Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh doanh của mình. Một trong những chiến lược mũi nhọn của các doanh nghiệp là tập trung vào khâu bán hàng vì đó là giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao tổ chức tốt khâu bán hàng, rút ngắn được quá trình luân chuyển hàng hoá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trong đó một trong những biện pháp quan hiệu quả phải kể đến là thực hiện tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là phần hành kế toán chủ yếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, cung cấp thông tin nhanh chóng lấy căn cứ để phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU 10
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2
1.1 Tổng quan về hoạt động bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 2 1.1.1 Những vấn đề chung về hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 2
1.1.2 Những vấn đề liên quan đến kết quả kinh doanh 9
1.1.3 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 11
1.2 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh danh trong doanh nghiệp thương mại 12
1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 12
1.2.2 Nội dung của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 13
1.3 Các hình thức ghi sổ phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong công ty thương mại 32
1.3.1 Các hình thức ghi sổ áp dụng trong công ty thương mại 32
1.3.2 Đặc điểm hình thức ghi sổ Nhật kí chung 32
1.3.3 Áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí chung vào phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 34
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 35
1.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 35
1.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 36
1.5 Kết quả kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DA VIỆT NAM 39
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam 39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam 39
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam 40
2.1.3 Quy trình cung cấp hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam 46
Trang 22.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam trong một vài năm gần đây 48
2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại DA Việt Nam 49
2.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam 49 2.2.2 Chế độ kế toán Công ty áp dụng 52
2.3 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Thương mại DA Việt Nam 56 2.4 Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam 99
2.4.1 Kết quả đạt được 100 2.4.2 Những điểm tồn tại trong Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 101
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DA VIỆT NAM 103 3.1 Định hướng phát triển hoạt động bán hàng và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam trong thời gian tới 103
3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng - xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam 103
3.2.1 Sử dụng đúng tài khoản phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty 103 3.2.2 Mở chi tiết các tài khoản liên quan tới kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh .104 3.2.3 Phân công chức năng của từng người trong bộ máy kế toán 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 110
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Sơ đồ 2 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty 36
Sơ đồ 2 2 Sơ đồ quy trình mua hàng hóa 46
Sơ đồ 2 3Sơ đồ quy trình bán hàng hóa 45
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán……… 49
Danh mục bảng biểu Bảng 2 1 Cơ cấu các mặt hàng trong doanh thu thuần từ 2017 – 2018 43
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợinhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Để đạt được điều đó đòi hỏi các nhà quản lýphải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh doanh của mình Một trongnhững chiến lược mũi nhọn của các doanh nghiệp là tập trung vào khâu bán hàng vì đó làgiai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp, giúp doanhnghiệp tạo ra lợi nhuận phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh Vấn đề đặt ra làlàm sao tổ chức tốt khâu bán hàng, rút ngắn được quá trình luân chuyển hàng hoá, nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong đó một trong những biện pháp quan hiệu quảphải kể đến là thực hiện tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là phần hành kế toán chủ yếu trong côngtác kế toán của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn, cung cấp thông tin nhanh chóng lấycăn cứ để phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam, nhận được sự chỉbảo tận tình của các anh chị trong phòng Kế toán và sự hướng dẫn nhiệt tình của TS ĐàoThanh Bình đã giúp em nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh đối với sự hoạt động và phát triển của công ty Vì vậy em
đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại DA Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp thương mại
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH Thương mại DA Việt Nam
Chương 3: Nhận xét và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại DA Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về hoạt động bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
1.1.1 Những vấn đề chung về hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.1.1.1 Khái niệm bán hàng
Thương mại: là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ,… giữa hay hay nhiều đối tác và có
thể nhận lại một giá trị nào đó bằng tiền mặt hay hàng hóa, dịch vụ khác Đây là khâu nốiliền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán
và người mua
Doanh nghiệp thương mại: là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm
mục đích thực hiện kinh doanh thương mại, tổ chức lưu chuyển hàng hóa, mua hàng hóa
ở nơi sản xuất và đem bán ở nơi có nhu cầu để thu lợi nhuận
Bán hàng: là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào Như
vậy quá trình bán hàng được hiểu:
Là quá trình trao đổi
Người bán tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của người mua
Xây dựng quan hệ lâu dài cùng có lợi
Bán hàng trong doanh nghiệp thương mại: Là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, là quá trình người bán chuyển giao quyền sởhữu hàng hoá cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở ngườimua
Trang 71.1.1.2 Các phương thức bán hàng
Có nhiều phương thức bán hàng khác nhau Và mỗi doanh nghiệp thương mại lựa chọnphương thức bán hàng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình Dưới đây là sơ đồtóm tắt các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Sơ đồ 1 1: Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Đối với doanh nghiệp thương mại nội địa: Có thể thực hiện theo hai phương thức: bán
buôn và bán lẻ, được chi tiết dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, chuyển hàng…)
a Bán buôn
Bán buôn là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn hoặc theo lô hàng với giá
đã có chiết khấu cao hoặc giá gốc Bán buôn thường được áp dụng , hoặc hướng tới cáctrung gian thương mại như đại lý, tổng đại lý, nhà phân phối… Trong hình thức bán buôn
có 2 phương thức cụ thể là : bán buôn hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vậnchuyển thẳng
Trang 8Bán hàng qua kho: hàng hóa mua về được nhập kho rồi từ kho xuất bán ra Phương thức
bán hàng qua kho có hai hình thức giao nhận:
(i) Giao hàng trực tiếp: theo hình thưc này bên mua sẽ nhận hàng tại kho bên bán hoặcđến một địa điểm do hai bên thỏa thuận theo hợp đồng, nhưng thường là do bênbán quy định
(ii) Hình thức chuyển hàng: bên bán sẽ chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc đếnmột địa điểm do bên mua quy định để giao hàng
Bán hàng vận chuyển thẳng: là việc doanh nghiệp sau khi mua hàng hóa, nhận được hàng,
không đem về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua Phương thức này cũng có hai hìnhthức giao hàng là giao hàng trực tiếp và chuyển hàng
b Bán lẻ
Bán lẻ là phương thức bán hàng hóa,dịch vụ với số lượng ít, nhỏ lẻ và giá thường ổn định.Phương thức này thường áp dụng trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ ấy Bán lẻ có nhiều hình thức thực hiện đa dạng hơn bán buôn Cụ thể là:
(i) Bản lẻ thu tiền trực tiếp: là hình thức người bán hàng thu tiền ngay của KH
(ii) Bán trả góp: là việc bán hàng cho KH và KH trả tiền nhiều lần Với hình thức này
DN sẽ được nhận thêm một khoản lãi do KH trả chậm
(iii) Bán lẻ tự phục vụ: KH mua hàng tự lấy hàng và đem ra bàn thanh toán Các siêuthị phần lớn áp dụng hình thức này khá phổ biến
(iv) Bán hàng tự động: là việc DN thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động đểbán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình
(v) Gửi đại lý bán, ký gửi hàng: là DN sẵn sang đem hàng hóa của mình cho các đại lýbán hoặc gửi đại lý bán trực tiếp sản phẩm cho mình
Đối với DN thương mại xuất nhập khẩu.
Với loại hình DN này, 2 phương thức chính được áp dụng là xuất khẩu trực tiếp và xuấtkhẩu ủy thác
a Xuất khẩu trực tiếp: là việc DN làm việc trực tiếp với bên nhập khẩu, trực tiếp ký
kết hợp đồng, giao hàng và nhận tiền
b Xuất khẩu ủy thác: là việc DN không trực tiếp xuất khẩu hàng hóa hay thu tiền
hàng mà được thông qua một đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín thực hiện xuất khẩu chomình
1.1.1.3 Các phương thức thanh toán
Sau khi giao hàng cho bên mua và nhận được chấp thuận thanh toán, bên bán có thể nhậntiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tùy theo tín nhiệm thỏa thuận giữa hai bên
mà lựa chọn các phương thức thanh toán phù hợp Hiện nay, các doanh nghiệp thươngmại thường áp dụng hai phương thức thanh toán:
Trang 9Thanh toán bằng tiền mặt: Hàng hóa của công ty sau khi giao cho khách hàng ngay
bằng tiền mặt
Thanh toán không qua tiền mặt: Theo phương thức này, hàng hóa của công ty sau khi
giao cho khách, khách hàng có thể thanh toán bằng sec hoặc chuyển khoản
1.1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động bán hàng
Đánh giá hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại thông qua ba chỉ tiêu chính:Doanh thu bán hàng hóa; giá vốn hàng hóa; các khoản giảm trừ doanh thu
a Doanh thu bán hàng hóa
Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kếtoán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu
Xác định doanh thu
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệpvới bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của cáckhoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại,chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thuđược xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trongtương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỉ lệ lãi xuất hiệnhành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai
Khi hàng hóa được trao đổi để lấy hàng hóa tương tự về bản chất và giá trị thì việctrao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu
Năm điều kiện ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp thương mại:( theo chuẩn mực
số 14 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam- Doanh thu và thu nhập khác)
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Trang 10b Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại: là tổng các chi phí để hàng có mặt tạikho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…
Công thức tính trị giá vốn hàng xuất kho trong doanh nghiệp thương mại:
Trị giá vốn hàng xuất kho= Trị giá mua thực tế + Chi phí thu mua của hàng xuất kho
Có 4 phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho bao gồm:
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp nhập sau xuất trước
(i) Phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá bình
quân sau mỗi
lần nhập
=
Trị giá vốn thực tế hàng hóa sau mỗi lần nhập i
Số lượng hàng hóa thực tế tồn sau lần nhập thứ i
Theo phương pháp này, giá thực tế bình quân có thể được tính định kỳ hoặc tính liênhoàn trong cả kỳ sau mỗi lần nhập
Ưu điểm:
- Phù hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, khối lượng nhập xuất ít
- Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện
Nhược điểm:
- Trong phương pháp tính bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ : đến cuối tháng mớithực hiện tính giá vốn xuất kho, không cung cấp kịp thời thông tin cho mỗi nghiệpvụ
(ii) Phương pháp tính theo giá đích danh
Trang 11Phương pháp này đòi hỏi DN phải quản lý theo dõi hàng hoá, thành phẩm theo từng lôkhi xuất hàng thuộc lô nào thì sẽ căn cứ vào số lượng thực xuất và đơn giá nhập khothực tế của lô đó để tính trị giá thực tế hàng xuất kho Phương pháp này áp dụng đốivới doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được từng lôhàng.
(iii) Phương pháp nhập trước - xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thiết là thành phẩm, hàng hoá nào nhập kho trước thì sẽđược xuất trước và khi xuất hàng ở lô nào thì lấy giá vốn thực tế nhập kho của lô đó đểtính trị giá vốn hàng xuất bán Theo phương pháp này thì giá trị lô hàng xuất kho đượctính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồnkho được tính theo giá của hàng nhập ở những lần sau cùng Trên thực tế hàng xuấtkho có thể không tuân theo giả thiết trên nhưng khi tính toán trị giá vốn hàng xuất bánthì tính theo giả thiết đó
Trang 12- Đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại mặt hàng, hoạt động nhập xuất liên tục
áp dụng phương pháp này sẽ khiến cho chi phí hạch toán và khối lượng công việctăng lên rất nhiều
(iv) Phương pháp nhập sau - xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thiết là thành phẩm, hàng hoá nào nhập kho sau thì sẽđược xuất kho trước, khi tính trị giá vốn của hàng xuất bán sẽ dùng giá nhập kho thực
tế của lần nhập sau cùng Giả thiết nhập sau xuất trước là tính đến thời điểm xuất khohàng hoá chứ không hẳn đến cuối kỳ hạch toán mới xác định
- Trị giá vốn của hàng tồn kho còn lại cuối kỳ không sát với giá thị trường
- Khối lượng công việc tính toán, ghi chép nhiều…
c Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh việc bán hàng cũng như thu hồi nhanhchóng tiền hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng trong cáctrường hợp như khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng thanh toán sớm tiền hàngcũng như trong trường hợp khách hàng mua hàng hóa của doanh nghiệp kém phẩm chất…các khoản này sẽ được phản ánh vào chi phí tài chính hoặc giảm trừ doanh thu bán hàngcủa doanh nghiệp đó
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàngbán bị trả lại và các khoản thuế như: thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT theophương pháp trực tiếp
(i) Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
Trang 13(iv) Thuế xuất khẩu: là loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đánh vào hàng hóaxuất khẩu Có ba phương pháp tính thuế xuất khẩu: tính thuế theo tỷ lệ phần trăm,tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp.
Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:
Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x
Thuế suất thuế nhập khẩu
Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối
Thuế xuất
Số lượng hàng hóathực tế xuất khẩu x
Mức thuế suất tuyệt đốitrên một đơn vị
(v) Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do
các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất rahàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vàogiá bán
(vi) Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: là thuế tính trên giá trị gia tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất đến tiêu dùng Thuế GTGT củadoanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanhthu đã được xác định trong kỳ
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * tỷ lệ % thuế suất
Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các khoản chiết khấuthương mại , giảm giá hàng bán Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bánphải đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi Các khoản chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng bán phải được ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hóa đơn bán hàng
1.1.2 Những vấn đề liên quan đến kết quả kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểuhiện bằng số tiền lãi hay lỗ, kinh doanh hiệu quả hay chưa hiệu quả, điều này giúp nhà
Trang 14quản lý đưa ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàngtrong doanh nghiệp
1.1.2.2 Các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh
Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành váo cuối kỳ kinh doanh thường làcuối tháng ,cuối quý, cuối năm, tuỳ thuộc vào từng đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản
lý của từng doanh nghiệp Theo điều 68 thông tư 133/BTC, kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tàichính và kết quả hoạt động khác
a Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị
giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giáthành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bấtđộng sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuêhoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanhnghiệp
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trìnhbán hàng hóa
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lýsản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chungtoàn doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã bán
b Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính
và chi phí hoạt động tài chính, được xác định theo công thức sau:
Kết quả hoạt
động sản xuất
kinh doanh
Chi phí quản lý kinhdoanh
Doanh thu thuần về bán hàng
-Giá vốn hàng bán
-=
Trang 15Trong hoạt động này, phần quan trọng nhất là chi phí lãi vay Hoạt động tài chính liênquan chặt chẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì lãi vay chính lànguồn tiền tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Lượng tiền lãi phải trả nói lên khảnăng tài chính của doanh nghiệp Có thể so sánh lãi vay phải trả với lợi nhuận từ hoạtđộng kinh doanh để biết được khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp.
c Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản
chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác- Chi phí khácHoạt động khác được thể hiện bởi khoản mục chi phí, thu nhập chỉ xuất hiện một lầnduy nhất, không có tính lặp lại Những hoạt động này được tách riêng để không bị bópméo với số liệu của hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp Ví dụ như về tiềnphạt chậm nộp thuế, chi phí do thiên tai, thanh lý tài sản cố định, tiền vi phạm hợpđồng…
1.1.3 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Mục đích của việc bán hàng là thu được tiền để bù đắp, trang trải cho các chi phí liênquan đến quá trình mua bán hàng hóa, chi phí quản lý doanh nghiệp Muốn đạt được mụcđích trên đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải đặt ra những yêu cầu quản lý chặt chẽ đốivới hoạt động bán hàng và xác định KQKD trên các mặt sau:
- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng đối với từng thời kì,từng nhóm khách hàng, từng hợp đồng kinh tế
- Quản lý số lượng, chất lượng từng mặt hàng, thời gian và cơ cấu từng mặt hàngtiêu thụ, tránh mất mát, hỏng hóc,…
- Quản lý, theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng Quản lý chặt chẽtình hình thanh toán của khách hàng và thường xuyên đốc thúc công nợ với khách
- Quản lý chặt chẽ giá vốn của hàng đem tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các khoản chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ
1.2 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh danh trong doanh nghiệp thương mại
= Doanh thu thuần hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính
Kết quả hoạt
động tài chính
Trang 161.2.1 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Phản ánh chính xác, trung thực trong việc thực hiện công tác ghi chép kịp thời, đầy đủ vềcác khoản doanh thu và giá vốn hàng bán của từng mặt hàng trong doanh nghiệp, đồngthời theo dõi đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng
Xác định được thời điểm giao dịch bán hàng được coi là hoàn thành để có thể kịp thời lậpđược các báo cáo về kết quả bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Xác định đúng, tập hợp đúng và đầy đủ các chi phí phát sinh cho hoạt động bán hàng,phân bổ chi phí và kết chuyển chi phí hợp lý cho các mặt hàng trong kỳ để xác định kếtquả kinh doanh chính xác
Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển hợp lý Các chứng từ ban đầuphải đầy đủ, hợp pháp, luân chuyển khoa học, trình trùng lặp, bỏ sót và không quá phứctạp nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu và nâng cao hiệu quả công tác kế toán
Giám sát và quản lý hoạt động
Thường xuyên cập nhật các chính sách, thông tư, nghị định mới có liên quan đến ngànhnghề kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và về chế độ kế toán nói chung
Có trách nhiệm thông báo với cấp trên để có những biện pháp giải quyết kịp thời khi cóvấn đề vướng mắc cũng như các vấn đề phát sinh có liên quan tới việc cung cấp dịch vụcủa doanh nghiệp
Phản ánh được số lãi lỗ trong kỳ thông qua việc thể hiện doanh thu thu được trong kỳ vớicác chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tạo nên dịch vụ cũng như duy trì hoạt động kinhdoanh của mình
Cung cấp thông tin chính xác trung thực, thực hiện công tác lập báo cáo đánh giá đúnghiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
và nộp cho cơ quan Nhà nước
1.2.2 Nội dung của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Trang 17(i) Phương thức bán buôn hàng hóa
Chứng từ sử dụng
Để theo dõi doanh thu từ việc bán buôn hàng hóa, cần sử dụng bộ chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT( với những doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ)
- Hóa đơn bán hàng( với những doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
Quy trình luân chuyển chứng từ
- Từ đơn hàng đã được duyệt xuất kho
- Căn cứ vào thông tin trên phiếu xuất kho đã được kí duyệt về: ngày tháng phát sinhgiao dịch bán hàng, tổng giá trị của đơn hàng, kế toán viết hóa đơn GTGT( hóa đơnbán hàng) gồm 3 liên Một liên lưu tại cuống, một liên giao cho khách hàng, mộtliên lưu nội bộ Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữuhoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã hoặc chưa thuđược tiền
- Trong trường hợp hai bên thỏa thuận lập hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồngmua bán do bộ phận Kinh doanh lập, gồm 2 bản: 1 bản giao cho khách, 1 bản lưunội bộ Kế toán căn cứ vào thông tin về đối tượng khách hàng, thời gian phát sinhgiao dịch, tổng giá trị hàng hóa trên hợp đồng đã có đầy đủ xác nhận của giám đốchai bên để viết hóa đơn
Quy trình ghi sổ
- Kế toán sử dụng thông tin trên hóa đơn GTGT( hóa đơn mua hàng) về: ngày xuấthóa đơn, thông tin đối tượng khách hàng, nội dung nghiệp vụ, tổng giá trị đơnhàng, thuế GTGT( nếu có) để ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian;đồng thời thông tin sẽ được ghi vào sổ chi tiết tài khoản 5111- chi tiết doanh thubán hàng theo từng đối tượng khách hàng Thông tin tổng hợp của doanh thu sẽđược tổ hợp trên sổ cái TK 511
Trang 18“Doanh thu bán thành phẩm –TK 5112”, “Doanh thu cung cấp dịch vụ- TK5113”, “Doanh thu khác-TK 5118” trong Bảng cân đối số phát sinh
(ii) Phương thức bán lẻ hàng hóa
Quy trình lên sổ
Căn cứ vào hóa đơn bán lẻ, kế toán sử dụng những thông tin về đối tượng khách hàng,ngày xuất hóa đơn, tổng giá trị hóa đơn để ghi vào sổ Nhật kí chung theo trình tự thờigian Đồng thời, thông tin chi tiết về tài khoản doanh thu sẽ dược ghi vào sổ chi tiếttừng tài khoản doanh thu TK 5111, TK 5112, TK 5113 TK 5118 và được theo dõi trêntừng đối tượng khách hàng
Thông tin tổng hợp của từng sổ chi tiết doanh thu sẽ được tổng hợp trên sổ cái TK 511.Cuối kì kết chuyển TK 511 vào TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Theo TT133/BTC ban hành ngày 26/08/2016 tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp hai:
5111 : Doanh thu bán hàng hóa
5112 : Doanh thu bán các thành phẩm
5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ
5118 : Doanh thu khác
Trang 19Kết cấu tài khoản 511:
Bên Nợ:
Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
Các khoản giảm trừ doanh thu;
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệpthực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản TK511 không có số dư cuối kì
b Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Khoản giảm trừ doanh thu không xuất hiện trong phương thức bán lẻ hàng hóa nên ta sẽkhông xét theo từng phương thức bán hàng
(i) Chứng từ sử dụng
Để theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu, công ty cần sử dụng nhiều loại chứng từ khácnhau Tuy nhiên dù là chứng từ nào thì cũng cần thống nhất một mẫu nhất định phải lậpkịp thời, chính xác, đầy đủ vì đây là cơ sở để ghi nhận vào sổ sách và ghi các báo cáo.Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý và hợp pháp của chứng từ đó
- Hóa đơn GTGT đã giảm giá
- Hóa đơn GTGT hàng bán bị trả lại( do bên khách hàng xuất)
- Biên bản trả lại hàng bán( bên khách hàng)
(ii) Luân chuyển chứng từ
Căn cứ vào các văn bản, chính sách quyết định chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàngbán đã được giám đốc phê duyệt, kế toán ghi rõ tỷ lệ % và số tiền, thuế chiết khấu hoặcgiảm giá trực tiếp trên hóa đơn Khi đó giá bán trên hóa đơn GTGT là giá đã giảm trừ rồi.Căn cứ vào Biên bản trả lại hàng bán hoặc Hóa đơn GTGT hàng bán bị trả lại từ phíakhách hàng cung cấp Kế toán sử dụng để giảm doanh thu và bù trừ công nợ cho kháchhàng
Trang 20(iii) Quy trình ghi sổ
Trường hợp trên hóa đơn GTGT đã có sẵn khoản giảm trừ doanh thu, giảm trừ thuế và giábán là giá đã giảm trừ thì kế toán không cần phản ánh khoản giảm trừ nữa
Trường hợp hàng bán bị trả lại: Kế toán căn cứ vào thông tin hóa đơn GTGT hàng bán bịtrả lại về thời gian, đối tượng cung cấp, giá trị hàng bán, số tiền thuế để ghi sổ nhật kíchung để phản ánh nghiệp vụ giảm trừ doanh thu Thông tin chi tiết về nghiệp vụ sẽ đượcghi vào bên nợ sổ chi tiết TK 5111 và được tổng hợp vào bên nợ của sổ cái 511
Cuối kì, kết chuyển tài khoản 511 sang TK 911- Xác định KQKD Sử dụng sổ cái TK 511
để ghi vào chỉ tiêu “ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong Báo cáo kếtquả kinh doanh
(iv) Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng:
Theo TT 133 của Bộ Tài Chính các khoản Chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại, được ghi giảm trực tiếp vào bên nợ TK 511- Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ
Quy trình hạch toán
Nợ TK 511: Khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 333: Giảm trừ các khoản thuế phải nộp
Có TK 111,112,131: tổng số tiền được giảm
c Kế toán giá vốn hàng bán
Phương thức bán buôn
(i) Chứng từ sử dụng
Kế toán giá vốn hàng bán sử dụng các chứng từ kế toán sau:
Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng
Biên bản bàn giao kiêm phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại
(ii) Quy trình luân chuyển chứng từ
Căn cứ đề nghị xuất kho hàng hóa đã được kí duyệt, thủ kho ( hoặc kế toán) lập phiếuxuất kho thành ba liên Một liên giao cho thủ kho ghi thẻ kho, một liên giao cho bộ phận
kế toán để hạch toán và lưu nội bộ, một liên giao cho khách hàng
Trang 21Trong trường hợp công ty bị khách hàng viết hóa đơn GTGT trả lại hàng, thủ kho hoặc kếtoán trưởng đã kiểm tra và duyệt hàng bị trả lại sau đó tiến hành lập phiếu nhập kho gồmhai liên: một liên giao cho kế toán hạch toán lên phầm mềm, liên còn lại giao cho thủ khoghi thẻ kho
(iii) Quy trình ghi sổ
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán chi tiết từng mặt hàng vào sổ chi tiết TK 156 cho từngđối tượng lên bảng tổng hợp và chi tiết nhập xuất tồn Thủ kho căn cứ phiếu xuất khochi tiết từng mặt hàng vào sổ thẻ kho theo thông tin về từng đối tượng, số lượng, giá trịhàng hóa, Cuối kì, đối chiếu bảng tổng hợp nhập xuất tồn và thẻ kho Cuối kì, kế toánlàm bút toán kết chuyển sang TK 911- Xác định KQKD và lên báo cáo tài chính
Đối với trường hợp nhập đơn hàng bị trả lại, Căn cứ vào phiếu nhập kho hàng bán bị trảlại Kế toán
(iv) Tài khoản sử dụng và hạch toán tổng hợp
Giá vốn hàng bán được phản ánh qua TK 632
Tài khoản 632 không có số dư cuối kì
Hạch toán:
Khi xuất bán hàng hóa, ghi nhận trị giá vốn:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng xuất bán
Có TK 156,157
Phản ánh phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho trong kì
Nợ TK 632: Giá trị hàng hóa mất mát, hao hụt
Có TK 15
Trường hợp hàng bán bị trả lại, tiến hành nhập kho:
Nợ TK 156:
Có TK 632: Giá vốn hàng bị trả lại
Cuối kì, kết chuyển sang TK 911 xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
Trang 22d Kế toán xác định kết quả kinh doanh
(i) Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán chi phí bán hàng là việc kế toán thực hiện phản ánh các chi phí thực tế phát sinhtrong quá trình cung cấp dịch vụ như quảng cáo, lương nhân viên bộ phận bán hàng vàcác khoản trích theo lương, các dịch vụ mua ngoài…
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp là việc kế toán thực hiện phản ánh các chi phí quản
lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý, cáckhoản trích theo lương của nhân viên quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, khấu hao tài sản
cố định, các chi phí liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của bộ phận quản lý như: tiềnđiện, tiền mạng, tiền nước…
Cả hai chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều mang tính thời kỳ, liên quanđến một kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Hóa đơn GTGT, Bảng phân bổ chi phí trả trước,…
Chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
(iii) Quy trình luân chuyển chứng từ
Hóa đơn GTGT mua ngoài từ nhà cung cấp sẽ được gửi về, phòng kế toán tiếp nhận hóađơn và ghi sổ Trường hợp công ty mua TSCĐ, CCDC về sử dụng, kế toán phải lập bảngphân bổ công cụ dụng cụ, bảng khấu hao TSCĐ
Cuối tháng, bộ phận hành chính gửi bảng chấm công lên cho bộ phận kế toán để căn cứlập bảng lương và các khoản trích theo lương
(iv) Quy trình ghi sổ
Căn cứ vào hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật
kí chung, và phân loại chi phí để đưa thông tin vào sổ chi tiết TK 6421 và TK 6422, thôngtin sẽ được tổng hợp tịa sổ cái Tk 642 cho từng nghiệp vụ phát sinh
Trang 23Tương tự với các chứng từ tính lương, các khoản trích theo lương,….
Cuối kì, kế toán làm bút toán kết chuyển sang TK 911- Xác định KQKD và lên báo cáotài chính
(v) Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán tổng hợp
Thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm(BHYT, BHXH, BHTN, BHTNLĐ), tiền ăn ca,…
Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 334, 338
Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí phân bổ dần
Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh( TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 242, 214
Các khoản giảm trừ chi phí quản lý kinh doanh
Nợ TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh( TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 111,112
Cuối kì, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh sang TK 911- xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh( TK cấp 2 phù hợp)
e Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
(i) Chứng từ sử dụng
Giấy báo Có của ngân hàng
Bảng theo dõi ngoại tệ…
Sao kê ngân hàng
Trang 24(ii) Quy trình luân chuyển chứng từ
Nếu doanh thu hoạt động tài chính này là khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng, trình tự luânchuyển được diễn ra như sau:
Bước 1: Kế toán viên lấy sao kê ngân hàng
Bước 2: Kế toán thực hiện việc hạch toán và lưu lại chứng từ trong tập tài liệu
Nếu doanh nghiệp có phát sinh về chênh lệch ngoại tệ thì quy trình luân chuyển được diễn
Bước 3: Kế toán lưu lại bảng theo dõi ngoại tệ trong tập tài liệu
(iii) Quy trình lên sổ
Căn cứ vào sao kê của Ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu tài chính phát sinh trongthág vào sổ nhật kí chung để theo dõi, thông tin sẽ được ghi trên sổ cái TK 515 và cuối kìlàm bút toán kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Cuối cùng thông tin
TK 515 lên Báo cáo tài chính
(iv) Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán
Tài khoản sử dụng
Dựa theo quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 515 đểphản ánh tình hình về doanh thu tài chính trong kỳ Từ đó lập nên các báo cáo phục vụcho việc xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán
Kết cấu của tài khoản 515 được quy định rõ tại thông tư quy định về chế độ kế toán doanhnghiệp Tài khoản này được hiểu như sau:
Bên Nợ
Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kếtquả kinh doanh”
Trang 25Bên Có
Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Quy trình hạch toán
Nợ TK 112: Doanh thu tài chính phát sinh trong kỳ
Có TK 515: Doanh thu tài chính phát sinh trong kỳ
Cuối kì, bút toán kết chuyển:
Nợ TK 515: Doanh thu hoạt ddowngj tài chính
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
f Kế toán chi phí hoạt động tài chính
(i) Chứng từ sử dụng
Bảng theo dõi ngoại tệ
Sao kê ngân hàng
(ii) Luân chuyển chứng từ
Nếu là khoản chi phí phát sinh từ việc đi trả lãi cho khoản đi vay, quy trình luân chuyểnchứng từ được diễn ra như sau:
Bước 1: Bộ phận hành chính nhận được giấy yêu cầu thanh toán tiền vay và chuyểncho bên bộ phận kế toán
Bước 2: Kế toán thực hiện trả lãi vay qua ngân hàng và nhận lại giấy nộp tiền
Bước 3: Kế toán lưu lại giấy nộp tiền trong tập tài liệu
Nếu là khoản chi phí phát sinh do chênh lệch ngoại tệ, quy trình luân chuyển chứng từđược diễn ra như sau:
Bước 1: Kế toán thực hiện việc lập bảng theo dõi ngoại tệ phản ánh các khoản thuchi ngoại tệ trong kỳ
Bước 2: Cuối tháng, kế toán xuất bảng theo dõi và in ra bản cứng để hạch toánkhoản lỗ từ ngoại tệ
Bước 3: Kế toán thực hiện lưu lại bảng theo dõi ngoại tệ trong tập tài liệu
Trang 26(iii) Quy trình ghi sổ
Căn cứ vào sao kê của Ngân hàng, kế toán ghi nhận chi phí tài chính phát sinh trong thágvào sổ nhật kí chung để theo dõi, thông tin sẽ được ghi trên sổ cái TK 635 và cuối kì làmbút toán kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Cuối cùng thông tin TK
635 lên Báo cáo tài chính
(iv) Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán
Tài khoản sử dụng
Dựa theo thông tư, kế toán sử dụng tài khoản 635 để phản ánh về chi phí hoạt động tàichính của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến cáchoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liênkết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dựphòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác,khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái
Dựa theo thông tư, tài khoản 635 được trình bày như sau:
Bên Nợ
Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;
Lỗ bán ngoại tệ;
Chiết khấu thanh toán cho người mua;
Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tàichính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
Sổ trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tưvào đơn vị khác;
Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác
Bên Có
Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tưvào đơn vị khác
Trang 27Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tàikhoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Quy trình hạch toán
Nợ TK 635:
Có TK 111, TK112:
Cuối kì, kế toán kết chuyển qua TK 911- xác định KQKD
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
g Kế toán thu nhập khác
(i) Chứng từ sử dụng
Phiếu thu
Giấy báo Có của ngân hàng
Biên bản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định…
(ii) Quy trình luân chuyển chứng từ
Các biên bản thanh lý/nhượng bán do bên Hành chính cung cấp Các chứng từ này đượcchuyển sang bộ phận Kế toán Kế toán lập phiếu thu hoặc giấy báo Có từ bên ngân hàng
Cùng với biên bản thanh lý/nhượng bán và phiếu thu/giấy báo Có, Kế toán được hạchtoán vào phần mềm Lưu giữ các chứng từ gốc này tại bộ phận Kế toán
(iii) Quy trình ghi sổ
Căn cứ vào biên bản thanh lý nhượng bán, kế toán ghi nhận thu nhập khác phát sinh trongtháng vào sổ nhật kí chung để theo dõi, thông tin sẽ được ghi trên sổ cái TK 711 và cuối
kì làm bút toán kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Cuối cùng thôngtin TK 711 lên Báo cáo tài chính
(iv) Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 711 để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp Tài khoản này không có tài khoản cấp 2 theo bảng hệthống tài khoản được quy định tại thông tư 133/BTC
Trang 28Tài khoản 711 này có kết cấu như sau:
Bên Nợ
Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoảnthu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tàikhoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Hạch toán:
Nợ TK 711: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
Có TK 911: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
h Kế toán chi phí khác
(i) Chứng từ sử dụng
Phiếu chi
Giấy báo nợ của ngân hàng
Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Biên bản thanh tra thuế
Biên bản xử phạt hợp đồng kinh tế,…
(ii) Luân chuyển chứng từ
Các biên bản thanh lý/biên bản xử phạt do bên Hành chính chuyển sang cho bộ phận Kếtoán Kế toán lập phiếu chi/thực hiện ủy nhiệm chi để nộp phạt hoặc kế toán ghi giảmTSCĐ Kế toán nhận lại biên lai thu tiền/biên bản bàn giao Lưu giữ chứng từ gốc tại
bộ phận Kế toán
(iii) Quy trình ghi sổ
Từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán nhập liệu thông tin nghiệp vụ vào phần mềm
Các thông tin và giá trị được hiện lên Nhật ký, sau đó tự động đưa vào các sổ cái, sổ chitiết tài khoản 811 và các sổ liên quan Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển chi phíkhác để xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính cuối kỳ
(iv) Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán
Trang 29Tài khoản sử dụng
Theo quy định, kế toán sử dụng tài khoản 811 để phản ánh các khoản chi phí khác màdoanh nghiệp phát sinh trong kỳ, những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay cácnghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp Tài khoản nàyđược quy định tại thông tư là không có tài khoản cấp 2
Tài khoản 811 có kết cấu hạch toán được quy định như sau:
Bên Nợ
Các khoản chi phí khác phát sinh
Bên Có
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
i Kế toán thuế TNDN
Khái niệm
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh chi phí thuế TNDN của doanhnghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinhtrong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nămtài chính hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộptính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộptrong tương lai phát sinh từ việc:
Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
Cách xác định thuế TNDN
Đối với doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ
Từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tàichính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78), cách tính thuế TNDN phải nộp được xácđịnh như sau:
Trang 30Thuế TNDN
phải nộp
Nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:
Các khoản lỗ được kết chuyển: Trong trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thìđược bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập dodoanh nghiệp tự lựa chọn Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suấtthuế TNDN của hoạt động kinh doanh còn thu nhập
Thu nhập chịu thuế được xác định:
Thu nhập
chịu thuế
= (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệpđược hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
Chi phí được trừ bao gồm 2 loại gồm:
Chi phí kế toán: là tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp phát sinh
Chi phí được trừ tính thuế TNDN là những khoản được trừ khi tính thuế TNDN
(i) Chứng từ sử dụng
Tờ khai thuế TNDN tạm tính
Tờ khai quyết toán thuế TNDN
Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước…
(ii) Tài khoản sử dụng
Trang 31Kế toán sử dụng tài khoản 821 để phản ánh số thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ kếtoán Tại thông tư 133?BTC yêu cầu về chế độ kế toán có nêu rõ, tài khoản này không cótài khoản cấp 2.
Quy trình hạch toán tài khoản 821 – Chi phí thuế TNDN hiện hành được thể hiện như sau:
Bên Nợ
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do pháthiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại
Bên Có
Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn sốthuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót khôngtrọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiệnhành trong năm hiện tại;
Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phátsinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”
j Kế toán xác định kết quả kinh doanh
(i) Trình tự ghi sổ
Cuối kì, kế toán tiến hàng bút toán kết chuyển sang TK 911- Xác định KQKD, Thôngtin được ghi vào sổ nhật kí chung và sổ cái TK 911, cuối cùng lên Báo cáo tài chính
Trang 32(ii) Tài khoản sử dụng
Để xác định được tình hình và kết quả hoạt động trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 911– xác định kết quả kinh doanh và tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đểbiết được tình hình lãi/lỗ trong kỳ của doanh nghiệp
Trong đó, tài khoản 421 được chia làm hai tiểu khoản cấp 2 bao gồm:
Tài khoản 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quảhoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các nămtrước Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầunăm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnhhồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện
Tài khoản 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quảkinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay
Quy trình hạch toán tài khoản 911 được thể hiện như sau:
Tài khoản 911 này không có số dư cuối kỳ
Quy trình hạch toán của tài khoản 421 được thể hiện như sau:
Bên Nợ
Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
Trang 33Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu
Bên Có
Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh
Tài khoản 421 này có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có Nếu số dư ở bên Nợ thì đây là số
lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý Nếu là số dư bên Có thì đây là số lợi nhuận sau thuếchưa phân phối hoặc chưa sử dụng
(iii) Quy trình hạch toán
Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác sang TK 911
Nợ TK 511: Doanh thu từ bán hàng
Nợ TK 515: Doanh thu tài chính
Nợ TK 711: Thu nhập khác
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển chi phí sang TK 911
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
Có,TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 811: Chi phí khác
Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821: Thuế TNDN phải nộp
Kết chuyển lãi lỗ cuối kì
Nếu doanh nghiệp lãi
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421: Lãi trong kì
Nếu doanh nghiệp lỗ:
Trang 34Nợ TK 421: Lỗ trong kì
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
1.3 Các hình thức ghi sổ phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh trong công ty thương mại
1.3.1 Các hình thức ghi sổ áp dụng trong công ty thương mại
Hiện nay các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng thường
áp dụng hình thức ghi sổ kế toán:
- Hình thức ghi sổ kế toán “Nhật ký – Sổ cái”
- Hình thức ghi sổ kế toán “Nhật ký chung”
- Hình thức shi sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”
- Hình thức ghi sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”
Tùy theo từng quy mô doanh nghiệp và việc đơn giản trong quá trình sử dụng mà doanhnghiệp tự lựa chọn cho mình một loại hình ghi sổ kế toán riêng Tuy các sổ có cách sửdụng khác nhau nhưng lượng thông tin cung cấp cho người dùng vẫn đảm bảo theo đúngvới quy định của Nhà nước
Đối với các doanh nghiệp thương mại, hình thức ghi sổ kế toán chủ yếu được sử dụng ởđây là thức ghi sổ kế toán “Nhật ký chung” Do giới hạn về thời gian cũng như cho phùhợp với mô hình doanh nghiệp thương mại đang nghiên cứu, bài khóa luận tâp trung vàohình thức ghi sổ “Nhật ký chung”
Dưới đây là miêu tả chi tiết về hình thức ghi sổ Nhật kí chung
1.3.2 Đặc điểm hình thức ghi sổ Nhật kí chung
Đặc điểm của hình thức ghi sổ kế toán này là kế toán dùng sổ “Nhật ký chung” để ghichép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tàikhoản trên cơ sở chứng từ gốc Sử dụng số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào các Sổcái Sổ kế toán sử dụng theo hình thức bày gồm có sổ Nhật ký chung để phản ánh các sựkiện kinh tế theo thời gian và Sổ cái tài khoản dùng để ghi chép theo hệ thống Ngoài rangười ta có thể dùng thêm một số sổ Nhật ký chuyên dùng để phản ánh các nghiệp vụkinh tế giống nhau, lặp đi lặp lại nhiều lần để hỗ trợ, giảm bớt số lần ghi chép vào Sổ cái
Sổ kế toán chi tiết sử dụng trong hình thức kế toán này cũng giống như trong các hìnhthức kế toán khác vì chúng được sử dụng phục vụ cho quản lý
Nội dung các loại sổ trong hình thức ghi sổ Nhật kí chung
Trang 35- Sổ Nhật ký chung : là loại sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtheo trình tự thời gian dồng thời phản ánh quan hệ đối ứng tài khoản( định khoản
kế toán) để phục vụ cho việc ghi sổ cái Số liệu trên sổ Nhật ký chung được dùnglàm căn cứ để ghi vào Sổ Cái
- Sổ Cái: là loại sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trongtừng kì và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy địnhtrong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Mỗi tài khoản dược mởmột hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ cái đủ để ghi chép trong 1 niên độ kế toán
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: là loại sổ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinhliên quan đến các đối tượng kế toán cần chi tiết theo yêu cầu quản lý
Ưu điểm
- Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán
- Được dùng phổ biến, thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tínhtrong công tác kế toán
- Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên sổ Nhật kí chung, cungcấp thông tin kịp thời
Nhược điểm
- Lượng ghi chép nhiều
Hiện nay Công ty sử dụng hình thức kế toán máy thay thế cho kế toán thủ công Đặc biệt,
kế toán máy ngày càng phổ biến và hiệu quả, giúp kế toán giảm nhẹ khối lượng công việc,
xử lý nhanh gọn, độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí, thời gian Tuy nhiên, các thông tinđược nhập vào phần mềm cần được thống nhất ngay từ đầu Do đó kế toán cần thực hiệncác công việc sau:
- Chuẩn hóa các danh mục chứng từ
- Phân loại và mã hóa thống nhất các đối tượng kế toán: Nhà cung cấp, khách hàng
- Thiết kế các yêu cầu cần đạt được của chương trình kế toán: các thông tin từ tổngquát và chi tiết, các thông tin trung gian và thông tin cuối cùng
- Lực chọn nhà cung cấp phần mềm kế toán có uy tín để đảm bảo tính chính xác,hợp lý của các báo cáo kế toán
1.3.3 Áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí chung vào phần hành kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh
Trang 36Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí chung và sử dụng phần mềm kế toánnhư một công cụ, thì sơ đồ ghi sổ bằng phầm mềm dưới đây được áp dụng: chứng từ sẽđược lưu giữ trong tập hồ sơ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 1.2: Hình thức kế toán máy
Hàng ngày :
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh từ giao dịch bán hàng( Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho,…) đã kiểm tra để ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ bán hàng vào sổ Nhật Kí Chung
Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trong sổ Nhật kí chung để ghi vào Sổ Cái TK 511, TK632, theo các tài khoản kế toán phát sinh đã được ghi vào sổ NKC( trong kì sử dụng bao nhiêu tài khoản thì có bấy nhiêu sổ cái tài khoản đấy)
Trang 37Nếu công ty thương mại có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời ghi vào sổ nhật
kí chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.Tk
5111, TK giá vốn và tài khoản các khoản giảm trừ doanh thu
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:
Sử dụng số liệu phát sinh trong kì trên sổ cái TK 511, TK 632, TK 156, TK 642,
TK 515, TK 635, TK 711, TK 811,…, lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết( đượclập từ các sổ, thẻ chi tiết TK 5111, TK 156 ) được dùng để lập các BCTC
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí chung và sử dụng phần mềm kế toán như một công cụ, thì sơ đồ ghi sổ bằng phầm mềm dưới đây được áp dụng: chứng từ sẽ được lưu giữ trong tập hồ sơ
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh riêng.Ta xét trên hai phương diện: Nhân tố tác động bên ngoài và nhân tố tác động bên trong của công ty
1.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.1.1 Hệ thống pháp luật
Các doanh nghiệp nói chung và công ty Thương mại đều phải hoạt động theo khuôn khổ
và tuân thủ những quy định của pháp luật Chính vì vậy, công tác kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật kế toán, luật thuế Vì Công ty cũng cần quan tâm đến những quy định và pháp luật để thực hiện đúng
1.4.1.2 Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp
Chế độ kế toán vừa mang tính hướng dẫn, vừa mang tính bắt buộc với công tác kế toán của doanh nghiệp Chế độ kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp Khi công ty lựa chọn một chế độ kế toán để áp dụng thì mọi quy trình và nghiệp
vụ phát sinh trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đều phải nhất quán tuân theo Bên cạnh đó, có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty nhưng vẫn phải trong mức độ cho phép của chế độ kế toán
1.4.1.3 Hệ thống chuẩn mực kế toán
Hệ thống chuẩn mực kế toán gồm 26 chuẩn mực kế toán( VAS) là nhân tố môi trường có tác động trực tiếp đến công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh nói riêng của doanh nghiệp Trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
Trang 38doanh, VAS quy định rõ điều kiện ghi nhận doanh thu( chuẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác), giá vốn và phương pháp tính giá vốn( chuẩn mực số 02- hàng tồn kho)
1.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong như: Bộ máy kế toán, hình thức kế toán, tổ chức nhân lực, chính sách kinh doanh, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
1.4.2.1 Bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phù hợp với từng doanh nghiệp: mô hình tập trung,chức năng hay tập trung chức năng để cơ cấu bộ máy kế toán được sắp xếp hợp lý, công việc của các kế toán không bị chồng chéo
1.4.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán
Để tránh những nhầm lẫn , sai sót, Công ty nên chọn cho mình những hình thức kế toán phù hợp với tình hình bán hàng tại doanh nghiệp Sự lựa chọn hình thức kế toán phù hợp giúp giảm bớt khối lượng công việc cần thiết, tránh gây tình trạng lãng phí nguồn nhân lực
1.4.2.3 Chính sách kinh doanh
Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp cần chọn cho mình những chính sách kinh doanh hợp lý với mô hình quản lý của Công ty cũng như tình hình thị trường chung Để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần đưa ra các hình thức: chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán; các khoản chiết khấu này phải hợp lý sao cho doanh nghiệp vừa đảm bảo được lợi nhuận mà lại vừa làm thỏa mãn lợi ích của khách hàng
1.4.2.4 Nguồn nhân lực
Số lượng và chất lượng của kế toán trong phần hàng kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả kế toán phần hành Trình độ, thái độ nhân viên kế toán cùng với sự cập nhật kịp thời những thay đổi chế độ
kế toán hiện hành giúp cho công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tương đối chính xác
1.4.2.5 Hệ thống thông tin kế toán
Việc sử dụng phần mềm kế toán góp phần tăng hiệu quả làm việc , tăng năng suất làm việc, giảm thiểu sai sót trong khi tính toán Phần mềm kế toán giúp quản lý sổ sách hiệuquả, giúp kế toán giảm bớt áp lực và giảm bớt sai sót Những phần mềm kế toán mới ra
Trang 39đời thay thế cho những phần mềm kế toán cũ, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cũng như tạo ra lợi nhuận lớn cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh nói riêng
1.4.2.6 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Việc sử dụng phần mềm kế toán góp phần tăng hiệu quả làm việc , tăng năng suất làm việc, giảm thiểu sai sót trong khi tính toán Phần mềm kế toán giúp quản lý sổ sách hiệuquả, giúp kế toán giảm bớt áp lực và giảm bớt sai sót Những phần mềm kế toán mới ra đời thay thế cho những phần mềm kế toán cũ, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cũng như tạo ra lợi nhuận lớn cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh nói riêng
1.5 Kết quả kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kế toán bán hàng
Kết quả của kế toán bán hàng là cung cấp thông tin để lên được các chỉ tiêu về “Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ”- TK 511, “Giá vốn hàng bán”- TK 632 và các khoảngiảm trừ trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và trong Bảng cân đối số phát sinh.Ngoài ra, việc kế toán bán hàng giúp cho bộ phận kế toán lập được ra các báo cáo quản trịnhư: Báo cáo doanh thu, Báo cáo tình hình hàng bán trong kì giúp các nhà quản trị doanhnghiệp nắm vững được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự biến dộng của nó đểthiết lập sự cân đối giữa mua vào với tiêu thụ và tìm ra phương án có hiệu quả nhất
Kết quả kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kế toán xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho bộ phận kế toán những chỉ tiêu trongBáo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối số phát sinh, Bảng cân đối kế toán, như:
“Doanh thu tài chính’’, ‘’Chi phí tài chính’’, ”Chi phí quản lý kinh doanh”, ‘’Thu nhậpkhác” và “ Chi phí khác”
Đồng thời, việc xác định kết quả kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp xác định được mứcthuế TNDN phải nộp cho Nhà Nước và thanh toán đúng hạn Căn cứ kết quả của BCTC,BCTC khách hàng sẽ có quyết định mua hàng từ doanh nghiệp, các nahf đầu tưu sẽ đưa raquyết định có đầu tư không dựa trên những chỉ số kinh tế trên BCTC
Hỗ trợ người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp
Giúp cho các đối tác kinh doanh cũng như các cơ quan nhà nước nắm được các thông tin
về tình hình hoạt động, khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp