LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên Các kếtquả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳmột nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếucó) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Vũ Thanh Tâm
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học ThủyLợi, được sự đồng ý của Trường Đại học Thủy Lợi và sự nhất trí của giảng viên hướngdẫn PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý
kinh tế với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các trường phổthông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn”.
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướngdẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, các anh chị trong tập thể lớp Với lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn;
PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, Cô đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt nhữngkinh nghiệm thực tế quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luậnvăn này;
Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình, bạnbè, các anh/chị trong lớp cao học 24QLKT12 trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu luận văn thạc sĩ;
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn, Ủyban nhân dân Thành phố Lạng Sơn, phòng TC – KH thành phố và phòng Giáo dụcĐào tạo Thành phố đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tôi nguồn tài liệu thamkhảo quý báu, cảm ơn tất cả các tác giả của những cuốn sách, bài viết, công trìnhnghiên cứu và website hữu ích được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo củaluận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017Học viên
Vũ Thanh Tâm
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀICHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNHPHỐ LẠNG SƠN 4
1.1 Giáo dục phổ thông và nguồn tài chính đối với giáo dục phổ thông
41.1.1 Giáo dục đối với sự phát triển KTXH 4
1.1.2 Giáo dục phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường 7
1.1.3 Các nguồn tài chính đầu tư phát triển giáo dục 12
1.2 Công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông
181.2.1 Khái niệm và yêu cầu của công tác quản lý tài chính đối với các trườngphổ thông 18
1.2.2 Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng của công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông 20
1.2.3 Nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính đối với các trườngphổ thông 22
1.3 Cơ sở pháp lý và nội dung của công tác quản lý tài chính đối với các trườngphổ thông 28
1.3.1 Hệ thống văn bản pháp luật ban hành về quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông 28
1.3.2 Nội dung cơ bản của công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn 29
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính đối với giáo dụcphổ thông 29
1.4.1 Những nhân tố khách quan 29
1.4.2 Những nhân tố chủ quan 31
Trang 41.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính đối với giáo dụcphổ thông 34
Trang 51.6 Những kinh nghiệm từ các địa phương về công tác quản lý tài chính đối với
2.1.1 Khái quát đặc điểm KTXH thành phố Lạng Sơn 41
2.1.2 Khái quát sự phát triển các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn 432.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông ở thànhphố Lạng Sơn 46
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính đói với các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn 46
2.2.2 Công tác huy động tạo nguồn lực tài chính đầu tư cho các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn thời gian qua 50
2.2.3 Công tác quản lý, sử dụng các nguồn tài chính và tài sản đầu tư cho giáo dục 58
2.2.4 Công tác phân phối chênh lệch thu chi 67
2.2.5 Mô hình điển hình ở trường THPT Chu Văn An 68
2.3 Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các trường phổthông ở Lạng Sơn 74
Trang 63.1 Đinh hướng phát triển giáo dục phổ thông công lập ở thành phố Lạng Sơn 87
Trang 73.1.1 Quan điểm phát triển 87
3.1.2 Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của chiến lược phát triển GDPT công lập ởThành phố Lạng Sơn 88
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thôngở Lạng Sơn 90
3.2.1 Nhóm các giải pháp về đa dạng hóa các nguồn lực tài chính 90
3.2.2 Nhóm các giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và tiếtkiệm chi 97
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản 99
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ
1003.2.5 Vị trí vai trò của Thủ trưởng đơn vị và kiện toàn tổ chức bộ máy, nângcao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tài chính kế toán ởđơn vị 103
3.3 Một số kiến nghị 105
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 105
3.3.2 Những kiến nghị đối với đơn vị 107
Kết luận chương 3 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả các Hội thi cấp tỉnh năm học 2015-2016: 44
Bảng 2.2: Chi Ngân sách cho giáo dục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 51
Bảng 2.3: Chi thường xuyên NSNN cho các trường phổ thông công lập 52
trên địa bàn thành phố 52
Bảng 2.4: Chi chương trình mục tiêu quốc gia cho GD & ĐT 53
Bảng 2.5: Mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục 54
giai đoạn 2012 – 2015 54
Bảng 2.6: Mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục công lập 54
năm học 2016-2017 54
Bảng 2.7: Số thu học phí ở các trường phổ thông 55
trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 55
Bảng 2.8 : Chi thường xuyên NSNN cho GDPT trên địa bàn thành phố LạngSơn 59
Bảng 2.9: Chi thường xuyên Phí, lệ phí để lại cho GDPT trên địa bàn thành phốLạng Sơn 61
Bảng 2.10: Định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp GD& ĐT cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 64
Bảng 2.11: Số phòng học năm học 2014-2015, 2015-2016 65
Bảng 2.12: Các nguồn tài chính của trường THPT Chu Văn An 69
Bảng 2.13: Cơ cấu chi thường xuyên của trường PTTH Chu Văn An 70
Bảng 2.14: Kết quả thực hiện tiết kiệm chi 71
Bảng 2.15: Kết quả thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của trường THPT Chu Văn An từ năm 2014-2016 71
Bảng 2.16 Kết quả đánh giá cán bộ quản lý năm học 2015-2016 76
Bảng 2.17 Kết quả đánh giá giáo viên, nhân viên năm học 2015-2016 77
Bảng 2.18: Xu hướng thay đổi tỷ trọng của nguồn ngoài NSNN 78
Trang 9so với tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục 78
Trang 10Bảng 2.19: Chất lượng GDPT 79Bảng 3.1 Bảng tổng hợp chất lượng và hiệu quả giáo dục giai đoạn 2012-202089Bảng 3.2 Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2012-2020 89Bảng 3.3 Huy động các nguồn lực cho giáo dục giai đoạn 2016-2020 89Bảng 3.4 Công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2012-2020 90
Trang 12DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮGDPT Giáo dục phổ thông
THCS Trung học cơ sở THPT Trung học Phổ thôngKT – XH Kinh tế - xã hội CSGD Cơ sở giáo dục
GD &ĐT Giáo dục và Đào tạoNSNN Ngân sách Nhà nước
Phòng Tài chính – KH Phòng Tài chính – Kế hoạchPCGDMN Phổ cấp giáo dục mầm non
PCGDTH Phổ cấp giáo dục trung họcHĐND Hội đồng nhân dân
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam ta đang trong quá trình phát triển tiến tới mục tiêu trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại trên cơ sở hội nhập quốc tế và nhân tố có ýnghĩa quyết định thắng lợi đó chính là yếu tố con người, nguồn nhân lực được pháttriển cả về chất và lượng Với vai trò quan trọng như vậy trong sự nghiệp phát triểnkinh tế xã hội của Đất nước, lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm, một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đổi mới cơbản và toàn diện giáo dục đào tạo, đó là tài chính và cơ chế quản lý tài chính Nghịquyết của Quốc hội số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về chủ trương,định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo có xác định rõ mục
tiêu của việc đổi mới cơ chế tài chính: “Xây dựng một cơ chế tài chính mới cho giáodục và đào tạo, nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực củanhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằngtrong giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; góp phần xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người aicũng được học hành với nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao.”
Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, giáo dục đào tạo luôn đượcquan tâm Chi NSNN cho hoạt động giáo dục không ngừng tăng lên góp phần quantrọng vào quá trình phát triển giáo dục của tỉnh Lạng Sơn nói chung và thành phố LạngSơn nói riêng Tuy nhiên, vấn đề cơ chế quản lý tài chính trong giáo dục và đào tạovẫn còn một số khó khăn, hạn chế và hiệu quả chưa cao Các nguồn lực đầu tư chogiáo dục còn hạn hẹp, hiệu quả sử dụng nguồn lực của nhà nước và xã hội cho giáodục còn chưa thực sự hiệu quả, vai trò của cơ chế quản lý tài chính còn mờ nhạt chưathực sự là công cụ hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành công tác quản lý tài chính đối vớigiáo dục phổ thông để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợphơn với những yêu cầu mới là hết sức cần thiết Xuất phát từ những yêu cầu và thực
tiễn trên, học viên lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với cáctrường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn” làm đề tài có tính cấp thiết và ý
nghĩa cho luận văn của mình.
Trang 142 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn đến năm2020.
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê;- Phương pháp hệ thống hóa;- Phương pháp phân tích so sánh;- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung và công cụ sử dụng trong quản lý Nhà nước về tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn.b, Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về tài chính đối với cáctrường phổ thông và đề ra các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác này cho đếnnăm 2020.
- Thời gian: trong giai đoạn 2012 – 2016.
- Không gian: địa bàn Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Trang 155 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6 Kết quả dự kiến đạt được
Kết quả dự kiến đạt được bao gồm:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về tài chính đối với công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn cấp tỉnh.- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nước về tài chính đối với cáctrường phổ thông trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn.
- Đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài chính mang tính hiệu quả và khả thi đối với Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
7 Nội dung của luậnvăn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 Nội dungchính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn.
Trang 16Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn.
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀICHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNHPHỐ LẠNG SƠN
1.1 Giáo dục phổ thông và nguồn tài chính đối với giáo dục phổ thông
Lịch sử phát triển và tiến bộ của xã hội loài người cho thấy: Xã hội muốn duy trì vàphát triển thì con người trong xã hội cần được giáo dục liên tục để tiếp thu, cập nhật vàphát triển kiến thức và kỹ năng mà loài người đã tích lũy được Giáo dục là hiện tượngxã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển và tiến bộ không ngừngcủa xã hội.
Giáo dục và đào tạo (GD & ĐT), xét về phương diện phạm trù khái niệm đang cónhiều ý kiến, nhận thức khác nhau Điều đó sẽ dẫn đến những nhận thức khác nhau vềquản lý tài chính đối với sự nghiệp Giáo dục đào tạo Vì vậy, trước khi đi sâu nghiêncứu đến cơ chế quản lý tài chính đối với lĩnh vực này cần làm rõ một số vấn đề mangtính lý luận về giáo dục nói chung và GDPT nói riêng.
1.1.1 Giáo dục đối với sự phát triển KTXH
Nếu hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục được hiểu là sự truyền bá và lĩnh hội tri thức đểhình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của con người Giáo dục hiểu theo nghĩarộng bao gồm cả việc dạy và học cùng các tác nhân khác, diễn ra trong và ngoàitrường, cả ở gia đình và xã hội.
Theo nghĩa hẹp, gắn với hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục là quá trình đào tạo conngười một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua tổ chức việc truyền thụ và lĩnhhội có hệ thống tri thức của xã hội loài người, nhằm giúp con người phát triển, có lýtưởng, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất, năng lực của công dân.
Như vậy, giáo dục là quá trình nhằm hình thành, phát triển nhân cách con người, đượctổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệgiữa người dạy và người học nhằm để người học lĩnh hội những tri thức và kinhnghiệm mà loại người đã tích lũy trong lịch sử Giáo dục tạo cho người học có được
Trang 18kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với sự phát triển xã hội và môi trường nghềnghiệp Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển KTXH được thể hiện:
Thứ nhất: Giáo dục góp phần tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn kỹthuật, một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển bềnvững.
Các học thuyết phát triển kinh tế từ trước đến nay cơ bản đều thống nhất quan điểmcho rằng để phát triển kinh tế, xã hội cần có 3 nguồn lực cơ bản: nhân lực, tài nguyênthiên nhiên và nguồn lực tài chính Vị trí của các nguồn lực này thay đổi cùng với sựphát triển của xã hội Trong nền kinh tế nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên đóng vaitrò cơ bản, quyết định mức sản lượng tạo ra Đến nền kinh tế công nghiệp, vị trí hàngđầu thuộc về nguồn lực tài chính Ngày nay, trong quá trình chuyển sang nền kinh tếtri thức, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, tài chính vẫn đóng vai tròquan trọng nhưng vai trò quyết định sẽ thuộc về nguồn vốn con người - nguồn nhânlực Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và pháttriển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì thế, phát triển nguồnnhân lực có chất lượng luôn được coi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển kinhtế của mỗi quốc gia.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn nhân lực Theo các chuyêngia của tổ chức UNDP (chương trình phát triển của liên hợp quốc) các nhân tố đó là:Giáo dục - đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm; và sự giải phóngcon người Năm nhân tố trên có khả năng tạo ra những giá trị cho sự phát triển nguồnnhân lực, chúng gắn bó và ảnh hưởng lẫn nhau Trong đó Giáo dục đào tạo là cơ sởcủa các nhân tố khác Vì vậy, giáo dục đào tạo là điều kiện thiết yếu để cải thiện sứckhỏe và dinh dưỡng, để duy trì một môi trường có chất lượng cao, để mở rộng cảithiện lao động và để duy trì sự đáp ứng về kinh tế - chính trị nhằm giải phóng conngười Do vậy, giáo dục được xem như là nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực,là điều kiện không thể thiếu nhằm hình thành nguồn vốn con người có chất lượng.Giáo dục còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao trình độ và khảnăng thành thạo của người lao động Tức là góp phần tăng năng suất lao động Mức độ
Trang 19ảnh hưởng của giáo dục đối với năng xuất lao động được tính bằng bằng cách so sánhsự khác nhau giữa sản phẩm của một cá nhân làm ra trong cùng một đơn vị thời giantrước và sau khi cá nhân đó trải qua một khóa đào tạo với một chi phí của khóa học đó.Kết quả này được gọi là tỷ suất lợi nhuận xã hội khi đầu tư cho xã hội.
Giáo dục còn được coi là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững Khác với vốn vậtchất, vốn con người khi được sử dụng sẽ tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm, trithức Vì thế giáo dục không ngừng làm gia tăng giá trị và có đóng góp ngày càng lớnhơn đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ hai: Giáo dục góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Nghèo đói là vấn đề lớn của cả nhân loại Đói nghèo có nhiều nguyên nhân, trong đónổi lên đó là trình độ học vấn của người nghèo khá thấp.
Người nghèo có thu nhập thấp một phần do năng lực và kinh nghiệm làm việc thấp,một phần do lại bị phân biệt đối xử trên thị trường lao động Giáo dục có thể giải quyếtđược vấn đề đó, vì thế mà giáo dục góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo Giáodục mang lại các kỹ năng, kiến thức và quan điểm giúp nâng cao năng suất của lựclượng lao động nghèo.
Thứ ba: Giáo dục góp phần quan trọng thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịchcơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơtương đối ổn định hợp thành, bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinhtế và cơ cấu lãnh thổ Để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững các quốc giakhông ngừng xây dựng và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế quốc dân phù hợp với xu thếphát triển của thời đại và phát huy được những lợi thế của quốc gia mình.
Một trong những yếu tố tác động rất lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốcdân chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của mỗi quốc gia Yếu tốnguồn nhân lực này chỉ có thể có được thông qua phát triển nền giáo dục quốc dân Sựphát triển của nền giáo dục cả về quy mô, chất lượng và với một cơ cấu hợp lý vềvùng, miền, trình độ, ngành nghề đào tạo sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quá trình
Trang 20hình thành và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân phù hợp với xu hướng pháttriển của thời đại, đảm bảo sự tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam,được Đảng và Nhà nước xác định là con đường tất yếu để Việt Nam thoát nhanh khỏitình trạng lạc hậu, chậm phát triển và trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại Nhậnthức được tầm quan trọng của giáo dục với việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốcdân Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặcbiệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đâykhông chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiếnlên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống Trong Văn kiện đại hội XII lầnnày, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kếsách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở conđường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhânsinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Thứ tư: Giáo dục góp phần tạo lập sự công bằng trong xã hội.
Giáo dục mang lại các kỹ năng, kiến thức và quan điểm nhận thức xã hội, đó chính lànhân tố quyết định nâng cao khả năng tham gia vào thị trường lao động của lực lượnglao động nghèo Công bằng trong giáo dục góp phần đem lại sự công bằng trong phânphối thu nhập Thông qua các khoản chi tiêu của chính phủ cho giáo dục Hiện nay,giáo dục tiểu học phổ cập không mất tiền là cách thức chủ yếu để tái phân bổ nguồnlực có lợi cho người nghèo.
1.1.2 Giáo dục phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường
Giáo dục là chuỗi hoạt động có ý thức của xã hội và giáo dục cơ bản là bước đầu hếtsức quan trọng làm cơ sở cho quá trình đào tạo Trong giáo dục cơ bản thì bước đầutiên là GDPT.
Để thực hiện các mục tiêu giáo dục của mình, mỗi nước có một hệ thống giáo dụcquốc dân đặc trưng, hệ thống giáo dục quốc dân nào cũng đều là toàn bộ các thiết chế
Trang 21GDPT của quốc gia do nhà nước thiết lập, quản lý dưới những hình thức cụ thể khácnhau và được cấu trúc theo bậc, cấp ngành, phương thức giảng dạy và quản lý Tronghệ thống giáo dục hiện đại, các bậc học được phân thành: Giáo dục tiền học đường,GDPT, giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo dục đại học.
Theo cách hiểu chung nhất thì GDPT là một bộ phận của giáo dục quốc dân có vai tròhình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trang bị những tri thức và kỹ năng phổ thông cơbản nhất về khoa học, văn hóa, nghệ thuật, hướng nghiệp, có sức khỏe để tiếp tục họclên những bậc học cao hơn: học nghề hay đi vào cuộc sống lao động sản xuất, thựchiện nghĩa vụ công dân.
Mục tiêu giáo dục nói chung, GDPT nói riêng của mỗi quốc gia phụ thuộc vào quanđiểm phát triển giáo dục và chế độ chính trị của mỗi quốc gia Do vậy, mỗi quốc gia cóthể lựa chọn mục tiêu GDPT theo các định hướng phát triển chất lượng nguồn nhânlực phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia có một hệthống giáo dục riêng phản ánh quan điểm giáo dục của quốc gia mình.
Đối với Việt Nam, Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách Giáo dục chỉ rõ: GDPT lànền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc ta Nó đặt cơ sởvững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, đồngthời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân vàcán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và tăng cườngquốc phòng.
GDPT Việt Nam chia làm 2 bậc: bậc tiểu học và bậc trung học.
- Bậc tiểu học là bậc dành cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi, thực hiện trong 5 năm học, từ lớp1 đến lớp 5 Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với trẻ em; Nhà trường, gia đìnhvà xã hội đều phải quan tâm, có nghĩa vụ, trách nhiệm để trẻ em ở độ tuổi này học hếttiểu học.
- Bậc trung học được chia làm 2 cấp: THCS và Trung học phổ thông.
Trang 22+ THCS là cấp học dành cho trẻ em đã có bằng tốt nghiệp tiểu học, độ tuổi 11, đượcthực hiện trong 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9 Tính đến nay Việt Nam đã thực hiện phổ cậpgiáo dục bậc THCS được 10 năm.
+ Trung học phổ thông dành cho người đã có bằng tốt nghiệp THCS, ở độ tuổi 15,được thực hiện trong 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12.
Tương ứng với các bậc học, cấp học ở GDPT là các trường tiều học, THCS, Trung họcphổ thông.
Trong nền Kinh tế thị trường coi kết quả của GDPT là những cá thể được đào tạo cơbản với tri thức, thể mĩ sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu đào tạo Chỉ có thể đào tạo tốtnếu giáo dục cơ bản tốt Do vậy, khi kết thúc quá trình GDPT không chỉ là đòi hỏi củaquá trình đào tạo mà còn là nguyên liệu cần thiết cho giai đoạn tiếp theo là đào tạochính thị trường đòi hỏi giáo dục, đồng thời nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều phươngpháp đào tạo GDPT Đó là:
- Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều nguồn lực cho Giáo dục.
- Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều loại hình giáo dục: Công lập - ngoài công lập;- Nền kinh tế thị trường sàng lọc, thừa nhận kết quả giáo dục.
- Nền kinh tế thị trường tác động vào từng khâu của Giáo dục: Đội ngũ thầy cô giáogiảng dạy - cơ sở vật chất.
- Nền kinh tế thị trường đòi hỏi và hòa nhập quốc tế hóa hệ thống - mục tiêu - chấtlượng giáo dục.
- Nền kinh tế thị trường cho phép gặt hái kết quả của giáo dục theo hình thức "mua"kết quả của giáo dục như mua nhân tài, thu hút tiềm năng sẵn có mà không trực tiếpgiáo dục từ những bước đi đầu tiên.
Việt Nam có một giai đoạn trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, có nhậnthức và quan niệm chưa thật đúng đắn về hoạt động giáo dục Chỉ có khu vực hoạtđộng sản xuất vật chất được coi là trọng yếu, tâm điểm của hoạt động xã hội Khu vựcnày quyết định tất cả Các khu vực không sản xuất vật chất đều coi là thứ yếu, ăn theo
Trang 23khu vực sản xuất vật chất Từ nhận thức như vậy dẫn tới tư duy phân phối tổng sảnphẩm xã hội là: Tổng sản phẩm xã hội chỉ do khu vực sản xuất vật chất tạo ra, nênphải để tái sản xuất giản đơn và sản xuất mở rộng khu vực này, tiếp đến để dành chodự trữ quốc phòng, sau cùng phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội mới dành để nuôicác khu vực không sản xuất khác, hoạt động giáo dục không có được một vị thế độclập tương đối riêng của mình mà hầu như bị lệ thuộc hoàn toàn vào sự chi phối củakhu vực vật chất Do đó, hoạt động giáo dục bị xuống cấp trầm trọng với nhữngkhuyết tật của cách nhận thức cũ kỹ về giáo dục Như:
- Căn cứ vào nguồn lực ngân sách để phân phối tổng sản phẩm xã hội để quyết địnhgiáo dục.
- Hạn chế, coi nhẹ vao trò của giáo dục ngoài công lập.
- Chậm đổi mới việc cải cách giáo dục trên mọi mặt: Chương trình giáo dục, phươngpháp giáo dục, thiết bị giáo dục.
- Bó hẹp theo lối truyền thống, không xuất phát từ nhu cầu và quốc tế, thiếu chuẩnmực giáo dục.
- Phân phối nguồn lực cho các cấp học chưa hợp lý, thể hiện ở mức độ bao cấp ở cáccấp học.
Nhận thức rõ việc tụt hậu về giáo dục, kể từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới,mở cửa và hòa nhập với thế giới bên ngoài, đến với các lý thuyết khoa học về kinh tếthị trường nhiều vấn đề thuộc về nhận thức và tư duy kinh tế đã được đổi mới Nhậnthức được vị trí của các ngành dịch vụ không sản xuất trực tiếp vật chất trong việc cấuthành tổng sản phẩm quốc gia của nền kinh tế quốc dân đã nâng vị thế của các ngànhkhông sản xuất vật chất lên ngang hàng với ngành sản xuất vật chất, làm cho cácngành không sản xuất vật chất đã có một vị trí tương đối độc lập của mình trong nềnkinh tế quốc dân, quan hệ bình đẳng với các hoạt động khác thông qua thị trường, cóthể tự tạo lấy nguồn lực để hoạt động, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho xã hội và thuhồi chi phí thông qua quá trình trao đổi với khách hàng, thoát khỏi cảnh lệ thuộc vàokhu vực sản xuất vật chất.
Trang 24Giáo dục là ngành không sản xuất vật chất điển hình cung cấp các sản phẩm dịch vụcho xã hội Sản phẩm chủ yếu là các dịch vụ công cộng và dịch vụ cá nhân, hoặc làquảng đại quần chúng nhân dân.
Trong giáo dục có dịch vụ công cộng hữu hình như: các kiến thức của các môn học tựnhiên, xã hội , phương pháp giáo dục, kinh nghiệm được đúc kết , các dịch vụ côngcộng này khó loại trừ việc sử dụng của một người nào đó, do đó các dịch vụ này hầuhết là dịch vụ công cộng thuần túy; và các dịch vụ công cộng hữu hình như các hoạtđộng truyền đạt kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn thực hành, thực tế, thực tập các dịchvụ công cộng hữu hình ở đây nói chung là các dịch vụ công cộng không thuần túy, vìcó thể thực hiện sự loại trừ ở mức độ nhất định, phổ biến các dịch vụ công cộng hữuhình của giáo dục, vì mỗi dịch vụ thường được một lượng người có hạn sử dụng.
Ngoài ra hoạt động giáo dục còn có thể cung cấp các dịch vụ cá nhân riêng rẽ cho từngngười sử dụng, như các hoạt động gia sư, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh mặc dù dịchvụ được cung cấp cho từng người nhưng các dịch vụ đó vẫn có chứa đựng các yếu tốdịch vụ công cộng thuần túy cá nhân.
Bên cạnh cung cấp các dịch vụ, các hoạt động giáo dục cũng có thể tạo ra các sảnphẩm hàng hóa cụ thể như: xuất bản các sách giáo khoa, giáo trình tuy vậy, bao trùmlên tất cả các hoạt động giáo dục là cung cấp các dịch vụ không vì mục đích kinhdoanh kiếm lời nên các hoạt động giáo dục còn được gọi là hoạt động sự nghiệp.
Qua nghiên cứu hoạt động giáo dục của nhiều nước trong điều kiện kinh tế thị trườngcho thấy:
- Đối với dịch vụ công cộng vô hình của giáo dục, do không thể thực hiện được cơ chếthu hồi chi phí trực tiếp qua giá hoặc phí nên tư nhân hầu như không tham gia cungcấp dịch vụ công cộng Vai trò chủ yếu thuộc về nhà nước.
- Đối với dịch vụ công cộng hữu hình: có thể thực hiện được chi phí thông qua cơ chếgiá hoặc phí nên tư nhân cũng tham gia đầu tư cung cấp Đối với loại hình này cả nhànước và tư nhân đều đảm nhận đầu tư cung cấp.
Trang 25- Đối với các dịch vụ cá nhân: Do hoàn toàn có thể thu hồi đủ chi phí một cách trựctiếp thông qua giá nên hầu như do tư nhân đảm nhiệm.
- Đối với sản xuất cung cấp các sản phẩm hàng hóa thuộc giáo dục: các sản phẩm hànghóa này hoàn toàn có thể trao đổi mua bán trên thị trường nên có thể nhà nước cũngđầu tư cung cấp.
1.1.3 Các nguồn tài chính đầu tư phát triển giáo dục
1.1.3.1 Tài chính đối với sự phát triển của giáo dục
Tài chính là một phạm trù kinh tế khách quan, nó thuộc phạm trù phân phối của cải xãhội dưới hình thức giá trị Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ởmọi chủ thể trong xã hội, nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trongphân phối, thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhucầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Biểu hiện bên ngoài của tài chính đó là các hiện tượng thu, chi bằng tiền, là sự vậnđộng của các nguồn tài chính, sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể khácnhau trong xã hội.
Tài chính có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của một ngành hay một lĩnhvực Đối với giáo dục, tài chính có vai trò quan trọng, tài chính tác động đến quy mô,mục tiêu và chất lượng của hệ thống giáo dục Điều này được thể hiện cụ thể trên cáckhía cạnh sau:
Thứ nhất, nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống giáo dục
Để duy trì hoạt động giáo dục, phải có những trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạyhọc như trường, lớp, thư viện, phải xây dựng được chương trình đào tạo cùng vớihệ thống sách giáo khoa, ; phải trả lương cho đội ngũ giáo viên và các nhà quản lýgiáo dục Chiến lược phát triển giáo dục của mỗi quốc gia trong những thời kỳ nhấtđịnh phải được xây dựng dựa trên cơ sở khả năng cung ứng tài chính Thiếu yếu tố tàichính, những đề xuất, cải tiến khó có thể thực hiện được.
Nguồn lực tài chính ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến sự phát triển giáo dục.Thông thường, những quốc gia có cơ chế, chính sách huy động được nhiều nguồn lực
Trang 26tài chính đầu tư cho giáo dục thì hệ thống giáo dục của quốc gia đó phát triển, sảnphẩm giáo dục có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường laođộng Ngược lại, những quốc gia có nguồn lực tài chính không đáp ứng đủ nhu cầu củagiáo dục, nền giáo dục thường lạc hậu, chất lượng thấp hơn một cách tương đối so vớinhững nước có nguồn lực tài chính dồi dào Điều này đúng cả về lý thuyết và thựctiễn Chính vì lẽ đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay ngoài việc ngày càngdành nhiều nguồn lực hơn cho giáo dục, còn tạo môi trường thuận lợi để huy độngnguồn lực từ các chủ thể khác ở trong nước cũng như ngoài nước đầu tư phát triển giáodục.
Thứ hai, chính sách tài chính góp phần điều phối hoạt động giáo dục
Giáo dục được xem là một bộ phận của kết cấu hạ tầng xã hội, có ảnh hưởng lớn đếnsự phát triển của một quốc gia Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có hướng đích và phảiđạt được những yêu cầu cụ thể nào đó Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, mụcđích, yêu cầu đặt ra cho giáo dục không giống nhau.
Với chức năng phân phối vốn có của mình, tài chính phân bổ hợp lý các nguồn lực,đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và vật lực cho hoạt động giáo dục Điều phối hay tăngcường nguồn lực tài chính cho ngành học hay cấp học này sẽ giúp cho ngành học haycấp học đó phát triển, từ đó tạo nên hợp lực thúc đẩy sự phát triển của toàn hệ thốnggiáo dục.
Tài chính còn góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục, đảm bảo cho “ai cũngđược học hành” Công bằng trong giáo dục đang là yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia,khi mà sự phân bố của cải trong xã hội ngày càng có xu hướng tập trung vào một bộphận nhỏ dân cư, khiến cơ hội hưởng thụ giáo dục không đồng đều giữa người dânsống trong cùng một nước Nhờ có chức năng phân phối của tài chính, Nhà nước cóthể tăng cường đầu tư hoặc ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợicho người nghèo được tiếp cận giáo dục Từ đó, giảm sự mất công bằng trong giáodục, góp phần quan trọng tạo lập sự công bằng trong xã hội.
Công bằng trong giáo dục thường được thực hiện ở các cấp học thấp, nơi mà hầu hếtnhân dân đều có khả năng tiếp cận; ở nước ta giáo dục tiểu học được phổ cập, do đó
Trang 27không thu học phí Ở nhiều nước khác trên thế giới: giáo dục tiểu học và giáo dụcTHCS là bắt buộc, nhà nước đảm bảo chi tiêu 100%.
Thứ ba, tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục, hướng hoạt động giáodục đến những mục tiêu đã định một cách có hiệu quả nhất.
Kiểm tra, giám sát tài chính là kiểm tra, giám sát việc huy động và sử dụng tiền chogiáo dục Người ta có thể tiến hành kiểm tra, giám sát cơ sở giáo dục một cách thườngxuyên, liên tục và trên một bình diện rộng Thông qua công tác kiểm tra, giám sát,cóthể nắm bắt nhanh chóng tình hình hoạt động của cơ sở giáo dục.
Giáo dục là vấn đề lớn của quốc gia, cũng là vấn đề nhạy cảm được xã hội quan tâm.Những biểu hiện sai lệnh trong đầu tư phát triển giáo dục để lại hậu quả nghiêm trọngvề KTXH mà công tác khắc phục tiêu tốn nhiều thời gian và tiền của Kiểm tra, giámsát tài chính, với những đặc tính ưu việt của nó, giúp các cơ sở giáo dục đề xuất nhữnggiải pháp tình huống, cũng như chiến lược nhằm sử dụng các nguồn lực đầu tư pháttriển giáo dục một cách hợp lý, vì sự tiến bộ của con người và sự phát triển của nềnKTXH.
1.1.3.2 Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
*Nguồn NSNN:
Ngân sách là một khái niệm chung để chỉ ngân sách của các hộ gia đình, các doanhnghiệp và ngân sách của khu vực chính phủ Trong thực tiễn, thuật ngữ ngân sáchthường được hiểu là một bản ước tính về số tiền được sử dụng và kế hoạch sử dụng sốtiền đó cho một công việc của một chủ thể Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi làngân sách chính phủ hay ngân sách nhà nước Tuy nhiên khác với ngân sách của cáchộ gia đình, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế, chính trị vàpháp lý.
Theo góc độ kinh tế, ngân sách nhà nước là một công cụ chính sách kinh tế của quốcgia, được sử dụng để đạt các mục tiêu: kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn lực theo thứ tựưu tiên, và sử dụng nguồn lực hiệu quả.
Trang 28Theo góc độ chính trị, ngân sách nhà nước được trình cho cơ quan quyền lực nhà nướcđể đảm bảo các đại biểu của người dân giám sát, phê duyệt bởi Quốc hội, giới hạn cácquyền mà cơ quan hành pháp được phép thực hiện.
Theo góc độ quản lý, ngân sách nhà nước là căn cứ để quản lý tài chính trong các đơnvị sử dụng ngân sách, cho biết số tiền đơn vị được phép chi, các nhiệm vụ chi và kếhoạch thực hiện, ngân sách phân bổ cho đơn vị.
Ở Việt Nam, từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Ngân sách: tổng số thu và chicủa một đơn vị trong một thời gian nhất định” Luật NSNN được Quốc hội nước Cộnghòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 đưa ra kháiniệm: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toánvà thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”.
Nguồn vốn NSNN là nguồn vốn chủ đạo trong đầu tư cho giáo dục và được ưu tiêntrong cơ cấu bố trí vốn NSNN hàng năm Điều này xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, đây là nguồn tài chính cơ bản, to lớn và ổn định để duy trì và phát triển hệ
thống giáo dục – đào tạo theo định hướng và mục tiêu của Nhà nước.
Thứ hai, nguồn vốn NSNN góp phần giải quyết những vấn đề thuộc chính sách xã hội,
công bằng xã hội trong GD & ĐT.
Thứ ba, nguồn vốn NSNN góp phần giải quyết những vấn đề của hệ thống giáo dục
quốc dân ở tầm vĩ mô như phát triển rộng khắp mạng lưới các CSGD, xây dựng cácCSGD trọng điểm quốc gia, điều chỉnh quy mô, cơ cấu và nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục… Qua đó tạo điều kiện cần thiết để thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào pháttriển giáo dục.
Vốn NSNN chi cho giáo dục chính là một bộ phận nguồn tài chính đã được tập trungvào quỹ NSNN dành để đầu tư phát triển giáo dục Nó phản ánh số chi NSNN đượcphân bổ chi cho giáo dục, bao gồm chi Ngân sách trung ương và chi ngân sách địaphương.
Trang 29Đối với nước ta, vốn NSNN chi cho giáo dục được tạo lập từ nguồn chi thường xuyênvà chi đầu tư phát triển trong NSNN Vốn NSNN đầu tư cho giáo dục được phân phốivà sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi phát triển nền giáo dục quốc dân theo kế hoạchcủa Nhà nước Chi NSNN cho giáo dục bao gồm:
- Chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục là các khoản chi gắn với việc thực hiệncác nhiệm vụ thường xuyên về phát triển nền giáo dục quốc dân thuộc phạm vi cấpphát vốn của NSNN Vốn NSNN để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên cho giáo dụcđược thể hiện qua cơ cấu các nhóm mục chi sau:
+ Chi thanh toán cho cá nhân như chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương; tiềnthưởng, phúc lợi tập thể; đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàntheo quỹ lương,…theo chế độ Nhà nước quy định cho giáo viên và cán bộ viên chứcquản lý giáo dục; chi học bổng, trợ cấp cho học sinh sinh viên theo chế độ của Nhànước,…
+ Chi về nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học như chi muatài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; chi biên soạn sách giáo khoa, giáo trình và cáctài liệu khác phục vụ giảng dạy và học tập; chi mua các phương tiện dạy học; chi muavật liệu, hoá chất thí nghiệm; chi nghiên cứu và hội thảo khoa học; công tác phí; chithanh toán dịch vụ công cộng; các khoản chi khác phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn,…
+ Chi mua sắm, sửa chữa như chi mua sắm các thiết bị cho các phòng học, phòng làmviệc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện; chi mua sắm tài sản cố định; chisửa chữa lớn tài sản cố định của các cơ sở giáo dục,…
- Chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục là các khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầuxây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân Chi đầu tư pháttriển của NSNN cho giáo dục bao gồm: chi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trườnghọc, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, công sở làm việc vàmua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứukhoa học ở các cơ sở giáo dục,…
Trang 30- Chi NSNN cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục nhằm thực hiện nhữngmục tiêu cụ thể có tính cấp bách trong phát triển nền giáo dục quốc dân ở từng thời kỳ.Tuỳ thuộc vào những mục tiêu cụ thể có tính cấp bách về giáo dục trong từng thời kỳmà mỗi quốc gia lựa chọn những chương trình mục tiêu về giáo dục khác nhau.Chương trình mục tiêu giáo dục thường được thực hiện bao gồm: phổ cập giáo dục,xoá và chống mù chữ, hỗ trợ giáo dục những vùng miền có điều kiện KTXH khó khănnhư vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; tăng cường cơ sở vậtchất của các cơ sở giáo dục như xoá phòng học cấp 4 và phòng học ba ca; tăng cườngcơ sở vật chất của các bậc học, cấp học; nâng cao chất lượng và chuẩn hoá đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục như đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường sư phạm,tăng cường năng lực đào tạo nghề; đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa,…
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phát sinh tại đơn vị bao gồm:
Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước theo quy định củaPháp luật.
Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơnvị (bao gồm các hoạt động trong sự nghiệp GD & ĐT, sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội,sự nghiệp văn hoá, thông tin, sự nghiệp thể dục, thể thao, sự nghiệp kinh tế).
Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).
Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạtdộng dịch vụ.
Nguồn tài chính thu từ học phí: Đây là nguồn thu để đảm bảo công bằng và tạo điềukiện cho chủ động cho các địa phương, cũng như để phù hợp với tình hình phát triểnKTXH đất nước, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh khung mức thu học phí trên cơ sởđó chính quyền địa phương cấp Tỉnh, Thành Phố trực thuộc trung ương quyết định cụthể Hiện nay, mức thu học phí ở các CSGD công lập được thực hiện theo Nghị địnhsố 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Trang 31* Nguồn thu khác
Nguồn đóng góp của nhân dân: Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã huy động sự thamgia đóng góp của toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục trên cả 3 mặt: Nhân lực, vật lực,tài lực Trong những năm gần đây, việc đóng góp của các địa phương và nhân dân choviệc xây dựng các cơ sở giáo dục ngày càng tăng lên Qua đó mở ra tiềm năng huyđộng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.
Nguồn tài chính từ viện trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước: Đây là nguồntài chính quan trọng cho phát triển giáo dục Chiếm tỷ trọng đáng kể đó là nguồn việntrợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước, của các tổ chức quốc tế Ngoàira, còn có sự hỗ trợ trực tiếp của một số nước với các cơ sở giáo dục ở nước ta.
Các nguồn khác: Như nguồn tài chính từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học,nguồn đóng góp của các doanh nghiệp,…Các nguồn vốn này còn chiếm tỷ trọng nhỏvà chưa ổn định Tuy nhiên trong tương lai đây sẽ là nguồn vốn đáng kể cho sự pháttriển GD & ĐT.
1.2 Công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông
1.2.1 Khái niệm và yêu cầu của công tác quản lý tài chính đối với các trường phổthông
* Khái niệm
Công tác quản lý tài chính là sản phẩm trong hoạt động quản lý kinh tế có mục đíchcủa con người, bao gồm hệ thống các chính sách tài chính, các giải pháp, các công cụtài chính và các phương pháp tổ chức, sử dụng, quản lý nhằm đạt được mục tiêu quảnlý do mình đề ra trong điều kiện nhất định về thời gian, không gian và địa điểm.
Công tác quản lý là tổng thể các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làmắt xích trong quy trình vận động của sự vật tạo thành động lực dẫn dắt nền kinh tếhay sự hoạt động về một lĩnh vực nào đó Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cơ chế quảnlý kinh tế là tổng thể cách thức tổ chức và hoạt động của các yếu tố có mối quan hệchế ước và tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống quản lýkinh tế do Nhà nước thiết lập Vì vậy, cơ chế quản lý kinh tế một mặt chịu tác động và
Trang 32tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan, mặt khác con người cần nhận thức, xây dựngvà dựa vào đó để vận hành nền kinh tế.
Công tác quản lý tài chính trong giáo dục là phương thức Nhà nước sử dụng các côngcụ tài chính tác động vào hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm định hướng sự phát triểngiáo dục Công tác quản lý tài chính giáo dục, một mặt thừa nhận và vận dụng quy luậtkhách quan của cơ chế quản lý kinh tế vận hành trong nền kinh tế thị trường, mặt khácphải biết sử dụng các phương pháp thích hợp về mặt tài chính nhằm tác động vào sựvận hành của các cơ sở giáo dục theo các mục tiêu mong muốn.
Công tác quản lý tài chính trong GDPT là tổng thể các phương pháp, hình thức, côngcụ được vận dụng để quản lý hoạt động tài chính của các trường đại học trong nhữngđiều kiện cụ thể nhằm thực hiện được các mục tiêu trong chiến lược đào tạo nguồnnhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài có trình độ cao phục vụ cho sự pháttriển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.
* Yêu cầu
Để Công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông đạt hiệu quả cần bảo đảmhai yêu cầu sau:
Một là, đa dạng hoá về phương thức quản lý, khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải tìm hiểu sự tác động của cơ chếthị trường đến các hoạt động giáo dục, trong đó có các trường phổ thông trên hai mặt:tích cực và tiêu cực Với một hệ thống giáo dục đa dạng về hình thức (công lập, dânlập, tư thục) Nhà nước không nên thực hiện một phương thức quản lý nhất loạt lên cácđối tượng quản lý khác nhau Đồng thời, ngay với một đối tượng quản lý cũng cần cósự kết hợp cách thức quản lý bằng “mệnh lệnh và kiểm soát”, với cách thức dựa vàokhuyến khích tài chính để thực hiện và dựa vào phản ánh của sinh viên, cha mẹ họ, Đòi hỏi phải đa dạng hoá về phương thức quản lý Đa dạng hoá các phương thức quảnlý trong giáo dục thực chất là phối kết hợp giữa các biện pháp tổ chức hành chính kinhtế một cách nhuần nhuyễn trong một thể thống nhất, trong đó lấy biện pháp kinh tế làmphương pháp quản lý chủ yếu.
Trang 33Hai là, kết hợp hài hoà giữa quản lý của Nhà nước với tự vận động của giáo dục trong
lĩnh vực tài chính Nhận thức đầy đủ tính quy luật hay cơ chế tự vận động của giáo dụcđể vận dụng vào việc quản lý và định hướng hoạt động giáo dục đạt được mục tiêumong muốn về chất lượng và hiệu quả Vai trò của Nhà nước, các nhà quản lý giáodục trong việc quản lý giáo dục, trong đó có các trường phổ thông cần biết sử dụng cáccông cụ quản lý tài chính tác động vào giáo dục thông qua cơ chế vốn có của nó,hướng vận động đến các mục tiêu mong muốn Các chức năng chủ yếu của quá trìnhquản lý là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thúc đẩy, kiểm tra, trong đó chủ thể quản lýlà Nhà nước, khách thể quản lý là hệ thống các trường phổ thông, nội dung quản lý lànhững hoạt động của trường học và tiêu chuẩn để đánh giá quản lý là những điều quyđịnh về hoạt động của các trường đó.
1.2.2 Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng của công tác quản lý tài chính đối với cáctrường phổ thông
* Vai trò của quản lý tài chính đối với các trường phổ thông được xét trên cả hai gócđộ:
- Đối với cơ quan quản lý cấp trên:
Thứ nhất, tạo lập vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển nền giáo dục quốc dân nói
chung, và các trường phổ thông nói riêng nhằm khơi dậy và huy động các nguồn tàichính trong xã hội, NSNN và ngoài NSNN vào đầu tư phát triển giáo dục, trong đó cócác trường phổ thông.
Thứ hai, thúc đẩy quá trình đa dạng hoá các loại hình, phương thức và hình thức giáo
dục nhằm phát huy cộng đồng trách nhiệm trong tạo lập vốn đầu tư phát triển cáctrường học, đảm bảo công bằng xã hội, ngăn chặn thương mại hoá trong tạo lập vốnđầu tư phát triển các trường học.
Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống giáo dục phát triển thông qua việc phân
bổ vốn đầu tư phát triển giáo dục tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, gắn chithường xuyên, chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu.
Thứ tư, kiểm tra, giám sát tài chính trong mọi hoạt động tài chính của các trường phổ
thông đảm bảo có được các thông tin trung thực, khách quan, đầy đủ và toàn diện về
Trang 34các hoạt động tài chính của các trường Thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sửdụng các nguồn tài chính của các trường phổ thông, đảm bảo tuân thủ theo quy địnhcủa Nhà nước và điều chỉnh, ngăn chặn các sai phạm, lành mạnh hoá và nâng cao hiệuquả các hoạt động tài chính của các trường phổ thông.
- Đối với các cơ sở GDPT
Một là, chủ động thu hút, khai thác, tạo lập nguồn vốn NSNN và ngoài NSNN thông
qua đa dạng hoá các hoạt động của trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chínhđầu tư cho nhà trường;
Hai là, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường phổ thông trong việc tạo
lập, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư từ NSNN và ngoài NSNN cho trườngmột cách tiết kiệm, hiệu quả, lành mạnh hoá các hoạt động tài chính đảm bảo cácnguồn kinh phí được đầu tư được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả cao,ngăn chặn các hiện tượng vụ lợi trong hoạt động tài chính của trường học;
Ba là, chịu sự quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát tài chính của cơ quan chủ quản
cấp trên, cơ quan tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tàichính của các trường học.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính đối với các trường phổ thông:
Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu liên quan đến hoạt động tài chính trong quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của nhà trường, đó là:
- Nhân tố bên ngoài:
+ Quy mô, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội;
+ Yêu cầu của nền kinh tế – xã hội đang chuyển đổi, vận động theo cơ chế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước;
+ Quan điểm, mục tiêu, phương thức phân phối NSNN của Nhà nước, tổ chức kinh tế– xã hội và của gia đình người học, học sinh cho GDPT.
- Nhân tố bên trong:
Trang 35+ Đa dạng hoá các loại hình GDPT;
+ Sự thay đổi về quy mô GDPT, về cơ sở vật chất và giá cả;
+ Cơ quan chủ quản và hình thức sở hữu (khu vực công lập và ngoài công lập);+ Sự thay đổi về số lượng và chất lượng cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;+ Chính sách học phí, học bổng cho học sinh;
Các nhân tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành Công tácquản lý tài chính đối với các trường phổ thông Tuỳ vào từng giai đoạn, hoàn cảnhphát triển khác nhau, điều kiện phát triển từng vùng, miền mà Nhà nước nhấn mạnhnhân tố này hoặc nhân tố khác trong cơ chế quản lý tài chính đối với các trường phổthông.
1.2.3 Nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông
Công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông, bao gồm:*Công tác huy động, tạo nguồn lực tài chính
Việc tạo nguồn tài chính có tính quyết định đến triển khai chiến lược, kế hoạch đào tạocủa các trường phổ thông Bởi lẽ cho dù chiến lược, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu củanhà trường có tốt đến đâu, nếu không có nguồn tài chính bảo đảm thì chiến lược, kếhoạch chỉ là ước nguyện, không thể triển khai được trong thực tế.
Trong các trường phổ thông công lập, nguồn tài chính của nhà trường bao gồm nguồntừ NSNN, nguồn học phí của người học, nguồn thu nhập khác.
- Đối với nguồn từ NSNN
+ Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối vớiđơn vị chưa tự bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thusự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán đượccấp có thẩm quyền giao.
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị khôngphải là tổ chức khoa học và công nghệ).
Trang 36+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức.+ Kinh phí thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia.
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điềutra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác…).
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trongphạm vi dự toán được giao hàng năm.
+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyềnphê duyệt.
+ Kinh phí khác ( nếu có ).
Nhìn chung, các khoản kinh phí trên đều được nhà nước cấp phát theo nguyên tắc dựatrên giá trị công việc thực tế đơn vị thực hiện và tối đa không vượt quá dự toán đãđược phê duyệt Riêng đối với khoản kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên chocác đơn vị bảo đảm một phần chi phí thường xuyên thì mức kinh phí Ngân sách Nhànước cấp được thực hiện ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêmtheo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sáchNhà nước bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.
Đối với chi đầu tư phát triển: Đây là khoản chi được quản lý theo quy định của vốnđầu tư xây dựng cơ bản, gồm:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụtrực tiếp cho giảng dạy và học tập.
+ Chi đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm, xây dựng mới các phòng thí nghiệmtrọng điểm cấp Nhà nước.
+ Chi tài nguyên và môi trường: đầu tư cho các lĩnh vực nghiên cứu xử lý những vấnđề có liên quan trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Trang 37Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phát sinh tại đơn vị bao gồm:
Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước theo quy định củaPháp luật.
Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơnvị (bao gồm các hoạt động trong sự nghiệp GD & ĐT, sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội,sự nghiệp văn hoá, thông tin, sự nghiệp thể dục, thể thao, sự nghiệp kinh tế).
- Đối với nguồn thu khác
*Công tác quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính
Công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính được hình thành thông qua hoạtđộng tạo nguồn Hoạt động quản lý, sử dụng nguồn tài chính trong các trường phổthông vừa chịu sự chi phối bởi chiến lược và kế hoạch hoạt động chủ yếu là đào tạo vànghiên cứu khoa học và các hoạt động dịch vụ khác, vừa có ảnh hưởng tác động đếntoàn bộ hoạt động của nhà trường theo hai chiều hướng thuận nghịch khác nhau đốivới quá trình phát triển của các trường học Điều đó tuỳ thuộc vào công tác tổ chức cáchoạt động tài chính trong các trường, hay nói một cách khác là tuỳ thuộc vào công tácquản lý tài chính trong các trường Tuỳ theo đặc điểm của các nguồn tài chính trongcác trường phổ thông mà có thể hình thành các loại Công tác quản lý tài chính khácnhau sao cho việc tạo lập và quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính trong các trường phổthông phù hợp với đặc điểm của từng nguồn tài chính, phù hợp với hoạt động của nhàtrường đảm bảo việc sử dụng nguồn lực tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Công tác quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính đối với các trường phổ thông bao hàmquyền tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của các trường, cụ thể:
+ Quyền tự chủ của các trường phổ thông: khuyến khích đa dạng hoá và tăng cácnguồn thu Nguồn thu được phép giữ lại để bổ sung kinh phí cho các hoạt động đào tạocủa trường, nguồn thu đa dạng là sự đảm bảo tốt nhất cho quyền tự chủ của các trườngphổ thông Nếu trường học phụ thuộc duy nhất vào NSNN thì quyền tự chủ vẫn là mộtkhái niệm rỗng; năng lực và mức độ kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí Chi
Trang 38phí của trường phổ thông phụ thuộc các nhân tố: quy mô tuyển sinh, số lượng và trìnhđộ đội ngũ giáo viên, chi phí trực tiếp giảng dạy và học tập
- Công tác lập dự toán thu, chi
Đây là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trìnhquản lý tài chính của các trường phổ thông công lập Lập dự toán thu, chi một cáchđúng đắn, có cơ sở khoa học, thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch hoạtđộng đào tạo của các trường phổ thông công lập nói chung và việc thực hiện dự toánnói riêng Lập dự toán thu, chi quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tàichính; nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và kiểm soát chi phí phát sinhhàng năm của NSNN.
Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của công tác lập dự toán thu, chi của các trườngphổ thông công lập, lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu nhất định và dựa vào nhữngcăn cứ nhất định với những phương pháp và trình tự có tính khoa học và thực tiễn đápứng những yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, đảm bảo việc xây dựng dự toán thu, chi của các trường học dựa trên hệthống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức của ngành giáo dục đào tạo, của Nhànước được các cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với thực tiễn KTXH và nhiệm vụđào tạo của trường học.
Thứ hai, đảm bảo việc xây dựng dự toán thu, chi của các trường phổ thông công lậpđược thực hiện đúng với trình tự và thời gian quy định.
Thứ ba, dự toán thu chi của trường học công lập phải bao quát được toàn bộ hoạt độngcủa trường học công lập, phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi các hoạt động đào tạo vàcác hoạt động khác của nhà trường.
Thực chất dự toán của trường phổ thông công lập là sự phản ánh nhu cầu huy động,tạo lập các nguồn tài chính và phân phối sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằm đápứng nhiệm vụ hoạt động của trường học Vì vậy, để dự toán ngân sách biến thành hiệnthực khi lập dự toán phải căn cứ sau đây:
Trang 39+ Nhiệm vụ được giao của Nhà nước đối với trường phổ thông công lập, bám sát vàochủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đàotạo trong năm kế hoạch Dựa vào căn cứ này, đảm bảo cho việc lập dự toán thu, chicủa trường phổ thông công lập bám sát được mục tiêu nhiệm vụ hoạt động của trườngvà nhiệm vụ cần động viên khai thác nguồn thu của đơn vị cũng như phân phối và sửdụng các nguồn tài chính huy động được có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo được yêucầu tiết kiệm, hiệu quả.
+ Hệ thống chính sách, chế độ, các định mức, tiêu chuẩn thu, chi của Nhà nước Đây làcăn cứ cụ thể đảm bảo việc lập dự toán có căn cứ thực tiễn, cơ sở khoa học, cơ sở pháplý Ngoài ra, việc lập dự toán cần phải căn cứ vào kết quả phân tích việc thực hiện dựtoán thu, chi của trường phổ thông công lập trong thời gian qua Đây là căn cứ quantrọng bổ sung cho những kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán trong kỳ kế hoạch.Đối với các khoản chi của các trường phổ thông công lập, dựa vào tính chất phát sinhcủa các khoản chi tiêu trong nhà trường dự toán chi được lập và chia thành hai loại Đólà chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Những khoản chi mang tính chất tiêu dùng thường xuyên được Nhà nước ban hànhthành một hệ thống các tiêu chuẩn định mức chi tổng hợp được sắp xếp theo các khoảnmục quy định của hệ thống mục lục NSNN Loại chi đầu tư phát triển bao gồm: chiđầu tư mua sắm tài sản cố định, chi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác chấp hành ngân sách
Là một quá trình được điều phối bởi Kho bạc nhà nước cùng với sự hợp tác với các cơquan chủ quản Về mặt chi tiêu ngân sách, chi ngân sách là trách nhiệm của các trườnghọc phối hợp với Kho bạc nhà nước, là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát, thanh toánvà thông tin quản lý tài chính Hiện nay, các trường học thực hiện ngân sách theo dựtoán chi ngân sách bằng cách gửi trực tiếp đề nghị thanh toán tới Kho bạc Việc chấphành ngân sách cho phép hoạt động ở các trường phổ thông công lập chủ động, linhhoạt hơn.
Việc cấp phát kinh phí được rút gọn tới mức tối thiểu là cơ quan tài chính thực hiệncấp kinh phí hoạt động cho các trường học vào một mục duy nhất của mục lục NSNN,
Trang 40sau khi các trường học sử dụng mới phản ảnh kết quả vào NSNN theo nội dung cụ thểđã thực hiện.
*Công tác phân phối chênh lệch thu – chi
Việc phân phối chênh lệch thu- chi dựa trên kết quả tài chính hàng năm của các trườngphổ thông được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơnvị trong năm tài chính Số chênh lệch thu lớn hơn chi, đối với các trường phổ thôngcông lập dùng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và trích lập các quỹtheo qui định.
*Công tác quản lý tài sản
Đối với các trường phổ thông công lập, tài sản nhà trường thuộc sở hữu Nhà nước,Nhà nước giao cho cán bộ, viên chức nhà trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởngchịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản và cơ sở vật chất của nhà trường theo chế độtài chính của Nhà nước.
Trường phổ thông công lập có trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn vốn và cơ sởvật chất của nhà trường có hiệu quả Về vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trườngphổ thông công lập, vốn đầu tư cơ bản được NSNN cấp Tài sản được sử dụng chohoạt động đào tạo, của nhà trường được tính hao mòn hàng năm theo quy định Trườnghợp tài sản sử dụng vào hoạt động dịch vụ thì phải trích khấu khao tài sản cố định vàđược để lại để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và trả nợ vốn vay (nếu có) Đối với tàisản được thanh lý, sau khi trừ chi phí thanh lý, được để lại đơn vị và hạch toán vàoQuỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của nhà trường.
*Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính
Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với các trường phổ thông chủ yếu liên quanđến công tác hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm tra, kiểm toán ở các trườnghọc Trong đó, hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán là khoa học thu nhận, xử lý vàcung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính trong cáctrường phổ thông nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính củacác trường học Hạch toán kế toán là một phần không thể thiếu của quản lý tài chính.