Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chứcnăng giao tiếp.Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học ” [1] Hiện nay,
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
“Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Từ làđơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chứcnăng giao tiếp.Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm
quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học ” [1]
Hiện nay, dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Luyện từ
và câu nói riêng đã được đặc biệt quan tâm và đã đạt được kết quả khá khả quan.Tuy nhiên việc dạy học về phân môn Luyện từ và câu, nhất là về “Từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa” vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: có những giáo viên chưachuyển tải hết kiến thức trong SGK đến cho học sinh, có giáo viên còn lúng túngkhi hiểu và phân biệt các nghĩa của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, do vậy việctruyền thụ kiến thức cho học sinh, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học còngặp nhiều khó khăn.Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, vốn ngôn ngữ TiếngViệt còn hạn chế, nên khi gặp những dạng bài tập về chỉ ra và phân biệt cácnghĩa của từ của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa các em rất lúng túng không giảiquyết được
Xuất phát từ những lí do nêu trên nên tôi đã chọn “ Kinh nghiệm dạy học sinh cách tháo gỡ một số bài tập khó về “Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” trong phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt 5 ” làm đề tài nghiên cứu
trong quá trình dạy học của mình Nếu khả thi thì đó là hành trang quan trọnggiúp bản thân tôi dạy tốt phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việtnói chung đồng thời góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học Luyện
từ và câu ở tiểu học
2 Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn về phân biệt được từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh ở Tiểu học
Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa từ đồng âm trong sinhsản văn bản bằng hình thức nói hoặc viết, để từ đó các em sử dụng được TiếngViệt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy
3 Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho HS lớp 5
4 Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạymôn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan
Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trang 2II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
- Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học có mục tiêu là: “ Hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, nói, viết) để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi ” [2] Thông qua việc dạy
học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản(phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống ) và góp phần nâng cao phẩm chất tưduy, năng lực nhận thức: “ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản vềTiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp Cung cấp cho học sinhcác hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học ViệtNam và nước ngoài Đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thóiquen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [2]
- Dạy Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu thông qua hoạt
động giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra Vậy để đạt được mục tiêu đề ra
phân môn Luyện từ và câu có các nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và
phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em thông qua việc dạy nghĩa của từ,
hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ và cung cấp một số kiến thức về từ và câu.Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện
tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh: “ Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là haihiện tượng đặc trưng về nghĩa của từ trong ngôn ngữ Tiếng Việt Từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa được hình thành theo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ Sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên thì nhiều mà từ ngữ thì có hạn” [2]
Do vậy, con người phải sáng tạo trong cách gọi tên các sự vật, hiệntượng Khi học về từ đồng âm mục tiêu đặt ra là học sinh phải nắm được từđồng âm là các từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa; nhận ra các
từ đồng âm trong các câu văn, thơ ở mức độ đơn giản, biết đặt câu phân biệt hai
từ đồng âm; hiểu được biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ; biết chơi chữ ởmức độ đơn giản Khi học về từ nhiều nghĩa, yêu cầu đặt ra là học sinh hiểuđược từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển Các nghĩacủa từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau; biết đặt câu phân biệt nghĩa của từ.Bước đầu biết phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong một số trường hợpđơn giản
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Một số khó khăn dạy nội dung về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt 5.
- Qua quá trình giảng dạy ở lớp 5 nhiều năm về Tiếng Việt, đặc biệt phânmôn Luyện từ và câu, nhất là dạng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệtđược từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bản thân tôi thường gặp một số khó khănsau:
-Thời lượng dạy một bài Luyện từ và câu còn hạn chế, tư duy của các emcòn chậm so với yêu cầu đề ra
VD: ND bài: Từ đồng âm - SGK - TV5- tập1- trang 52 [3]
Trang 3ND bài: Từ nhiều nghĩa - SGK-TV5- tập1- trang 73
- Đối với đối tượng HS miền núi, nội dung một số bài tập còn có yêu cầuquá cao với trình độ chung của cả lớp:
+ Các bài tập phân biệt nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa là nhữngdạng bài tập tương đối khó đối với HS lớp 5 vì các em không nắm được kháiniệm của từ đồng âm, khái niệm của từ nhiều nghĩa để xác định được từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa
VD: Bài tập1: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - SGK-TV5- tập1- trang 82 [3]
+ GV nhiều khi cũng còn lúng túng khi hiểu và phân biệt từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa, do vậy việc truyền thụ kiến thức cho HS còn gặp nhiều khókhăn Trong thực tế cả giáo viên lẫn học sinh đang còn nhầm lẫn vì: Từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau,viết giống nhau mà chỉ khác nhau về mặt ý nghĩa
VD1: Đá (1) trong hòn đá và đá (2) trong đá bóng [3]
- Xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau, xét về mặt ý nghĩa
thì hoàn toàn khác nhau Vì đá (1) là danh từ chỉ chất rắn có trong tự nhiên thường thành tảng, khối rất cứng, đá (2) là động từ chỉ hành động của người
dùng chân hất mạnh vào vật nhằm đưa ra xa hoặc làm tổn thương Đây là hai từđồng âm
VD2:Ăn (1) trong em đang ăn cơm và ăn (2) trong xe này ăn xăng lắm [4]
- Xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau, xét về mặt ý nghĩa
thì ăn (1) được dùng với nghĩa gốc, ăn (2) được dùng với nghĩa chuyển Đây là
từ nhiều nghĩa + Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài phối hợp cảhai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt
+ Học sinh chưa phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiềunghĩa
2.2 Thực trạng dạy nội dung từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở đơn vị chúng tôi.
Thuận lợi:
* Về đội ngũ giáo viên: Phần lớn giáo viên có năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm vững vàng, yêu nghề, mến trẻ, tích cực đổi mới phươngpháp dạy học, quan tâm đến các đối tượng học sinh, đổi mới các hình thức tổchức dạy học, nghiên cứu bài và thiết kế được các hoạt động dạy – học phù hợpvới mục tiêu từng bài dạy
* Về học sinh: Năm học 2016-2017 Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1 gồm
21 lớp, 455 em Riêng khối lớp 5 là 4 lớp 78 học sinh Chủ yếu học sinh khốilớp 5 là học sinh thuộc con em dân tộc Mường Các em ham học, thích tìm tòi
và khám phá cái mới
* Về cơ sở vật chất: Trường của chúng tôi có trang thiết bị đồ dùng dạy
học được cấp tương đối đầy đủ Tranh ảnh nhiều, phong phú, đa dạng cho cácmôn học Sách giáo khoa học sinh được mượn Sách giáo viên, tài liệu sáchtham khảo tương đối đầy đủ để giáo viên có thể dạy và bồi dưỡng học sinh năngkhiếu ở trên lớp
Trang 4Khó khăn
* Về đội ngũ giáo viên: Giáo viên chủ yếu là người địa phương, xa trung
tâm nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn Trong giao tiếp giáo viên thường sửdụng tiếng địa phương với học sinh nên trong quá trình dạy học gặp rất nhiềukhó khăn Một số GV còn lệ thuộc vào SGV, sách thiết kế, bài soạn ít sáng tạo;chưa chú ý đến việc thiết kế xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp với trình độtừng đối tượng HS
* Về học sinh: Trường có nhiều đối tượng học sinh, trong địa bàn có
nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là con em dân tộc Mường Học sinh có hộnghèo: 145 em chiếm 31,8% Điều kiện kinh tế gia đình học sinh gặp nhiều khókhăn trong học tập Chất lượng học sinh còn thấp Vốn ngôn ngữ của các emkhông phong phú, khả năng giao tiếp còn hạn chế HS thường sử dụng tiếng dântộc trong sinh hoạt cũng như ở nhà dẫn đến khả năng tiếp thu Tiếng Việt ở trênlớp rất hạn chế Đối với học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa các em còn có nhữnghạn chế sau: Lúng túng trong việc giải nghĩa từ hoặc giải nghĩa từ còn sai; Phânbiệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, định tính; Đặt câu có sử dụng từđồng âm, từ nhiều nghĩa chưa chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêucầu
- Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy khi học sinh gặp các dạng bài
về nhận diện phân biệt được các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa các em hay nhầmlẫn và kết quả đạt được tương đối thấp, chưa theo mong muốn Chính vì thế màtôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ, tìm cách tham khảo, đọc tài liệu, hỏi ýkiến của các đồng nghiệp thì tất cả đồng nghiệp đều trả lời là khi gặp các dạngbài tập về nhận diện từ và phân biệt được các “Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”học sinh chỉ đạt khoảng 70- 75% Điều đó chứng tỏ việc dạy học các bài về “Từđồng âm và từ nhiều nghĩa” trong phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt 5 chưađạt mục tiêu của chương trình
*Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị dạy học dành cho phân môn Tiếng Việt
nói chung, phần dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nói riêng rất ít Chủ yếu làgiáo viên phải tự làm đồ dùng dạy học như; bảng phụ, băng giấy để phục vụ chotiết dạy của mình.Việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa thường xuyên, hầu hết chỉdùng khi thao giảng,thi giáo viên giỏi ở trường, huyện
2.3 Kết quả khảo sát:
- Đầu năm học 2016- 2017 tôi được phân công dạy lớp 5A là lớp có trình
độ nhận thức không đồng đều (có nhiều học sinh học tốt nhưng cũng có không íthọc sinh yếu kém, tư duy chậm) Một số phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việchọc của con cái, ý thức học của một số học sinh chưa đạt
-Khi trực tiếp giảng dạy trên lớp và dạy bài “ Từ đồng âm”, “ Luyện tập
về từ nhiều nghĩa” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, sau khi học sinh học songbài này tôi đã cho học sinh làm bài trực tiếp ở trên lớp với đề bài như sau:
Thời gian làm bài : 10 phút
Đề bài:
Trang 5Bài 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là
từ nhiều nghĩa :
- Bà em mua hai con mực.
- Mực nước đã lên cao.
- Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực [4]
- Theo cách GV dạy theo SGV thì kết quả thu được ở bài tập 1 như sau:
Nhận diện đồng
âm và từ nhiều nghĩa (sai)
Chưa nhận diện được đồng âm và từ nhiều nghĩa
-Trên đây là bài làm của HS trước khi tôi chưa áp dụng các biện pháp dạy học tìm ra những khó khăn và cách tháo gỡ vì vậy học sinh chưa nhận diện, phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
2.4 Nguyên nhân kết quả của thực trạng:
*Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là:
- Trong quá trình dạy học các bài này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai tròhướng dẫn, tổ chức cho học sinh Tuy nhiên do thời lượng 1 tiết học có hạn nên
Trang 6giáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trongcác bài học Do đó, sau các bài học, học sinh chỉ nắm được kiến thức về nộidung học một cách tách bạch Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cònkhó khăn khi lấy thêm một số ví dụ cụ thể từ bên ngoài SGK để minh họa phânbiệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Giáo viên ít tư duy, sáng tạo, không gắn vớithực tiễn về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa có trong cuộc sống hàng ngày để các
em dễ tìm, dễ hiểu Có trường hợp GV chỉ truyền đạt giảng giải theo các tài liệu
đã có sẵn trong SGK và SGV, thường để học sinh học tập một cách thụ động,chưa tập trung thời gian và trí tuệ vào việc soạn bài và đồ dùng dạy học, chưalinh động sáng tạo,cải tiến nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với đốitượng học sinh vì thế kết quả dạy học chưa cao
-Với những nguyên nhân và kết quả khảo sát như trên, tôi nhận thấy rằng:hoàn cảnh, điều kiện cũng như đặc điểm ngôn ngữ của học sinh đã ảnh hưởngkhông nhỏ tới chất lượng dạy học Bên cạnh đó, chương trình SGK lại dùngchung cho cả nước nên không tránh khỏi những bài tập còn khó so với trình độchung của học sinh ở địa phương, đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạyhọc phải có biện pháp, cách tháo gỡ giúp học sinh đạt được mục tiêu của chươngtrình
3 Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1 Giúp HS nắm được những kiến thức về “Nghĩa của từ”
-Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đốitượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quátrình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định Để tăngvốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làmcho học sinh hiểu nghĩa từ, phân biệt được các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa.Đây là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Việc dạynghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ Bài tập giải nghĩa từ xuấthiện trong phân môn LTVC không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại chiếm vịtrí rất quan trọng trong các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Việc chocác em hiểu nghĩa các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, từ trung tâm của mỗitrường nghĩa là vô cùng cần thiết Chính vì thế mà tôi đã hướng dẫn cho họcsinh về biện pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5 là:
- GV định hướng các biện pháp giải nghĩa từ thích hợp với lượng từ ngữcần cung cấp cho học sinh về phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Tôi đã hướngdẫn học sinh giải nghĩa từ bằng các cách sau:
Cách 1: Giải nghĩa bằng định nghĩa
Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nộidung nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa Tập hợp nét nghĩađược liệt kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lêntrước hết và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau
VD: Dùng tay phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh là đánh trống
Cách 2: Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa
Trang 7-Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết, các
từ dùng để quy chiếu đó phải được giảng kĩ
VD: Từ đồng nghĩa với “ hợp tác” là: cộng tác.
Trái nghĩa với từ trẻ con là từ : người lớn
Cách 3: Giải nghĩa theo cách miêu tả
VD: Vàng giòn: là màu vàng của rơm, rạ phơi rất khô
Cách 4: Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng
-Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt Việcgiải nghĩa từng tiếng rồi khái quát nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh
cơ sở nắm vững nghĩa từ
VD: Tổ quốc là một từ ghép gốc Hán Tổ là ông cha ta từ xa xưa, quốc lànước, đất nước
Cách 5: Giải nghĩa theo cách đối chiếu, so sánh
VD: Giải nghĩa bà nội, bà ngoại bằng cách đối chiếu: bà ngoại là ngườisinh ra mẹ, bà nội là người sinh ra bố
Cách 6: Giải nghĩa bằng từ điển
-Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất, là biện pháp giải nghĩa làm
cơ sở cho rất nhiều bài tập giải nghĩa khác nhau Giải nghĩa bằng từ điển tức là
GV và HS nêu nội dung nghĩa của một từ bằng một định nghĩa
VD: Tự trọng là coi trọng phẩm giá của mình
Cách 7: Giải nghĩa bằng tìm từ lạc
VD: Trong các từ sau từ nào không cùng nhóm nghĩa?
a Lạc quan b Yêu đời c Tốt đẹp d Tin tưởng
Đáp án: Tốt đẹp
- Dạy các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa: từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
Biện pháp 2 Dạy học sinh cách tháo gỡ một số bài tập khó về từ đồng âm trong phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt 5.
-Để làm được việc này giáo viên không nên chỉ truyền đạt, giảng giải theocác tài liệu có sẵn trong SGK, SGV, sách thiết kế Không làm việc máy móc và
ít quan tâm đến khả năng sáng tạo của học sinh Không nên để học sinh học tậpmột cách thụ động chủ yếu là nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu Vì nếuthế học sinh sẽ ít hứng thú học tập, không phát huy năng lực và vốn có của cánhân học sinh
-Tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu những khó khăn và tìm cách tháo gỡ từngbài trong từng tiết dạy nhất là thời gian ở phần luyện tập để học sinh hiểu được,tìm ra, nhận diện, phân biệt được các từ đồng âm Như vậy muốn tìm, nhận diện,phân biệt được các từ đồng âm trước hết học sinh phải: Hiểu và nắm được nghĩacủa từ đồng âm
2.1 Khái niệm về từ đồng âm:
-Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau vềnghĩa
- Từ đồng âm là nhiều từ nhưng trong văn cảnh đều là nghĩa gốc còn gọi
là nghĩa chính hay nghĩa đen
Trang 8VD: Ba (1) và má – ba (2) tuổi
Ba (1) trong Ba và má: là cha.
ba (2) trong ba tuổi: là số tự nhiên lớn hơn hai và nhỏ hơn bốn.
2.2 Một số ví dụ về cách tháo gỡ tháo gỡ các bài tập khó về từ đồng âm trong phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt 5
Bài : Từ đồng âm : Tuần 5 tiết 2 (SGK TV5 -Tập 1 trang 51)
Đây là bài dạng lý thuyết
a) Nội dung bài học gồm có 3 phần:
* Phần 1: Nhận xét gồm có: 02 yêu cầu
Yêu cầu 1: Đọc các câu sau đây:
+ Ông ngồi câu cá
+ Đoạn văn này có 5 câu
Yêu cầu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1?
+ Bắt cá,tôm, bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở mỗi đầu sợi dây
+ Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầubằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu
* Phần 2: Ghi nhớ
* Phần 3: Bài tập: Phần này gồm có 4 bài tập
* Mục tiêu của các bài tập này:
- Giúp học sinh nhân diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp
- Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm
- Biết đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm Biết được từ đồng âm cócác nét nghĩa như thế nào? cách vận dụng các từ đồng âm vào mẩu chuyện vui.Bài tập 1: Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:
+ Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
+ Hòn đá – đá bóng
+ Ba và má – ba tuổi
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.
M: - Nhà nhà treo cờ mừng ngày quốc khánh.
- Cờ là một môn thể thao được nhiều người ưa thích.
Bài tập 3: Đọc mẩu chuyên vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình
đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng
Tiền tiêu
Nam: - Cậu biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy! Bắc: - Sao cậu bảo ba cậu là bộ đội ?
Nam: - Đúng rồi , thư trước ba mình báo tin:“ Ba đang ở hải đảo” Nhưng thư
này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc.
Trang 9Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ (Là cây gì?) [3].
-HS chưa hiểu được các nét nghĩa của các từ đồng âm: bàn, cờ, nước Mà
mỗi câu phải đặt tối thiểu hai câu, trong đó từ đồng âm dùng ở mỗi câu theomột nét nghĩa khác nhau cho nên các em không đặt được các câu để phân biệtđược các từ đồng âm đã cho
* Cái khó ở bài tập 3 là:
-HS phải tìm ra câu nói của ba bạn Nam có một từ mà đã làm cho bạnNam đã hiểu nhầm là ba mình đang làm việc tại ngân hàng GV giúp HS hiểuđược cái hay, cái thú vị, tính khôi hài của mẩu chuyện vui
- Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi.
- Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền tệ.
b)Bước 1: Để phân biệt nghĩa từ đá trong ví dụ: đá bóng – hòn đá GV có thể
đưa bức ảnh chụp hòn đá, một cầu thủ đang đá bóng cho HS quan sát
Trang 10- đá trong đá bóng: là động từ chỉ hành động của người dùng chân hất
mạnh vào vật nhằm đưa ra xa hoặc làm tổn thương
* Ở bài tập 2:
Bước 1: GV cần củng cố cho HS khái niệm từ đồng âm:
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau vềnghĩa
Bước 2: Khi các em đã hiểu từ đồng âm thì GV cho HS tìm hiểu từ đồng âm
trong từng từ bàn, cờ, nước có các nét nghĩa như thế nào?
- bàn: bàn(ghế), bàn( bạc), bàn (thắng)
- cờ:( lá) cờ, (quân) cờ, cờ (vua), cờ (tướng)
- nước: nước (uống), nước (cờ), (đất) nước
Bước 3: Khi các em nắm được các nét nghĩa khác nhau của các từ đồng âm trên
thì GV cho HS đặt tối thiểu hai câu, trong đó từ đồng âm dùng ở mỗi câu theomột nét nghĩa khác nhau
bàn: Cả tổ bàn suốt cả buổi sáng chủ nhật mới tìm ra cách giúp đỡ bạn Lộc Trong lớp, tôi ngồi ở đầu bàn ba, dãy bên phải.
cờ: Sáng thứ hai nào, trường tôi cũng tổ chức chào cờ.
Tối mai có cuộc đấu chung kết giải cờ vua ở trường.
nước: Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần đến hai lít nước.
Mới đi đến nước cờ thứ 32 mà nó đã chịu thua.
* Ở bài tập 3: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài và mẩu truyện vui
“Tiền tiêu ”để học sinh hiểu được tính khôi hài của chuyện là: Ba của Nam
đang canh gác ở hải đảo mà Nam đã hiểu nhầm là ba bạn làm việc tại ngân hàng
Bước 1: Trước hết GV cho HS tìm trong câu nói của ba bạn Nam một từ đã làm
cho bạn hiểu nhầm là ba bạn làm việc tại ngân hàng đó là từ “tiền tiêu”.
Bước 2: GV cho HS nắm được nghĩa của từ “tiền tiêu” là: Vị trí quan trọng, nơi
bố trí canh gác trước khu vực trú quân hướng về phía địch
Bước 3: GVgiúp HS hiểu bạn Nam đã nhầm với từ tiền tiêu có nghĩa là đồng
tiền để tiêu sài (khác với đồng tiền để dành, đồng tiền để đóng góp) Từ đó HShiểu được cái hay, cái thú vị của mẩu chuyện vui trên