Bảng 2.2: Cơ cấu công chức cấp xã theo giới tínhBảng 2.3: Cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi Bảng 2.4: Cơ cấu công chức cấp xã theo ngạch công chức Bảng 2.5: Cơ cấu công chức cấp xã th
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ ĐOÀN THÚY ANH
NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ ĐOÀN THÚY ANH
NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Trần Trí Trinh
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Trang 3quý Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Trí Trinh, người hướng dẫn khoa học đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luậnvăn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các anh chị Phòng Nội vụThành phố Bến Tre, Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre đã cung cấp thông tin, số liệu phục
vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và công chức các
xã trên địa bàn thành phố Bến Tre đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, sốliệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tại địaphương
Học viên
Ngô Đoàn Thúy Anh
Trang 4xã trên địa bàn Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu củariêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác
Học viên
Ngô Đoàn Thúy Anh
Trang 5ĐC-NN-XD & MT: Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng & Môi trường
Trang 6Bảng 2.2: Cơ cấu công chức cấp xã theo giới tính
Bảng 2.3: Cơ cấu công chức cấp xã theo độ tuổi
Bảng 2.4: Cơ cấu công chức cấp xã theo ngạch công chức
Bảng 2.5: Cơ cấu công chức cấp xã theo thâm niên công tác
Bảng 2.6: Trình độ học vấn của công chức cấp xã
Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã
Bảng 2.8: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã
Bảng 2.9: Trình độ quản lý nhà nước của công chức cấp xã
Bảng 2.10: Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã
Bảng 2.11: Mức độ cập nhật các văn bản hiện hành liên quan đến pháp luậtBảng 2.12: Kết quả khảo sát các kỹ năng cơ bản do công chức tự đánh giá
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát các kỹ năng cơ bản do Chủ tịch UBND cấp xã đánhgiá
Bảng 2.14: Trình độ, khả năng sử dụng tin học trong giải quyết công việc
Bảng 2.15: Mức độ tìm tòi giải pháp cải tiến công việc
Bảng 2.16: Kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã
Bảng 2.17: Tình hình giải quyết công việc của công chức cấp xã
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát thái độ đối với công vụ được giao của công chức cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát thái độ đối với cán bộ, công chức cấp xã của công chức cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá
Trang 7Bảng 2.21: Kết quả khảo sát đánh giá thực thi công vụ do công chức cấp xã tự đánh giá
DANH MỤC BIỂU ĐỐ
Biểu đồ 2.1: Số lượng công chức cấp xã theo giới tính
Biểu đồ 2.2: Số lượng công chức cấp xã theo độ tuổi
Biểu đồ 2.3: Số lượng công chức cấp xã theo ngạch công chức
Biểu đồ 2.4: Số lượng công chức cấp xã theo thâm niên công tác
Biểu đồ 2.5: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã
Biểu đồ 2.6: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã
Biểu đồ 2.7: Trình độ quản lý nhà nước của công chức cấp xã
Biểu đồ 2.8: Mức độ cập nhất các văn bản hiện hành liên quan đến pháp luậtBiểu đồ 2.9: Các kỹ năng cơ bản do công chức tự đánh giá
Biểu đồ 2.10: Các kỹ năng cơ bản do Chủ tịch UBND cấp xã đánh giá
Biểu đồ 2.11: Trình độ, khả năng sử dụng tin học trong giải quyết công việc
Biểu đồ 2.12: Mức độ tìm tòi giải pháp cải tiến công việc
Biểu đồ 2.13: Thái độ của công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân
Biểu đồ 2.14: Kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã
Biểu đồ 2.15: Kết quả tự đánh giá thực thi công vụ của công chức cấp xã
Biểu đồ 2.16: Kết quả đánh giá thực thi công vụ đối với công chức cấp xã năm 2015
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1 Mục đích nghiên cứu 7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
5.1 Phương pháp luận 8
5.2 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9
6.1 Ý nghĩa lý luận 9
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
7 Kết cấu luận văn 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ 11
1.1 Những vấn đề chung về công chức cấp xã 11
1.1.1 Khái niệm công chức cấp xã 11
1.1.2 Vai trò của công chức cấp xã 12
1.1.3 Nội dung cơ bản của hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã 16 1.2 Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã 19
1.2.1 Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã 19
1.2.2 Năng lực cần thiết của công cức cấp xã trong thực thi công vụ 26
1.2.3 Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã 29
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã 39
Trang 111.3.1 Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã quyết định chất lượng,
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền xã 43
1.3.2 Xuất phát từ yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước 44
1.3.3 Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 45
1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã của một số địa phương 46
1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang 46
1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Tân An, tỉnh Long An 47
1.4.3 Kinh nghiệm của thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 48
1.4.4 Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 49
Tiểu kết chương 1 51
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE 52
2.1 Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 52
2.1.1 Khái quát về thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 52
2.2 Khảo sát năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 59
2.2.1 Khảo sát theo yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ 59
2.2.2 Khảo sát năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã thông qua kết quả đánh giá thực thi công vụ 78
2.3 Những ưu điểm, hạn chế về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 81
2.3.1 Những ưu điểm 81
2.3.2 Những hạn chế 83
Trang 12CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 89
3.1 Định hướng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 89
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 89
3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cán bộ, công chức của tỉnh Bến Tre 91
3.1.3 Định hướng nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 92
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre 94
3.2.1 Bản thân công chức cấp xã phải không ngừng học tập, rèn luyện 94
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã 96
3.2.3 Tạo môi trường làm việc tốt cho công chức cấp xã 100
3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã 102
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã 104
3.2.6 Hoàn thiện công tác đánh giá công chức cấp xã 107
Tiểu kết chương 3 111
KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” Đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận quan trọng trong bộ máy chính quyền cấp
xã, là lực lượng chủ yếu thực hiện trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chủ trươngđường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, xâydựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhândân, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộcsống của cộng đồng dân cư Có thể nói, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhân
tố quyết định quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã Đặcbiệt trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếhiện nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có có đủ phẩm chất,năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đấtnước
Năng lực là nhân tố không thể thiếu của mỗi con người trong một tổ chứcnói chung, của công chức cấp xã nói riêng vì nó quyết định việc đạt hay không đạtmục tiêu đề ra của bất kỳ một tổ chức nào Nếu một công chức cấp xã có phẩmchất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, nhưng thiếu năng lực thực thi nhiệm
vụ, kết quả mang lại không đạt chất lượng, năng suất không cao; và ngược lại, nếucông chức có năng lực giỏi, nhưng phẩm chất đạo đức không tốt, không có trình độchuyên môn thì sẽ ảnh hưởng đến vị thế của chính quyền cấp xã Do vậy, các nhân
tố này phải được phát triển hài hòa và phải được xem trọng như nhau, không thiên
vị bất kỳ một nhân tố nào trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcnói chung, đội ngũ công chức cấp xã nói riêng
Với diện tích 674,862 km2, dân số 144.140 người, thành phố Bến Tre, thànhphố Bến Tre là trung tâm của tỉnh Bến Tre đang trên đà phát triển mạnh mẽ Trongnhững năm qua, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Bến Tre đạtnhiều kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế bình quân 14%, cơ cấu ngành
Trang 14kinh tế năm 2015: thương mại –dịch vụ chiếm 62,71%, công nghiệp – xây dựngchiếm 33,88%, nông lâm – thủy sản chiếm 3,41%; thu nhập bình quân đầu người
là 53,8 triệu đồng/người/năm Những thành tựu to lớn đó đã khẳng định sự đónggóp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố; trong đó đội ngũcông chức cấp xã là những người triển khai các chủ trương, quyết sách của tỉnhBến Tre, thành phố Bến Tre vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụkinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng những năm qua
Trong những năm đến, với yêu cầu khách quan của sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước, yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, cộng với nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Bến Tre, những nhiệm vụnày đang đặt ra yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt đội ngũ côngchức cấp xã có chất lượng cao, đủ năng lực, trình độ, kỹ năng, phẩm chất để có thể
tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật một các có hiệuquả nhất đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của thành phố Bến Tre
Vì lý do trên, học viên chọn đề tài: “Năng lực thực thi công vụ của công
chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre” làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ Quản lý công, góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và phát triểnđội ngũ công chức cấp xã của địa phương
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chứcđược nhiều nhà khoa học và thực tiễn quan tâm, nghiên cứu đã có nhiều công trình,bài viết của các tác giả đã được công bố như:
- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị Quốc gia; các
tác giả nghiên cứu lịch sử phát triển của các khái niệm về cán bộ, công chức, viênchức; góp phần lý giải và hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung Từ đó đưa ra những kiến nghị về
Trang 15phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng,
số lượng và cơ cấu [16, tr.1]
Nam, NXB Chính trị quốc gia Công trình nghiên cứu sâu về công chức, công vụ
và các cơ sở khoa học để hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam hiện nay; đề tàiphân tích một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn của chế độcông vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng thời kỳ, có tham chiếu các môhình công vụ của các nhà nước tiêu biểu cho các thể chế chính trị khác Luận giải
và đưa ra lộ trình thích hợp cho việc hoàn thiện chế độ công vụ Việt Nam trongđiều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, dodân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam [17, tr.50]
ngũ CBCC đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, NXB Chính trị quốc gia Trên cơ sở nghiên cứu các quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộngsản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo,xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việctuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nướccủa dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đạicủa đất nước trong khu vực và trên thế giới Từ đó xác định các yêu cầu, tiêuchuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì dân [25, tr.117]
(2004), “Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới”,
NXB Chính trị Quốc gia Đây là công trình nghiên cứu về tổ chức nhà nước, bộmáy hành chính nhà nước, lịch sử nề công vụ, chế độ quản lý công chức ở támnước có nền kinh tế phát triển trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liênbang Nga, Công hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương Quốc Anh, Mỹ Côngtrình giới thiệu chế độ, chính sách của mỗi nước nhằm cải cách nền công vụ như:
Trang 16chế độ tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, lương bổng, phụ cấp, sử dụng nhân tài, công tác chống tham nhũng [26, tr.254].
cách mạng cho cán bộ, đảng viên, Tạp chí Kiểm tra.Tác giả đã nêu lên tầm quan
trọng và hiệu quả, hình thức, phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đứccách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay [15, tr.1]
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tác giả đã đi sâu tổng kết thực tiễn, làm rõ những căn cứ khoa học và đưa ra hệthống giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường trong giai đoạnhiện nay như phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và tăng cường phân cấp chophường trong hệ thống chính trị; xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp công tác;xây dựng và thực hiện chế độ công khai, minh bạch trong hoạt động của phường;xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo phường; chủ động tạo nguồn vàxây dựng quy hoạch; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường luânchuyển cán bộ phường để đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ; hoàn thiện chế độ,chính sách đối với cán bộ phường;… Một trong những vấn đề mà tác giả cuốn sáchquan tâm là trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường [13, tr.1]
Một số luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công sau:
công chức cấp xã ở thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) Luận văn
đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của CBCC cấp
xã Tuy nhiên do khách thể và phạm vi nghiên cứu rộng nên ở phần phân tích thựctrạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức ở Thành phố Cần Thơ, luậnvăn chưa tập trung phân tích sâu thực trạng năng lực thực thi công vụ cho từngchức danh cán bộ, công chức cấp xã Những giải pháp mà luận văn đề xuất cũngmang tính chất chung chung, không cụ thể cho chức danh cán bộ hay công chứcnào Mặc dù có thể áp dụng giải quyết ở Cần Thơ nhưng tính khả thi của các giải
Trang 17pháp đề xuất không cao và chỉ mang tính chất tham khảo cho các địa phương [33, tr.10].
cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện
Hành chính Quốc gia (cơ sởThành phố Hồ Chí Minh) Luận văn đã khái quát đượcnhững vấn đề cơ bản về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã nhưngchưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể về năng lực thực thi công vụ củacông chức cấp xã Trong phần phân tích thực trạng chỉ dựa vào các số liệu báo cáo
có sẵn về công chức cấp xã ở huyện Cao Lãnh, không tiến hành điều tra, khảo sátthực tế tại cơ sở, do đó các giải pháp đề ra chưa thật sự thuyết phục vì thiếu chấtliệu thực tế và có thể cũng không phù hợp với công chức cấp xã chung của toàntỉnh vì không gian nghiên cứu quá hẹp, chỉ thực hiện đối với công chức cấp xã ởhuyện Cao Lãnh [31, tr.1]
chức cấp xã ở tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện
Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) Luận văn đã khái quátnhững vấn đề cơ bản về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, phân tíchthực trạng năng lực thực thi công vụ dựa trên những tiêu chí xác định trước nhưngcác tiêu chí này còn chung chung, chưa đánh giá đúng bản chất năng lực thực thicông vụ của công chức cấp xã Đối tượng nghiên cứu không có sự đồng nhất vì tácgiả gộp chung cả xã, phường, thị trấn để nghiên cứu nên kết quả đánh giá cònchung chung Vì vậy, các giải pháp đề xuất không có tính khả thi khi áp dụng ở địaphương để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã [18, tr 53]
Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, có thể
kể đến như:
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) [21,tr.1]
Trang 18- Nguyễn Thanh Thuyên (2005), “Nâng cao năng lực thực thi hoạt động
quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Bình Phước”,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở
đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố HồChí Minh) [24, tr.1]
chức ngành tổ chức nhà nước tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2020”, Luận
văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thànhphố Hồ Chí Minh) [22, tr.1]
công chức cấp huyện nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh từ nay đến hết năm 2020”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học
viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) [20, tr.1]
chức các cơ quan hành chính nhà nước huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng”,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở
chuyên môn thuộc UBND huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố HồChí Minh) [8, tr.1]
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Tây Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh) [6,tr.1]
Trang 19Nhìn chung, đề tài về năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức đã thuhút được sự quan tâm của nhiều tác giả Nhiều công trình nghiên cứu đã có nhữngđóng góp nhất định về lý luận cũng như thực tiễn nâng cao năng lực thực thi công vụcán bộ, công chức cho nhiều địa phương,…Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trìnhnghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về năng lực thực thi công
vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre Đó chính là lý
do để học viên chọn đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre”để tiến hành nghiên cứu.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của côngchức cấp xã, luận văn phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của côngchức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre từ đó đề xuất giải phápnâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phốBến Tre, tỉnh Bến Tre
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức cấpxã
xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Trang 204.2 Phạm vi nghiên cứu
Về khách thể nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực thực thi công vụ
của 05 chức danh công chức cấp xã bao gồm: Văn phòng-Thống kê; Địa nông nghiệp-xây dựng và môi trường; Tài chính-kế toán; Tư pháp-hộ tịch; Vănhóa-xã hội Luận văn không nghiên cứu đối với 02 chức danh: Trưởng Công ancấp xã và Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, vì đây là hai đối tượng có tính chất đặcthù khác với các chức danh công chức cấp xã khác
chính-Về không gian: Luận văn nghiên cứu về năng lực thực thi công vụ công
chức cấp xã ở 10 phường và 07 xã trên địa bàn thành phố Bến Tre
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về năng lực thực thi công vụ của công
chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre từ năm 2013 đến năm2016
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận phương pháp luận củachủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về năng lực thực thi công
vụ của công chức cấp xã
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phươngpháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp điều tra, khảo sát,
Trong đó, tác giả sẽ cụ thể hóa phương pháp điều tra xã hội học vì đây làphương pháp quan trọng trong luận văn:
Thực hiện phương pháp này nhằm thu thập thông tin, số liệu một cách kháchquan, trung thực về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã Để cung cấpluận cứ khoa học phục vụ công tác nghiên cứu Cách thức thực hiện là xây dựngmẫu bảng hỏi trưng cầu ý kiến dựa theo các tiêu chí đánh giá năng lực thực thicông vụ của công chức cấp xã và tiến hành điều tra, khảo sát ngẫu nhiên đối với
Trang 21công chức xã và người dân giao dịch hành chính tại 7 phường và 6 xã trên địa bànthành phố Bến Tre Thực hiện phương pháp này, tác giả phát ra 100 phiếu (baogồm người dân, công chức cấp xã và Chủ tịch UBND cấp xã) để thu thập ý kiếnđánh giá về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã và thu về được 84phiếu Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các bảng hỏi, tác giả tổng hợp, thống kêthành các bảng biểu theo các tiêu chí cụ thể, để đánh giá mức độ đáp ứng các tiêuchí về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã và mức độ hài lòng, sự thỏamãn của người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính với công chức cấp xã.
Phương pháp phỏng vấn: Luận văn tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếpmột số người dân ở thành phố Bến Tre để có đánh giá khách quan về đội ngũ côngchức cấp xã trong quá trình thực thi công vụ
Phương pháp quan sát: Luận văn sử dụng phương pháp quan sát để thu thậpthông tin về hành vi, thái độ, điều kiện làm việc của công chức cấp xã
Phương pháp phân tích tài liệu: Luận văn sử dụng để phân tích các côngtrình nghiên cứu liên quan Phân tích nội dung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa
và phát triển phù hợp với đề tài
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu cơ bản nêu trên, đề tài luận văn còn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, so sánh, quy nạp kếthợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đềtài luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề được nêu ra
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn tham khảo, kế thừa các công trìnhnghiên cứu có liên quan về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về năng lựcthực thi công vụ của công chức cấp xã, góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận củakhoa học quản lý nhân sự trong tổ chức hành chính nhà nước
Trang 226.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học giúp lãnh đạo, cơ quanquản lý cán bộ công chức của thành phố Bến Tre có những chủ trương, biện phápnâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu vàgiảng dạy
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xãChương 2: Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã trênđịa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực thực thicông vụ của công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Trang 23CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1 Những vấn đề chung về công chức cấp xã
1.1.1 Khái niệm công chức cấp xã
Công chức cấp xã bao gồm công chức phường, công chức xã, công chức thịtrấn
Ở Việt Nam, khái niệm công chức cấp xã lần đầu tiên được sử dụng trongPháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức (năm1998) được ban hành ngày 29/4/2003, trước đó khái niệm công chức cấp xã chưađược đề cập trong các văn bản pháp luật
Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày29/4/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Cán bộ, công chức (năm 1998)quy định công chức cấp xã là “…những người được tuyển dụng, giao giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã” [23, trang 1]
Cụ thể hóa văn bản này, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì: “Công chức cấp xã làcông dân Việt Nam được tuyển giữ một chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBNDcấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” Theo Nghị định
114, công chức cấp xã gồm bảy chức danh cụ thể: trưởng công an (nơi chưa bố trílực lượng công an chính quy); chỉ huy trưởng quân sự; văn phòng-thống kê; địachính-xây dựng; tài chính-kế toán; tư pháp-hộ tịch; văn hóa-xã hội Mỗi chức danhđược giao có nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể góp phần cùng bộ máy chính quyền địaphương giải quyết những công việc liên quan trong mối quan hệ với nhân dân địaphương
Theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức (1998), công chức xã được hiểu là nhữngngười được tuyển dụng và giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộcUBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Trang 24Để nâng cao vị thế, vai trò của công chức cấp xã, Quốc hội ban hành LuậtCán bộ, Công chức (năm 2008), đây là cơ sở pháp lý xác định rõ ràng, cụ thể hơnchức năng và nhiệm vụ công chức cấp xã.
Tại Khoản 3, Điều 4 của Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008) quy định:
“Công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBNDcấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [9, tr.4]
Tại Khoản 3, Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức (năm 2008) quy địnhcông chức cấp xã có các chức danh như sau: trưởng công an; chỉ huy trưởng quânsự; văn phòng – thống kê; địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối vớiphường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối vớixã); tài chính – kế toán; tư pháp – hộ tịch; văn hóa – xã hội Các chức danh củacông chức cấp xã được Luật Cán bộ, công chức (2008) quy định rõ ràng cụ thể, vịtrí, chức năng, nhiệm vụ của công chức xã trong bộ máy chính quyền địa phương,được thể hiện đầy đủ hơn so với Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ
Theo Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008), công chức cấp xã được hiểu lànhững người được tuyển dụng và giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụthuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Công chức cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước vềlĩnh vực công tác và thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xãgiao Mỗi một chức danh công chức cấp xã có những nhiệm vụ và phải đạt một sốtiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy định về tuổi đời, về trình độ học vấn, trình
độ lý luận chính trị, kỹ năng cần thiết, Vì vậy, công chức cấp xã đòi hỏi phải đápứng yêu cầu năng lực thực thi công vụ để có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụđược giao
1.1.2 Vai trò của công chức cấp xã
Đội ngũ công chức cấp xã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thực thicông vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã được quyết định bởiphẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức chính quyền cấp
Trang 25xã nói chung và đội ngũ công chức cấp xã nói riêng Vai trò của công chức cấp xãđược thể hiện qua các mối quan hệ, đó là quan hệ với đường lối, chính sách vàpháp luật; với bộ máy chính quyền; với công việc; với nhân dân, cụ thể:
Một là, công chức cấp xã là cầu nối giữa Đảng – Nhà nước với nhân dân, là
người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân và hiện thực hóa trong đời sống xã hội;làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ các chủ trương, chính sáchđó:
Công chức tốt hay không tốt đều có ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của nhân dânđến bộ máy chính quyền địa phương Vì vậy, trước hết công chức cấp xã phải làngười tạo cho người dân một niềm tin sâu sắc đối với hoạt động của Đảng và Nhànước trong từng lĩnh vực cụ thể bằng hành động gương mẫu cụ thể của chính bảnthân mình Từ đó, họ không chỉ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêmminh tại địa phương, mà họ còn có thể làm tốt công tác dân vận, vận động nhândân tuân thủ, chấp hành tốt quy định của pháp luật cũng như những quy định củachính quyền địa phương Đây cũng là một vai trò hết sức quan trọng của đội ngũcông chức cấp xã, vì họ vừa là công bộc của nhân dân, vừa là đại diện cho quyềnlực nhà nước trong từng lĩnh vực nhất định
mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng,Nhà nước và nhân dân, vai trò của đội ngũ công chức cấp xã càng có ý nghĩa quantrọng, đảm bảo cho nhân dân biết và nắm được các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước, trên cơ sở đó sẽ tham gia, đóng góp vào việc thực hiện thắnglợi các chủ trương, chính sách đó
thức, biện pháp khác nhau như thông qua các buổi tuyên truyền, nói chuyện tạicuộc họp thôn, xóm, khu dân cư, tổ đoàn kết, trung tâm học tập cộng đồng hoặcthông qua các buổi đối thoại trực tiếp với nhân dân để giải quyết các vấn đề mới
Trang 26phát sinh như liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, quyhoạch… Do đó, công chức cấp xã phải là người nắm bắt rõ nhất tình hình kinh tế,văn hóa, xã hội ở địa phương và cung cấp những thông tin trên cho cán bộ lãnhđạo Trên cơ sở đó, những người làm công tác quản lý có thể ban hành các văn bảnđiều chỉnh kịp thời những vấn đề xảy ra ở địa phương Có như thế, thì bộ máychính quyền ở địa phương có thể hoạt động tốt, góp phần xây dựng bộ máy nhànước xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh.
Hai là, công chức cấp xã là người tham gia tổ chức và điều hành hoạt động
của bộ máy chính quyền cấp xã, là người có vai trò rất quan trọng trong việc tổchức và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng phát triểnkinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư:
các quy định của tổ chức, buộc công chức cấp xã phải tuân thủ theo những nguyêntắc, khuôn khổ nhất định, gắn bó với tổ chức chính quyền và nhân dân đảm bảohiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước
nhận thức mới chỉ là khởi đầu, điểm xuất phát để kiểm nghiệm được tính đúng đắncủa chủ trương, đường lối đó; điều kiện đủ là phải tổ chức thực hiện trong thựctiễn; muốn làm được điều đó không có ai khác là công chức cấp xã, bởi công chứccấp xã là người tiếp xúc nhiều nhất, hiểu rõ nhất, giải quyết nhiều việc nhất củanhân dân
năng tổ chức, bố trí, sử dụng, tập hợp và lôi cuốn mọi người vào hoạt động; phải
có khả năng xử lý các tình huống phát sinh, đó là các tình huống về tài chính, vềthiên tai, địch họa, do va chạm xóm giềng, dòng tộc, tình huống nảy sinh khi ranhững quyết định sai trái với cấp trên…; phải có khả năng kiểm tra, đánh giá hoạtđộng của mình và khả năng tổng kết, sơ kết việc tổ chức thực hiện các chủ trương,chính sách
Trang 27- Công chức cấp xã có vai trò đảm bảo cho các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước thực hiện một cách nghiêm túc, thông qua việc xử lý, đấu tranhngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật kịp thời, hiệu quả, góp phần ổn định tìnhhình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội tại từng địa bàn thôn, xóm, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra.
ta, đội ngũ công chức cấp xã với tư cách là người thực thi pháp luật càng chứng tỏvai trò, vị trí quan trọng của mình trong việc góp phần xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật, đặc biệt là trong triển khai, tổ chức thực hiện pháp luật, đưa phápluật vào cuộc sống
Ba là, công chức cấp xã là người nắm bắt kịp thời, phản ánh đầy đủ các tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng, Nhà nước có cơ sở thực tiễn sửa đổi, bổsung, ban hành mới các chủ trương, chính sách có tính khả thi, phù hợp với từnggiai đoạn phát triển của đất nước:
phép nước tại cơ sở, giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân, bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, đảm bảo trậ tự xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm phápluật Thông qua hoạt động của đội ngũ công chức cấp xã, nhân dân thể hiện đượcquyền làm chủ và thực hiện quyền của mình
đảm bảo tính khả thi phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống; muốn vậy, đòi hỏi côngchức nói chung, công chức cấp xã nói riêng phải nắm bắt được tâm tư, nguyệnvọng của nhân dân, để mọi chủ trương, chính sách khi ban hành đều vì lợi ích củanhân dân, dựa trên ý kiến của nhân dân; qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủđộng của mỗi con người, làm cho mọi tiềm năng sáng tạo được phát triển, mọingười dân đều được tham gia vào các quá trình chính trị, xã hội, các vấn đề nảysinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn sớm được tháo gỡ, tạo sự phát triểnmạnh mẽ của đất nước
Trang 28- Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định, chính từ vai trò của côngchức cấp xã trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nên Đảng vàNhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng, được nhân dân đồngtình ủng hộ Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như Nghị quyết vềkhoán sản phẩm trong nông nghiệp; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc… Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh có hiệuquả các mặt của đời sống - xã hội như: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, LuậtDoanh nghiệp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cư trú, Luật Phòng chống thamnhũng… Tóm lại, bất cứ ở đâu và lúc nào, đội ngũ công chức cũng có vị trí, vai tròhết sức to lớn; với tư cách là một bộ phận quan trọng, chiếm số lượng tương đốilớn thì đội ngũ công chức cấp xã có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với chế
độ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ công chức cấp xã, Nghị quyết Hộinghị Trung ương lần thứ năm khóa IX đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức cơ sở là một trong ba vấn đề cơ bản, bức xúc nhằm đổi mới và nâng caochất lượng hệ thống chính trị cơ sở” Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động đôilúc vẫn còn có những quan niệm đơn giản về vị trí, vai trò của đội ngũ công chứccấp xã, chưa thấy hết được tính quyết định của họ đối với hoạt động quản lý hànhchính ở cơ sở cũng như những đóng góp của họ trong nền hành chính nhà nước [5,tr.26 – 28]
1.1.3 Nội dung cơ bản của hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã
Công chức cấp xã là công chức làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp
xã Họ phải chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp từ UBND cấp xã và thực hiện chứctrách, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ do UBND cấp xã giao theoquy định pháp luật và có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp xã giải quyết cácyêu cầu của nhân dân, đồng thời nắm bắt các thông tin từ nhân dân để phản ánh lại
Trang 29cho lãnh đạo cấp xã, giúp lãnh đạo cấp xã đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.
Những nội dung cơ bản của hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp
xã gồm:
vụ quản lý kế hoạch và ngân sách nhà nước, thống kê nhà nước, thu, chi ngân sách
ở cấp xã
vụ quản lý các văn bản pháp lý, các văn bản hành chính, tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật trên địa bàn phường, tham mưu và thực hiện hòa giải các mâuthuẫn dân sự ở xã, phường, thị trấn
trường (đối với phường, thị trấn) có chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai, trật tựxây dựng, đô thị, môi trường ở phường, thị trấn Công chức đảm nhiệm hoạt độngĐịa chính – Nông nghiệp - Xây dựng – Môi trường (đối với xã) có chức năng,nhiệm vụ quản lý đất đai, nông nghiệp, xây dựng, môi trường ở xã
nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng ở địaphương, công tác văn phòng
vụ theo dõi, tổng hợp tình hình các lĩnh vực văn hóa, thông tin, giáo dục và đàotạo, thể dục thể thao, y tế, thương binh và xã hội, xóa đói, giảm nghèo, dân số, giađình và trẻ em
Để hoàn thành tốt những chức năng, nhiệm vụ trên thì công chức cấp xã phải thực hiện những công việc như sau:
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của UBND cấp xã và công chức cấp xã.Những công chức cấp xã được phân công thụ lý phải nghiên cứu quyết định và dựthảo kế hoạch thi hành quyết định với tinh thần trách nhiệm Làm tốt việc này sẽ
Trang 30tạo điều kiện cho chính sách, pháp luật sớm được quán triệt và thi hành trên địabàn cấp xã và giúp lãnh đạo cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân địaphương.
hàng ngày và rất quan trọng Đây là nhiệm vụ của UBND cấp xã và của công chứccấp xã, công chức cấp xã phải có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý kiến nghị củacông dân và tổ chức Nếu xử lý kiến nghị của công dân và tổ chức đúng đắn và kịpthời thì sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thi hành pháp luật, thực hiện các chínhsách, kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của địa phương; ngược lại, xử lý chậmtrễ và sai sẽ gây ra những khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên Đặcbiệt là trong lĩnh vực đất đai và xây dựng trên địa bàn cấp xã
trách nhiệm của công chức cấp xã, phải làm rõ các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp
xã, soạn thảo văn bản điều hành thể hiện ý kiến chỉ đạo, theo dõi việc thi hành vănbản điều hành Việc theo dõi thi hành quyết định nhằm đánh giá mức độ đạt đượcmục đích, yêu cầu của việc ban hành quyết định
kiện cho UBND cấp xã hoạt động thuận lợi và có hiệu quả, không mất nhiều thờigian Vì vậy, công chức cấp xã phải có kiến thức về luật, kỹ năng về hành chính đểxây dựng chương trình làm việc hợp lý, phù hợp
bảo điều kiện vật chất, chuẩn bị lên kế hoạch tổ chức hội nghị, cuộc họp với tiêuchí đạt hiệu quả, đạt mục đích, ít tốn kém
xã phải có trách nhiệm báo cáo công việc của mình cho lãnh đạo cấp xã, để lãnhđạo nắm được tình hình và quản lý công việc
chức cấp xã, do đó công chức cấp xã phải có trách nhiệm báo cáo, tìm hiểu kỹ đểchuẩn bị tài liệu, tư vấn cho lãnh đạo cấp xã khi lãnh đạo đi làm việc hoặc đi họp
Trang 31- Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức cấp xã là việc rất cần thiết, là sựthể hiện trên thực tế năng lực giao tiếp của công chức cấp xã trong việc vận dụngnhững tri thức, tình cảm, kinh nghiệm để nhận biết, phán đoán và sử dụng phươngtiện giao tiếp một cách thành thạo, phù hợp trong các tình huống quan hệ giao tiếphành chính - công vụ nhằm đạt được hiệu lực và hiệu quả trong quản lý hành chínhtại địa phương.
1.2 Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
1.2.1 Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
- Khái niệm công vụ
Công vụ là một khái niệm rộng về phạm vi, quan trọng về ý nghĩa cũng nhưphương thức hoạt động trong nền hành chính nhà nước Có nhiều tác giả, côngtrình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau, các nhà khoa họckhác nhau, ở các nước khác nhau lại có quan niệm khác nhau về “công vụ”
Một số giáo trình hoặc tài liệu ở Việt Nam hiện nay quan niệm công vụ làmột loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ côngchức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong quá trình quản lý toàndiện các mặt của đời sống xã hội hoặc coi công vụ là một dạng của lao động xã hộichủ yếu do các công chức thực hiện Hoạt động công vụ được điều chỉnh bởi ý chínhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, phục vụ lợi íchnhà nước và gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước
Theo Từ điển Pratique du Francais (1987) định nghĩa rất gọn như sau:
"Công vụ là công việc của công chức".
Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia thì “công vụ là một hoạt động do
công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội”.
Cả hai quan niệm này đều nhấn mạnh đến chủ thể hoạt động công vụ là docông chức thực hiện, nhưng chưa đề cập đến chức năng, nhiệm vụ và đặc thù củahoạt động công vụ
Trang 32Theo Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội (1994): “Công vụ nghĩa là
việc công” Ở đây, công vụ được hiểu nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả công việc của
Nhà nước giao mà không phân biệt là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hay tổchức nào nên chưa xác định được chủ thể hoạt động công vụ là do cán bộ, côngchức, viên chức hay đối tượng nào thực hiện [30, tr.125]
chính trị - xã hội là một hệ thống chính trị thống nhất dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam Vì vậy công vụ không chỉ là hoạt động thuần túy của côngchức nhân danh quyền lực công, mà còn được hiểu là các hoạt động trong phạm virộng hơn Theo đó, công vụ là các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củacán bộ, công chức làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập Để khẳng địnhtính đặc thù này, Điều 2, Luật Cán bộ, công chức (năm 2008) quy định hoạt động
công vụ: “là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy
định của luật này và các quy định khác có liên quan” Như vậy, cán bộ, công chức
khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thựchiện đúng quyền hạn được giao Công vụ được xem là một loại lao động đặc thù đểthực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, để thi hành pháp luật, đưa pháp luật vàotrong cuộc sống và để quản lý, sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách nhànước phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước giaocho
Tuy có rất nhiều quan niệm khác nhau về công vụ, điều này không có nghĩa
là công vụ mang ý nghĩa và bản chất khác nhau mà do cách tiếp cận và xem xétcông vụ từ nhiều khía cạnh khác nhau nên dẫn đến những ý tưởng nhiều khi khôngđồng nhất về các yếu tố bao hàm trong khái niệm này Qua những cách hiểu vềcông vụ nêu trên, cho thấy công vụ có những đặc trưng cơ bản:
Một là, hoạt động công vụ không chỉ thuần túy mang tính quyền lực nhà
nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do Nhà nước thành lập (đượcNhà nước ủy quyền) để phục vụ nhu cầu của nhân dân Các hoạt động này đều do
Trang 33cán bộ, công chức nhân danh Nhà nước tiến hành Bao gồm các hoạt động nhândanh quyền lực nhà nước và các hoạt động của các tổ chức được Nhà nước ủyquyền Ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tốquyền lực nhà nước mà thường chỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặcnhân danh nhà nước mà thôi Bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính, chủ yếu do Nhànước ban hành Ngoài ra ở Việt Nam do đặc thù về thể chế chính trị nên hoạt độngcông vụ còn bao gồm cả hoạt động cán bộ, công chức trong các cơ quan của Đảng,của tổ chức chính trị - xã hội.
Hai là, công vụ trước hết là hoạt động có tính chất phục vụ Toàn bộ hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước đều mang tính chất phục vụ Vì hoạt độnghành chính nhà nước thực chất là nhằm thiết lập các quy phạm pháp luật dưới luật,
để cụ thể hóa luật, đưa pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành vào đờisống xã hội bằng hoạt động tổ chức thực tiễn – tổ chức mọi mặt đời sống xã hội,đáp ứng các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, quyền, lợi ích hợp phápcủa các cơ quan, tổ chức đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật
Ba là, hoạt động công vụ của công chức có tính chuyên nghiệp Tính chất
này của công vụ đòi hỏi các công chức phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp
vụ, kỹ năng hành chính đồng thời nhằm bảo đảm cho hoạt động nhà nước đượcliên tục, ổn định có khả năng đáp ứng giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong việcthực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước
Bốn là, nội dung công vụ gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước trong quản lý mọi việc đời sống xã hội đồng thời thực hiện chức năng tổchức phục vụ các nhu cầu chung, thiết yếu cơ bản của xã hội không vì mục đích lợinhuận (cung ứng dịch vụ công)
Năm là, hoạt động công vụ được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước Những
hoạt động công vụ này là đặc điểm chuyên biệt trong hoạt động của công chứckhác với hoạt động sản xuất của công nhân, viên chức trong các đơn vị sự nghiệpcủa Nhà nước
Trang 34Với đặc trưng, tính chất và nội dung như vậy, có thể hiểu công vụ như sau:
“Công vụ là một hoạt động mang tính quyền lực và pháp lý, do cán bộ, công chức
nhà nước thực thi theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, phục vụ lợi ích nhà nước và nhân dân”.
- Khái niệm thực thi công vụ
Cán bộ, công chức thực thi công vụ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống và phục vụ nhân dân
Công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ,công chức trong các cơ quan nhà nước để giải quyết các mối quan hệ giữa cơ quannhà nước với công dân, tổ chức, giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cácnhà nước khác nhau Quá trình thực hiện giải quyết các công việc này của Nhànước được gọi chung là thực thi công vụ
Luật Cán bộ, công chức (năm 2008), tuy không xác định rõ khái niệm thựcthi công vụ là gì, nhưng cũng đã quy định rõ “hoạt động công vụ của cán bộ, côngchức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy địnhcủa Luật này và các quy định khác có liên quan” Theo quy định này thì mỗi cán
bộ, công chúc trong bộ máy nhà nước sẽ đảm nhận thực thi những công vụ khácnhau, nghĩa là mỗi cán bộ, công chức sẽ thực hiện nhũng nhiệm vụ, quyền hạnriêng theo quy định của pháp luật
lực nhà nước, cơ quan tư pháp, thì thực thi công vụ là hoạt động mang tính chấtthường xuyên, liên tục của các cơ quan hành chính nhà nước, còn được gọi đó làhoạt động thực thi quyền hành pháp
Như vậy, thực thi công vụ là quá trình thục hiện các công việc cụ thể theo
quy định của pháp luật, do đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước đảm nhận nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Khái niệm năng lực
Trang 35Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành các hoạt động cần thiết đểtạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống Muốn tiến hành các hoạt động có hiệuquả, con người cần phải có tri thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng cácyêu cầu hoạt động Sự kết hợp những yếu tố này để đảm bảo hiệu quả hoạt độngđược gọi là năng lực Năng lực là một thuật ngữ rất trừu tượng và khó định lượng.Khi nói đến năng lực cần phải hiểu đó không phải là một thuộc tính riêng biệt, duynhất nào đó mà là sự tổng hợp của nhiều yếu tố đáp ứng được những yêu cầu hoạtđộng đạt được kết quả mong muốn Có rất nhiều sự diễn đạt khác nhau về thuậtngữ “năng lực”.
Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Capacitas; tiếng Anh là
Capacity hay Ability – có nghĩa là khả năng làm việc tốt Theo quan điểm của tâm
lý học: “Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm bảo đảm việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”.
Theo Từ điển Tiếng việt thông dụng của Nhà xuất bản giáo dục năm 1996
thì năng lực là khả năng làm việc tốt [28, trang 287].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng
(1997): “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có thể thực hiện
một hoạt động nào đó, hoặc theo nghĩa khác là phẩm chất, tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất lượng cao”
[29, trang 347]
Theo Từ điển thuật ngữ hành chính (2002) của Viện nghiên cứu hành chính:
“Năng lực là thuật ngữ chỉ khả năng về thể chất và trí tuệ của cá nhân con người hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện các hành vi ứng
xử của mình trong các quan hệ xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do Nhà nước hay chủ thể khác ấn định với kết quả tốt nhất” [7,
trang 404]
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực nhưng tựu chung lại,năng lực có các đặc điểm sau:
Trang 36- Năng lực bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định, trả lời cho câu hỏi năng lực của ai, có thể là năng lực cá nhân, nhóm người, tổ chức hay cộng đồng.
cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như: năng lực hoạtđộng chính trị, năng lực thực thi công vụ, năng lực giảng dạy,
tuệ tạo cho con người hoàn thành một hoạt động nào đó đạt kết quả tốt nhất Cónhiều yếu tố cấu thành nên năng lực nhưng yếu tố cơ bản nhất, quyết định năng lựccủa mỗi người là kiến thức, kỹ năng và thái độ
nhiên, phần lớn là do tác động từ bên ngoài thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡnghoặc do quá trình công tác, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của mỗi người mà hìnhthành
Trên cơ sở những đặc điểm nêu trên, có thể hiểu năng lực: “Năng lực là
tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người (kiến thức, kỹ năng và thái độ) đáp úng những yêu cuả của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả cao nhất”.
Theo tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lựcchung và năng lực chuyên môn:
- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhaunhư năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực quan sát,năng lực tưởng tưởng
xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toánhọc
Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ vớinhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triểnthì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn Ngược lại sự phát triển của năng
Trang 37lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự pháttriển của năng lực chung.
Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với đội ngũ công chức cấp xã.Chính năng lực quyết định hiệu quả công việc của đội ngũ công chức cấp xã Đốivới công chức cấp xã, năng lực thường bao gồm những tố chất cơ bản về đạo đứccách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về trình độ kiến thức về pháp luật, kinh
tế, văn hóa, xã hội Sự am hiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin để giảiquyết các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước một cách khôn khéo, minh bạch,dứt khoát, hợp lòng dân và không trái pháp luật Công chức cấp xã phải có sự ham
mê, yêu nghề, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm Công chức cấp xã phải cókhả năng thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, khả năng quyết định đúng đắn, kịpthời Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện cho đội ngũcông chức cấp xã là vấn đề quan trọng và bức xúc trong mục tiêu nâng cao chấtlượng đội ngũ công chức cấp xã
- Khái niệm năng lực thực thi công vụ
Như đã phân tích, năng lực là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân conngười (kiến thức, kỹ năng và thái độ) đáp ứng những yêu cầu của hoạt động vàđảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả cao nhất Thực thi công vụ là quá trìnhthực hiện các công việc cụ thể theo quy định của pháp luật, do đội ngũ cán bộ,công chức trong cơ quan nhà nước đảm nhận nhằm tực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước Như vậy có thể hiểu: Năng lực thực thi công vụ là khả năng của
cán bộ, công chức trong việc sử dụng tổng hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái
độ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Khi nói đến năng lực thực thi công vụ không chỉ đơn thuần là việc tổng hợp,
đo lường dung lượng hay mức độ đạt được của từng yếu tố riêng lẻ về kiến thức,
kỹ năng, thái độ mà nó bao hàm khả năng kết hợp một cách hài hòa, nhuần nhuyễncác yếu tố đó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để giải quyết các công việc
do Nhà nước giao đạt được hiệu quả cao nhất Ở đây, không được đánh đồng hoặc
Trang 38so sánh khập khiễng giữa năng lực thực thi công vụ với trình độ chuyên mônnghiệp vụ Bởi vì, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá thông qua bằngcấp, trình độ đào tạo, còn năng lực thực thi công vụ được đánh giá thông qua kếtquả hoạt động thực thi nhiệm vụ trong thực tiễn hay còn gọi là sản phẩm đầu racủa hoạt động công vụ Thực tế cho thấy, một người có trình độ chuyên môn caochưa hẳn là có năng lực cao nếu như không biết vận dụng kiến thức, trình độchuyên môn để đạt hiệu quả trong công việc, nhưng một người có năng lực thìkhông thể không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Vì vậy, trong hoạt động thựcthi công vụ, muốn có năng lực tốt đòi hỏi không những phải có kiến thức về lĩnhvực hoạt động mà còn phải có kỹ năng hoạt động và thái độ tích cực đối với hoạtđộng để đảm bảo khả năng hành động một cách chất lượng, hiệu quả nhất.
-Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
Trên cơ sở phân tích những khái niệm liên quan đã nêu trên, có thể hiểu
năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã như sau: Năng lực thực thi công
vụ của công chức cấp xã là khả năng vận dụng tổng hợp những yếu tố kiến thức,
kỹ năng, thái độ của công chức cấp xã trong quá trình thực thi công vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Năng lực cần thiết của công cức cấp xã trong thực thi công vụ
Để đảm bảo hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã đạt hiệu quảcao, công chức cấp xã cần có những năng lực cần thiết sau:
- Năng lực chung:
Năng lực nhận thức, tư duy: năng lực nhận thức, tư duy là năng lực hết sức
quan trọng không chỉ đối với công chức cấp xã mà đối với bất kỳ cá nhân nào Đểquá trình thực thi công vụ có hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi mỗi công chức phải cónăng lực nhận thức thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh, hiểu sâu sắc vấn đề, linhhoạt, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ, có tư duy logic, biện chứng, giảiquyết công việc dựa trên các quy định của pháp luật, có lòng say mê, hứng thú vớicông việc Có năng lực nhận thức, công chức cấp xã mới hoàn thành tốt nhiệm vụ
Trang 39tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảotính hiệu lực, hiệu quả.
Năng lực lập kế hoạch: trong QLHCNN ở cấp xã, lập kế hoạch đóng vai trò
rất quan trọng, giúp UBND cấp xã cũng như công chức cấp xã xác định chính xácmục tiêu cần đạt được và cách thức thực hiện để đạt tới mục tiêu đó Không có kếhoạch, các hoạt động của UBND cấp xã sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự phát vàcác nhà quản lý sẽ hành động theo cách ứng phó với các thay đổi dẫn đến hiệu quảquản lý không cao.Trong quá trình thực thi công vụ, công chức cấp xã thườngxuyên phải thực hiện việc lập kế hoạch, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết;
từ kế hoạch dài hạn đến kế hoạch ngắn hạn; từ kế hoạch cá nhân đến kế hoạch cho
cơ quan, tổ chức… Do đó, năng lực lập kế hoạch là năng lực cần thiết của mỗicông chức cấp xã
Năng lực soạn thảo văn bản QLHCNN: trong QLHCNN, văn bản là phương
tiện chủ yếu, quan trọng để ghi lại, chuyển tải các quyết định và thông tin quản lý;
là hình thức để cụ thể hóa pháp luật Do đó, năng lực soạn thảo văn bản nói chung
và văn bản QLHCNN nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng của côngchức cấp xã Trong quá trình thực thi công vụ, công chức cấp xã thường xuyênphải soạn thảo nhiều loại văn bản như thông báo, tờ trình, báo cáo, công văn, quyếtđịnh, chỉ thị… Khi soạn thảo văn bản, công chức cấp xã phải nắm vững và tuânthủ các yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản, đảm bảo yêu cầu về nộidung, bố cục và thể thức
Năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ: trong thực thi công vụ, công chức
cấp xã cần có sự phối hợp, hỗ trợ với các bộ phận và các công chức khác Thực tế
đã chứng minh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong hoạtđộng hành chính là điều kiện cần để xây dựng một nền hành chính nhà nước trongsạch, hiện đại, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả
Năng lực xử lý và giải quyết tình huống: trong quá trình QLHCNN ở địa
phương, có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi công chức cấp xã phải có năng lực
xử lý và giải quyết tình huống đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hợp tình hợp
Trang 40lý và được người dân tin tưởng Năng lực xử lý tình huống của công chức cấp xãthể hiện ở khả năng phân tích tình huống; khả năng dự báo, dự đoán, sử dụngquyền lực trong điều hành, đề ra phương án, giải pháp để giải quyết tình huống.Để
có năng lực xử lý và giải quyết tình huống đòi hỏi công chức cấp xã phải biết kếthợp sự từng trải trong kinh nghiệm sống, sự hiểu biết pháp luật và sự khéo léotrong ứng xử
Năng lực giao tiếp, ứng xử: do đặc điểm của công chức cấp xã vừa là người
dân, vừa là người đại diện cho cộng đồng, vừa là người đại diện cho Nhà nước nêntrong quá trình thực thi công vụ tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột chiphối hoạt động công vụ của họ, đặc biệt trong quá trình giải quyết công việc liênquan đến lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước Có trường hợp vì khôngkiềm chế được thái độ mà công chức cấp xã làm phát sinh mâu thuẫn cá nhân gâyảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ Do đó, năng lực giao tiếp, ứng xử khigiải quyết nhu cầu công việc của các tổ chức và công dân là một trong những nănglực không thể thiếu được của công chức cấp xã
- Năng lực chuyên môn:
Ngoài những năng lực chung, mỗi chức danh công chức cấp xã cần có nănglực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn được giao Ví dụ, năng lựcthực thi công vụ của chức danh văn phòng - thống kê, bên cạnh những năng lựcchung cần phải có năng lực chuyên môn, như các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng vàthái độ mà công chức văn phòng - thống kê xã cần có để hoàn thành công việcđược giao Cụ thể như:
Về trình độ kiến thức chuyên môn: công chức văn phòng - thống kê cần nắm
vững và vận dụng tốt kiến thức về tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ và phông lưutrữ UBND cấp xã; kiến thức về nhiệm vụ thống kê, phương pháp thống kê; kiếnthức về quản trị văn phòng UBND cấp xã; nội dung và các yêu cầu về công tác vănthư;…
Về kỹ năng: đối với nghiệp vụ quản trị văn phòng: xây dựng và tổ chức thực
hiện chương trình công tác của UBND cấp xã, đảm bảo cơ sở vật chất và trang