hà Minh Đức coi trọng các tư liệu cuộc sống trong thơ và tìm ra mối liên hệ giữa nhà văn và cuộc sống, tác phẩm và cuộc sống: “Thiếu đi chất liệu thực tế phong phú thì cho dù một cách nhìn đúng vẫn chưa đủ tạo nên thơ hay”[6]
Còn theo Phan Ngọc, “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái
đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này” Ông lý giải: “nói rằng hình thức tổ chức ngôn ngữ của thơ hết sức quái đản là nói rằng trong ngôn ngữ giao tiếp không
ai tổ chức ngôn ngữ như thế Trong ngôn ngữ hàng ngày, chẳng ai tổ chức ngôn ngữ theo âm tiết, vần, nhịp, khổ, số câu, niêm, luật hết”… [25, tr.23]
“Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự
chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm
mỹ cho người đọc, người nghe Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ Một câu thơ là một hình thức
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc,
và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác” [57]
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thơ là hình thức sáng tác văn
học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”[10] Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác
Như vậy, tuy có nhiều định nghĩa về thơ, song chữ thơ vẫn là một câu
hỏi mở chưa có đáp án thống nhất
Trào phúng là một từ gốc Hán gồm hai từ tố: trào - nghĩa là cười nhạo,
giễu cợt và phúng - nghĩa là lời bóng gió bẩy để khen chê, khuyên răn hoặc
dùng cái này để nói cái khác Trong thói quen ngôn ngữ, trào phúng bao hàm
cả hai yếu tố: tiếng cười và răn bảo, đấu tranh chống lại cái xấu
Theo “Từ điển tiếng Việt”, trào phúng “có tính chất gây cười để châm biếm, phê phán” [26] Còn theo “Từ điển thuật ngữ Văn học”, “trào phúng
là một dạng đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời độc ác trong xã hội” [10, tr 1124]
Nói cách khác, trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười nhằm châm
biếm, phê phán xã hội Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức thơ làm nổi bật mâu thuẫn Theo các nhà mĩ học, cái hài là một trong những phạm trù mĩ học, được bật ra
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
khi người ta phát hiện mâu thuẫn trái với lẽ tự nhiên Mâu thuẫn đó có thể là những rung động cảm xúc, sáng tạo; sự phê phán, giáo huấn và tiếng cười
Thơ trào phúng còn được gọi là thơ châm biếm (cũng có khi là thơ đả
kích, thơ hài hước, thơ nhại, thơ vui…) mang những đặc điểm của thơ trữ tình như hình tượng cảm xúc, giọng điệu, vần, nhạc điệu… nhưng do mục đích phúng thích xã hội nên thơ trào phúng hướng tới việc tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích với đối tượng trào phúng (cái xấu, cái vô dụng không có giá trị của con người hay văn học) Vì thế, thơ trào phúng luôn là vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù
Như vậy, thơ trào phúng là loại thơ dùng ngôn từ ví von, bóng gió để châm biếm, đả kích những mâu thuẫn, những thói hư, tật xấu trái với đạo đức, trái với lương tri, không chỉ lên án những bất công, xấu xa của xã hội mà các nhà thơ còn tự cười chính mình, tự chê trách chính bản thân mình Trong đó,
tiếng cười trào phúng mang nhiều sắc thái, nhiều cung bậc khác nhau như Hài
hước, châm biếm, đả kích
Hài hước là một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng chủ
yếu gây cười, mua vui trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa cân đối giữa nội dung
và hình thức, bản chất và hiện tượng đặc biệt là lí tưởng và thực tế… Hài
hước khác cái nghịch dị (một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật dựa vào sự
huyễn tưởng, tiếng cười, sự phóng đại [10; tr.203] ở tính chất kín đáo, thâm trầm không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý
Hài hước bao hàm giọng điệu cười vui, vô tư, mang ý nghĩa giải trí, giải thoát
con người khỏi sự trang nghiêm căng thẳng của đời thường, hoặc xuất hiện khi con người có ý muốn hoàn thiện mình hay hoàn thiện hơn một cái mới nào đó vừa ra đời còn chưa mang hình hài hoàn chỉnh
Châm biếm là “dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch trần thực
chất xấu xa của những đối tượng và những hiện tượng này hay hiện tượng
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
khác của xã hội” [10, tr.37] Châm biếm thường sử dụng biện pháp nghệ
thuật: cường điệu, phóng đại, ngoa dụ, nghịch lý, giễu nhại… làm sống dậy những giá trị chân, thiện, mĩ Nếu hài hước chủ yếu khai thác mâu thuẫn trong quan hệ có tính chất riêng tư, cá nhân, thái độ chế giễu thường đi kèm với nỗi buồn, nước mắt thì châm biếm chủ yếu khai thác mâu thuẫn trong quan hệ công dân, xã hội, thái độ chế giễu luôn song hành cùng sự công phẫn, tố cáo Không nên hiểu châm biếm là phê phán, tố cáo, trào phúng Châm biếm là biểu hiện của phê phán nhưng nó là biểu hiện cực đoan của phê phán
Đả kích là chỉ trích, phản đối gay gắt hoặc dùng hành động chống lại làm
cho bị tổn hại Nếu châm biếm là sự phủ định chưa hoàn toàn thì đả kích phủ định hoàn toàn, phủ nhận một cách triệt để, quyết liệt Tiếng cười đả kích thường gắn với một lý tưởng xã hội tích cực, tiến bộ
Tóm lại, hài hước, châm biếm, đả kích là ba sắc điệu được sắp xếp
theo cấp độ của tiếng cười trào phúng có ý nghĩa trong việc thể hiện thái độ của người viết với đối tượng mình hướng đến Tuy nhiên, trong thực tế, sự biểu hiện của tiếng cười trong thơ trào phúng không phải lúc nào cũng phân định rạch ròi, mà có sự chuyển hóa linh hoạt từ sắc điệu này sang sắc điệu khác Do đó, việc phân chia các sắc điệu trong thơ trào phúng chỉ có giá trị tương đối
1.1.2 Khái niệm “Thơ Đường luật trào phúng”
Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật có
nguồn gốc từ thơ ca thời nhà Đường (Trung Quốc) Không chỉ phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó, thơ Đường luật còn lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang, trong đó có Việt Nam Với tư cách là một thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung, thơ
Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn
không theo cách luật ấy
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Về khái niệm thơ Đường luật, “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa:
“Thơ Đường luật, còn gọi là thơ cận thể Thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc Thơ Đường luật có ba dạng chính: thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơ tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu) và thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật), trong đó thơ bát cú, nhất là thơ thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) được coi là dạng cơ bản, vì từ
nó có thể suy ra các dạng khác của thơ Đường luật Vì vậy, chỉ cần nêu rõ cấu tạo của thơ thất ngôn bát cú là đủ” [10, tr.23]
Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đã có, luận văn xin nhắc lại một
số đặc điểm của thơ Đường luật Với dung lượng câu chữ hạn chế, thơ Đường luật thường nắm bắt những khoảnh khắc đặc biệt của tâm trạng và hiện thực nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với con người Hơn nữa, do yêu cầu của niêm, luật, đối mà thơ Đường luật có một cấu trúc âm thanh rất độc đáo, đó là sự phối hợp của âm thanh trầm bổng tạo nên chất nhạc du dương vừa dễ thuộc, vừa dễ nhớ và lôi cuốn người đọc
Thơ Đường luật trào phúng là một loại hình đặc biệt của sáng tác văn học - tuân thủ nghiêm về niêm, luật, đối chặt chẽ của thơ Đường luật nhưng hướng tới phản ánh, phơi bày bản chất xấu xa, giả tạo ẩn sâu trong cái vẻ bề ngoài hào nhoáng bằng tiếng cười với nhiều cung bậc: châm biếm, đả kích, mỉa mai, bông đùa, hài hước Do đó, tiếng cười trong thơ Đường luật trào phúng thường gắn liền với ý nghĩa phê phán xã hội
Khi nghiên cứu thơ Đường luật trào phúng, ta cần phân biệt hai vấn đề
về mức độ trào phúng: yếu tố trào phúng và tác phẩm trào phúng Tác phẩm trào phúng có mục đích chính là trào phúng, xây dựng được hình tượng trào phúng hoàn chỉnh Các tác giả xây dựng hình tượng trào phúng thông qua thái
độ và tâm trạng của quan của mình Khi chủ thể trữ tình đồng nhất với hình tượng nghệ thuật trong trào phúng thì xuất hiện thơ tự trào Khi hình tượng
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghệ thuật là đối tượng khách thể, ta có thơ trào phúng khách thể Đó là tác phẩm trào phúng hoàn chỉnh Còn yếu tố trào phúng là trong một tác phẩm, có đoạn, có câu bật ra tiếng cười có ý nghĩa trào phúng mà mục đích chính không phải gây ra tiếng cười để khẳng định hay phủ định một điều gì
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2 Sự vận động và phát triển của thơ Đường luật trào phúng Việt Nam 1.2.1 Thơ Đường luật trào phúng Việt Nam trước thế kỉ XX
1.2.1.1 Quá trình hình thành và thể nghiệm của Thơ Đường luật trào phúng Việt Nam (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII)
Cho đến nay, các nghiên cứu đều chưa đưa ra được câu trả lời chính xác rằng, TĐL nhập vào Việt Nam năm nào, do ai sáng tác Tuy nhiên qua những văn bản chữ viết cổ nhất còn giữ lại, có thể tạm thời đi đến nhận xét rằng, các thiền sư thời Lý, chính là những người đầu tiên sử dụng thể TĐL để sáng tác
Những tác phẩm như Vãn Quảng trí thiền sư (Đoàn Văn Khâm), Ngư nhàn (Dương Không Lộ), Cảm hoài (Vương Hải Thiềm)… đều là những bài
Đường luật đáp ứng đủ cả niêm, luật, vần, đối đến bố cục tình ý
Về nghệ thuật, tuy mới ở thời kỳ manh nha, nhưng TĐL thời Lý xét cả thể cách lẫn nội dung, đều không thua kém về trình độ so với những bài luật
tuyệt sau này Một bài như Ngư nhàn của Dương Không Lộ nếu không nói rõ
bối cảnh sáng tác, khó có thể hình dung nó xuất hiện ở giai đoạn sơ khai này Hình ảnh: “Ngư ông thụy trước” (Ông chài ngủ say) đến nỗi “tuyết mãn thuyền” (tuyết rơi đầy thuyền) không hay biết, vừa lãng mạn phóng khoáng, vừa cô đọng, dồn nén nhiều ý tưởng Nó gợi đến không hẳn là cái phiêu diêu chất ngất của một thiền sư muốn quên đời thoát tục, mà là một thái độ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống Hành động thì vô tình nhưng cách ứng xử lại đầy tình ý, khiến bài thơ đã đẹp lại vô cùng sâu lắng
Tuy nhiên, nếu nói đến sự kết hợp giữa TĐL với loại hình trào phúng thì
có vẻ như giai đoạn này chưa hề xuất hiện Do các nhà thơ hầu hết là các thiền sư, cho nên sáng tác thơ với họ chủ yếu để bày tỏ những quan niệm triết
lý của đạo Phật, chứ không phải là những quan điểm, thái độ sống hay phản ánh thế sự đời tư như giai đoạn sau này Họ sử dụng thể TĐL vì cái khuôn khổ “tiết kiệm nhất về mặt ngôn từ” của nó cùng với những quy định nghiêm
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngặt về niêm, luật, vần, đối rất phù hợp với yêu cầu nói ngắn và khúc triết của nhà Phật Yếu tố trào phúng chưa xuất hiện trong TĐL thời kỳ này
Bước sang thời Trần, việc sáng tác thơ ca không gắn với nhu cầu “truyền
đạo” như thời kỳ trước Hàm súc không còn là yếu tố duy nhất mà các nhà thơ
chú ý khai thác khi sử dụng thể TĐL Để thích ứng với phạm vi đề tài đã bắt đầu phong phú hơn, các tác giả chú ý khai thác những đặc trưng khác của thể TĐL như tính cân đối, hài hoà, ổn định về thanh điệu bên cạnh tính tương phản của nó Những bài viết về đời sống xã hội phần lớn xoay quanh cuộc sống nơi cung đình, phẩm chất của người quân tử, thành công của kẻ chí hoặc cuộc sống thanh bình nơi thôn dã chứ chưa trào lộng thói đời, thói người Lời thơ, ý thơ và cả tư tưởng trong TĐL đã bắt đầu phóng khoáng hơn rất nhiều nhưng yếu tố trào lộng vẫn chưa xuất hiện Mặc dù cũng có ý kiến cho rằng ở thời Trần, Nguyễn Sĩ Cố có làm thơ hài hước, nhưng hiện nay thơ quốc âm
của ông không còn nên khó có thể đưa ra những ý kiến thuyết phục
Bước sang thế kỷ XV, cùng với quá trình thể nghiệm và dần hoàn thiện
của văn học Nôm, thơ Đường luật Nôm với sự đóng góp của Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) và Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và hội Tao
đàn), chính thức trở thành bộ phận quan trọng, hợp với TĐL chữ Hán tạo nên diện mạo vẻ vang cho TĐL Việt Nam thế kỷ XV Và điều đáng nói là, cùng với sự xuất hiện đầy thuyết phục của văn học Nôm, TĐLTP Việt Nam cũng xuất hiện và nhanh chóng trở nên vô cùng hấp dẫn Ngôn ngữ Hán với đặc điểm trang trọng, thanh nhã, hàm súc và tinh luyện thời điểm này chưa được khai thác để thể hiện nội dung châm biếm, đả kích, những cái xấu xa tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong xã hội Trong khi cái chất “nôm na” dân dã của ngôn ngữ Nôm lại cho phép người viết thỏa sức bông lơn, mỉa mai, phóng đại gây cười Và sự kết hợp tài tình giữa loại hình trào phúng với Đường luật Nôm đã biến một thể loại vốn trang trọng đài các của dòng văn học bác học, trở thành thứ thơ tự nhiên giản dị, phù hợp với lối sống lối nghĩ của nhân dân
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Cho nên xét trong tiến trình lịch sử văn học viết Việt Nam, Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi vừa là tác phẩm Nôm quy mô đầu tiên của nước ta, vừa
là tập thơ Việt Nam đầu tiên có những tác phẩm TĐLTP Mặc dù trong Quốc
âm thi tập, Nguyễn Trãi chỉ mới có đôi nét trào phúng, nhưng việc những câu thơ 6 chữ (lục ngôn) xen với những câu 7 chữ (thất ngôn), (vốn không phải
của thơ Đường luật đích thực) trở nên phổ biến trong Quốc âm thi tập, khiến
Nguyễn Trãi trở thành người “khai sơn phá thạch” cho việc giải tỏa những quy định gò bó của thể cách luật để xây dựng một lối TĐL Việt Nam, mang đậm bản sắc dân tộc Tuy chưa thể nói đến sự chính thức ghi nhận dòng Đường luật trào phúng, nhưng kết hợp với chữ Nôm, đặc biệt là dùng lối phá cách, TĐL từ một thể loại trang trọng, khúc triết, khép kín trở nên một một thể loại linh hoạt biến ảo khôn lường Nó vừa vẫn đảm bảo đặc trưng hàm súc, cô đọng, với độ dồn nén giàu ý tưởng “ít lời nhiều ý”, nhưng đồng thời lại có khả năng thể hiện những tình cảm, cảm xúc, hứng thú bất ngờ không theo một khuôn hình có sẵn Nguyễn Trãi giống như một người khởi xướng cho một hướng đi, một diện mạo hoàn toàn khác của TĐL Việt Nam nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng Đây cũng là một trong những bước phát triển độc đáo của TĐL Việt Nam ở giai đoạn này, tạo ra sự khác biệt của Đường luật Nôm so với Đường luật Hán Mặc dù với 30 bài TĐL có yếu tố
trào phúng trên tổng số 254 bài thơ Đường luật trong Quốc âm thi tập,
TĐLTP Nguyễn Trãi chưa chiếm tỷ lệ ưu trội, nhưng với một người vốn rất mực thước như Nguyễn Trãi thì con số này quả là bước đột phá trong chặng đường đầu tiên này
Về nội dung, TĐLTP Nguyễn Trãi phần lớn là tự trào và hài hước Những bài hài hước, đả kích chưa nhiều và chưa thể độc đáo như Hồ Xuân Hương sau này, nhưng chất hài hước nhẹ nhàng trong thơ ông đã mở ra một lối viết mới, tạo được nhiều tình huống bất ngờ, gây hứng thú cho người đọc
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Ðường thông thuở chống một cày,
Sự thế bao nhiêu vẫn đã khuây
Bẻ cái trúc hòng phân suối, Quét con am để chứa mây
Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá, Rừng tiếc chim về ngại phát cây
Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi, Ông này đã có thú ông này
(Mạn thuật bài 6)
Rõ ràng ý tưởng quét am để chứa mây, giữ yên lặng mặt ao để chờ trăng, không chặt cây để chim có chỗ đậu xuất phát từ tấm lòng ưu ái với thiên nhiên, nhưng cách nói, cách diễn tả thì vô cùng dí dỏm Ông nói
“tham’, nói “ngại” là muốn hài hước cho cái sự không nỡ can thiệp vào quy luật và vẻ đẹp của tự nhiên của mình Những câu thơ như thế đúng là ẩn giấu
nụ cười dung dị
Trong bài Tích cảnh (bài 4), cũng bằng một chút hóm hỉnh nhẹ nhàng, Nguyễn Trãi đã vô tình hé lộ chất hài hước trong thơ ông Không than thở vì tuổi xuân qua đi, trái lại vui với cảm giác của một người có tuổi, nhưng vẫn lạc quan yêu đời:
Tiếc thiếu niên qua lật hạn lành Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc Đầu bạc xưa này có thuở xanh
(Tích cảnh , bài 4)
Bước sang nửa cuối thế kỉ XV, trong bối cảnh trật tự phong kiến đang củng cố vững mạnh, Nho học được đặc biệt đề cao, văn học nhìn chung sáng tác theo quan điểm chính thống, nặng về ca ngợi, thù phụng, thơ Đường luật trào phúng có vẻ không có đất để phát triển Hồng Đức quốc âm thi
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tập (HĐQATT) của Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn có tới 283 bài thơ Đường Luật, nhưng những bài thơ Đường luật có yếu tố trào phúng không nhiều (41/283) Tuy nhiên, điều đặc biệt khiến bộ phận này không hoàn toàn mờ nhạt vì HĐQATT có hẳn một mảng thơ đề vịnh mang màu sắc tiếu lâm (Phẩm vật môn), và yếu tố trào phúng không chỉ là hài hước nhẹ nhàng mà còn trào lộng rất rõ nét:
Miệng cười hớn hở hoa in nhị,
Má đỏ hồng hồng tóc vén mây
Ấy rắp phất cờ trêu ghẹo tiểu, Hay toan bốc gạo thử thung thầy
(Tượng Bà Đanh) Lòng bòng vó cất bên kia bãi,
Đủng đỉnh chày đâm mái nọ non
Cắm, nhổ đầu ghềnh sào mấy cỗi, Nhấp nhô mặt nước đá hay hòn
(Vụng Bàn than)
Tế hậu thổ khom khom cật Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy Cột nhổ đem về lỗ bỏ không (Cây đánh đu)
Đọc những câu thơ trên, không ai ngờ trong dòng thơ cung đình vốn rất trang nhã của nhị thập bát tú thời Lê lại có thể bắt gặp lối trào phúng đầy ám ảnh như thế Những từ ngữ táo bạo như “vén”, “ghẹo”, “bốc”, “vó cất”, “chày đâm”, “cắm, nhổ”, “nhấp nhô”, không chỉ khiến người đọc giật mình liên tưởng tới lối trào lộng gai góc của Hồ Xuân Hương sau này, mà còn mơ hồ cảm thấy, chính bút pháp trào lộng của bà chúa thơ Nôm hình như là sự kế thừa và hoàn thiện lối trào phúng có từ thời Hồng Đức Tác giả Trần Quang
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dũng khẳng định: “Nếu văn học dân tộc ở các thế kỷ XVIII – XIX giành được những đỉnh cao chói lọi của thơ trào phúng bởi một Hồ Xuân Hương, một Tú Xương, Nguyễn Khuyến thì đâu phải nó không được bắt đầu từ những viên gạch lát của trường thơ Hồng Đức cách đây ba bốn thế kỷ? Đâu phải những câu thơ tuyệt tác họ Hồ không được đào luyện nên từ trong bút pháp trào phúng, ngôn ngữ trào phúng của cái cung đình thi ca mà người
đứng đầu là Lê Thánh Tông Hoàng đến”[1] Trong bài Thi pháp hoàng gia
của văn học thời Hồng Đức, tác giả Hoàng Thị Tuyết Mai cũng nhận xét:
“Hồng Đức Quốc âm thi tập là tác phẩm mở đầu cho thể tài thơ Nôm vịnh
Nam sử và mở đầu cho xu hướng pha trộn màu sắc tiếu lâm trong thơ đề vịnh như là một cách gia tăng vị thế của dân tộc Đây là nét mới mẻ của tập thơ, là mảng khu biệt về đề tài so với những sáng tác văn học Nôm trước đó”[24]
Do đặc điểm tác giả (là sáng tác tập thể) HĐQATT ít bài tự trào (ngoài
bài Trường An xuân mộ là thơ tự trào của Thái Thuận) còn lại hầu hết là trào
lộng nhẹ nhàng Những bài như: Vịnh tượng Bà Banh; Vịnh con cóc; Con giận; Con muỗi; Cái quạt; Cối xay; Cây đánh đu , đều là bước phát triển tiếp theo của lối Đường luật phá cách có từ Nguyễn Trãi Sự tiếp biến đầy sáng tạo của các tác giả thời Hồng Đức về thể cách và nội dung trào lộng, cách trào lộng thêm một lần nữa khẳng định khả năng kết hợp giữa cốt cách trang trọng,
cổ kính của thơ Đường luật với yếu tố trào phúng trong bộ phận văn học chính thống
Như vậy, đến HĐQATT, sự hiện diện của dòng TĐLTP Việt Nam dường như đã chính thức được xác nhận Mặc dù tỷ lệ TĐLTP còn khiêm tốn, nhưng những gì mà HĐQATT làm được phần nào đã “khiến cho tính chất cung đình của lối văn chương quan phương, điển phạm của tập thơ mang một sắc thái mới, tạo được không khí chân tình, gần gũi giữa tác giả và độc giả”[1]
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII, văn học nói chung, thơ Đường luật nói riêng sáng tác trong bối cảnh chế độ phong kiến bắt đầu suy thoái Diện mạo, tính chất và đặc điểm của văn học do những tác động của xã hội cũng có những biến đổi quan trọng Nội dung các sáng tác thì chuyển từ ca ngợi đất nước thái bình sang đấu tranh chống phong kiến Lực lượng sáng tác ngoài các Nho sĩ trốn cung đình, còn xuất hiện ngày càng nhiều những Nho sĩ
ẩn dật và Nho sĩ bình dân Thể tài, ngôn ngữ do tiếp thu từ văn học dân gian có những sáng tạo đáng kể “Việc nâng cao thể loại thơ ca dân gian thành thể thơ dân tộc, lục bát và song thất lục bát chứng minh một cách hùng hồn ảnh hưởng
to lớn của văn học dân gian đối với việc xây dựng những thể loại mới của văn học viết dân tộc”[14] Nhưng tất cả những thay đổi đáng kể đó đều chưa làm
mờ được vị trí chủ đạo của thơ Đường luật Phát triển cả ở hai bộ phận chữ Hán và chữ Nôm, Đường luật thời kỳ này vẫn được xem là nở rộ Tiêu biểu
cho Đường luật Nôm là Bạch Vân Quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (170 bài) và Ngự đề thiên hòa doanh bách vịnh của Trịnh Căn (100 bài) Còn Đường luật Hán ngoài Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (ban đầu gồm hàng ngàn bài), Việt giám vịnh sử của Đặng Minh Khiêm, Ngôn chí thi tập,
Huấn đồng thi tập, Mai lĩnh sứ Hoa thi tập và Sứ Hoa bút thủ trạch thi của
Phùng Khắc khoan (gồm hơn 600 bài) còn có tới hơn 30 tập thơ của gần 30 tác giả với vài ngàn bài thơ về đạo lý, vịnh sử, bang giao Trong con số khổng lồ này, TĐLTP xuất hiện ở hầu hết các cây bút
Do “biện pháp trào phúng, châm biếm xuất hiện trong các tác phẩm nhiều hơn các thế kỷ trước Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Kịch bản tuồng, phú Nguyễn Hàng, Nguyễn Bá Lân, Vè Nguyễn Cư Trinh, diễn ca lịch sử, một số thơ vịnh sử đều có ít nhiều chất trào lộng hài hước, châm biếm, mỉa mai” (14, tr.409), Văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, NXB Giáo dục), cho nên TĐLTP nếu nhìn vào tiến trình có thể xem đây là thời kỳ bắt đầu nở rộ Điều đặc biệt là, lần đầu tiên trong lịch sử thơ Đường luật Việt
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nam, yếu tố trào phúng xuất hiện cả trong Đường luật Hán và Đường luật Nôm Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi và các nhà thơ thời Hồng Đức chưa làm được điều này Đường luật Nôm ghi nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Hoàng Sĩ Khải, Bùi Vịnh Nhưng đánh giá công lao và sự sáng tạo,
thì chủ yếu nhìn vào Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mặc dù Đường luật trào phúng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục phát triển lối thơ Đường luật phá cách mà Nguyễn Trãi và Hội Tao Đàn đã tạo nên, nhưng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có thể coi là đã hoàn tất một quá trình thể nghiệm Với nội dung này, Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng những chứng minh, ưu thế của sự kết hợp giữa một nội dung “không nghiêm chỉnh” với một “hình thức nghiêm chỉnh” có thể gây hiệu quả nghệ thuật, mà còn chứng minh rằng, với thể ĐL, không phải chỉ tìm đến một lối thơ phá cách, mới có thể tạo cảm giác thoải mái cho bài thơ Ngược lại, sự thoải mái lại tìm thấy ngay trong chính những quy định ngặt nghèo nhất về thể cách Chẳng hạn ông đã phát huy mạnh mẽ ưu thế “đối” để trào phúng, trong khi ai cũng nghĩ
“đối” là yêu cầu khắt khe nhất trong thơ Luật (vì nó buộc hai vế phải đối nhau cả về ý, thanh, từ loại ) và vì có “đối” bài thơ càng tăng thêm vẻ trang trọng, nghiêm chỉnh
Có lẽ ngay từ thời đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hiểu rất rõ “kiểu kết cấu song hành” này có thể đem đến nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau, trong đó hai
sắc thái căn bản là: đồng nghĩa và trái ngược phản đề Với sắc thái thứ nhất,
“đối” làm cho cấu trúc bài thơ thêm cân đối hài hoà vì tự nó xác lập quan hệ
giữa các liên thơ, ý thơ mà không cần các từ quan hệ Có nhiều câu thơ, ngoài
ý nghĩa tự thân nó còn có một phần ý nghĩa được gửi gắm ở câu đối diện Với sắc thái thứ hai, “đối” đem đến những quan hệ mâu thuẫn đối lập, hai câu thơ như bị chia ra trong cái thế tách bạch vừa ghép đôi với nhau nhưng vừa đối lập nhau Vì thế nhiều bài trào phúng của Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy vẫn
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghiêm chỉnh thực hiện “đối” mà người đọc lại có cảm giác cấu trúc của nó đang bị phá vỡ mất cân bằng
1.2.1.2 Thơ Đường luật trào phúng thời kỳ phát triển rực rỡ (TK XVIII -
TK XIX)
So với tám thế kỷ văn học trước đó, ở nửa cuối thế kỷ XVIII, lịch sử
TĐL Việt Nam chưa bao giờ chứng kiến, một sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng như thế Công tác thống kê học gặp rất nhiều khó khăn Chỉ
riêng bộ phận TĐL Nôm đã bao gồm một số lượng tác giả lớn Còn với bộ phận TĐL bằng chữ Hán thì ngay đến tên của các thi tập còn không dễ dàng thống kê hết, huống hồ là TĐL trong các thi tập đó
Có thể kể ra đây một số trường hợp tiêu biểu như sau: Cuốn Hồ Xuân
Hương thơ chữ Hán - chữ Nôm và giai thoại NXB Văn Hoá thông tin Hà Nội
1999, có 120 bài TĐL trên tổng số 137 đơn vị tác phẩm; cuốn Thơ chữ Hán
Nguyễn Du Nxb Văn học Hà Nội 1988, có 224 bài TĐL trên tổng số 249 đơn
vị tác phẩm; cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ Nxb Văn học Hà Nội, 1883 có
46 bài TĐL trên tổng số 108 đơn vị tác phẩm; cuốn Thơ văn Hán Cao Bá
Quát Nxb Văn học, Hà Nội, 1997 có 121 bài TĐL trên tổng số 166 đơn vị tác
phẩm; cuốn Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn Nxb Văn hoá Viện văn học 1961, có
107 bài TĐL trên tổng số 121 đơn vị tác phẩm; cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến
NXB Văn học Hà Nội 1979 có 224 bài TĐL trên tổng số 289 đơn vị tác
phẩm; cuốn Tú Xương con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn 1997, có 90 bài TĐL, trên tổng số 113 đơn vị tác phẩm; cuốn Thơ văn yêu nước nửa sau thế
kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970, có 214 bài TĐL trên tổng số 269 đơn vị tác
phẩm (của 51 tác giả)
Có thể nói, thơ Đường luật từ khi nhập vào Việt Nam đến giữa thế kỷ XVIII đã trải qua một chặng đường dài phát triển và đóng góp nhiều thành
tựu rực rỡ Tuy lịch sử luôn luôn biến động và đi kèm với những biến động ấy
là diễn biến phức tạp của những yếu tố tư tưởng, chính trị, tình cảm, thị hiếu
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
liên tục tác động đến quá trình sáng tác văn học (trong đó có quá trình sáng
tác TĐL), nhưng thơ Đường luật với những đặc điểm khá ổn định của nó lại
tỏ ra khá linh hoạt khi thích ứng với nhiều loại tư tưởng, tình cảm ở nhiều giai đoạn khác nhau Và khả năng này đã được phát huy đến cao độ ở giai
đoạn cuối của văn học trung đại – giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến hết thế
kỷ XIX khi nó kết hợp với loại hình trào phúng
Các nhà nho tài tử đầu tiên, mở màn cho dòng thơ tự trào là Phạm Thái,
Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát Nguyễn Công Trứ có khá nhiều thơ trào phúng, nhưng rất tiếc ông lại rất ít khi dùng TĐL Vì thế dòng ĐL trào phúng không ghi nhận đóng góp của ông Cao Bá Quát ngược lại, chẳng những dùng nhiều thể TĐL mà hầu hết những bài có yếu tố trào phúng cũng đều là TĐL TĐL TP Cao Bá Quát có chút phong vị riêng Không đả kích hoặc châm biếm những thói hư tật xấu của xã hội, ông tự vẽ mình bằng những nét vẽ ngông cuồng giống như một người kiêu bạc ngã mạn không chấp thói đời Sau này thơ ngông Cao Bá Quát cũng được xem là một trong đóng góp lớn cho dòng thơ trào phúng thời kỳ này
Tất nhiên, để đánh giá sự nở rộ và đỉnh cao của dòng TĐLTP Việt Nam thời trung đại, không ai không thừa nhận Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,
Tú Xương là ba cây bút trào phúng bậc thầy của văn học dân tộc Chưa kể về
số lượng không hơn kém nhau bao nhiêu (Hồ Xuân Hương với 117/120, Nguyễn Khuyến 142/224, Tú Xương 94/134) mà về chất lượng cũng khó
phân cao thấp Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy nhận xét: “Người Việt tuy hay
cười, nhưng ít cười hay Bởi thế cho đến nay, thơ Việt chỉ có ba cái cười đáng kể/nể Đó là cười Xuân Hương, cười Nguyễn Khuyến và cười Tú Xương”[39]
Nếu đánh giá tiến tiến trình phát triển của dòng TĐLTP từ góc độ thể loại, chắc chắn sẽ thấy, khi kết hợp với loại hình trào phúng, thơ của họ đã bỏ xa trình độ sáng tác TĐLTP của những thế kỷ trước đó Mỗi người theo mỗi
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cách khác nhau, đã đem đến cho dòng TĐLTP những phong cách riêng vô cùng độc đáo
Với Hồ Xuân Hương, nếu chỉ xét riêng những đóng góp cho tiến trình vận động thể loại TĐL, bà đã có công biến TĐL trở thành một loại hình nghệ thuật bình dân, xa rời những hình thức ước lệ, tượng trưng, gò bó Chính Hồ Xuân Hương chứ không phải ai khác đã làm cho những quy định nghiêm ngặt của thể TĐL trở nên linh hoạt, biến hoá khôn lường Từ cách ngắt nhịp, gieo vần đến nghệ thuật xắp chữ vốn vẫn là thao tác quen thuộc của TĐL, đều được Hồ Xuân Hương làm cho trở nên một nghệ thuật chơi chữ rất tài tình, lời đan ý vô cùng hiệu quả Còn nếu xét những đóng góp của Hồ Xuân Hương cho dòng TĐL TP thì phải thấy Hồ Xuân Hương thực sự là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử TĐL TP trung đại Việt Nam Nếu như trước đây, sáng tác thơ thường gắn với phong cách thời đại, phong cách thể loại, thì với Hồ Xuân Hương, bằng Nôm Đường luật trào phúng bà đã tạo nên phong cách tác giả Nôm Đường luật trào phúng Hồ Xuân Hương, hoàn toàn thoát ra khỏi lối thơ trang nghiêm cổ kính để đi theo lối bình dân hóa Tiếng cười trào phúng trong TĐL Hồ Xuân Hương tuy là tiếng cười hồn nhiên, dân dã, tiếng cười của niềm vui sống, khát khao sống đến tận cùng chân thực, nhưng lời lẽ lại vô cùng hiểm hóc Đọc thơ Hồ Xuân Hương, thi sĩ Tản Đà đã phải kinh ngạc thốt lên: “Thơ Xuân Hương thật là tinh quái, những câu hay đọc lên đến ghê người Người ta thường có câu thi trung hữu họa, nghĩa là trong thơ có vẽ; như thơ Xuân Hương thời lại là thi trung hữu quỷ, nghĩa là trong thơ có ma ” [11] “Ma” ở đây chắc hẳn là ma lực, là ám ảnh
Sau Hồ Xuân Hương, TĐLTP với Nguyễn Khuyến, Tú Xương, có ý nghĩa như một vạch nối giữa thơ ĐL thời trung đại và thơ ĐL thời hiện đại Mặc dù những thay đổi chưa phải là lớn nhưng vô cùng quan trọng Mỗi nhà thơ có nét đặc sắc riêng nhưng họ gặp nhau ở chỗ đã đưa chính mình vào thơ
để cười cợt, chế giễu Mảng sáng tác này giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tâm hồn, nhân cách của những nhà nho yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc Tinh thần phản tỉnh và ý thức tự phê phán là đóng góp mới của cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương ở mảng văn chương trào phúng Đồng thời trở thành tiền đề cho dòng văn học hiện thực phê phán sau này phát triển mạnh
mẽ và ghi dấu ấn sâu đậm trong nền văn học Việt Nam
Điều dễ nhận thấy nhất trong những đóng góp của Nguyễn Khuyến cho TĐL là ngôn ngữ, là lối nói, cách diễn đạt, là việc phát triển những yếu tố đời thường Bên cạnh đó, về thể loại, Nguyễn Khuyến còn kích thích để sự chặt chẽ, hoàn thiện của TĐL trở nên rộng rãi cởi mở hơn Ông đã thêm vào nội dung phản ánh của thể thơ này những tương quan mới mà trước đó các tác giả khác đã dùng như một quy ước
Riêng về Đường luật trào phúng, thơ Nguyễn Khuyến không chỉ xuất hiện trong dòng Đường luật Nôm mà xuất hiện cả trong bộ phận thơ Đường luật bằng chữ Hán Khác với tiếng cười hồn nhiên dân dã của Hồ Xuân Hương, nếu với Nôm Đường, Nguyễn Khuyến ẩn mình vào đời sống nơi thôn
dã để quan sát thời cuộc và cho ra đời những câu thơ tự trào tinh tế, sắc sảo, thì với Đường luật Hán, ông mỉa mai phê phán sự bạc nhược, rệu rã của thói đời Đúng là khi một người uyên bác cất tiếng cười thì tiếng cười thật sâu và ngấm Mặc dù không phải là người đầu tiên viết thơ Đường luật trào phúng bằng chữ Hán vì: “Nguyễn Khuyến đã tiếp nối và phát triển nụ cười hài hước trong thơ tự trào nhà Nho của Nguyễn Như Đổ (1423 – 1525), Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613), Nguyễn Hành (1771 – 1824) cũng như tiếng cười phúng thích thế sự trong thơ các tác gia Hán Nôm như Chu Đường Anh(?), Trần Nguyên Đán (1325 -1390), Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780), Cao Bá Quát (1809 – 1854) Cả hai tiếng cười (tự trào và phúng thích thế sự) từ thơ trào phúng chữ Hán truyền thống đã thâm nhập vào thơ Nguyễn Khuyến để rồi được tái tạo với nội dung hiện thực mới và hình thức trào lộng chơi chữ phúng dụ” [39] Nhưng Nguyễn Khuyến vẫn được ghi nhận như là người đầu
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tiên có công lớn nhất khi đưa nội dung trào phúng vào TĐL Hán để sau này
nó tiếp tục phát triển trong TĐL Hán của Phan Bội Châu và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Đại biểu và cũng là đỉnh cao cuối cùng của TĐLTP Việt Nam thời trung đại là Tú Xương Mặc dù hầu hết các học giả khi nghiên cứu thơ Tú Xương đều khẳng định: Tú Xương là bậc thầy của nghệ thuật thơ trào phúng Việt Nam Nhưng xét về thể loại có lẽ cần khẳng định thêm: Tú xương là bậc thầy của TĐLTP Việt Nam thời trung đại Không dừng lại ở việc điểm mặt, phóng đại, lố bịch hóa những thói hư tật xấu trong xã hội như Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, nhà thơ Tú Xương muốn lôi ra ngoài ánh sáng và lột trần bản chất của những cái xấu xa trong xã hội bằng những câu trào phúng sâu cay Đặc biệt nếu TĐL trào phúng Nguyễn Khuyến vẫn còn vướng víu với quan điểm Nho, nên trào lộng trong sự mực thước của mình, thì ngược lại, TĐL trào phúng Tú Xương gần như “khước từ tính ngôn chí, tính giáo hóa, răn đời chung chung kiểu nhà nho, mà quan tâm đến cái cụ thể, cái đời
thường, một đặc trưng của tính hiện đại” [39]
Để trả lời cho câu hỏi: thơ Đường luật du nhập Việt Nam vào năm nào, tác giả Ngô Văn Phú, trong cuốn “Thơ Đường ở Việt Nam”, đã xác định thời điểm thơ Đường (trong đó có thơ Đường luật) du nhập vào Việt Nam vào thế
kỉ thứ X Và thơ Đường luật đã xuất hiện ngay trong những bài thơ thiền thời nhà Lý “Quốc tộ” của Đỗ Pháp Thuận và “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (?) là những bài thơ đầu tiên của nước ta được sáng tác theo đúng quy định của bài thơ cách luật Tuy nhiên, khi mới xuất hiện, thơ Đường luật được các nhà sư (nhà thơ) sáng tác với mục đích dùng thơ để truyền đạo của nhà Phật [dẫn theo 48]
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thơ Đường luật trung đại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, yếu tố trào phúng trong thơ Đường luật đã được quan
tâm từ thời tiền Lê và thời Lý Theo Vũ Ngọc Phan, Đại Việt sử ký toàn thư
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chép rằng: “vào khoảng cuối thế kỉ X, trong cung nhà vua đã có người giao việc làm hề để mua vui cho triều đình Tên người hề đó là Liêu Thủ Tâm, phục vụ cho vua Lê Ngọa Triều Tiếp đó, sử lại chép một câu chơi chữ rất tục Chuyện xảy ra dưới thời Lý Anh Tông Đỗ Anh Vũ chuyên quyền, bị các triều thần phản đối, bắt y giam giữ Y đem tiền của ra đút lót cho quan Điện tiền Vũ Đái Vũ Đái nhận lợi lộc, bị các quan chửi bới thậm tệ Họ bảo Điện tiền là Vũ Cứt chứ không phải Vũ Đái” [49, tr.36] Như vậy, tính chất trào phúng đã xuất hiện thông qua nghệ thuật chơi chữ nhưng còn mờ nhạt, ít ỏi
Ở đời nhà Trần, trong sách Toàn Việt thi lục chép hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Sĩ Cố có ý vị hài hước, đó là bài Tùng giá Tây chinh yết Tản Viên
từ và Tùng giá Tây chinh yết Uy Hiển Vương từ Cũng ở đời Trần, bài thơ Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ của Chu Đường Anh (hiệu là Liêu Thủy),
chép trong Hoàng Việt thi tuyển do nhóm Lê Quý Đôn phiên âm và dịch năm
1957, có tính chất trào phúng khá đậm nét Như vậy, tuy tác phẩm không nhiều, nhưng điểm qua vài tác giả, ta thấy mầm mống của trào phúng đã xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đời Lý -Trần
Sau ba tác giả trên, sử sách không ghi lại tác phẩm trào phúng của các tác giả khác Phải đến thế kỉ thứ XV, tiếng cười trào phúng mới thấy xuất hiện
rõ nét trong sáng tác của Nguyễn Trãi, đặc biệt là thơ Nôm Riêng về thơ
Nôm Đường luật trào phúng, ta không thể không nhắc tới Quốc Âm thi tập, của Nguyễn Trãi (tỉ lệ thơ trào phúng chiếm 11,8%), Hồng Đức quốc âm thi
tập của Lê Thánh Tông (tỉ lệ thơ trào phúng chiếm 12,5%), và các tác giả thời
Hồng Đức, Thánh Tông di thảo và Thập giới cô hồn quốc ngữ văn tương
truyền của Lê Thánh Tông, đây là những tác phẩm có chất trào phúng tương đối đậm nét
Sang thế kỉ thứ XVI, trước tình cảnh suy tàn của xã hội, đối tượng trào phúng đã cụ thể và có ý nghĩa xã hội cao trong thơ trào phúng chữ Hán trước
đó Bài thơ Tăng thử của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một ví dụ Đến thế kỉ thứ
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
XVII, tiếng cười trào phúng xuất hiện trong Thiên Nam ngữ lục – tác phẩm có
đoạn thơ kể về câu chuyện: trời sai quỷ sứ xuống bắt Hạ Hầu Cai – kẻ hung
dữ nhưng bị Hầu Cai đuổi đánh, quỷ sứ sợ trời phạt nên bắt Phạm Khả Tri – người hiền lành thế mạng Nguyễn Sĩ Thành, khi đó đang làm chức giám sinh, tính tình cương trực, ở gần nhà Hầu Cai và Khả Tri, thấy sự bất công nên làm bài thơ gửi lên thiên đình công kích trời Sau khi hỏi rõ đầu đuôi, trời tìm cách giết Hạ Hầu Cai, đền đáp cho Phạm Khả Tri Bài thơ đã thể hiện hàm ý phê phán những bất công trong xã hội của người xưa
Đến thế kỉ XVIII, tiếng cười trào phúng phát triển mạnh mẽ hơn, rõ nét hơn, vang dội hơn, lôi cuốn được nhiều tác giả hơn, ta có thể kể đến các nhà
thơ như: Đoàn Thị Điểm (tập Truyền kì tân phả), Nguyễn Bá Lân (Giai cảnh
hứng tình và Ngã ba Hạc phú), Ngô Ngọc Du (Đề tranh Lê Thánh Tông),
Phạm Thái (Tự trào), Nguyễn Du (Phản chiêu hồn, Tần Cối tượng)…
Thơ trào phúng cuối thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX thiên về phúng thích
xã hội, cười nhạo sự trớ trêu của đời người, của nền chính trị suy thoái Nghệ thuật trào phúng thời điểm này nghiêng về tiếng cười hài hước, mỉa mai bóng gió, chưa đến mức gay gắt Sự xuất hiện của Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm với 37/40 bài thơ trào phúng (chiếm tỷ lệ 92,5%) cùng với những tên tuổi như Phạm Thái, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ… đã viết lên những trang thơ Nôm trào phúng rực rỡ cho nền văn học trung đại Việt Nam
Từ giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX, từ nỗi đau mất nước, ngòi bút trào phúng của Nguyễn Khuyến (trước khi về Yên Đổ: 11 bài, sau khi về Yên
đổ khoảng trên dưới 20 bài), Nguyễn Hữu Huân (1 bài), Nguyễn Xuân Ôn (11 bài),… tập trung đả kích bọn thực dân xâm lược và bè lũ quan lại đớn hèn, bán nước cầu vinh cùng những thói hư tật xấu trong xã hội
Như vậy, thơ Đường luật trào phúng Việt Nam đã hình thành và phát triển lâu dài, từ thế kỉ X với đến thế kỉ XIX với những thi phẩm trào phúng
độc đáo và đầy ấn tượng Và không dừng lại ở đó, thơ Đường luật trào phúng