1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trên cơ sở quan điểm của Triết học Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, phân tích hình thái Kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

23 1,6K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Trên cơ sở quan điểm của Triết học Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, phân tích hình thái Kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luậnkhoa học và cách mạng, được tổng kết, đúc rút từ sự phân tích toàn bộ lịch sửnhân loại và thực tiễn xã hội thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản, kế thừa mộtcách có hệ thống những giá trị tư tưởng và thành tựu khoa học quan trọngnhất của loài người Nó cung cấp cho chúng ta một thế giới quan khoa học vàcách mạng, những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tựnhiên, xã hội và tư duy con người Đặc biệt về mặt kinh tế - xã hội, chủ nghĩaMác - Lênin đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử nhân loại và con đườngtất yếu tiến tới chủ nghĩa cộng sản - một hình thái phát triển cao của xã hộiloài người Trong đó Mác và Ăngghen đã cùng nhau nghiên cứu và xây dựngnên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, từ đó chỉ ra xã hội không phải là sựkết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc của các cá nhân, mà là một hệ thốngvận động phát triển theo các quy luật khách quan

Tại Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác- Lêninthâm nhập vào nước ta thông qua Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số nhà cáchmạng lão thành lúc bấy giờ và được truyền bá rộng rãi cho đến ngày nay Chủnghĩa Mác - Lênin đã đem lại cho chúng ta nền tảng tư tưởng vững chắc,những điểm tựa lý luận, phương pháp luận khoa học sâu sắc, giúp chúng tanâng cao tầm tư tưởng, tầm trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo, tìm ra con đường

và giải pháp đúng để xử lý các vấn đề quan trọng trong cách mạng giải phóngdân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lêninvào hoàn cảnh lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam Người đi từ chủ nghĩayêu nước đến chủ nghĩa xã hội nhờ có sự giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin,nắm bắt được tinh thần và xu thế phát triển của thời đại, kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Người đã nhiều lần khẳng địnhrằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt

Trang 2

để vấn đề độc lập dân tộc, mới xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và nôdịch, mới giải quyết tận gốc vấn đề giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là kếtquả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể đểgiải quyết các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, mà còn là một bước pháttriển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin thích ứng với những vấn đề do thực tiễnđất nước và lịch sử thời đại mới đặt ra

Bằng những kiến thức có được qua học tập trên lớp, kết hợp với cácnguồn thông tin tài liệu cũng như sách báo, internet Em chọn chuyên đề

“Trên cơ sở quan điểm của Triết học Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, phân tích hình thái Kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay” làm chuyên đề

kết thúc môn học của mình Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề Em đã ápdụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác –Lênin Đây là phương pháp luận khoa học nhằm tiếp cận vấn đề một cáchlogic và khoa học nhằm phân tích các mối quan hệ một cách biện chứng khoahọc Ngoài ra để tiến hành nghiên cứu và phân tích chuyên đề có chiều sâu

Em đã áp dụng phương pháp phân tích kinh tế dựa trên các lý thuyết đã học

và các nguồn thông tin khác từ internet để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Kết cấu của Chuyên đề : Lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo vàphần nội dung bao gồm hai chương :

Chương 1 : Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về hình thái kinh tế

- xã hội

Chương 2 : Hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam và phương hướng pháttriển

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1.1 Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội

Theo quan điểm của Triết học Mác Lênin thì hình thái kinh tế - xã hội

là một xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan

hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội ấy Hình thái kinh tế - xã hội phù hợp vớitrình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượngtầng xây dựng trên những quan hệ xã hội ấy

Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể có kết cấu phức tạp, gồmnhững yếu tố cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúcthượng tầng trong sự liên hệ tác động qua lại Trong đó :

- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình tháikinh tế xã hội Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là dolực lượng sản xuất quyết định

- Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản, quyết định tất cả mọiquan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội nàyvới chế độ xã hội khác Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sảnxuất tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất

- Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạtầng, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng xã hội, mà chức năng xãhội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó

- Ngoài những yếu tố cơ bản của xã hội trên còn có những quan hệkhác như quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình v.v…

1.1.2 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

Trang 4

Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin thì hình thái kinh tế - xã hội

là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giaiđoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đóphù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiếntrúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy

- Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phứctạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế xã hội có vị trí riêng vàtác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau theo các quy luật khách quan

- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình tháikinh tế - xã hội Hình thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khácnhau Suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hìnhthành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội

- Quan hệ sản xuất là “quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọiquan hệ xã hội khác” Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất và tác động tích cực trở lại lực lượng sản xuất Mỗi hìnhthái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó Quan hệsản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội Các quan hệsản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội

- Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v cácthiết chế tương ứng được hình thành, phát triển trên cơ sở các quan hệ sảnxuất tạo thành kiến trúc thượng tầng của xã hội Kiến trúc thượng tầng đượchình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ đểbảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó

- Ngoài các mặt cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế xã hội còn cóquan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác Các quan hệ đó đều

Trang 5

gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan

là sự phân biệt khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người và xã hội loài vật Sảnxuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bảnthân con người Thực tế chứng minh ba quá trình này của sản xuất không táchbiệt với nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò nền tảng và là cơ sở của

sự tồn tại cũng như phát triển xã hội Theo Mác thì sản xuất vật chất quy định

và quyết định toàn bộ đời sống xã hội

- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sảnxuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) Do con người không thể tách khỏi cộngđồng nên trong quá trình sản xuất phải có những mối quan hệ với nhau Vậyviệc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là một vấn đề cótính quy luật Nhìn tổng thể quan hệ sản xuất gồm 3 mặt :

- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tức là quan hệ giữa người với

tư liệu sản xuất, nói cách khác là tư liệu sản xuất thuộc về ai

- Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, tức là quan hệ giữa ngườivới người trong sản xuất và trao đổi của cải vật chất như : phân công chuyênmôn hoá và hợp tác hóa lao động, quan hệ giữa người quản lý và công nhânv.v…

- Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra, tức là quan hệ chặtchẽ giữa sản xuất và sản phẩm với cùng một mục tiêu chung là sử dụng hợp lí

và có hiệu quả tư liệu sản xuất

Trang 6

Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóngvai trò quyết định.

1.1.3.2 Lực lượng sản xuất

- Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tựnhiên trong quá trình sản xuất, đồng thời thể hiện năng lực thực tiễn của conngười trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Lực lượng sản xuất baogồm : người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trướchết là công cụ lao động Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người

và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau thành lựclượng sản xuất

- Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, con người lao động vàcông cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất Người lao động là chủ thể của quátrình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng

tư liệu lao động (công cụ lao động) tác động vào đối tượng lao động để sảnxuất ra của cải vật chất Công cụ lao động do con người tạo ra với mục đíchnhân sức mạnh bản thân lên trong quá trình lao động sản xuất Sự cải tiến vàhoàn thiện không ngừng của công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệusản xuất

1.1.3.3 Kiến trúc thượng tầng

- Theo Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác và Ăngghen thì kiến trúcthượng tầng là toàn bộ những quan điểm : chính trị, pháp quyền, triết học, đạođức, tôn giáo, nghệ thuật Cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhànước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v Kiến trúc thượng tầng lànhững hiện tượng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống tinh thần của xã hội Là

bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế - xã hội Nó đóng vai trò quantrọng cùng các bộ phận khác trong xã hội hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh củahình thái kinh tế xã hội Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển

Trang 7

phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và pháttriển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó Theo Mác kiến trúc thượng tầng được xâydựng trên những quan hệ sản xuất.

- Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì trong xã hội có giai cấp cho nên kiếntrúc thượng tầng mang tính giai cấp, trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệtquan trọng Nó tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định Nhờ

có nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình vềtất cả các mặt của đời sống xã hội

1.1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng

- Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất, Mác cho rằng : “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mậtthiết với những lực lượng sản xuất Do có được những lực lượng sản xuấtmới, loài người thay đổi được phương thức sản xuất, cách kiếm sống củamình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình” Như vậytheo Mác lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi toàn

bộ các quan hệ xã hội

- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thứcsản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau mộtcách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất Từ đó tạo nên quy luật cơ bản nhấtcủa sự vận động và phát triển của xã hội

- Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển

Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lựclượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động Sự phát triển của lực lượng sảnxuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất Trình độ lực lượngsản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của

Trang 8

con người trong giai đoạn lịch sử đó Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ởtrình độ công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của conngười, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoahọc vào sản xuất.

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừngđược hoàn thiện và phát triển mà trước hết là phát triển công cụ sản xuất Đếnmột trình độ nhất định, tính chất của lực lượng sản xuất thay đổi về cơ bản khi

đó quan hệ sản xuất cũ lỗi thời trở thành vật cản đối với sự phát triển của lựclượng sản xuất Đến một mức độ nhất định quan hệ sản xuất ấy bị phá vỡ đểxác lập một kiểu quan hệ sản xuất mới cao hơn từ đó một phương thức sảnxuất mới ra đời, một hình thái kinh tế xã hội mới xuất hiện Như vậy lựclượng sản xuất đóng vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất

- Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo quyluật “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất” Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất thì thúc đẩy sản xuất phát triển”

- Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuấtphù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp của quan

hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái màtrong đó, quan hệ sản xuất là "hình thức phát triển" của lực lượng sản xuất

- Song song đó sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độnhất định lại làm cho quan hệ từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sựphát triển của lực lượng sản xuất Khi đó quan hệ sản xuất trở thành xiềngxích của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Yêu cầukhách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thaythế quan hệ sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Thay thế

Trang 9

quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thứcsản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế

Từ nghiên cứu các quan hệ hình thành trong quá trình sản xuất ra củacải vật chất, Mác đi đến nghiên cứu các mặt khác của đời sống xã hội nhưchính trị, pháp quyền, các hình thái ý thức xã hội v.v… Trong các mối quan

hệ xã hội hết sức phức tạp và tác động qua lại một cách biện chứng Mác đãphát hiện ra : cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hộiquyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đờisống xã hội Từ đó cho thấy xã hội là một hệ thống, trong đó các mặt có mốiliên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho xã hội vận động, phát triển theocác quy luật khách quan Từ các mối quan hệ xã hội vận động theo các quyluật khách quan, Mác cho rằng giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau Mối quan hệ nàyđược gọi là hình thái kinh tế - xã hội

1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ, TỰ NHIÊN

Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hộinối tiếp nhau Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển kháchquan của xã hội, Mác đã đi đến kết luận: "Sự phát triển của những hình tháikinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên"

- Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó các mặt khôngngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triểnkhách quan của xã hội Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết địnhkiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác Chính sự tác động của cácquy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế xã hội vận động phát triển từthấp đến cao Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự

Trang 10

phát triển của lực lượng sản xuất Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất

đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất Đến lượt mình, quan hệ sảnxuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó màhình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội mới caohơn, tiến bộ hơn Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phảitheo ý muốn chủ quan Lênin viết: "Chỉ có đem quy những quan hệ sản xuấtvào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sởvững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quátrình lịch sử tự nhiên"

- Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi cácquy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị,

về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế, v.v… Chính vì vậy, lịch sửphát triển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng Mỗi dân tộc đều có nétđộc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mình Có những dân tộc lần lượt trảiqua các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao; nhưng cũng có những dân tộc

bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó Tuy nhiên, việc bỏqua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải theo

ý muốn chủ quan

- Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳngnhững diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏqua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xãhội nhất định

1.3 GIÁ TRị KHOA HỌC CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xãhội Sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế xã hội đã đưa lại cho khoa học xãhội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học đó là :

Trang 11

- Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuấtquyết định các mặt của đời sống xã hội Cho nên, không thể xuất phát từ ýthức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượngtrong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất.

- Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữacác cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơbản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phânbiệt các chế độ xã hội Điều đó cho thấy, muốn nhận thức đúng đời sống xãhội, phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan

hệ lẫn nhau giữa chúng Đặc biệt phải đi sâu phân tích về quan hệ sản xuất thìmới có thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội Chính quan hệ sảnxuất cũng là tiêu chuẩn khách quan để phân kỳ lịch sử một cách đúng đắn,khoa học

- Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử

tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ýmuốn chủ quan Cho nên, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải đi sâunghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội Lênin viết: "Xã hội làmột cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gìđược kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợpcác yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nóthì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thànhmột hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vậnhành và phát triển của hình thái xã hội đó"

- Kể từ khi học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác ra đời cho đếnnay, loài người đã có những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt, nhưnghọc thuyết đó vẫn nguyên giá trị Nó vẫn là phương pháp thực sự khoa học để

Ngày đăng: 09/09/2013, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w