Nhìn chung, so với các quyđịnh của WTO về cam kết trợ cấp nông nghiệp, thì các quy định của Việt Nam đềuđáp ứng trong khuôn khổ, nhưng hiệu quả của các chính sách trợ cấp này chưa cao,đi
Trang 1-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
VŨ PHƯƠNG NGA
Trang 3-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên: Vũ Phương Nga Người hướng dẫn Khoa học: PGS, TS Vũ Thị Thanh Xuân
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không saochép của ai Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tinđược đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệucủa luận văn
Tác giả luận văn
Vũ Phương Nga
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Thị Thanh Xuân đã tận tìnhchỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệpnày
Tôi xin gửi lời tri ân đến các quý Thầy Cô Trường Đại Ngoại Thương HàNội, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian họccao học vừa qua
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, người thân trong gia đình vàbạn bè đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đượcluận văn tốt nghiệp này
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỢ CẤP VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 6
1.1 Lý luận chung về trợ cấp 6
1.1.1 Khái niệm trợ cấp 6
1.1.2 Phân loại trợ cấp 7
1.1.2.1.Trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp: 7
1.1.2.2 Trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu 8
1.1.2.3 Trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể đối kháng và trợ cấp không thể đối kháng 9
1.1.3 Tác động của trợ cấp 11
1.1.3.1.Trợ cấp trong nước 11
1.1.3.2.Trợ cấp xuất khẩu 14
1.2 Quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp 16
1.2.1 Sự ra đời của Hiệp định trợ cấp nông nghiệp 16
1.2.2 Quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp 21
1.2.2.1.Quy định về các biện pháp hỗ trợ trong nước 22
1.2.2.2 Quy định về các biện pháp trợ cấp xuất khẩu 24
1.2.3 Vai trò của Hiệp định nông nghiệp của WTO 25
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 28
2.1 Tổng quan về nền nông nghiệp Việt Nam 28
2.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam 28
2.1.2 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 38
2.2 Thực trạng trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam 42
2.2.1 Các biện pháp trợ cấp nông nghiệp Việt Nam sử dụng trước khi gia nhập WTO 42
Trang 8vực nông nghiệp 54
2.2.2.2 Tình hình sử dụng trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 55
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với chính sách hỗ trợ Nông nghiệp của Việt Nam so với quy định của WTO 67
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM CHO PHÙ HỢP VỚI TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 71
3.1 Xu hướng trợ cấp nông nghiệp trên thế giới 71
3.1.1 Chính sách trợ cấp của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 71
3.1.1.1 Chính sách trợ cấp của Hoa Kỳ 71
3.1.1.2 Chính sách trợ cấp của Trung Quốc 72
3.1.1.3 Bài học rút ra đối với Việt Nam 75
3.1.2 Xu hướng trợ cấp nông nghiệp trên thế giới 76
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam 77
3.2.1 Xây dựng chiến lược trợ cấp nông nghiệp sát với tình hình thực tiễn 77
3.2.2 Nâng cao lợi ích cho người nông dân trong chính sách trợ cấp 78
3.2.3 Tận dụng triệt để khả năng trợ cấp theo quy định WTO 79
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 9AOA Agreement on Agriculture - Hiệp định Nông nghiệp
BVTV Bảo vệ thực vật
DSB Dispute Settle Body - Cơ quan giải quyết tranh chấp
GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về
thuế quan và mậu dịchNĐ-CP Nghị định chính phủ
NHTM Ngân hàng thương mại
dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vậtXNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
WTO World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
Trang 10Bảng 2.1 Số lượng vật nuôi giai đoạn 1995 - 2006 28
Bảng 2.2 Sản lượng chăn nuôi của Việt Nam trước khi gia nhập WTO 29
Bảng 2.3 Số lượng vật nuôi giai đoạn 2007 - 2015 30
Bảng 2.4 Sản lượng chăn nuôi của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 32
Bảng 2.5 Sản lượng lúa giai đoạn 1995 - 2006 33
Bảng 2.6 Sản lượng lúa giai đoạn 2007-2015 35
Bảng 2.7 So sánh sản lượng lúa trước và sau Việt Nam gia nhập WTO 36
Bảng 2.8 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam trước khi gia nhập WTO 38
Bảng 2.9 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2006 39
Bảng 2.10 Trợ cấp xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam 48
Bảng 2.11 Danh mục mặt hàng nông sản vay vốn tín dụng xuất khẩu 50
Bảng 2.12 Một số chính sách nhằm trợ giá gạo trong nước sau khi gia nhập WTO 63
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sản lượng cây có hạt từ 1995 - 2015 36
Hình 2.2 Sản lượng thủy sản từ 1995 - 2015 37
Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi nhập WTO 40
trước khi gia nhập WTO 48
Hình 2.4 Trợ cấp của Việt Nam cho công tác thủy lợi 58
Hình 2.5 Tình hình tín dụng ưu đãi được giải ngân hàng năm 60
Trang 11TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về trợ cấp nông nghiệp,theo đó, nội dung chính của chương 1 là đưa ra các khái niệm về trợ cấp, trợ cấpnông nghiệp, sự ra đời của Hiệp định nông nghiệp Tác giả cũng nêu lên những quyđịnh của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp mà các nước tham gia WTOphải cam kết thực hiện
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm từ chính sáchtrợ cấp của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ đó rút ra bàihọc cho Việt Nam
Luận văn cũng đã phân tích thực trạng cam kết trợ cấp xuất khẩu của ViệtNam khi gia nhập WTO, đồng thời đã nêu lên những chính sách trợ cấp nôngnghiệp trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO Trên cơ sở đó, tác giả cũng phântích những hạn chế còn tồn tại trong chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Namtrong khuôn khổ tuân theo những quy định của WTO Nhìn chung, so với các quyđịnh của WTO về cam kết trợ cấp nông nghiệp, thì các quy định của Việt Nam đềuđáp ứng trong khuôn khổ, nhưng hiệu quả của các chính sách trợ cấp này chưa cao,điều này hạn chế đến việc phát triển nông nghiệp tại Việt Nam
Cuối cùng, dựa trên những hạn chế về chính sách trợ cấp nông nghiệp củaViệt Nam so với quy định của WTO, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằmhoàn thiện hơn chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong chương 3
Theo đó, các giải pháp chính là xây dựng chiến lược trợ cấp nông nghiệp sátvới tình hình thực tiễn; Nâng cao lợi ích cho người nông dân trong chính sách trợcấp; Tận dụng triệt để khả năng trợ cấp theo quy định WTO
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức thương mại lớn với sựtham gia của nhiều nước, hoạt động theo các Hiệp định và quy tắc về kinh tế,thương mại v.v, trong đó các quy định về tổ chức và thực hiện các quan hệ kinh tếquốc tế chiếm một số lượng lớn Đặc biệt các quy tắc về nông nghiệp đóng một vaitrò quan trọng trong lịch sử phát triển của WTO, có thể nói rằng, nông nghiệp làmột trong các trụ cột chính của WTO do tính phức tạp ảnh hưởng đến hàng tỷ nôngdân và người tiêu dùng trên toàn thế giới Việc đưa ra các nghiên cứu Hiệp địnhnông nghiệp cũng như các đánh giá thực hiện Hiệp định này trong nước đóng vaitrò đặc biệt quan trọng trong việc ban hành chính sách pháp luật nông nghiệp quốcgia các nước, trong đó có Việt Nam
Việt Nam là một đất nước nghèo với nền kinh tế nông nghiệp là nền tảng,trong những năm gần đây, dù là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩunông sản, nhưng đời sống của nông dân vẫn còn thấp Mặc dù giai đoạn hiện nay,với sự cố gắng hiện đại hóa - cơ giới hóa ngành nông nghiệp nhưng nền kinh tếnông nghiệp của Việt Nam chưa hệ thống, năng suất còn kém và phát triển thiếutính bền vững
Năm 2007, khi Việt Nam là thành viên của WTO, ngành nông nghiệp ViệtNam có nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng gặp nhiều thách thức Nhữngthách thức lớn đó là khả năng cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuấtkhẩu của các nước giàu, năng lực của Việt Nam thực thi các điều khoản cam kết,việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếpcận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi v.v Đồng thời, là mộtnước nghèo, lạc hậu, khó có thể có sự phù hợp hoàn toàn giữa thực trạng nền kinh
tế đất nước với những quy định trợ cấp từ phía WTO
Tính đến thời điểm này, năm 2017, Việt Nam đã gia nhập WTO được 10 năm,nhưng những chính sách trợ cấp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như mức trợcấp nông nghiệp còn thấp, chưa tận dụng được hết giới hạn trợ cấp nông nghiệptheo quy định WTO v.v thì khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì vấn đề đặt ra cho
Trang 13ngành nông nghiệp Việt Nam làm sao có thể tránh được những thua thiệt trong việcthực hiện các cam kết và đảm bảo được các điều kiện nhận trợ cấp trong lĩnh vựcnông nghiệp càng trở nên cần thiết
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quy định của Tổ
chức thương mại thế giới về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Lê Văn Lam (2013), Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Luận án tiến sỹ - ĐH Quốc Gia Hà Nội
Luận án đã nghiên cứu về các quy định của tổ chức thương mại thế giới(WTO) và trên cơ sở đó, đưa ra những điểm phù hợp với nền kinh tế Việt Nam,phân tích thực trạng những chính sách trợ cấp của Việt Nam và từ đó đề xuất nhữngquan điểm, định hướng cũng như giải pháp Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệpViệt Nam
- Trần Văn Hinh (2014), Tác động của các quy định trợ cấp nông nghiệp
của WTO đến Việt Nam, tham luận Tạp chí Đầu tư, số 6 ngày 2/5/2014
Bài viết tổng quan những nét chính của các quy định trợ cấp nông nghiệpcủa WTO và nêu ra những ảnh hưởng rõ nhất của các quy định này đến Việt Nam,đưa ra những thay đổi trong chính sách nông nghiệp của Việt Nam Bài viết cũngcho những đánh giá và định hướng trong việc xây dựng, điều chỉnh những chínhsách của Việt Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp để có lợi nhất cho người nông dân
-Lê Quốc Phong (2012), Quy định trong hiệp định nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản, luận văn thạc sỹ, Đại học Nông Nghiệp
Luận văn đã hệ thống hóa và nghiên cứu quy định trợ cấp nông nghiệp củaGATT/WTO và đưa ra những cơ hội, thách thức đối với nền nông nghiệp ViệtNam, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp cho Việt Nam trong việclàm sao để có thể thích nghi, phù hợp với các quy định nhằm giúp người nông dânhưởng lợi nhất
Trang 14Kohr, Martin (2002), “WTO: Những mối đe dọa mới đối các nước đang phát
triển và tính bền vững”, Motion Magazine.
Nội dung của bản tham luận được tác giả phân tích tác động của WTO đếncác nước phát triển, trong đó có nội dung phân tích đến tác động ngành nông nghiệpcủa các nước này thông qua quy định trợ cấp nông nghiệp của WTO Bài viết đưa ranhững đánh giá về khó khăn, cơ hội, thách thức và những yếu tố để có thể phát triểnkinh tế các nước đang phát triển nói chung, và ngành nông nghiệp các nước này nóiriêng trong quá trình hội nhập một cách bền vững, hiệu quả
Ingco, Merlinda D (1997) “Tự do hóa thương mại nông sản có cải thiện
phúc lợi ở các nước kém phát triển nhất? Có” Tài liệu nghiên cứu chính sách
1748, Washington DC, Ngân hàng Thế giới.
Bài viết giải quyết vấn đề về tự do hóa thương mại nông sản đến khả năngphúc lợi của các nước đang phát triển Trong quá trình phân tích vấn đề, tác giả đềcập đến những quy định phải tuân theo khi muốn tham gia tự do hóa thương mại,
mà cụ thể là việc các quốc gia gia nhập WTO, theo đó các nước phải tuân theo cácquy định của WTO trong đó có quy định về trợ cấp nông nghiệp Tác giả dẫn dắtvấn đề từ việc tuân theo các quy định đó, đến khả năng phát triển nông nghiệp vànền kinh tế các nước, trên cơ sở giá trị tăng thêm của nền kinh tế, sẽ là tiền đề để cảithiện phúc lợi tại các nước đó
Feeman, F.J.Melanie, I.Roberts (2009), Tác động của tự do hóa thương mại
nông sản đối với các nước đang phát triển khi gia nhập WTO, Báo cáo nghiên cứu
của ABARE 2009
Nhóm tác giả đã phân tích tác động của việc tự do thương mại nông sản đốivới các nước đang phát triển, theo đó cũng đề cập những quy định mà các nước nàyphải tuân theo để có thể đẩy mạnh tự do hóa thương mại khi gia nhập WTO Theo
đó, các nội dung phân tích tập trung ở tác động mà WTO mang lại, những quy địnhcủa ngành nông nghiệp khi gia nhập WTO và những giải pháp nhằm tận dụngnhững cơ hội WTO đem lại trong phát triển nông nghiệp, trong đó có xây dựngchính sách trợ cấp nông nghiệp
Trang 15Ngoài ra, cũng có rất nhiều những nghiên cứu khác về quy định này củaWTO nữa như các bài tham luận, các bài báo, nghiên cứu, tạp chí hay các ấn phẩmcủa Bộ Nông Nghiệp, của tổ chức WTO hay của các ban ngành liên quan.
Điểm mới nghiên cứu của đề tài: Tuy đã có nhiều nghiên cứu về trợ cấp
nông nghiệp của WTO, nhưng thời gian thực hiện là trước năm 2015 Trong khi đó,vấn đề trợ cấp nông nghiệp của WTO lại trở nên nóng bỏng khi ngày 19 tháng 12năm 2015, tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ 10 tổ chức tại Nairobi - Kenya, 162 thànhviên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đạt được một thỏa thuận mang tính chấtđột phá về loại bỏ trợ giá đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu Thỏa thuận nàyđược các quốc gia thành viên coi là một đột phá lớn của WTO đối với lĩnh vực nôngnghiệp Điều này mở ra nhiều vấn đề mới trong vấn đề trợ cấp nông nghiệp WTOvới Việt Nam, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu từ sau khi thỏa thuận Nairobiđược thực hiện Do đó, đề tài mang tính cập nhật về vấn đề trợ cấp nông nghiệpWTO mà các đề tài trước chưa có
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trợ cấp, quy định củaWTO về trợ cấp trong thương mại nông sản, mục tiêu chính của luận văn là đưa racác giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quy định của WTO của Việt Nam chophù hợp với tình hình thực tế, giúp nông sản Việt ngày càng có chỗ đứng vữngchắc trên thị trường thế giới
Trang 16- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách trợ cấp nông nghiệp của ViệtNam sao cho vừa phù hợp với quy định WTO
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp vàviệc thực thi các cam kết của Việt Nam về cắt giảm trợ cấp nông nghiệp khi gianhập WTO
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu chính sách trợ cấp nông nghiệp tạiViệt Nam
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2007 (sau khi gia nhập WTO)
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên sự kết hợp của các phương pháp: thu thậptài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu và luận giải Thông tin thứ cấp được
sử dụng dựa trên các nghiên cứu, bài viết, báo cáo, thống kê của Việt Nam và nướcngoài
6 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Lý luận chung về trợ cấp và quy định của WTO về trợ cấp tronglĩnh vực nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đổi mới chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Namcho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 17CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỢ CẤP VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO
VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1.1 Lý luận chung về trợ cấp
1.1.1 Khái niệm trợ cấp
Trợ cấp là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầuhết các nước nhằm đạt các mục tiêu của chính phủ về kinh tế - xã hội - chính trị,v.v.Tuy vậy, việc đi đến một khái niệm tương đối chính xác và thống nhất về “trợcấp” là một chủ đề gây tranh cãi không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các họcgiả (Lê Tuyết Anh 2013, tr 21)
Tùy theo mục đích mà định nghĩa trợ cấp có thể rộng hay hẹp Chẳng hạn,định nghĩa rất hẹp về trợ cấp có thể chỉ bao gồm mỗi biện pháp cấp tiền trực tiếpcho một ngành hoặc một số doanh nghiệp cụ thể Nhược điểm của định nghĩa này là
bỏ qua nhiều biện pháp trợ cấp khác có ảnh hưởng về mặt kinh tế tương đương vớibiện pháp cấp tiền trực tiếp này Do đó, có thể gây khó khăn hoặc nhầm lẫn trongviệc so sánh mức trợ cấp giữa các nước khác nhau
Tuy nhiên, định nghĩa rộng hơn về trợ cấp lại cũng có những điểm yếu riêngnhư bao trùm cả ảnh hưởng do các hoạt động của Chính phủ vào phạm vi địnhnghĩa, dẫn tới việc đánh đồng nhiều hoạt động của chính phủ cũng mang tính chấtcủa một biện pháp trợ cấp Ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp có thể bị coi là trợ cấpgián tiếp cho một số ngành nghề nhất định mang tính thời vụ hoặc chu kỳ Hay chiphí của chính phủ cho các hàng hóa công cộng như tư pháp, an ninh, giáo dục,đường sá, quốc phòng,.v.v cũng có thể bị xem là trợ cấp
Theo định nghĩa của Từ điển Oxford dành cho giới kinh doanh (nhà xuất bảnĐại học Oxford 1994), “trợ cấp là khoản tiền do nhà nước cấp cho các nhà sản xuấtmột số hàng hóa nhất định để giúp họ có thể bán các hàng hóa đó cho dân chúng vớigiá thấp, để cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, để tránh hàng tồn đọngthừa ế và tránh tạo ra thất nghiệp,v.v Nhìn chung, trợ cấp gây bóp méo thương mạiquốc tế và không phổ biến nhưng đôi khi vẫn được các chính phủ sử dụng để giúptạo dựng một ngành sản xuất mới trong nước” (Lê Tuyết Anh 2013, tr 21)
Trang 18Như vậy trợ cấp của Chính phủ là một công cụ trực tiếp tái phân phối nguồnthu ngân sách của chính phủ cho một số đối tượng Trợ cấp có thể dưới dạng chovay, xóa nợ, hoàn hoặc miễn thuế Trong một số trường hợp khác, chính phủ khôngnhất thiết phải trích từ nguồn ngân sách của mình để trợ cấp mà có thể thông quacông cụ luật pháp để hướng nguồn lực từ nhóm đối tượng này chuyển sang chonhóm đối tượng khác, cụ thể ở đây là làm lợi cho nhà sản xuất bằng tiền từ túingười tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ giá.
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nướchoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thứcsau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:
- Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổphần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
- Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tíndụng);
- Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành cáchoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm
Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng đượchưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngânhàng thương mại v.v bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lạinhững tính toán thương mại thông thường)
1.1.2 Phân loại trợ cấp
1.1.2.1.Trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp:
Dưới góc độ lĩnh vực kinh tế, người ta chia trợ cấp thành trợ cấp nôngnghiệp và trợ cấp phi nông nghiệp
Theo cách hiểu thông thường, trợ cấp nông nghiệp là trợ cấp dành cho cácsản phẩm nông nghiệp và cho các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Ví dụ: trợcấp nghiên cứu giống cây, giống con; trợ cấp cho nông dân trồng lúa, trợ cấp đầuvào cho sản xuất nông nghiệp; thưởng theo kim ngạch xuất khẩu nông sản; áp dụng
cước phí vận tải ưu đăi với nông sản xuất khẩu; v.v (Trần Ngọc Ca 2006, tr 27)
Trang 19Trợ cấp công nghiệp là trợ cấp dành cho các sản phẩm công nghiệp và chocác hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp Ví dụ: thuế nhập khẩu ưu đãi với sảnphẩm cơ khí thực hiện chương trình nội địa hóa; áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi vớicác dự án phát triển sản phẩm công nghiệp trọng điểm v.v.
Các hiệp định của WTO cũng tạm chia ra điều chỉnh trợ cấp theo: trợ cấpnông nghiệp (gồm hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản), trợ cấp phinông sản Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) tạm thời đượchiểu là chỉ điều chỉnh về trợ cấp phi nông sản (tức là các sản phẩm ngoài phạm viHiệp định nông nghiệp) ( Nguyễn Ngọc An 2012, tr 14)
1.1.2.2 Trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu
Dưới góc độ thương mại quốc tế thì trợ cấp chia thành hai loại: Trợ cấp trongnước và trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp trong nước được hiểu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là cácdoanh nghiệp sản xuất hàng hoá trước tiên hoặc chủ yếu là để phục vụ thị trườngtrong nước, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hoá được tiêuthụ tại thị trường nội địa của nhả sản xuất Doanh nghiệp được trợ cấp không nhấtthiết phải là doanh nghiệp 100 % vốn trong nước Ví dụ chính phủ cung ứng điệnvới giá thấp cho ngành sản xuất phân bón trong nước (gồm cả DN 100 % vốn trongnước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghệp liên doanh) Tuy nhiên,trợ cấp trong nước có thể có tác động gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu nếu sảnphẩm do doanh nghiệp nhận trợ cấp sản xuất ra cuối cùng lại được xuất khẩu.Trong trường hợp đó, trợ cấp trong nước của một nước sẽ được nhìn nhận như mộtdạng “trợ cấp xuất khẩu” dưới góc độ của nước nhập khẩu hàng hoá được trợ cấp.Như vậy, tuy rằng mục đích thực chất ban đầu của trợ cấp này không nhằm khuyếnkhích xuất khẩu nhưng ảnh hưởng hay tác động của trợ cấp đối với những sản phẩmđược xuất khẩu lại giống với trợ cấp xuất khẩu và do vậy mà có thể bị các nướcnhập khẩu đánh thuế chống trợ cấp (Lê Tuyết Anh 2013, tr 21)
Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng chohoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh sảnxuất Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hoá xuất khẩu thực sự
Trang 20hoặc dự kiến xuất khẩu Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của chính phủ theo
đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được Tuynhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcxuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cầnxem xét đến một số yếu tố khác Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuấtkhẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địacủa nước xuất khẩu ( Nguyễn Thị Hải Yến 2008, tr 16)
1.1.2.3 Trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể đối kháng và trợ cấp không thể đối kháng
Thứ nhất là trợ cấp bị cấm
Trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luậthoặc trong thực tế, dù là một điều kiện cá biệt hay kèm theo những điều kiện khác,căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện cá biệt haykèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại Trợcấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp Điểm nổi bật làlịch trình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu
cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngay lập tức phảithu hồi lệnh trợ cấp Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quyđịnh, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa (Lê Tuyết Anh
2013, tr 24)
Như vậy, tóm lại trợ cấp bị cấm bao gồm:
+ Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuấtkhẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức
mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưuđãi tín dụng xuất khẩu v.v); hoặc
+ Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bịcấm áp dụng
Thứ hai, là trợ cấp có thể đối kháng
Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sử dụngtrợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gây tổn hại
Trang 21cho một ngành sản xuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay gâyphương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp đượchưởng từ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 (đặc biệt lànhững quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hạinghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ đượcxem là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩmvượt quá 5% Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằngnhững khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bênkhiếu nại Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng cóthể đưa tranh chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp Trong trường hợp cơ quangiải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấpphải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này.
Như vậy, trợ cấp có thể đối kháng bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cábiệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh) Các nước thành viên có thể áp dụng các hìnhthức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sảnxuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO
Loại thứ 3, là trợ cấp không thể đối kháng:
Là loại trợ cấp có thể là trợ cấp không mang tính chất cá biệt hoặc mang tínhchất cá biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt độngphát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiếnnâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môitrường do luật pháp, hay các quy định đặt ra Nếu một thành viên cho rằng trợ cấpkhông thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đếnngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết vàkhuyến cáo về vấn đề này (Lê Tuyết Anh 2013, tr.24)
Tóm lại, trợ cấp không thể đối kháng: Tức là các loại trợ cấp không hướngtới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào Tiêu chí để hưởng trợcấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tùy tiện xem xét
và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc các trợ cấpsau (dù cá biệt hay không cá biệt):
Trang 22+ Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiếnhành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
+ Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mứcthu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
+ Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môitrường kinh doanh mới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thànhviên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện)
+ Bảo hộ sản xuất nội địa: Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhả sảnxuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào cho nhả sản xuất Với mọi hình thứctrợ cấp lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợcấp luôn được cải thiện và nâng cao Chẳng những có thể ngăn cản, hạn chế hàngnhập khẩu, trợ cấp sản xuất nội địa đồng thời còn có thể khiến cho cam kết ràngbuộc thuế quan trong khuôn khổ WTO mất tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa
+ Hỗ trợ những ngành công nghiệp non trẻ: Đối với những ngành côngnghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thìtrợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh mở rộng quy mô, góp phần khởiđộng và đẩy nhanh sự phát triển của ngành Đối với những công ty mới gia nhập thịtrường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi
Trang 23những công ty thành lập trước đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ
có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công tyvào quỹ đạo phát triển ổn định
+ Duy trì ổn định công ăn việc làm: Trợ cấp giúp hạn chế thất nghiệp, đảmbảo trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanhnghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản Sự hỗ trợ củachính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩycác doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnhtranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tếtạo ra
+ Khuyến khích ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừahoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi Nhờ
đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn rasuôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyếnkhích nhập khẩu sản phẩm cạnh tranh từ bên ngoài thay vì tự cố gắng sản xuất vàcung cấp những sản phẩm kém cạnh tranh với chi phí đầu tư tốn kém
Trợ cấp một ngành nhất định có thể có tác động ngược chiều đến các ngànhkhác trong nền kinh tế Nếu chính phủ chọn đúng ngành cần được trợ cấp, theonguyên lý hiệu ứng lan truyền tích cực, trợ cấp sẽ có khả năng tạo ra hiệu ứng tíchcực theo dây chuyền Chẳng hạn khi chính phủ trợ cấp cho ngành xi măng thì cácngành xây dựng cơ sở hạ tầng cũng có điều kiện phát triển Như vậy, lợi ích của trợcấp có thể lan rộng sang cho các ngành khác ngoài chính bản thân ngành được trợcấp Trợ cấp trong nước còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì người tiêu dùng
sử dụng sản phẩm được trợ cấp có lợi do giá sản phẩm giảm xuống
*Tác động tiêu cực
Ngoài những tác động tích cực nêu trên cho nước tiến hành trợ cấp trongnước, trợ cấp trong nước còn mang lại những tác động tiêu cực như sau:
Một là, đối với nước tiến hành trợ cấp
Xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, trợ cấp ngăn cản sự phân bổ tối ưuhiệu quả các nguồn lực quốc gia Trợ cấp cho một hoặc một số ngành nhất định sẽ
Trang 24hạn chế khả năng được nhà nước hỗ trợ của các ngành, đối tượng khác vì ngân sáchnhà nước và nguồn lực xã hội có giới hạn Việc chính phủ quyết định hỗ trợ chongành sản xuất trong nước “thay thuế nhập khẩu” có thể dẫn tới xu hướng vốn đầu
tư và nguồn lực trong xã hội đổ xô vào ngành đó Thậm chí ngày cả nguồn lựctrong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu có thể bị thu hút chuyển sang phục vụ
ngành sản xuất nội địa Về lâu dài, tình trạng này dẫn đến cung vượt cầu trên thị
trường Hậu quả tất yếu là hàng loạt doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh bịthua lỗ và đào thải Nền kinh tế-xã hội bị tổn thất, đồng thời mục đích mong muốncủa việc trợ cấp cũng không đạt được (Trần Ngọc Ca 2006, tr 20)
Trợ cấp cho một ngành sản xuất nhất định cũng có thể tạo ra gánh nặng chonhững ngành khác Chi phí cho các yếu tố sản xuất của các ngành khác (vốn đã chịu
sự bất lợi về mặt chiến lược) sẽ bị tăng lên khi ngành sản xuất được trợ cấp ngàymột phát triển với quy mô, sản lượng sản xuất ngày một tăng và thu hút các chi phísản xuất nội địa cao sẽ gia tăng vì sản xuất trong nước đã trở nên kém cạnh tranh.Như vậy, ưu đãi dành cho một hoặc một nhóm nhà sản xuất này lại có ảnh hưởnggiống như một khoản thuế đánh lên những nhà sản xuất khác Lợi ích thu được nhờviệc hỗ trợ một ngành nhất định không chắc sẽ bù đắp cho tổn thất mà những ngànhkhác phải gánh chịu
Về phía chính phủ, trợ cấp trong mọi trường hợp đều có ảnh hưởng bất lợi
cho ngân sách nhà nước, cho dù ảnh hưởng bất lợi đó thể hiện trực tiếp hay giántiếp, có thể kê khai được hay không kê khai được thành một khoản chi ngân sách cụthể
Hai là, đối với các nước khác:
Trợ cấp trong nước của nước này có thể gây tổn hại đến lợi ích xuất khẩu củanước khác Nếu trợ cấp của một nước giúp bảo bộ hoặc nâng cao sức cạnh tranh củangành sản xuất trong nước thì hiển nhiên gây bất lợi cho nước khác như ngăn cảnnhập khẩu sản phẩm tương tự từ các nước khác vào thị trường nước áp dụng trợcấp, làm vô hiệu hóa hoặc làm giảm tác dụng các cam kết ràng buộc thuế quan củanước trợ cấp Tác động bất lợi đối với sản phẩm của một nước xuất khẩu vào thịtrường nước tiến hành trợ cấp sản xuất trong nước tồn tại khi:
Trang 25+ Sản phẩm nhập khẩu bị hạn chế hoặc đẩy lùi (mất thị phần) trên thị trườngnước nhập khẩu (nước trợ cấp) Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là sự thay đổithị phần theo hướng bất lợi cho sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh không được trợ cấpnhư: có sự gia tăng thị phần của sản phẩm được trợ cấp; thị phần của sản phẩmđược trợ cấp vẫn giữ nguyên không đổi, trong khi nếu không có trợ cấp thì thị phầnnày chắc chắn sẽ suy giảm; thị phần của sản phẩm được trợ cấp bị thu hẹp nhưngvới tốc độ giảm chậm hem so với trường hợp không được trợ cấp.
+ Giá của sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh tại thị trường nước nhập khẩu(nước trợ cấp) bị “làm đắt lên một cách tương đối” so với giá của sản phẩm đượctrợ cấp, vì giá của sản phẩm trong nước nhập khẩu trước cắt giảm so với trước nhờ
có khoản trợ cấp của chính phủ trong khi giá của sản phẩm nhập khẩu gần nhưkhông đổi
+ Lợi ích mà nước xuất khẩu trông đợi được hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
từ cam kết ràng buộc thuế quan của nước nhập khẩu trong khuôn khổ WTO bị vôhiệu hoá hoặc bị suy giảm Chẳng hạn như nước nhập khẩu cam kết ràng buộc thuếquan ở mức 10% với sản phẩm màn hình máy tính Với mức thuế nhập khẩu này,nước xuất khẩu màn hình máy tính có thể trông đợi mỗi năm sẽ xuất khẩu được200.000 sản phẩm vào thị trường nước nhập khẩu Nếu nước nhập khẩu áp dựng trợcấp với sản phẩm màn hình sản xuất nội địa, dù thuế nhập khẩu không thay đổinhưng lượng sản phẩm nhà nước xuất khẩu có thể xuất vào thị trường nước nhậpkhẩu (nước trợ cấp) khi đó sẽ không đạt mức trông đợi bình thường là 200.000 sảnphẩm như trước nữa do nước nhập khẩu tiến hành bảo hộ dân xuất nội địa Trongtrường hợp này, lợi ích mà nước xuất khẩu đáng ra được hưởng từ cam kết ràngbuộc thuế quan của nước nhập khẩu đã bị trợ cấp của nước nhập khẩu không chỉlàm mất tác dụng mà còn bị suy giảm (Trần Ngọc Ca 2006, tr.22)
1.1.3.2.Trợ cấp xuất khẩu
*Tác động tích cực
Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗtrợ vùng khó khăn, v.v Ngoài ra, trợ cấp xuất khẩu nhằm mục đích đẩy mạnh xuấtkhẩu, cải thiện lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu
Trang 26Bởi, trợ cấp xuất khẩu có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thưởngtheo kim ngạch xuất khẩu đến cho vay với lãi suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩuhay áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với ngành nghề xuấtkhẩu v.v Theo đó, các doanh nghiệp nhận trợ cấp xuất khẩu sẽ chịu ít chi phí lãivay hơn, chịu ít thuế thu nhập doanh nghiệp hơn, góp phần gia tăng lợi nhuận vàkích thích mở rộng quy mô hoạt động Thêm vào đó, lãi vay thấp hơn, giá thành sẽgiảm tạo lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường đối với những sản phẩm nông sảnxuất khẩu.
*Tác động tiêu cực
Tác động tổng thể của trợ cấp xuất khẩu đối với nước trợ cấp không phải lúcnào cũng tích cực Bản chất của trợ cấp là làm lợi cho một đối tượng nhất định cũngđồng nghĩa với việc làm giảm lợi ích hoặc gây tổn hại đến lợi ích của đối tượngkhác Do vậy, trong khi các nhà xuất khẩu có thể gia tăng xuất khẩu hàng hoá thìngười tiêu dùng trong nước phải chấp nhận mua cùng loại hàng hoá đó tại thịtrường nội địa với giá cao và lượng hàng hóa tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng
bị giảm sút
Nhiều trường hợp, lợi ích do tăng xuất khẩu khi tiến hành trợ cấp xuất khẩuthậm chí còn không đủ để bù đắp cho những tổn phí liên quan đến trợ cấp của Nhà
nước, về khía cạnh kinh tế, trong những trường hợp như vậy, rõ ràng trợ cấp là một
chính sách phi kinh tế của nước xuất khẩu, vừa thiệt hại cho ngân sách lại vừakhông đạt được mục tiêu mong muốn
Hơn nữa, nhiều nhà kinh tế cho rằng để thực hiện mục tiêu tăng xuất khẩu,cần chú trọng đầu tư hỗ trợ từ gốc, tức là nâng cao sức cạnh tranh của tự thân hànghóa bằng chất lượng, v.v hơn là hỗ trợ “ngọn” theo kiểu trợ cấp xuất khẩu Trợ cấpxuất khẩu chắc chắn không phải là một biện pháp chính sách mang lợi ích bềnvững Trên thực tế, các nước hầu như không thể theo đuổi trợ cấp xuất khẩu lâu dài
vì ngân sách hạn hẹp của chính phủ không thể kham nỗi các khoản chi (cũng như
bỏ qua những khoản đáng ra phải thu) mang tính dài hạn
Dưới góc độ tác động xã hội, trợ cấp xuất khẩu có thể kéo theo nhiều hiệntượng như khai khống, khai man lượng xuất khẩu hoặc cố tình quay vòng lô hàng
Trang 27xuất khẩu để được hưởng trợ cấp, tạo cơ hội cho hoạt động vận động phát triển khitrợ cấp mang tính phân biệt đối xử, tức là chỉ dành cho một hoặc một số đối tượng,sản phẩm hay địa phương nhất định.
Ngoài ra, các trợ cấp xuất khẩu được sử dụng như một phần của chính sách
“làm nghèo hàng xóm”, bóp méo hoạt động thương mại cuối cùng có thể gây rahành động trả thù của nước láng giềng và dẫn tới “chiến tranh trợ cấp" Bởi vì, trợcấp xuất khẩu của một nước làm cho hàng xuất khẩu của nước đó sang nước khác(nước nhập khẩu) có lợi thế cạnh tranh hơn Ngành sản xuất sản phẩm tương tư vớisản phẩm nhập khẩu được trợ cấp sẽ gặp khó khăn do bị tăng áp lực cạnh tranh,thậm chí có thể bị thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất Trợ cấpxuất khẩu còn ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này Hơnnữa, với lợi thế cạnh tranh “thiếu công bằng” nhờ trợ cấp, chẳng hạn có thể chủđộng cắt giảm giá xuống mức rất thấp, hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩylùi các nước cạnh tranh trên thị trường nước khác và chiếm được “thị phần vượtmức hợp lý trong thương mại xuất khẩu thế giới” khiến cho lợi ích thương mại củacác nước xuất khẩu cạnh tranh khác bị tổn hại Hậu quả dễ thấy do trợ cấp xuấtkhẩu của một nước là gây tổn hại đế ngành sản xuất sản phẩm tương tự của khôngchỉ nước nhập khẩu sản phẩm được trợ cấp mà cả nước xuất khẩu sản phẩm cạnhtranh với sản phẩm được trợ cấp trên thị trường nước nhập khẩu (Phạm Vân Đình
2012, tr 56)
Như vậy, sử dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tớithương mại của các mặt hàng liên quan và ảnh hưởng tới thương mại thế giới Dovậy, việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu không hợp lý dễ bị các nước áp dụng các biệnpháp đối kháng
1.2 Quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp
1.2.1 Sự ra đời của Hiệp định trợ cấp nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng và gây ra nhiều tranh cãi trong vòngđàm phán Uruguay Trong lĩnh vực tồn tại ba quan điểm của ba nhóm nước gồmnhóm các nước xuất khẩu, nhóm các nước nhập khẩu và nhóm trung gian là nhữngnước tự túc được lương thực và tuỳ theo từng hoàn cảnh có thể trở thành nước xuất
Trang 28khẩu hoặc nhập khẩu đối với một loại nông sản nhất định Hàng nông sản trongphần này tập trung vào bốn nhóm chính: ngũ cốc gồm lúa mạch, mỳ, gạo, hạt thô(ngô); hạt có dầu và sản phẩm từ hạt có dầu; sữa và các sản phẩm của sữa; thịt vàcác sản phẩm thịt; và đường (Lê Quốc Phong 2012, tr.34) Đây cũng là những mặthàng nông sản có khối lượng thương mại lớn trên thế giới Hầu hết các nước đangphát triển đều thuộc nhóm nước nhập khẩu nông sản hoặc thuộc nhóm thứ ba lànhững nước tự túc được lương thực và tham gia xuất khẩu một vài mặt hàng nôngsản nhất định Có rất ít các nước đang phát triển là nước xuất khẩu chính tất cả 4nhóm hàng nông sản trên Mặc dù ít nước đang phát triển có thể là những nước xuấtkhẩu chính về tất cả bốn nhóm hàng nông sản nói trên, những mặt hàng nông sản cóthế mạnh của từng nước đang phát triển được xuất khẩu đều là những mặt hàng cótính sống còn với họ (Lê Quốc Phong 2012, tr 35).
- Những nhân tố chính thúc đẩy đàm phán Hiệp định nông nghiệp
Gánh nặng tài chính ngày càng gia tăng đối với các chính sách hỗ trợ nôngnghiệp ở các nước phát triển khiến nước này muốn thúc đẩy nhanh tiến trình hoànthiện Hiệp định nông nghiệp Cung vượt quá cầu trong nông nghiệp đã làm cho giá
cả nông sản trên thế giới sụt giảm, gây sức ép ngày càng lớn với việc tăng cường sự
hỗ trợ trong nước cho nông dân các nước phát triển (Lê Quốc Phong 2012, tr 35)
Về cầu: Có bốn yếu tố chính cần phải tính đến gồm: tốc độ tăng dân số, mức
độ mà các nước có thể tự túc sản xuất được lương thực, mức sống của người dânthể hiện qua thu nhập và điều kiện khí hậu tự nhiên Tốc độ tăng dân số cao, thunhập đầu người thấp cộng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sẽ khiến một quốc giakhông thể tự túc được lương thực và buộc phải nhập khẩu và ngược lại Đối với thịtrường nhập khẩu của các nước phát triển, nếu xét theo trên cả bốn yếu tố trên sẽthấy thị trường nhập khẩu nông sản của những nước này có xu hướng giảm
Theo kinh tế học, yếu tố thu nhập có ảnh hưởng nhiều hơn tới mức cầutrong nước, hay còn gọi là quy luật biến đổi theo thu nhập Những biến động trướcmắt về thu nhập sẽ khiến cầu biến động theo một cách tương đối Tuy nhiên, tronglâu dài thì quy luật này không có tác dụng Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là đốivới các nông sản như lương thực, đồ uống và đặc biệt nông sản thô thì dù thu nhập
Trang 29của dân chúng có tăng lên đáng kể thì mức cầu cũng không tăng nhanh và thậm chícòn chậm hơn thu nhập Thêm vào đó, nhờ các yếu tố kỹ thuật tiên tiến, các nướcphát triển có thể có những sản phẩm thay thế làm giảm thêm nữa lượng cầu về nôngsản thô từ các nước đang phát triển
Còn đối với thị trường nhập khẩu của các nước đang phát triển, trong thờigian tới họ vẫn sẽ là nước nhập khẩu nông sản chính, đặc biệt nếu xét theo góc độtăng trưởng dân số Với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn tốc độ sản xuất thìngay cả các nước đang phát triển xuất khẩu lương thực hiện nay như Thái Lan,Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí là Việt Nam trong mười năm tới sẽ biến thành cácnước nhập khẩu lương thực (Lê Quốc Phong 2012, tr 36)
Về cung: Hai yếu tố chính ảnh hưởng tới cung trong nông nghiệp là chính
sách nông nghiệp và khoa học kỹ thuật Cả hai yếu tố này đều quan trọng như nhau
và các nước phát triển đều có đủ hai yếu tố này
Với những nước phát triển, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cộng vớichính sách hỗ trợ nội địa và trợ cấp xuất khẩu, các nước phát triển từ chỗ là cácnước nhập khẩu lương thực đã nhanh chóng trở thành các nước xuất khẩu lươngthực Tuy nhiên, do lượng cầu trong nước không lớn nhưng lại có lượng cung lớnnên buộc các nước phát triển phải xuất khẩu nông sản và một phần được xuất khẩutheo hình thức viện trợ lương thực sang các nước đang phát triển
Bên cạnh đó, là sự gia tăng của các nước đang phát triển trong xuất khẩunông sản, do đó lượng cung trên thế giới lại càng lớn dẫn đến sự mất cân đốinghiêm trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và giá nông sản nhìn chung sụt giảmnhanh chóng
Để đáp ứng với sự sụt giá nông sản, các nước phát triển ngày càng phảităng sự hỗ trợ cho nông dân trong nước và đến lúc sự hỗ trợ này trở thành gánhnặng đối với họ Hơn nữa, về thực chất, gánh nặng tài chính này phần lớn lại đổ lênvai người tiêu dùng của chính các nước phát triển do phải trả giá tiêu thụ cao hơnnhiều so với giá thế giới Vì vậy, làn sóng phản đối chính sách bảo hộ nông nghiệpcũng gia tăng ở các nước phát triển
Chính sự phản đối chính sách bảo hộ nông nghiệp từ các nước phát triển
Trang 30cộng thêm với sự bất mãn vốn có của các nước đang phát triển về sự bất lực củaGATT trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra sự thúc đẩy cho việc đàm phán Hiệpđịnh nông nghiệp giữa các nước.
* Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Seattle (Hoa Kỳ) - Tháng 12/1999
Hội nghị Bộ trưởng tại Seattle là thời điểm sớm nhất các quốc gia ngồi lạivới nhau để thảo luận về các quy định về nông nghiệp Vấn đề cắt giảm trợ cấp xuấtkhẩu đối với hàng nông nghiệp được thảo luận khá căng thẳng Trong khi một nhómcác quốc gia yêu cầu phải cắt giảm các trợ cấp nông nghiệp để đảm bảo hội nhậpkinh tế, một nhóm khác lại cho rằng mặt hàng nông nghiệp có tính đặc thù, khôngthể cắt giảm hơn nữa các trợ cấp Bế mạc Hội nghị Seattle, các bên không đạt đượcthỏa thuận về vấn đề nông nghiệp
* Vòng đàm phán Doha
Vòng đàm phán Doha được bắt đầu từ Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 tạiDoha, Quata vào tháng 11 năm 2001 Tuyên bố Doha nêu rõ 3 mục tiêu mà đàmphán nông nghiệp toàn diện cần phải đạt được, đó là: (i) cải thiện hơn nữa khả năngtiếp cận thị trường của nông sản xuất khẩu; (ii) giảm và tiến tới xóa bỏ tất cả cáchình thức trợ cấp xuất khẩu nông sản; và (iii) cắt giảm đáng kể các hỗ trợ trongnước gây bóp méo thương mại Đúng tinh thần của Tuyên bố Doha, các quốc giathành viên đã liên tục tổ chức các buổi làm việc thảo luận để phát triển Hiệp địnhNông nghiệp, tiến tới các quy định hiệu quả và phù hợp hơn Tuy nhiên, mâu thuẫnlợi ích quá lớn của các quốc gia đối với mặt hàng nhạy cảm này dường như luônđưa các hội nghị đi vào bế tắc, nhiều cuộc họp về vấn đề này vào năm 2003 còn bịhoãn lại
Tuy nhiên, đàm phán nông nghiệp đã bắt đầu được khởi động lại khi phía EU
và Hoa Kỳ thể hiện quan điểm linh hoạt hơn về vấn đề hỗ trợ và trợ cấp nôngnghiệp Ngày 16/7/2004, dự thảo đầu tiên của “July Package” đã được đưa lên bànđàm phán, trong đó Phụ lục A là dự thảo sau cùng về Khuôn khổ đàm phán tronglĩnh vực nông nghiệp Các cuộc đàm phán rất căng thẳng và gay cấn diễn ra sau đó
đã gặt hái được thành công bước đầu với việc Đại hội đồng chính thức thông qua dựthảo lần thứ 3 của văn bản này dưới hình thức Quyết định vào ngày 1/8/2004 Đáng
Trang 31quan tâm nhất trong “July Package” chính là Khuôn khổ để xây dựng các nguyêntắc đàm phán/thể thức cam kết trong nông nghiệp (Framework for EstablishingModalities in Agriculture) tại Phụ lục A của Quyết định Điểm nổi bật của Khuônkhổ này là:
- Lần đầu tiên, các nước thành viên nhất trí sẽ xóa bỏ tất cả các hình thức trợcấp xuất khẩu nông sản vào một thời điểm cụ thể (vấn đề là thời điểm nào thì sẽ phụthuộc vào đàm phán);
- Các nước thành viên nhất trí cắt giảm mạnh các biện pháp hỗ trợ trongnước gây bóp méo thương mại nông sản;
- Đạt được bước đột phá trong lĩnh vực thương mại về mặt hàng bông, mở ra
cơ hội to lớn cho nông dân trồng bông ở Tây Phi và các nước đang phát triển khác
Bước ngoặt quan trọng này ghi dấu sự đóng góp và dẫn dắt của Nhóm 5 Bênquan tâm (Five Interested Parties -FIPs) gồm Hoa Kỳ, EU, Brazil, Ấn độ và Úc.Khuôn khổ này đã đưa ra những đặc trưng chủ yếu của các nguyên tắc đàm phán
mà không đi quá sâu vào chi tiết, chẳng hạn như không chỉ ra công thức cắt giảmchính xác là như thế nào hay mức độ cắt giảm cụ thể phải thực hiện là bao nhiêu.Khuôn khổ này cũng nhấn mạnh về yêu cầu phải cân đối kết quả đàm phán nôngnghiệp trong tổng thể đàm phán chung cũng như phải cân đối giữa các nội dungriêng trong đàm phán nông nghiệp
Sau khi đã đạt được những thống nhất quan trọng vào năm 2004, vòng đàmphán lại đi vào những bế tắc mới để đưa ra những quy định chi tiết Từ Hội nghị bộtrưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông (2006), Hội nghị Geneva (2006), Hội nghị Postdam(2007), Hội nghị Geneva (2008), Kỳ họp tại Bali (2009), các quốc gia không đạtđược những thỏa thuận cốt lõi cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu Vào thời điểmnày, các quốc gia bắt đầu chú ý hơn đến các hiệp định song phương và khu vực vàcho rằng đây là con đường dễ dàng đạt được thỏa thuận về những vấn đế khó nhưnông nghiệp hơn là khuôn khổ đa phương tại WTO
*Tuyên bố Nairobi về trợ cấp nông sản xuất khẩu
Sau vòng đàm phán Doha, các quốc gia vẫn tiếp tục đấu tranh để đạt đượcthỏa thuận về xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp nhưng không đi được đến thống nhất cuối
Trang 32cùng Phải đến Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10 tại Nairobi vào thán 12 năm
2015, các thành viên WTO mới xây dựng và thống nhất được gói Nairobi với nhiềuthỏa thuận quan trọng, bao gồm cả thỏa thuận về cắt giảm trợ cấp nông nghiệp
Theo đó, nội dung chính của thỏa thuận Nairobi là : “Các trợ cấp xuất khẩu
nông nghiệp phải được cắt giảm ngay lập tức đối với các nước phát triển và trong 3 năm đối với các nước đang phát triển Tuy nhiên, thời hạn này có thể được gia hạn đến 5 năm (đối với các nước phát triển) và 7 năm (đối với nước đang phát triển) Hội nghị Bộ trưởng thống nhất rằng các nước đang phát triển phải cắt giảm trong
8 năm các trợ cấp xuất khẩu tại điều 9.4 (về tiếp thị và chi phí vận chuyển nội địa).”(Lê Văn Yên 2015, tr.2).
Các thành viên của WTO bày tỏ sự ủng hộ và kỳ vọng rất lớn với những camkết mới này Đây là một thành công của lĩnh vực nông nghiệp và là thành công đốivới các nước đang phát triển bởi nó sẽ giúp cải thiện thu nhập của người nông dân.Nhiều ý kiến các nước cho rằng thỏa thuận khiến thương mại toàn cầu trở nên côngbằng hơn Có thể nói, thỏa thuận trên đã chứng minh vai trò và năng lực của WTOtrong việc giải quyết các vấn đề
1.2.2 Quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai đểtrồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệulao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho côngnghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành:trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp,thủy sản
Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩmliệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộccác chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế).Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá cónguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, độngvật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
Trang 33- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sảnphẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp thườngđược hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản,lâm nghiệp và diêm nghiệp Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản lạiđược gộp vào lĩnh vực công nghiệp
Theo WTO thì nông sản lại bao gồm toàn bộ sản phẩm thuộc Chương 1 đến
24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệthống thuế mã HS của Việt Nam và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vựcthuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp
Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế
Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hìnhthức trợ cấp cho loại hàng hoá này
Có rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khiến chính sách đốivới thương mại hàng nông sản trở nên đặc biệt “bảo thủ” so với đối với các loạihàng hoá công nghiệp, trong đó lý do chủ yếu được nêu ra là:
Thương mại hàng nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận dân cưvốn có thu nhập không cao ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển;
Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định tronghoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đóirình rập
Do vậy, WTO đã đưa ra quy định về trợ cấp nông nghiệp đối với nông sản vàcác nước tham gia WTO phải tuân theo, cụ thể:
1.2.2.1.Quy định về các biện pháp hỗ trợ trong nước
Trong thuật ngữ của WTO, trợ cấp nói chung được xác định bởi các “hộp”với quy định màu sắc khác nhau như trong đèn tín hiệu giao thông: xanh lá cây(được phép), hổ phách (chậm lại, chuyển dần sang cắt giảm), đỏ (cấm) Trong nôngnghiệp, các vấn đề thường là phức tạp hơn Hiệp định Nông nghiệp không có hộp
đỏ, hỗ trợ trong nước vượt quá mức và phải cam kết cắt giảm thì bị cấm và được
Trang 34đưa vào hộp hổ phách Hộp xanh lơ dành cho các loại trợ cấp gắn với các chươngtrình hạn chế sản xuất Các nước đang phát triển cũng được hưởng một số ngoại lệ,thường được gọi là “đối xử đặc biệt và khác biệt” (S&D), như được quy định trongĐiều 6 khoản 2 của Hiệp định (VCCI 2008, tr.11)
- Hộp Hổ phách (Amber Box): Tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước đượcxem là bóp méo sản xuất và thương mại (cũng có một số ngoại lệ) nằm trong hộp hổphách và được quy định trong Điều 6 của Hiệp định Nông nghiệp - là toàn bộ cácbiện pháp hỗ trợ trong nước, ngoại trừ các biện pháp thuộc hộp xanh nước biển vàhộp xanh lá cây Chúng bao gồm các biện pháp trợ giá, hoặc trợ cấp trực tiếp tớikhối lượng sản xuất Các hỗ trợ này là tuỳ thuộc vào mức hạn chế giới hạn, hỗ trợtối thiểu được phép 5% đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển và 10%
ở các nước đang phát triển Các hỗ trợ nhóm màu hổ phách là đối tượng của cáccam kết cắt giảm trong khuôn khổ WTO Cam kết cắt giảm được đề cập trong thuậtngữ “Tổng gộp hỗ trợ ” (Total AMS) bao gồm tất cả các hỗ trợ đối với các sảnphẩm cụ thể, cùng với những hỗ trợ mà không nhằm đến một sản phẩm cụ thể nào(VCCI 2008, tr.12) Một điều khoản đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đangphát triển trong nhóm chính sách này là chính sách khuyến khích phát triển sản xuấtđược gọi là “chương trình phát triển” mà các nước đang phát triển được phép ápdụng, bao gồm: trợ cấp đầu tư, trợ cấp đầu vào cho nông dân ở các vùng khó khăn,trợ cấp chuyển dịch từ cây thuốc phiện sang cây trồng khác…
- Hộp Xanh lơ (Blue Box): Đây là “Hộp hổ phách có điều kiện”, bao gồmcác khoản hỗ trợ chi trả trực tiếp trên cơ sở diện tích hoặc số lượng vật nuôi, nhưngkèm theo điều kiện về hạn chế sản suất bằng cách áp đặt hạn ngạch sản suất hoặcyêu cầu nông dân không sử dụng một phần đất của họ (các quy định cụ thể được ghi
rõ trong khoản 5, Điều 6, Hiệp định Nông nghiệp) (VCCI 2008, tr 12).Các điềukiện được thiết kế để hạn chế bóp méo thương mại Theo quy định của WTO, cácbiện pháp hỗ trợ này được coi là tách rời một phần với sản xuất và không thuộc đốitượng cam kết cắt giảm Hiện tại, không có các giới hạn đối với chi trả trợ cấp tronghộp xanh lơ Hộp xanh lơ được các nước coi là công cụ quan trọng để bãi bỏ các trợcấp bóp méo thương mại trong hộp Hổ phách mà không gây căng thẳng quá mức
Trang 35Một số quốc gia khác muốn thiết lập những giới hạn hoặc cam kết cắt giảm, một sốthì bảo vệ việc chuyển các hỗ trợ này sang hộp hổ phách.
- Hộp Xanh lá cây (Green Box): Trợ cấp theo hộp xanh lá cây nhất thiếtkhông được bóp méo thương mại, hoặc chỉ bóp méo thương mại ở mức nhỏ nhất vàkhông thuộc đối tượng cam kết cắt giảm trong khuôn khổ WTO Chúng phải đượcchi trả bởi Chính phủ (mà không bắt người tiêu dùng phải trả một mức giá cao hơn)
và phải không bao gồm hỗ trợ giá Các hỗ trợ cấp này thường là các chương trìnhkhông nhắm tới một sản phẩm cụ thể và bao gồm hỗ trợ thu nhập trực tiếp cho nôngdân không liên quan đến mức độ sản xuất và giá cả hiện tại Các trợ cấp này baogồm bảo vệ môi trường và các chương trình phát triển vùng Trợ cấp theo “Hộpxanh lá cây” do đó được phép áp dụng không giới hạn, với điều kiện chúng phù hợpvới các tiêu chuẩn cụ thể về chính sách được nêu ra trong Phụ lục 2 (VCCI 2008,
tr 13)
1.2.2.2 Quy định về các biện pháp trợ cấp xuất khẩu
Theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp, trợ cấp xuất khẩu được địnhnghĩa là những trợ cấp dựa trên kết quả thực hiện xuất khẩu, bao gồm các trợ cấpxuất khẩu liệt kê cụ thể trong Điều 9 của Hiệp định Theo Điều 9 Khoản 1 của Hiệpđịnh, danh mục này bao gồm hầu hết các thực tiễn trợ cấp xuất khẩu phổ biến tronglĩnh vực nông nghiệp, điển hình như (Lê Quốc Phong 2012, tr 25):
- Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đặc trưng đối với hoạt động xuất khẩu
- Bán các loại hàng nông sản tồn kho phi thương mại cho xuất khẩu với giáthấp hơn mức giá so sánh của các sản phẩm đó trong thị trường nội địa
- Các khoản trợ cấp tài chính cho nhà sản xuất như các chương trình củaChính phủ có yêu cầu thu thuế trên các sản phẩm, sau đó được dùng để trợ cấp xuấtkhẩu cho một phần nhất định của sản phẩm đó
- Các biện pháp giảm chi phí khác như trợ cấp giảm chi phí tiếp thị sảnphẩm cho xuất khẩu, biện pháp này có thể bao gồm các chi phí ví dụ như nâng cấp
và quản lý, vận chuyển quốc tế
- Trợ cấp vận tải trong nước chỉ được áp dụng cho hàng xuất khẩu, như cáctrợ cấp để vận chuyển các sản phẩm có thể xuất khẩu được tới điểm gửi hàng
Trang 36- Các trợ cấp được gắn với sản phẩm thô và chế biến, cụ thể các trợ cấp đốivới nông sản như bột mỳ, nguyên liệu để sản xuất bánh quy xuất khẩu.
Tất cả các khoản trợ cấp xuất khẩu này đều phải cam kết cắt giảm cả về sốlượng hàng xuất khẩu được trợ cấp và chi phí ngân sách cho các trợ cấp này Hiệpđịnh nông nghiệp không yêu cầu các nước xoá bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu cho hàngnông sản, nhưng buộc các nước phải giảm mức độ trợ cấp cả về mặt giá trị cũngnhư số lượng mặt hàng được trợ cấp
Theo Hiệp định, trợ cấp xuất khẩu chỉ được áp dụng trong 4 trường hợp (LêQuốc Phong 2012, tr 26):
- Đối với trợ cấp xuất khẩu là đối tượng của cam kết cắt giảm áp dụng đốivới từng sản phẩm cụ thể, thì được phép áp dụng trong mức giới hạn quy định tạibiểu cam kết của thành viên có liên quan;
- Bất kì khoản thặng dư nào của ngân sách chi tiêu dành cho trợ cấp xuấtkhẩu hoặc cho khối lượng xuất khẩu đã được trợ cấp vượt quá giới hạn quy định tạibiểu cam kết mà được điều chỉnh bởi khoản 2(b) Điều 9 Hiệp định;
- Các loại trợ cấp xuất khẩu phù hợp với quy định về “đối xử đặc biệt vàkhác biệt” (S&D) dành cho các thành viên các nước đang phát triển (DCs) (Khoản
4 điều 9 Hiệp định)
- Các loại trợ cấp xuất khẩu khác, ngoài những loại là đối tượng của cam kếtgiảm, với điều kiện chúng phù hợp với quy định về ngăn chặn việc trốn tránh cáccam kết về trợ cấp xuất khẩu tại Điều 10 Hiệp định
Về vấn đề cắt giảm trợ cấp: Các nước thành viên phát triển được yêu cầu cắtgiảm, với các bước cắt giảm ngang nhau hàng năm trong giai đoạn 6 năm, số lượngtrợ cấp xuất khẩu tính trên giai đoạn tham chiếu ở mức 21% và chi phí ngân sáchtương ứng cho các trợ cấp xuất khẩu ở mức 36% Đối với các thành viên đang pháttriển, mức cắt giảm được yêu cầu là 14% trong thời gian 10 năm có đối với sốlượng, và 24% trong khoảng thời gian tương tự đối với chi phí ngân sách Các nướcđang phát triển trong quá trình thực hiện có thể tận dụng quy định về đối xử đặc biệt
và khác biệt trong Hiệp định (Điều 9 Khoản 4), quy định này cho phép các nước
Trang 37này trợ cấp chi phí tiếp thị và vận chuyển nội địa với điều kiện là các chi phí nàykhông được áp dụng theo cách ngầm phá hỏng các cam kết cắt giảm trợ cấp.
1.2.3 Vai trò của Hiệp định nông nghiệp của WTO
Như đã đề cập, Hiệp định nông nghiệp của tổ chức thương mại thế giớiWTO được các quốc gia đàm phán trong vòng đàm phán Uruguay từ năm 1986-
1994 và đây là bước quan trọng tiến tới sự cạnh tranh lành mạnh cũng như ít bópméo hơn trong lĩnh vực nông nghiệp Hiệp định bao gồm cam kết từ phía các nướcthành viên WTO nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường và cắt giảm những hìnhthức trợ cấp bóp méo thương mại nông sản Những quy định trong Hiệp định đượcthực hiện bắt đầu từ năm 1995 Hiệp định nông nghiệp có một số vai trò sau:
- Điều chỉnh một trong những vấn đề quan trọng nhất của kinh tế thế giới, đó
là lĩnh vực nông nghiệp: Tại rất nhiều quốc gia, gồm cả các nước phát triển lẫn cácnước đang phát triển, thương mại nông sản là một trong những thành phần quantrọng trong nền kinh tế và có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp quốc giacũng như việc làm
- Hiệp định nông nghiệp loại bỏ những quy định bóp méo thương mại cũngnhư những thiệt hại gây ra bởi cơ chế phi thị trường, là nguyên nhân dẫn tới việc sửdụng không hiệu quả nguồn lực
- Có vai trò giảm đói nghèo: Ngân hàng thế giới đã tính toán rằng: việc loại
bỏ những bóp méo thương mại nông sản trong trợ cấp và thuế quan có thể giúp tăngcường thương mại thế giới ít nhất là 0,5 nghìn tỷ USD và giúp khoảng 159 triệungười thoát khỏi đói nghèo vào năm 2015
- Giải quyết các vấn đề liền quan đến an ninh lương thực: hệ thống thươngmại cũng có những vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu Hiệp địnhđưa ra các cơ chế bảo đảm đáp ứng được sự thiếu hụt về lương thực tại bất cứ quốcgia, khu vực bị ảnh hưởng thiên tai Đối với các quốc gia đang phát triển như ViệtNam, các điều khoản trong Hiệp định đưa ra những cơ hội nhằm cải thiện tốc độtăng trưởng thông qua thương mại hàng hoá, noi mà các quốc gia này có những lợithế cạnh tranh hơn nếu như những điều kiện thương mại ít bị bóp méo Bên cạnh
đó, sẽ loại bỏ được việc trồng những loại cây gây nghiện
Trang 38Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xâydựng nền kinh tế mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách quan Nềnkinh tế của mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnhhưởng trực tiếp của những động thái kinh tế toàn cầu Nhận thức rõ bối cảnh đó,Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ "Phát huy cao độ nội lực,tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triểnnhanh, có hiệu quả và bền vững".
Trang 39Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về trợ cấpnông nghiệp, theo đó, nội dung chính của chương 1 là đưa ra các khái niệm về trợcấp, trợ cấp nông nghiệp, sự ra đời của Hiệp định nông nghiệp Tác giả cũng nêulên những quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp mà các nướctham gia WTO phải cam kết thực hiện
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm từ chính sáchtrợ cấp của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ đó rút ra bàihọc cho Việt Nam
Chương 1 sẽ là tiền đề cho tác giả phân tích thực trạng trợ cấp nông nghiệpcủa Việt Nam trong chương 2
Trang 40CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về nền nông nghiệp Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
Về chăn nuôi
Trong những giai đoạn trước khi nhập WTO, ngành chăn nuôi Việt Namnhìn chung còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều nhưng công tácphòng chống chưa hiệu quả, do đó có nhiều thiệt hại về kinh tế, trong những nămnày, sản lượng chăn nuôi thấp cả về số lượng và chất lượng
Bảng 2.1 Số lượng vật nuôi giai đoạn 1995 - 2006
Số lượng Nghìn
con
Nghìncon Nghìn con
Nghìncon Nghìn con Triệu con
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, bình quân giai đoạn 1995-2006 cả nước
có 2.902,92 nghìn con trâu/năm, 4.403,23 nghìn con bò/năm, 118,86 nghìn conngựa/năm, 745,31 nghìn dê, cừu/năm và 21.530,35 nghìn lợn/năm với 196,22 triệugia cầm/năm
Bảng 2.2 Sản lượng chăn nuôi của Việt Nam trước khi gia nhập WTO