BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ETEP KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ETEP
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CÁC CẤP THUỘC KHU VỰC ĐƯỢC PHÂN CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ETEP (KHẢO SÁT SÂU TẠI THÁI NGUYÊN)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS Nguyễn Danh Nam
THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
Trang 2DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NHIỆM VỤ
1 PGS.TS Nguyễn Danh Nam Phòng KH-CN&HTQT Chủ nhiệm
4 TS Lâm Thùy Dương Khoa Giáo dục Tiểu học Thành viên
5 TS Lê Thùy Linh Khoa Tâm lý Giáo dục Thành viên
8 PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Khoa Tâm lý Giáo dục Thành viên
9 TS Nguyễn Hữu Quân Phòng KH-CN&HTQT Thư ký khoa học
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối
hợp nghiên cứu
Họ và tên người đại diện đơn vị
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái
Nguyên
Tổ chức khảo sát thực tế PGS.TS Phạm Việt Đức
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ……… 11
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu ……… 14
1.1 Hoạt động bồi dưỡng GV&CBQLCSGD ……… …… 14
1.2 Thực trạng của hoạt động bồi dưỡng GV&CBQLCSGD ……….… 17
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về bồi dưỡng GV&CBQLCSGD ……….… 21
Chương 2: Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ……… 27
2.1 Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ……… 27
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ……… 50
Chương 3: Nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ……….……… 88
3.1 Nhu cầu bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 88 3.2 Nhu cầu bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của giáo viên THCS 91 3.3 Nhu cầu bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của giáo viên THPT 95 Chương 4: Đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ………….……… 105
4.1 Đề xuất nội dung bồi dưỡng giáo viên phổ thông ……… 105
4.2 Đề xuất nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ……… 110
4.3 Đề xuất mô hình bồi dưỡng và các điều kiện tổ chức bồi dưỡng … 114 4.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng ……… 121
4.5 Kiến nghị ……… 124
Kết luận ……… 130
Tài liệu tham khảo ……… 132
Trang 4THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung
Tên nhiệm vụ: Khảo sát đánh giá nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản
lý ở các cấp thuộc khu vực được phân công trong chương trình ETEP (Khảo sát sâu tại Thái Nguyên)
Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Nguyễn Danh Nam
Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 06 tháng (từ tháng 06/2017 – 12/2017)
2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực của GV&CBQLCSGDPT
và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGDPT theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục Từ đó,
đề xuất chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV&CBQLCSGDPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
3 Kết quả nghiên cứu
- Phân tích thực trạng năng lực của GV&CBQLCSGD ở các trường phổ thông
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Nhìn chung năng lực của đội ngũ GV&CBQLCSGD
đáp ứng được yêu cầu của chương trình hiện hành Tuy nhiên một số năng lực còn hạn chế như: ngoại ngữ và tin học, quản trị trường học, dạy học tích hợp, phát triển chương trình, tư vấn – hướng nghiệp,…
- Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV
phổ thông: Giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng những nhóm năng lực như: Năng lực phát
triển chương trình; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm; Năng lực dạy học tích hợp; Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; Năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; Năng lực sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; Năng lực phát triển các mối quan hệ xã hội
- Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ CBQLCSGD: Nhu cầu bồi dưỡng các năng lực sau: Năng lực quản trị trường học; Năng lực xây dựng văn hóa nhà trường; Năng lực phát triển chương trình nhà trường; Năng lực phát triển các mối quan hệ xã hội; Năng lực xây dựng cộng đồng học tập
Trang 54 Sản phẩm
- Báo cáo phân tích thực trạng năng lực của GV&CBQLCSGDPT;
- Báo cáo đánh giá nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGDPT;
- Bản đề xuất đổi mới chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGDPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;
- Phụ lục các số liệu thống kê từ khảo sát và phân tích số liệu từ phần mềm SPSS
5 Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Ban quản lý Chương trình ETEP trung ương (Bộ GD&ĐT): Các số liệu khảo sát tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được gửi về Ban quản lý Chương trình ETEP trung ương để tổng hợp, phân tích và đưa ra kết quả về thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV&CBQLCSGDPT trong cả nước;
- Các sở GD&ĐT: Nắm được thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ GV&CBQLCSGDPT nhằm thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa mới
- Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên: Thu thập được thông tin phản hồi
về năng lực và nhu cầu của đội ngũ GV&CBQLCSGDPT, từ đó đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên sư phạm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Ngày tháng năm 201
PGS.TS Nguyễn Danh Nam
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giúp
Bộ, Ngành có những định hướng cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý để triển khai thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp, giúp giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Công tác dự báo, khảo sát đòi hỏi cần dựa trên những nghiên cứu về thực trạng năng lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, phân tích các luận chứng, luận cứ để đề xuất nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Vì vậy, sự cần thiết phải có những nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục làm cơ sở đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ được xem như một khâu đột phá để thực hiện các mục tiêu đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Tuy nhiên, chương trình đào tạo GV của nhiều trường sư phạm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Quá trình đào tạo chưa có
sự gắn kết chặt chẽ với thực tiễn giáo dục phổ thông Do đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm việc ở các cơ sở giáo dục phổ thông phải đi bồi dưỡng về nghiệp vụ Hơn nữa, mô hình và chương trình bồi dưỡng GV hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các địa phương Do vậy, các trường sư phạm cần chủ động khảo sát nhu cầu bồi dưỡng ở các địa phương, phối hợp với các địa phương đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới chương trình bồi dưỡng GV và nghiên cứu áp dụng một số mô hình mới trong tổ chức bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và trước hết là phục vụ cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của
Trang 7dưỡng GV&CBQLCSGD phổ thông (cốt cán và đại trà) đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục
3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Đánh giá thực trạng năng lực của GV&CBQLCSGD phổ thông so với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục
- Phân tích nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGD phổ thông nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng mới
- Phân tích điều kiện bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGD phổ thông
Ngoài ra, nghiên cứu còn thu thập các thông tin có tác động đến phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGD phổ thông như: khoảng cách giới; dân tộc; khu vực công tác; chức vụ; thời gian dạy học/làm quản lý; trình độ đào tạo; ngành đào tạo; tham gia các chương trình bồi dưỡng,
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn thông qua khảo sát tại 65 trường phổ thông (30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thành phần và số lượng tham gia khảo sát như sau: Cán bộ quản lý Sở GD&ĐT (05 người); Cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT (05 người); Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (mỗi trường 02 người: hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng); Giáo viên phổ thông (mỗi trường 10 người); Học sinh phổ thông (mỗi trường Tiểu học chọn 02 học sinh lớp 5, mỗi trường THCS chọn 06 học sinh: 02 HS lớp 7; 02 HS lớp 8 và 02 HS lớp 9; mỗi trường THPT chọn 04 học sinh: 02 HS lớp 11 và 02 HS lớp 12)
Đối tượng và cỡ mẫu khảo sát phiếu định lượng
trường
Số người tham gia/ 1 trường
Số người tham gia/
1 tỉnh/Tp
Số phiếu khảo sát NL&NC
BD Giáo viên
Số phiếu khảo sát NL&NC
BD CBQL CSGDPT
CBQL Sở GD&ĐT 5 5
CBQL Phòng GD&ĐT 5 5
CBQL trường phổ thông 65 2 130 130 130
Trang 8Số
trường
Số người tham gia/ 1 trường
Số người tham gia/
1 tỉnh/Tp
Số phiếu khảo sát NL&NC
BD Giáo viên
Số phiếu khảo sát NL&NC
BD CBQL CSGDPT
Giáo viên 65 10 650 650 650 Học sinh
Tiểu học 30 2 60 60
THCS 30 6 180 180
THPT 5 4 20 20
5 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu ở trong và ngoài nước về các chương trình bồi dưỡng; phân tích, so sánh giữa các chương trình bồi dưỡng và đánh giá nội dung các chương trình bồi dưỡng Nghiên cứu tài liệu cung cấp cơ sở lý luận cho việc đổi mới các chương trình bồi dưỡng hiện hành
b) Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin mang tính định lượng đã thu được từ các phương pháp khác về thực trạng, những khó khăn và thách thức của công tác bồi dưỡng ở các địa phương hiện nay Tìm hiểu nhu cầu nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường phổ thông; nhu cầu bồi dưỡng giảng viên của các trường sư phạm
c) Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn (nhà khoa học đầu ngành, nhà quản lý chủ chốt của hệ thống giáo dục) có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học, quản lý có liên quan tới việc nghiên cứu; các ý kiến về quá trình triển khai nghiên cứu, xây dựng khung cơ sở lý luận, thiết
kế công cụ nghiên cứu, xử lí và giải thích các số liệu, đề xuất các nội dung bồi dưỡng
d) Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để thu thập số liệu khảo sát, phân tích và xử lý thông tin; xây dựng công cụ đo, xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và