1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn

114 153 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, là công cụhữu hiệu cho cơ quan nhà nước quản lý tất cả các mặt đời sống

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Khả Thanh

i

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiềucông sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đềtài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,

Bộ môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp ViệtNam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luậnvăn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Thanh tra tỉnh LạngSơn, UBND huyện Văn Lãng, Thanh tra huyện Văn Lãng và các Phòng chuyên môn,

cơ quan có liên quan thuộc UBND huyện Văn Lãng, UBND các xã trong huyện đã giúp

đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luậnvăn./

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Khả Thanh

Trang 4

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN iLỜI CẢM ƠN

ii MỤC LỤC

v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii DANH MỤC HỘP viii TRÍCH YẾULUẬN VĂN ix THESISABSTRACT xi Phần 1

Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 11.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 31.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 42.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm 4

2.1.2 Vai trò của thanh tra hành chính 6

2.1.3 Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính 7

2.1.4 Đặc điểm của thanh tra hành chính 9

2.1.5 Nội dung công tác thanh tra hành chính 13

Trang 5

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính 21

2.2 Cơ sở thực tiễn 253.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 34

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37

Trang 6

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 37

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 39

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 39

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 40

Phần 4 Kết quả và thảo luận 41

4.1 Thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện Văn Lãng 41

4.1.1 Công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm 41

4.1.2 Thực trạng tổ chức thực hiện thanh tra hành chính 45

4.1.3 Kết quả công tác thanh tra hành chính 57

4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính ở huyện Văn Lãng 67

4.2.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra 67

4.2.2 Chất lượng và số lượng cán bộ thanh tra 69

4.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàng năm phục vụ công tác thanh tra hành chính 72

4.2.4 Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện 75

4.2.5 Sự phối hợp của đối tượng bị thanh tra 76

4.2.6 Sự phối hợp của các cơ quan liên quan 77

4.3 Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn 79

4.3.1 Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ 79

4.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự một cuộc thanh tra

83 4.3.3 Nhóm giải pháp tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị và ngân sách cho công tác thanh tra hành chính 85

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 88

5.1 Kết luận 88

5.2 Kiến nghị 89

5.2.1 Đối với Chính phủ 89

5.2.3 Đối với UBND huyện Văn Lãng 90

Tài liệu tham khảo 91

Trang 7

TTV Thanh tra viên

UBND Ủy ban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Lãng năm 2015 33

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Văn Lãng năm 2015 34

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện 37

Bảng 4.1 Tình hình kế hoạch thanh tra hàng năm 42

Bảng 4.2 Tổng hợp ý kiến đánh giá của Thanh tra tỉnh, huyện và cán bộ huyện liên quan về kế hoạch thanh tra của huyện 44

Bảng 4.3 Tình hình cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Văn Lãng 45

Bảng 4.4 Thành phần tham gia thực hiện một cuộc thanh tra 46

Bảng 4.5 Tình hình công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra 47

Bảng 4.6 Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra theo lĩnh vực TTr 48

Bảng 4.7 Tình hình thực hiện các bước của thanh tra (chia theo nội dung) 49

Bảng 4.8 Tình hình thực hiện các bước của thanh tra (chia theo lĩnh vực) 50

Bảng 4.9 Tình hình thực hiện các bước khi kết thúc thanh tra 51

Bảng 4.10 Đánh giá công tác thực hiện quy trình thanh tra 52

Bảng 4.11 Tình hình chấp hành thời hạn thanh tra 53

Bảng 4.12 Tình hình chấp hành công khai kết luận thanh tra 54

Bảng 4.13 Tình hình đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra (chia theo năm) 55

Bảng 4.14 Tình hình đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra (chia nội dung) 55

Bảng 4.15 Kết quả thực hiện kế hoạch TTr huyện Văn Lãng 2013 – 2015 58

Bảng 4.16 Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế 58

Bảng 4.17 Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế(phân theo lĩnh vực) 61

Bảng 4.18 Đánh giá về kết quả qua công tác thanh tra hành chính 65

Bảng 4.19 Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc thanh tra 66

Bảng 4.20 Đánh giá về cơ chế, chính sách liên quan đến công tác TTr 69

Bảng 4.21 Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Văn Lãng (tính đến 31/12/2015) 70

Bảng 4.22 Tình hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thanh tra 72

Bảng 4.23 Tình hình chi ngân sách cho công tác TTr hành chính hàng năm 73

Bảng 4.24 Cơ sở vật chất, trang thiết bị (đến 31/12/2015) 75

Bảng 4.25 Đánh giá về sự phối hợp của đối tượng thanh tra 83

Bảng 4.26 Tình hình tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan 78

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 2.1 Quy trình một cuộc thanh tra 15

Sơ đồ 3.1 Bản đồ hành chính huyện Văn Lãng 32

Trang 10

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Đánh giá về tình hình đội ngũ cán bộ Thanh tra huyện tại buổi kiểm tra

của Thanh tra tỉnh đối với huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (ngày17/9/2015) 71Hộp 4.2 Đánh giá về tình hình chi ngân sách cho hoạt động thanh tại cuộc họp

tổng kết hoạt động của UBND huyện năm 2015 (ngày 22/12/2015) 74

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Lê Khả Thanh

2 Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường công tác thanh tra trên địa bàn huyệnVăn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”

3 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10

4 Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, là công cụhữu hiệu cho cơ quan nhà nước quản lý tất cả các mặt đời sống xã hội; nhằm phòngngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơchế, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biệnpháp khắc phục, từ đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân Trong các năm qua nhà nước đã ban hành nhiều luật, nghị địnhhướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, tuy nhiên công tác thanh tra vẫn gặp những khókhăn trong thực hiện Công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơncũng không là ngoại lệ Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu nàychúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra trên địa bàn huyệnVăn Lãng tỉnh Lạng Sơn, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường công tácthanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng cho những năm tới Tương ứng với đó là mụctiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra;(2) Đánh giá thực trạng công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơntrong thời gian qua; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra trên địabàn huyện Văn Lãng; (4) Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăngcường công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn cho những nămtiếp theo

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp

để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáovăn bản liên quan đến công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh cũng như UBND huyện VănLãng Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấutrúc, bán cấu trúc các đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ công chức ngành Thanh tra, cácphòng ban có liên quan; trực tiếp phỏng vấn các cán bộ công chức thuộc các cơ quanđơn vị là đối tượng thanh tra tại 6 xã, thị trấn và 11 trường học trên địa bàn huyện.Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như, phương pháp mô tả, phương phápphân tổ thống kê, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng công tác thanh tra trênđịa bàn huyện Văn Lãng, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanhtra trên địa bàn huyện Văn Lãng

Trang 12

Qua đánh giá thực trạng công tác thanh tra 3 năm (2013-2015) trên địa bànhuyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho thấy công tác thanh tra của huyện đã được quantâm thực hiện, thu được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi cácmục tiêu phát triển kinh tế xã hội; đã thực hiện được 20/23 cuộc so với kế hoạch đề ra;phát hiện số tiền 454.585.000 đồng chi sai chế độ quy định; kiến nghị thu hồi số tiền chisai chế độ quy định nộp ngân sách nhà nước là 345.041.000 đồng Các cuộc thanh tra cơbản được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục từ lúc lập kế hoạch, quyết định thanhtra, tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãngbao gồm: (1) Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra, (2) Chất lượng và sốlượng cán bộ thanh tra, (3) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàngnăm phục vụ công tác thanh tra, (4) Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên vàcủa lãnh đạo huyện, (5) Sự phối hợp của đối tượng thanh tra, (6) Sự phối hợp của các cơquan liên quan

Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp tăng cường công tácthanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn như sau: (1) Nhóm giải pháp vềnâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra; (2) Nhóm giải pháp nâng caochất lượng thực hiện quy trình thanh tra; (3) Nhóm giải pháp tăng cường điều kiện vậtchất, trang thiết bị và ngân sách cho công tác thanh tra; (4) Nhóm giải pháp khác Trong

đó giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra huyện Văn Lãng làgiải pháp then chốt, nâng cao được hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn huyện VănLãng, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Author: Le Kha Thanh

Thesis name: “Solutions to intensify inspections in Van Lang district, Lang Sonprovince”

Major: Economics Management Code: 60.34.04.10Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Inspection is an essential function of State management and an effective tool forgovernment agencies to manage all aspects of social life Inspection also aims toprevent, detect and make recommendations to government agencies Throughinspection, the interests of the government agencies, organizations and individuals areprotected Although the government has implemented a series of laws and instructedinspection, the inspection still experienced difficulties in recent years and the inspection

in Van Lang district, Lang Son is not an exception case

The research focused analysis and assessed the inspection in Van Lang district,Lang Son province Therefore, the study suggested solutions to intensify inspection VanLang district in the near future The specific objectives of the research includes: (1) Tosystematize the theoretical and practical basis in the inspection; (2) To evaluate theinspection in Van Lang district, Lang Son province in recent years; (3) To analyzefactors affecting the inspection in the district Van Lang; (4) To suggest solutions tointensify the inspection of Van Lang district, Lang Son province for the next year

In this study we used the flexibility between the primary and secondary data toanalyze Secondary data was collected from report of local inspection in Lang Sonprovince as well as Van Lang district Primary data was collected by in-depthinterviews, structured interviews and the relevant departments In addition, the directinterviews was used in order to ask officials who are inspector at 6 towns and 11schools in the district We used the method of analysis, the method of statisticdescription and comparison to evaluate the inspection in Van Lang district, and thenanalyze factors affecting the inspection in Van Lang district

The research pointed out that the inspection contributed successfulimplementation of the objectives of social and economic development Furthermore, theinspection examined 20 out of 23 inspections in comparison with total plannedinspections Besides, the inspection detected spent 454,585,000 dong inappropriatelyand make recommendations to recover an amount of money improperly with345,041,000 dong The basic inspection is implemented in accordance with legalrequirements from the beginning to the end

Trang 14

The main factors affecting the inspection in Van Lang district include: (1)Policies related to the inspection, (2) The quality and quantity of inspectors, (3) Theconditions of facilities, equipments and annual budget for the inspection, (4) theguidance of the inspector's superior and leaders, (5) The coordination between objectswhich are inspected and the inspection, (6) The coordination between relevant agencies

In research, we suggested solutions that enhance the inspection in Van Langdistrict, Lang Son province, namely: (1) To improve the quantity and quality ofinspectors; (2) To improve the quality of implementation of the inspection; (3) Toenhance facilities conditions, equipment and annual budgetfor the inspection; (4) OtherSolutions In particular, improving the quantity and quality of inspectors in Van Langdistrict is the core solution which improves the effectiveness of the inspection in VanLang district, Lang Son province in the near future

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, làmột giai đoạn trong chu trình quản lý, là công cụ hữu hiệu cho cơ quan nhà nướcquản lý tất cả các mặt đời sống xã hội Thông qua hoạt động thanh tra nhằmphòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những

sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền các biện pháp khắc phục, từ đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Kể từ khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra năm 2004,công tác thanh tra đã góp phần quan trọng phòng ngừa, phát hiện và xử lý các saiphạm trong việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội; đã kiến nghị xử lý và đề xuấtnhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước như về đất đai; đầu tưxây dựng cơ bản; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thu hồi nhiều tài sản cho nhànước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổsung cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khiếm khuyết, sơ hởtrong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷcương xã hội

Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác thanh tra vẫn còn một số tồn tạichưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành, còn nhiều bất cập trong quátrình tiến hành thanh tra, đặc biệt là về tổ chức và hoạt động thanh tra như: việcxây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác thanh tra chưađáp ứng yêu cầu; cơ cấu, tổ chức bộ máy, công tác chỉ đạo, điều hành trong hoạtđộng thanh tra hành chính chưa đạt hiệu quả cao; hoạt động thanh tra hành chínhcòn thiếu tính hệ thống, thiếu chặt chẽ

Đặc biệt tại huyện Văn Lãng là một huyện tương đối phát triển, là hạtnhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, là vùng kinh tếthương mại cửa khẩu, có các khu công nghiệp phát triển là động lực cho cuôccuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn Tuy nhiên bên cạnh sựphát triển đó, trong thời gian qua huyện Văn Lãng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,yếu kém: trình độ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tếthị trường; kỷ cương, kỷ luật ở một số cơ quan hành chính và cán bộ công chức

Trang 16

còn trì trệ, lỏng lẻo, yếu kém; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà,phức tạp; tệ nạn quan liêu, tham nhũng chưa được đẩy lùi một cách có hiệu quả,đặc biệt đối với các lĩnh vực nhạy cảm như: đất đai, tài chính, xây dựng, thựchiện các dự án… Đối với công tác thanh tra của huyện vẫn còn tồn tại nhiều bấtcập trong quá trình hoạt động như: tổ chức bộ máy chưa được quy định rõ ràng,thống nhất; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chưa tương xứng với sứmệnh được giao và chậm được kiện toàn trước các yêu cầu cải cách hành chính;việc thực hiện vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trongcông tác thanh tra; việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoànthanh tra, thành viên Đoàn thanh tra chưa được phát huy; sự can thiệp quá sâucủa thủ trưởng cơ quan quản lý vào tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra

đã làm giảm tính chủ động, tính độc lập cần thiết của cơ quan thanh tra; việc xâydựng chương trình, kế hoạch thanh tra chưa đảm bảo tính độc lập; việc xây dựngbáo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra và việc thi hành kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa mang tính hiệu lực thực thi cao;hoạt động thanh tra còn thiếu tính hệ thống, thiếu chặt chẽ và hiệu lực, hiệu quảchưa cao Những điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nói chung vàhuyện Văn Lãng nói riêng đòi hỏi phải có một thiết chế thanh tra thật sự, xứngđáng là một thiết chế của “cơ quan bảo vệ pháp luật”, kịp thời phát hiện các saisót trong cơ chế, chính sách để chấn chỉnh, góp phần xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa

Do vậy, để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh trahành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạnhiện nay Thông qua đó giúp cho công tác quản lý, uốn nắn kịp thời những khiếmkhuyết, điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách cho phù hợp, tránh sự xơ cứng,quan liêu Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần làm trong sạch

bộ máy, nhằm làm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân

Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả lưa chọn đề tài “Giải pháp tăngcường công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh LạngSơn” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thanh tra hành chính trên địa bànhuyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải

Trang 17

pháp chủ yếu tăng cường công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng cho những năm tiếp theo

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra hành chính là gì?

- Thực trạng công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãngtỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính trên địa bànhuyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là gì?

- Các giải pháp tăng cường công tác thanh tra hành chính trên địa bànhuyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn cho những năm tiếp theo là gì?

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động củacông tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

* Về nội dung:

- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác thanh tra hành chính

- Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện Văn Lãng

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra hành chính ở huyệnVăn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho những năm tiếp theo các vấn đề tập trung vàokhía cạnh quản lý của công tác thanh tra hành chính

* Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thu thập để phân tích tình hình công tácthanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng trong 3 năm từ năm 2013-

2015 Các giải pháp đề xuất cho những năm tiếp theo

* Về không gian: Phạm vi nghiên cứu công tác thanh tra hành chính trên địabàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Đề tài giúp đánh giá, tìm ra được những yếu tố bất cập, ảnh hưởng đếnhoạt động công tác thanh tra nói chung; tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả công tác thanh tra hành chính và tìm ra được những giải pháp để nângcao hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trên địa bànhuyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn – đây là những vấn đề nóng, có ý nghĩa quantrọng đang được Thanh tra tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tỉnh LạngSơn quan tâm

Trang 18

Từ điển pháp luật Anh - Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đốitượng bị thanh tra” Theo Từ điển tiếng Việt (1994) nêu rõ “thanh tra là kiểmsoát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” Với nghĩanày, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “xem xét và phát hiện ngăn chặnnhững gì trái với quy định”.

Quan niệm về thanh tra hiện nay cũng như trong lịch sử nước ta được thểhiện qua mô hình các cơ quan nhà nước, các quy định của Hiến pháp và pháp luật

và được đề cập ở các giác độ khác nhau:

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta chưa sử dụngthuật ngữ “thanh tra”, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một cơquan chuyên trách nào, mà quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ được giao choBan Thường vụ của Nghị viện: Hiến pháp (1946) nêu rõ “khi Nghị viện khônghọp, Ban Thường vụ có quyền kiểm soát, phê bình Chính phủ”

Ngày 23/11/1945, chỉ sau ba tháng từ khi Chính phủ Việt Nam dân chủcộng hoà ra đời, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặcbiệt Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷnhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân

và các cơ quan của Chính phủ”, từ đây thuật ngữ “thanh tra” xuất hiện, quyềnthanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ

Hiến pháp năm 1959 cũng đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thihành các quyết định quản lý nhà nước: Hiến pháp (1959) nêu rõ “Các Bộ trưởng

và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ra đời những thông tư, chỉthị và kiểm tra việc thi hành các thông tư và chỉ thị ấy” và “Uỷ ban hành chínhcác cấp chiếu theo quyền hạn do luật định mà ra quyết định, chỉ thị và kiểm traviệc thi hành những quyết định chỉ thị ấy”

Hiến pháp năm 1980 đã sử dụng thuật ngữ “thanh tra” với nội dung là mộtchức năng của cơ quan quản lý nhà nước Khoản 15 Điều 107 của Hiến pháp quy

Trang 19

định Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra vàkiểm tra của Nhà nước”, Điều 110 quy định: “Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnhđạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành nhữngquyết định của Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng” Về Uỷ bannhân dân, Điều 124 quy định: “Uỷ ban nhân dân các cấp chiểu theo quyền hạn doluật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bảnđó”

Đến Hiến pháp năm 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõhơn Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức và lãnh đạocông tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước,chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân” Đối với Uỷ ban nhân dân, Điều 124 Hiến pháp năm

1992 cũng quy định “Uỷ ban nhân dân… ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việcthi hành những văn bản đó”

Tại Điều 3 Luật thanh tra năm 2010 xác định: “Thanh tra nhà nước là hoạtđộng xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính

và thanh tra chuyên ngành”

Như vậy có thể thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều hành,quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ Bản chất của hoạtđộng thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọnghơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa,ngăn chặn vi phạm Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và ápdụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúngvới bản chất của hoạt động thanh tra Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được nhữngviệc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực

sự trở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới'' theo đúng như mong muốn

và yêu cầu của Bác Hồ đối với ngành thanh tra

* Khái niệm thanh tra hành chính:

Theo khái niệm quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra hànhchính được xác định như sau: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộctrong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.Như vậy xét về mặt tổ chức: Thanh tra hành chính là hoạt động được đảm nhiệm bởi các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính Ở trung ương

Trang 20

2.1.2 Vai trò của thanh tra hành chính

Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước:Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi có quản lý là phải có thanh tra.Lênin nói “Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai” Người cho rằngmục đích của thanh tra là nhằm xây dựng “khả năng biết làm, biết thành thạotrong quản lý” Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cũngdựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Người nói: “Thanhtra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và “Thanh tra là để theo dõi, xemxét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào”,

“nếu họ làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉthị của trên đưa xuống” Thanh tra là một trong những phương thức thực hiệnchức năng quản lý của Nhà Nước Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước baogồm 3 mặt thống nhất chặt chẽ với nhau: Ban hành quyết định quản lý; tổ chức,phân công, chỉ đạo việc thực hiện các quyết định quản lý; và kiểm tra việc thựchiện các quyết định quản lý

Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng củacông tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý Đảng ta cho rằng: “Tổchức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra

sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhànước” Gần đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ta đã nhấnmạnh quan điểm coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nhằm

“thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”

Trang 21

Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nétđặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diệnđối với toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Đảnglãnh đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhànước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật Chính vì vậy, hoạt động thanh traviệc chấp hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm đảm bảo chocác chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống Cũng chính vì vậy, hoạt độngthanh tra với tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phảiđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua những phương thức như:Hoạch định chính sách và những giải pháp lớn để định hướng cho tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước Những chính sách của Đảng sẽ được Nhà nướcthể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức thực hiện; đào tạo đội ngũ cán bộ, côngchức, định ra chủ trương, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; giớithiệu những đảng viên hoặc người có phẩm chất, có năng lực, có uy tín để nhândân bầu hoặc để Nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước;kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; kiểm tra các tổ chứcđảng, các đảng viên trong bộ máy nhà nước trong việc thực hiện nghị quyết củaĐảng, pháp luật của Nhà nước

Thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát triển và xử

lý những hành vi vi phạm pháp luật Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệthống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủmột cách tuyệt đối, đồng thời hệ thống pháp luật cũng phải hoàn chỉnh để đảmbảo pháp luật được thực hiện Công tác thanh tra, đánh giá được việc chấp hànhpháp luật đồng thời phát hiện các quy định pháp luật chưa hoàn thiện để tạo cơ sởxây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì thanh tra

là một nội dung, là một chức năng của quản lý nhà nước Thanh tra là phươngthức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.2.1.3 Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính

a) Mục tiêu công tác thanh tra hành chính

Hoạt động thanh tra hành chính nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chínhsách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp

Trang 22

b) Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính

Trong hoạt động thanh tra hành chính, các nguyên tắc được hiểu là những

tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng đắn, khách quan và khoa học, được quy địnhtrong pháp luật thanh tra mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra,cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình thực hiện thanh tra kinh tế,

xã hội và phòng, chống tham nhũng Các nguyên tắc này không chỉ thể hiệntrong toàn bộ quá trình tiến hành thanh tra mà nó phải trở thành ý thức của từngcán bộ, công chức, thanh tra viên trong suy nghĩ và trong hành vi, hành xử cụ thểkhi thực thi nhiệm vụ, công vụ trên cương vị của mình Các nguyên tắc hoạt độngthanh tra chỉ đạo và chi phối mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạtđộng thanh tra đạt được mục đích đề ra

Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được ghi nhận trong các vănbản pháp luật về thanh tra Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, tại Điều 5 quyđịnh “Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, kháchquan, công khai, dân chủ, kịp thời Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhânnào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra” Luật Thanh tra năm

2004 tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảođảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làmcản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanhtra” Nguyên tắc “Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệptrái pháp luật vào hoạt động thanh tra” của Luật Thanh tra năm 1990 được thaythành nguyên tắc “không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra” theo Luật Thanh tra 2004 Luật Thanh tra

2004 đã quy định nguyên tắc này, nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra không tácđộng xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, mà chỉ giúp cho cơquan, tổ chức là đối tượng thanh tra thấy được những sai sót, hạn chế trong tổchức và hoạt động của mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp

Bên cạnh đó, nguyên tắc đầu tiên cũng được sửa đổi cho phù hợp với thựctiễn quản lý nhà nước, do thanh tra là một chức năng của quản lý Đó là thay đổi

Trang 23

cụm từ “chỉ tuân theo pháp luật” bằng “phải tuân theo pháp luật” Nếu như “chỉtuân theo pháp luật” cho thấy pháp luật là thượng tôn, là kim chỉ nam và là cơ sởcho mọi hoạt động thanh tra Nguyên tắc hoạt động “phải” tuân theo pháp luật

mở đường cho sự đánh giá và ghi nhận cả về sự hợp lý, phù hợp của các quyếtđịnh, hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra Do đóhoạt động thanh tra có ý nghĩa hơn trong việc giúp cho quản lý thực hiện tốt, hiệuquả vai trò của mình

Luật Thanh tra năm 2010 tại Điều 7 quy định hoạt động thanh tra “tuântheo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dânchủ, kịp thời; Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanhtra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạtđộng bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” Việcquy định nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Luật Thanh tra là hết sức cầnthiết, trên thực tế nguyên tắc này không chỉ giúp cho hoạt động thanh tra đượcthực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch mà còn giúp cho các cơquan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, không bị ảnh hưởng đến hoạtđộng của mình

Tóm lại hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêngphải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Khi tiến hành thanh tra người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra, phải thực hiện đúng các quy địnhcủa pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi, quyếtđịnh của mình

Sau khi kết thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; các Đoàn thanh traphải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tra theođúng quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Đây là những yêu cầu cụ thể về nguyên tắc hoạt động thanh tra nói chung

và công tác thanh tra hành chính nói riêng Các Đoàn thanh tra, phải tuân thủđúng nguyên tắc này trong quá trình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, đảm bảođoàn thanh tra thực hiện đúng chức năng theo pháp luật quy định

2.1.4 Đặc điểm của thanh tra hành chính

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện

Trang 24

chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Về chủ thể thanh tra: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước Thanh trađược coi là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quantrọng của quản lý nhà nước Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lýquyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhànước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ chức theo cấp hànhchính Ở Trung ương là Thanh tra Chính phủ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương gọi là Thanh tra tỉnh; ở huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh là Thanh tra huyện

- Về đối tượng thanh tra: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản

lý Có thể thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý

- Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiệnchính sách, pháp luật; việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộcquyền quản lý trực tiếp Như vậy, nội dung thanh tra là khá toàn diện, nó bao gồm

từ việc xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánhgiá những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịpthời bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý

2.1.4.1 Thanh tra hành chính gắn liền với quản lý nhà nước

Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhànước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước Thanh tra là một phạm trù lịch sử,thanh tra gắn liền với quá trình lao động xã hội Chính bản chất của quá trình laođộng xã hội đã đòi hỏi tính tất yếu phải có quản lý để điều hoà những hoạt động

cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự khác nhau giữa sựvận động của cả cơ chế sản xuất với sự vận động của các yếu tố khách quan, độclập hợp thành cơ chế sản xuất đó

Như vậy, việc xem xét, định hướng, đánh giá kết quả quản lý là mộtphương diện của quản lý xã hội Quản lý nhà nước là một bộ phận quản lý xã hội

và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra

Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vaitrò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (đề ra đường lối, chủ trương, quyđịnh thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từphía các cơ quan Thanh tra) Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý nhànước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiện các vănbản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩmquyền

Quản lý nhà nước và thanh tra có cái chung là nhân danh quyền lực nhànước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý Song xem xét theo cơ

Trang 25

cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước Trongquản lý nhà nước sẽ hạn chế được nguy cơ tham nhũng, tệ quan liêu, tăng cườngđược kỷ cương pháp luật, khi thực hiện tốt công tác thanh tra hành chính.

2.1.4.2 Thanh tra hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước

Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra có mối liên hệ chặt chẽvới tính quyền uy, phục tùng của quản lý nhà nước Là một chức năng của quản

lý nhà nước, thanh tra hành chính phải thể hiện như một tác động tích cực nhằmthực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Không thểkhông có quyền lực mà không gắn với một tổ chức Nói về quyền lực nhà nướctrong quá trình thanh tra cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất Nhànước của tổ chức Thanh tra Vì vậy, thanh tra hành chính phải được Nhà nước sửdụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý

Có thể nói, thanh tra hành chính là một hoạt động luôn luôn mang tínhquyền lực nhà nước Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước.Thanh tra (với tư cách là một danh từ chỉ cơ quan có chức năng này) luôn luôn ápdụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và

nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó Nói cách khác, thanh tra làsản phẩm của Nhà nước Thanh tra chỉ xuất hiện từ khi Nhà nước ra đời tronglịch sử và nó cũng sẽ tiêu vong cùng với sự tiêu vong của Nhà nước

Nói tóm lại, chủ thể duy nhất tiến hành thanh tra hành chính là Nhà nước,thanh tra xuất hiện, tồn tại và tiêu vong cùng với Nhà nước Ở các nước trên thếgiới, dù mô hình tổ chức, hoạt động thanh tra có khác nhau nhưng đều có chungđặc điểm này

Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ các cơquan Thanh tra nhà nước đều có quyền hạn được xác định và khả năng thực hiệnnhững quyền hạn đó:

Trang 26

cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra để truy tố trước pháp luật.

- Trong một số trường hợp, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhànước

Tính quyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra phải được cụ thể hoátrong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống Thanh tra, phương thức tiếnhành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, quan hệ giữa cơ quan Thanh tra với đốitượng bị thanh tra, sự phối hợp giữa các tổ chức Thanh tra nhà nước và Thanh tranhà nước chuyên ngành, thanh tra nhân dân Nếu cụ thể hoá một mặt nào đó màkhông thực hiện đồng bộ tính quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực đều dẫn đến

hạ thấp vai trò và hiệu quả của hoạt động thanh tra, hạn chế hiệu lực thanh tra.2.1.4.3 Thanh tra hành chính có tính độc lập tương đối

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra Đặc điểm nàyphân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lýnhà nước Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản lýnhà nước tiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quanchuyên trách Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý nhà nước khác,các cơ quan Thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giá một cách kháchquan, Luật Thanh tra (2010) nêu rõ: “việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm

vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân”

Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiện trên cácđiểm sau: Tuân theo pháp luật; tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trong các lĩnhvực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định; ra các kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra; chịutrách nhiệm về quyết định thanh tra của mình

Ở đây, tính độc lập của hoạt động thanh tra chỉ là tương đối, bởi vì tronghoạt động thanh tra, các cơ quan Thanh tra phải căn cứ vào pháp luật và chínhsách hiện hành, đồng thời phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, đặt sự vật, hiệntượng, việc làm đang xem xét trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoahọc, lịch sử cụ thể Ở nước ta, tính độc lập tương đối của các cơ quan Thanh tratrong quá trình thanh tra được quy định trong các văn bản pháp luật từ khi BanThanh tra đặc

Trang 27

- Một là, thanh tra xem xét mọi việc không chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà

cả tính hợp lý;

- Hai là, không phải mọi hoạt động thanh tra đều mang tính chất tài phán;

- Ba là, trong hoạt động về thanh tra, về nguyên tắc người có trách nhiệm,người quyết định cuối cùng trong việc xử lý kết quả thanh tra vẫn là thủ trưởng

cơ quan hành chính nhà nước

2.1.5 Nội dung công tác thanh tra hành chính

2.1.5.1 Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính

Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, việc xây dựng, phê duyệtđịnh hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra hàng năm là không thểthiếu Nhiệm vụ này được quy định rất cụ thể cho từng cấp, ngành nhằm đảm bảochất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, cụ thể: theo Điều 36 Luật thanh tra năm2010:

Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hàng năm, Tổng Thanh tra Chính phủtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra Thủtướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Định hướng chương trìnhthanh tra chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm Sau khi được phê duyệt,Định hướng chương trình thanh tra được Thanh tra Chính phủ gửi cho Bộ trưởng,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Căn cứ vào Định hướng chương trình thanhtra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanhtra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạchthanh tra cấp mình

Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm, Chánh Thanh tra bộ, Thủtrưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ,Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫncủa Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của bộ, cơ quan đượcgiao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Ủy ban nhân dân cấptỉnh trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch

Trang 28

kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Kế hoạch thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổchức có liên quan

Đánh giá việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính phảichỉ ra chương trình, kế hoạch thanh tra được xây dựng có phù hợp, khả thi vềmục tiêu, thời gian, nội dung và nguồn lực, kế hoạch thanh tra được xây dựng cóphát huy sự tham gia của cấp huyện, xã hay không? Đâu là các bất cập trong xâydựng kế hoạch?

2.1.5.2 Quá trình thực hiện thanh tra hành chính

a) Tổ chức bộ máy

Theo quy định, Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhànước về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàphòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra huyện cóChánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên

Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, xây dựng kế hoạchthanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thựchiện kế hoạch; báo cáo kết quả về công tác thanh tra Trong hoạt động thanh tra,Thanh tra huyện có nhiệm vụ, Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật vànhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã; Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đếntrách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện,

Ủy ban nhân dân cấp xã; Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện giao

Trang 29

Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, bộ máy Thanh tra huyện cần đảm bảo về

số lượng biên chế và chất lượng cán bộ, TTV phải phù hợp yêu cầu nhiệm vụ.Ngoài ra Thanh tra huyện có quyền trưng dụng cán bộ chuyên môn của cácngành có liên quan tham gia các đoàn thanh tra theo quy định

b) Đánh giá việc thực hiện quy trình thanh tra hành chính Quy trình thanhtra hành chính là trình tự các bước công việc cụ thể phải tuân thủ khi thực hiệnthanh tra, gồm một loạt các bước loogic với nhau, từ khi chuẩn bị thanh tra đếnkhi

kết thúc thanh tra, được thể hiện theo sơ đồ sau:

Kế hoạch thanh tra năm

- Phê duyệt kế hoạch thanh tra

- Xây dựng đề cương báo cáo

- Thu thập thông tin, tài liệu

- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu

- Báo cáo tiến độ

- Gia hạn thời gian thanh tra (nếu có)

- Nhật ký thanh tra

- Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơiđược thanh tra

- Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra

- Xem xét báo cáo kết quả thanh tra

- Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

- Công bố kết luận thanh tra

- Lập hồ sơ thanh tra

Sơ đồ 2.1 Quy trình thanh tra hành chính

Nguồn: Sổ tay nghiệp vụ Thanh tra (2013)

Trang 30

Đánh giá quy trình thực hiện thanh tra cần phải chỉ ra trong thực tế triển khaithực hiện công tác thanh tra, địa phương có thực hiện đúng và đầy đủ các bướctheo quy trình và các khó khăn, thuận lợi trong thực hiện quy trình thanh tra Nộidung đánh giá quy trình thực hiện thanh tra bao gồm đánh giá từng bước sau:

* Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra

Công tác chuẩn bị thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng lớnđến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra Đây không chỉ là việc thực hiệnnhiệm vụ đơn thuần mà còn là việc thực hiện nghiêm nội dung theo quy địnhtrong quy trình thanh tra Công tác chuẩn bị có tốt, đảm bảo đầy đủ, chi tiết theoyêu cầu, sẽ giúp cho việc thực hiện các nội dung thanh tra có nhiều thuận lợi;ngược lại công tác chuẩn bị không tốt, người ra quyết định thanh tra, đoàn thanhtra không có đầy đủ thông tin cần thiết, chắc chắn trong quá trình thanh tra sẽ gặpnhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra không đảm bảo Đánhgiá công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra cần xem xét việc thực hiện các nộidung theo quy định của các cuộc thanh tra hành chính như sau:

Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra: Trong trường hợp cầnthiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhànước căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tìnhhình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra Ra quyết định thanh tra:căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kếhoạch thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước quyếtđịnh thanh tra Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra: Trưởngđoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanhtra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra,thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, kinh phí và những điều kiện vật chất cầnthiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra Trưởng đoàn thanh tra trìnhngười ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra Xây dựng

đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Căn cứ nội dung thanh tra, kếhoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì cùng cácthành viên trong Đoàn thanh tra xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượngthanh tra báo cáo trước 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra

* Tổ chức thực hiện các nội dung của thanh tra hành chính

Đây là giai đoạn bắt đầu được tính thời gian thanh tra theo quy định, đồngthời triển khai thực hiện thanh tra trực tiếp đối với các nội dung theo yêu cầu

Trang 31

Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan cần thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

Công bố quyết định thanh tra: Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyếtđịnh thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanhtra với đối tượng thanh tra Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dungthanh tra: Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tàiliệu có liên quan đến nội dung thanh tra Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu:Trên cơ sở văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra và các thông tin, tài liệu đãthu thập được, Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, sosánh, đánh giá; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quanđến nội dung thanh tra; tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế (nếu thấy cần thiết).Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra: Thành viên Đoàn thanh tra cótrách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra cho Trưởng đoàn thanhtra Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanhtra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Đoàn thanh tra Gia hạn thời gianthanh tra: Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị người ra quyết định thanhtra gia hạn thời gian thanh tra Nhật ký Đoàn thanh tra: Nhật ký Đoàn thanh tra

là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra cótrách nhiệm ghi chép sổ nhật ký và ký xác nhận về nội dung đã ghi chép Trườnghợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra giao việc ghi chép sổ nhật ký cho thànhviên Đoàn thanh tra, nhưng Trưởng đoàn thanh tra phải có trách nhiệm về việcghi chép và ký xác nhận nội dung ghi chép đó vào sổ nhật ký Đoàn thanh tra Kếtthúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra: Chuẩn bị kết thúc việc thanh tra tạinơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra thống nhấtcác nội dung công việc cần thực hiện cho đến ngày kết thúc thanh tra tại nơiđược thanh tra Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản về thời gian kếtthúc thanh tra tại nơi được thanh tra gửi cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân

là đối tượng thanh tra biết

Đánh giá công tác tổ chức thực hiện các nội dung thanh tra hành chính cầnchỉ ra việc thực hiện các bước theo quy trình thanh tra đối với các cuộc thanh trahành chính được thực hiện như thế nào, có đảm bảo đầy đủ không? có đúng quyđịnh không?

* Kết thúc thanh tra hành chính

Kết thúc thanh tra là thời điểm đoàn thanh tra dừng việc thanh tra tại đơn vị được thanh tra Đồng thời trong thời gian theo quy định, đoàn thanh tra có trách

Trang 32

nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra trình người ra quyết định thanh tra đểkết luận Việc tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra đòi hỏi phải đảm bảo phản ánhđầy đủ, trung thực, khách quan đúng với các nội dung thanh tra, theo đúng mụcđích, yêu cầu kế hoạch thanh tra đã đặt ra Trong giai đoạn này đoàn thanh tra vàđối tượng được thanh tra có trách nhiệm làm rõ những vấn đề, nội dung màngười ra quyết định thanh tra yêu cầu Các nội dung phải thực hiện trong giaiđoạn kết thúc thanh tra gồm:

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra có tráchnhiệm chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra Trong quá trình xây dựng báocáo kết quả thanh tra, trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ýkiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đảm bảo cho việc kết luận,kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kếtthúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có báo cáo kếtquả thanh tra trình với người ra quyết định thanh tra kèm theo báo cáo về những

ý kiến khác nhau của thành viên Đoàn thanh tra đối với báo cáo kết quả thanh tra.Xem xét báo cáo kết quả thanh tra: Người ra quyết định thanh tra trực tiếpnghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn giúp việc nghiên cứu,xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra Trường hợp cần phải làm

rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra, người raquyết định thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để nghe Đoàn thanh tra báo cáotrực tiếp hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu Trưởng đoàn và các thànhviên trong Đoàn thanh tra báo cáo cụ thể Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra:Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung, làm rõ (nếu có)của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh trachủ trì xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra.Người ra quyết định thanh tra tự nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vịchuyên môn nghiên cứu dự thảo kết luận thanh tra và tham mưu cho mình trongquá trình ra kết luận thanh tra Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra:Trưởng đoàn thanh tra hoàn chỉnh kết luận thanh tra để người ra quyết định thanhtra ký ban hành Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan,

tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định Việc công bố kết luận thanh tra dongười ra quyết định thanh tra quyết định Người ra quyết định thanh tra hoặcTrưởng đoàn thanh tra được ủy quyền đọc toàn văn kết luận thanh tra; nêu rõtrách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra.Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức

Trang 33

việc lập hồ sơ cuộc thanh tra và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra.

c) Thời hạn thanh tra hành chính

Theo quy định của Luật thanh tra, thời hạn thực hiện một cuộc thanh trađược quy định như sau: Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành khôngquá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày.Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địaphương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; Cuộcthanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trườnghợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; Cuộc thanh tra doThanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biêngiới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéodài, nhưng không quá 45 ngày

Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanhtra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra Việc kéo dài thời hạnthanh tra theo quy định trên do người ra quyết định thanh tra quyết định

d) Công khai Kết luận thanh tra

Kết luận thanh tra hành chính là một khâu quan trọng trong hoạt độngthanh tra, là cơ sở để Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra thực hiệnquyền kết luận, kiến nghị trong hoạt động thanh tra hành chính Kết luận thanhtra được xây dựng dựa trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, ý kiến giải trình củađối tượng thanh tra và ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có)

Theo quy định của pháp luật, kết luận thanh tra phải được công khai theocác hình thức được pháp luật quy định (trên phương tiện thông tin đại chúng; trêntrang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở đối tượng thanh tra) Đây là nguyên tắcquan trọng trong hoạt động thanh tra, phải đảm bảo yêu cầu công khai, dân chủ.Công khai kết luận thanh tra và công khai trong hoạt động thanh tra sẽ minh bạchhóa các mối liên hệ giữa cơ quan thanh tra với các tổ chức, đơn vị, cá nhân cóliên quan trong hoạt động thanh tra, hướng các mối quan hệ này phát triển theochiều hướng tích cực, bổ trợ cho hoạt động thanh tra, qua đó nâng cao chấtlượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra

đ) Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra

Kết thúc quá trình thanh tra, các cơ quan tiến hành thanh tra hành chính cótrách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy

Trang 34

định Theo đó các đơn vị tiến hành thanh tra, yêu cầu đối tượng theo dõi báo cáotình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và cung cấptài liệu, thông tin chứng minh kèm theo Gửi văn bản yêu cầu hoặc cử người trựctiếp làm việc với đối tượng theo dõi để xác định thông tin Các nội dung cần thựchiện cụ thể: Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyếtđịnh xử lý về thanh tra của Thủ trưởng cơ quan thanh tra Nhà nước, Thủ trưởng

cơ quan, đơn vị; tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận, kiếnnghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi; những tồn tại, khókhăn, vướng mắc có liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định

xử lý về thanh tra

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ vào kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

để xem xét và quyết định Đây là nhiệm vụ rất quan trọng góp phần không nhỏvào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thanh tranói chung và hoạt động thanh tra hành chính nói riêng

2.1.5.3 Kết quả công tác thanh tra hành chính

Kết quả công tác thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng làsản phẩm tổng hợp cuối cùng của cả quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanhtra Kết quả thanh tra là cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyềnlàm căn cứ xem xét, xử lý những sai phạm theo quy định Qua đó đánh giá mộtcách toàn diện, đầy đủ chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đoàn thanhtra, của cơ quan thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính

Kết quả thanh tra hành chính phải đảm bảo trung thực, chính xác, phải cóthông tin, số liệu cụ thể để chứng minh Kết quả thanh tra phải phản ánh đúng sựthật khách quan, thể hiện đầy đủ các nội dung đã thanh tra, đánh giá toàn diệnmức độ ưu, khuyết điểm hoặc sai phạm

Đánh giá kết quả công tác thanh tra hành chính phải đạt được các yêu cầunhư: Thanh tra phải đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện những tồntại, sai phạm; có những kiến nghị, đề xuất phù hợp, kịp thời; đảm bảo về thờigian, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những chi phí không cần thiết; thựchiện nghiêm công tác công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; góp phầnvào việc ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tạo sự chuyển biến tốt về ýthức tuân thủ pháp luật; tác dụng trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí; góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trịtại địa phương

Trang 35

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính

2.1.6.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra

Từ khi được thành lập đến nay, ngành Thanh tra Việt Nam đã trải qua trên

67 năm hình thành và phát triển Song song với sự hình thành, phát triển và kiệntoàn công tác tổ chức, ngành thanh tra cũng luôn có những điều kiện thuận lợi về

cơ chế, căn cứ pháp lý phù hợp với từng thời kỳ nhằm đảm bảo việc thực thi cácnhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, cụ thể:

Ngày 01/04/1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnhThanh tra Ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XI đã thông qua LuậtThanh tra, mở ra một thời kỳ mới của công tác thanh tra Nghị định số41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra Ngày 15/11/2010 tại kỳ họpthứ 8, Quốc hội khóa XII đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra thay thế Luậtthanh tra năm 2004 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra

Về chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, công chức, thanh tra viên công táctại ngành thanh tra, luôn được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhằm nâng cao thunhập của cán bộ, thanh tra viên, cụ thể: theo Quyết định số 202/2005/QĐ-TTgngày 09 tháng 08 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp tráchnhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên, đã quy định: thanh tra viên được hưởngphụ cấp nghề bằng 25% lương, phụ cấp chức vụ; thanh tra viên chính đượchưởng phụ cấp nghề bằng 20% lương, phụ cấp chức vụ; và thanh tra viên cao cấpđược hưởng phụ cấp nghề bằng 15% lương, phụ cấp chức vụ

Theo Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ - BộTài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộcông chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành Tòa

án, Kiểm sát, Kiểm toán, Thanh tra, Thi hành án dân sự và Kiểm lâm, có quyđịnh các cán bộ, công chức công tác ở các chuyên ngành trên (trong đó có Thanhtra) khi đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5%mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niênvượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tínhthêm 1%

Ngoài ra theo Thông tư số 90/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 của BộTài chính (BTC) và Thanh tra Chính phủ (TTCP) quy định việc lập dự toán, quản

Trang 36

lý, sử dụng quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện quacông tác thanh tra đã được thực nộp vào ngân sách nhà nước, có quy định: các cơquan Thanh tra nhà nước được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện quacông tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước, cụ thể:

Đối với thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương: được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộpvào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích bổ sungthêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với sốnộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 10%trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷđồng/năm

Đối với thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trựcthuộc tỉnh: được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhànước đối với số nộp đến 1 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 20% trêntổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 1 tỷ đồngđến 2 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thựcnộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng/năm

2.1.6.2 Chất lượng và số lượng cán bộ thanh tra

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cán bộ là gốc của mọi công việc, công việcthành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu Như vậy có thể thấy công táccán bộ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nóichung và công tác thanh tra hành chính nói riêng

Đối với biên chế hành chính được phân bổ trong từng tổ chức thanh tra:tại các văn bản: Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày22/9/2011 hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010, các Nghị định số13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện(trong đó có Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện), tuy nhiên không nêu cụ thể vềbiên chế Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện Tại Thông tư Liên tịch số03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014, của Liên bộ Thanh tra Chính phủ -

Bộ Nội vụ có nêu: Biên chế hành chính của Thanh tra huyện do Uỷ ban nhân dâncấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được giao giao.Căn cứ vào quy định về định mức biên chế, khối lượng công việc và tính chất đặcthù, phức tạp của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống

Trang 37

tố cáo, phòng chống tham nhũng, các nội dung này có ở mọi đơn vị thuộc cáclĩnh vực Nên có thể nói công tác thanh tra cần tất cả các loại chuyên môn.

2.1.6.3 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra hành chính

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, hiện đại như: máy móc,thiết bị, điều kiện làm việc…sẽ hỗ trợ rất tốt cho công tác thanh tra hành chính;đảm bảo công tác thanh tra hành chính được tiến hành thuận lợi, có tính chínhxác và hiệu qủa cao hơn Theo quy định, Thanh tra huyện là cơ quan chuyên mônthuộc Uỷ ban nhân dân huyện, do đó việc trang bị cơ sở vật chất lại phụ thuộcthẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân huyện

Để công tác thanh tra hành chính đảm bảo chất lượng, hiệu quả, ngoàiviệc củng cố, tăng cường về lực lượng thanh tra; việc quan tâm, đầu tư cơ sở vậtchất, trang thiết bị phù hợp, hiện đại phục vụ công tác thanh tra hành chính hàngnăm là vô cùng cần thiết Nếu được trang bị đầy đủ, nhiệm vụ công tác thanh trahành chính sẽ gặp nhiều thuận lợi, chất lượng và hiệu quả thanh tra sẽ được nânglên; góp phần không nhỏ trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí, giữ gìn ổn định tình hình địa phương

2.1.6.4 Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện

Hàng năm, căn cứ theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ,

sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và những nhiệm vụ chính trị trọng tâm củatỉnh, vào quý IV hàng năm, Thanh tra tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địnhhướng những trọng tâm công tác thanh tra hành chính năm sau cho thanh trahuyện Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng của Thanh tra tỉnh và yêu cầuquản lý nhà nước, nhiệm vụ của của địa phương, Thanh tra huyện xây dựngchương trình, kế hoạch thanh tra của năm sau, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dânhuyện Thông qua công tác chỉ đạo giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, làm

rõ chương trình, kế hoạch thanh tra nội dung gì, đối tượng thanh tra là cơ quan,đơn vị nào, thời gian đối với từng cuộc thanh tra

Trang 38

sở và giữa Thanh tra huyện với Thanh tra sở.

Ngoài ra ngành thanh tra còn được giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó

là thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủhoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp Đây là nhiệm vụ quan trọng, song ngành thanhtra nói chung thường bị động vì có tính đột xuất Do đó việc tổ chức thực hiệncác cuộc thanh tra này thường gặp không ít khó khăn; đặc biệt về công tác bố trílực lượng, thời gian và các điều kiện liên quan khác

2.1.6.5 Sự phối hợp của đối tượng bị thanh tra và các cơ quan liên quan

Theo quy định của pháp luật về thanh tra, đối tượng thanh tra có nghĩa vụchấp hành quyết định thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cung cấpkịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyếtđịnh thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoànthanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thựccủa thông tin, tài liệu đã cung cấp Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanhtra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra,Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩmquyền Bên cạnh đó, đối tượng thanh tra cũng có quyền giải trình về vấn đề cóliên quan đến nội dung thanh tra Khiếu nại về quyết định, hành vi của người raquyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác củaĐoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyếtđịnh xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại Yêu cầu bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật Cá nhân là đối tượng thanh tra cóquyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra,Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra theoquy định của pháp luật về tố cáo

Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng thanh tra cũng còn nhiềubất cập, chưa đảm bảo theo quy định Thể hiện rõ nhất là việc các đối tượng

Trang 39

thanh tra chấp hành các yêu cầu của đoàn thanh tra chưa nghiêm, nhiều trườnghợp có biểu hiện chây ỳ, né tránh như: chậm hoàn thành báo cáo theo yêu cầu;không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho đoàn thanh tra; không bố trí cán bộ làmviệc với đoàn thanh tra theo yêu cầu Không thực hiện hoặc kéo dài thời gianthực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định

Việc phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan được thể hiện trong cácgiai đoạn thanh tra như: Trong giai đoạn tiến hành thanh tra, phải phối hợp làmviệc với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra để công bố quyết địnhthanh tra, trong trường hợp cần thiết mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan tham dự phối hợp để thực hiện việc công bố Khi tiến hành thanh tra,phải phối hợp trong việc thực hiện những nội dung thanh tra theo yêu cầu; trongviệc thu thập, kiểm tra, xác minh, các thông tin, tài liệu để làm rõ các nội dungthanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Kết thúc thanh tra,phối hợp trong việc tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến

dự thảo Báo cáo, dự thảo Kết luận thanh tra Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổchức, cá nhân liên quan cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tratrong việc công bố kết luận thanh tra và nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị,quyết định xử lý của cơ quan thanh tra

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Thanh tra Việt Nam

Lịch sử ngành Thanh tra đã trải qua những bước phát triển thăng trầmcùng lịch sử dân tộc Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 64/SLthành lập Ban thanh tra đặc biệt, tiền thân ngành thanh tra Việt Nam Sự ra đờicủa Ban Thanh tra đặc biệt một mặt giải quyết ngay những vấn đề đang đặt racho chính quyền nhân dân còn non trẻ, mặt khác có ý nghĩa định hướng cho sựphát triển ngành thanh tra trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên hoạt động của Ban thanh tra đặc biệt chỉgiải quyết một số việc điển hình Đây là thời kỳ thành lập và bắt đầu hoạt độngcủa ngành Thanh tra, số cán bộ trong lực lượng thanh tra còn rất ít, Thanh trachưa có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, chưa hoạt động thường xuyên

Thời gian năm 1946 – 1949, cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chốngThực dân Pháp Để tiến hành chỉ đạo cuộc kháng chiến thuận lợi có hiệu quả, bộmáy chính quyền các cấp được tổ chức, kiện toàn Tổ chức thanh tra nhà nướcthời kỳ này đã có các cơ quan thanh tra thực hiện các nhiệm vụ khác nhau Các

Trang 40

Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138/SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ trựcthuộc Thủ tướng Ban Thanh tra Chính phủ được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống

và có mối liên hệ mật thiết với Ban kiểm tra Trung ương Đảng Thời kỳ này BanThanh tra Chính phủ tiến hành chỉ đạo công tác thanh tra ở các Bộ, các địaphương, làm cho công tác thanh tra đi vào nề nếp, thường xuyên và đạt hiệu quả

to lớn

Từ năm 1955 đến năm 1975 tổ chức thanh tra nhà nước đã dần được kiệntoàn và trở thành một hệ thống từ trung ương đến địa phương Ngày 28/03/1956Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 261/SL thành lập Ban thanh tra Trung ương củaChính phủ Ngày 26/12/1956 Thủ tướng Chính phủ ban hanh Nghị định số1194/TTg thành lập các Ban Thanh tra ở các liên khu, khu, thành phố và tỉnh,các Ban Thanh tra này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban hành chính cáccấp và chịu sự hướng dẫn của thanh tra cấp trên Ngày 29/09/1961 Hội đồngChính phủ ban hành Nghị định số 136/NĐ thành lập Uỷ ban Thanh tra của Chínhphủ thay cho Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ

Ngày 25/03/1965 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương họp đã nhận định

cả nước có chiến tranh Miền Bắc phải chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức,tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với thời chiến Công tác thanh tragiao cho thủ trưởng các cấp, các ngành, các cơ quan phụ trách, để gắn công tácthanh tra với việc chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước và các nhiệm vụcông tác khác Ở các tỉnh, thành phố công tác thanh tra do Uỷ ban hanh chính cáccấp đảm nhiệm, các Bộ, Tổng cục tổ chức thanh tra không giải thể được tiếp tụchoạt động, những cơ quan chưa thành lập Ban Thanh tra được phép thành lậpBan Thanh tra để thanh tra các vụ việc do lãnh đạo cơ quan yêu cầu

Năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước tiến nhanh, tiến mạnh,tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội Trước tình hình mới, nhiệm vụ của Đảng,Nhà nước hết sức nặng nề, chính quyền cách mạng gấp rút được thiết lập, hoàn

Ngày đăng: 13/02/2019, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w