1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SỔ TAY HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT Đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

89 237 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 810,88 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2017 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 1895/QĐ-BGD ĐT ngày 26/5/2017, Ban Quản lý Chương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH ETEP

SỔ TAY HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT

Đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên

và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

(Kèm theo công văn số 152 ngày 02 tháng 11 năm 2017

của Ban Quản lý ETEP)

Lưu hành nội bộ

Hà Nội, tháng 10/2017

Trang 2

ETEP Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực

đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ( tiếng Anh: Enhancing Teacher Education Program – ETEP)

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT 5

1 Mục tiêu khảo sát 5

2 Nội dung khảo sát 5

4 Địa bàn và đối tượng khảo sát 5

4.Chọn mẫu khảo sát 6

5 Thời gian khảo sát 8

6 Phương pháp khảo sát 9

7 Tổ chức thực hiện 15

7 Liên hệ: 17

PHẦN 2 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG 18

1.HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH 18

1.1 Hướng dẫn tổ chức phỏng vấn 18

1.2 Hướng dẫn thảo luận nhóm 18

1.3 Hướng dẫn Hội thảo 19

2.HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 21

2.1.Mục tiêu 21

2.2.Phương pháp thu thập thông tin 21

2.3.Tổ chức khảo sát 21

2.4.Hướng dẫn trả lời phiếu hỏi 22

PHẦN 3 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, NHU CẦU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 30

1 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH 30

1.1 Hướng dẫn phỏng vấn sâu 30

1.2 Hướng dẫn thảo luận nhóm 33

1.3.Hướng dẫn Hội thảo 34

2 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 35

2.1 Mục tiêu 35

2.2 Đối tượng/Phương tiện 35

2.3.Phương pháp thu thập thông tin: 35

2.4 Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát định lượng 36

PHỤ LỤC 1 PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN CÁC TRƯỜNG PHỤ TRÁCH KHẢO SÁT VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA MỖI TRƯỜNG 56

PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁCH TRƯỜNG ĐƯỢC LỰA CHỌN KHẢO SÁT 58

Trang 4

PHỤ LỤC 3 MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO 80 (để điền vào mục thông tin cá nhân) 80 PHỤ LỤC 4 BIỂU MẪU DÀNH CHO CÁC TRƯỜNG ĐHSP /HVQLGD 82 PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH CHUYÊN GIA HỖ TRỢ KỸ THUẬT KHẢO SÁT 82 PHỤ LỤC 6 BIỂU MẪU DÀNH CHO CÁC SỞ GD&ĐT 83

Trang 5

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2017 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 1895/QĐ-BGD ĐT ngày 26/5/2017, Ban Quản lý Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (chương trình ETEP) xin gửi thông báo về việc triển khai khảo sát năng lực, nhu cầu bồi dưỡng giáo viên (GV) và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (CBQLCSGDPT) tới các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP

1 Mục tiêu khảo sát

Khảo sát nhằm xác định thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV&CBQLCSGDPT, làm căn cứ thực tiễn để phát triển các chương trình bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT (cốt cán và đại trà) đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục

2 Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát gồm:

- Thực trạng năng lực của GV&CBQLCSGDPT so với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGDPT nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Điều kiện bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của

GV&CBQLCSGDPT

Đồng thời, hoạt động khảo sát sẽ thu thập các thông tin có tác động đến

phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGDPT như: khoảng cách

giới; dân tộc; khu vực công tác; chức vụ; thời gian dạy học/làm quản lý; trình

độ đào tạo; ngành đào tạo; tham gia các chương trình bồi dưỡng,

4 Địa bàn và đối tượng khảo sát

4.1 Địa bàn khảo sát

Trang 6

Khảo sát được thực hiện tại 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Nghệ An, Hòa Bình, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Tp

Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang

Mỗi tỉnh/thành phố chọn 65 trường phổ thông tham gia khảo sát (30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT) Danh sách các trường được chọn khảo sát của các tỉnh theo Phụ lục đính kèm

4.2 Đối tượng và số lượng khảo sát

Mỗi Sở GD&ĐT chọn đối tượng khảo sát theo thành phần và số lượng như sau:

+ Cán bộ quản lý Sở GD&ĐT: 05 người;

+ Cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT: 05 người;

+ Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông: mỗi trường 02 người (hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng);

+ Giáo viên phổ thông: mỗi trường 10 người;

+ Học sinh phổ thông: mỗi trường Tiểu học chọn 02 học sinh lớp 5; mỗi trường THCS chọn 06 học sinh (02 HS lớp 7; 02 HS lớp 8 và 02 HS lớp 9); mỗi trường THPT chọn 04 học sinh (02 HS lớp 11 và 02 HS lớp 12)

Bảng 1 Đối tượng và cỡ mẫu khảo sát phiếu định lượng

(Dùng để lập danh sách đối tượng tham gia khảo sát và chuẩn bị phiếu khảo sát)

trường

Số người tham gia/ 1 trường

Số người tham gia/

1 tỉnh/Tp

Số phiếu khảo sát NL&NC BD Giáo viên

Số phiếu khảo sát NL&NC BD CBQL CSGDPT

Trang 7

Khảo sát được thực hiện tại 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Nghệ An, Hòa Bình, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Tp

Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang

Mỗi tỉnh/thành phố lựa chọn 65 trường phổ thông tham gia khảo sát (30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT)

1 Có số lượng giáo viên tương đương với trường đã được chọn;

2 Có điều kiện kinh tế, xã hội tương đương với trường đã được chọn

Danh sách các trường được lựa chọn: xem Phụ lục

Chọn mẫu Cán bộ quản lý trường:

Trong các trường được chọn, mỗi trường cử 02 người gồm hiệu trưởng và 1

phó hiệu trưởng

Chọn mẫu Giáo viên:

Trong các trường được chọn, mỗi trường chọn 10 giáo viên; giáo viên được các trường chọn để cử tham gia khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên

Hướng dẫn chọn mẫu giáo viên:

Nhà trường sẽ phải chọn một số giáo viên tham gia đợt khảo sát, theo nguyên tắc ngẫu nhiên, như hướng dẫn sau đây:

Giả sử phải chọn ngẫu nhiên n giáo viên trong tổng số N giáo viên toàn

trường (Thí dụ: phải chọn ngẫu nhiên 10 giáo viên trong tổng số 80 giáo viên toàn

trường) Việc chọn ngẫu nhiên này có thể thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống như sau:

1) Lập Khung chọn mẫu: Đó là danh sách toàn bộ giáo viên của Trường

theo một cách nào đó và đánh số thứ tự từ 1 đến N, chẳng hạn lấy danh sách giáo

viên theo sổ lương hoặc danh sách giáo viên của tổ chuyên môn Toán, Văn …sắp xếp kế tiếp nhau (Thí dụ: Khung chọn mẫu là Danh sách toàn bộ giáo viên của Trường theo sổ lương, đánh số thứ tự từ 1 đến 80);

Trang 8

2) Tính khoảng cách mẫu k = (Thí dụ: Khoảng cách mẫu k = = 8 );

3) Chọn ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến k, chẳng hạn là r (có thể

ghi mỗi số từ 1 đến k ra một phiếu, bỏ vào thùng phiếu sau đó bốc ngẫu nhiên hay

dùng hàm sinh số ngẫu nhiên) Số r này gọi là số ngẫu nhiên bắt đầu Và người giáo viên có số thứ tự r trong Khung chọn mẫu là người đầu tiên được chọn vào

Danh sách trả lời phiếu hỏi (Thí dụ: Chọn ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến 8, kết quả cho r = 3) Như vậy, người giáo viên trong Khung chọn mẫu có số

thứ tự số 3 là người thứ 1 được chọn vào Danh sách trả lời phiếu hỏi;

4) Lần lượt các số r+1×k; r+2×k; r+3×k … là các số thứ 2, thứ 3, thứ 4 … được chọn

Ví dụ: Giáo viên có số thứ tự 3+1×8=11 là người thứ 2 được chọn;

Giáo viên có số thứ tự 3+2×8=19 là người thứ 3 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+3×8=27 là người thứ 4 được chọn;

Giáo viên có số thứ tự 3+4×8=35 là người thứ 5 được chọn;

Giáo viên có số thứ tự 3+5×8=43 là người thứ 6 được chọn;

Giáo viên có số thứ tự 3+6×8=51 là người thứ 7 được chọn;

Giáo viên có số thứ tự 3+7×8=59 là người thứ 8 được chọn;

Giáo viên có số thứ tự 3+8×8=67 là người thứ 9 được chọn;

Giáo viên có số thứ tự 3+9×8=75 là người thứ 10 được chọn;

Chú ý: Trong trường hợp khoảng cách mẫu k là số thập phân thì cần làm

tròn k theo nguyên tắc làm tròn toán học

Ví dụ: k = = 12,5

Làm tròn k = 13

Cuối cùng, Trường cần lập Danh sách giáo viên tham gia khảo sát

Sở GD&ĐT tổng hợp danh sách trường, CBQL, giáo viên theo huyện được chọn và gửi về Ban quản lý ETEP và trường được phân công phụ trách (Xem Phụ lục mẫu danh sách đối tượng khảo sát.)

Chọn mẫu Học sinh:

Mỗi trường Tiểu học chọn 02 học sinh lớp 5; mỗi trường THCS chọn 06 học sinh (02 HS lớp 7; 02 HS lớp 8 và 02 HS lớp 9); mỗi trường THPT chọn 04 học sinh (02 HS lớp 11 và 02 HS lớp 12)

5 Thời gian, kế hoạch khảo sát

- Thời gian: Khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày

01/11 đến ngày 30/11/2017

Trang 9

- Kế hoạch: Kế hoạch khảo sát cụ thể do trường ĐHSP được phân công

phụ trách lập sau khi trao đổi, thống nhất với Sở GD&ĐT và được gửi về Ban Quản lý ETEP TƯ trước khi triển khai khảo sát

Thu thập những đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

và cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT về thực trạng năng lực của giáo viên và CBQLCSGD phổ thông hiện nay, những điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của thực trạng đó;

Thu thập minh chứng về nhu cầu bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên và CBQLCSGDPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông;

Khảo sát hiện trạng các điều kiện đáp ứng hoạt động bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGDPT, quan tâm đến điều kiện bồi dưỡng trực tuyến và bồi

dưỡng chuyên môn dựa vào nhà trường

Trang 10

khăn trong việc trả lời câu hỏi bởi trong rất nhiều trường hợp ĐTPV sẽ đồng ý với các gợi ý của NPV

(ii) Phải làm mọi cách để tránh nhận được câu trả lời “Không biết” bằng cách giúp người trả lời ước lượng, hoặc tìm ra câu trả lời gần đúng của

họ Trong trường hợp câu hỏi đòi hỏi các số liệu và người trả lời tỏ ra không muốn cung cấp thông tin, NPV nên gợi ý hỏi khoảng giá trị (“khoảng bao nhiêu…”) mà không đưa ra cụ thể con số

(iii) Trong trường hợp đã biết trước thông tin đơn giản, chỉ cần điền thông tin đúng vào ô thông tin Nhưng nếu chưa biết rõ hoặc chỉ là dự đoán, thì cần phải hỏi cho rõ

(iv) Duy trì nhịp độ phỏng vấn NPV phải làm chủ cuộc phỏng vấn nhưng phải hết sức lắng nghe ĐTPV, tránh làm phật ý Để làm được như vậy, hãy hết sức tránh thảo luận dài dòng với ĐTPV; nếu ĐTPV trả lời không phù hợp hoặc phức tạp thì không nên ngắt lời ĐTPV một cách quá đột ngột mà tỏ

ra lắng nghe cẩn thận những gì họ nói và khéo léo hướng người đó trở lại câu hỏi ban đầu NPV tránh gán thông tin, gợi ý cách trả lời cho họ

(v) Giữ thái độ hoàn toàn trung lập với chủ đề phỏng vấn NPV không được tỏ thái độ ngạc nhiên, tán thành hay bất đồng với câu trả lời Nếu ĐTPV hỏi ý kiến, NPV không được nói mình nghĩ thế nào về vấn đề đó NPV cần giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn này là thu thập những ý kiến của người được hỏi về vấn đề đó NPV không được thảo luận quan điểm của mình với ĐTPV đến khi cuộc phỏng vấn kết thúc NPV cũng tránh bất kỳ sự gợi ý nào theo suy nghĩ chủ quan của mình

(vi) Nếu NPV không hiểu một câu hỏi hay thủ tục nào đó, trước hết đọc

kỹ Sổ tay này, sau đó có thể hỏi lại cho rõ ràng hơn, nếu cần Hãy nhớ việc trao đổi cần phải tiến hành với người phụ trách nhóm nghiên cứu trước tiên,

để người phụ trách nhóm nghiên cứu có thể tổng kết các câu hỏi của cả đội để báo cáo về ETEP trung ương

(vii) Cần đảm bảo ĐTPV không nghĩ rằng NPV là thanh tra (từ cơ quan quản lý nhà nước…) Một cách tốt để khẳng định tính bảo mật của cuộc phỏng vấn là NPV thông báo: “thông tin được thu thập ở đây hoàn toàn được giữ bí mật, hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu”

(viii) Tính chất cá nhân của cuộc phỏng vấn: Tất cả các số liệu thu thập được đều được giữ kín Về nguyên tắc, sự có mặt của người lạ có thể gây sự

Trang 11

lúng túng và ảnh hưởng đến câu trả lời, đồng thời thông tin sẽ không được giữ kín Tuy vậy, thường khó hạn chế sự có mặt của người lạ trong thời gian phỏng vấn Nếu gặp trường hợp như vậy, NPV đề nghị ĐTPV thuyết phục họ

đi chỗ khác; hoặc giải thích một cách thật nhã nhặn để mọi người hiểu là cần phải đảm bảo tính chất giữ kín của cuộc phỏng vấn

(ix) Trả lời một cách trung thực với các câu hỏi của ĐTPV Trước khi chấp nhận tham gia phỏng vấn, ĐTPV có thể hỏi NPV một số câu hỏi về cuộc khảo sát Khi trả lời, NPV nên giữ thái độ thẳng thắn và thân thiện ĐTPV cũng có thể lo lắng về thời lượng cuộc khảo sát Khi đó, NPV hãy nói với người trả lời rằng thời lượng trung bình của một cuộc phỏng vấn trong khoảng 60 phút và không tỏ ra cố gắng cắt ngắn đi

Nhiệm vụ của người phỏng vấn

NPV là người trực tiếp gặp gỡ và thu thập thông tin cho cuộc khảo sát Do vậy, NPV đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra bộ số liệu chất lượng cao và chính xác Vì vậy, mỗi NPV phải lên kế hoạch chủ động xác nhận lịch cụ thể cho từng ĐTPV và phải tận dụng mọi thời gian có thể tiếp xúc với ĐTPV để bảo đảm hoàn thành việc thu thập số liệu của ĐTPV mình phụ trách NPV tạo không khí cởi mở với người được phỏng vấn để

có sự chia sẻ thông tin tốt nhất từ phía họ Đồng thời, NPV vẫn luôn thực hiện đúng quy trình phỏng vấn và đảm bảo nội dung bảng hỏi

Trong quá trình phỏng vấn, không phê bình, đánh giá hay bình luận câu trả lời hay hành vi của người được phỏng vấn để tránh họ trả lời không đúng thực tế, tránh tự ý đưa ra ý kiến chủ quan của mình

Các NPV làm việc theo đội Mỗi đội gồm 3 NPV (bao gồm 1 phụ trách chính) NPV khi nhận kế hoạch điều tra cần nắm rõ địa bàn, danh sách đối tượng sẽ điều tra, và liên hệ với cơ sở trước khi xuống địa bàn để đảm bảo phỏng vấn được đối tượng trong danh sách và chất lượng tốt nhất của cuộc phỏng vấn

NPV cần làm theo đúng quy trình công việc được giao Việc phỏng vấn

và nhập liệu các thông tin trong quá trình phỏng vấn cần phải tuân thủ đúng những quy trình và nghiệp vụ phỏng vấn như trong hướng dẫn NPV đảm bảo không điều tra trùng hoặc bỏ sót một đối tượng điều tra nào, cũng như không ghi thiếu/nhầm thông tin nào trong bảng hỏi

Trang 12

Trong trường hợp ĐTPV đồng ý ghi âm, nhớ “Lưu” số liệu sau mỗi 5 câu phỏng vấn và khi kết thúc phỏng vấn để tránh mất dữ liệu

Nguyên tắc chung cho việc ghi chép trong phỏng vấn là sự sát thực với tất cả từ ngữ, ngữ điệu hành vi, nét mặt, điệu bộ của người trả lời Không nên

để việc ghi chép ảnh hưởng hay làm gián đoạn đến cuộc phỏng vấn

Người ghi chép phải thật cẩn thận, không nên xảy ra trường hợp hỏi lại một câu hỏi mà người được phỏng vấn đã trả lời từ trước Điều này làm giảm

đi sự hứng thú trong tiếp xúc Ghi chú thật cẩn thận các thông tin trong quá trình phỏng vấn

Ghi lại biên bản phỏng vấn và lưu lại file ghi âm của cuộc phỏng vấn trong quá trình thực hiện phỏng vấn Sau đó, gửi ngay số liệu phỏng vấn

và báo cáo tiến độ sau mỗi ngày làm việc

Giữ gìn và bảo quản công cụ, máy ghi âm, điện thoại dùng để ghi âm (nếu có); tránh làm mất hoặc thất lạc

6.1.2 Thảo luận nhóm

Mục đích:

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGD phổ thông;

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của giáo viên, Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng GV&CBQLCSGD phổ thông

Đối tượng/phương tiện/Yêu cầu năng lực người thực hiện:

Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 nhóm thảo luận (6-10 người) gồm giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT

Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành nhóm; có một số kỹ thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh

Nội dung thảo luận:

- Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên và CBQLCSGD phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

Trang 13

- Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phụ vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông;

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiệu quả;

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của hiệu trưởng/phó hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGD phổ thông

Đối tượng/Phương tiện:

Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 Hội thảo gồm giáo viên, CBQL trường

và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT

Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành Hội thảo; có một số kỹ thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh

Nội dung thảo luận

- Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng giáo viên, CBQLCSGD phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

- Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên, CBQLCSGD phổ thông;

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên, CBQLCSGD phổ thông hiệu quả;

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý

6.2 Khảo sát định lượng

6.2.1 Mục đích

Nhằm khảo sát thực trạng năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các điều kiện bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên và CBQLCSGD phổ

Trang 14

thông qua bảng hỏi cấu trúc dành cho học sinh, giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý Sở/Phòng GD&ĐT

6.2.2 Đối tượng và cỡ mẫu khảo sát định lượng

Bước 3 Đại diện nhóm khảo sát yêu cầu các đối tượng đọc kỹ phiếu và giải đáp thắc mắc, câu hỏi của các đối tượng khảo sát về phiếu hỏi

Bước 4 Đối tượng trả lời phiếu hỏi, các thành viên nhóm khảo sát quan sát, hỗ trợ kịp thời

Lưu ý: Không nên di chuyển quá nhiều trong phòng khi ĐTKS đang trả lời phiếu hỏi, tránh làm họ bị phân tán Cần quan sát kỹ và phát hiện các trường hợp "bất thường” để có những điều chỉnh kịp thời Các trường hợp

Trang 15

"bất thường” cần đến những hỗ trợ kịp thời bao gồm: (i) những người trả lời phiếu quá nhanh, gần như không cần suy nghĩ – nên khuyến khích ĐTKS đọc

kỹ lại từng câu hỏi và từng phương án trả lời, (ii) những người trao đổi với nhau – yêu cầu ĐTKS giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến những người khác, nếu có thắc mắc cần hỏi trực tiếp cán bộ khảo sát, (iii) những người đọc câu hỏi rất lâu nhưng không trả lời – có thể họ quá phân vân hoặc chưa biết cách trả lời, cần đến hỏi và giải thích đầy đủ

Bước 5 Thu phiếu, ký nhận vào danh sách đã nộp phiếu

Cán bộ khảo sát cần thu phiếu trực tiếp từ tay người trả lời phiếu và rà soát lại tất cả các thông tin, các câu trả lời Khi đảm bảo chắc chắn rằng các phiếu hỏi đều được trả lời đầy đủ mới xác nhận thu phiếu

7 Tổ chức thực hiện

Trách nhiệm của các đơn vị/cơ quan được phân công như sau:

- Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương:

+ Chọn trường tham gia khảo sát; thông báo danh sách các trường tham gia khảo sát cho các trường ĐHSP và các Sở GD&ĐT;

+ Gửi công văn (bản chính, bản scan), Phiếu khảo sát và Sổ tay hướng dẫn khảo sát cho các trường ĐHSP và các Sở GD&ĐT để in sao;

+ Gửi các trường ĐHSP chủ chốt phần mềm nhập liệu, chương trình nhập số liệu và tài liệu hướng dẫn;

+ Cấp kinh phí khảo sát cho các trường ĐHSP chủ chốt theo kế hoạch năm 2017 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt;

+ Hỗ trợ kỹ thuật, giám sát việc khảo sát và xử lý số liệu của các trường ĐHSP;

+ Duyệt báo cáo kết quả khảo sát của các trường ĐHSP chủ chốt

- Các trường ĐHSP chủ chốt tham gia Chương trình ETEP:

+ Lập kế hoạch khảo sát (phối hợp với Sở GD&ĐT được phân công phụ trách);

+ Lập danh sách cán bộ tham gia khảo sát; cử cán bộ (đã dự tập huấn

do Ban Quản lý ETEP Trung ương tổ chức) phụ trách các nhóm khảo sát tại địa phương được phân công;

Trang 16

(Kế hoạch và danh sách cán bộ tham gia khảo sát được gửi tới Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương và Sở GD&ĐT trước khi khảo sát) + Hướng dẫn các các cán bộ tham gia khảo sát (bao gồm cả cán bộ của

Sở GD&ĐT) về kĩ thuật, phương pháp khảo sát;

+ In sao và phát Sổ tay hướng dẫn khảo sát cho Sở GD&ĐT và các nhóm khảo sát; in sao và phát phiếu khảo sát cho các đối tượng khảo sát; + Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin , nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát;

+ Nhập số liệu khảo sát theo phần mềm nhập liệu, chương trình nhập số liệu và tài liệu hướng dẫn do Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương cung cấp;

+ Viết báo cáo khảo sát định tính;

+ Gửi báo cáo khảo sát định tính và file mềm đã nhập số liệu khảo sát

về Ban Quản lý Chương trình ETEP TƯ và hai trường đầu mối (ĐHSP Hà Nội và Học viện QLGD) để tổng hợp và lập báo cáo chung;

+ Lưu các hồ sơ khảo sát (phiếu khảo sát đã điền thông tin, băng ghi

âm, biên bản thảo luận, hội thảo, phỏng vấn sâu,…)

Ban Quản lý Chương trình ETEP TƯ phân công cho các trường ĐHSP chủ trì, phối hợp với các Sở GD&ĐT trong công tác khảo sát như sau:

- Trường ĐHSP Hà Nội: Tp Hà Nội và tỉnh Hải Dương;

- Trường ĐHSP Hà Nội 2: Tỉnh Hòa Bình;

- Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên;

- Trường ĐH Vinh: Tỉnh Nghệ An;

- Trường ĐHSP - Đại học Huế: Tỉnh Thừa Thiên-Huế;

- Trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng: Tp Đà Nẵng và tỉnh Đăk Lăk;

- Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang

- Trường ĐHSP Hà Nội và Học viện QLGD:

Ngoài nhiệm vụ chung của các trường ĐHSP chủ chốt như đã nêu, Trường ĐHSP Hà Nội và Học viện QLGD, là hai đơn vị đầu mối, có thêm nhiệm vụ:

+ Cử chuyên gia (đã tham gia xây dựng bộ công cụ khảo sát) phối hợp với Ban Quản lý ETEP trung ương hỗ trợ kỹ thuật và giám sát khảo sát;

+ Trường ĐHSP Hà Nội: Thu file mềm đã nhập số liệu khảo sát và báo cáo của các trường khác để xử lí số liệu chung, tổng hợp và lập báo cáo chung

Trang 17

về khảo sát năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của GVPT gửi về Ban Quản lý Chương trình ETEP TƯ trước ngày 15/12/2017;

+ Học viện QLGD: Thu file mềm đã nhập số liệu khảo sát và báo cáo của các trường khác để xử lí số liệu chung, tổng hợp và lập báo cáo chung về khảo sát năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của CBQLCSGDPT gửi về Ban Quản

lý Chương trình ETEP TƯ trước ngày 15/12/2017

- Sở GD&ĐT của địa phương được lựa chọn:

+ Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về chủ trương và kế hoạch khảo sát;

+ Thành lập Ban chỉ đạo khảo sát của Sở; thông báo kế hoạch khảo sát tới các đơn vị, cán bộ liên quan;

+ Lập và gửi danh sách đối tượng khảo sát cho trường ĐHSP phụ trách

và Ban Quản lý Chương trình ETEP trung ương;

+ Thông báo cho hiệu trưởng các trường được chọn và các đối tượng khảo sát về thời gian, địa điểm tập trung để tham gia khảo sát;

+ Phối hợp với trường ĐHSP phụ trách khảo sát trong quá trình khảo

sát;

+ Góp ý hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả khảo sát

7 Địa chỉ liên hệ

Trong quá trình thực hiện, nếu cần biết thêm thông tin chi tiết, xin liên

hệ tới các địa chỉ sau:

- Văn phòng Ban quản lý Chương trình ETEP trung ương: Số 25 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; số điện thoại: 0243215187; địa chỉ Email: etep@moet.edu.vn

- TS Vương Huy Thọ, ĐT 0913317569, Email: thovh@hnue.edu.vn (Về khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên)

- PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, ĐT: 0948989939, Email: dthuyen@moet.edu.vn (Về khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng CBQLCSGDPT)

Trang 18

PHẦN 2 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

- Thu thập minh chứng về nhu cầu bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

- Khảo sát hiện trạng các điều kiện đáp ứng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trực tuyến và bồi dưỡng chuyên môn dựa vào nhà trường

1.1.2 Đối tượng và thiết bị cần chuẩn bị

Phỏng vấn sâu: Mỗi tỉnh sẽ tiến hành phỏng vấn sâu:

- Giáo viên (GV) tiểu học: 2 người; GV THCS: 2 người; GV THPT: 2 người;

- Hiệu trưởng (HT), phó Hiệu trưởng (PHT) tiểu học: 2 người; HT/PHT THCS: 2 người; HT/PHT THPT: 2 người;

- CBQL phòng GD&ĐT: 3 người (trong đó có 2 lãnh đạo phụ trách 2 cấp tiểu học và THCS, 1 lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ);

- CBQL Sở GD&ĐT: 4 (trong đó có 3 lãnh đạo/chuyên viên phụ trách

3 cấp học, 1 lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ)

Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

1.2.3 Phiếu phỏng vấn bán cấu trúc (Xem phụ lục 7)

1.2 Hướng dẫn thảo luận nhóm

1.2.1 Mục đích

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông;

Trang 19

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng giáo viên phổ thông

1.2.2 Đối tượng/phương tiện/Yêu cầu năng lực người thực hiện:

Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 2 nhóm thảo luận (6-10 người) gồm giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT

Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành nhóm; có một số kỹ thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh

1.2.3 Nội dung thảo luận

- Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục

- Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phụ vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiệu quả

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý

1.3 Hướng dẫn Hội thảo

Nghiên cứu về thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên phổ thông thông qua hội thảo (Mỗi tỉnh có ít nhất 01 Hội thảo 50-70 người)

1.3.1 Mục đích

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên phổ thông, CBQLCSGD phổ thông

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng giáo viên phổ thông, CBQLCSGD phổ thông;

1.3.2 Đối tượng/Phương tiện

Mỗi tỉnh ít nhất 1 Hội thảo dành cho 1 cấp học bao gồm giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT

Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành Hội thảo; có một số kỹ thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh

1.3.3 Nội dung hội thảo

Trang 20

- Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng giáo viên phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

- Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phụ vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông;

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiệu quả;

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý

Trang 21

2 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

2.1 Mục đích

Nhằm khảo sát thực trạng năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các điều kiện bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên phổ thông thông qua bảng hỏi cấu trúc đối với giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, học sinh

2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Bảng hỏi cấu trúc: Gồm 09 phiếu cho các cấp học có mã số như sau: 1) Tiểu học:

- Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: 02.01

- Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: 03.01

2)Trung học cơ sở:

- Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: 02.02

- Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: 03.02

3) Trung học phổ thông:

- Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: 02.03

- Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: 03.03

Không phát phiếu hỏi trước khi khảo sát

Mỗi đoàn khảo sát có trưởng đoàn, chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động khảo sát tại địa phương được phân công

Trang 22

2.4 Hướng dẫn trả lời phiếu hỏi

2.4.1 Hướng dẫn cách ghi mã chung

- Đánh giá về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV tiểu học/ THCS/THPT (Câu1, 2)

- Khảo sát điều kiện cơ sở vật chất của bản thân và của Nhà trường để phục vụ trực tiếp cho bồi dưỡng giáo viên trực tuyến (câu 4, 5)

- Thông tin cá nhân (Câu 6)

Cách trả lời các câu cụ thể như sau:

Câu 1 Thầy/cô vui lòng đọc kỹ các mô tả dưới đây về năng lực nghề nghiệp của một người giáo viên và khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân

Có 54 mô tả về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, THCS và THPT về các năng lực: (1) Năng lực chuyên môn, (2) Năng lực nghiệp vụ - bao gồm: năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động dạy học, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, năng lực kiểm tra đánh giá; (3) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, (4) Năng lực phát triển quan hệ xã hội; với mỗi mô tả đó Thầy/Cô thấy phù hợp nhất với bản thân mình ở mức độ nào thì khoanh vào số ứng với mức độ đó Cụ thể có 5

mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau:

1: Hoàn toàn không phù hợp; 2: Ít phù hợp; 3; Tương đối phù hợp;

4: Khá phù hợp; 5: Hoàn toàn phù hợp

Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình, còn nếu

Trang 23

không có ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào

Câu 2 Thầy/cô vui lòng cho biết nhu cầu bồi dưỡng để phát triển năng lực của mình bằng cách khoanh tròn vào một mức độ cần thiết tương ứng với mỗi năng lực được đề xuất dưới đây

Trong bảng có liệt kê 25 năng lực của giáo viên tiểu học và THCS, THPT, với mỗi năng lực thầy/cô thấy nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực

đó cần thiết ở mức độ nào đối với mình thì khoanh vào số ứng với mức độ đó

Cụ thể có 5 mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau:

1: Hoàn toàn không cần thiết; 2: Ít cần thiết; 3: Tương đối cần thiết;

4: Khá cần thiết; 5: Hoàn toàn cần thiết

Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình; nếu không có

ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào

Nếu có nhu cầu phát triển năng lực khác thì thầy/ cô viết rõ năng lực đó vào phần dòng bỏ trống mục 2.26

Câu 3 Hỏi về về nhu cầu tổ chức và thực hiện các khóa bồi dưỡng của bản thân: Thầy/cô đánh dấu  vào một ô phù hợp nhất để trả lời cho mỗi

câu hỏi

Câu 4, 5 Hỏi về điều kiện cơ sở vật chất của cá nhân và nhà trường

 vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp Nếu có những đề xuất khác so với các phương án được đưa ra, thầy/ cô ghi thêm vào phần nội dung để trống

Câu 6 Khảo sát về thông tin cá nhân:

Thầy/cô đánh dấu  chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống)

Câu 6.1 Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ)

Câu 6.2 Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, VD: 1982

Câu 6.3 Dân tộc: Ghi rõ dân tộc

Câu 6.4 Trình độ được đào tạo cao nhất: Đánh dấu chỉ vào 1 ô

phù hợp

Ví dụ: Cô giáo B có 2 bằng Đại học, 1 bằng về Cử nhân sư phạm tiểu học, một bằng cử nhân về Tâm lý giáo dục Vậy cô có thể ghi rõ mã 2 chuyên ngành này vào chỗ trống

Câu 6.5 Ngành đào tạo ở trình độ cao nhất: Ghi mã ngành được cấp

Bằng được đánh dấu ở mục 6.7 vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số Xem

Trang 24

mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi Ví dụ Thầy

A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09

Câu 6.6 Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở

đào tạo vào dòng để trống

Câu 6.7 Khối lớp Thầy /Cô đang dạy/chủ nhiệm: Đánh dấu chỉ

vào 1 ô phù hợp): (Phiếu GV tiểu học)

Môn học thầy/cô đang dạy: ghi đầy đủ các môn đang dạy (Phiếu GV

Ví dụ: Cô giáo A đã ra trường được 7 năm Ngay sau khi ra trường cô được dạy học tiểu học ở trường X Sau 4 năm dạy tiểu học thì được điều về công tác tại Phòng Giáo dục, công tác tại đây được 3 năm thì năm nay cô trở

về trường X dạy lớp 5 Vậy thâm niên dạy học tiểu học của cô giáo A là 4 năm, ghi‘‘4 năm‘‘ vào phần để trống

Câu 6.9 Trường học thầy/cô công tác thuộc khu vực nào: Chỉ đánh

dấu vào 1 ô ở vùng nơi đang công tác Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng

đặc biệt khó khăn

Thầy/Cô: Chỉ đánh dấu vào 1 ô đúng với bằng cấp cao nhất của bản

thân người trả lời

Ví dụ cô giáo A có bằng Cao đẳng sư phạm tiểu học, sau khi dạy học được 3 năm cô học tiếp và hiện nay đã được cấp bằng Đại học, vậy cô A đánh dấu vào ô 3) Đại học

2.4.3 Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tại trường Tiểu học/THCS/THPT

(Các mã phiếu: 02.01; 02.02; 02.03)

Phiếu này chỉ dành cho CBQL Trường Tiểu học/THCS/THPT, có 6 câu hỏi cho 2 nội dung về: thông tin cần khảo sát và thông tin cá nhân, trong đó:

Trang 25

- Đánh giá về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV tiểu học/ THCS/THPT (Câu1, 2, 3)

- Khảo sát điều kiện cơ sở vật chất, số lượng giáo viên của nhà trường

để phục vụ trực tiếp cho bồi dưỡng giáo viên trực tuyến (câu 4,5)

- Thông tin cá nhân (Câu 6)

Cách trả lời các câu cụ thể như sau:

Câu 1 Thầy/cô vui lòng đọc kỹ các mô tả dưới đây về năng lực nghề nghiệp của một người giáo viên và khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với đa số giáo viên của nhà trường nơi thầy/cô đang quản

Có 54 mô tả về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, THCS và THPT về các năng lực: (1) Năng lực chuyên môn, (2) Năng lực nghiệp vụ - bao gồm: năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động dạy học, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, năng lực kiểm tra đánh giá; (3) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, (4) Năng lực phát triển quan hệ xã hội; với mỗi mô tả đó thầy/cô thấy phù hợp nhất với giáo viên ở trường mình quản lý ở mức độ nào thì khoanh vào số ứng với mức độ

đó Cụ thể có 5 mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau: 1:

Hầu như không có giáo viên nào như vậy; 2: Có một số ít giáo viên như vậy; 3; Một nửa số giáo viên như vậy; 4: Đa số giáo viên như vậy; 5 Hầu hết giáo viên như vậy Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình, nếu

không có ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào

Câu 2 Thầy/cô vui lòng cho biết nhu cầu bồi dưỡng để phát triển năng lực cho giáo viên của nhà trường bằng cách khoanh tròn vào một mức độ cần thiết tương ứng với mỗi năng lực được đề xuất dưới đây

Trong bảng có liệt kê 25 năng lực của giáo viên tiểu học và THCS, THPT, với mỗi năng lực Thầy/Cô thấy nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực

đó cần thiết ở mức độ nào đối với giáo viên trường mình mình thì khoanh vào

số ứng với mức độ đó Cụ thể có 5 mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau:

1: Hoàn toàn không cần thiết; 2: Ít cần thiết; 3: Tương đối cần thiết;

4: Khá cần thiết; 5: Hoàn toàn cần thiết

Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình, còn nếu

Trang 26

không có ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào

Nếu có nhu cầu phát triển năng lực khác thì Thầy/ Cô viết rõ năng lực

đó vào phần dòng bỏ trống mục 2.26

Câu 3 Hỏi về về nhu cầu tổ chức và thực hiện các khóa bồi dưỡng dành cho giáo viên Nhà trường: Thầy/Cô đánh dấu  vào một ô phù hợp

nhất để trả lời cho mỗi câu hỏi

Câu 4, 5 Hỏi về điều kiện cơ sở vật chất, số lượng giáo viên cơ hữu của nhà trường để phục vụ nhu cầu bồi dưỡng trực tuyến (qua mạng):

Thầy/ cô đánh dấu vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp

Nếu có những đề xuất khác so với các phương án được đưa ra, thầy/ cô ghi thêm vào phần nội dung để trống

Câu 6 Khảo sát về thông tin cá nhân:

Thầy/cô đánh dấu  chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống)

Câu 6.1 Giới tính: Chỉ đánh vào 1 ô Nam hoặc Nữ

Câu 6.3 Dân tộc: Ghi rõ dân tộc vào phần để trống

Câu 6.4 Trình độ được đào tạo cao nhất:

Thầy/Cô: Chỉ đánh dấu vào 1 ô đúng với bằng cấp cao nhất của bản

thân người trả lời

Ví dụ cô giáo A có bằng Cao đẳng sư phạm tiểu học, sau khi dạy học được 3 năm cô học tiếp và hiện nay đã được cấp bằng Đại học, vậy cô A đánh dấu vào ô 3) Đại học

Câu 6 5 Ngành được đào tạo ở trình độ cao nhất:

Thầy/Cô: Ghi rõ mã chuyên ngành được cấp Bằng vào chỗ trống (Mã chuyên ngành tra ở phần phụ lục)

Ví dụ cô giáo B có 2 bằng Đại học, 1 bằng về Cử nhân sư phạm tiểu học, một bằng cử nhân về Tâm lý giáo dục Vậy cô có thể ghi rõ mã 2 chuyên ngành này vào chỗ trống

Câu 6.6 Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở

đào tạo vào dòng để trống

Câu 6.7 Môn học Thầy/cô đang dạy (nếu có): thầy cô ghi rõ tên môn

học đang dạy (với phiếu CBQLCSGD THCS&THPT)

Khối lớp thầy/cô đang chủ nhiệm và dạy học (nếu có) Thầy/cô ghi rõ

Trang 27

khối lớp đang dạy (Với phiếu CBQL Tiểu học)

Câu 6.8 Thâm niên là công tác quản lý trường tiểu học/THCS/THPT: Ghi rõ số năm làm quản lý vào ô trống, thời gian tính từ

khi bắt đầu làm CBQL Trường tiểu học/THCS/THPT Nếu có thời gian không

làm CBQL thì không tính vào thâm niên quản lý

Ví dụ: Cô giáo A đã ra trường được 7 năm Ngay sau khi ra trường cô được dạy học tiểu học ở trường X Sau 4 năm dạy tiểu học thì được bổ nhiệm lên làm hiệu trưởng trường tiểu học Vậy thâm niên làm CBQL của cô A là 3 năm, ghi “3 năm„ vào phần để trống

Câu 6.9 Trường học nơi đang công tác thuộc khu vực nào: Thầy/cô

đánh dấu vào chỉ 1 ô tương ứng với 4 lựa chọn về khu vực

Câu 6.10 Chức vụ thầy/ cô hiện nay: Thầy/cô đánh dấu vào chỉ 1 ô

tương ứng với 1 trong 2 lựa chọn về chức vụ

Trang 28

2.4.4 Hướng dẫn trả lời phiếu học sinh

2.4.4.1 Phiếu học sinh Tiểu học - Mã phiếu 03.01

Phiếu này dành cho học sinh lớp 5 đang học trong trường tiểu học Học sinh đọc từng mô tả về công việc của giáo viên và so sánh xem giống với thầy giáo hay cô giáo chủ nhiệm lớp 4 của mình ở mức độ nào Nếu thấy:

- Không giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 1

- Gần giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 2

- Giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 3

Điền tên của trường đang học vào phần để trống sau câu “Em hãy cho biết tên trường tiểu học của mình”

Nếu thấy:

- Không giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 1

- Ít giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 2

- Gần giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 3

- Giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 4

- Hoàn toàn giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 5

Nếu có ý kiến gì khác nhận xét về công việc dạy học và chủ nhiệm của

Thầy/Cô giáo của em thì ghi rõ vào mục 4.23

Câu 2 Thầy/cô giáo chủ nhiệm của em năm ngoái dạy lớp em môn

gì ?

Đánh dấu vào những ô tên môn học của thầy giáo/cô giáo chủ nhiệm năm ngoái của em dạy

Trang 29

Nếu thầy/cô không dạy 1 trong các môn học được kể tên thì cho có thể

viết tên môn học của thầy/cô đó vào phần giấy trống, Các môn học khác:

Câu 3 Năm nay em đang học lớp mấy?

Đánh dấu  chỉ vào 1 ô cho biết lớp em đang học thuộc lớp mấy

Câu 4 Giới tính của em là:

Đánh dấu  chỉ vào 1 ô): (1) Nam:  hoặc (2) Nữ: 

Câu 5: Ghi tên trường học của mình vào phần để trống

Trang 30

- Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội tác động tới năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu thông tin mới về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

b) Đối tượng/phương tiện/yêu cầu năng lực người đi khảo sát

Mỗi tỉnh sẽ phỏng vấn 03 Hiệu trưởng của 3 cấp Tiểu

học/THCS/THPT

Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay ghi chép

Yêu cầu người phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc với với CBQLGD

và kỹ năng phỏng vấn: Cần chăm chú và ân cần và tạo được niềm tin đối với đối tượng nghiên cứu; nhạy cảm với cảm xúc của người trả lời; có khả năng thông cảm và kiên nhẫn khi đối tượng trả lời im lặng; thông thạo sử dụng các cách thức gợi mở, thăm dò với người trả lời ; thông thạo trong cách thức kiểm tra các thông tin khi phỏng vấn; không đưa ra phán xét, chỉ trích

c)Nội dung phỏng vấn

i) Thầy Cô có nhận xét chung gì về năng lực quản lý trường học của

bản thân/cán bộ quản lý nhà trường so với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

- Năng lực quản trị nhà trường

- Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ

Trang 31

- Năng lực phát triển quan hệ xã hội

Thầy Cô có hài lòng về năng lực trên hay không?

Nếu có thì vì sao? Nêu không thì vì sao? đâu là điểm cần được ưu tiên cải thiện?

ii) Thầy Cô mong muốn được bồi dưỡng vấn đề gì để phát triển năng

lực quản lý trường học của bản thân/cán bộ quản lý nhà trường? Có rào cản gì

trong học tập phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý trường học của bản thân/CBQL trường? Vì sao?

iii) Thầy cô có đề xuất gì với Phòng/Sở/Bộ GD&ĐT để tạo điều kiện

cho CBQL trường phổ thông phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả hơn?

1.1.2 Hướng dẫn phỏng vấn Cán bộ quản lý Sở/Phòng GD&ĐT a)Mục đích

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý Sở/Phòng GD&ĐT về thực trạng năng lực, nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội tác động tới năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu thông tin mới về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

b) Đối tượng/phương tiện/yêu cầu năng lực người đi khảo sát

Phỏng vấn mỗi tỉnh 3 Cán bộ quản lý Sở/Phòng GD (liên quan tới 3 cấp Tiểu học/THCS/THPT)

Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc với với CBQLGD

và kỹ năng phỏng vấn: Cần chăm chú và ân cần và tạo được niềm tin đối với đối tượng nghiên cứu; nhạy cảm với cảm xúc của người trả lời; có khả năng thông cảm và kiên nhẫn khi đối tượng trả lời im lặng; thông thạo sử dụng các cách thức gợi mở, thăm dò với người trả lời; thông thạo trong cách thức kiểm tra các thông tin khi phỏng vấn;Không đưa ra phán xét, chỉ trích

c) Nội dung phỏng vấn

Trang 32

i) Thầy Cô có nhận xét chung gì về năng lực quản lý trường học của

cán bộ quản lý trường Tiểu học/THCS/THPT so với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

- Năng lực quản trị nhà trường

- Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ

- Năng lực phát triển quan hệ xã hội

- Thầy Cô có hài lòng về năng lực trên của các cán bộ quản lý trường hay không?

- Nếu có thì vì sao? Nêu không thì vì sao? đâu là điểm cần được ưu tiên cải thiện?

ii) Thầy Cô mong muốn cán bộ quản lý trường Tiểu học/THCS/THPT ở địa phương được bồi dưỡng vấn đề gì để phát triển

năng lực quản lý trường học của họ? Có rào cản gì trong học tập phát triển

năng lực lãnh đạo và quản lý trường học của CBQL trường? Vì sao?

iii) Thầy cô có đề xuất gì với Bộ GD&ĐT để tạo điều kiện cho CBQL

trường phổ thông phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả hơn?

1.1.3 Hướng dẫn phỏng vấn Giáo viên Tiểu học/THCS/THPT

a) Mục đích

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của Giáo viên Tiểu học/THCS/THPT

về thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

- Tìm hiểu mong muốn của giáo viên về việc cải thiện năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

b) Đối tượng/phương tiện/Yêu cầu năng lực người đi khảo sát

Mỗi tỉnh chọn 03 giáo viên của 3 cấp tiểu học/THCS/THPT

Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc với giáo viên và

kỹ năng phỏng vấn: cần chăm chú và ân cần và tạo được niềm tin đối với đối tượng nghiên cứu; nhạy cảm với cảm xúc của người trả lời; có khả năng thông

Trang 33

cảm và kiên nhẫn khi đối tượng trả lời im lặng; thông thạo sử dụng các cách thức gợi mở, thăm dò với người trả lời; thông thạo trong cách thức kiểm tra các thông tin khi phỏng vấn;Không đưa ra phán xét, chỉ trích

c) Nội dung phỏng vấn

i) Thầy Cô có nhận xét chung gì về năng lực quản lý trường học của

cán bộ quản lý trường Tiểu học/THCS/THPT so với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

- Năng lực quản trị nhà trường

- Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ

- Năng lực phát triển quan hệ xã hội

Thầy Cô có hài lòng về năng lực trên của các cán bộ quản lý trường hay không?

Nếu có thì vì sao? Nêu không thì vì sao? đâu là điểm cần được ưu tiên cải thiện?

ii) Thầy Cô mong muốn cán bộ quản lý trường mình cần thay đổi

gì để quản lý trường học tốt hơn?

1.2 Hướng dẫn thảo luận nhóm

1.2.1 Mục đích

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

1.2.2 Đối tượng/phương tiện/yêu cầu năng lực người thực hiện

Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 nhóm thảo luận (6-10 người) gồm giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT

Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành nhóm; có một số kỹ thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh

Trang 34

1.2.3 Nội dung thảo luận

- Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

- Ưu tiên về nội dung, phương thức bồi dưỡng, các điều kiện học tập của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hiệu quả;

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý

1.3 Hướng dẫn Hội thảo

(Mỗi tỉnh có ít nhất 01 Hội thảo 50-70 người)

1.3.1 Mục đích

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

1.3.2 Đối tượng/phương tiện

Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 Hội thảo gồm giáo viên, CBQL trường

và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT

Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép

Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành Hội thảo; có một số kỹ thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh

1.3.3 Nội dung thảo luận

- Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

- Ưu tiên về nội dung, phương thức bồi dưỡng, các điều kiện học tập của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

Trang 35

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hiệu quả;

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý

2 HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

2.1 Mục đích

Nhằm đo lường năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các điều kiện bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ

sở giáo dục phổ thông của mẫu nghiên cứu và suy rộng ra tổng thể toàn quốc

2.2 Đối tượng/Phương tiện

Đối tượng khảo sát và cỡ mẫu khảo sát định lượng được xác định như sau:

Mỗi tỉnh sẽ khảo sát 65 trường, bao gồm 30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT; Mỗi trường được chọn cử 2 CBQL và 10 giáo viên Mỗi tỉnh chọn: 10 CBQL Sở/Phòng GD&ĐT, gồm 5 CBQL Sở GD&ĐT và 5 CBQL Phòng GD&ĐT

Mỗi trường chọn 2 CBQL trường (Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng)

và 10 giáo viên

2.3 Phương pháp thu thập thông tin

Bảng hỏi cấu trúc: Gồm 03 bộ phiếu cho mỗi cấp học có mã số như sau:

1) Tiểu học:

- Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: C02.01

- Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: C03.01

2)Trung học cơ sở:

- Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: C02.02

- Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: C03.02

3) Trung học phổ thông:

- Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: C02.03

- Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: C03.03

Trang 36

2.4 Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát định lượng

Trang 37

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÃ

SỐ C01.01

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi

khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải) Ví dụ:

tỉnh/Tp

huyện/Quận Trường: K L (có số thứ tự 15 trong danh

sách trường được chọn)

Câu 1 Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng

nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào

Câu 2 Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù

hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác Nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào

Câu 3 Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy

đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào

3.1 Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ)

3.2 Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1 chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982

3.3 Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc

3.4 Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng

nơi đang công tác Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia

đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn

3.5 Chức vụ: Chỉ đánh dấu vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại

Trang 38

3.6 Số năm làm giáo viên Tiểu học : Ghi rõ số năm làm giáo viên Tiểu học, thời gian tính từ khi bắt đầu giáo viên Tiểu học Nếu có thời gian không làm giáo viên Tiểu học thì không tính vào số năm này

3.7 Trình độ đào tạo cao nhất: Đánh dấu  chỉ vào 1 ô phù hợp

3.8 Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở mục 3.7 vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số Xem mã ngành đào tạo ở

Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi Ví dụ Thầy A tốt nghiệp cử

nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09

3.9 Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở đào tạo vào dòng để trống

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRƯỜNG TIỂU HỌC MÃ SỐ C02.01

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi

khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải) Ví dụ:

tỉnh/Tp

huyện/Quận Trường: K L (có số thứ tự 15 trong danh

sách trường được chọn)

Mã Trường

Câu 1 Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng

nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào

Câu 2 Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù

hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung.Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác Nếu

Trang 39

người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào

Câu 3 Xin Thầy/cô cho biết ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng nâng cao

hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân ở mỗi nội dung.Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào

Câu 4 Thầy/Cô cho biết thời gian học tập trung của mỗi đợt bồi dưỡng trong khoảng bao lâu là phù hợp với bản thân?Đánh dấu (X) chỉ

vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp

Câu 5 Thầy/Cô cho biết phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng như thế nào là phù hợp với bản thân? Xin khoanh tròn chỉ vào 1 ô hoặc điền vào

chỗ trống phù hợp

Câu 6 Thầy/Cô cho biết bản thân có các điều kiện CSVC gì để phục

vụ học tập trực tuyền (qua mạng)? Đánh dấu () vào các ô hoặc điền vào chỗ

trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu bản thân Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác

Câu 7 Thầy/Cô cho biết trường học nơi Thầy/Cô đang công tác có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)? Đánh dấu

() vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn

hoặc có thể không có nếu trường của Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt

kê Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác

Câu 8 Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy

đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào

8.1 Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ)

8.2 Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1 chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982

8.3 Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc

8.4 Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu  chỉ vào 1 ô ở vùng nơi đang công tác Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó

khăn

8.5 Chức vụ: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại

Trang 40

8.6 Số năm làm CBQL trường Tiểu học: Ghi rõ số năm làm HT/PHT trường tiểu học, thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL trường Tiểu học Nếu

có thời gian không trực tiếp làm CBQL trường Tiểu học thì không tính vào số năm này

8.7 Trình độ đào tạo cao nhất: Đánh dấu  chỉ vào 1 ô phù hợp

8.8 Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở mục 8.7 vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số Xem mã ngành đào tạo ở

Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi Ví dụ Thầy A tốt nghiệp cử

nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09

8.9 Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng dành cho CBQL trường TIỂU HỌC nào trong vòng 5 năm gần đây: Điền thời gian, tên chương trình,

cơ sở cấp chứng chỉ/chứng nhận vào ô phù hợp

Ngày đăng: 06/04/2019, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w