Vì vậy Đảm bảo an nình phòng, chống bạo lực học đường hiện nay là vấn đề nóng, trở thành sự quan tâm, lo lắng của nhà trường, của nhiều gia đình, vì nó tạo ra những dư luận, những ảnh hư
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
I SƠ LƯỢC BẢN THÂN
Họ và tên Trần Quang Đạt - Năm sinh: 1978
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm
Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển giáo dục tại trường THCS Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana
II NỘI DUNG
1 Tên giải pháp: Một số giải Pháp "Đảm bảo an toàn trường học và
phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội" có hiệu quả
2 Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
Trang 2Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường ở một số địa phương với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp Cá biệt có một số
vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần học sinh, giáo viên, môi trường giáo dục, gây lo lắng, bức xúc trong xã hội
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục thì tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng Chỉ trong một năm học 2017
-2018, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một
vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2-15, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều
Đối với trường THCS Buôn Trấp trong những năm gần đây thì bạo lực học đường đã có xảy ra trong và ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức
Trang 3và mức độ khác nhau có trường hợp dùng hung khí, xô xát tập thể Hiện tượng học sinh đánh nhau kể cả trong và ngoài nhà trường nhưng chưa gây
ra hậu quả nghiêm trong, Vì vậy Đảm bảo an nình phòng, chống bạo lực học đường hiện nay là vấn đề nóng, trở thành sự quan tâm, lo lắng của nhà trường, của nhiều gia đình, vì nó tạo ra những dư luận, những ảnh hưởng xấu đối với ngành giáo dục nói chung và trường THCS Buôn Trấp nói riêng
3 Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp
Về yếu tố xã hội: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,súng, vũ khí khác )
Về gia đình: Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái, tình trạng bạo lực trong gia đình ở việt nam Những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường
Trang 4Nhà trường: Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên
đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn” Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo
Tâm sinh lý lứa tuổi: Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi, giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý có nhiều thay đổi cùng với cái tôi cá nhân quá cao, bên cạch đó trong giai đoạn này các em cũng bị kích thích những cái xấu từ thế giới bên ngoài khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học
4 Các Giải pháp quản lý.
Xây dựng kế hoạch, giải pháp "Đảm bảo an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội",
Tuyên truyền, triển khai quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ngành, của UBND huyện đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và Cha mẹ học sinh;
+ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của
Trang 5Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường
+ Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”;
+ Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở;
+ Công văn số 1295/BGDĐT-GDCTHSSV, ngày 12 tháng 4 năm
2019 của Bộ giáo dục về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học
+ Kế hoạch số 63/SGDĐT ngày 20/8/2018 của Sở GDĐT Đắk Lắk về việc tập huấn và chỉ đạo thực hiện phương pháp dạy học lồng ghép quốc phòng và an ninh trong các trường TH, THCS năm 2018,
+ Kế hoạch số 47/KH-GDĐT, ngày 07 tháng 11 năm 2018 về việc Dạy lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh trong trường trung học cơ sở năm học 2018 – 2019
Trang 6- Nhà trường căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ Công an - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 17/11/2015 về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong các trường học để xây dựng Kế hoạch phối hợp với Công an thị trấn về công tác an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường
Xây dựng Kế hoạch và việc triển khai phải được cụ thể cho từng nội dung, thời gian thực hiện, người thực hiện, hình thức tổ chức thực hiện, hiệu trưởng, ban lãnh đạo, đôn đốc theo dõi kiểm tra thường xuyên
+ Thực hiện và duy trì các buổi lễ chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca; tổ chức lồng ghép các chuyên đề về Phòng chống bạo lực học đường…,
+ Quy định việc tổ chức cho học sinh, trực tiếp lao động vệ sinh trường lớp và các công trình Măng Non trong khuôn viên nhà trường
+ Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học được phổ biến tới toàn thể CB, GV, NV và HS
+ Xây dựng các nội dung hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh dưới nhiều hình thức “Tham quan, thực địa các di tích lịch sử.v”
- Nhà trường ra Quyết định thành lập tổ Giáo vụ, tổ tư vấn tâm lý, duy trì hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh
Trang 7- Tăng cường công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với GVCN lớp,
GV bộ môn; tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời; khi phát hiện biểu hiện tâm lý và dấu hiệu bạo lực cẩn phối hợp kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp giải quyết
- Tổ chức ký cam kết giữa GVCN, Cha mẹ học sinh và Học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo lực học đường” kèm theo các quy định xử
lý cụ thể
- Quán triệt trong giáo viên, cán bộ, nhân viên việc thực hiện đạo đức nhà giáo Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học trong tất cả các khối lớp,
* Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
+ Tổ chức Công đoàn: Phối hợp với nhà trường tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, học sinh Tăng cường các hình thức thi đua khen thưởng để tuyên dương, khen thưởng những gương người tốt việc tốt
+ Thực hiện có hiệu qủa cuộc vận động và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động: “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”;
Trang 8+ Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh Giáo viên phải hiểu được tâm sinh lí của học sinh, biết kìm chế, tuyệt đối không được dùng bạo lực, ngôn ngữ xúc phạm đối với học sinh, ngay cả với những học sinh vi phạm kỉ luật Thầy cô, nhà trường phải biết dùng tình thương, là tấm gương sáng để cảm hóa các em, để học sinh tin tưởng, học tập noi theo
- Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh - Đội Thiếu Niên
Tiền Phong Hồ Chí Minh:
Phối hợp với Công an TT Buôn Trấp chuyên đề về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra
Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho học sinh sinh hoạt, hoạt động các câu lạc bộ, ngoài giờ lên lớp lành mạnh vui vẻ
Duy trì và đẩy mạnh hoạt động giáo dục của tổ tự quản “An toàn trường học”, “Tuyên truyền Măng non”; Các đội thiếu niên tình nguyện …
Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường Vận động đội viên tham gia tốt phong trào thi đua THTT-HSTC nhằm đảm bảo an ninh chính trị trường học
Phối hợp các chi đoàn tổ dân phố tổ chức tuyên truyền đảm bảo an ninh, phòng chống bạo lực học đường, ma túy, thực hiện an toàn giao thông đường bộ, chống tiêu cực trong thi cử
Trang 9Bố trí lực lượng trực hàng ngày cùng cờ đỏ, thanh niên xung kích kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường trái phép, phối hợp cùng Bảo vệ trường làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các
vụ việc xảy ra trong khuân viên của trường
- Tổ giáo vụ, Ban tư vấn tâm lý học trường là bộ phận thường trực
tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và đưa ra phương pháp thực hiện hiệu quả, phù hợp đối với đơn vị mình Lập hồ sơ theo dõi những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cá biệt, học sinh có vấn đề cần giúp đỡ về tâm lý… (Thông tin do GVCN cung cấp)
- Phối hợp chặt chẻ với các tổ chức chính trị, xã hội địa phương, Cha,
mẹ học sinh trong công tác đảm bảo an ninh, phòng, chống bạo lực học đường
4 Khen thưởng - Kỉ luật
Gắn các nội dung Đảm bảo an ninh, phòng chống bạo lực học đường
và tệ nạn xã hội với các tiêu chí bình xét thi đua của cán bộ, giáo viên
Đối với học sinh: Trong các đợt tổng kết thi đua, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cần phải tuyên dương những gương tốt trong học tập cũng như thực hiện các nề nếp Đồng thời nghiêm khắc kiểm điểm những trường hợp học sinh hay vi phạm khuyết điểm để làm gương cho những học sinh khác
Trang 10Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, nêu gương tốt có phần thưởng xứng đáng để học sinh phấn đấu, đặc biệt là những tấm gương học sinh vượt khó học giỏi qua trong năm học
5 Minh chứng kèm theo giải pháp.
Kế hoạch phối hợp với Đoàn thể, chính quyền địa phương, Công an thị trấn Buôn Trấp về công tác Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội
Các báo cáo của của nhà trường, đoàn thể trong nhà trường hàng năm về Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn
xã hội
Cụ thể số vụ học sinh gây gỗ đánh nhau, tham gia các tệ nạn xã hội đối với trường THCS Buôn Trấp
+ Năm học 2017 – 2018.
- Gây gỗ đánh nhau 05 vụ, trong đó đánh nhau tập thể 02 vụ; 03 vụ
do xích míc tự phát cá nhân (không gây hậu quả nghiêm trọng)
- Tham gia sự dụng chất gây nghiện (Sixa) 02 vụ
+ Năm học 2018 – 2019.
- Gây gỗ đánh nhau 03 vụ, trong đó đánh nhau tập thể 01 vụ; 02 vụ
do xích míc tự phát cá nhân (không gây hậu quả nghiêm trọng)
- Tham gia sự dụng chất gây nghiện (Sixa) 02 vụ
Trang 116 Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Tăng cường tuyên truyền, quán triệt đến CCVC, học sinh, Cha mẹ học sinh các thông tư, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, Bộ
GD, Sở GD và các văn bản hướng dẫn của UBND huyện, Phòng GD và ĐT
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường
Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”;
Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 4 năm 2019 của BGD về Quy định quy tắc ứ xử trong cơ sở Giáo dục MN, cơ sở Giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên
Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT, ngày 12 tháng 4 năm 2019 về tăng
cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục
Trang 12Tiếp tục tăng cường thực hiện Kế hoạch và giải pháp của Hội đồng trường đề ra có hiệu quả
Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,…) để chủ động tiếp nhận, xử
lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường; bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học…
7 Đề xuất, kiến nghị
Chính quyền địa phương có các văn bản chỉ đạo, phối hợp tuyên truyền về tình hình bạo lực gia đình, Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội
Chỉ đạo Công an thị trấn Buôn Trấp phối hợp tốt với các trường học trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và
tệ nạn xã hội trong và ngoài nhà trường
Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các quán gems về thời gian, nội dung gems (gems bạo lực.v.)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
Trang 13Trần Quang Đạt
XÁC NHẬN UBND HUYỆN XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO