1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận xét tình trạng mất răng, nhu cầu điều trị phục hình và một số đặc điểm cung răng khớp cắn của người cao tuổi tại tỉnh bình dương năm 2015

85 71 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn “già hóa dân số” Theo thống kê mới nhất của Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ lệ dân số cao tuổi - những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam là 9%; và dự báo sẽ chạm ngưỡng 10% vào năm 2017 [1],[2],[3] Cùng với sự gia tăng về số lượng người cao tuổi là sự thay đổi về mô hình bệnh tật người cao tuổi từ bệnh lây nhiễm sang những bệnh không lây nhiễm theo mô hình của một xã hội hiện đại Người cao tuổi phải đối mặt với những biến đổi về sinh lý, tâm lý và xã hội Đó là thời kì “lão hóa” của mỗi cá thể Các cơ quan trong cơ thể dần thoái hóa, dẫn đến sự suy giảm của các chức năng sống Điều đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, và làm trầm trọng hơn các bệnh đã mắc Bởi vậy các dịch vụ y tế dành cho người cao tuổi cần được chú trọng hơn Mà trong đó vấn đề sức khỏe răng miệng là một mục tiêu quan trọng của chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi Bệnh lý Răng Hàm Mặt ở người cao tuổi cũng tuân theo quy luật chung như các bệnh mãn tính khác, và ngoài ra còn mang một số đặc tính riêng biệt, do tình trạng răng miệng người cao tuổi chịu tác động từ nhiều yếu tố: vùng địa lý, mức sống, kinh tế, văn hóa, tâm lý, tập quán xã hội… Đã có nhiều công trình nghiên cứu điều tra và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của người cao tuổi Việt Nam trong những năm gần đây Nghiên cứu của tác giả Đoàn Thu Hương về người cao tuổi tại khoa Răng Hàm Mặt - bệnh viện Hữu Nghị năm 2003, cho thấy có 94% người mất răng từ 1 đến 30 chiếc [4] Tỉ lệ này là 91,1% trong nghiên cứu năm 2004 của tác giả Phạm Văn Việt thực hiện tại Hà Nội [5] Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất răng, trong đó hai nguyên nhân chủ yếu được xác định là do bệnh lý sâu răng và viêm quanh răng[6] Mất răng nhiều làm ảnh hưởng sâu 2 sắc đến chất lượng sống của người cao tuổi[7] như chức năng ăn nhai giảm, hạn chế về khả năng lựa chọn thức ăn, giao tiếp xã hội, thẩm mỹ v v Về phương diện nha khoa, mất răng gây ra tình trạng thay đổi về cung răng khớp cắn; thời gian mất răng càng dài hoặc những phục hình răng được làm không phù hợp, không đúng quy cách cũng gây nên những rối loạn về khớp cắn như lệch lạc khớp cắn, các cản trở cắn… Đây cũng chính là một trong những yếu tố bệnh sinh của loạn năng khớp thái dương hàm [8],[9] Những tác động xấu tới khớp thái dương hàm ban đầu làm nhuyễn sụn khớp, sau đó là thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp Nếu không được điều trị thì dẫn đến hư khớp, tiêu các đầu xương, gây xơ cứng khớp, làm hạn chế vận động hàm một phần hay toàn bộ Ngoài ra loạn năng thái dương hàm còn thường kèm theo những tổn thương ở răng, co thắt cơ nhai gây đau và những rối loạn của cơ quan lân cận Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tình trạng mất răng ở khu vực Đông Nam Bộ thường được thực hiện chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nhận xét tình trạng mất răng, nhu cầu điều tri phục hình và một số đặc điểm cung răng khớp cắn của người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương năm 2015” với hai mục tiêu nghiên cứu: 1 Mô tả tình trạng mất răng, nhu cầu điều trị phục hình của người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương năm 2015 2 Nhận xét một số đặc điểm cung răng, khớp cắn của nhóm đối tượng trên 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một vài đặc điểm về người cao tuổi 1.1.1 Khái niệm người cao tuổi Người cao tuổi hay người cao niên, hay người già là những người lớn tuổi có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam nhận định “người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội” [10] Trên thế giới năm 1950 có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên, đến năm 2012 số người cao tuổi tăng lên đến gấn 810 triệu người Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người Có sự khác biệt lớn giữa các vùng, trong đó dân số người cao tuổi ở châu Á chiếm đến 11% [11] Tại Việt Nam tính tới năm 2010 đã có hơn 8 triệu người cao tuổi, chiếm 9,4% dân số Số người cao tuổi tăng lên nhanh chóng trong khi tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng, tỷ lệ giữa dân số độ tuổi lao động và những người cao tuổi đang giảm đáng kể Bảng 1.1 Tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam Năm Tổng dân số (Triệu người (%)) Người cao tuổi (Triệu người (%)) 1979 1989 1999 2002 2004 2006 2010 53,74 (100) 64,41 (100) 76,32 (100) 79,73 (100) 82,03(100) 84,15 (100) 86,927 (100) 3,71 (6,9) 4,64 (7,2) 6,19 (8,1) 6,47 (8,6) 7,34 (9,0) 7,74 (9,2) 8,171 (9,4) (Giang Thanh Long, Hội nghị quốc tế về người cao tuổi dân số tổ chức tại đại học Malaysia tháng 7 năm 2012) [2] 4 1.1.2 Biến đổi sinh lý về răng miệng ở người cao tuổi Hình 1.1 Biến đổi về thẩm mỹ, xương hàm dưới người cao tuổi [12] Theo qui luật chung về lão hóa của người cao tuổi, nhưng từng cơ quan, bộ phận vùng răng miệng có biến đổi riêng theo xu hướng thoái triển từ từ, tạo ra những rối loạn không hồi phục cả về hình thái và chức năng Nhiều nghiên cứu cho biết: có các biến đổi về chuyển hoá, trao đổi chất kém ở men, ngà bị xơ hoá (các ống Tome bị vôi hoá) làm cho răng dễ bị tổn thương Hình thái răng, tiếp xúc giữa các răng, chiều dài trước - sau cung răng đều thay đổi Các biến đổi ở tuỷ răng dẫn tới điều trị phục hồi gặp rất nhiều khó khăn Độ dày của lớp xương răng tăng lên, đôi khi quá mức làm cho chân răng phì đại như hình dùi trống, dẫn tới khó khăn khi phải nhổ Các biến đổi theo tuổi làm cho mô liên kết lợi giảm khả năng chống lại các tác động lý học Lợi bị teo và co gây hở chân răng Biểu mô phủ và mô liên kết giảm mối gắn kết, giảm tính đàn hồi và tăng sự nhạy cảm, chịu đựng kém, dễ bị tổn thương và lâu lành Hệ thống dây chằng quanh răng giảm, thoái triển mất vai trò đệm tựa Xương ổ răng tăng hiện tượng tiêu xương, giảm chiều cao Xương hàm yếu, khi gẫy 5 thường can xấu và chậm Khớp thái dương - hàm xơ hoá, hõm khớp nông, sụn chêm dẹt, thể tích lồi cầu giảm, dây chằng rão, xơ, cơ nhai giảm trương lực Các chức năng nhai, nuốt đều ảnh hưởng Tuyến nước bọt có hiện tượng giảm tiết Nước bọt ít, giảm khả năng đệm, toan hoá dễ gây sâu răng và tăng nguy cơ viêm nhiễm ở răng miệng [13],[14],[15] Theo Ainamo A, Ainamo J, Barnett N.A, Ketterl W, Mallet J.P, Nitzan D.W và nhiều nghiên cứu khác một số biến đổi được cụ thể ở bảng 1.1 [16],[17],[18],[19],[20] Bảng 1.2 Biến đổi sinh lý về hình thái, cấu trúc, chức năng ở một số tổ chức Vàng, mất núm, rãnh Tổ chức men - ngà Mòn ở men, ngà hay tuỷ làm thay đổi chiều dài thân răng, tiếp điểm giữa các răng Buồng tủy, ống tuỷ hẹp, tắc, hình thái và số lượng các tế Tuỷ răng Lợi bào đệm, mạch máu, thần kinh giảm, xơ hoá tăng, thường có sự vôi hoá sạn tuỷ Teo, mất căng bóng, da cam, xơ, sừng hoá Phân bào, Thẩm thấu, Đề kháng đều giảm Biểu mô bám dính Di chuyển về phía chóp Không đều, thu hoặc giãn Tăng xơ chun, tế bào giảm và Dây chằng có thể mất hoặc hoà vào xương răng Xương ổ răng, Mạch máu, tạo cốt bào, bè xương giảm, xương loãng xuơng hàm Biểu mô niêm mạc Teo, mỏng, vùng sừng hoá biến đổi miệng Mô liên kết Tương bào B tăng, có rối loạn trao đổi chất Tế bào mỡ giảm, mô xơ, sợi collagen tan Tuyến ức, tuyến nước bọt teo dần 1.1.3 Tình trạng mất răng 1.1.3.1 Nguyên nhân gây mất răng 6 Người bệnh mất răng do những nguyên nhân sau: - Bệnh sâu răng: Sâu răng và biến chứng của sâu răng được cho là nguyên nhân chính dẫn đến mất răng Ở người Việt Nam, tỉ lệ mất răng do biến chứng sâu răng là 57 - 72% [21] - Bệnh nha chu: Viêm quanh răng được coi là nguyên nhân thứ hai gây ra mất răng và là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn tuổi [22] - Chấn thương hàm mặt: Theo tác giả Trịnh Hồng Mỹ có tới 66,7% các tổn thương răng trước là do chấn thương [23] - Ngoài ra, mất răng còn do các nguyên nhân khác như do các khối u vùng xương hàm, nhổ răng chủ động để chạy tia hay theo yêu cầu chỉnh nha, thiếu răng bẩm sinh… 1.1.3.2 Phân loại mất răng Mất răng được phân làm hai loại chính: mất răng từng phần và mất răng toàn bộ Trong đó có rất nhiều kiểu mất răng từng phần Người ta ước tính có khoảng trên 65.000 kiểu mất răng ở trên một cung hàm Vì vậy, cần phải có phân loại mất răng từng phần để qui về một số loại mất răng có thể áp dụng được trong lâm sàng Những yêu cầu cần có của một phân loại mất răng có thể được chấp nhận: - Đơn giản, cho phép dễ nhận ra ngay loại mất răng khi khám bệnh nhân - Cho phép biết được loại mất răng nào có thể làm hàm giả được nâng đỡ trên răng hoặc hàm giả vừa được nâng đỡ trên răng vừa được nâng đỡ trên sống hàm - Định hướng để phác họa loại phục hình - Được đa số mọi người chấp nhận Có nhiều cách phân loại mất răng của nhiều tác giả khác nhau như: Kennedy, Applegate, Kourliandsky, Bailyn, Skinner Trong số đó, cách phân loại mất răng của Kennedy được nhiều người sử dụng nhất 7 * Phân loại mất răng của Kennedy và bổ xung Applegate Edward Kennedy đưa ra cách phân loại mất răng từng phần đầu tiên vào năm 1923 Ông phân ra làm 4 loại mất răng từng phần: - Loại I: mất răng phía sau hai bên không còn răng giới hạn xa - Loại II: mất răng phía sau một bên không còn răng giới hạn xa - Loại III: mất răng phía sau một bên còn răng giới hạn xa - Loại IV: mất răng phía trước (răng cửa) đi qua đường giữa - Loại V: mất rang có giới hạn 2 đầu trong đó giới hạn trước là răng cửa yếu - Loại VI: mất răng có giới hạn 2 đầu và khoảng mất răng ngắn các răng giới hạn tốt Hình 1.2 Phân loại mất răng theo Kennedy [24] Ưu điểm của cách phân loại mất răng của Kennedy [25],[26] - Dễ nhận biết loại mất răng - Gợi ý được kiểu thiết kế hàm giả cho từng loại mất răng 8 * Trên thế giới WHO (1997) đã đặt mục tiêu toàn cầu về sức khỏe răng miệng đến năm 2020 và một trong những mục tiêu này là vấn đề liên quan đến mất răng với mục đích can thiệp tăng số lượng các răng còn chức năng ăn nhai tối thiểu là 21 răng Bảng 1.3 Tỉ lệ hiện hành (%) mất răng toàn bộ của người cao tuổi [27] Quốc gia Madagasca Mỹ Ai Cập Albani Anh Ấn Độ Trung Quốc Malaysia Tỉ lệ % không có răng 25 26 7 69 46 19 11 57 Nhóm tuổi 65-74 65-69 65+ 65+ 65+ 65-74 65-74 65+ Tỉ lệ mất răng toàn bộ của nhóm người cao tuổi ở các nước trên thế giới là khác nhau và có liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế - xã hội Các nghiên cứu bệnh học cho thấy người ở tầng lớp xã hội thấp, có thu nhập thấp và các cá nhân được giáo dục kém thì thường bị mất răng toàn bộ hơn nhóm người còn lại [27] Bên cạnh đó số lượng răng còn tồn tại trên cung răng được chứng minh có liên quan tới tỉ lệ tử vong của người cao tuổi Theo nghiên cứu của tác giả Mitsuyoshi Yoshida trong 8 năm kể từ năm 1995 trên 1030 đối tượng người cao tuổi Nhật Bản khỏe mạnh, những người răng có điểm chạm ít nhất ở vùng răng hàm nhỏ hai bên có nguy cơ tử vong ít hơn 0,78 lần so với người không có điểm chạm răng ở hai hàm [27] Tác giả Toshinobu Hirotomi (2014) trong 5 năm nghiên cứu trên 600 đối tượng độ tuổi 70 cũng đưa ra kết luận người cao tuổi còn trên 20 răng có tỉ lệ sống sót cao hơn với những người còn 19 9 răng trên cung hàm hoặc ít hơn [28] * Tại Việt Nam Theo kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Văn Bài (1994) [26] ở miền Bắc Việt Nam tỷ lệ mất răng của nhóm tuổi trên 65 là 95,21%, nhu cầu phục hình là 90,43%, tỷ lệ mất răng nói chung là 42,1% và nhu cầu phục hình răng bằng cầu là 59,79% Nghiên cứu của tác giả Trương Mạnh Dũng (2007) trên 427 người cao tuổi tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với các tiêu chuẩn đánh giả của Tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ mất răng chiếm 81,73% [17] Tác giả La Minh Tân và Nguyễn Trung Kiên (2011) nghiên cứu tại Thành phố Cần Thơ trên 548 người cao tuổi, tỉ lệ mất răng là 97,63% [30] 1.1.4 Các phương pháp điều trị phục hình 1.1.4.1 Hàm tháo lắp  Hàm tháo lắp từng phần: gồm có hàm nhựa và hàm khung  Hàm tháo lắp toàn bộ 1.1.4.2 Cầu răng  Cầu với: là cầu răng cố định có nhịp cầu với ra ngoài răng trụ Cầu với thực hiện với ý muốn tiết kiệm bởi răng trụ và nhịp cầu với chỉ có tác dụng thẩm mỹ, ổn định cung răng hơn là chức năng ăn nhai  Cầu dán: là loại cầu răng cố định bằng kim loại đúc, phần giữ có hình dạng tương tự như móc của hàm khung và được gắn dính vào men răng trụ bằng keo dán riêng biệt sau khi xói mòn men răng bằng dung dịch axít  Cầu ngắt lực: là loại cầu răng bằng kim loại có các phần giữ được gắn lên răng trụ, có các phần nối cứng chắc và không cứng chắc giữa phần giữ và nhịp cầu  Cầu răng cổ điển (cầu bọc toàn bộ răng trụ) 10 - Cầu cổ điển là loại phục hình mất răng cố định để phục hồi răng mất bằng cách dùng các răng bên cạnh làm răng trụ để mang, gánh răng giả thay thế răng mất Cầu răng cổ điển gồm khung kim loại bọc toàn bộ thân răng trụ ở hai đầu và được phủ ngoài bằng sứ nhựa, hoặc hoàn toàn bằng thép - Cầu răng được gắn chặt vào các răng trụ bằng xi măng và bệnh nhân không thể tự tháo ra được - Cầu răng duy trì sự ổn định cho cung răng và mặt phẳng nhai, phục hồi chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ Phần nối Nhịp cầu (pontic) Trụ cầu (abutment) Cùi răng Răng trụ Sống hàm Hình 1.3 Cấu tạo cầu răng cổ điển, 3 đơn vị, bọc toàn bộ răng trụ 1.1.4.3 Cấy ghép răng (Implant) Xương hàm vùng mất răng được khoan và đặt chốt kim loại vào đó Sau vài tháng hoặc ngay tức thì tùy từng trường hợp mà chúng ta phục hình răng giả thay răng mất trên chốt kim loại đó Phương pháp này có thể thay thế một hoặc nhiều răng mất [26] 1.2 Một vài nét về cung răng, khớp cắn 37 H.C Lin, E.F Corbet, E.C.M Lo et al (2001) Tooth loss, occluding pairs and prosthetic status of Chinese adults, J Dent Res, 80(5), 1491-1495 38 T Kanno, G E Carlsson (2006) A review of the shortened dental arch concept focusing on the work by the Kӓyser/Nijmegen group, Journal of Oral Rehabilitation, 33, 850-862 39 Kaija Hiltunen (2004) Temporomandibular disorders in the elderly, Department of Stomatognathic Physiology and Prosthetic Dentistry, Institute of Dentistry, Faculty of Medicine, University of Helsinki, Finland, page 48-50 40 Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương, http://www.binhduong.gov.vn/Pages/ban-do.aspx? InitparamUrl=/BanDo/bandoquyhoach/GeneratedImages, xem 30/10/2017 41 Nguyễn Thị Hiển (2009) Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sỹ Địa lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Toàn văn, tr 55 42 Võ Trương Như Ngọc Bài giảng thăm khám khớp cắn Bộ môn Khớp cắn học - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội 43 Shikha Jain, K Sadashiva Shetty, AT Prakash (2011) Correctlation between changes in the curve of Spee and the changes in the irregularity index, overjet and overbite during and following orthodontic treatment: A clinical Study, Jaypee Journals,10.5005, 26-32 44 Lưu Ngọc Hoạt (2004) Phương pháp nghiên cứu trong y học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Y học - Chi nhánh Hà Nội 45 United Nations Department of Economic and Socia Affair, New York (2013) World Population Ageing 2013, page 75 46 Lukina G.,Ivannikova A et al (2016) Dental status of smokers based on the background pathology of internal organs, 21st Congress of the European association of dental public health, Budapest, Hungary, 49 47 Chu Đức Toàn (2012) Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa - Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y học, 52 48 Lê Anh Tùng (2016) Thực trạng bệnh sâu răng và mất răng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người cao tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, Luận văn Thạc sỹ Y học, trang 57 49 Đào Thị Dung, Trần Ngọc Sơn (2016) Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa Y Dược, tập 32, số 2(2016) 106-110 50 Sapkota B, Adhikari B, Upadhaya C (2013) A study of Assessment of Partial Edentulous Patients Based on Kennedy ‘s Classification at Dhulikhel Hospital Kathmandu University Hospital, Department of Dentistry, Kathmandu University School, Nepal, vol 11 no.4 issue44 oct-dec 2013 51 Yoshimi Nakayama, Mitsuru Mori (2012) The relationship between number os natural teeth and oral health behavior in adult Japanese people, Journal of the National Institute of Public Health, vol.61 No.4 p.336-373 52 P.E Petersen, D.Kandelman, S.Arpin and H.Ogawa (2010) Global oral health of older people - Call for public health action, Community Dental Health 27, (Supplement 2) 257-268 53 Hồng Xuân Trọng, Nguyễn Hiếu Hạnh, Trần Ngọc Khánh Vân (2014) 4 tình trạng mất răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị mất răng ở một số cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, Chuyên đề Mắt - Răng Hàm Mặt - Tai Mũi Họng, Y học TP Hồ Chí Minh Tập 18 Phụ bản số 1, tr 288 54 Nicola Ussula Zitzmann, Edgar Hagmann, Roland Weiger (2007) What is the prevalence of various types of prosthetic dental restorations in Europe?, The Authors Journal compilation, Res 18 (Suppl.3), 2007; 20-33 55 Vrinda R.Shah, Darshana N.Shah, Chaitanya H Parmar (2012) Prosthetic status and prosthetic need among the patients attending various dental institutes of Ahmedabad and Gandhinagar District, Gujarat, Journal Indian Prosthodont Society (July - Sept 2012) 12(3): 161-167 56 Anna - Luisa Klotz, Alexander Jochen Hassel, Johannes Schröder et al (2017) Oral health - related quality of life and prosthetic status of nursing home residents with or without dementia, Clinical Intervention in Aging 2017: 12, 659-665 57 M.T.John, C.Hirsch, M.T Drangsholt et al (2002) Overbite and overjet are not related to self-report of temporomandibular disorder symptoms, Journal Dent Res 81 (3): 164-169, 2002 58 Koutnik, Steven (2013) The Relationship Between Excessive Anterior Overlap And Dental Status" (2013) Master's Thses (2009 -), Paper 193 59 Deepak P Bhayya, Tarulatha R Shyagali, Uma B Dixit et al (2012) Study of occlusal charactieristics of primary dentition and the prevanlence of maloclusion in 4-6 years ola children in India, Dental Research Journal, September 2012, Vol 9 Issue 5 60 Terje Bjornaas, Per Rygh, E.Boe (1994) Severe overjet and overbite reduced alveolar bone hight in 19 year old men, American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthipedics 1994; 106: 139-45 61 Jen Soh, Andrew Sandham, Yiong Huak Chan (2005) Occlusal status in Asian Male Adults: Prevalence and Ethic Variation, Angle Orthodontist, Vol 75, No 5, 2005 62 Jaana Rusanen, Satu Lahti, Mimmi Tolvanen et al (2010) Quality of life in patients with severe malocclusion before treatment, European Journal of Orthodontics 32 (2010) 43 - 48 63 Karla Florian Vargas, Marcos J Carruitero Honores, Eduardo Bernabe et al Self - esteem in adolescents with Angle Class I, II and III maloccusion in a Peruvian sample, Dental Press Journal Orthod 2016 Mar - Apr; 21 (2): 59-64 64 Gustavo Adolfo Watanabe - Kanno, Jorge Abrao (2012) Study of the number of occlusal contacts in maxium intercuspation before orthondotic treatment in subjects with Angle I and II division 1 malocclusion, Dental Press Journal Orthod 2012 Jan-Feb; 17(1):138-47 65 Zana D Lila - Krasniqi, Kujtim Sh Shala et al (2015) Difference between centric relation and maximum intercuspation as possible cause for development of temporomandibular disorder analyzed with T-can III, European Journal of Dentistry 2015; 9:573-9 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ TRẦN THỊ TRÀ GIANG NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG, NHU CẦU ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CUNG RĂNG, KHỚP CẮN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2015 Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 60720601 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thi Thu Phương HÀ NỘI - 2017 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LMTĐ Lồng múi tối đa M, MR Mất răng WHO World Health Organization S Sâu răng SMT Sâu mất trám T Trám răng TB Trung bình TDH Thái dương hàm TQTT Tương quan trung tâm MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN .3 1.1 Một vài đặc điểm về người cao tuổi .3 1.1.1 Khái niệm người cao tuổi 3 1.1.2 Biến đổi sinh lý về răng miệng ở người cao tuổi 4 1.1.3 Tình trạng mất răng .6 1.1.4 Các phương pháp điều trị phục hình .9 1.2 Một vài nét về cung răng, khớp cắn 11 1.2.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cung răng, khớp cắn 11 1.2.2 Hậu quả của tình trạng mất răng 16 1.2.3 Một số nghiên cứu về cung răng, khớp cắn của người cao tuổi trên thế giới 18 1.2.4 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương .19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1 Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 22 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ .22 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 2.3 Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu .23 2.3.2 Chọn cỡ mẫu .23 2.3.3 Phương pháp chọn mẫu .24 2.3.4 Phương pháp thu thập thông tin 25 2.4 Các tiêu chuẩn được sử dụng .25 2.4.1 Tình trạng mất răng và răng đối 25 2.4.2 Biến số và chỉ số về cung răng, khám khớp cắn 28 2.4.3 Cách đánh giá và ghi phiếu khám .29 2.5 Xử lý và phân tích số liệu 33 2.6 Hạn chế sai số .34 2.7 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 36 3.2 Tình trạng mất răng, nhu cầu điều trị phục hình 39 3.3 Một số đặc điểm về cung răng, khớp cắn của nhóm người cao tuổi tại một số xã, phường của tỉnh Bình Dương 46 Chương 4: BÀN LUẬN 52 4.1 Tình trạng mất răng, nhu cầu điều trị phục hình người cao tuổi tại Bình Dương 52 4.1.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52 4.1.2 Tình trạng mất răng của người cao tuổi tại Bình Dương 53 4.1.3 Nhu cầu điều trị phục hình của người cao tuổi mất răng 56 4.2 Một số đặc điểm cung răng, khớp cắn của nhóm đối tượng nghiên cứu .58 4.2.1 Đặc điểm răng, cung răng 58 4.2.2 Đặc điểm khớp cắn 60 KẾT LUẬN 64 KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.6 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 Bảng 3.19 Bảng 3.20 Tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam .3 Biến đổi sinh lý về hình thái, cấu trúc, chức năng ở một số tổ chức .5 Tỉ lệ hiện hành (%) mất răng toàn bộ của người cao tuổi 8 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 36 Đặc điểm chung về thói quen sống của đối tượng nghiên cứu 38 Đặc điểm chung về tình trạng sức khỏe toàn thân của đối tượng nghiên cứu 39 Tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi 39 Tỷ lệ mất răng theo tuổi, giới, nơi sống 40 Tương quan mất răng hai hàm 40 Tương quan mất răng theo phân loại Kennedy- Applegate với nhóm tuổi ở hàm trên 41 Tương quan mất răng theo phân loại Kennedy - Applegate với giới tính và nhóm tuổi ở hàm dưới 42 Số trung bình răng mất hai hàm theo giới, nhóm tuổi, địa dư 43 Tương quan của hiệu lực nhai và độ tuổi 44 Tình trạng đã điều trị phục hình theo khu vực sống 44 Nhu cầu điều trị của người cao tuổi mất răng 45 Độ cắn phủ, độ cắn chìa 46 Tình trạng răng kế cận 46 Tình trạng răng đối 47 Đường cong Spee 48 Phân loại khớp cắn theo Angle tương quan răng 6 49 Phân loại khớp cắn theo Angle tương quan răng 3 49 Tương quan trung bình số lượng điểm chạm ở tư thế LMTĐ và tình trạng mất răng 50 Tương quan của đỉnh cằm và đường giữa mặt 51 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Biến đổi về thẩm mỹ, xương hàm dưới người cao tuổi .4 Hình 1.2 Phân loại mất răng theo Kennedy 7 Hình 1.3 Cấu tạo cầu răng cổ điển, 3 đơn vị, bọc toàn bộ răng trụ 10 Hình 1.4 Cung răng hai hàm .12 Hình 1.5 Múi chịu nhóm 1 .14 Hình 1.6 Múi chịu nhóm 2 .14 Hình 1.7 Múi chịu nhóm 3 .14 Hình 1.8 Cung răng hai hàm cân đối khi cắn chạm 16 Hình 1.9 Mất răng hàm lớn phía sau và ảnh hưởng tới các răng còn lại 17 Hình 1.10 Bản đồ địa lý tỉnh Bình Dương 20 Hình 2.1 Biểu diễn cách chia vùng lục phân 29 Hình 2.2: Khay khám, giấy cắn, thước đo, gương nha khoa .30 Hình 2.3: Độ cắn chìa (1); độ cắn phủ (2) 31 Hình 2.4 Đường cong spee 31 Hình 2.5 Cách khám bệnh nhân ở tư thế lồng múi tối đa cùng giấy cắn 33 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tương quan trục răng kế cận của các răng mất theo sáu vùng của hai hàm 47 Biểu đồ 3.2 Phân bố những răng trồi lên (thòng xuống) 48 Biểu đồ 3.3 Phân bố điểm chạm quá mức ở tư thế LMTĐ .51 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Vũ Mạnh Tuấn, Phó trưởng Bộ môn Nha khoa Cộng đồng cùng các thầy cô trong Bộ môn Nha khoa Cộng đồng đã tạo điều kiện cho tôi khi thực hiện luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, các bác sỹ chuyên khoa II, các nghiên cứu sinh, cao học, bác sỹ nội trú, bác sĩ của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, cùng các cán bộ y tế của 30 trạm Y tế phường nơi tôi điều tra đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu và thu thập số liệu tại địa phương Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Trần Thi Trà Giang LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trần Thị Trà Giang, học viên lớp Cao học khóa XXIII, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan: 1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương 2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thi Trà Giang ... nghiên cứu: Mô tả tình trạng mất răng, nhu cầu điều trị phục hình của người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương năm 2015 Nhận xét một số đặc điểm cung răng, khớp cắn của nhóm đối... chúng thực đề tài: ? ?Nhận xét tình trạng mất răng, nhu cầu điều tri phục hình và một số đặc điểm cung khớp cắn của người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương năm 2015? ?? với hai mục... Nhận xét: Nhu cầu điều trị phục hình cần nhiều đơn vị chiếm tỉ lệ cao nhất (23,0%), nhu cầu thay thế tồn bợ thấp nhất 4,5% 46 3.3 Một số đặc điểm về cung răng, khớp cắn

Ngày đăng: 23/08/2019, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Posselt U (1971). The temporomandibular joint syndrome and occlusion.J Prosthet Dent, 25, 432-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Prosthet Dent
Tác giả: Posselt U
Năm: 1971
13. Nguyễn Võ Duyên Thơ (1992). Điều tra tình hình sức khoẻ răng miệng ở người già, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt khoá 86-92, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Toàn văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình sức khoẻ răng miệngở người già
Tác giả: Nguyễn Võ Duyên Thơ
Năm: 1992
14. Cautley A.J., Rodda-J.C., Treasure-E.T. et al(1992). The oral health and attitudes to dentate elderly population in Mosgiel, N-Z-Dent-J, 88 (394), 138-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: N-Z-Dent-J
Tác giả: Cautley A.J., Rodda-J.C., Treasure-E.T. et al
Năm: 1992
15. Kalsbeek H., et al. (2000). Oral health of community-living elderly. 1.Condition of teeth, use of proffessional dental care and oral hygiene habits. Ned tijdschr tandheelkd, 107(12), 499-504 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ned tijdschr tandheelkd
Tác giả: Kalsbeek H., et al
Năm: 2000
16. Lee K.L., Schwarz E., Mak K. (1993). Improving oral health through understanding the meaning of health and disease in a Chinese culture.Int-Dent-J, 43(1),2- 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int-Dent-J
Tác giả: Lee K.L., Schwarz E., Mak K
Năm: 1993
18. Võ Thế Quang (2000). Viêm quanh chóp răng, Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập III, 523 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa thư bệnh học
Tác giả: Võ Thế Quang
Năm: 2000
19. Chistensen J. (1977). Oral health status of 65 to 74 year old Danes. A preliminary report on the replications of who’s international collaborative study in Denmark. J. Dent Res, Special Issue C, 56, 149-153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Dent Res
Tác giả: Chistensen J
Năm: 1977
20. Douglass C.W., et al.(1993). Oral health status of elderly in New England, Journal of Gerontology Medical Sciences, 48(2), 39-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Gerontology Medical Sciences
Tác giả: Douglass C.W., et al
Năm: 1993
21. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải (2002). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra sứckhỏe răng miệng toàn quốc
Tác giả: Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải
Năm: 2002
22. Đỗ Quang Trung (1998). Bệnh học quanh răng, Bộ môn Răng Hàm Mặt, Trường đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học quanh răng
Tác giả: Đỗ Quang Trung
Năm: 1998
23. Trịnh Hồng Mỹ (2012). Nghiên cứu kỹ thuật cấy ghép Implant trên bệnh nhân mất răng có ghép xương, Tóm tắt Luận văn Tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108, tr 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kỹ thuật cấy ghép Implant trên bệnhnhân mất răng có ghép xương
Tác giả: Trịnh Hồng Mỹ
Năm: 2012
25. Trần Thiên Lộc (2008). Thực hành phục hình răng tháo lắp bán hàm, Nhà xuất bản Y học, trang 28-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành phục hình răng tháo lắp bán hàm
Tác giả: Trần Thiên Lộc
Năm: 2008
26. Nguyễn Văn Bài (1994). Góp phần đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở một số tỉnh phía Bắc, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần đánh giá tình trạng mất răng và nhucầu điều trị phục hình ở một số tỉnh phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Văn Bài
Năm: 1994
27. Petersen PE, Yamamoto T (2005). Improving the oral health of older people: the approach of the WHO Global Oral Health Programme, Community Dent Oral Epidemiol, 33,81-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community Dent Oral Epidemiol
Tác giả: Petersen PE, Yamamoto T
Năm: 2005
29. Toshinobu Hirotomi, Akihiro Yoshihara, Hiroshi Ogawa et al (2014).Number or teeth and 5-year mortality in an elderly population, Community Dent Oral Epideminol, Published by JohnWiley & Sons Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Number or teeth and 5-year mortality in an elderly population
Tác giả: Toshinobu Hirotomi, Akihiro Yoshihara, Hiroshi Ogawa et al
Năm: 2014
31. Hoàng Tử Hùng (2005). Cắn khớp học, Nhà xuất bản Y học - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, trang 35 - 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cắn khớp học
Tác giả: Hoàng Tử Hùng
Năm: 2005
33. Trần Thiên Lộc, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Kim Dung (2009).Phục hình răng cố định, Nhà xuất bản Y học - Chi nhánh TP Hồ ChíMinh, trang 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phục hình răng cố định
Tác giả: Trần Thiên Lộc, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2009
35. Marco Túlio Freitas Ribeiro, Marco Aurélio Camargo da Rosa, Rosa Maria Natal de Lima et al (2011). Edentulism and shortened dental arch in Brazilian elderly from the National Survey of Oral Health 2003, Rev Saú de Pública, 45(5), 817-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: RevSaú de Pública
Tác giả: Marco Túlio Freitas Ribeiro, Marco Aurélio Camargo da Rosa, Rosa Maria Natal de Lima et al
Năm: 2011
24. Dental implant: Bone considerations. [Online] available at:http://periobasics.com/dental-implants-bone-considerations.html[Accessed 16 August 2017] Link
34. Cynthia Bollinger, Kathelence Williams Turk. Dental Implants. [Online]available at: http://www.deardoctor.com/articles/dental-implant-options/page3.php [Accessed 16 September 2017] Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w