Ống bẹn và ống đùi đều là thành phần của lỗ cơ lược, được giới hạn phía trên là cơ chéo trong và cơ ngang bụng, phíangoài là cơ thắt lưng chậu, phía trong là cơ thẳng bụng và phía dưới l
Trang 2ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Bảo Long
HÀ NỘI – 2018
Trang 3(Vào ổ bụng đặt tấm lưới ngoài phúc mạc)TEP Total Extra Peritoneal
(Đặt tấm lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc)VAS Visual Analog Scale
(Thang nhìn hình đồng dạng)
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU HỌC VÙNG BẸN 3
1.1.1 Các cấu trúc cân cơ và mạc ở vùng bẹn 3
1.1.2 Ống bẹn, lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu và thành phần chứa trong ống bẹn 9
1.1.3 Ống đùi 11
1.1.4 Phân bố thần kinh và mạch máu vùng bẹn 12
1.2 CƠ CHẾ BỆNH SINH THOÁT VỊ BẸN – ĐÙI 15
1.2.1 Sinh lý học ống bẹn 15
1.2.2 Sự khiếm khuyết về mặt giải phẫu học thường gặp trong thoát vị vùng bẹn đùi 16
1.3 PHÂN LOẠI THOÁT VỊ BẸN 19
1.3.1 Phân loại theo Gilbert 19
1.3.2 Phân loại theo Nyhus 20
1.3.3 Phân loại theo Stoppa 20
1.4 NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ BẸN 21
1.4.1 Các nguyên nhân chính 21
1.4.2 Các yếu tố thuận lợi: 22
1.5 LÂM SÀNG THOÁT VỊ BẸN 22
1.5.1 Triệu chứng cơ năng 22
1.5.2 Triệu chứng thực thể 23
1.5.3 Triệu chứng toàn thân 24
1.6 CẬN LÂM SÀNG 24
1.6.1 Siêu âm 24
1.6.2 Chụp CT scanner 25
1.6.3 Chụp XQ bụng đứng không chuẩn bị 25
1.7 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 25
Trang 51.9 PHƯƠNG PHÁP BASSINI 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: 32
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu: 32
2.2.3 Các dữ liệu nghiên cứu 32
2.2.4 Đánh giá kết quả phẫu thuật 33
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU: 36
2.4 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Y HỌC 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 37
3.1.1 Phân bố theo độ tuổi và giới 37
3.1.2 Phân bố theo nghề nghiệp bệnh nhân 37
3.1.3 Thời gian mắc bệnh 37
3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 38
3.2.1 Lý do vào viện 38
3.2.2 Dấu hiệu lâm sàng: 38
3.2.3 Vị trí thoát vị 39
3.2.4 Loại thoát vị 39
3.3 NHẬN XÉT PHẪU THUẬT BASSINI 39
3.3.1 Tính chất mổ 39
3.3.2 Phương pháp gây mê 40
3.3.3 Thời gian mổ 40
3.3.4 Biến chứng trong mổ 40
Trang 63.4.2 Kết quả gần 41
3.4.3 Kết quả xa 42
3.4.4 Phân loại kết quả xa 43
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 44
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 44
4.1.1 Tuổi 44
4.1.2 Phân bố theo giới 44
4.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp 44
4.1.4 Thời gian mắc bệnh 44
4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 44
4.2.1 Lý do vào viện 44
4.2.2 Dấu hiệu lâm sàng: 44
4.2.3 Vị trí thoát vị 44
4.2.4 Phương pháp vô cảm 44
4.2.5 Thời gian phẫu thuật 44
4.2.6 Tai biến 44
4.2.7 Thời gian nằm viện 44
4.3 KẾT QUẢ 44
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 45
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi và giới 37
Bảng 3.2 Phân bố theo nghề nghiệp 37
Bảng 3.3 Phân bố theo thời gian mắc bệnh 38
Bảng 3.4 Lý do vào viện 38
Bảng 3.5 Dấu hiệu lâm sàng 38
Bảng 3.6 Vị trí thoát vị 39
Bảng 3.7 Loại thoát vị 39
Bảng 3.8 Tính chất mổ 39
Bảng 3.9 Phương pháp gây mê 40
Bảng 3.10 Thời gian mổ 40
Bảng 3.11 Các biến chứng sau mổ 40
Bảng 3.12 Dẫn lưu 41
Bảng 3.13 Thời gian nằm viện sau mổ 41
Bảng 3.14 Mức độ đau sau mổ 41
Bảng 3.15 Biến chứng sớm sau mổ 42
Bảng 3.16 Phân loại kết quả gần 42
Bảng 3.17 Tỷ lệ tái phát 42
Bảng 3.18 Phân loại mức độ đau mạn tính 43
Bảng 3.19 Phân loại kết quả xa 43
Trang 8Hình 1.2: Cấu tạo của ống bẹn 9
Hình 1.3 Phân bố thần kinh vùng bẹn 12
Hình 1.4: Các mạch máu sâu vùng bẹn 14
Hình 1.5: Cân cơ chéo lớn bị phá hủy do bao thoát vị - áp lực ổ bụng gây ra 27
Hình 1.6: Mở cân cơ chéo lớn, hướng lên trên lỗ bẹn sâu 27
Hình 1.7: Bao thoát vị lồi ra ngoài sau khi cân cơ chéo lớn được mở ra 2 bên 28
Hình 1.8: Disque chỉ bó mạch thừng tinh; pince trên kẹp vào bao thoát vị, 2 pice kẹp cân cơ chéo lớn 28
Hình 1.9: Khâu các lớp cân cơ 30
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị bẹn là thoát vị rất thường gặp, do các tạng trong ổ bụng chuiqua ống bẹn và điểm yếu của thành bụng vùng bẹn Bệnh thường gặp ở namgiới mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em dưới 1 tuổi và độ tuổi 55-85 Ước tính mỗinăm trên thế giới có trên 20 triệu bệnh nhân thoát vị bẹn, tỷ lệ thay đổi giữacác nước từ 100 đến 300 trên 100.000 dân mỗi năm Thoát vị bẹn dẫn đếnkém thẩm mỹ, hạn chế trong sinh hoạt và lao động, thường xuyên đau tứcvùng thoát vị và để lâu có thể gây nghẹt, hoạt tử tạng thậm chí dẫn đến tửvong do viêm phúc mạc khi ruột hoại tử thủng Cách điều trị tối ưu là làmphẫu thuật tạo hình lại khối thoát vị
Hiện nay,các kỹ thuật điều trị thoát vị bẹn ở người lớn thường được ápdụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất đa dạng như: tạo hình vùng bẹnbằng mô tự thân (Bassini, Mc Vay, Shouldice), tạo hình vùng bẹn đùi bằngmảnh ghép nhân tạo (Lichtenstein) hay phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép(TAPP, TEP) Trong các kĩ thuật trên, các kỹ thuật mổ dùng mô tự thân tuy
có nhược điểm là: đường khâu căng do phải co kéo hai mép cân cơ ở xa nhau,khâu lại với nhau khiến bệnh nhân đau nhiều sau mổ và chậm phục hồi sinhhoạt cá nhân và lao động sau mổ, tỷ lệ tái phát cao 9% theo Boudet vàPenicen Nhưng kĩ thuật đơn giản, có thể thực hiện được ở mọi tuyến từ cơ sởđến trung ương Hơn nữa, các kĩ thuật mổ mở đặt mảnh ghép hay phẫu thuậtnội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vừa khó khăn về kĩ thuật cũng như vật tưtrong quá trình mổ, vừa có nhiều nguy cơ nhiễm trùng 3% - 4% (theo LêQuốc Phong)
Điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp Bassini hiện tại vẫn đang được
sử dụng tại nhiều bệnh viện tuyến cơ sở tại Việt Nam cũng như trên thế giới
do chưa đủ nguồn lực để áp dụng các phương pháp mới Phương pháp Bassini
Trang 10có chỉ định phù hợp cho các trường hợp có tổ chức thành bụng vững chắc,vùng thoát vị không quá lớn và vẫn có tác động tốt của tổ chức tự thân Dùđược sử dụng nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá kếtquả của phương pháp này Cùng với đó, sau khi hoàn thành, đề tài mongmuốn cung cấp thêm thông tin cho các đồng nghiệp về kết quả của phươngpháp Bassini, để có những cân nhắc đúng đắn trong quá trình điều trị chobệnh nhân thoát vị bẹn
Vì vậy đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp BASSINI tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn
2015 – 2018” được thực hiện với hai mục tiêu:
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị bằng phẫu thuật Bassini.
2 Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật Bassini.
Trang 11CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU HỌC VÙNG BẸN:
Vùng bẹn đùi là khu vực nằm ở ranh giới giữa thành bụng trước bên vàmặt trước đùi Vùng này được dây chằng bẹn chia ra làm 2 phần, phần trên làvùng bẹn có thừng tinh ở nam và dây chằng tròn ở nữ chạy qua, phần dưới làvùng đùi có bó mạch đùi chạy qua Ống bẹn và ống đùi đều là thành phần của
lỗ cơ lược, được giới hạn phía trên là cơ chéo trong và cơ ngang bụng, phíangoài là cơ thắt lưng chậu, phía trong là cơ thẳng bụng và phía dưới là màolược của xương mu
1.1.1 Các cấu trúc cân cơ và mạc ở vùng bẹn:
Hình 1.1: Các cơ vùng bẹn nhìn từ trước tới
“Nguồn Skandalakis, 2004”
Trang 121.1.1.1 Cân cơ chéo bụng ngoài:
Là lớp cân cơ nông nhất trong 3 lớp cân cơ của thành bụng trước bên,cân chéo ngoài (phần dưới của cơ chéo ngoài) có phần bám vào xương mubởi hai dải cân gọi là hai cột trụ:
- Cột trụ ngoài, bám vào củ mu
- Cột trụ trong, chạy qua trước cơ thẳng bụng và cơ tháp tới bám vàothân xương mu và đường trắng
Khe hở giữa hai cột trụ trong và ngoài của cân cơ chéo bụng ngoài nàygọi là lỗ bẹn nông, nằm cách 1- 1,5 cm phía trên và bên ngoài củ mu Lỗ bẹnnông có hình bầu dục, thay vì hình tam giác, nhờ những thớ gian trụ xuất phát
từ mạc không tên
Ngoài ra, còn có một dải cân đi từ chỗ bám của cột trụ ngoài quặt ngượclên trên và vào trong ở phía sau cột trụ trong rồi đan lẫn với cân cơ chéo ngoàibên đối diện Dải cân này được gọi là dây chằng bẹn phản chiếu hoặc cột trụ sau.Cân chéo ngoài tận cùng hết ở dưới tạo nên dây chằng bẹn đi từ gai chậutrước trên đến củ mu Các thớ của cân cơ chéo ngoài còn quặt xuống dưới và
ra sau để bám vào mào lược tạo nên dây chằng khuyết hay dây chằngGimbernat
1.1.1.2 Cân cơ chéo bụng trong:
Là lớp giữa trong 3 lớp cân cơ thành bụng trước bên Tại vùng bẹn, cấutạo của nó phần lớn là mô cơ, mô cân rất ít Ở phía trong, cơ này sau khi vònglên trên ôm lấy thừng tinh, tạo thành cung cơ chéo bụng trong rồi tận cùng ở
lá trước của cân cơ thẳng bụng và đường trắng
Trong suốt lộ trình của nó tại vùng bẹn, cơ chéo trong dính khá chặt với
cơ ngang bụng bên dưới, trong trường hợp phần trong cùng của cơ ngangbụng là mô cơ (20%) thì các thớ của hai cơ này đan xen vào nhau gần như tạonên một lớp cơ hoạt động như nhau
Trang 13Thành phần cân tiếp nối của cơ chéo trong thường đi ngang và tận cùng
ở đường giữa và xương mu, chỉ có 3-5% trường hợp những thớ thấp này chạyxuống dưới dính vào những thớ lân cận của cân cơ ngang bụng để tạo nên gânkết hợp
1.1.1.3 Cân cơ ngang bụng:
Là lớp trong cùng trong 3 lớp cân cơ của thành bụng trước bên Nhữngthay đổi về mặt giải phẫu học thường thấy ở lớp này hơn hai lớp còn lại.Condon nhận thấy trong 20% trường hợp, cơ này vươn đến sát bờ ngoài bao
cơ thẳng bụng và thông thường thì các bó dưới cùng của nó ở gần lỗ bẹn sâugồm cả mô cơ và cân hỗn hợp Ông còn nhận thấy, 75% có sự đan xen giữacung cơ ngang và bao cơ thẳng ở vị trí khoảng 0,5 cm trên xương mu, 15% sựđan xen này ở vị trí < 0,5 cm trên xương mu, 11% cung này tận cùng ở cànhtrên xương mu ngay bên ngoài gân cơ thẳng bụng
Phần liên tục của bờ dưới của cơ ngang bụng tạo nên cung cân cơ ngangbụng vốn có thể nhìn thấy rõ từ phía sau Ở người Việt Nam, khoảng cách từ
bờ dưới cung này đến dây chằng bẹn là 9,2 mm (nữ) và 20,7 mm (nam).Riêng phần trong và dưới cùng của bờ dưới cơ ngang bụng, tạo nên thành sauống bẹn thì không liên tục do những sợi cân tại đây bị mạc ngang tách rời ra
Số lượng sợi cân ở phần gián đoạn này rất thay đổi, có thể rất nhiều mà cũng
có thể rất ít Vì phần gián đoạn này của cân cơ ngang tạo nên một phần thànhsau ống bẹn, nên Condon cho rằng, có vẻ như số lượng và sức mạnh củanhững sợi cân này có ảnh hưởng đến bệnh sinh của thoát vị bẹn trực tiếp
1.1.1.4 Cơ thẳng bụng và bao cơ thẳng bụng
* Cơ thẳng bụng là 2 cơ nằm dọc hai bên đường trắng, đi từ mỏm mũi kiếmxương ức và các sụn sườn 5,6,7 ở trên chạy dọc xuống dưới bám vào thân xương
mu Bao cơ thẳng bụng được tạo nên bởi 3 lớp cân của 3 cơ thành bụng
Trang 14Ở 2/3 trên, lá trước của bao được tạo nên bởi lá trước của cân cơ chéobụng trong và phần cân cơ chéo bụng ngoài, lá sau của bao gồm lá sau củacân cơ chéo bụng trong và cân cơ ngang bụng.
Ở 1/3 dưới, lá trước gồm các cân cơ ngang bụng, cân cơ chéo bụng trong
và một phần cân cơ chéo bụng ngoài, còn lá sau chỉ có mạc ngang nên rấtmỏng Do đó, ranh giới giữa 2/3 trên và 1/3 dưới ở mặt sau cơ thành bụng cómột đường cong mà bề lõm hướng xuống dưới gọi là đường cung Douglas
* Dây chằng Henle, theo Skandalakis là sự mở rộng ra ngoài của bao cơthẳng bụng để bám lên xương mu Dây chằng này chỉ hiện diện trong 30-50%các trường hợp và dính với mạc ngang
1.1.1.5 Dây chằng bẹn:
Dây chằng bẹn, còn gọi là cung đùi hay dây chằng Poupart, không phải
là một cấu trúc biệt lập mà chính là phần dày lên ở phía dưới của cân cơ chéongoài khi cân này tiến đến gần ranh giới giữa bẹn và đùi và quặt về phía sau
Ở 1/3 ngoài, dây chằng bẹn rất dày, bám vào gai chậu trước trên và mạc đùi
Ở 1/3 giữa, dây chằng bẹn trải rộng và ít dày hơn
Ở 1/3 trong cùng, dây chằng bẹn trải rộng và mỏng đi, nó cuốn lại khiếncho mặt cắt của dây chằng bẹn tại đây gần như nằm ngang, những sợi cân nàybám vào củ mu và 1/3 trên của cành trên xương mu dọc theo đường lược
Sự xoay của dây chằng bẹn từ nghiêng thành nằm ngang là để tạo nênmột mặt lõm hướng về bên trên nhằm chống đỡ cho thừng tinh, mặt hướng vềđùi hơi lồi do tác động bám vào dây chằng bẹn của các mạc nông, mạc khôngtên và mạc đùi
Trang 15chẽ với bao cơ thẳng bụng vì cả hai đều được hình thành từ cân cơ thẳng tại vị tríngay trên xương mu Trong trường hợp liềm bẹn kém phát triển, có thể nhìn thấy
nó giống như là bờ ngoài của bao cơ thẳng bụng hơi dang rộng ra
Gân kết hợp được định nghĩa là sự dính nhau giữa những sợi cân cơ ởphần dưới của cân cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng ngay gần chỗ bámcủa chúng ở củ mu và cành trên xương mu Gân kết hợp chỉ gặp trong 3-10%trường hợp Mc Vay cho rằng nó chỉ là một cấu trúc giả, còn Condon chorằng từ “gân kết hợp” thường dẫn tới sự ngộ nhận với những sợi cân ở vùngcận xương mu như liềm bẹn chẳng hạn, nhưng theo ông thì sự phân biệt giữagân kết hợp và liềm bẹn là không quan trọng trên phương diện phẫu thuật vì
cả hai đều có thể được dùng rất tốt khi khâu phục hồi thành bụng trong điềutrị thoát vị bẹn
1.1.1.7 Mạc ngang
Mạc ngang là một lớp cân mỏng nằm ở giữa cơ ngang bụng và phúcmạc Ở ngoài mạc ngang bám vào cân chậu, ở trong mạc ngang chạy phía saucung đùi và dây chằng khuyết để bám vào dây chằng Cooper và mào lượcxương mu, ở dưới mạc ngang đi sau dây chằng bẹn xuống tận đùi và ở phíatrước bó mạch đùi Mạc ngang có thể mỏng và dính sát nhau ở phần cao của
cơ thẳng bụng ở trên, nhưng ở các vùng khác nó có thể dày lên để tạo nên cáccấu trúc đặc biệt như dây chằng gian hố, dải chậu mu, và một phần của dâychằng lược Nhận xét vai trò thực tiễn của mạc ngang thì nếu đứng đơn độcmạc ngang chỉ là một lớp cân mỏng và yếu nhưng khi khâu kết hợp mạcngang với cân cơ ngang bụng thì sẽ tạo nên một lớp chắn tốt để điều trị thoát
vị bẹn
Mạc ngang gồm có hai lớp khá tách biệt, lớp trước (hay lớp nông) và lớpsau (hay lớp sâu):
Trang 16- Lá trước dày hơn, đôi khi có thể thấy được các thớ sợi của nó, đượcdùng trong điều trị thoát vị bẹn theo kỹ thuật Shouldice.
- Lá sau rất mỏng thường hòa lẫn vào mạc tiền phúc mạc mà theo Read,phục hồi thành bẹn nên bắt đầu từ lớp mạc tiền phúc mạc này
Lớp trong cùng của thành bụng là phúc mạc, vì có lớp mỡ tiền phúc mạcnên nó dễ tách rời khỏi mạc ngang ở hầu hết các nơi, trừ lỗ bẹn sâu Ở vùngbẹn cũng như ở những nơi khác, phúc mạc chỉ là một lớp màng mỏng, đànhồi, mặt trong trơn láng, có tác dụng làm giảm ma sát cho các tạng trong bụngchứ không có khả năng ngăn ngừa thoát vị
Dây chằng gian hố hay dây chằng Hesselbach là một dải sợi dày lên củamạc ngang ở bờ trong lỗ bẹn sâu, còn gọi là vòng mạc ngang Dây chằng nàynằm trước bó mạch thượng vị dưới như một màng nhện, nó không là một dâychằng thực sự và đôi khi không nhìn thấy rõ Ở trên, dây chằng này dính vàomặt sau cơ ngang bụng và ở dưới, dính vào dây chằng bẹn Đôi khi dây chằnggian hố chỉ có một số sợi cơ xuất phát từ cơ ngang bụng
Dải chậu mu, hay dây chằng Thompson, là một giải cân trải từ cung chậulược đến cành trên xương mu Phía ngoài dải chậu mu bám vào xương chậu,mạc cơ thắt lưng chậu và gai chậu trước trên Từ ngoài đi vào trong, dải chậu
mu tạo nên bờ dưới của lỗ bẹn sâu, rồi băng qua bó mạch đùi tạo nên bờ trướccủa bao đùi, rồi tận cùng ở trong bằng cách hòa lẫn vào bao cơ thẳng bụng vàdây chằng Cooper
Như vậy, giống như dây chằng bẹn ở phía trước; dải chậu mu cũng cốđịnh ở hai đầu là gai chậu trước trên và xương mu, nhưng khác với dây chằngbẹn vốn luôn khá dày; cấu trúc mô sợi của dải chậu mu rất thay đổi, khi dàykhi mỏng Condon lưu ý rằng, chỉ có 28% trường hợp có dải chậu mu dày lêntrung bình, tạo nên một dải cân đủ chắc để phục hồi thành bẹn
Trang 17Hầu hết các tác giả đều cho rằng: dải chậu mu có nguồn gốc từ mạc ngang
và có thể nhìn thấy rõ từ mặt sau Ở người Việt Nam, dải chậu mu cũng thườngđược nhận thấy là một dải cân khá chắc nằm ở lớp sâu cùng bình diện với mạcngang, nhưng cũng có không ít trường hợp dải chậu mu rất yếu, trông giống như
là một màng mỏng, không thể dùng trong tạo hình thành bụng được
1.1.2 Ống bẹn, lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu và thành phần chứa trong ống bẹn:
Hình 1.2: Cấu tạo của ống bẹn
“Nguồn: Schwartz, 2010”
1.1.2.1 Khái niệm ống bẹn:
Ống bẹn nằm chếch theo hướng từ sau ra trước, từ trên xuống dưới, từngoài vào trong Ống bẹn ở người trưởng thành dài khoảng 3-5 cm, nằm giữacác lớp cân cơ thành bụng và nằm ở phía trên đường nối từ gai chậu trướctrên đến gai mu khoảng 2 cm Ống bẹn chứa thừng tinh (ở nam) hoặc dâychằng tròn (ở nữ)
Trang 181.1.2.2 Cấu tạo ống bẹn:
Có thể tưởng tượng ống bẹn như là một ống, với hai đầu là hai lỗ bẹn sâu
và nông, còn thân ống được bao quanh bởi 4 thành:
* Các thành của ống bẹn:
- Thành trước là phần dưới của cân cơ chéo bụng ngoài
- Thành sau có mạc ngang và một ít thớ của cân cơ ngang bụng (phíatrong) Thành sau ống bẹn được chia ra làm hai phần bởi động mạch thượng
vị dưới gọi là hố bẹn ngoài và hố bẹn trong
- Thành trên có bờ dưới cơ chéo nhỏ và bờ dưới cân cơ ngang bụng
- Thành dưới có dây chằng bẹn và dải chậu mu
* Các lỗ bẹn:
- Lỗ bẹn nông là lỗ nằm giữa 2 cột trụ ngoài và trong của cân cơ chéongoài Hai cột trụ này giới hạn một lỗ hình tam giác, được các thớ liên trụ vàdây chằng bẹn phản chiếu kéo lại thành một lỗ tương đối tròn Lỗ bẹn nôngnằm ngay dưới da, sát phía trên gai mu, là chỗ thoát ra của thừng tinh Quangón tay đội da bìu lên ta có thể dò tìm được lỗ bẹn nông ngay dưới da TheoCondon, bình thường ta không thể đưa ngón tay qua lỗ bẹn nông vào ống bẹnđược nhưng ở bệnh nhân thoát vị bẹn thì, do lỗ này đã bị khối thoát vị làmdãn rộng, nên ta có thể dễ dàng đưa ngón tay qua nó để thăm khám ống bẹn
- Lỗ bẹn sâu: nằm ở điểm trên giữa của dây chằng bẹn khoảng 1,5-2 cm,
là một chỗ lõm của mạc ngang Nếu nhìn từ bên trong sẽ thấy rất rõ lỗ nàynhờ vào vị trí ở bờ ngoài của dây chằng gian hố Lỗ bẹn sâu có cân cơ ngangbụng và cân cơ chéo trong bao vòng phía trên và phía ngoài, phía dưới có dảichậu mu, phía trong là động mạch thượng vị dưới và dây chằng gian hố Tại
lỗ bẹn sâu, các thành phần của thừng tinh sẽ quy tụ lại để chui vào ống bẹn
Lỗ bẹn sâu tương ứng với hố bẹn ngoài, là nơi mà thoát vị bẹn gián tiếp điqua Túi thoát vị đi qua lỗ bẹn sâu, trong thừng tinh, về bản chất là do sự tồntại của ống phúc tinh mạc, gọi là túi thoát vị gián tiếp
Trang 19* Thành phần chứa trong ống bẹn là thừng tinh ở nam giới và dây chằngtròn ở nữ giới Thừng tinh được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm mạc tinhngoài, cơ bìu và mạc cơ bìu (có nguồn gốc từ cơ chéo bụng trong), mạc tinhtrong, ống dẫn tinh, động tĩnh mạch và đám rối thần kinh của ống dẫn tinh,động mạch cơ bìu, động mạch tinh hoàn ở giữa thừng tinh, chung quanh cócác tĩnh mạch tạo thành hình đám rối hình dây leo Đặc biệt, trong thừng tinhcòn có túi phúc mạc vốn sẽ teo đi để trở thành dây chằng phúc tinh mạc.Trong một số trường hợp, túi này không teo đi mà tồn tại một ống gọi là ốngphúc tinh mạc, là đường đi của thoát vị bẹn gián tiếp.
1.1.3 Ống đùi:
Ống đùi là một khoang được giới hạn bởi phía trên là vòng đùi và ở dưới
là mạc sàng có lỗ tĩnh mạch hiển lớn.Vòng đùi đường kính khoảng 1-1,5 cm,được giới hạn ở phía trước là dải chậu mu, ở trong là dây chằng khuyết và ởsau là mào lược xương mu Tuy nhiên, chỗ xiết nghẹt túi thoát vị không phải
là vòng đùi mà là lỗ đùi, vốn ở vị trí thấp hơn, nhỏ hơn và được bao quanh bởicân đùi, hố bầu dục, cân lược, cân chậu và dây chằng khuyết
Túi thoát vị đùi chui dưới dây chằng bẹn, giữa dải chậu mu ở trước vàdây chằng Cooper ở sau Túi này xuống đùi và đi ra mạc đùi, nơi đây mạc này
có nhiều lỗ nên gọi là mạc sàng, trong đó có lỗ tĩnh mạch hiển lớn đi qua
Trang 201.1.4 Phân bố thần kinh và mạch máu vùng bẹn:
và tinh hoàn thì được phân bố những nhánh cảm giác và giao cảm bắt nguồn
từ các rễ N10, N11, N12, Tl1
a) Hai dây thần kinh chậu bẹn và chậu hạ vị đi xuyên qua cơ ngang bụng
ở vùng hông trên mào chậu, rồi chen giữa cơ này và cơ chéo trong để đếnphía trong của gai chậu trước trên Tại đây, chúng lại xuyên tiếp qua cơ chéotrong để chen giữa cơ này và cơ chéo ngoài rồi đi vào vùng bẹn
* Thần kinh chậu hạ vị chia ra nhánh chậu và hạ vị:
- Nhánh chậu, tách ra ngay sau khi xuyên qua cơ ngang bụng, đi đếnvùng mông
Trang 21- Nhánh hạ vị đi hướng ra trước, xuống dưới và phân bố các nhánh vậnđộng cơ thành bụng dọc đường đi Sau khi xuyên qua cơ chéo trong, nó tiếptục hướng vào trong và chia nhánh đến da vùng trên xương mu Nhánh này dễ
bị tổn thương khi khâu tạo hình thành bụng kiểu kinh điển hay khi đặt lướinhân tạo theo kỹ thuật Lichtenstein
* Thần kinh chậu bẹn vào vùng bẹn ở vị trí khoảng 2 cm trên và tronggai chậu trước trên, rồi đi vào ống bẹn nằm trước thừng tinh Đến lỗ bẹnnông, nó cho ra những nhánh cảm giác đến da vùng mu, môi lớn và da vùngtrên bìu.Trên đường đi, nó cũng cho những nhánh vận động đến cơ thànhbụng Thần kinh này có thể bị tổn thương khi mở cân chéo ngoài để bộc lộvùng bẹn
b) Thần kinh sinh dục đùi, xuất phát từ Tl2 – Tl3, chạy vòng từ sau ra trướctrong khoang tiền phúc mạc để đến lỗ bẹn sâu Tại đây nó chia ra 2 nhánh:
- Nhánh sinh dục xuyên qua mạc ngang ở phía ngoài lỗ bẹn sâu để vàoống bẹn nhập và cùng đi với thừng tinh đến lỗ bẹn nông Tại đây, nó chonhánh cảm giác đến da bìu, đùi và nhánh vận động đến cơ bìu
- Nhánh đùi (thường có nhiều nhánh) đi theo cơ thắt lưng chậu vào vòngđùi và những sợi tận cùng của nó xuyên qua cân đùi đến da vùng trước trêncủa đùi Nhánh đùi có thể bị tổn thương khi mổ thoát vị qua ngả sau hay mổnội soi
1.1.4.2 Phân bố mạch máu vùng bẹn:
a) Các mạch máu nông của vùng bẹn:
Lớp da và dưới da vùng bẹn được cung cấp máu bởi 3 động mạch làđộng mạch mũ chậu nông, thượng vị nông và thẹn ngoài nông Cả 3 độngmạch này đều xuất phát từ động mạch đùi và là những nhánh nhỏ có thể cắt
và thắt mà không sợ gây thiếu máu Các tĩnh mạch cùng tên đi cùng độngmạch và đều đổ vào tĩnh mạch đùi
Trang 22b) Các mạch máu của lớp sâu vùng bẹn:
Hình 1.4: Các mạch máu sâu vùng bẹn
“ Nguồn Skandalakis, 2004”
Động mạch chậu ngoài đi dọc theo bờ trong cơ thắt lưng chậu, dưới dảichậu mu để vào bao đùi tạo nên động mạch đùi chung Nó cho những nhánhnuôi cơ thắt lưng chậu và hai nhánh phụ là động mạch thượng vị dưới và độngmạch mũ chậu sâu Tĩnh mạch chậu ngoài chạy phía trong và hơi lệch ra sau
so với động mạch chậu ngoài
* Động mạch thượng vị dưới cho ra 2 nhánh gần nơi xuất phát là nhánhđộng mạch tinh ngoài và nhánh mu rồi tiếp tục chạy hướng lên trên trongkhoang tiền phúc mạc Động mạch thượng vị dưới có 2 tĩnh mạch cùng tên đikèm hai bên, 2 tĩnh mạch này hợp nhất lại khi đến gần bao đùi để nhập vàotĩnh mạch chậu Động mạch tinh ngoài xuất phát từ động mạch thượng vịdưới ở phía ngoài lỗ bẹn sâu, xuyên qua mạc ngang rồi đi vào thừng tinh.Nhánh mu là một nhánh nhỏ, xuất phát gần nguyên ủy của động mạchthượng vị dưới, đi xuống trước dải chậu mu, chạy ngang qua dây chằngCooper xuống dưới để nối với động mạch bịt Nhánh mu thường có những
Trang 23tĩnh mạch tương đối lớn kèm theo, những tĩnh mạch này dễ bị tổn thương gâychảy máu khi mổ thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị đùi.
* Động mạch mũ chậu sâu cũng xuất từ động mạch chậu ngoài, nhưngsớm xuyên qua mạc ngang nên không nằm trong khoang tiền phúc mạc, chạydọc lên theo cung chậu lược đến gần gai chậu trước trên để xuyên qua cơngang bụng hướng lên trên giữa cơ ngang bụng và cơ chéo trong Khác vớiđộng mạch thượng vị dưới, động mạch này không bộc lộ trong phẫu thuậtthoát vị bẹn, nên không bao giờ bị tổn thương khi mổ
1.2 CƠ CHẾ BỆNH SINH THOÁT VỊ BẸN – ĐÙI:
1.2.1 Sinh lý học ống bẹn:
Theo Sabiston và Condon, bình thường có hai cơ chế bảo vệ thành bẹnphòng ngừa thoát vị:
1.2.1.1 Cơ chế thứ nhất: là tác dụng cơ vòng của cơ chéo bụng trong và cơ
ngang bụng ở lỗ bẹn sâu Chúng ta biết rằng, ở lỗ bẹn sâu có sự dính nhau của
cơ ngang bụng và dây chằng gian hố và sự dính này làm cho bờ dưới và bờtrong của lỗ bẹn sâu chắc chắn thêm Khi co thắt, cơ ngang bụng sẽ kéo dâychằng gian hố lên trên và ra ngoài, trong khi đó cơ chéo bụng trong sẽ kéo bờtrên và bờ ngoài của lỗ bẹn sâu xuống dưới và vào trong, hậu quả làm hẹp lỗbẹn sâu lại
1.2.1.2 Cơ chế thứ hai: là tác dụng màn trập của cơ ngang và chéo trong.
Bình thường cung này tạo nên một đường cong lên trên, khi cơ co cung này sẽ
hạ thấp xuống sát với dây chằng bẹn và dải chậu mu ở dưới, tạo nên một mànchắn che đậy chỗ yếu của tam giác bẹn, ngăn ngừa thoát vị bẹn trực tiếp Tuynhiên, trong trường hợp cung này đóng cao hơn bình thường thì dù cơ ngangbụng có co thắt tốt, màng chắn này cũng không kéo xuống đủ để che kín tamgiác bẹn được, khiến cho thoát vị bẹn trực tiếp có cơ hội xảy ra
Trang 241.2.2 Sự khiếm khuyết về mặt giải phẫu học thường gặp trong thoát vị vùng bẹn đùi:
Tạng thoát vị bao giờ cũng nằm trong túi thoát vị (phúc mạc), riêngtrong thoát vị bẹn trực tiếp túi này còn được che phủ bởi mạc ngang bị mỏng
đi Trong thoát vị bẹn lớn, những thớ cân cơ chéo bụng ngoài có thể bị kéodãn xa nhau do áp lực từ bên trong, tuy nhiên các lớp nông này dù có bị dãncũng không quan trọng vì việc phục hồi thành bẹn chủ yếu là ở lớp sâu (cơngang và mạc ngang)
1.2.2.1 Thoát vị bẹn gián tiếp:
Trong thoát vị bẹn gián tiếp, khiếm khuyết cơ bản là sự tồn tại của ốngphúc tinh mạc, nhưng để cho thoát vị xuất hiện thì phải có sự suy yếu của cáccấu trúc chống đỡ xung quanh lỗ bẹn sâu Kế đó là sự suy yếu của cơ ngang vàmạc ngang sẽ quyết định kích thước của lỗ bẹn sâu và độ chắc của lỗ bẹn sâu.Theo Condon, túi thoát vị bao giờ cũng chui qua lỗ bẹn sâu ở phía ngoài
và bên trên của thừng tinh, nhưng khi đi vào ống bẹn thì nó đổi hướng ratrước và ở phía trong của thừng tinh Nguyên do là vì vùng trên và ngoài của lỗbẹn sâu, vốn nằm giữa hai ngành của dây chằng gian hố, là nơi tương đối ít đượcbảo vệ nên khá yếu và cũng tại vị trí này cung cơ ngang bụng cũng vốn yếu (vìcấu tạo chủ yếu là mô cơ, không chắc như mô cân), khiến thoát vị có xu hướng
dễ xảy ra tại đây Do đó, khi tạo hình thành bẹn ở người lớn, cần chú ý tăngcường không chỉ phía trong mà cả phía ngoài của lỗ bẹn sâu Trong khi đó, phíatrong của lỗ bẹn sâu được chống đỡ khá kỹ bởi chính dây chằng gian hố và chỗquẹo gấp của ống dẫn tinh nên thoát vị khó xảy ra tại đây
Khi khối thoát vị còn nhỏ, nó chỉ làm giãn rộng lỗ bẹn sâu, nhưng khikhối thoát vị lớn thì nó sẽ ảnh hưởng đến thành sau ống bẹn, đẩy động mạchthượng vị dưới vào trong và choán chỗ của hố bẹn trong (vốn là vị trí củathoát vị trực tiếp) Khi đó, khối thoát vị càng lúc càng theo lộ trình “trực tiếp”
Trang 25hơn khiến cho lỗ bẹn sâu bị toác rộng dần về phía trong (tương ứng với phíasau và phía dưới lỗ bẹn nông) Khi đó, 2 lỗ bẹn sâu và nông gần như thẳnghàng theo hướng từ sau ra trước chứ không hoàn toàn theo hướng đi chếchnhư trước nữa.
1.2.2.2 Thoát vị bẹn trực tiếp:
Trong thoát vị trực tiếp, khiếm khuyết cơ bản là sự suy yếu của cân cơngang và mạc ngang tại hố bẹn trong, trong khi đó tác dụng màn trập củacung cân cơ ngang không đủ bổ khuyết cho chỗ yếu này Ngoài ra, còn có tácđộng của các yếu tố thuận lợi là sự tăng áp lực trong ổ bụng như ho nhiều, táobón hay đái khó
Sự suy yếu sớm hay muộn của thành sau hố bẹn trong phụ thuộc vào một
số yếu tố:
- Cung cân cơ ngang bụng có thể ở vị trí khá cao so với cành trên xương
mu, làm cho chỗ yếu vốn có này càng thêm rộng
- Chỗ bám tận của cung cơ ngang bụng tại xương mu có thể chỉ giới hạntrong một vùng hẹp cạnh gân cơ thẳng hoặc phát triển rộng ra ngoài dọc theocành trên xương mu một đoạn 2-3 cm
- Dải chậu mu có thể là một dải cân chắc và chỗ bám của nó vào đườnglược có thể rất rộng hoặc rất nhỏ, chỉ vài milimet ở phía trong đùi
Như vậy, bờ ngoài cơ thẳng, cung cơ ngang bụng và dải chậu mu có thểtạo nên một vùng hoặc rộng hoặc hẹp Thêm vào đó, những sợi cân của mạcngang cũng có thể dày đặc hoặc thưa thớt Những yếu tố này rất thay đổikhiến cho khả năng dễ bị thoát vị không giống nhau giữa người này với ngườikhác Khi một người có những khiếm khuyết giải phẫu học như vậy, lại cóthêm sự tăng áp lực trong ổ bụng thì sớm muộn gì cũng bị thoát vị trực tiếp.Khi phúc mạc và mạc ngang bị dồn ra vùng yếu của thành sau ống bẹn,túi thoát vị trực tiếp này sẽ ngày một lớn cho đến khi nó chạm vào các cấu
Trang 26trúc chắc như bờ ngoài cơ thẳng bụng hoặc liềm bẹn (bên trong), dải chậu muhoặc dây chằng Cooper (bên dưới), các cấu trúc xung quanh lỗ bẹn sâu (bênngoài), và cung cân cơ ngang bụng.
Việc phục hồi trong thoát vị bẹn trực tiếp là phải tăng cường sức chống
đỡ của thành sau ống bẹn bằng cách đặt lưới nhân tạo hoặc khâu cung cân cơngang vào dây chằng Cooper hay dải chậu mu
1.2.2.3 Thoát vị đùi:
Trong thoát vị đùi, khiếm khuyết cơ bản là sự giãn rộng lỗ đùi, vốn chỉđược chống đỡ bởi những mô yếu của mạc ngang và một số ít thớ cơ ngangtại vùng bẹn
Theo Condon, sự thay đổi thường gặp nhất làm ảnh hưởng lên kíchthước và hình dạng của lỗ đùi là những thay đổi của dải chậu mu, vốn nằm ở
bờ trước trong của lỗ đùi, và kết quả là cũng ảnh hưởng lên khả năng xuấthiện của thoát vị đùi
Dải chậu mu thường bám tận một khoảng 1-2 cm dọc theo đường lượctrong phần giữa của cành trên xương mu Chỗ bám tận này có thể hơi lệchtrong làm cho lỗ đùi rộng hơn bình thường hoặc có thể phần uốn của dải chậu
mu ít gấp hơn khiến cho lỗ đùi càng rộng thêm Trong tình huống như vậy,việc xảy ra thoát vị đùi là điều khó tránh khỏi
Ngoài ra, Condon còn lưu ý hiện tượng tỷ lệ nghịch trong xuất độ củathoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị đùi Những người có thành sau ống bẹn rộng(dễ có nguy cơ thoát vị bẹn trực tiếp), thì lại thường có lỗ đùi và ống đùi nhỏhơn bình thường, nghĩa là ít có nguy cơ bị thoát vị đùi Ngược lại, nhữngngười có lỗ đùi giãn rộng (dễ có nguy cơ bị thoát vị đùi), thì lại có thành sauống bẹn hẹp hơn bình thường, nghĩa là ít có nguy cơ bị thoát vị trực tiếp hơn.Việc phục hồi thoát vị đùi đòi hỏi phải làm bít ống đùi bằng cánh dùnglưới nhân tạo hoặc khâu dải chậu mu vào dây chằng Cooper
Trang 271.3 PHÂN LOẠI THOÁT VỊ BẸN:
Thoát vị được phân loại theo vị trí (bẹn, đùi ); theo nguyên tắc (mắcphải, bẩm sinh); theo giai đoạn (đẩy lên được hay không); theo mối tươngquan với phúc mạc (thoát vị tiền phúc mạc, kẽ, trượt )
Có nhiều nỗ lực của nhiều tác giả từ trước đến nay để phân loại thoát vịvùng bẹn: Casten, Mc Vay, Gilbert, Nyhus, Stoppa Hiện nay việc tìm kiếmmột hệ thống phân loại dễ sử dụng, rõ ràng và có logic về thoát vị vùng bẹnvẫn chưa chấm dứt Một hệ thống phân loại nếu đạt được những tiêu chuẩnnhư vậy (tương tự hệ thống TNM của bướu) sẽ giúp cho việc hiểu rõ hơn vềsinh lý bệnh và so sánh các phương pháp điều trị trên thế giới thuận tiện hơn
1.3.1 Phân loại theo Gilbert (1986)
Gilbert đề nghị chia thoát vị vùng bẹn ra 5 loại:
Loại 1: Thoát vị bẹn gián tiếp, lỗ bẹn sâu còn chặt (đẩy túi thoát vị vào,bệnh nhân ho, túi không chui ra lại) Sàn bẹn còn tốt
Loại 2: Thoát vị bẹn gián tiếp, lỗ bẹn sâu dãn < 4cm (không quá bềngang 2 ngón tay), đẩy túi thoát vị vào khi ho túi lại chui ra)
Loại 3: Thoát vị bẹn gián tiếp, lỗ bẹn sâu dãn > 4cm đẩy túi thoát vị vào,túi chui ra trở lại ngay
Loại 4: Thoát vị bẹn trực tiếp chiếm toàn bộ sàn bẹn
Loại 5: Thoát vị bẹn trực tiếp dạng túi thừa nguyên phát hoặc tái phát ởtrên xương mu
Năm 1993, Rutkow và Robbins phát triển thêm phân loại của Gilbert và
bổ sung thêm 2 loại 6, 7
Loại 6: Thoát vị hỗn hợp kiểu ống quần (pantaloon: gồm cả trực tiếp vàgián tiếp)
Loại 7: Thoát vị đùi:
Phân loại này chưa nói đến các thoát vị tái phát, thoát vị không lên đượchay nghẹt, thoát vị trượt, thoát vị hỗn hợp bẹn – đùi
Trang 281.3.2 Phân loại theo Nyhus:
Phân loại này thuận lợi cho các phẫu thuật ngả sau (tiền phúc mạc).Loại 1: Thoát vị bẹn gián tiếp, lỗ bẹn sâu bình thường (hay gặp ở trẻ em).Loại 2: Thoát vị bẹn gián tiếp, lỗ bẹn sâu rộng, sàn bẹn tốt, mạch máuthượng vị dưới không bị di chuyển
Loại 3: Sàn bẹn hư, chia ra 3 loại:
3A: Thoát vị trực tiếp
3B: Thoát vị bẹn gián tiếp có lỗ bẹn sâu rộng làm hư sàn bẹn, vượt quaphần giữa hoặc phá hủy cân cơ ngang của tam giác Hesslbach (thoát vị bìu,thoát vị trượt, thoát vị hỗn hợp)
1.3.3 Phân loại theo Stoppa
Đây là một dạng cải biên của phân loại Nyhus:
Loại 1: Thoát vị gián tiếp, lỗ bẹn sâu < 2cm và sàn bẹn tốt (thường gặp ởtrẻ em)
Loại 2: Thoát vị gián tiếp, lỗ bẹn > 2cm, sàn bẹn tốt
Loại 3: Tất cả các loại thoát vị gián tiếp, trực tiếp và đùi có liên hệ đến
sự hư hỏng của sàn bẹn
Loại 4: Thoát vị tái phát, chia làm 3 loại:
R1: Tái phát lần đầu dạng gián tiếp nhỏ
R2: Tái phát lần đầu dạng túi thừa trực tiếp trên xương mu
R3: Các dạng tái phát còn lại (hai bên, thoát vị đùi tái phát, tái phát nhiềulần, tái phát dạng bẹn – bìu hay nghẹt )
Trang 291.4 NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ BẸN
1.4.1 Các nguyên nhân chính:
1.4.1.1 Còn ống phúc tinh mạc ở trẻ em
Khác với người lớn, còn ống phúc tinh mạc là nguyên nhân chính vàquan trọng nhất của thoát vị bẹn trẻ em, điều này thể hiện trong phẫu thuật điềutrị thoát vị bẹn: chỉ cột túi thoát vị tại lỗ bẹn sâu, kỹ thuật đơn giản nhưng rấthiệu quả Ở người lớn nếu chỉ cột túi thoát vị như ở trẻ em thì tỷ lệ tái phát rấtcao Điều này chứng tỏ ngoài việc còn ống phúc tinh mạc bẩm sinh, phải cóthêm một số yếu tố khác để tạo ra thoát vị bẹn ở một số cá thể trưởng thành Hơnnữa người ta cũng biết rõ hiện tượng còn ống phúc tinh mạc đơn độc ở ngườikhông có nghĩa là người đó đang hoặc sẽ thoát vị bẹn trong tương lai Jan vàSurana qua phẫu tích tử thi tìm thấy 20 % người trưởng thành còn ống phúctinh mạc cho đến lúc chết nhưng không bị thoát vị bẹn
1.4.1.2 Sự suy yếu của các lớp cân – cơ – mạc thành bụng:
Độ bền và sức chịu đựng của lớp cân – mạc thành bụng vùng bẹn tùythuộc vào tình trạng của các sợi Collagen tạo nên chúng Collagen là một môsống, luôn ở trạng thái cân bằng động giữa hai quá trình tổng hợp và phânhủy Read chứng minh được về mặt sinh học tế bào có sự giảm lượngHydroxyproline, một axit amin quan trọng cấu thành Collagen ở các lớp cânmạc của bệnh nhân thoát vị bẹn, đồng thời phát hiện sự tăng trưởng khôngbình thường của Fibroblast được nuôi cấy từ tế bào bao cơ thẳng của các bệnhnhân này Tác giả đã trích tinh Collagen của bao cơ thẳng (ở xa chỗ thoát vị)
và chứng minh có sự giảm tủa và nồng độ của Hydroxyproline, đặt ra giảthuyết có một rối loạn quá trình Hydroxyl hóa và hoạt tính của Lysyl Oxidase,dẫn đến sự giảm tổng hợp Hydroxydroline và cuối cùng làm giảm tổng hợpCollagen lẫn thay đổi tính chất lý hóa của nó (thay đổi về chất và lượng)
Trang 30Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng mạnh đến quá trình phân hủy Collagen ởvùng bẹn Vào năm 1982, Cannon và Read nhận thấy các bệnh nhân thoát vịbẹn trực tiếp có hoạt tính của Elastase và Protease trong máu cao hơn bìnhthường, bệnh nhân thoát vị bẹn gián tiếp cũng có hiện tượng tương tự nhưng ởmức độ ít hơn[] Các men này được phóng thích từ bạch cầu của máu và từnhu mô phổi của người nghiện thuốc lá m chúng gây ra sự phân hủy Elastin
và Collagen của bao cơ thẳng, mạc ngang và mô liên kết vùng bẹn, dẫn đếnthoát vị bẹn
1.4.2 Các yếu tố thuận lợi:
Một số yếu tố thuận lợi cho hình thành thoát vị bẹn như: tuổi già, khôngluyện tập thể dục, sinh đẻ nhiều lần …
Sự suy giảm nhanh trọng lượng cơ thể sẽ làm tiêu mất mỡ, tạo cáckhoảng trống vùng bẹn và dễ gây ra thoát vị, điều này có thể thấy ở nhữngbệnh nhân suy kiệt do bệnh lý ác tính hoặc ở nhũng người ăn kiêng quá mức
1.5 LÂM SÀNG THOÁT VỊ BẸN:
1.5.1 Triệu chứng cơ năng:
Hầu hết bệnh nhân thoát vị bẹn không có triệu chứng gì cho đến khibệnh nhân phát hiện ra một khối phồng ở vùng bẹn Một số ít bệnh nhân cóthể mô tả là bị đau và có khối phồng vùng bẹn khi nâng vật nặng, khi rặn hay