1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP THCS HẠNG II

38 633 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 80,19 KB

Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục, cụ thể là việc chuyển từ dạy học hướng nội dung sang dạy học theo năng lực, do đó đòi hỏi giáo viên cần phát triển năng lực nghề nghiệp và nhấn mạnh đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do tham gia khóa học

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục, cụ thể là việc chuyển từ dạy họchướng nội dung sang dạy học theo năng lực, do đó đòi hỏi giáo viên cần phát triểnnăng lực nghề nghiệp và nhấn mạnh đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực

sư phạm để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trongmôi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học Đó là lý do thứ nhấttôi tham gia lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II tạiPhòng Giáo dục thị xã Phú Mỹ do trường ĐHSP Huế tổ chức để nhằm phát triểnnăng lực nghề nghiệp giáo viên của bản thân

Lý do thứ hai là nhằm đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiêp giáo viên theothông tư 20/2018/TT-BGTĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiêp giáoviên cơ sở giáo dục phổ thông Việc này sẽ giúp cho bản thân đạt chuẩn giáo viênTHCS hạng II, qua đó nâng cao mức đãi ngộ tạo động lực công tác tốt hơn

Lý do thứ ba đây là cơ hội được gặp gỡ, giao lưu học hỏi với các giáo viênkhác trong cùng thị xã và đặc biệt hơn là được trực tiếp học hỏi từ các thầy cô ởtrường ĐHSP Huế, những người không chỉ có năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu

mà trên hết là những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo

2 Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn của việc đổi mời giáo dục, tôi chọn nội dung, đối tượngnghiên cứu chủ yếu là việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướngphát triển năng lực học sinh

3 Nhiệm vụ đặt ra

Các nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu là:

- Xác định thực trạng việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh tại nơi đang công tác

- Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giátheo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Đề ra các biện pháp nhằm phát huy vai trò của người học trong quá trìnhdạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực

Trang 2

B NỘI DUNG PHẦN I KẾT QUẢ THU HOẠCH

1 Giới thiệu tổng quan về các vấn đề học tập

Phần I KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1.3 Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

a) Khái quát về kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ;

b) Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ;

c) Nội dung kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

1.2 Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

1.2.1 Xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa

a) Bối cảnh tác động;

b) Xu thế phát triển của giáo dục trong khu vực và thế giới

1.2.2 Đường lối và các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và GDPT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

a) Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo (GDĐT) và phát triểnGDPT trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện;

b) Chiến lược phát triển GDĐT và phát triển GDPT

1.2.3 Chính sách và giải pháp phát triển GDPT

a) Đổi mới nhận thức tư duy phát triển giáo dục;

Trang 3

b) Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục;

c) Hai giai đoạn của giáo dục phổ thông và vai trò của giáo dục THCS tronggiai đoạn giáo dục cơ bản;

d) Đổi mới thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập;

đ) Chính sách và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông và giáoviên THCS;

đ) Chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục

1 4 Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS

1.4.1 Ví trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS

a) Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS;

b) Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS;

c) Giao tiếp và quan hệ xã hội ở lứa tuổi học sinh THCS

Trang 4

1.4.2 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS

a) Hoạt động học tập trong trường THCS;

b) Phát triển trí tuệ của học sinh THCS;

c) Giao tiếp với trẻ lứa tuổi học sinh THCS

1.4.3 Tư vấn học đường cho học sinh THCS

a) Vai trò của tư vấn học đường;

b) Mục tiêu tư vấn học đường;

c) Nội dung tư vấn học đường;

d) Phương pháp tư vấn học đường;

đ) Một số nội dung cơ bản của tư vấn học đường ở trường THCS, liên hệthực tiễn

1.4.4 Tư vấn định hướng phân luồng và hướng nghiệp ở trường THCS

a) Phân luồng và hướng nghiệp đối với học sinh THCS;

b) Các kĩ năng tư vấn hướng nghiệp học sinh THCS

Phần II KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH

VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

1.5 Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS

1.5.1 Tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục trong trườngTHCS;

b) Xây dựng và quản lý hồ sơ dạy học, giáo dục trong tr¬ường THCS;

c) Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học;

d) Sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học ở cấp THCS;đ) Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp THCS;

e) Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS;

g) Quản lý hoạt động học của học sinh

1.5.2 Xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS

a) Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển chương trình giáo dục;b) Quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục THCS;

Trang 5

c) Nguyên tắc phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS;

d) Quy trình phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS

1 6 Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II

1.6.1 Yêu cầu năng lực giáo viên ở thế kỉ 21

a) Những vấn đề cốt lõi của giáo viên thế kỉ XXI;

b) Đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viênTHCS hạng II;

c) Đội ngũ giáo viên cốt cán THCS với nhiệm vụ đổi mới chương trình giáodục

1.6.2 Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên giáo viên cốt cán

ở trường THCS

a) Giáo viên cốt cán và vai trò của giáo viên cốt cán ở trýờng THCS;

b) Kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức dạy học, giáo dục và hỗ trợ đồng nghiệp vềxây dựng kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức dạy học;

c) Phýõng pháp và chiến lýợc dạy học, giáo dục và hợp tác, hỗ trợ đồngnghiệp về phýõng pháp, chiến lýợc dạy học và giáo dục;

d) Đánh giá và hợp tác hỗ trợ đồng nghiệp đánh kết quả việc dạy, học vàgiáo dục;

đ) Phát triển môi trýờng học tập của giáo viên và học sinh THCS

1 7 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS 1.7.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

a) Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng pháttriển năng lực;

b) Quan điểm và nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh cấp THCS;

c) Môi trường, vai trò của người giáo viên vai trò của nhà quản lý trong hoạtđộng dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS;

d) Các tiêu chắ đánh giá hiệu quả dạy học ở trường THCS

1.7.2 Một số phương pháp dạy học hiệu quả

a) Phương pháp giải quyết vấn đề;

Trang 6

b) Hướng dẫn học tập thông qua hoạt động trải nghiệm (ExperientialLearning);

c) Hướng dẫn học tập kiến tạo (Constructivist Learning);

d) Tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạyhọc ở trường THCS

1.7.3 Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn

a) Cơ sở lý luận và thực tiễn;

b) Các nguyên tắc và các bước xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn ở cấpTHCS;

c) Kế hoạch và tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp liên môn ở cấpTHCS

1.8 Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS

1.8.1 Thanh tra kiểm tra hoạt động chuyên môn ở trường THCS

a) Thanh tra chuyên ngành các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học vàgiáo dục ở trường THCS;

b) Kiểm tra nội bộ việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục trườngTHCS

1.8.2 Hoạt động đảm bảo chất lượng

a) Mục tiêu chất lượng ở trường THCS;

b) Các chính sách đảm bảo chất lượng của trường THCS;

c) Các biện pháp kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

1.9 Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS

1.9.1 Hoạt động tổ chuyên môn

a) Vai trò, vị trí của tổ chuyên môn ở trường THCS;

b) Chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn

1.9.2 Tổ chuyên môn với hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên

a) Tạo lập môi trường tự học, tự bồi dưỡng và hợp tác chia sẻ;

Trang 7

b) Tổ nhóm chuyên môn và tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phươngpháp dạy học và giáo dục THCS;

c) Tổ chuyên môn với công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự và bồi dưỡnggiáo viên tại trường, tập huấn giáo viên THCS;

d) Kết hợp các phương thức với sự hỗ trợ bồi dưỡng trực tuyến và khai thác

c) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

d) Đánh giá kết quả và tổ chức triển khai vận dụng kết quả nghiên cứu khoahọc sư phạm ứng dụng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS

1.10 Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS

1.10.1 Xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập

a) Xã hội hóa giáo dục, giáo dục vì xã hội và xã hội vì giáo dục;

b) Nhà trường THCS với sự nghiệp xây dựng xã hội học tập và phát triểncác trung tâm học tập cộng đồng

1.10.2 Xây dựng môi trường giáo dục

a) Nhà trường là một môi trường đạo đức, cởi mở và thân thiện;

b) Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó, hợp tác và chia sẻ

1.10.3 Phát triển quan hệ giữa các trường THCS với các bên liên quan

a) Phát triển quan hệ với chính quyền các cấp ở địa phương để phát triển nhàtrường;

Trang 8

b) Phát triển quan hệ giữa nhà trường, giáo viên với cộng động để nâng caochất lượng giáo dục THCS;

c) Quan hệ phối hợp và trách nhiệm giải trình của nhà trường với cha mẹhọc sinh

d) Phát triển quan hệ với cộng đồng nghề nghiệp và với các cơ sở giáo dụckhác;

đ) Trường THCS với việc hợp tác, giao lưu trong nước và quốc tế

2 Kết quả thu hoạch về lý luận của bản thân qua chuyên đề “Vấn đề phát huy vai trò của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực.”

Tôi chọn chuyên đề: “Vấn đề phát huy vai trò của học sinh trong quá trìnhdạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực” vì là hoạt động trọngtâm, quyết định việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của sự phát triểnhiện nay Về nội dung, chuyên đề gồm có những nội dung chính sau:

2.1 Các kiến thức cơ bản về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

2.1.1 Khái niệm về năng lực

Năng lực là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ và vận hành(kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giảiquyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong cuộc sống

Có nhiều loại năng lực khác nhau và việc mô tả cấu trúc và các thành phầnnăng lực cũng khác nhau Dưới đây là một cách mô tả cấu trúc và các thành phầnnăng lực:

Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESO

Năng lực chuyên môn Học để biết

Năng lực phương pháp Học để làm

Năng lực xã hội Học để cùng chung sống

Năng lực cá thể Học để tự khẳng định

Trang 9

2.1.2 Đổi từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực

2.1.2.1 Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học

Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục “địnhhướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào) Đặcđiểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việctruyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trongchương trình dạy học Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa họcchuyên ngành tương ứng Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thốngtri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau

Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủđến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trongnhững tình huống thực tiễn Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nộidung được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phảiquan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạtđược chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra Việc quản lý chất lượng giáo dục

ở đây tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học

Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụcho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống Tuy nhiên ngày naychương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó cónhững nguyên nhân sau:

- Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứngnhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nộidung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại

- Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm trađánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không địnhhướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn

- Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứngdụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khảnăng sáng tạo và năng động

Trang 10

2.1.2.2 Chương trình giáo dục định hướng năng lực

Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực)nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ nhữngnăm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáodục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học

Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạyhọc, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọngnăng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị chocon người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quátrình nhận thức

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học địnhhướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩmcuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc

“điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS

Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản

lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của

HS Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nộidung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của trithức Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụthuộc quá trình thực hiện

Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướngnội dung và chương trình định hướng năng lực:

Chương trình định hướng nội dung

Chương trình định hướng năng lực

Mục tiêu

giáo dục

Mục tiêu dạy học được

mô tả không chi tiết vàkhông nhất thiết phảiquan sát, đánh giá được

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chitiết và có thể quan sát, đánh giá được;thể hiện được mức độ tiến bộ của HSmột cách liên tục

Nội dung Việc lựa chọn nội dung Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được

Trang 11

giáo dục dựa vào các khoa học

chuyên môn, không gắnvới các tình huống thựctiễn Nội dung được quyđịnh chi tiết trong chươngtrình

kết quả đầu ra đã quy định, gắn với cáctình huống thực tiễn Chương trình chỉ quyđịnh những nội dung chính, không quyđịnh chi tiết

- Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗtrợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội trithức Chú trọng sự phát triển khả nănggiải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;

- Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực; các phương pháp dạy học thínghiệm, thực hành

Hình

thức dạy

học

Chủ yếu dạy học lýthuyết trên lớp học

Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú

ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sángtạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông trong dạy vàhọc

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra,

có tính đến sự tiến bộ trong quá trình họctập, chú trọng khả năng vận dụng trong cáctình huống thực tiễn

2.1.2.3 Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng, thái độ

Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ màmột người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và cónhiều biến động Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiềunăng lực khác nhau Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ

Trang 12

nên người học cần chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giảiquyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới

Như vậy, có thể nói kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực

để người học tìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cáchứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp Khả năng đáp ứng phù hợp với bối cảnhthực là đặc trưng quan trong của năng lực, tuy nhiên, khả năng đó có được lại dựatrên sự đồng hóa và sử dụng có cân nhắc những kiến thức, kỹ năng cần thiết trongtừng hoàn cảnh cụ thể,

Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnhvực hoạt động nào đó Không thể có năng lực về toán nếu không có kiến thức vàđược thực hành, luyện tập trong những dạng bài toán khác nhau Tuy nhiên, nếuchỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là

có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năngcùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm

vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thayđổi

2.2 Các giải pháp phát huy vai trò của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực

2.2.1 Thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng năng lực

2.2.1.1 Các yêu cầu của kế hoạch dạy học

Trong dạy học định hướng năng lực việc thiết kế kế hoạch dạy học cần theocác tiêu chí về phương pháp dạy học tích cực; kĩ thuật tổ chức hoạt động học; thiết

bị dạy học và học liệu; phương án kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tậpcủa học sinh Cụ thể như sau:

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phươngpháp dạy học được sử dụng:

- Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống củahọc sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kếtquả nhưng chưa lí giải đượcđầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra đượcvấn đề/câu hỏi chính của bài học

Trang 13

- Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/ kênh tiếng gắn vớivấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để họcsinh tiếp thu và giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.

- Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huốngthực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiếnthức/kĩ năng cụ thể

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạtđược của mỗi nhiệm vụ học tập: Mục tiêu, phương thức hoạt động và sản phẩmhọc tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng;phương thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh thể hiện được sự phù hợpvới sản phẩm học tập và đối tượng học sinh

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức cáchoạt động học của học sinh: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợpvới sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hànhđộng (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả

cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật học tích cực được sử dụng

Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạtđộng học của học sinh: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học vàsản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cầnđạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của cáchoạt động học

2.2.1.2 Các bước xác định năng lực hướng tới trong kế hoạch dạy học

Trong thiết kế kế hoạch dạy học cần xác định năng lực cần hướng tới dựa trênCTGDPT hiện hành, đây là một hoạt động rất quan trọng và là một công việc khó.Bởi vì, đây là hoạt động xác định mục tiêu: làm tường minh mục tiêu củaCTGDPT hiện hành về năng lực và dần điều chỉnh mục tiêu dạy học theo hướngnhấn mạnh đến hình thành và phát triển năng lực Bởi vậy, xác định năng lực dựatrên CTGDPT hiện hành cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo những năng lực

đề xuất đúng hướng Dưới đây là một đề xuất về các bước tiến hành xác định nănglực tin học dựa trên CTGDPT môn tin học:

Trang 14

Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học

Căn cứ CTGDPT hiện hành môn tin học lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học

để trao đổi, đề xuất những năng lực có thể hình thành, phát triển thông qua chủ đề,nội dung dạy học được lựa chọn

Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ

Căn cứ CTGDPT, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác địnhyêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định trong chương trình

Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt

Lập bảng mô tả tường minh các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề, nội dungdạy học được lựa chọn

Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới

Căn cứ bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt và danh sách các năng lực môntin học (đã đề xuất ở mục 2, phần II) để đề xuất một số năng lực mà việc dạy họcchủ đề, nội dung tin học này có thể hướng tới

• Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ)

• Hiểu được câu lệnh ghép

Kĩ năng

• Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ

• Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh

Trang 15

Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt

về việc sửdụng cấu trúc

rẽ nhánh tronggiải quyết bàitoán

HS chỉ ra vàgiải thíchđược cấutrúc rẽ nhánhtrong một

mô tả thuậttoán cụ thể

HS vận dụngcấu trúc rẽnhánh để mô

tả thuật toáncủa một bàitoán quenthuộc

HS vận dụngcấu trúc rẽnhánh để mô

tả thuật toáncủa một bàitoán mới

HS chỉ rađược cácthành phầncủa một câulệnh If-then

cụ thể

HS hiểu cơchế hoạtđộng của câu

nhánh dạngIf-then đểgiải thíchđược hoạtđộng một tậplệnh cụ thểchứa If-then

HS viết đượccâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then thựchiện một tìnhhuống quenthuộc

HS viết đượccâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then thựchiện một tìnhhuống mới

có lỗi

HS vận dụngcâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then kếthợp với cáclệnh khác đãhọc để viếtđược chươngtrình hoàn

HS vận dụngcâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then kếthợp với cáclệnh khác đãhọc để viếtđược chươngtrình hoàn

Trang 16

chỉnh giảiquyết vấn đềtrong tìnhhuống quenthuộc.

chỉnh giảiquyết vấn đềtrong tìnhhuống mới

HS chỉ rađược cácthành phầncủa một câulệnh If-then-else cụ thể

Bài tập

định

lượng

HS biết cơ chếhoạt động củacâu lệnh rẽnhánh dạng If-then-else đểchỉ ra đượchoạt động mộtlệnh dạng If-then-else cụthể

HS hiểu cơchế hoạtđộng của câu

nhánh dạngIf-then-else

để giải thíchđược hoạtđộng một tậplệnh cụ thểchứa If-then

HS viết đượccâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then-elsethực hiện mộttình huốngquen thuộc

HS viết đượccâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then-elsethực hiệnmột tìnhhuống mới

chương trìnhquen thuộc

có lỗi

HS vận dụngcâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then-elsekết hợp vớicác lệnh khác

đã học để viếtđược chươngtrình hoànchỉnh giảiquyết vấn đềtrong tìnhhuống quenthuộc

HS vận dụngcâu lệnh rẽnhánh dạngIf-then-elsekết hợp vớicác lệnhkhác đã học

để viết đượcchương trìnhhoàn chỉnhgiải quyếtvấn đề trongtình huốngmới

HS chỉ rađược cácthành phầncủa một câulệnh ghép cụthể

Bài tập

định

lượng

HS biết cơ chếhoạt động củacâu lệnh ghép

HS hiểu cơchế hoạtđộng của câu

HS viết đượclệnh ghépthực hiện một

HS viết đượclệnh ghépthực hiện

Trang 17

để chỉ ra đượchoạt động mộtlệnh ghép cụthể.

lệnh ghép đểgiải thíchđược hoạtđộng một tậplệnh

tình huốngquen thuộc

một tìnhhuống mới

Bài tập

thực

hành

HS sửa lỗilệnh ghéptrong

chương trìnhquen thuộc

có lỗi

Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới

Qua dạy học chủ đề Cấu trúc rẽ nhánh có thể hướng tới hình thành và pháttriển năng lực:

- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theocấu trúc rẽ nhánh trong tin học

- Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình

Các năng lực này lân cận và liên quan trực tiếp đến yêu cầu của Chương trình,chuẩn KTKN môn tin học 02 năng lực cụ thể này gắn liền với chủ đề Câu lệnh rẽnhánh nhằm hướng tới hình thành năng lực Giải quyết vấn đề dựa trên tin học

2.2.2 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phát huy vai trò người học 2.2.2.1 Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tíchcực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đềgắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt độngtrí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm,đổi mới quan hệ giáo viên – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằmphát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng

lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằmphát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học cácmôn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:

Trang 18

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành vàphát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, ),trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương phápđặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nàocũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thứcvới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”

- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạyhọc Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hìnhthức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoàilớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêucầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứngthú cho người học

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quiđịnh Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nộidung học và phù hợp với đối tượng HS Tích cực vận dụng công nghệ thông tintrong dạy học

2.2.2.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tậpluôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học Đổi mới phương pháp dạyhọc không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc

mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm củachúng Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viêntrước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật củachúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật

mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi

và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập Tuynhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bêncạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp

Trang 19

dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tíchcực và sáng tạo của HS Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của

HS trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu vànội dung dạy học Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơcđiểm và giới hạn sử dụng riêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp vàhình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng đểphát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy họcnhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kếthợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng Tình trạng độc tôn củadạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục,đặc biệt thông qua làm việc nhóm

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giảiquyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năngnhận biết và giải quyết vấn đề Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó làtình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp

HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức Dạy học giải quyết vấn đề

là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của HS, có thể áp dụngtrong nhiều h́nh thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của HS

Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng cóthể là những tình huống gắn với thực tiễn Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạyhọc giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ítchú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giảiquyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì HS vẫn chưa đượcchuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy bên cạnh dạy họcgiải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tìnhhuống

Vận dụng dạy học theo tình huống

Ngày đăng: 25/09/2019, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danhnghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 3, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 3
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2018
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Khác
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông-Chương trình tổng thể Khác
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông-Môn Tin học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w