Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị từ năm 2005 đến năm 2015

113 113 0
Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị từ năm 2005 đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== NGUYỄN THỊ THOA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS TRẦN THỊ CHIÊN HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== NGUYỄN THỊ THOA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS TRẦN THỊ CHIÊN HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị từ năm 2005 đến năm 2015” em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ Trước tiên cho phép em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Trần Thị Chiên – người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, quý thầy cô khoa Giáo dục Chính trị đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu Đồng thời, cho em gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú tại các cơ quan trực thuộc Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của quý thầy, cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thoa LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với đề tài “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị từ năm 2005 đến năm 2015” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Trần Thị Chiên Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thoa DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐG Bình đẳng giới BCHTW Ban Chấp hành Trung Ương BCH Ban Chấp hành CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐH Đại hội HĐND Hội đồng nhân dân HTCT Hệ thống chính trị KHĐT Kế hoạch đầu tư KT – XH Kinh tế - xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VSTB Vì sự tiến bộ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11 1.1 Cơ sở lý luận 11 1.2 Cơ sở thực tiễn 24 Chương 2 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN 31 BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ 31 TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 31 2.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ thành phố Hà Nội 31 2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện 40 Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 54 3.1 Một số nhận xét 54 3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 67 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội mang tính bền vững, nhân tố con người có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển Quá trình phát triển sẽ bị hạn chế nếu như một nửa nhân loại là phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử và kìm hãm sự phát triển Vì thế, thực hiện BĐG là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của toàn nhân loại Nhận thức được vai trò của việc thực hiện BĐG, trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt của mình đến phụ nữ, coi phụ nữ là nguồn lực quan trọng, thực hiện BĐG là nhiệm vụ mang tính chiến lược của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thực hiện BĐG nam nữ trên lĩnh vực chính trị Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhưng những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện BĐG ở Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm quyền lực và là đầu não của đất nước, mà còn là một trung tâm phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao lưu quốc tế Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, số lượng nhập cư lớn và cũng là nơi đi đầu trong phong trào giải phóng phụ nữ của cả nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân thực hiện các chương trình, nghị quyết, nghị định về BĐG và đã thu được nhiều kết quả to lớn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện BĐG ở Hà Nội vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như phụ nữ bị bạo hành, bị lợi dụng đặc biệt là tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào công tác 1 lãnh đạo quản lý chưa cao Trong quá trình tham gia công tác lãnh đạo, quản lý, phụ nữ thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi song cũng có khá nhiều rào cản ảnh hưởng tới con đường tham gia hoạt động lãnh đạo mà bao trùm là định kiến về giới, về năng lực dẫn tới những bất cập khi phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý Phụ nữ cần tiếp tục được giải phóng, họ cần được tạo điều kiện để nâng cao trình độ, phát triển cá nhân, đóng góp cho xã hội Là trung tâm của cả nước, chính vì vậy công tác lãnh đạo thực hiện BĐG càng phải được Đảng bộ thành phố Hà Nội quan tâm, phát triển, tạo điều kiện để thúc đẩy công tác cán bộ nữ nhằm nâng cao số lượng, chất lượng nữ cán bộ góp phần nâng cao vị thế quản lý, lãnh đạo của phụ nữ nước nhà Với mục đích góp phần tìm hiểu những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội và quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện BĐG trên lĩnh vực chính trị, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị từ năm 2005 đến năm 2015” làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam, các lý thuyết giải thích việc phụ nữ tham chính ở Việt Nam ít tập trung vào thiết chế giới và cho đến nay các nghiên cứu đề cập đến vai trò lãnh đạo chính trị của phụ nữ đã phong phú và đa dạng hơn trước Nghiên cứu về vấn đề giới, BĐG nói chung cũng như BĐG trên lĩnh vực chính trị ở Hà Nội nói riêng có thể kể đến 3 nhóm công trình sau: - Nhóm các công trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới nói chung Cuốn sách “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh (Nxb Khoa học xã hội, 2008) Cuốn sách là kết quả của cuộc điều tra cơ bản về BĐG được thực hiện trong 2 năm 2005-2006 Nội dung của cuốn sách gồm 4 phần: Phần I viết về vấn đề việc làm, đời sống và cơ hội đào tạo; phần II trình bày về phân công lao động, giáo dục con và chăm sóc sức khỏe; phần III khái quát về hôn nhân, thái độ về tình dục và bạo lực; phần IV đưa ra vấn đề về đời sống tinh thần và khuôn mẫu giới Các phần đều có mối quan hệ tương quan lẫn nhau giúp hình dung đầy đủ hơn về thực trạng BĐG từ một góc nhìn nhất định Lê Ngọc Văn,“Nghiên cứu gia đình – lý thuyết nữ quyền – quan điểm giới” (Nxb Hà Nội, 2005), nội dung gồm các bài nghiên cứu được sắp xếp theo 2 phần Phần thứ nhất gồm các bài viết tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của các trường phái lý thuyết nữ quyền, lý thuyết giới Phần 2 là những bài đề cập tới lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới trong nghiên cứu gia đình Qua đó, tác giả chỉ ra rằng, nghiên cứu vấn đề này chính là cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách, chiến lược phát triển gia đình và BĐG Cuốn sách “Những vấn đề giới: Từ lịch sử đến hiện đại” (Nxb Lý luận chính trị, 2007) do Phan Thanh Khôi và Đỗ Thị Thạch đồng chủ biên, đã cho độc giả cái nhìn khái quát về vấn đề giới và BĐG trong lịch sử nhân loại và Việt Nam Đáng chú ý, trong đó có những bài viết liên quan đến quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng về vấn đề BĐG và giải phóng phụ nữ Đây là một nguồn tài liệu rất quý định hướng tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài này Những công trình trên đã khái quát được những vấn đề cơ bản về BĐG, chỉ ra được vai trò của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực Là một trong những tài liệu quan trọng để tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình - Nhóm các công trình nghiên cứu về bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị Trong cuốn “Quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nước ở Việt Nam qua tiến trình phát triển của lịch sử” của Trần Thị Rồi (Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010) đã khái quát lại tình hình bình đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nước ở Việt Nam từ thời Hùng Vương đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và từ sau năm 1945 Lồng ghép BĐG là biện pháp chiến lược để đạt được mục tiêu BĐG trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng việc đưa các vấn đề BĐGvào trong tất cả các thiết chế và các lĩnh vực, khía cạnh của đời sống xã hội như chính trị, y tế và chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, môi trường Điều quan trọng là phải được sự quan tâm của xã hội Thực hiện lồng ghép BĐG trong việc tạo lập, thực hiện, kiểm tra và đánh giá các chính sách, chương trình trên các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội để phụ nữ và nam giới có thể thụ hưởng các lợi ích như nhau, qua đó kiềm chế và chấm dứt tình trạng bất BĐG Lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng pháp luật được quy định trong Luật Bình đẳng giới năm 2006 cụ thể hóa chương III, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm BĐG Theo nghị định 48/2009/NĐ- CP, việc lồng ghép vấn đề BĐG được yêu cầu áp dụng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến BĐG hoặc vấn đề bất BĐG, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản Nghị định này cũng đã quy định các nội dung lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Theo đó các Sở, ngành, tỉnh thành phố đã quan tâm lồng ghép yếu tố giới vào chiến lược, kế hoạch phát triển của Sở, ngành, địa phương Đặc biệt nhiều Sở, ban, ngành đã xây dựng và triển khai giảng dạy các chuyên đề về giới lồng ghép và lồng ghép giới Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật là một kinh nghiệm vô cùng quý giá của Đảng bộ TP Hà Nội trên con đường tiến tới mục tiêu BĐG Tuy vấn đề lồng ghép giới vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục nhưng những thành tựu đạt được đã khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ TP Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn và cần phát huy trong giai đoạn sau Thứ tư, Đảng và Nhà nước phải thực hiện tốt hơn công tác truyền thông đối với sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị Trong nhiều thập kỷ qua, nhất là sau 10 năm triển khai thực hiện Luật BĐG, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức BĐG nói chung và sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng cho cán bộ và nhân dân ở các cấp, các ngành trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đáng kể Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục về BĐG đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và người dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất BĐGđang ngăn cản sự tiến bộ của phụ nữ, sự phát triển của TP, từ đó có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của BĐG, vai trò, vị trí, tiềm năng của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, cộng đồng Được xác định là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt qúa trình triển khai thực hiện chiến lược, trong những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về BĐG trên địa bàn TP đã góp phần từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân Thủ đô về BĐG, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội Tuy nhiên, công tác truyền thông về BĐG vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên và sâu rộng Đặc biệt là ở những địa phương vùng sâu vùng xa, tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý còn thấp, bản thân phụ nữ còn mặc cảm về bản thâm và rào cản về định kiến giới Đảng bộ TP cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về BĐG nói chung và BĐG trong lĩnh vực chính trị nói riêng Xây dựng năng lực truyền thông cho đội ngũ phóng viên báo chí, trong đó tập trung đi sâu vào năng lực truyền thông về nhạy cảm giới, quyền tham gia chính trị của phụ nữ, nguyên tắc không phân biệt đối xử với phụ nữ Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông cần chú ý đến những chương trình, chiến dịch truyền thông mang tính dài hạn, đồng thời chú trọng nêu gương tốt, xây dựng các gương phụ nữ điển hình trong công việc, là người lãnh đạo giỏi có đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện bình đẳng giới Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về BĐG Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác BĐG Khắc phục mặt hạn chế của chiến lược, chủ trương, chương trình đưa ra, cố gắng phát huy những mặt tích cực do kế hoạch mang lại Việc tăng cường giám sát, kiểm tra là một biện pháp hết sức quan trọng trong việc thực hiện BĐG Do vậy, ngoài việc Đảng bộ TP và các cơ quan trong HĐND tăng cường công tác giám sát, các ban, ngành cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo cũng như tiến hành kiểm tra, thanh tra mạnh mẽ hơn việc thực hiện chính sách, pháp luật về BĐG, lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật Thứ sáu, thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm trong việc đưa ra các chủ trương, các chiến lược và trong quá trình thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị Một trong những kinh nghiệm quan trọng để công tác BĐG được thực hiện tốt hơn đó là tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc đưa ra các chủ trương, chiến lược và chương trình hành động Thông qua việc tổng kết, rút kinh nghiệm thì Đảng bộ cũng như các sở, ban ngành mới có thể nhận thấy rõ được kết quả thực hiện, những thành tựu cũng như những hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn thực hiện tiếp theo Phải tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hàng năm công tác BĐG trên địa bàn TP Hà Nội, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước Tập huấn cho cán bộ làm kế hoạch và thống kê địa phương về lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tiểu kết chương 3 Trong 10 năm thực hiện BĐG, Đảng bộ TP Hà Nội đã đề ra chủ trương và thực hiện BĐG, theo đó phụ nữ Thủ đô ngày càng được thụ hưởng những quyền cơ bản và bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực phụ nữ tham chính Để đạt được những thành tựu như vậy, Đảng bộ TP Hà Nội đã đưa ra được những chủ trương, chính sách nhằm phát huy khả năng của phụ nữ Bên cạnh những ưu điểm, vấn đề thực hiện BĐG trên lĩnh vực chính trị vẫn còn một số hạn chế nhất định, quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết chưa đồng bộ, công tác quy hoạch cán bộ nữ còn thiếu sót, một bộ phận chị em phụ nữ vẫn còn mặc cảm với bản thân của mình Mặc dù có những hạn chế trên nhưng chúng ta vẫn phải khẳng định vấn đề phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đang ngày càng được quan tâm, mở rộng và đi vào thực tiễn cuộc sống; để lại những kinh nghiệm quý báu cả về hoạch định chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện KẾT LUẬN Nhìn lại chặng đường mười năm của công tác BĐG trên lĩnh vực chính trị ở TP Hà Nội có thể thấy mặc dù còn nhiều hạn chế trong quá trình lãnh đạo thực hiện, nhưng những thành tích mà TP Hà Nội đạt được là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân và toàn thể các Sở, Ban, ngành, trong đó sự lãnh đạo của Đảng bộ TP Qua từng nhiệm kỳ, Thành ủy Hà Nội đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương Điều đó được thể hiện trong các văn kiện cũng như trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BĐG trên lĩnh vực chính trị của Đảng bộ Hà Nội Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thực hiện đưa vấn đề BĐG vào quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương, từ đó đề ra các chủ trương, giải pháp thực hiện BĐGi đúng đắn, sát hợp với điều kiện KT - XH của Thành phố trong từng thời kỳ cụ thể Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác BĐG, Đảng bộ Thành phố đã chỉ đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số Sở, Ban, ngành khác phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị liên quan để tập trung thực hiện mục tiêu BĐG đúng định hướng đã đề ra Để có được những thành tựu như vậy, một mặt là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, HĐND, UBND các cấp; mặt khác là từ sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân chị em phụ nữ Để BĐG thực sự đi vào cuộc sống cần sự nỗ lực nhiều hơn của Đảng bộ TP Hà Nội, Thành ủy Hà Nội, các cấp chính quyền, các Sở, Ban, ngành, Ban VSTB của phụ nữ và Hội phụ nữ TP Hà Nội cũng như trách nhiệm của toàn dân Có sự nghiên cứu, đề ra những chủ chương, kế hoạch phù hợp với thực tiễn, đẩy mạnh hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới trong các chiến lược, các chương trình hành động Đảm bảo BĐG sẽ làm cơ sở cho việc ổn định, phát triển xã hội, tất cả vì mục tiêu phát triển con người TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Thị Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội 2 Nguyễn Chí Bền (2010), Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội 3 Ban Chấp hành Trung ương (1967), Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 30/05/2014 Chỉ thị của Bộ Chính trị Về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng 4 Ban Chấp hành Trung ương (1967), Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày 10/01/1967, Về công tác cán bộ nữ 5 Ban Chấp hành Trung ương (1967), Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 07/06/1984 Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ 6 Ban Chấp hành Trung ương (1993), Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới 7 Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 8 Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2007), Báo cáo số 32/BC-PNHN ngày 07/02/2007 về kết quả hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội năm 2006 9 Bảng theo dõi tiến độ các quận, huyện, thị ủy sơ kết nghị quyết 11/NQ/TW 10 Báo cáo phát triển thế giới (2012), Tổng quan bình đẳng giới và phát triển (2012), Nxb Ngân hàng thế giới 11 C.Mác và Ph.Ăngghen với vấn đề giải phóng phụ nữ (1967), Nxb Sự thật, Hà Nội 12 Chính phủ (2003), nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 Về quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp hội liên hiệp phụ nữ việt nam tham gia quản lý nhà nước 13 Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV 14 Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chính trị quốc gia, Hà Nội 17 Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý, Nghiên cứu gia đình và giới, số 2, trang 18 18 Nguyễn Đức Hạt (2009), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 19 Phạm Thu Hiền (2011), Những rào cản đối với phụ nữ khi tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân, Nghiên cứu gia đình và giới, số 3, trang nhất 20 Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (2015), Báo cáo số 139/BC-BTV ngày 30/11/2015 Về kết quả thực hiện công tác Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2015 21 Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (2015), Báo cáo số 144/BC-BTV ngày 10/12/2015 Về kết quả thực hiện nhiệm vụ Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện luật pháp chính sách về bình đẳng giới năm 2015 22 Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội (2017), Báo cáo số 80/BC-BTV ngày 29/06/2017 Về tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới giai đoạn 2007-2017 23 Hội liên hiệp phụ nữ huyện Chương Mỹ (2017), Báo cáo số 14/BC-PN ngày 08/05/2017 Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ-TW ngày 27/04/2007 của Bộ chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 24 Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chương Mỹ (2012), Báo cáo số 26/BC-PN ngày 29/03/2012 Về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ-TW ngày 27/04/2007 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI và chương trình hành động số 21-Ctr/TU ngày 15/10/2007 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 25 Hội liên hiệp phụ nữ huyện Chương Mỹ (2017), Báo cáo số 14/BC-PN ngày 08/05/2017 Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ-TW ngày 27/04/2007 của Bộ chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 26 Hội liên hiệp phụ nữ huyện Chương Mỹ (2017), Báo cáo số 21/BC-BTV ngày 30/05/2017 Về đánh giá 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới 27 Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông (2017), Báo cáo số 72/BC-BTV ngày 26/05/2017 Về tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới 28 Jean Munro (2012), Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc 29 Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch (2007), Những vấn đề về giới: Từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận chính trị 30 Nguyễn Thị Kỳ (2003), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện công tác cán bộ nữ từ năm 1986 đến năm 2001, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng 31 Luật Bình đẳng giới (2007), Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội 32 Lee Seon Hee (2002), Địa vị người phụ nữ Kinh (Việt) ở Hà Nội và những vùng phụ cận (giai đoạn chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại, Luận án Tiến sĩ Lịch sử 33 V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcova 34 V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Matxcova 35 Võ Thị Mai (2001), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hộc và Nhân văn 36 Hồ Chí Minh, (1980) Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 37 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 38 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 39 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 40 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 41 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 42 Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 43 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 44 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 45 Vũ Văn Quân và Đỗ Thị Hương Thảo (2010), Thư mục công trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội 46 Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia 47 Lê Thị Quý (2010), Giáo trình xã hội học và giới, Nxb Giáo dục Việt Nam 48 Số liệu thống kê giới ở Việt Nam (2012), Đại biểu hội đồng nhân dân chia theo các nhiệm kỳ, giới tính, và tỉnh/thành phố 49 Nguyễn Kim Sơn và Nguyễn Thuý Nga (2010), Tư liệu văn hiếnThăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Địa chí, Nxb Hà Nội 50 Thành ủy Hà Nội, (2011), Chỉ thị 07-CT/U, ngày 30/12//2011, của Thành ủy Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Đảng bộ TP Hà Nội 51 Thành ủy Hà Nội (2007), Chương trình số 21-Ctr/TU ngày 13/10/2007 Về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” 52 Thành ủy Hà Nội (2015), Thông tri số 01-TT/TU ngày 27/11/2015 Về việc lãnh đạo Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ Thành phố Hà Nội lần thứ XV nhiệm kỳ 2016-2021 53 Thành ủy Hà Nội (2015), Thông tri số 22-TT/TU ngày 14/05/2015 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phủ nữ trong tình hình mới Thành phố Hà Nội 54 Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 Về phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 55 Đặng Thị Ánh Tuyết và Phan Thuận (2011), Sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý cấp phường/xã tại Hà Tĩnh, Dân số và phát triển, số 4, trang 16 56 Trần Thị Rồi (2010), Quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nước ở Việt Nam qua tiến trình phát triển của lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh 57 Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ (2010), Báo cáo số 281/BCBVSTBPN ngày 13/12/2010 Về Kết quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Chương Mỹ năm 2010 – Phương hướng nhiệm vụ năm 2011 58 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2006), Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 09/10/2006 Về kế hoạch Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 59 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2006), Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 22/08/2011 Về kế hoạch Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 60 Ủy ban nhân nhân Thành phố Hà Nội (2010), Kế hoạch số 174/KHUBND ngày 30/12/2010 Về thực hiện Đề án Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp há, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010-2015) 61 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 09/03/2012 Về thực hiện công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố Hà Nội năm 2012 62 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 12/07/2012 Về triển khai thực hiện chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới Thành phố Hà Nội 63 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2013), Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 04/5/2013 Về thực hiện đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010-2015 64 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2014), Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 03/03/2014 Về triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội năm 2014 65 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo số 06/BC-UBND ngày 11/01/2016 Về đánh giá 5 năm tình hình triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn Hà Nội 66 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo số 187/BC-UBND ngày 29/11/2012 Về tình hình 5 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội 67 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 68 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo số 187/BC-UBND ngày 29/11/2012 Về tình hình 5 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội 69 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo số 07/BC-UBND ngày 08/01/2013 Tình hình triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2012 70 Lê Ngọc Văn (2005), Nghiên cứu gia đình – lý thuyết nữ quyền – quan điểm giới, Nxb Hà Nội 71 Văn phòng Quốc hội (2017), Hiến pháp 1946 những giá trị lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia sự thật 72 http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=722 73 http://laodong.com.vn/trang-ha-noi/ha-noi-dong-gop-khoang-13-gdp-ca-nuoc-410662.bld 74 http://sovhtt.hanoi.gov.vn/ket-qua-thuc-hien-ke-hoach-hanh-dong-ve-binh-dang-gioi-cuanganh-van-hoa-the-thao-va-du-lich-giai-doan-2011-2015/ ... trương Đảng thành phố Hà Nội BĐG lĩnh vực trị, đặc biệt lĩnh vực phụ nữ tham Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài ? ?Đảng thành phố Hà Nội lãnh đạo thực bình đẳng giới lĩnh vực trị từ năm 2005 đến năm 2015? ??... sở thực tiễn 24 Chương ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN 31 BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ 31 TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 31 2.1 Chủ trương Đảng Đảng thành. .. trương, sách thực BĐG giai đoạn trước năm 2005, hạn chế đạt thành tựu định Chương ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 2.1

Ngày đăng: 24/09/2019, 09:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan