1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn PHÁT HUY VAI TRÒ của đoàn THANH NIÊN TRONG CÔNG tác PHÒNG CHỐNG bạo lực học ĐƯỜNG ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

30 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 7,27 MB

Nội dung

Triển khai công tác phòng chống nạn bạo lực học đường, các cấp bộngành đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề với mục đích tìm ra những giảipháp hữu hiệu, nhiều chuyên gia trong các lĩ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG CÔNG TÁC

tử vong Vào trang tìm kiếm của Google chúng ta không khó để tìm thấy mộtđoạn Video Clip với nội dung học sinh đánh nhau mà không ít trong số các đoạnVideo Clip đó cho thấy thủ phạm tham gia các vụ “đánh đấm” là các nữ sinh –những người được gọi với cái tên “phái yếu”, “phái đẹp”…những vụ việc ấy chothấy tình trạng bạo lực đã xâm nhập mạnh vào các cơ sở giáo dục

Trước tiên, nếu ở mức độ nhẹ thì những vụ việc này cũng đã gây ảnhhưởng trực tiếp đến nhân phẩm, danh dự của các nạn nhân và nếu ở mức độnghiêm trọng hơn là nhiều vụ nạn nhân bị xâm phạm thân thể, gây thương tích

và rất nhiều vụ đã cướp đi mạng sống của các nạn nhân

Về lâu dài, nếu không có các giải pháp nhằm ngăn ngừa, phòng chống thìtình trạng bạo lực học đường gây nguy cơ tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng,đạo đức, lối sống và việc hình thành nhân cách người học theo chiều hướngkhông tốt và làm tăng tình trạng vi phạm pháp luật ở thế hệ trẻ - thế hệ được xácđịnh là rường cột của quốc gia sau này

Như vậy, có thể nói tình trạng bạo lực học đường đã thực sự trở thành một

“vấn đề nóng” mà ngành giáo dục và toàn xã hội cần quan tâm tìm giải phápphòng chống

Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với quá trình công tác của bản thân- với vaitrò là người phụ trách công tác Đoàn thanh niên ở một trường trung học phổthông- tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò củaĐoàn thanh niên trong công tác phòng chống tình trạng bạo lực học đường ởtrường trung học phổ thông

Trang 2

Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những saisót Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và quý đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn

Tân Phú, ngày 9 tháng 5 năm 2012

GVTH: Mai Mạnh Hảo

Trang 3

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1 Cơ sở lí luận:

Điều 27 Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông làgiúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách

và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vàocuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 20 tháng 8 năm 2007, Bộ giáo dục đã ban

hành quyết định số 46/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy định về công

tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” Tại điều 3 Chương I: Quy định về các hành

vi không được làm trong trường học đó là:

“1 Truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo.

2 Tuyên truyền chống phá Nhà nước; in, sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi truỵ; tham gia biểu tình, lập hội, câu lạc bộ và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.

3 Giảng dạy, phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4 Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học, cán

bộ, nhà giáo và người khác.

5 Sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ trái pháp luật; gian lận trong học tập, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện.

6 Đánh nhau, gây rối trật tự xã hội.

7 Mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hoá chất độc hại trái phép vào trường học.

8 Tham gia tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, đánh bạc, mê tín dị đoan

và các hành vi vi phạm pháp luật khác.”

Tiếp đó, ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường

Trang 4

học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn

2008-2013 Tại điểm c, mục 3 của chỉ thị xác định nội dung Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bao gồm:

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Qua các nội dung trên cho thấy, Bộ giáo dục rất quan tâm đến mục tiêugiáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của người học trong đó đặc biệt quan tâmđến công tác ngăn ngừa, phòng chống nạn bạo lực trong học đường

Triển khai công tác phòng chống nạn bạo lực học đường, các cấp bộngành đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề với mục đích tìm ra những giảipháp hữu hiệu, nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực cũng đã đóng góp nhiều ýkiến, đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên trong đó việc pháthuy vai trò của Đoàn than niên trong việc tổ chức các hoạt động đoàn thể để họcsinh có điều kiện tiếp xúc với môi trường lành mạnh là một trong những giảipháp nhận được sự đồng thuận của nhiều ý kiến và xem đây là một công táctrọng tâm nhằm ngăn chặn, phòng chống nạn bạo lực học đường

* Vị trí, vai trò và chức năng cơ bản của Đoàn thanh niên:

- Vị trí:

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chínhtrị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam

- Vai trò:

Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội,các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếunhi; Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhànước và xã hội

Trang 5

- Chức năng cơ bản của Đoàn thanh niên:

+ Chức năng thứ nhất: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đoàn TNCS là tổ chức do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến tự nguyện phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nguồn bổ sung quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của Đảng

+ Chức năng thứ hai: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học Xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam.

Đây là chức năng cơ bản nhất cần được quán triệt trong công tác thanh niên nói chung và trong công tác Đoàn nói riêng Hiệu quả giáo dục con người được

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh coi là “thước đo thể hiện vị trí, vai trò của Đoàn trong thanh niên và trong xã hội”.Trường học XHCN hiểu theo nghĩa rộng là

môi trường giáo dục, rèn luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn Với chức năng này, Đoàn TNCS phải thông qua các nội dung phương thức hoạt động khác nhau, với nhiều loại hình giáo dục khác nhau để đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh niên

+ Chức năng thứ ba: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện chăm lo và

bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.

Chức năng này quyết định sự tồn tại hay không của Đoàn Thanh niên, vì bất

kỳ một tổ chức nào ra đời trước hết cũng nhằm mục đích đại diện và bảo vệ lợiích cho các thành viên của nó Nhu cầu và lợi ích luôn gắn liền với mỗi conngười trong đời sống xã hội Bất kỳ một tổ chức chính trị - xã hội nào cũngkhông thể tồn tại và phát triển được nếu trong thực tiễn những hoạt động của nókhông phản ánh được những nhu cầu và lợi ích ở những mức độ nhất định Vìvậy, nếu xem nhẹ chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ thì chắcchắn thanh niên sẽ xa rời tổ chức Đoàn, còn đoàn viên sẽ trở nên “chán” Đoàn,

bỏ sinh hoạt đoàn Thực hiện tốt chức năng này là một điều kiện quan trọngquyết định sự tồn tại và phát triển của Đoàn TNCS

Như vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọngtrong công tác chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu niên Phát huy tốtvai trò của của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường học góp phầnquan trọng vào việc hình thành nhân cách, đạo đức và xây dựng lý tưởng trong

Trang 6

sáng cho đoàn viên, học sinh Một học sinh có đạo đức, nhân cách tốt; có lốisống lành mạnh, trong sáng; có lý tưởng tốt đẹp; có kỹ năng sống tốt; có sự hiểubiết về pháp luật và biết hành xử văn hóa thì khó có thể có những hành vi mangtính chất bạo lực.

* Thực trạng tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Để trình bày về thực trạng vấn đề bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai tôi xin trích những thông tin trong bài báo “Cảnh báo về tình trạng

học sinh phạm pháp” đăng trên báo điện tử Đồng Nai ngày 10 tháng 10 năm

2011 Theo thông tin từ bài báo “Chiều 20-9, Lã Ngọc Ánh (SN 1996, học sinh lớp 8) cùng nhóm bạn đang ngồi chơi trước cổng Trường THCS Long Bình (TP.Biên Hòa) thì thấy Cao Văn Tiến (SN 1997, học sinh lớp 9, Trường THCS Tam Hiệp, TP.Biên Hòa) đi xe đạp điện đến Do hỏi mượn xe để chạy thử nhưng Tiến không cho nên Ánh đã đánh Tiến Trong lúc giằng co, Tiến đã lấy dao giấu sẵn trong người ra đâm Ánh 3 nhát vào bụng, khiến Ánh tử vong khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Cùng ngày, trước cổng Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Tân Phú, nhiều người dân lẫn học sinh ở đây đã một phen hoảng hốt khi chứng kiến

vụ hai học sinh đâm chết một bạn học Được biết, xuất phát từ những xích mích nhỏ nhặt trước đó với Trần Hoài Nam (SN 1994, học sinh của Trung tâm GDTX), Nguyễn Cao Cường (SN 1995) và Bùi Thanh Sang (SN 1993), đều là học sinh của Trung tâm GDTX huyện Tân Phú, đã về nhà lấy dao giấu vào người rồi đến trước cổng trung tâm đợi Nam Tan trường, Nam vừa bước ra đến cổng trung tâm đã bị Cường và Sang xông đến dùng dao đâm chết tại chỗ.

Trước đó chưa lâu, tối 31-8, người dân TP.Biên Hòa vô cùng phẫn nộ khi nghe tin anh Hồ Đắc Đoàn (SN 1979, nhân viên trực gác chắn cầu Ghềnh) bị một đối tượng đâm chết chỉ vì anh này giằng lại chiếc mũ bảo hiểm bị cướp Năm ngày sau đó (ngày 5-9), mọi người càng bàng hoàng hơn khi biết hung thủ đâm chết anh Đoàn là Nguyễn Hoàng Nam, học sinh lớp 10 của Trung tâm GDTX tỉnh Trên đây chỉ là một vài trong khá nhiều vụ học sinh phạm pháp xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.”

Ngoài những thông tin mà bài báo cung cấp, trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ranhiều vụ bạo lực học đường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vụ một học sinhlớp 10 trường THPT Hồng Bàng huyện Xuân Lộc đã dâm chết bạn học cùng lớp

Trang 7

ngay tại trường vào tháng 3 năm 2010, và gần đây nhất là là ngày 21 tháng 4năm 2012 một học sinh lớp 8 trường THCS Gia Kiệm đã dùng dao đâm chếtmột bạn học cùng khối lớp 8 ngay trước cổng trường khi vừa tan học.

Như vậy, tình trạng học sinh phạm pháp, đối xử với nhau bằng bạo lực đãxuất hiện không ít tại các trường học trên địa bàn tỉnh Đây thực sự là lời cảnhbáo đối với các bậc phụ huynh và các cơ quan chức năng trong việc quản lý họcsinh và thanh thiếu niên hiện nay

Về nguyên nhân và giải pháp cho các vụ bạo lực học đường, bài báo viết:

“Từng thụ lý điều tra nhiều vụ án do đối tượng thanh thiếu niên, học sinh gây

ra, một cán bộ thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP.Biên Hòa) cho biết: “Các đối tượng thiếu niên phạm tội, đặc biệt là tội nghiêm trọng, thường có hoàn cảnh xuất thân khá đặc biệt, gia đình thiếu sự quan tâm, quản lý để con cái sa vào các trò chơi mà quên đi việc học hành Những gia đình này thường không biết con mình đi đâu, làm gì và chơi với bạn

bè nào… Sự thiếu quản lý của gia đình khiến các em dễ phạm tội Điều đáng lo

là nhiều em bị bắt khi phạm tội thường không nhận thức được mức độ nguy hiểm về hành vi mình đã gây ra” Do đó, theo vị cán bộ này, để làm giảm tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp, điều trước hết là mỗi gia đình phải quản lý con cái một cách chặt chẽ Ngoài ra, các tổ chức xã hội (đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên) tại các địa phương phải phát huy hết vai trò trong việc tổ chức các hoạt động đoàn thể để các em có điều kiện tiếp xúc với môi trường lành mạnh Bên cạnh đó, các cơ quan, ban, ngành cũng cần phải quan tâm, tạo điều kiện để các em học sinh có những sân chơi bổ ích ngoài những giờ học ở trường Vị cán bộ điều tra này nhấn mạnh: “Chúng ta không thể mong chờ tình hình tội phạm ngày càng giảm đi trong khi ngoài xã hội ngày càng ít các điểm vui chơi lành mạnh, như: các câu lạc bộ văn hóa, thể thao, thư viện… mà lại xuất hiện nhiều vũ trường, quán bar, điểm chơi game…”

Cũng theo bài báo: “Trao đổi về vấn đề này, bà Huỳnh Lệ Giang, Phó giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo, nói: “Để ngăn chặn tình trạng bạo lực ở học sinh, ngành giáo dục đã có những hoạt động nhằm giáo dục, giúp đỡ các em có thêm những kỹ năng sống để tránh xa những hành vi không tốt Về công tác quản lý, đầu năm học các trường đều viết bản cảm kết không để học sinh của trường vi phạm pháp luật” Tuy nhiên, theo bà Giang, việc học sinh phạm pháp ngành giáo dục không thể kiểm soát hết Bởi, ngoài thời gian học ở trường, các em còn

Trang 8

tiếp xúc với xã hội bên ngoài Trong khi nhận thức của các em chưa đầy đủ thì những thói hư, tật xấu từ xã hội rất dễ tiêm nhiễm vào đầu óc còn non nớt của các em Với trách nhiệm của ngành giáo dục, để giảm thiểu tình trạng học sinh phạm pháp, thì: “Ngoài các biện pháp quản lý tại trường học, Sở Giáo dục - đào tạo đã thành lập Phòng Công tác học sinh - sinh viên để giúp các em có điều kiện rèn luyện kỹ năng sống tốt hơn Trước mắt, Sở sẽ phối hợp với một số đơn vị tổ chức các buổi tư vấn kỹ năng cho các em Ngành giáo dục cũng khuyến khích các trường có điều kiện thành lập các phòng tư vấn kỹ năng sống cho học sinh Có như vậy mới giúp các em sớm nhận thức và nhận thức đầy đủ hơn về hành vi của mình trong cuộc sống” - bà Huỳnh Lệ Giang cho biết.”

Từ các ý kiến trên đây có thể xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạolực học đường là do nhiều gia đình thiếu sự quan tâm, quản lí đối với con cái;nhiều học sinh thiếu sự hiểu biết về pháp luật; nhà trường và xã hội thiếu nhữngsân chơi lành mạnh cho học sinh và những tác động từ những thói hư, tật xấucủa xã hội Bên cạnh đó còn một số ý kiến cho rằng nguyên nhân còn do vấn đềđạo đức, ý thức và tư tưởng của một số học sinh chưa ổn; một số vụ việc xảy ra

do nhà trường thiếu sự nắm bắt thông tin nên không kịp thời giải quyết nhữngmâu thuẫn nhỏ và để phát sinh những hậu quả lớn

Phát huy vai trò của mình, trong những năm gần đây, phòng công tác họcsinh – sinh viên của Sở giáo dục – đào tạo Đồng Nai đã tổ chức các buổi tậphuấn giáo dục pháp luật, tập huấn viết kịch bản tiểu phẩm an toàn giao thông,hội thi kể chuyện “Gương sáng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…với mục đích trang bị kiến thức về pháp luật cho học sinh, nhân điển hình nhữngtấm gương người tốt - viêc tốt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh… Tuynhiên, công tác của phòng học sinh – sinh viên khó có thể tác động trực tiếp đếnhọc sinh ở các cơ sở giáo dục mà phải qua sự triển khai, cụ thể hóa các hoạtđộng này ở từng trường như thế nào? Trên thực tế ở các trường trung học phổthông, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đóng vai trò nòng cốttrong việc phát động, tổ chức các phong trào góp phần giáo dục tư tưởng, đạođức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh Nếu biết phát huy tốt vai tròcủa Đoàn thanh niên sẽ góp phần không nhỏ trong công tác phòng chống nạnbạo lực học đường

Trang 9

2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực họcđường, trong những năm qua, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trườngtrung học phổ thông Thanh Bình đã áp dụng một số giải pháp sau:

2.1 Thực hiện tốt công tác truyền thông phòng chống bạo lực học đường:

Đây là hoạt động trọng tâm mang tính thiết yếu trong công tác phòngchống bạo lực học đường, thực hiện tốt công tác truyền thông sẽ giúp cho Đoànviên, thanh niên nắm được thực trạng và tác hại to lớn, lâu dài của vấn đề bạolực học đường, nhận thức được vị trí, vai trò của bản thân và hình thành ý thứctrách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường

Từ thực tiễn công tác tôi nhận thấy để làm tốt vai trò của mình Đoànthanh niên ở trường trung học phổ thông có thể tổ chức thực hiện công táctruyền thông phòng chống bạo lực học đường qua một số hình thức sau đây:

- Phối hợp với ban ngoại khóa tổ chức “hội thảo tìm giải pháp cho vấnnạn Bạo lực học đường” hoặc thông qua việc xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi

vẽ tranh, hội thi tiểu phẩm phòng chống bạo lực học đường

- Xây dựng Pa-nô, áp phích tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường

- Đưa nội dung phòng chống bạo lực học đường vào chương trình sinhhoạt dưới cờ của Đoàn trường để kịp thời cảnh báo, rút kinh nghiệm cho họcsinh trong việc xử lí các tình huống trong cuộc sống

- Tích cực hưởng ứng các phong trào, tham gia các hội thi về công tácphòng chống bạo lực học đường do đoàn cấp trên và ngành giáo dục tổ chức

Lưu ý:

Công tác tuyên truyền phải hướng đến mục đích làm cho học sinh nhận thức được một cách toàn diện về tác hại của vấn nạn bạo lực học đường, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết xử lí các tình huống mà các em có thể gặp trong cuộc sống; tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về các giải pháp phòng và chống bạo lực học đường, công tác truyền thông cũng phải chú ý đến việc chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường để học sinh biết và tránh.

Trang 10

2.2 Xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm để giáo dục đạo đức, tác phong học sinh:

Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạođức, tác phong học sinh là cảnh quan sư phạm, phải làm sao để nhà trường thật

sự là “nhà trường”, đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục Giáo dục nhàtrường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hìnhthành nhân cách của học sinh, cần khai thác có chọn lọc những tác động tích cực

và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội

- Nội dung xây dựng:

a Tổ chức sắp xếp, tô điểm bộ mặt cơ sở vật chất, cảnh quan của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.

b Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau:

- Nề nếp tốt: nghiêm túc chấp hành nội quy nhà trường, chấp hành cácquy định của tổ chức đoàn, chấp hành các quy định của ngành giáo dục

- Có dư luận tập thể tốt, từng học sinh biết ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phêphán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi

- Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy,giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau Trong các mối quan hệ phải thực sựđúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh Học sinh yêu mến,tin tưởng thầy cô, kính trọng thầy cô; không hỗn xược, tạo bầu không khí thânthiện: Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào

tệ nạn xã hội

- Cách tiến hành:

Đoàn thanh niên của trường cần tiến hành các biện pháp như sau:

- Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chứctốt phong trào thi đua học tập tốt – nề nếp tốt và chương trình rèn luyện đoànviên trong thời kỳ mới

Trang 11

- Đưa ra các mô hình tốt để chỉ đạo các chi đoàn thực hiện tốt việc tổchức sinh hoạt đoàn vào thứ hai hàng tuần, tạo sân chơi lành mạnh cho các emhọc sinh.

- Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ

đỏ, tham gia tốt hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại địa phương

- Thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh, phát hiệnnhững nhân tố tích cực, những tấm gương sáng để nhân điển hình cũng nhưphát hiện những biểu hiện lệch lạc tư tưởng, đạo đức để kịp thời chấn chỉnh,ngăn ngừa tránh sự lây lan

- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trong việc tạo cảnh quan, môitrường sư phạm như trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, pa-nô,áp-phích tuyên truyền,

- Thường xuyên tổ chức các buổi lao động vệ sinh trường lớp, trồng câyxanh… thông qua hoạt động này cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa côngviệc cho học sinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quyđịnh rõ thời gian và kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khítươi vui, biểu dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt

- Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tínhcông bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em

2.3 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh:

Theo kết quả phiếu điều tra để tìm hiểu về hứng thú của học sinh đối với cáchoạt động ngoại khóa như hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (đốitượng điều tra là các em học sinh khối lớp 10 trường THPT Thanh Bình) thì cóđến 91% số ý kiến của các em học sinh thể hiện các em rất hứng thú với cáchoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức Như vậy, với một số lượng họcsinh đông đảo trong các nhà trường thì nhu cầu về sân chơi cho các em là rấtlớn Hiện tượng nhiều học sinh sa đà vào game online và các trò chơi bạo lựctrên mạng Internet phản ánh thực trạng: xã hội đang thiếu trầm trọng các sânchơi lành mạnh cho thanh thiếu niên Vì vậy, muốn tránh việc học sinh tham giavào các hoạt động giải trí không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đạođức, lối sống của các em thì điều cần thiết là phải tạo ra các sân chơi lành mạnh

Trang 12

cho học sinh, hút các em tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dụcthể thao, các hoạt động này vừa giúp rèn luyện thân thể vừa phát triển về năngkhiếu, thẩm mĩ cho các em học sinh Từ thực tế việc tổ chức các hoạt độngngoại khóa ở trường trung học phổ thông Thanh Bình, vào những ngày có tổchức hoạt động ngoại khóa (thông thường là vào ngày chủ nhật) các em học họcsinh tập trung về trường rất đông để tham gia và cổ vũ cho các bạn, với hoạtđộng này đã giảm được một số lượng lớn học sinh “ngồi tiệm nét” hay tham giavào các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh.

- Cách làm:

- Đầu mỗi năm học Ban chấp hành đoàn trường cần phối hợp với Banngoại khóa sớm xây dựng kế hoạch liên tịch về việc tổ chức hoạt động thể dục –thể thao trong năm học

- Chào mừng các ngày lễ lớn như ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), ngàyhọc sinh – sinh viên Việt Nam (09/01), kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HồChí Minh (26/3)… đoàn trường cần chủ động xây dựng kế hoạch chào mừng vớicác hoạt động cụ thể, thiết thực

Ví dụ:

+ Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đoàn trường phát động cácphong trào như viết báo tường, thi cắm hoa tươi, hội thi văn nghệ…qua đó họcsinh thể hiện tình cảm với bạn bè, trường lớp, thể hiện lòng tri ân đối với thầy côgiáo…Toàn thể Đoàn viên, thanh niên trong trường đã tích cực tham gia phongtrào, qua các hoạt động này học sinh trong lớp có sự phối hợp, hiểu và gắn bóvới nhau hơn

* Một số lưu ý:

- Khi xây dựng kế hoạch nên rải đều thời gian tổ chức các hoạt động trongsuốt năm học, không nên sắp xếp “dồn cục” để tránh trường hợp lúc thì “đói”,lúc thì dư thừa, “bội thực” các hoạt động

- Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, đoàn trường phải cắt cử ngườithường xuyên có mặt, theo dõi các giải đấu, kịp thời phát hiện những bất cập,tồn tại, hạn chế để có sự điều chỉnh phù hợp Đây là việc làm rất cần thiết vì nếunhững bất cập không được khắc phục sớm sẽ làm giảm sức hút, giảm số lượnghọc sinh tham gia phong trào

Trang 13

- Ban Thường vụ đoàn trường phải kịp thời sơ kết các phong trào qua từnggiai đoạn, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt; Tham mưu chonhà trường thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên,khuyến khích phong trào.

2.4 Thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục đạo đức học sinh:

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đứccho học sinh, vì giáo viên chủ nhiệm là người quản lý trực tiếp và quản lí toàndiện học sinh của lớp được phân công phụ trách, đồng thời là cầu nối giữa Bangiám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tậpthể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời làngười đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáodục của nhà trường Do là người quản lí trực tiếp, là người gần gũi, nắm rõ hoàncảnh, hiểu rõ tính cách và tâm lí của từng học sinh nên trong công tác giáo dụcđạo đức, lối sống của học sinh giáo viên chủ nhiệm sẽ là người dễ tác động đếnhọc sinh nhất, nắm rõ về từng học sinh nên giáo viên chủ nhiệm là người có thểđưa ra những biện pháp phù hợp để xử lí những vi phạm của học sinh một cách

“hợp lí, hợp tình” tạo sự “tâm phục, khẩu phục” nhằm uốn nắn tư tưởng đạo đứckhi học sinh có những biểu hiện vi phạm

Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc giáo dục đạo đức họcsinh chủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách Tuy nhiên, thời gian tiếp xúcvới lớp được phân công chủ nhiệm của một số giáo viên quá ít (một số giáo viênchủ nhiệm giảng dạy các môn lịch sử, địa lí, giáo dục công dân… thì thời gianlàm việc, tiếp xúc với lớp chỉ 2 đến 3 tiết mỗi tuần) do đó việc nắm bắt tình hìnhcủa lớp gặp nhiều khó khăn

Hiểu rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên chủ nhiệm, cá nhântôi nhận thức: Nếu giáo viên chủ nhiệm kịp thời có thông tin về tình hình củalớp thì sẽ giảm thiểu được những vi phạm của học sinh, do đó Đoàn thanh niênvới vai trò là tổ chức quản lí, theo dõi quá trình rèn luyện của học sinh trongnhiều lĩnh vực cần có sự hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác nắm bắttình hình của lớp, tình hình diễn biến tư tưởng của từng học sinh, giúp GVCNkịp thời có biện pháp tác động, chấn chỉnh uốn nắn đối với những học sinh cóbiểu hiện vi phạm

Trang 14

Cách làm:

- Một số vụ bạo lực học đường trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh ĐồngNai xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhưng do không kịp thời được hóagiải nên làm mâu thuẫn càng thêm trầm trọng và dẫn đến những học sinh màygiải quyết bằng những hành động mang tính bạo lực Để khắc phục tình trạngnày Đoàn trường trung học phổ thông Thanh Bình đã xây dựng đội ngũ đoànviên nòng cốt nắm bắt tình hình học sinh, kịp thời có biện pháp hóa giải các mâuthuẫn Cụ thể: Ở mỗi lớp lựa chọn ra một số đoàn viên có ý thức đạo đức tốt làmnhiệm vụ nắm bắt tình hình tư tưởng của học sinh, những đoàn viên này sẽ tiếnhành nhiệm vụ công việc như các “trinh sát”, kịp thời cung cấp những thông tin

về tình hình của lớp mình đặc biệt là những vấn đề mâu thuẫn trong lớp như việcxuất hiện mâu thuẫn giữa các cá nhân học sinh với nhau, ngoài việc theo dõi ởtrên lớp những đoàn viên nòng cốt này cũng sẽ thu thập cả những thông tin cuộcsống thường ngày của các học sinh trong lớp thường ngày Thực tế thực hiện môhình này đoàn trường đã nhận được nhiều thông tin về tình hình mâu thuẫn giữacác học sinh, sau khi nhận được những thông tin này, ban thường vụ đoàntrường thực hiện việc xác minh thông tin, nếu nguồn tin đó là chính xác thì lậptức liên hệ, cung cấp thông tin cho giáo viên chủ nhiệm lớp, cùng với giáo viênchủ nhiệm bàn bạc cách giải quyết mau thuẫn, minh chứng cụ thể trong học kỳ Inăm học 2011-2012 ban chấp hành đoàn trường đã nhận được 04 thông tin vềcác vụ mâu thuẫn giữa giữa các học sinh, ban chấp hành đã kịp thời xác minhnguồn thông tin và liên hệ với giáo viên chủ nhiệm của các lớp kịp thời giảiquyết mâu thuẫn

- Ban chấp hành đoàn trường cần theo dõi thật sát phong trào thi đua, kịpthời phát hiện những học sinh có biểu hiện vi phạm: Phong trào thi đua thôngthường được xây dựng trên cở sở đánh giá điểm tổng hợp của nhiều tiêu chí nhưđiểm từ việc đánh giá chất lượng từng giờ học ở sổ đầu bài, trong đó thể hiệntình hình chung của lớp, ý thức học tập của riêng từng cá nhân; Kết quả theo dõitình hình học sinh chấp hành các quy định và nội quy nhà trường từ việc theodõi của ban nề nếp; tình hình duy trì sĩ số của các lớp trong đó ghi chép chi tiếtnhững trường hợp học sinh vắng học… Khi làm công việc tổng hợp kết quả cáclĩnh vực này, ban thường vụ đoàn trường lưu ý đến họ, tên, lớp… của những họcsinh hay bị ghi tên trong sổ đầu bài, bị ghi tên trong sổ của ban nề nếp, nhữnghọc sinh hay vắng học để kịp thời phát hiện ra những học sinh có nguy cơ sa sút

Trang 15

về ý thức học tập, ý thức đạo đức…từ những thông tin đó cần trao đổi với giáoviên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giáo dục kịp thời vìđây là nhóm học sinh có nguy cơ cao nhất dễ tham gia vào các vụ bạo lực họcđường.

2.5 Tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh:

Từ thực tế nhiều vụ bạo lực học đường, những học sinh “thủ vai chính”rất thiếu hiểu biết về pháp luật, sau khi vi phạm nhiều em không ý thức đượcmức độ nghiêm trọng của những hành động đó Ví dụ một số đoạn clip ghi cảnhmột số nữ sinh hành hung bạn học được phát tán trên mạng Internet, sau khi cơquan điều tra vào cuộc tìm ra thủ phạm thì những học sinh này cho biết nguyênnhân dẫn đến việc hành hung bạn học chỉ là để giải quyết những mâu thuẫn rấtnhỏ, đa số những học sinh này không ý thức được mức độ nguy hiểm của nhữnghành vi do mình gây ra, các em chỉ nghĩ đơn thuần đó là viêc giải quyết mâuthuẫn cá nhân chứ không hề biết đó là một hành vi vi phạm pháp luật khánghiêm trọng Nhiều em trong số này tỏ ra ân hận về hành vi của mình và tâm

sự nếu các em biết trước được hành vi của mình gây hậu quả nghiêm trọng nhưthế thì chắc chắn các em sẽ không làm Như vậy một nguyên nhân khá phổ biếntrong các vụ bạo lực học đường là do các em thiếu hiểu biết về pháp luật, đểngăn ngừa các vụ vi phạm xuất phát từ nguyên nhân này thì điều cần thiết làphải trang bị cho các em kiến thức pháp luật Trong công tác giáo dục pháp luậtcho học sinh Đoàn thanh niên có thể phát huy vai trò của minh cụ thể bằngphương pháp như sau:

- Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường thực hiện các biện pháp nângcao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD: Môn GDCD có vai trò, vị trí rất quantrọng trong giáo dục nhân cách học sinh cá biệt, đặc biệt trong việc xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân cho học sinh THPT, vì thông qua các bài họcngười giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, nhữngchuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống,đúng phương pháp, đúng quy trình

Trong thực tế hiện nay môn GDCD chưa được xem trọng, chưa có vị trí vaitrò xứng đáng cần phải có trong nhà trường Việc đưa ra những biện pháp đểnâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT là

Ngày đăng: 03/12/2015, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w