Chính vì thế, việc lồng ghép giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua môn sinh học, tổ chức các hoạt động để các em chủ động nghiên cứu và khai thác kiến thức là việc làm rất cần th
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:
1 Tên sáng kiến: Rèn luyện một số kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài giảng sinh học 11
(Võ Hoàng Lâm Trúc, Lê Thị Xuân Diễm, Nguyễn Thiên Thanh,
Nguyễn Văn Bé, Cao Hoài Dũng, @THPT Lê Quí Đôn)
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn giảng dạy môn sinh học 11.
3 Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
Nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, thế giới đang trong thời kì bùng nổ tri thức, khoa học và công nghệ Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ
về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu nhằm đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội
Thực tiễn dạy học nhiều năm ở trường phổ thông cho thấy nhiều học sinh còn thiếu năng lực thích nghi với môi trường sống tập thể, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu năng lực sống Một số trường còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái
độ, năng lực ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….) Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo truyền tải các nội dung bài dạy Trong nhiều năm qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm
và hoạt động Đoàn – Đội
Là một giáo viên Sinh học, tôi nhận thấy mỗi bài học môn Sinh đều có giá trị
và ý nghĩa thực tiễn rất cao Chính vì thế, việc lồng ghép giáo dục năng lực sống cho học sinh thông qua môn sinh học, tổ chức các hoạt động để các em chủ động nghiên cứu và khai thác kiến thức là việc làm rất cần thiết Hình thành kĩ năng sống thông qua kiến thức đã học giúp kích thích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế mà các em sẽ gặp trong cuộc sống
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm
trong việc “Rèn luyện một số kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài giảng
Trang 2sinh học 11” nhằm mục đích khơi nguồn năng lực sống, năng lực tâm lý xã hội
để các em được phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp
- Đào đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cho học sinh
- Giáo dục trí dục, giáo dục năng lực trong đó năng lực bao hàm giáo dục năng lực sống mà chúng ta nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm này
- Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn
liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội
3.2.2 Nội dung của giải pháp
Điểm mới của giải pháp
- Phương pháp tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học
- Phương pháp hướng dẫn học sinh tự lực tham gia vào các hoạt động học tập
- Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng nhận thức, trình bày và tự bảo
vệ ý kiến của mình khi thảo luận, tranh luận
- Khuyến khích học sinh thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết vấn đề khi học sinh nghiên cứu kiến thức
Cách thức thực hiện
a Phân loại kiến thức năng lực sống
Chia làm 4 nhóm:
* Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe, trình bày suy nghĩ ý tưởng trước nhóm, tổ, lớp.
* Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe.
* Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.
* Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần, sống lành mạnh, bảo
vệ môi trường
b Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 11 có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng sống.
Trang 3b.1 Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe, trình bày suy nghĩ ý tưởng trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng này có thể áp dụng ở hầu hết các bài trong chương trình sinh học
11 qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhóm, vấn đáp, tìm tòi
Hình 1 Học sinh thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ tự học.
b.2 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe qua các bài:
Kĩ năng liên quan đến thể chất, sức
khỏe
Tuần hoàn máu
Hô hấp ở động vật Tiêu hóa ở động vật
Cảm ứng ở động vật
Cân bằng nội môi
Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Tập tính động vật
Truyền tin qua xinap
Các nhân tố ảnh
hưởng đến sinh
trưởng và phát
triển ở động vật
Trang 4b.3 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành qua các bài:
b.4 Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần, sống lành mạnh, bảo vệ môi trường
Tùy bài mà đưa vào cho phù hợp tránh gượng ép, miễn cưỡng
Ví dụ như bài “Vai trò cuả các nguyên tố khoáng”, “Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật”, “Quang hợp và năng suất cây trồng”, “Cảm ứng ở động vật”, “Điều khiển sinh sản ở động vật”, “Sinh đẻ có kế hoạch ở người”
c Vận dụng rèn luyện năng lực thông qua bộ môn
Để việc lồng ghép rèn luyện năng lực thông qua bộ môn sinh học 11 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới Giáo viên phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các
em thì mới giáo dục năng lực có kết quả cao
Kĩ năng liên quan đến tự nhận thức, thực hành
Ứng động Hướng động
Thực hành đo một số
chỉ tiêu sinh lí ở
người
Sinh trưởng, phát triển
ở thực vật
Cơ chế điều hòa sinh sản
Cảm ứng ở động vật
Thực hành: Xem
phim về tập tính
động vật
Thực hành: nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
Thực hành: Thí
nghiệm thoát hơi
nước và vai trò của
phân bón
Trang 5Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kỹ năng sống Cụ thể như:
c.1 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe:
* Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy:
Ví dụ: Bài “Hô hấp ở động vật” và bài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
- Nêu tác hại của khói thuốc lá?
Và để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui: Hút thuốc lá có 3 cái lợi
“không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn, không sợ chết già” Em nào giải thích được?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung:
Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm Viêm phổi Lao phổi ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết
- Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá Từ đó, em sẽ không hút thuốc lá và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá
Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc trang báo giáo viên sưu tầm để học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá:
Hình 2 Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
Trang 6
Hình 3 Tỷ lệ ung thư do hút thuốc lá
* Kĩ năng về sức khỏe sinh sản:
Thông qua một số bài và nội dung như bảng dưới đây giáo viên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Chương/Bài Mục tiêu Nội dung tích hợp Phương thức tích
hợp và gợi ý phương pháp dạy học
PHẦN SINH
HỌC CƠ
THỂ
Chương III :
SINH
TRƯỞNG
VÀ PHÁT
TRIỂN
trưởng và
phát triển ở
động vật
Các nhân tố
Kiến thức: Hiểu các
cơ sở khoa học của những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì
Kĩ năng:Hệ thống
hóa kiến thức, làm việc theo nhóm
Thái độ:
Không yêu sớm, không quan hệ tình dục trước hôn nhân
- Các hoocmon sinh trưởng và phát triển:
+ Hoocmon điều hòa sinh trưởng : GH và tirôxin
+ Hoocmon điều hòa
sự phát triển : ơstrôgen (ở nữ) và testosreron (ở nam)
- Cung cấp kiến thức
về tác dụng của các hoocmon sinh trưởng, nhấn mạnh việc thừa
- Phương thức: Liên hệ
- Phương pháp: +Thảo luận nhóm +Phát vấn, gợi
mở, liên hệ thực tế
Trang 7ảnh hưởng
đến sinh
trưởng và
phát triển ở
động vật (bài
38 sách cơ
bản và nâng
cao)
hay thiếu những hoocmon này gây ra ảnh hưởng về sức khỏe
và trí tuệ, cách điều trị
- Cung cấp kiến thức
về các hoocmon điều hòa sự phát triển ở người qua đó nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì
- Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt
ở nữ để qua đó giáo dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện tại
và cả sức khỏe sinh sản sau này
Các nhân tố
ảnh hưởng
đến sinh
trưởng và
phát triển ở
động vật (bài
39 sách cơ
bản và nâng
cao)
Kiến thức: Hiểu
được tác động của các yếu tố dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản
Kĩ năng: Thực hiện
chế độ dinh dưỡng hợp lí, tuyên truyền
về dân số và kế hoạch hóa gia đình
Thái độ: Nhìn nhận
đúng đắn về kế hoạch hóa gia đình, không yêu sớm, không quan
hệ tình dục trước hôn nhân, bài trừ tệ nạn
- Ảnh hưởng của nhân
tố thức ăn, các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, chất thải, chất độc hại lên sinh trưởng và phát triển ở người
- Cải thiện chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Cung cấp kiến thức
về ảnh hưởng của thức
ăn và các nhân tố từ môi trường lên sinh trưởng và phát triển của con người để giáo
- Phương thức: Liên hệ
- Phương pháp: +Thảo luận nhóm +Thuyết trình +Đóng vai
+Phát vấn, gợi
mở, liên hệ thực tế
Trang 8xã hội (thuốc lá, rượu, bia; ma túy…)
dục ý thức chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe
- Giới thiệu các biện pháp để cải thiện chất lượng dân số như nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tư vấn di truyền, chẩn đoán sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,…
đặc biệt nhấn mạnh tác hại của ma túy, thuốc
lá, bia, rượu đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản sau này
- Cung cấp đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai để các
em có ý thức và cách phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và việc mang thai ngoài ý muốn; biết cách để kế hoạch hóa khi lập gia đình sau này
Chương IV :
SINH SẢN
B Sinh sản ở
động vật
Sinh sản hữu
tính ở động
vật (bài 45
sách cơ bản
và nâng cao)
Kiến thức:
Hiểu:
- Cơ chế điều hòa bằng hoocmôn trong sinh sản
- Con người có khả năng làm chủ sự sinh sản của mình qua việc thực hiện các biện pháp tránh thai
Biết:
- Các hình thức thụ tinh : thụ tinh trong
- Ở người quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục của nữ,
từ đây nói thêm cho các em biết việc quan
hệ tình dục giữa nam
và nữ có thể dẫn đến thụ thai và mang thai
-Phương thức : Tích hợp
-Phương pháp: + Thuyết trình (HS sưu tầm các thông tin về hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi vi thành niên rồi thuyết trình
Trang 9- Cơ sở khoa học, cách sử dụng và tác dụng của các biện pháp tránh thai, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại
- Hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn, sinh con ở tuổi vị thành niên
- Hậu quả của phá thai
Thái độ:
- Có ý thưc tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Có ý thức trì hoãn, không quan hệ tình dục sớm
trước lớp)
+ Thảo luận nhóm
+ Vẽ tranh áp phích
Cơ chế điều
hòa sinh sản
(bài 46 sách
cơ bản và
nâng cao)
Kiến thức:
- Hiểu được cơ chế điều hòa bằng hoocmôn trong sinh sản
- Biết được hậu quả của ma túy, rượu, bia…đến sức khỏe sinh sản
Thái độ: Có ý thưc
tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên và tránh
xa thuốc lá, rượu, bia,
ma túy
- Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng
- Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về tác động của các hoocmon lên quá trình sinh trứng ở nữ, qua đó:
Học sinh biết được việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu có thể đã có thai
- Giới thiệu cho học sinh biết được ảnh
-Phương thức: Tích hợp
-Phương pháp: Thảo luận nhóm
Trang 10hưởng của stress, lo
âu, thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc
lá, nghiện ma túy, nghiện rượu… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và trứng, từ đó sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức năng duy trì nòi giống sau này
Điều khiển
sinh sản ở
động vật và
sinh đẻ có kế
người
(bài 47 sách
cơ bản và
nâng cao)
Kiến thức:
- Trình bày được một
số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật
- Hiểu được tại sao phải kế hoạch hóa gia đình
- Giải thích được tại sao phá thai không phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình, trường hợp nào không nên phá thai trường hợp nào nên phá thai
- Biết được cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của từng biện pháp tránh thai
Kỹ năng: Thuyết
trình, thu thập tư liệu
vẽ tranh để tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, rèn luyện ý thức và biết cách thực hiện kế
- Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có
kế hoạch ở người
- Cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu được
cơ sở khoa học và cách thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con
- Cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của từng biện pháp tránh thai
-Phương thức : Tích hợp
-Phương pháp: + Thuyết trình (Sưu tầm các thông tin và mẫu vật về các biện pháp tránh thai;
về hậu quả của việc có thai ngoài
ý muốn, phá thai
ở tuổi vi thành niên)
+ Thảo luận nhóm
+ Vẽ tranh áp phích
+ Đóng vai
Trang 11hoạch hóa gia đình trong tương lai
Thái độ: Có thái độ
và cách nhìn nhận đúng về chính sách,
kế hoạch hóa gia đình của nhà nước quy định
c.2 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành
* Kĩ năng xây dựng thói quen đúng giờ:
* Ví dụ: Bài “cảm ứng ở động vật”:
- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện?
- Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện?
-Điều đó có ý nghĩa gì?
- Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các
em thói quen: - Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ
- Đi học đúng giờ
- Có thời gian biểu học tập
- Ăn đúng giờ, điều độ
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
* Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trả lời, kĩ năng giới thiệu bản thân, kĩ
năng diễn đạt ý kiến lắng nghe:
Kĩ năng này học sinh còn hạn chế rất nhiều Nhiều em đứng lên phát biểu xây dựng bài nhưng không lặp lại câu hỏi, nội dung diễn đạt không rõ ràng, không thu hút người nghe Kĩ năng này tôi luôn rèn luyện các em trong suốt quá trình dạy học trong bộ môn sinh 11 nói riêng và tất cả các khối lớp nói chung
Hình 4 Học sinh báo cáo trước lớp