Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Thực tiễn cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là tiếp thu và nhớ kiến thức một cách máy móc mà
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỒ SƠ
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
“ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN
TIẾNG ANH CẤP THCS”
Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng
Đơn vị: Trường THCS Rạng Đông
Huyện: Tuần Giáo – Điện Biên
Trang 2Rạng Đông, tháng 4 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Rạng Đông, ngày 05 tháng 04 năm 2019
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: ‘‘Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học môn Tiếng Anh
cấp THCS’’
Tên cá nhân thực hiện: Nguyễn Thị Phượng
Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 25/8/2018 đến ngày
05/4/2019
1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Thực tiễn cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là tiếp thu và nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện được kỹ năng tư duy; học bài nào biết bài nấy mà chưa phát triển được tư duy hệ thống, tư duy học tập logic để liên kết các kiến thức lại với nhau, kiến thức rời rạc khiến các em dễ rơi vào tình trạng mất căn bản kiến thức cũng như chán nản
do không rèn luyện thường xuyên trong khi tính chất của bộ môn tiếng Anh là một chuỗi những hệ thống ngữ pháp, ngữ âm, và từ vựng có các mối liên kết với nhau Hiện nay phương pháp dạy học được đổi mới và tập trung nâng cao hơn nữa theo triết lý lấy người học làm trung tâm, nhằm phát huy cao độ tính tự giác,
tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo của người học Để làm được điều đó thì vấn
đề tiên quyết ở người GV là cần nhận thức rõ quy luật nhận thức của học sinh, trong đó học sinh là chủ thể hoạt động, chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng Làm thế nào để GV không những giúp đưa đến những kiến thức mới cho HS mà còn hướng dẫn xây dựng, hệ thống hóa, tổng hợp 3 liên kết nhằm tạo điều kiện
để HS nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và nhẹ nhàng nhất
Qua tập huấn, học hỏi, nghiên cứu và qua thực tế đã sử dụng, tôi nhận thấy Sơ Đồ Tư Duy ( SÐTD) là một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của trường THCS hiện nay Có thể thiết kế SÐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm SÐTD
Việc sử dụng SĐTD như một công cụ hữu ích giúp tạo nên một bức tranh tổng quát, hệ thống hóa các kiến thức và mối liên quan trong bài học cho HS không những mang đến cho các em phương pháp học tập đúng đắn như một công cụ hỗ trợ việc học tập trở nên dễ hiểu dễ nhớ hơn mà còn giúp các em có được thói quen tự kích thích tư duy, suy luận logic, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo, Trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã kết hợp những kinh nghiệm
Trang 3đúc kết được trong quá trình dạy học cùng với việc áp dụng phương pháp học tập sử dụng SĐTD cho HS rất thành công
Với những lý do trên cùng với việc tham khảo xin ý kiến của nhiều đồng nghiệp và những kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy tôi đã
xây dựng và thiết kế giải pháp ‘‘Ứng dụng sơ đồ tư duy trongdạy và học môn Tiếng Anh cấp THCS’’ phần nào có thể góp phần đem lại hiệu quả, đáp ứng
mục tiêu đặt ra của môn học
2 Phạm vi triển khai thực hiện
Phạm vi: Sáng kiến được áp dụng đối với học sinh trường THCS Rạng Đông
3 Mô tả sáng kiến
a Tình trạng giải pháp đã biết
Trên cơ sở quan sát thực tế trong quá trình thăm lớp dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy các tiết dạy đa số giáo viên giảng dạy đúng, và đủ các bước theo tiến trình trong sách giáo khoa theo yêu cầu chung
Việc sử dụng SĐTD trong dạy học không phải là mới, nhưng việc ứng dụng vẫn chưa được triệt để Và trong quá trình thực hiện, SĐTD là một công cụ phối hợp với các phương pháp khác đã thực hiện thêm phần hiệu quả Để thực hiện cho các mục tiêu của từng phần có sự phối kết hợp của nhiều phương pháp trên cở sở đặc trưng của từng loại bài và đưa ra những lí luận, giải pháp, cách làm cùng thực hiện theo tôi cho là có hiệu quả và tạo ra được thích thú cho cả thầy lẫn trò
* Ưu điểm:
Trong các tiết dạy, giáo viên đã sử dụng linh hoạt các thủ thuật, phương pháp đa dạng, các trò chơi nhằm khơi gợi hứng thú học tập cho các em học sinh, tiết học sôi nổi hơn, kết quả tiết học được đánh giá tốt
Phương pháp sử dụng SĐTD trong việc dạy các kiểu bài phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống Vì vậy gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực
* Nhược điểm:
Tại trường THCS Rạng Đông, phần lớn học sinh đều là con em các dân tộc thiểu số, trình độ mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của việc học nói chung, học Tiếng Anh nói riêng còn cực kỳ hạn chế Các em lười học, lười chú ý, lười tập trung và lười suy nghĩ Mặt khác, hạn chế của HS là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào não bộ mà chỉ học thuộc lòng, học
Trang 4Với những tiết dạy thông thường, thì hiệu quả cũng đạt được kết quả ở một mức độ nhất định, vẫn còn các trường hợp học sinh sợ học, trốn tiết thậm chí bỏ học vì không thấy hứng thú đối với bộ môn
Kết quả học và sử dụng, vận dụng Tiếng Anh vào cuộc sống còn nhiều hạn chế, ngại sử dụng Tiếng Anh trong giáo tiếp, vận dụng kĩ năng sống, kĩ năng ngôn ngữ kém, kĩ năng làm việc theo cặp và theo nhóm còn khá mờ nhạt
Học sinh gặp khó khăn khi phải chuyển giao giữa các ngôn ngữ (tiếng Mông, tiếng Kháng, tiếng Kinh, tiếng Anh) khiến các em hay bị nhầm và gặp khó khăn khi học ngoại ngữ
Giáo viên vẫn chưa chưa sát sao đến việc học của các em, chưa sáng tạo các cách dạy sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh
Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp và bản thân giảng dạy, tôi thấy học sinh
đa phần sợ học tiết Tiếng anh, số lượng học sinh có điểm yếu kém còn nhiều
b Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
Mục đích của giải pháp
Trong sáng kiến này tôi tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy nhằm đạt được những mục đích sau:
Phân tích so sánh về thực trạng trong quá trình dạy và học chưa áp dụng
sơ đồ tư duy với việc dạy và học áp dụng sơ đồ tư duy
Phân tích và chứng minh những điểm mới, điểm sáng của giải pháp mới nhằm mục đích phối hợp hiệu quả nhất với những phương pháp cũ đã áp dụng
Nêu cụ thể khả năng áp dụng của giải pháp mới nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình dạy và học Tiếng Anh ở đơn vị
Chứng minh những giải pháp mới có lợi ích cao để có thể đạt đến mục tiêu của quá trình dạy và học ngoại ngữ cũng như chứng minh tính hiệu quả, chất lượng của phương pháp dạy học áp dụng “sơ đồ tư duy”
Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp
Bộ môn tiếng Anh là một bộ môn khó và tương đối khô khan đối với học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, hiểu và nắm được nội dung chủ đề của bài đọc, từ vựng, cấu trúc mới,…Vì thế đa số học sinh không nắm được bài trở nên chán nản, thụ động trong giờ học
Với sơ đồ tư duy, tôi có thể vận dụng trong bất cứ giai đoạn nào của một bài học, lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh tham gia, làm cho các em mất dần cảm giác sợ cũng như chán nản với môn học này và đặc biệt còn kích thích được
sự tư duy, tính tò mò, khả năng tìm tòi mở rộng kiến thức của các em Điều này
là rất quan trọng bởi vì theo Margaret Mead "Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ”.
Giải pháp 1: Hướng dẫn xây dựng sơ đồ tư duy
Trang 5Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra các nhánh (Có thể sử dụng
từ chính hoặc hình ảnh cần thiết)
Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích
thích não như hình ảnh
Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,
…
Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,
…)
Bước 6: Nên dùng các đường kẻ cong thay cho các đường thẳng vì các
đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ
Bước 7: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
b Cách ghi chép trên SĐTD:
- Nghĩ trước khi viết
- Viết ngắn gọn
- Viết có tổ chức
- Viết theo ý của mình
c Điều cần tránh khi ghi chép trên SĐTD:
- Viết câu dài dòng
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép
d Qui trình học cách thiết kế SĐTD:
Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu nội dung cần thiết kế trên SĐTD
Bước 2: Học cách thiết kế SĐTD bằng cách cho học sinh hoàn thiện các
SĐTD do GV vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung…
Bước 3: Thực hành vẽ SĐTD trên giấy, bìa, bảng.
Trang 6Giải pháp 2: Áp dụng sơ đồ tư duy vào phần kiểm tra bài cũ học sinh:
Kiểm tra bài cũ là một khâu trong chuỗi công việc của người giáo viên ở lớp học Mục đích là để đánh giá việc nắm kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh với những bài đã học Qua đó người giáo viên cũng tìm cách điều chỉnh trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên làm thế nào để việc kiểm tra bài
cũ không trở thành một nỗi ám ảnh, thậm chí khiếp sợ đối với học sinh Trái lại các em cảm thấy đó là cơ hội để mình thể hiện khả năng trước bạn bè và thầy cô Chỉ có làm được điều đó thì học sinh mới có hứng thú với môn học Mà khi các
em đã yêu thích, hứng thú môn học thì chất lượng chắc chắn sẽ cao Chính vì vậy tôi đã dùng hình thức kiểm tra bài cũ bằng cách vừa vẽ sơ đồ tư duy vừa trình bày, sau đó dựa vào sơ đồ tư duy tôi hỏi các em một vài vấn đề liên quan Với phương pháp này, tôi vừa có thể kiểm tra việc nhớ từ vựng, nội dung bài học vừa tạo cho các em cơ hội sử dụng, thực hành nói tiếng Anh Đồng thời qua
đó các em cũng sẽ dần dần tự tin lên, không còn sợ khi phải nói tiếng Anh trước mọi người
a Dùng sơ đồ tư duy kiểm tra từ vựng:
Ví dụ: Sau khi học xong UNIT 3: AT HOME phần “A1” (English 7), thay
vì yêu cầu học sinh viết từ vựng một cách tự do, tôi bảo các em viết từ vựng về các đồ dùng trong nhà theo từng nhóm chủ điểm Các em sẽ phải trình bày như sau:
Nội dung chính: Furniture
Nhánh cấp 1: In the bathroom
Nhánh cấp 2: In the kitchen
Trang 7- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo liệt kê các từ vựng mà mình đã học
- Sau khi các em trình bày xong nội dung trên, tôi yêu cầu các em dùng các từ vựng vừa viết ra trả lời câu hỏi: “What things are there in your bathroom/ kitchen?”
Ví dụ: - There is a sink, a tub and a shower in the bathroom
- There is a washing machine, a refrigerator,… in the kitchen
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Trang 8Như vậy với cách kiểm tra bài cũ thế này, giáo viên sẽ dạy cho học sinh quen dần với cách học và ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp theo chủ đề một cách ngắn gọn, có hệ thống Bên cạnh đó, khi kiểm tra các bài đọc hiểu học sinh không chỉ nắm các ý chính của bài học mà một lần nữa các em nhớ từ vựng trong ngữ cảnh
và cách sử dụng của chúng thay vì các em chỉ nhớ từng từ riêng lẻ như trước đây, và một khi các em đã biết cách sử dụng của từ vựng thì chắc chắn sẽ nhớ từ lâu hơn cũng như vận dụng chúng linh hoạt hơn Hơn thế nữa trong khi trình bày, thuyết minh sơ đồ các em sẽ dần dần luyện tập cho mình kĩ năng diễn thuyết trước đám đông, tăng dần sự tự tin cũng như khả năng nói tiếng Anh
b Dùng sơ đồ tư duy kiểm tra kiến thức ngữ pháp:
Ví dụ: Khi học xong UNIT 1: MY FRIENDS phần “Language focus” (English 8) tôi yêu cầu học sinh dùng sơ đồ tư duy để trình bày các điểm ngữ
pháp đã được học Như vậy các em sẽ phải trình bày như sau: Học sinh (A) sẽ vẽ nhánh cấp 1; học sinh (B) vẽ nhánh cấp 2
Nội dung chính: Language focus
Nhánh cấp 1: Simple tenses
Nhánh cấp 2: The structure “ … enough …”
- Sau đó giáo viên gọi hai học sinh lên bảng tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung trên (học sinh A vẽ nhánh cấp 1; học sinh B vẽ nhánh cấp 2)
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Trang 9Giải pháp 3: Áp dụng sơ đồ tư duy trong phần “Warm – up”:
“Warm - up” là một hoạt động mở đầu trước khi giáo viên giới thiệu bài học mới, giúp học sinh phần nào hình dung được những gì mà họ sắp được học
“Warm – up” càng hiệu quả thì càng dễ dàng đưa học sinh vào nội dung chính Một giáo viên thành công là giáo viên đó có thể làm mọi đối tượng học sinh trong lớp bị thu hút, lôi cuốn vào phần “Warm-up” của mình và sơ đồ tư duy có thể giúp bạn làm được điều đó Và hình thức vẽ sơ đồ này giống như hoạt động
“Brainstorming” mà các em đã thực hiện trước khi phương pháp dùng sơ đồ tư duy ra đời
a.“ Warm-up” cho phần “Getting started – Listen and Read”
Ví dụ: Khi dạy Unit 3: A TRIP TO THE COUNTRYSIDE phần “Getting
started – Listen and Read”, tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy liệt kê những hoạt động ở miền quê Tôi chia lớp ra thành bốn đội, trong thời gian 5 phút nếu đội nào hoàn thành tốt nhất đội đó sẽ chiến thắng Như vậy các em sẽ phải trình bày như sau:
Nội dung chính: Activities in the countryside
Trang 10- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung sơ đồ
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử một đại diện lên thuyết trình
- Đội nào vẽ chính xác, đẹp và thuyết trình hay sẽ chiến thắng
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh:
b “ Warm-up” cho phần “Read”
Trang 11Ví dụ: Giáo viên có thể thực hiện hoạt động này cho phần “Warm-up” khi
dạy Unit 9: NATURAL DISASTERS phần “Read”(English 9) Yêu cầu học sinh hãy nêu những thảm họa của thiên nhiên mà em biết Giáo viên cũng chia lớp thành bốn đội để các em thi đua với nhau Học sinh phải trình bày những vấn đề sau:
Nội dung chính: NATURAL DISASTERS
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung sơ đồ
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử một đại diện lên thuyết trình
- Đội nào vẽ chính xác, đẹp và thuyết trình hay sẽ chiến thắng
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Rõ ràng với hình thức “warm-up” bằng sơ đồ tư duy như thế này, giáo
Trang 12hoạt động nhỏ như vậy, dần dần sẽ giúp các học sinh yếu kém mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, xóa dần khoảng cách về trình độ trong lớp học Hơn thế nữa các em vừa chơi, thi đua với nhau nhưng cũng vừa tư duy rất nhiều
Giải pháp 4: Áp dụng sơ đồ tư duy trong phần “ Pre ……… ” :
Đây là hoạt động trước khi giáo viên đi vào dạy nội dung chính của bài học Ở mỗi kĩ năng khác nhau thì phần này có tên gọi cũng khác nhau “Pre-speaking, Pre-reading, Pre- writing hay Pre –listening” Có thể nói đây là một hoạt động tương đối quan trọng nhằm tạo hứng thú cũng như khêu gợi tính tò
mò muốn khám phá nội dung mới trong bài học của học sinh Để đạt được điều
đó, trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp học và gợi mở, giải thích vấn đề mới bằng các phương pháp khác nhau hoặc dùng các
dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh nhằm làm cho các em cảm thấy thật thuận lợi và thích thú khi tiếp cận vào nội dung chính của bài học Tôi đã thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy vào giai đoạn này, và nó đã rất hiệu quả
a “Pre-Speaking” cho phần “Speak”
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 4: OUR PAST phần “ Speạk” (English 8), trước khi
để học sinh nhìn vào tranh và nói về tình trạng các sự việc trước đây và hiện nay, tôi yêu cầu học sinh dùng sơ đồ tư duy để liệt kê tất cả sự khác nhau của hai bức tranh ở quá khứ và hiện tại cũng như đặc điểm cơ bản của chúng Học sinh sẽ làm việc theo bốn nhóm trong thời gian 5 phút trình bày sơ đồ tư duy như sau:
Nội dung chính: Different things in the past and at present
Nhánh cấp 1: in the past
Nhánh cấp 2: at present
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung sơ đồ
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử