Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả của công tác bảo tồn các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phô Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005...- 2-2 ESESEEEESESEEEEEeE
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM HA NOI 2
KHOA LICH SU
VUONG THI TUYET
DANG BO HUYEN QUOC OAI, THANH PHO HA NOI LANH DAO CONG TAC
BAO TON DI TICH LICH SU - VAN HOA
TU NAM 1996 DEN NAM 2013
TOM TAT KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
THS NINH THỊ HẠNH
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LOI CAM ON
Khóa luận “Đảng bộ huyện Quốc, thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác
bảo tôn di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1996 đến năm 2013” được hoàn
thành tại khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Ninh Thị Hạnh
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất
tới Thạc sĩ Ninh Thị Hạnh người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý cho
tôi trong suốt quá trình làm khóa luận
Tôi xin bày tó lòng cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, đặc biệt là thầy cô trong khoa Lịch Sử đã giảng dạy tôi trong
suốt thời gian qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, phòng văn hóa - thông tin huyện đã giúp tôi hoàn thành khóa luận
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, thầy cô trong khoa
Lịch Sử, tập thể lớp K37b cử nhân Lịch Sử đã động viên góp ý tạo điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện để tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn]!
Hà Nội, ngày Tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Vương Thị Tuyết
Trang 3LOI CAM DOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc
sĩ Ninh Thị Hạnh Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày Tháng 5 năm 2015
Người thực hiện
Vương Thị Tuyết
Trang 4MUC LUC\
1 Lí do chọn đề tài :2c++cxttrkttrrrrtrrrrrrrtrrrrtrrrrrirrrrrrrrrrerrie 1
2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đỀ sec SE cv cv re 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đỀ tầi tt nncnn ng net rererererrred 4
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài .- -s- s se 4
5 Đóng góp của để tầi -sscsco cv Txx T3 HT 1 1111 xEExTrrrrrrrreee 5
6 Kết câu khóa luận . G2 tt St S2E2EEESE 82528 353 E5E53 588 SErerererereree 5
Chương 1 CƠ SỞ ĐỀ ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHÔ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TỎN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
08/98 E2)98)/.0020E0 7
1.1 Khái quát chung về huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 7
1.1.1 Điều kiện tự nhiên -52s+ccxceretrrrrrttrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 7 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2-c2+22+ccrvsrrtrrrrrrrrrrrrrrrree 9
1.1.3 Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa của huyện Quốc Oai, thành
phó Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2013 22s ersreeeerered 11
1.2 Một số hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa của huyện Quốc
Oal, thành phố Hà Nội trước năm 1996 . 5-5-5 55-5 << se ccsceceeces 16
1.3 Chủ trương của Trung ương Đảng về công tác bảo tồn di tích lịch sử -
văn hóa từ năm 1996 đến năm 2013 -52++5ccscrerrrxrrrresrrrrrrrred 21
Tiểu kết chương . + + EkE E2 E3 tre re 27 Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHÔ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO TÔN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 -2< 5221 22v EEEEEEEEEEErrkrrrrrrrrrree 29
2.1 Đảng bộ huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác bảo tồn
di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1996 đến năm 2005 - 2s s+sss¿ 29
Trang 52.1.1 Chủ trương của Đảng bộ huyện Quốc Oai, thành phô Hà Nội
trong công tác bảo tồn các di tích lịch sử- văn hóa từ năm 1996 đến
năm 2Š - s55 sọ kh 29 2.1.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả của công tác bảo tồn các
di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phô Hà Nội
từ năm 1996 đến năm 2005 - 2-2 ESESEEEESESEEEEEeEeEerererrererered 32
2.2 Đảng bộ huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác bảo tồn
di tích lịch sử - văn hóa từ năm 2006 đến năm 2013 2s ss+szs¿ 34 2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ huyện Quốc Oai,thành phô Hà Nội trong công tác bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa từ năm 2006
h8 020E 34
2.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả của công tác bảo tồn các
di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
từ năm 2006 đến năm 2013 -¿¿- + 22 *+E£E+EE£E£EE£EEecszrersered 38 2.3 Nhận xét và một số kinh nghiệm À 2 2 ssxxxeEerxekersreerrrered 44 2.3.1 Nhận XẾC - + S133 H13 T91 T3 T3 11 1501111511111 1E 11x 44 2.3.2 Một số kinh nghiệm G22 SE SE vxgx rx grrerrre 49 Tiểu kết chương 2 - + E3 E SE T93 131k re rkrrki 52 KẾT LUẬN . - - 252 S2 SE ESEE E33 3157111251751 1E ckrkrkrred 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO G se E338 S8 SE EESESESE E555 E2 Eeereerrrei 56
Trang 6MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
Luật di sản văn hóa năm 2001 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001
có viết: “Dị sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loạt, có vai tro to lon
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân đán ía” [9, tr.29] Vì vậy vẫn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn đậm đả bản
sắc dân tộc là công việc cần thiết và cấp bách
Di sản văn hóa của bất cứ quốc gia nào cũng được cấu thành bởi đi sản
văn hoá vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thân, vật
chất có giá trỊ lịch sử, văn hóa, khoa học, được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác
Trong di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử
văn hóa là một bộ phận câu thành quan trọng nhất, là “những bằng chứng
trung thành xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi đất nước Ở
đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, kỹ năng, kỹ xảo, tâm linh con người ” [14, tr.S]
Năm ở cái nôi của xứ Đoài, Quốc Oai là một huyện có hệ thống dày đặc
các di tích lịch sử - văn hóa mà trong quá trình đâu tranh dựng nước và giữ nước cha ông ta đã để lại Tuy nhiên trải qua thời gian do sự tác động của con người cũng như tự nhiên các di tích đang có xu hướng xuống cấp và có nguy
cơ bị mai một Những di tích này không những là băng chứng chắc chắn cho việc nghiên cứu lịch sử và nên văn hóa lâu đời của dân tộc ta, mà còn là cơ sở cân thiệt cho việc xây dựng nên văn hóa mới, tiên hành giáo dục chủ nghĩa
Trang 7yêu nước sâu sắc hơn trong quần chúng nhân dân Do đó nếu để hư hại hoặc
làm mất đi một di tích là một tôn thất đáng tiếc, thậm chí không bao giờ lấy
lại được Bởi vậy, việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa là trách nhiệm của
toàn thể cán bộ và nhân dân ta đối với lịch sử và với thế hệ sau này
Trên địa bàn huyện Quốc Oai trong những năm qua, việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa ngày cảng được quan tâm, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây đựng và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc” Dưới ánh sáng
của Nghị quyết, việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa ở Quốc Oai duoc coi
trọng hơn bao giờ hết, với mong muốn góp phan làm cho văn hoa tham sâu vào đời sống xã hội, mở ra những triển vọng to lớn phát triển nền văn hóa đa dân tộc, phong phú, đặc sắc trên quê hương Quốc Oai
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội lãnh đạo công tác bảo tôn các di tích lịch sử văn hóa từ năm
1996 đến năm 2013” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vẫn đề công tác bảo tồn các di tích lịch sử trong những năm gần đây được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn Trước tiên phải kế đến cuốn sách “Bảo tốn di tích lịch sử - văn hóa” (1993) của Nguyễn Đăng Duy, Trịnh
Minh Đức Cuỗn sách nêu lên những tiền đề lí luận, chính sách bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa
Cuốn “Di sản văn hóa bảo tôn và trung tu” (2002) của Hoàng Đạo Kinh
là cuốn sách tập hợp các bài tiểu luận về các di sản văn hóa Việt Nam và nêu lên các định hướng bảo tồn và trùng tu các kiến trúc, các di sản văn hóa
Cuốn “Một con đường tiếp cận di sản văn hóa” (2006) do Phạm Quang
Nghị chủ biên Cuốn sách giới thiệu những bài viết về di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể, bảo tàng và công tác bảo tôn tôn tạo ở Việt Nam
Trang 8Luận án tiến sĩ có bài “Mội số chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội
chủ yếu nhằm bảo tôn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích lịch sử -
van hóa của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất nước” (2003) của Từ
Mạnh Lương Tác giả đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác
bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa
Trên tạp chí có bài “Vai suy nghi về vấn đê bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam trong gần 6 thể kỷ qua” của Trịnh Thị Hòa đăng trên tạp chí di sản văn hóa, 2004 Bài đăng đã nêu lên vấn đề bảo tồn và thực trạng công tác bảo tồn các di sản văn hóa Việt Nam
Đôi với công tác bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa ở trên địa bàn
huyện Quốc Oai cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Cuốn
“Dj tích Hà Tây” (1999) của Đặng Văn Tu, giới thiệu về tất cả các di tích ở
Hà Tây trong đó có huyện Quốc Oai, về nguồn gốc, kiến trúc nghệ thuật, các
ngày kỉ niệm và lễ hội
Cuốn “D¿ fích lịch sử - văn hóa Quốc Oai” (2010) do phòng văn hóa — thông tín huyện Quốc Oai đã tiễn hành nghiên cứu, biên soạn và xuất bản
Đây là công trình sưu tầm biên soạn của nhiễu tác giả, cán bộ giới thiệu chi
tiết về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện
Cuốn “Chùa Thầy: Thiên phúc tự” (2004) của Nguyễn Văn Tiên Cuốn
sách giới thiệu về chùa Thay —- Quốc Oai, nguồn gốc hình thành chùa, việc
thờ tự và giới thiệu kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng và lễ hội
Thông qua việc tìm hiểu các nguồn tài liệu nói trên, tôi nhận thấy công
tác bảo tôn các di tích lịch sử -văn hóa đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên đối với huyện Quốc Oai nói riêng, tài liệu nghiên cứu về
công tác bảo tồn di tích văn hóa tương đối ít vì vậy cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn Các công trình kể trên là nguồn tài liệu tham khảo quý
giá dé tôi hoàn thành khóa luận.
Trang 93 Mục đích và nhiệm vu nghiên cứu đề tài
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo công tác
bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa để làm rõ sự quan tâm của Đảng bộ với việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra là “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc”
* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt dược mục đích của đề tài, khóa luận phải giải quyết nhiệm
VỤ sau:
- Tìm hiểu về những di tích lịch sử - văn hóa của huyện Quốc Oai và vai trò của nó đối với đời sống Từ đó làm rõ công tác bảo tồn các di tích lich sử - văn hóa trên địa bàn huyện
- Đi sâu và lảm rõ quá trình triển khai Nghị quyết của Trung Ương Đảng
của Đảng bộ huyện Quốc Oai trong việc lãnh đạo công tác bao tồn các di tích
lịch sử - văn hóa
- Đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế chưa được khắc phục, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài
* Nguồn tư liệu
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã tham khảo và sử đụng
các nguôn tài liệu:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Các công trình nghiên cứu về vấn đề bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa
- Các sách báo, tạp chí liên quan đến đề tài như: tạp chí lịch sử, lịch sử văn hóa huyện Quôc Oal
Trang 10* Phương pháp nghiền cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: Phương pháp nghiên cứu lịch sử: đó là đi sâu tìm hiểu quá trình bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa của huyện Quốc Oai Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2013
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đi sâu nghiên cứu các chủ trương, nghị quyết của Đảng nói chung va Đảng bộ huyện Quốc Oai nói riêng về bảo
tồn các di tích lịch sử - văn hóa
Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, thông kê: nhằm mục đích chỉ
rõ việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa qua các năm
5 Đóng góp của đề tài
+ Đề tài đã trình bày một cách tông quát về số lượng và hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa của huyện Quốc Oai, về vai trò của chúng đối với người
dân Đặc biệt, qua việc nghiên cứu và phân tích đường lối, chính sách của
Đảng bộ huyện Quốc Oai đã làm rõ được sự quan tâm của Đảng bộ đối với
các di tích lịch sử - văn hóa, thực hiện đúng tỉnh thần của Nghị quyết Trung
ương Dang dé ra
+ Đánh giá tình hình công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa với những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tôn tại
+Đưa ra những giải pháp đóng góp để trong những năm tới các di tích được bảo tồn, lưu giữ và phát huy được giá trị của mình, góp phần giữ gìn các giá trị truyền thông, xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc, làm cho văn hóa đi vào đời sống người dân
6 Kết cầu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo Khóa luận gồm có 2
chương, 5 tiết
Trang 11Chương 1: Cở sở để Đảng bộ huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội lãnh
đạo công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1996 đến năm 2013 Chương 2: Đảng bộ huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội lãnh đạo công
tác bảo tôn di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1996 đến năm 2013
Trang 12vừa có sắc thái riêng, là một vùng mà kết cấu đất tự nhiên không thuần nhất:
Có đồng bằng (các xã ven sông Đáy và sông Tích), trong đó có vùng thấp nhất Xứ Đoải là thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang), nam ở khu vực Đầm Bung “rồn nước xứ Đoài”
Có vùng bán sơn dia, đồi núi (Đông Yên, Phú Mãn, Hòa Thạch, Phú Cát, Đông Xuân)
Tính đến tháng 8 năm 2008 Quốc Oai xác nhập vào Hà Nội tiếp nhận
thêm xã Đônng Xuân từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã nâng số đơn
vị hành chính của huyện lên 20 xã va 01 thị trấn với tổng diện tích là 14.700.62 ha
Huyện có vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp với huyện Phúc Thọ Điểm cực Bắc là thôn Cát Giữa, xã
Sài Sơn tiếp giáp xóm Quây, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ Đường ranh giới
phía Bắc đài 2,2 km
Một phần giáp với huyện Thạch Thất Sường Bắc Tây Bắc và Tây Bắc
tiếp giáp các xã của huyện Thạch Thất là: Dị Nậu, Phùng Xá, Bình Phú, Cần Kiệm, Đông Trúc, Thạch Hòa với tông chiêu dài 28,3 km.
Trang 13- Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ Điểm cực Nam là Trại Vàng, xã Đông Yên giáp thị tran Xuân Mai huyện Chương Mỹ dải 2,3 km Sườn Nam Đông Nam và Đông Nam tiếp giáp các xã của huyện Chương Mỹ 1a: Đông Sơn, Đông Phương Yên, Phú Nghĩa, Tiên Phương, Phụng Châu với tổng
chiều đài khoảng 18,1 km
Một phân giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hào Bình Sườn Nam Tây Nam
và Tây Nam tiếp giáp các xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với tông
chiều đài khoảng 12,7 km
- Phía Đông giáp huyện Hoài Đức Đường ranh giới phía Đông giáp các
xã của huyện Hoài Đức là: Cát Thuế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, An Thượng, Đông La với tông chiều dài khoảng 15,9 km
Một phan giáp với quận Hà Đông Điểm cực Đông là thôn Đại Tràng, xã
Đại Thành giáp thôn Yên Lộ, phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông Phần tiếp
giáp với phường yên Nghĩa của quận Hà Đông dài 0,45 km
- Phía Tây giáp với huyện Lương Sơn và huyện Kì Sơn, tỉnh Hòa Bình Điểm cực Tây là thôn Đá Thâm, xã Đông Xuân Bên kia núi Vua Bà là xã Sơn Lâm, huyện Lương Sơn và xã Dân Hạ huyện kì Sơn của tỉnh Hòa Bình
Với vị trí địa lí này, Quốc Oai có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội, nằm trong vùng phát triển của Hà Nội với việc xây dựng các khu, các cụm, các điểm công nghiệp, phát triển chuỗi đô thị Miễu Môn, Xuân Mai, Hòa Lạc và phát triển đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái dọc đường Lang Hoa Lac
* Về khí hậu
Quốc Oai nằm trong đới khí hậu miền Bắc Việt Nam là khu vực chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa: Xuân - ấm, hạ - nóng, thu - mát, đông- lạnh rất rõ rệt Năng lăm mưa nhiều nhưng chủ yếu xảy ra trong
mùa hè Tuy nhiên từ năm 2000 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu,
Trang 14trong đó rõ nhất là hiện tượng trái đất dần nóng lên, tình hình khí hậu nước ta
và vùng Đông Bằng Bắc Bộ cũng có nhiều thay đổi Có những hiện tượng khí hậu, thời tiết bắt thường không tuân theo quy luật làm đảo lộn sản xuất và đời sống Do địa hình vừa có đôi núi vừa có đồng bằng nên Quốc Oai có những vùng tiêu khí hậu: Vùng bán sơn địa mưa nhiều (1.750mm) nhưng nhiệt độ không cao, không khí mát mẻ; trái lại vùng đồng bằng mưa ít hơn (1.700mm) nhưng nhiệt độ cao hơn, không khí nóng hơn
Hệ thông nước có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt của Quốc Oai là sông Tích, Sông Đáy, sông Bùi và hơn 200 ha ao hồ khác Sông Đáy chảy qua huyện chiều dài 15 km, là dòng phân lũ của sông Hồng Sông Tích
bắt nguồn từ Đầm Long, Ba Vì chảy qua huyện có chiều dài 181 km Sông
Bùi bắt nguồn từ huyện Lương sơn, tỉnh Hòa Bình chảy qua huyện có lưu vực
và độ dốc lớn, có thể gây hiện tượng lõ lụt, ảnh hưởng đến tiêu úng của
huyện
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với hệ thống nhiều sông ngòi, ao hồ
rất thuận lợi cho việc huyện Quốc Oai phát triển kính tế nông nghiệp cũng như phát triển du lịch của huyện Đồng thời cũng đã tạo ảnh hướng tới các di sản văn hóa Trước tiên ảnh hưởng đến sự hình thành phong tục, tập quán của người dân, đó cũng là nguồn gốc để tạo nên nét ẩm thực vô cùng phong phú
và đa dạng của huyện Quốc Oai Bên cạnh đó cũng gây ảnh hướng xấu đến các di tích lịch sử - văn hóa, với lượng mưa tương đối nhiều, hàng năm bị ảnh hưởng của những cơn bão, nhiều di tích lịch sử đã bị phá hủy và xuống cấp
1.1.2 Điều kiện kỉnh tế - xã hội
Quốc Oai là huyện có lợi thế về vi trí địa lý, đất đai, giao thông, nguồn nhân lực Phát huy những lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển
kinh tế toàn diện trong đó chú trọng ngành kinh tế có lợi thế như công nghiệp,
nông nghiệp, xây dựng đô thị
Trang 15Nông nghiệp với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân luc,
Quốc Oai được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp Thực tế cho thấy, từ trước tới nay nông nghiệp luôn là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo đóng góp nhiều nhất trong GDP của Quốc Oai Cùng với sự đa dạng về địa hình bao gồm vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng ven sông Đáy Ngành nông nghiệp Quốc Oai có sự phát triển đa dạng Những năm qua huyện chủ trương chú trọng chuyển đôi cơ cầu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bó thế độc cacnh cây lúa, tiến tới đa canh đề phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng tạo hiệu quả kinh tế cao nhất Với quy hoạch cụ thể đó, những năm qua, sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt kết quả khá cao trên cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi Năm 2009 giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 290,59 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp đạt 277,25 tỷ đồng
Về kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình
quân là 19,4%/năm Huyện đã tập trung giải quyết những khó khăn, xây dựng quy hoạch, thu hút đầu tư tạo ra bước đột phá quan trọng trong phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Đã xây dựng được ba cụm công nghiệp: cụm công nghiệp thị trấn Quốc Oai 72,94 hecta; cụm công nghiệp Ngọc Liệp 20,97 hecta; cụm công nghiệp Yên Sơn 10,59 hecta
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn nhiều nghành nghê khác: nghề mộc nè, nghề đan lát, nghề làm nốn, nghề đóng cối xay Có một số nghề cỗ truyền nồi tiếng như nghề làm đá hoa ở Phượng Cách, Sài Sơn, nghề đắp vẽ ở Đồng Bụt Những xã gần đường 21, nhân dân còn sinh sống bằng cách đi vào rừng lẫy giang nứa, củi rác và dân ven sông có nghề đánh bắt cá
về giáo dục đào tạo mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với kinh phí 97 tỷ đồng
10
Trang 16Về dân số: theo điều tra dân số tháng 9 năm 2009 Quốc Oai có 166.624
người Dân tộc sinh sông chủ yếu tại huyện Quốc Oai là người kinh, bên cạnh
đó tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, trên địa bàn huyện còn có sự hiện
diện của 11 dân tộc là: Mường, Thái, Tày, Dao, Nùng, Sản Dìu, Hoa, Khơ Me, Cao Lan, Chăm, Xa Phó Phân bố ở 19/21 xã Tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo
Với nguồn lao động đồi dào tạo động lực cho huyện Quốc Oai phát triển
kinh tế, nhất là đôi với những ngành công nghiệp có sử dụng nhiều lao động
Với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi, huyện Quốc Oai có đủ điều kiện phát triển để trở thành một huyện giàu mạnh trong
hiện tại và tương lai
1.1.3 Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa của huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2013
Quốc Oai là một vùng đất cô năm trong nôi văn mính châu thổ sông Hồng thuộc đất Văn Lang của các Vua Hùng buổi đầu dựng nước Đây không chỉ là vùng đất địa linh nhân kiệt đây còn là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trỊ văn hóa truyền truyền thông thể hiện ở các công trình kiến trúc như đình,
chùa, đến, nhà thờ, từ đường, dòng họ Tất cả hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa đó đã và đang hội tụ những giá trị tư tưởng, đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo góp phần hun đúc nên nhân cách con người Quốc Oai luôn hướng tới Chân - Thiện - Mỹ Các di tích lịch sử - văn hóa là nơi ghi dẫu công sức, tài năng của các thế hệ qua từng thời đại, là bằng chứng xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hóa mỗi vùng miễn Các di tích lịch sử - văn hóa hầu như văn giữ được khá đầy đủ và liên tục về mạch truyền thống kiến trúc dân tộc
Trên địa bàn huyện hiện có hơn 160 di tích lịch sử - văn hóa Trong đó
có 31 di tích đã được công nhận cấp quốc gia, 46 di tích được công nhận cấp
thành phố, bao gồm các loại hình di tích: kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, cách
11
Trang 17mang kháng chiến, danh thăng Số lượng di tích này trải dài rộng khắp trên
các địa bàn huyện, phong phú, đa dạng và có nhiều giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc Những di tích lịch sử - văn hóa được công nhận đều có giá trị
về lịch sử, nghệ thuật, khảo cô, mang đậm dấu nét văn hóa Việt, tiêu biểu là:
- Quần thể danh thăng Chùa Thây thuộc xã Sài Sơn (ảnh 3;5;6 phụ lục 2)
là một điển hình của di sản văn hóa Việt Nam, chùa được xây dựng vào thời
Lý Nhân Tông (1072- 1127), lưu dấu lưu hảnh của một vị cao tăng - thiền sư
Từ Đạo Hạnh Chùa Thây là một điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng
chục triệu lượt khách tham quan, vãn cảnh Trong khu danh thắng này có nhiều công trình phật giáo quy mô cô kính như chùa Long Đầu, chùa Hoa
Phát, chùa Một Mái có giá trị nghệ thuật, kiến trúc vừa gắn bó với đời sông
tâm linh của nhân dân, bên cạnh đó nơi đây còn gắn liền với các sự tích và từng nuôi dấu che chở cho các cán bộ, lãnh đạo hoạt động cách mạng trong những năm chiến tranh Xưa kia, Phan Huy Chú đã viết thành công tác phẩm
bách khoa cô vĩ đại “Lịch chiều hién chương loại chí” Cũng chính nơi đây,
Bác Hồ đã từng sống, làm việc trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp
Do vậy các giá trị văn hóa ở đây được bảo tồn và khai thác rất tích cực, góp phần vào việc xây dựng bản sắc dân tộc Lễ hội nơi đây được tô chức vào mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, được tô chức quy mô, đúng phong tục tập quán, đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo nếp song van minh, bao gồm hai phần
chính: Phần lễ và phần hội Cùng với việc tắm tượng (Mộc Dục), rước thánh,
rước văn, rước vật theo đúng nghi lễ, còn có nhiều hoạt động văn hóa phong phú do các đoàn nghệ thuật trong và ngoài huyện biểu diễn
- Đình Ngọc Than thuộc xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 147VH/QD ngày 24/12/1982 Đình không rõ xây dựng vào năm nào, tuy nhiên dựa trên các văn bia hiện còn cho biết năm Dương Hòa 3 (1637) đã có
12
Trang 18người trong làng được bầu làm hậu, được thờ ở đình Dương Hòa 4 (1638) đã
có định lệ hát cửa đình ở đây Vì vậy, ngôi đình này đã có ít nhất trước năm
1963 Day là một di tích khá quy mô, còn giữ được nhiều dấu tích lịch sử nghệ thuật và truyền thống văn hóa làng Trong thời kháng chiến chống Pháp, đình từng là nơi gặp gỡ và trao đôi bí mật cán bộ cấp cao của cách mạng Các kiến trúc trong chùa mang đậm phong cách cuối thế kỉ XVII đầu thé ki XVIII với nhiều bức côn, đầu dư chạm khắc tinh xảo đặc biệt có một số mảng chạm khắc có hình tiên nữ cưỡi rồng, cưỡi voi khá độc đáo
- Đình Cấn Xá Thượng thuộc xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (ảnh 1 phụ
lục 2) Đình được xây dựng từ năm Ất Hợi 1035 hoàn thành năm Mậu Dần
1038, đây là một trong những ngôi đình được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam Hiện đình còn di vật là các tảng đá xanh kê chân cột, hình vuông: chiếc trông
Cần cao tới 2,1m; kiệu; cờ; trước cửa đình hiện còn hai con voI tạc bằng đa
ong già nguyên khối, đặc biệt trong đình còn lưu giữ 12 đạo sắc vua ban và
một triện bằng nga voi Nhin chung, kiến trúc chùa Cấn Xá Thượng mang
đậm đà kiến trúc dân gian, chủ yếu bào trơn, đóng bén và một và họa tiết hoa
văn mây lá, với nét chạm phóng khoáng, mềm mại Khu di tích được sửa chữa
nhiều lần, song khu vực chùa chính vẫn còn giữ được dẫu tích thời Lê với loại
gạch vô, họa tiết trang trí hoa lá khắc chìm tiêu biểu ở thế ki XVIII Đình thờ
ba vị đại vương thời Thục An Dương Vương là Bộ quan Trần Công Tuấn đại
vương cùng hai con trai là Đệ nhất Trung Á đại vương và Đệ nhị Trung Á đại
vuong
- Đình So hiện ở tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai (ảnh 7 phụ lục 2) Đình là một kiến trúc nổi tiếng và khá lớn của người Việt “Đẹp dinh So to
đình Cấn ” Đình được xây dung vao thé ki XVIL, trong đình thờ ba vị tướng
có công đánh giặc là Hiền Hỗ, Thiên Du và Mệnh Da Đây là ngôi đình hiếm
quý về mặt cảnh quan nhân tạo và nghệ thuật trong không nhiều kiến trúc
13
Trang 19cùng loại ở nước ta hầu như không một di tích nào có hồ bán nguyệt lớn như đình So Đình được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc ” và trong đình còn lưu trữ nhiều di vật quý: Lọng, kiệu sơn son thiếp vàng, hai con hạc cao đến 2m, hai con ngựa gỗ to, trống, hai bộ linh khí của thần và nhiều di văn quý, câu đối cô Đặc biệt đình còn giữ được 42 sắc phong của các triều đại phong kiến, sớm nhất là sắc phong ngày 15 tháng 10 năm Hoằng Định thứ 1
(1601) triều vua Lê Kính Tông (1600 - 1619) Lễ hội của đình làng hàng năm
được tô chức vào ngày 8 tháng 2 âm lịch
- Quán Đồng Lư thuộc thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai,
từ cô xưa dân lảng cư trú trên một quả núi đất gọi là núi Đồng Lư Chân núi
phía Tây và gần đỉnh núi có hai di tích kiến trúc, ngườ Xứ Đoài gọi là Quán Thượng và Quán Hạ để thờ thần thành hoàng làng là những người có công tập
hợp trai tráng, giúp nhà Đinh đánh dẹp 12 sứ quân Kiến trúc ở Quán mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn
- Chùa Đồng Bụt còn có tên chữ là “Tên Š f” thuộc xã Ngọc Liệp,
huyện Quốc Oai Đây là ngôi chùa khác biệt so với các ngôi chùa xung quanh,
vừa thờ Phật theo phái Đại Thừa, vừa thờ Từ Đạo Hạnh một vị thiền sư ở thời
Lý Trong chùa còn lưu giữ được cuốn thân phả vả 11 đạo sắc phong của các triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn đã phong mỹ tự cho là “Từ Đạo Hạnh tôn giả đại đức thiền sư” Ngoài ra chùa còn nhiều cuốn kinh kệ ca ngợi hành trang của vị thánh tổ và nhiều sách cô khác Hiện nay chùa có kiến trúc mặt bằng kiểu chữ công có 5 gian Bái đường, 3 gian Thượng điện và 2 gian ống muỗng với kiến trúc kiểu chồng diêm kẻ bây Trên những lớp kiến trúc có đục chạm rồng thời Lê phủ đầy những đao mác
- Đình Ngô Sài thuộc xã Hoàng Ngô, huyện Quốc Oai Căn cứ vào tắm bia đá ghi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 27 (1766), chúng ta biết được năm xây
dựng ngôi đình Ngô Sài này Đình thờ hai vị thần là Ả Lã Nương Đê và Đỗ
14
Trang 20Cảnh Thạc Đình tuy bị mai một nhiều, song còn giữ lại nhiều dẫu ấn lịch sử
và văn hóa của một làng quê văn vật
- Chùa Yên Nội có tên chữ là “Báo Ân Tự” thuộc thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai Chùa được xây dựng vào năm Đinh Hợi triều
Nguyễn (1887) Chùa là một tông thể các hạng mục công trình khép kín, chùa
đã trải qua nhiều lần xây dựng, sửa chữa, song còn giữ được nhiều di vật quý
ở thời Lê
Ngoài ra, còn rất nhiều các di tích có giá trị khác như quán, chùa Phú
Hạng, đình Tình Lam, đình Thế Trụ, đình Yên Nội
Hệ thống các từ đường dòng họ cũng được nghiên cứu và công nhận là
di sản văn hóa của dân tộc Đây là nơi thờ các ông Tổ, bà Tổ có nhiều công
lao trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, mở làng, lập ấp, khai sông, lẫn biến, học hành, khoa cử Trên địa bàn huyện có 17 từ đường được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Bên cạnh đó còn có nhiều lãng mộ, đền chùa, miễu mạo
như: miễu Cốc, miếu Vua Ông, miếu Vua Bà, đền Văn Xương, mộ trạng
nguyên Nguyễn trực
Các di tích được trải dài trên khắp địa bàn huyện, tuy nhiên hiện nay một
số di tích đã và đang xuống cấp nghiêm trọng dần mắt đi giá trị Bên cạnh đó
còn tổn tại tình trạng xâm hại, phá hoại di tích, lấy cắp cổ vật và đồ thờ tự
trong đền, chùa Công tác bảo tồn cà phát huy các đi sản có lúc chưa chưa
được quan tâm đến mức dẫn đến tình trạng người dân địa phương chưa tuân
theo quy định của Luật Di sản trong việc tôn trọng giá trị gốc, thiếu sự quy hoạch, thiết kế, chỉ đạo chuyên môn tự ý sửa chữa mà không xin ý kiến và
có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn dẫn đến di tích bị “biến dạng”, không giữ được yếu tô kiến trúc gốc
Trong xã hội ngày nay, với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, với
sự du nhập của nên văn hóa làm cho lôi sông, đạo đức của người dân có nhiêu
15