1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng kháng sinh và tình trạng nhiễm e coli sinh men β lactamase phổ rộng tại xã nguyên xá, vũ thư, thái bình

108 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Escherichia coli là loại vi khuẩn Gram âm sống cộng sinh trong đường tiêu hóa của người và động vật, tuy nhiên một số biến thể có thể gâynên tình trạng nhiễm trùng và các bệnh nguy

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề đang được quan tâm trên toàn thếgiới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí làgen kháng thuốc của vi khuẩn dễ dàng lan truyền tại bệnh viện, trong cộngđồng và trong chăn nuôi Việt Nam là nước nhiệt đới, vì vậy các bệnh đặctrưng cho nhiễm khuẩn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong mô hình bệnh tậtquốc gia Nhiều nghiên cứu cho thấy đa số căn nguyên gây nhiễm khuẩnhuyết, sốc nhiễm khuẩn, hoặc tử vong là do vi khuẩn Gram âm, trong đó vi

khuẩn Escherichia coli (E coli) đóng vai trò quan trọng hàng đầu [23], [54].

Escherichia coli là loại vi khuẩn Gram âm sống cộng sinh trong

đường tiêu hóa của người và động vật, tuy nhiên một số biến thể có thể gâynên tình trạng nhiễm trùng và các bệnh nguy hiểm cho con người Đặc biệt vikhuẩn này có thể tổng hợp men Extended-spectrum beta-lactamase (ESBL),một loại có tác dụng giúp vi khuẩn kháng lại các kháng sinh (KS) dòngcephalosporin và một số dòng KS khác Gen mã hóa cho men này nằm trênplasmid của vi khuẩn, do đó gen này có thể truyền từ chủng vi khuẩn khônggây bệnh sang chủng vi khuẩn gây bệnh hoặc truyền từ loài vi khuẩn này sangloài vi khuẩn khác [51]

Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy hiện tượng vi khuẩn

E coli sinh ESBL gây bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể là

nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng thuốc ở những vi khuẩn Gram âm

khác Vi khuẩn E coli sinh ESBL cũng được phát hiện trong các sản phẩm

thịt động vật và được xác định có liên quan mật thiết với việc sử dụng rộng

rãi kháng sinh trong chăn nuôi [41] E coli sinh ESBL gây bệnh có thể dễ

dàng lây nhiễm từ thức ăn, nước uống sang người Chúng có thể gây ra

Trang 2

nhiều loại nhiễm trùng với các mức độ khác nhau, từ viêm đường niệu đếnnhiễm khuẩn huyết [56]

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy hiện tượng lạm dụngkháng sinh trong điều trị và trong chăn nuôi chính là nguyên nhân làm gia tăngđáng kể tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc [12], [35], [52] Bộ Y tế và Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn đã có những văn bản quy định chi tiết về việc

sử dụng kháng sinh trong điều trị và trong chăn nuôi, tuy nhiên việc thực hiệncác quy định đó vẫn còn chưa được chặt chẽ Như vậy, có thể nói nguyênnhân của hiện tượng lạm dụng kháng sinh trong điều trị và chăn nuôi chính là

do người dân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về thuốc kháng sinh kết hợp với sựthiếu kiến thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ y tế và cán bộ thú y

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nhưng có mật độ dân cư khá đông, hơn80% dân số làm nghề nông, chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ Một sốnghiên cứu tại bệnh viện đã cho thấy tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ở TháiBình khá phổ biến Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại có rất ít nghiên cứu đánh

giá về sự lưu hành E coli sinh ESBL ở cộng đồng cũng như trong thực phẩm ở

Việt Nam nói chung cũng như tại tỉnh Thái Bình nói riêng Vì vậy, nhằm cung

cấp thêm thông tin về sự lưu hành của vi khuẩn E coli sinh ESBL trong cộng

đồng và ở một số loại thực phẩm, đồng thời đánh giá về kiến thức và thựchành của người dân về sử dụng KS trong điều trị và chăn nuôi, chúng tôi thực

hiện nghiên cứu “Kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng kháng

sinh và tình trạng nhiễm E coli sinh men β-lactamase phổ rộng tại xãlactamase phổ rộng tại xã

Nguyên Xá, Vũ Thư, Thái Bình” với mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng nhiễm E coli sinh men β-lactamase phổ rộnglactamase phổ rộng ở

người và thực phẩm tại xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

2 Mô tả kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng kháng sinh tại xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2014.

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn

Kháng kháng sinh là hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại một kháng sinh

mà trước đây vi khuẩn đã nhạy cảm, dẫn đến giảm hiệu quả của kháng sinh,thất bại trong điều trị Kháng kháng sinh là một hậu quả của sử dụng khángsinh, đặc biệt trong trường hợp lạm dụng kháng sinh và phát triển khi vikhuẩn đột biến hoặc có gen kháng thuốc

Trên thế giới, nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càngkháng thuốc kháng sinh Các kháng sinh “thế hệ một” gần như không đượclựa chọn trong nhiều trường hợp Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí

cả một số KS thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực.Bằng chứng mới đây nhất là sự lây lan của chủng vi khuẩn khángcarbapennem (NDM-1) ở một số quốc gia Châu Âu và Châu Á [12]

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization WHO), tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn thường gặp ở khu vực

-Đông Nam Á khá cao: 97% số chủng Shigella flexaeri ở Hồng Kông đã kháng với ampicillin còn ở Philippin là 81% Đặc biệt Klebseilla spp đã kháng lại

ampicillin ở tất cả các nước trong khu vực, cao nhất là Hàn Quốc 98%, tiếpđó đến Malaysia 97,3%; thấp nhất là Nhật Bản 85% Ở Trung Quốc có tới66% chủng này kháng với co-trimoxazol còn ở Philippin là 54,8% [34]

Nghiên cứu của một số tác giả ở Việt Nam cũng cho thấy tỉ lệ Shigella

kháng với một số kháng sinh thường dùng trong điều trị như: co-trimoxazol

và tetracycline 95%; ampicillin 48,0%; chloramphenicol 33,0% [30]

Nghiên cứu của VincenZo De Francesco và cộng sự (2010) cho thấy tỷ

lệ Helicobacter pylori đề kháng với những loại kháng sinh khác nhau đang

Trang 4

ngày càng gia tăng Tỷ lệ kháng kháng sinh của H pylori là 17,2% với

clarithromycin, 26,7% với metronidazole; 11,2% với amoxycillin; 16,2% vớilevofloxacin; 5,9% với tetracyclin; 1,4% Tại các nước Châu Âu tỷ lệ khángvới clarithromycin cao nhất là ở Tây Ban Nha (49,2%) và thấp nhất là ở Thụy

Điển (1,5%) Ở các nước Châu Á, tỷ lệ H pylori kháng với clarithromycin

cao nhất ở Nhật Bản (40,7%); thấp nhất ở Malaysia (2,1%) Kết quả nghiên

cứu cũng cho thấy tỷ lệ H pylori kháng metronidazole đã gia tăng có ý nghĩa

ở Châu Âu và Châu Mỹ Tỷ lệ kháng chung ở Châu Âu là 17,0%; tỷ lệ KKS ởbệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam với ý nghĩa thống kê p<0,001 Tỷ lệkháng tetracycline ở các nước vẫn còn rất thấp (<3%) trừ khu vực Châu Phi(43,0%) Tỷ lệ kháng levofloxacin ở các nước Châu Âu (24,1%) cao hơn cácnước Châu Á (11,6%) [58]

Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Minh Nhân và Võ Thị Chi Mai

(2006) về tính đề KKS của H pylori trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng cho thấy tỷ lệ H pylori kháng với KS clarithiromycin là 38,5%; tỷ lệ kháng

với metronidazole là 50,8%; tỷ lệ kháng với tetrecycline tăng đến 9,2% Vikhuẩn còn nhạy cảm tốt với kháng sinh amoxicillin [18]

Theo kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ, ít nhất 2 triệu người nhiễm trùngnặng mỗi năm với các vi khuẩn có khả năng kháng với một hoặc nhiều loạithuốc kháng sinh đang được sử dụng trong điều trị Hai mươi ba nghìn ngườichết mỗi năm do nhiễm các vi khuẩn KKS Số trường hợp Campylobacterkháng thuốc (azithromycin hoặc ciprofloxacin) là 310.000 trường hợp, trongđó số trường hợp tử vong là 28/100.000 trường hợp do vi khuẩn kháng vớiceftriaxone, ciprofloxacin [48]

Kết quả nghiên cứu về sự cần thiết đưa ra các giải pháp cho vấn đềkháng kháng sinh toàn cầu cho thấy ở Pakistan 50-60% tác nhân gây bệnh là

các vi khuẩn Gram âm, chẳng hạn như E coli gây nhiễm trùng đường tiết

Trang 5

niệu trở nên kháng phổ biến với amoxicillin, cefixime và ciprofloxacin Ở Ấn

Độ, E coli phân lập từ nước tiểu phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu tiên của

thai kỳ cho thấy sức đề kháng tổng hợp cao nhất với ampicillin (75,0%);naladixicaxit (73,0%), co-trimoxazole (59,0%) 30,0% đề kháng với cáckháng sinh tiêm như aminoglycosides (đại diện là gentamicin) Tỷ lệ vi khuẩn

E coli sinh ESBL (extended spectrum beta-lactamase producing E coli) tăng từ

40 % (2002) lên 61% (2009) và tỷ lệ K pneumoniae kháng với carbapenem tăng

từ 2,4% (2002) lên 52% (2009) [51]

Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc không những gây ảnh hưởng đến sứckhỏe con người mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế mỗi nước do phải tăngthời gian điều trị, tăng chi phí cho y tế do phải tăng liều dùng KS, sử dụng

KS thế hệ mới và chấp nhận rủi ro nhiều hơn do phản ứng có hại của khángsinh mà bệnh nhân phải gánh chịu Và hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩnkhông chỉ dừng lại ở các kháng sinh thông thường mà kể cả những khángsinh thế hệ mới đặc trị nhiễm khuẩn cũng bị kháng Người ta thấy rằng điển

hình là chủng Staphylococcus aureus đã kháng với mọi loại KS, trừ vancomycin Năm 1997, người ta đã phát hiện một số trường hợp S.aureus

kháng lại vancomycin [54]

Nghiên cứu tại khoa hồi sức tích cực và chống độc của bệnh viện cấp

cứu Trưng Vương năm 2010 [26] cũng cho thấy S.aureus là vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm khuẩn máu (chiếm 40%) S.aureus có tỷ lệ nhạy cảm khá cao

với oxacillin (72,7%) và vancomycin (60,7%), tuy nhiên đã kháng hoàn toànvới các thuốc ampicillin, penicillin và erythromycin

Trong số các nước thuộc mạng lưới giám sát các căn nguyên khángthuốc Châu Á (Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens -ANSORP), Việt Nam là nước có tỷ lệ kháng penicillin cao nhất (71,4%) và tỷ

lệ kháng erythromycin cũng khá cao (92,1%) 75,0% các chủng Pneumococci

Trang 6

kháng với 3 loại kháng sinh trở lên [5] Tình trạng kháng phổ biến là ở các vi

khuẩn Gram-âm (Enterobacteriaceae) Theo kết quả nghiên cứu công bố năm

2009 cho thấy 42,0% các chủng Enterobacteriaceae kháng với ceftazidime;

63,0% kháng với gentamicin và 74,0% kháng với nalidixic acid Tỷ lệ khángcao này được ghi nhận ở người khỏe mạnh trong cộng đồng Hiện tượng vikhuẩn KKS đang có xu hướng gia tăng không chỉ ở miền Nam mà ở cả các

tỉnh phía Bắc 57,0% các chủng Haemophilus influenzae phân lập tại Bệnh

viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000 – 2002 đã kháng với ampicillin [12].Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Hùng Vân (2010) tại 16 bệnh viện

của Việt Nam cho thấy Enterobacteriaceae vẫn còn nhạy cảm rất cao với carbapenems; 15,4% Pseudomonas aeruginosa kháng meropenem; 20,7%

kháng imipenem Trong số các chủng kháng imipenem có 27,5% nhạy cảm và

10,7% nhạy vừa với meropenem 47,3% Acinetobacter baumanii kháng

meropenem; 51,1% kháng imipenem và trong số đó có 7,5% là nhạy cảm và

nhạy vừa với meropenem Chỉ có 11,1% Burkholderia capacia kháng

meropenem, nhưng có đến 48,9% kháng imipenem và trong số đó có 72,7%

và 4,5% là nhạy cảm và nhạy vừa với meropenem Hầu như các chủng khángmeropenem đều kháng với imipenem [29]

Theo một kết quả nghiên cứu khác tại bệnh viện nhiệt đới thành phố HồChí Minh năm 2012 của tác giả Nguyễn Phú Hương Lan và cộng sự cho thấy

hai tác nhân thường gây nhiễm trùng bệnh viện là Pseudomonas và Acinetobacter spp Đối với Pseudomonas được phân lập từ dịch hút khí quản,

tỷ lệ đề kháng với các kháng sinh là 18-32%, trừ imipenem và meropenemcòn tương đối thấp (4,1% và 1,4%) Trong khi đó các mẫu cấy máu dương

tính với Pseudomonas còn nhạy cảm 100% với amikacin, imipenem và meropenem, còn lại thì tỷ lệ kháng là 21,5% Acinetobacter có tỷ lệ đề KS

khá cao; từ 73,0% - 90,0% đối với mẫu phân lập từ dịch hút khí quản và từ

Trang 7

36,0% - 57,0% đối với mẫu phân lập từ máu Tuy nhiên, colistin vẫn còn nhạycảm 100% đối với cả mẫu phân lập từ dịch hút khí quản và mẫu phân lập từmáu và amikacin vẫn còn nhạy cảm 100% đối với mẫu phân lập từ máu [14].Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của một số chủng thuộc loài

Acinetobacter baumannii phân lập tại bệnh viện trung ương Huế (Trần Thị

Thúy Phượng, 2013) cho thấy mức độ kháng thuốc kháng sinh họaminoglycosid từ 70,53% đến 74,74%; kháng với cephalosphorin từ 83,37%đến 91,58%; kháng với các thuốc KS nhóm β-lactam từ 78,95% đến 86,32%;kháng với fluoroquinolone từ 81,05% đến 91,58% [21]

Hiện nay tình hình KKS của vi khuẩn không chỉ tăng nhanh trong bệnhviện, trong điều trị mà còn tăng nhanh trong ngành chăn nuôi và công nghiệpthực phẩm Trong một nghiên cứu khảo sát tình trạng thịt, cá bị nhiễm

Salmonella spp và E coli tại các chợ khu vực thành phố Hồ Chí Minh (2004) cho thấy tỷ lệ nhiễm khá cao: 60,8% Salmonella spp ở mẫu thịt và 18,0% ở mẫu cá và hơn 90,0% tất cả mẫu thực phẩm nhiễm E coli Khoảng 50,0% các chủng Salmonella và 84,0% E coli phân lập được là kháng với ít nhất một kháng sinh và Salmonella đa kháng thuốc cũng được phân lập ở tất cả các mẫu Một nghiên cứu ở Bắc Ninh cho thấy tất cả các chủng Campylobacter

phân lập từ thịt gà kháng với cephalethin, axit nalidixic (89,9%); tetracycline(88,6%) và ciprofloxacin (82,3%) [12]

Do tỷ lệ kháng cao, nhiều phác đồ điều trị bằng kháng sinh đượckhuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực Mặc

dù khó đánh giá một cách định lượng nhưng rõ ràng thực trạng KKS đã, đang

và sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với ngành y tế và kinh tế Việt Nam.Theo thông báo của WHO, hiện đã xuất hiện các "siêu vi khuẩn" lantruyền theo các bệnh nhân khi đi du lịch chữa bệnh, kháng với nhiều loại

KS và thế giới đã ghi nhận có khoảng 50 ca nhiễm, tuy nhiên các nhà khoa

Trang 8

học lo ngại chúng sẽ lây lan ra toàn cầu Các vi khuẩn này tạo ra mộtenzyme được gọi là NDM-1, enzyme này thể tồn tại ở cả những vi khuẩn

khác như E coli và nó khiến chúng kháng lại một trong những loại kháng

sinh mạnh nhất là carbapenem Kháng sinh này thường được sử dụng trongnhững trường hợp cấp cứu và những ca nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn

đa kháng thuốc khác gây ra [31]

Thông thường, E coli là loại vi khuẩn sống cộng sinh trong đường tiêu

hóa của người và động vật Tuy nhiên một số biến thể có thể gây nên tìnhtrạng nhiễm trùng, bao gồm viêm dạ dày, viêm đường tiết niệu, viêm màng

não, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết Hiện nay tỷ lệ E coli kháng kháng

sinh đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là đối với các KS dòngfluoroquinolones và cephalosporin thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư Đáng chú ý

là các chủng vi khuẩn E coli mang các gen kháng kháng sinh tồn tại trong

đường tiêu hóa, mặc dù không gây bệnh nhưng có thể truyền các gen kháng

KS cho các vi khuẩn gây bệnh khác [3]

Ở Việt Nam, hiện tượng E coli kháng kháng sinh phân lập từ nước tiểu rất cao Hơn 80% các chủng E coli phân lập đã kháng với ampicillin, trên

50% kháng với các KS tetraxcylin, co-trimoxazol, cloraphenicol và

cephalotin Ở Tây Ninh, Cần Thơ tỷ lệ E coli kháng ampicillin và

co-trimoxazol lên tới trên 50% Ở Quảng Ninh tỷ lệ này cũng trong khoảng40-59% Nhìn chung ở các vùng chỉ còn một số KS ceftriazol, ceftazidim,

cetilmicin và cemikacin là có tỷ lệ E coli kháng thấp dưới 30% Ở miền Bắc, miền Nam, cefotaxim vẫn còn nhạy cảm tốt đối với E coli (>80%) nhưng miền Trung E coli đã kháng mạnh trên 50% [12].

Giữa năm 2013, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi bị

tiêu chảy có kết quả dương tính với E coli kháng thuốc tại bệnh viện Nhi

đồng Cần Thơ, trong đó 2 trường hợp đã tử vong Tại một số bệnh viện khác

Trang 9

cũng đã từng xuất hiện vi khuẩn E coli biến thể đa kháng với một số kháng

sinh đặc hiệu, gây bệnh cảnh rất nặng Trước sự gia tăng tình trạng kháng

kháng sinh vi khuẩn E coli trong thời gian gần đây đặt ra những thông tin cần

tìm hiểu về cơ chế lan truyền, tình trạng đa kháng thuốc, các đột biến liênquan đến kháng thuốc

Nghiên cứu của Hoàng Hoài Phương và cộng sự (2008) cho thấy mức độ

kháng sinh của E coli và Salmonella spp phân lập từ thực phẩm là khá cao Tỷ

lệ kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh ở chủng E coli và chủng Salmonella là

80,1% và 77,5%; tỷ lệ kháng từ 2 kháng sinh trở lên là 61,5% và 60,0% 156

chủng E coli phân lập từ thực phẩm có tỷ lệ kháng cao với tetracycline

(59,6%); chloramphenicol (50,0%); SMX/TMP (45,5%); ampicillin (40,4%) và

100% các chủng E coli nhạy cảm với imipenem và ticarcillin Tỷ lệ các kiểu gen kháng kháng sinh ở 18 chủng E coli: 88,9% mang gen blaTEM; 72,2%

mang gen sul2; 77,8% mang gen tetA; 61,1% mang gen clmA, 38,9% mang

gen sul1 và tetB; 16,7% mang gen blaSHV Có 7 chủng E coli không phát hiện

được gen mã hóa gây kháng chloramphenicol [20]

Ngoài các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm phát hiện có E coli thì sản

phẩm trồng rau tại các nông trại có sử dụng phân gia súc, gia cầm hay tướinước từ sông, suối, ao hồ bị ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi cũng sẽ có nguy

cơ mang chủng E coli Kết quả nghiên cứu của Lisa Dam, Nguyễn Việt Hùng, E coli trong nước thải ở Hà Nam cho thấy trong các mẫu nước thải từ

các hộ gia đình, các mẫu nước thải từ các hồ cá của các hộ gia đình đều có

chứa E coli Trong đó sự mẫn cảm đối với kháng sinh ở 15 mẫu E coli phân

lập là 100% kháng ampicillin và erythromycin; 80,0% kháng trimethoprim;33,0% kháng gentamicin; 27,0% kháng ciprofloxacin [9]

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hương Giang, Huỳnh Thị Mỹ Lệ

(2012) về xác định tỷ lệ nhiễm và độc lực của vi khuẩn E coli phân lập được

Trang 10

từ thịt lợn, bò, gà ở một số huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ mẫu thịt

bò và thịt lợn không đạt tiêu chuẩn vệ sinh ở chỉ tiêu E coli là 53,3%; cao nhất là ở thịt gà (60,0%) Trong các chủng E coli phân lập được có 3 chủng

serotype O26 (6,0%), O55 (8,0%), O157 (12,0%) có thể gây nguy hiểm chosức khỏe người tiêu dùng [11]

Nghiên cứu của Hà Mai Dung, Trần Nhật Khoa (2011) về tình hình

nhiễm E coli O157 ở bò ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm E coli O157 của mẫu phân bò là 38,5% Trong đó tính đề KKS của chủng E coli O157 chỉ quan sát thấy ở bò sữa với các tỷ lệ 10,5%

(gentamycin); 15,8% (chloramphenicol); 21,1% (ampicillin) và 26,3%

(trimethoprim-sulfamethoxazole) Không phát hiện được vi khuẩn E coli

kháng kháng sinh ở bò thịt Đây là điều đáng cảnh báo ở Việt Nam, vì vớiđiều kiện vệ sinh môi trường và thực phẩm kém ở Việt Nam, việc lây nhiễm

vi khuẩn này từ bò sang người là không tránh khỏi Để đối phó với bệnh lýnhiễm khuẩn này việc phòng bệnh và thiết lập phác đồ điều trị thích hợp làvấn đề mà các ngành y tế cần quan tâm trước mắt [10]

1.2 Tình hình nhiễm vi khuẩn E coli sinh ESBL

Escherichia coli do Theodore Echerich (1857-1911), một nhà vi khuẩn học người Áo, phát hiện lần đầu tiên vào năm 1885 E coli là thành viên

thuộc hệ vi khuẩn bình thường của đường tiêu hóa, chiếm tỷ lệ cao nhất trong

số các vi khuẩn hiếu khí (khoảng 80%) Tuy nhiên, một số loại E coli có thể

sản xuất ngoại độc tố đường ruột (enterotoxin), enzym gây tan huyết(hemolysin), enzym phân hủy một số kháng sinh (β-lactamase), chất ức chế

các vi khuẩn đường ruột khác (bacteriocin) nên E coli cũng là một vi khuẩn

gây bệnh quan trọng, đứng đầu trong các tác nhân gây tiêu chảy, viêm đường

tiết niệu, viêm đường mật Ngoài ra E coli còn đứng hàng đầu trong các căn

nguyên gây nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi ở trẻ sơ sinh Trong hơn 5 năm

Trang 11

qua, CTX- M - ESBL đã trở thành chủng phát triển lây lan mạnh nhất Các vikhuẩn sản sinh enzyme CTX- M không chỉ gây nên các loại bệnh nhiễm trùng

mà còn có khả năng lan rộng ra môi trường ngoài bệnh viện [51]

E coli sinh ESBL gây bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm từ thức ăn, nước

uống sang người Chúng có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng với các mức độkhác nhau, từ viêm đường niệu đến nhiễm khuẩn huyết Trong số các trường

hợp nhiễm trùng phải nhập viện, E coli là nguyên nhân gây nhiễm trùng đứng thứ hai (17,3%), sau Staphylococcus aureus (18,8%) Trong số các trường hợp nhiễm trùng ở bệnh nhân ngoại trú, E coli là nguyên nhân phổ biến nhất (38,6%) Tại Mỹ, nhiễm trùng đường tiết niệu do E coli gây tử vong cho

khoảng 7200 người mỗi năm; tỷ lệ tử vong hàng năm liên quan đến nhiễm

khuẩn E coli ở Mỹ là khoảng 36.000-40.000; trên toàn cầu, khoảng 1 triệu người chết vì nhiễm trùng do E coli, chủ yếu là trẻ em, người già và người bị

suy giảm miễn dịch [43], [51]

Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người khỏe mạnh nhiễm E coli sinh

ESBL ở Mỹ và các nước châu Âu rất thấp, chỉ từ 1-5% Tuy nhiên , ở nhữngnước có nền kinh tế chậm phát triển ở khu vực châu Á và châu Phi thì tỷ lệ

người khỏe mạnh nhiễm E coli khá cao, từ 15 - 30%, và do đó tỷ lệ vi khuẩn

kháng kháng sinh ở các nước này cũng tăng lên một cách rõ rệt [56]

Nghiên cứu của Husam S.Khanfar và cộng sự (2009) [45] ở phía Đông

của Ả rập-Saudi cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E coli sinh ESBL ở bệnh nhân

nội trú tại các bệnh viện là 15,4% (143/927) và so với bệnh nhân trong cộngđồng là 4,5% (266/5823)

Nghiên cứu của Abdu Rahama và cộng sự năm 2013 về tính nhạy cảm

kháng sinh của vi khuẩn E coli cho thấy 59% vi khuẩn E coli sinh ESBL có

sự đề kháng cao với các dòng thuốc penicillins, cephalosporins, nalidixic acid

và fluoroquinolones Trong số 801 mẫu phân lập tại bệnh viện có 97,7%

Trang 12

kháng với cephalosporins; 94,7% kháng với norfloxacin; 99,0% kháng vớinalidixic acid; trong số 491 mẫu phân lập tại cộng đồng có 32,5% kháng vớicephalosporins; 34,4% kháng với norfloxacin; 69,2% kháng vớinalidixic acid [31]

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Sâm (2009) [22]

tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy E coli và K pneumoniae tỷ lệ sinh ESBL

(+) trung bình của các khoa là 12,4%, cao nhất là khoa Thần kinh 33,8%; sauđó đến khoa Nhi 25,0%; khoa Hồi sức tích cực 22,49%; các khoa khác đều có

tỷ lệ dưới 20,0%

Một kết quả nghiên cứu khác của tác giả Lê Văn Nam, Trần Văn Tiến

và Hoàng Vũ Hùng (2013) [16] tại bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho thấytrong 35 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 68,6% bệnh nhân nam dương tính

với E coli và 31,4% bệnh nhân nữ dương tính với E coli; sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê với p <0,05 Trong 35 bệnh nhân đó có 14 bệnh nhân nhiễm

vi khuẩn E coli sinh ESBL (chiếm 40%).

Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Chi Mai và cộng sự (2010) [19] tạibệnh viện chợ Rẫy cho thấy trong 123 bệnh phẩm của bệnh nhân mắc bệnh về

tiêu hóa thì tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL chiếm 53,7%; và trong 147 mẫu phân của người đến khám không nhiễm khuẩn về tiêu hóa thì tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL chiếm 65,8%.

Tại Hà Lan, nghiên cứu của Overdevest I (2011) trên các mẫu thựcphẩm sống có nguồn gốc từ động vật bán lẻ trên thị trường nhiễm cho thấy có

đến 71/89 (79,8%) các mẫu thịt gà nhiễm E coli sinh ESBL, 1/57 (1,8%) thịt

lợn, thịt bò là 4/85 (4,7%) Trong nghiên cứu này tác giả cũng xét nghiệmphân cho bệnh nhân đang điều trị nhiễm khuẩn tại một bệnh viện gần khu vực

thu mẫu thịt gà, kết quả cho thấy các chủng E coli phân lập từ thịt gà và phân

lập từ bệnh nhân có đặc điểm di truyền rất giống nhau [46]

Trang 13

Nghiên cứu của Gundogan N & Avci E (2013) [44] tại Thổ Nhĩ Kỳ,trên 75 mẫu thực phẩm gồm thịt bê, thịt gà, sữa tươi và phô mai cho thấy tỷ lệ

nhiễm E coli là 60% (45/75 mẫu dương tính), trong số đó có 20/45 chủng E coli sinh ESBL, chiếm tỷ lệ 55,4%; trong đó, thịt gà có tỷ lệ nhiễm E coli

sinh ESBL cao nhất (33,3%)

Kết quả nghiên cứu của Ben Slama K và cộng sự (2010) [37] cho thấytrong 79 mẫu thực phẩm có nguồn gốc động vật được thu mua tại các siêu thị

và địa phương tại Tunisia có 12,6% mẫu thực phẩm nhiễm E coli sinh ESBL Đồng thời nhóm tác giả cũng cho thấy các vi khuẩn E coli có khả năng

truyền các gen kháng sinh cho nhau và sang cả các loài vi khuẩn gây khác, vàcó thể truyền sang người thông qua chuỗi thức ăn

1.3 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh và kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng kháng sinh

1.3.1 Kiến thức, thực hành về sử dụng kháng sinh ở người

Bệnh nhiễm khuẩn luôn là vấn đề y tế toàn cầu bởi tỷ lệ mắc bệnh và tửvong cao Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định trong thế kỷ XXI, cuộcchiến chống lại bệnh tật sẽ được đưa ra trên hai mặt trận chính: bệnh nhiễmkhuẩn và bệnh mạn tính không lây truyền Nhiều nước phát triển vẫn đangđấu tranh kịch liệt trên cả hai mặt trận này Thực tế cho thấy trong khi giảmbớt những chi phí tốn kém trong cuộc chiến chống nhiễm khuẩn thì có nguy

cơ chúng quay trở lại dữ dội hơn trong thời đại của sự thế giới hóa - nhất là sựphát triển của du lịch và những sự trao đổi quốc tế kể cả sự chuyên chở thựcphẩm đã giúp cho bệnh nhiễm khuẩn lan truyền trên khắp thế giới Để chốnglại nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh là điều không thể thiếu được [60]

Năm 1999 kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam baogồm: ampicillin hoặc amoxicillin (86%), penicillin (12%), erythromycin(5%), tetracycline (4%) và streptomycin (2%) Kháng sinh được dùng khoảng

Trang 14

3 ngày, quá ngắn cho điều trị viêm phổi do vi khuẩn với thời gian điều trị tốithiểu được khuyến cáo là 5 ngày Năm 2007 xu hướng sử dụng kháng sinh đãthay đổi, cephalosporins đường uống được dùng phổ biến đối với các bệnh cótriệu chứng nặng Các kháng sinh thường dùng là ampicillin hoặc amoxillin(49%), cephalosporin thế hệ 1, đường uống (27%), cotrimoxazol (11%),macrolides (3%), loại khác (2%) [12]

Trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việccung cấp thuốc điều trị cho người dân Thị trường thuốc đã đáp ứng cung cấp

đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh Tiền thuốc bình quân đầu người dânngày một tăng Những bất cập trong cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốctrong điều trị đã được chấn chỉnh Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thuốc chưahợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh cho đến nay vẫn còn là vấn đề nổi cộmkhông chỉ ở Việt Nam mà còn là vấn đề toàn cầu

Quy chế Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (ban hành kèm theoQuyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 1 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Y tế) quy định thuốc phải kê đơn theo Danh mục thuốc phải kê đơn do Bộ Y

tế ban hành Điều kiện đối với người kê đơn thuốc phải là người có bằng đạihọc y đang làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp hoặc đối với các tỉnhvùng sâu vùng xa, y sỹ có thể được chỉ định thay thế bác sỹ Đáng chú ý là,trong quy chế này cũng quy định về việc không được kê đơn theo yêu cầukhông hợp lý của người bệnh Đơn thuốc có giá trị mua thuốc trong thời hạn 5ngày kể từ ngày kê đơn và được mua tại tất cả các cơ sở bán thuốc hợp pháptrong cả nước Trên thực tế đã có những quy định chặt chẽ về việc bán thuốctheo đơn nhưng các hiệu thuốc vẫn bán thuốc tự do mà không cần theo đơn,không có ai chỉ dẫn, ai mua cũng được, loại gì và bao nhiêu cũng được Điềunày góp phần làm tăng việc sử dụng thuốc không an toàn, đặc biệt là việc sửdụng kháng sinh không hợp lý [4]

Trang 15

Theo WHO, cùng với Trung Quốc thì Việt Nam hiện nay là nước có tỷ

lệ vi khuẩn kháng kháng sinh ở mức độ cao, xuất phát phần lớn từ việc sửdụng thuốc KS không hợp lý tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng

Tại cộng đồng, nghiên cứu của một số tác giả [12], [13] cho thấy ngườidân vẫn có thói quen mua thuốc KS tự điều trị là chủ yếu và không có đơncủa bác sỹ, trong khi đó việc quản lý thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốcchưa chặt chẽ Kiến thức của người dân về sử dụng thuốc kháng sinh vẫn cònhạn chế, các cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường cung cấpkháng sinh một cách không cần thiết

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thoa (2012) [25] tại huyện Thiệu Hóa

và Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa cho thấy 30% người được hỏi không biết táchại của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách; 14,1% người dân biết gây

ra hiện tượng kháng thuốc; 31,1% là gây nguy hiểm Tỷ lệ dùng kháng sinhtheo người bán thuốc khá cao, xã đồng bằng cao hơn miền núi (65,4% ờ đồngbằng và 45,0% ở miền núi) và tỷ lệ người dân tự dùng thuốc theo lần điều trịtrước là 14,5%

Nghiên cứu của Đàm Văn Thoại (2007) [24] tại huyện Nho Quan, tỉnhNinh Bình cho thấy 75,5% người dân theo đơn của thầy thuốc khi bị bệnh, tuynhiên có 38,6% người dân cho rằng cần sử dụng kháng sinh khi bị cảm cúm

và 16,4% cho rằng cần sử dụng kháng sinh khi bị tiêu chảy 33,3% người dâncho rằng thời gian sử dụng kháng sinh là dưới 5 ngày

Kết quả nghiên cứu của Phạm Đình Luyện và Nguyễn Ngọc Tất (2010)[15] tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cho thấy 15% người dân không biết gì

về kháng sinh; 40% người dân tự mua thuốc điều trị khi có bất kỳ triệu chứngbệnh nào không thông qua khám bác sỹ, gần 80% không có cơ sở y tế tuyếnxã nào là sự lựa chọn đầu tiên khi khám bệnh

Trang 16

Theo quy định của Bộ Y tế, bán thuốc kháng sinh không theo đơn làkhông được phép Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hường (2004)[13] cho thấy trong tổng số điều tra 357 người dùng KS thì tỷ lệ người sửdụng KS có đơn của thầy thuốc chiếm 51% và 49% người sử dụng kháng sinhkhông có đơn thuốc

Kết quả của một nghiên cứu tại cộng đồng cũng cho thấy, các bà mẹthường tự kê đơn cho con mình khi trẻ bị bệnh Cũng trong nghiên cứu này,có tới 82% trẻ bị viêm đường hô hấp cấp (AIR) đã được điều trị bằng khángsinh Nhiều bà mẹ tin rằng kháng sinh tiêm sẽ có tác dụng tốt hơn, mặc dùtrên thực tế khi tiêm KS bệnh nhân sẽ gặp nhiều yếu tố nguy cơ hơn so vớidùng thuốc uống [12] Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sửdụng an toàn hợp lý của bà mẹ về KS đó là sự hướng dẫn của cán bộ y tế vàngười bán thuốc

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Bàng (2006) [2], vềkhảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi của trẻ em tạikhoa nhi bệnh viện Bạch Mai cho thấy, có 191 trẻ (63%) đã được điều trị KStrước khi vào bệnh viện, trong đó 56 trẻ (18,5%) được gia đình tự điều trị KSkhông có đơn của thầy thuốc Theo một ghi nhận khác ở bệnh viện nhi đồng Ithành phố Hồ Chí Minh 80% trẻ em đến khám đều đã được dùng KS từ trướcđó, trong đó 70% trẻ em bị ho thông thường được cha mẹ tự điều trị KS Trongđó chỉ có 67,5% là dùng KS theo chỉ định của bác sỹ, 19,4% là tự mua thuốcdùng và 13,1% không xác định được có chỉ định của bác sỹ hay không

1.3.2 Kiến thức, thực hành về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Theo Cục thú y quốc gia, kháng sinh được sử dụng với mục đích kíchthích tăng trưởng “nhằm giúp động vật tiêu hóa thức ăn dễ dàng giúp pháttriển khỏe mạnh” Trong nông nghiệp, chủ yếu là trong ngành chăn nuôi vànuôi trồng thủy sản đang ngày càng trở thành một ngành công nghiệp quan

Trang 17

trọng ở Việt Nam và kháng sinh cũng được sử dụng rộng rãi với mục đíchkích thích tăng trưởng, hoặc phòng bệnh và điều trị Một lượng lớn dượcphẩm được sử dụng trên động vật bao gồm kháng sinh, vitamin và các thuốcdiệt ký sinh trùng, trong đó kháng sinh chiếm phần lớn với 70% trong tổng sốthuốc được sử dụng trên động vật Bên cạnh tác dụng kích thích tăng trưởng,phòng và điều trị bệnh thì việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng gây

ra một số hậu quả cho chăn nuôi đó là tổn hại hệ vi sinh vật có lợi trongđường ruột, một số loại thuốc KS với liều cao có thể gây hại cho sức khỏe chovật nuôi, nếu sử dụng liên tục trong thức ăn có thể gây ra tồn dư kháng sinhtrong sản phẩm chăn nuôi gây hại cho người tiêu dùng, đặc biệt là người mẫncảm với kháng sinh; việc sử dụng KS bổ xung thường xuyên vào trong thức

ăn nhằm phòng bệnh và kích thích tăng trọng với liều thấp không đủ để diệtkhuẩn nên rất dễ tạo ra các dòng vi khuẩn kháng lại kháng sinh bài thải ra môitrường, gây khó khăn cho công tác điều trị của bác sỹ thú y và bác sỹ nhân y;đồng thời kháng sinh có thể tồn dư trong sữa bò, dê cừu, rất nguy hiểm chotrẻ em người già, vì đây là đối tượng dùng nhiều sữa [60]

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Patrick Butaye, Devriese,Freddy Haesebrouck nghiên cứu về kháng sinh được sử dụng làm chất kíchthích sinh trưởng trong chăn nuôi cho thấy có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế

vi khuẩn khi dùng với liều thấp 2,5-5,0 ppm [52]

Kết quả nghiên cứu của Dang Phan Kim và cộng sự (2013) [41] tạiđồng bằng sông Cửu Long cho thấy nguồn thông tin về sử dụng thuốc khángsinh trong chăn nuôi người dân nhận được thì 43,6% biết được từ truyền hình

và người bán thuốc; 36,0% biết được từ loa phát thanh xã; 32,4% và 32,0% làtừ nhân viên y tế, sách báo; 27,6% từ những người xung quanh và chỉ có14,2% là từ những người xung quanh Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy

Trang 18

15,9% người chăn nuôi mua thuốc dựa vào kinh nghiệm bản thân; 35,2% làtheo lời tư vấn của người bán thuốc

Theo báo cáo từ chính phủ Hà Lan có khoảng 700g kháng sinh được sửdụng trên mỗi tấn cá trong nuôi trồng thủy sản Việt Nam, cao gấp 7 lần so vớicác quốc gia khác Có 11 nhóm kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủysản trong đó bao gồm cả các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị nhiễmkhuẩn ở người Các kháng sinh được sử dụng ở đây gồm: β-lactams,aminoglycosides, macrolides, tetracycline, (fluoro)quinolones, phenicols,polymyxins (colistin), pleuromutilins, lincosamides, sulfamides,diaminopyrimidine (trimethoprim) [12]

Kết quả giám sát cả hai lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở ViệtNam cho thấy các kháng sinh được sử dụng là tylosin (16%), amoxicillin(12%), gentamicin (9%), enrofloxacin (7%), penicillin (6%), lincomycin(6%), tiamulin (6%), colistin (5%), streptomycin (5%), norfloxacin (5%),tetracycline (4%), ampicillin (4%) và florphenicol (3%) [14]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Ân (2008) [12] về sử dụng khángsinh trong chăn nuôi ở Việt Nam cho thấy tại 55 trang trại chăn nuôi lợn tại haitỉnh Đồng Nai và Bình Dương có 44,05% trang trại chăn nuôi lợn lựa chọn KSdựa vào triệu chứng bệnh của đàn lợn và kinh nghiệm của người nuôi; 33,3%trại sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ thú y; 16,67% sử dụng thuốc theothông tin và khuyến cáo của nhà sản xuất và chỉ có 5,9% trại sử dụng thuốctheo kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ Kết quả khảo sát cũng cho thấy hầunhư trong các mẫu thức ăn chăn nuôi đều có kháng sinh, 31/60 mẫu có chứatylosin, 25/60 mẫu có tetracycline, 4/60 mẫu có oxytetracycline, 15/60 mẫu cóchlorotetracycline Trong đó số mẫu vượt quá quy định theo 10TCN 861-2006là: tylosin (1/60 mẫu), tetracycline (2/60 mẫu), oxytetracycline (1/60 mẫu),chlortracycline (9/60 mẫu) Kết quả giám sát từ 30 trại lợn thịt và 30 trại nuôi

Trang 19

gà thịt tại tỉnh Hưng Yên và Hà Tây cũng cho thấy 100% các trang trại chănnuôi đều có sử dụng kháng sinh với mục đích để điều trị bệnh (63,3% lợn thịt

và 50% gà) 60% mẫu thịt lợn và 70% mẫu thịt gà nhiễm tetracycline và tylosinvới hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Nghiên cứu của Đinh Thiện Thuận và CS (2002) [27] tại Thị xã ThủDầu Một, Thuận An và Bến Cát tỉnh Bình Dương cũng cho thấy có 26 loạikháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi, trong đó sử dụng nhiều nhất là cácloại chloramphenicol (15,35%), tylosin (15%), colistin (13,24%), norfloxacin(10%), gentamycin (8,35%), nhóm tetracycline (7,95%), ampicillin (7,24%).Trong khi đó chloramphenicol là kháng sinh gây suy tủy có thể tử vong hiệnđã bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới EU không chấp nhận thực phẩmnguồn gốc động vật có sự hiện diện của chloramphenicol 100 mẫu thịt gà từcác cơ sở chăn nuôi có nghi ngờ sử dụng kháng sinh không an toàn với thựcphẩm và 48 mẫu thịt heo lấy từ các cơ sở giết mổ cho thấy tỷ lệ tồn dư khángsinh ở mẫu thịt gà là 47,0%; thịt heo là 62,5%; không có sự khác biệt về tỷ lệtồn dư kháng sinh trong chăn nuôi heo với chăn nuôi gà, chăn nuôi côngnghiệp và chăn nuôi gia đình (p>0,05) 100 mẫu thận, gan, cơ heo, tỷ lệ mẫucó tồn dư kháng sinh quá mức quy định (so với tiêu chuẩn Malaysia) là45,6% Các kháng sinh tồn dư bao gồm chloramphenicol, oxytetracyclin,osytetracyclin, chlortetracycline, norfloxacin, tylosin Trong 149 mẫu cơ, gan

gà nghi ngờ tồn dư kháng sinh có 44,96% số mẫu có tồn dư kháng sinh quámức quy định từ 2,5 lần đến 1100 lần Các kháng sinh tồn dư bao gồmchloramphenicol, oxytetracyclin, chlortetracycline, tylosin, amoxillin,gentamycin, flumequin, spiramycin

Theo kết quả nghiên cứu Vi Thị Thanh Thủy về thực trạng, yếu tố liênquan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ thịt lợn tạithành phố Thái Nguyên cho thấy mức độ tồn dư kháng sinh, hormone trong

Trang 20

các mẫu thịt lợn, thận lợn, gan lợn còn khá cao, chiếm 27,4% số mẫu Trongđó, mẫu gan lợn có tỉ lệ tồn dư kháng sinh cao nhất (39,7%), tiếp theo là thậnlợn (32,3%), và thịt lợn (10,2%) Loại kháng sinh tồn dư cao nhất làoxytetracycline (20,0%), hàm lượng oxytetracycline tồn dư trung bình vượtquá tiêu chuẩn cho phép 2,3 đến 3,06 lần Số mẫu tồn dư kháng sinh trong thịtlợn, gan lợn, thận lợn nuôi ở hộ gia đình chiếm 38,2%, cao hơn hẳn so vớiphương thức nuôi công nghiệp 16,6%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kêvới p <0,05 Kiến thức của người chăn nuôi lợn an toàn sinh học còn hạn chế.Chỉ có 9,7% người chăn nuôi lợn hộ gia đình có kiến thức đúng về chăn nuôilợn an toàn sinh học 3,58% người chăn nuôi hộ gia đình biết về thời gianngừng dùng KS trước khi giết mổ [28]

Hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh không chỉ trong chăn nuôi màtrong nuôi trồng thủy sản cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi Theo báocáo hàng năm của Cục quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản cho thấy, dưlượng của một số kháng sinh hạn chế sử dụng được phát hiện trong nuôi trồngthủy sản là quinolone và sulfonamide Hầu hết các mẫu xuất hiện dư lượngđều nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên vẫn có một số mẫu thủy sản pháthiện quinolone vượt quá giới hạn cho phép 18 lần [12]

Trang 21

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, 3 mặt giáp sông, một mặt giáp biển.Thái Bình có 7 huyện và một thành phố, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phíaTây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh HảiDương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng Tỉnh Thái Bình có 287 đơn vịcấp xã phường, 9 thị trấn và 268 xã

Huyện Vũ Thư nằm giữa ranh giới phía tây của tỉnh Thái Bình với tỉnhNam Định, phía bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và ĐôngHưng của Thái Bình, phía đông giáp thành phố Thái Bình và huyện KiếnXương Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích tự nhiên khoảng195,1618 km² và dân số khoảng 224.832 người, trong đó dân số nông nghiệpchiếm tới 90% Hệ thống y tế của huyện có 1 bệnh viện đa khoa; 1 trung tâm

y tế; 29 trạm y tế xã và thị trấn Mạng lưới cung ứng thuốc có 1 hiệu thuốcbệnh viện, 29 đại lý thuốc tại các trạm y tế xã và thị trấn Mạng lưới y tế tưnhân trên địa bàn huyện Vũ Thư có 121 quầy thuốc tư nhân

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnhThái Bình

* Đặc điểm xã nghiên cứu

Xã Nguyên Xá là một xã thuần nông có điều kiện khí hậu nhiệt đới giómùa quanh năm, cách thành phố Thái Bình khoảng 9km, có diện tích tự nhiên

là 640 ha; phía đông giáp xã Song An, phía tây giáp với sông Hồng, phía namgiáp xã Vũ Tiến, phía bắc tiếp giáp xã Hòa Bình Dân số của xã 7730 người,

2008 hộ gia đình, số hộ y tế 1962, chia làm 4 thôn Ngô Xá, Kiến Xá, Thôn

Trang 22

Thái và Hoàng Xá với 13 đội Nghề nghiệp chính của nhân dân trong xã làtrồng trọt và chăn nuôi, có một số nhỏ là công nhân viên chức và buôn bánnhỏ; thu nhập bình quân đầu người là 5 triệu; tỷ lệ hộ nghèo là 3,3% Toàn xãcó 5 đại lý thuốc, 1 đại lý thuốc của trạm y tế và 4 đại lý thuốc tư nhân Giaothông thuận tiện cho nên người dân khi bị ốm đau đến các cơ sở y tế để khámchữa bệnh, mua thuốc rất thuận lợi Xã Nguyên Xá có 1 đại lý thuốc thú ý.

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này gồm 2 nhóm:

a) Đối tượng để phỏng vấn

Là người trưởng thành đại diện cho các hộ gia đình đang sinh sống trênđịa bàn xã

b) Đối tượng lấy mẫu làm xét nghiệm tìm E coli sinh men β-lactamase phổ rộnglactamase

phổ rộng:

+ Mẫu phân của người khỏe mạnh thuộc các hộ gia đình

+ Mẫu thực phẩm tại các chợ tại xã nghiên cứu

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9/2013 đến tháng 8/2014

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trêncuộc điều tra cắt ngang

- Điều tra phỏng vấn đối với người dân đánh giá kiến thức, thực hànhcủa người dân về việc sử dụng kháng sinh

- Tiến hành xét nghiệm để mô tả thực trạng nhiễm E coli sinh men

β-lactamase phổ rộng ở một số mẫu phân và thực phẩm tại xã Nguyên Xá huyện

Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2014

Trang 23

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

a) Phương pháp chọn mẫu

+ Chọn xã nghiên cứu:

Chúng tôi chọn chủ định xã Nguyên Xá của huyện Vũ Thư vào nghiêncứu Đây là xã có những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường vàsức khỏe đặc trưng của vùng nông thôn Thái Bình, nên có thể phần nào đạidiện cho các xã vùng nông thôn Thái Bình

+ Chọn chợ nghiên cứu:

Tại huyện Vũ Thư tiến hành chọn mẫu nghiên cứu tại 3 chợ trong đócó 1 chợ có quy mô là chợ huyện và 2 chợ thuộc quy mô chợ liên xã

+ Chọn mẫu thực phẩm:

Tại phiên chợ của mỗi xã đã chọn vào nghiên cứu tiến hành lấy mẫutoàn bộ các quầy hiện có bán thịt lợn, thịt gà, tôm cá nước ngọt

Vì một phiên chợ sẽ không có đủ số mẫu cần lấy do vậy số lượng mẫuxét nghiệm của từng loại sẽ được lấy tích lũy (cộng dồn) từ phiên chợ nàysang phiên chợ khác cho vừa đủ cỡ mẫu đã tính toán

+ Chọn đối tượng phỏng vấn

- Phương pháp chọn đối tượng phỏng vấn là người chủ hộ trong giađình không chăn nuôi hoặc có chăn nuôi ở mức gia trại hoặc trang trại

Tại các thôn của xã, bốc thăm ngẫu nhiên một hộ gia đình đầu tiên tiếnhành phỏng vấn chủ hộ hoặc người từ 18 tuổi trở lên (mỗi hộ gia đình chỉphỏng vấn một người) về kiến thức, thực hành của họ về việc sử dụngkháng sinh

Tiếp sau đó phỏng vấn các hộ gia đình kế tiếp theo phương pháp “cổngliền cổng” cho đến khi đủ cỡ mẫu

+ Chọn đối tượng lấy mẫu phân làm xét nghiệm tìm E coli

Trang 24

- Mẫu phân người: Lấy phân xét nghiệm phân lập trực khuẩn E coli, từ đó xác định tỷ lệ vi khuẩn E coli sinh men β-lactamase phổ rộnglactamase phổ rộng Loại trừ

những người đang ốm đau (trước 2 tuần lấy mẫu) phải dùng đến kháng sinhđường uống hoặc đường tiêm

Từ các hộ gia đình được chọn điều tra phỏng vấn chọn ngẫu nhiên một

số hộ gia đình để lấy mẫu phân của tất cả những thành viên trong hộ gia đìnhđồng ý tham gia nghiên cứu

Thành viên trong các hộ gia đình hộ kế tiếp được lấy mẫu phân theophương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ cỡ mẫu

b) Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu xác định tỷ lệ được áp dụng theo công thức

) 2 / 1 (

) 1 (

d

p p

+ Tính cỡ mẫu điều tra phỏng vấn:

- n: Cỡ mẫu nghiên cứu

- Z1-/2: Độ tin cậy lấy ở ngưỡng  = 0,05 với kiểm định phân phốichuẩn /2; Z1-/2 = 1,96

- p: ước tính kiến thức, thực hành đúng của người dân về sử dụngkháng sinh (p được chọn là 50%)

- d: Độ sai lệch mong muốn theo p, trong nghiên cứu này chúng tôichọn d = 0,05

Với các dữ liệu trên, cỡ mẫu được tính toán cho điều tra là 384.Trên thực tế chúng tôi điều tra được 402 hộ gia đình

+ Tính cỡ mẫu xét nghiệm đối với mẫu phân

- n: Cỡ mẫu nghiên cứu

- /2: Độ tin cậy lấy ở ngưỡng  = 0,05; Z1-/2 = 1,96

Trang 25

- p: ước tính tỷ lệ người khoẻ mạnh nhiễm E coli sinh ESBL qua

một cuộc điều tra thử trước đó (p được chọn là 75%)

- d: Độ sai lệch mong muốn theo p, trong nghiên cứu này chúng tôichọn d = 0,05

Với các dữ liệu trên, cỡ mẫu được tính toán cho điều tra là 200 mẫuTrên thực tế, 204 đối tượng tham gia làm xét tương ứng với 53 hộgia đình tham gia làm xét nghiệm

+ Tính cỡ mẫu xét nghiệm E coli sinh ESBL trong thực phẩm

- n: Cỡ mẫu nghiên cứu

- /2: Độ tin cậy lấy ở ngưỡng  = 0,05; Z1-/2 = 1,96

- p: ước tính tỷ lệ thực phẩm nhiễm E coli sinh ESBL qua một cuộc

điều tra trước (p được chọn là 25%) [44]

- d: Độ sai lệch mong muốn theo p, trong nghiên cứu này chúng tôichọn d = 0,06

Với các dữ liệu trên, cỡ mẫu được tính toán cho điều tra là 160 mẫu,chia đều cho 4 loại thực phẩm để mua mẫu về xét nghiệm

Thực tế đã lấy số mẫu là 173 mẫu, trong đó: 48 mẫu thịt lợn, 41 mẫuthịt gà, 44 mẫu cá và 40 mẫu tôm

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

2.2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu

- Sử dụng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để phỏng vấn các hộ giađình về kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh vàchăn nuôi

- Sử dụng phiếu điều tra để truy suất nguồn gốc thực phẩm

- Xét nghiệm mẫu phân người để tìm vi khuẩn E coli sinh ESBL

- Xét nghiệm thực phẩm để tìm vi khuẩn E coli sinh ESBL

Trang 26

2.2.3.2 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

* Kỹ thuật xét nghiệm xác định vi khuẩn E coli sinh ESBL

Xác định các chủng vi khuẩn E coli sinh ESBL kháng kháng sinh bằng

phương pháp thử nghiệm đĩa đôi Thử nghiệm xác nhận được thực hiện trênnguyên tắc tìm tác dụng hiệp lực giữa đĩa ceftazidime 30µg (CAZ) vàceftazidime/acid clavulanic 30/10 µg (CAZ-CLA) hoặc cefotaxime 30µg (CTX)

và cefotaxim/acid clavulanic 30/10 µg (CTX-CLA) Sự kết hợp với chất ức chếESBL như clavulanic acid sẽ làm tăng hoạt tính của cephalosporin thể hiện bằngsự giãn rộng của vòng kháng khuẩn Kết quả được biện luận theo hướng dẫn củaCLSI (M100-S17) Khi đường kính vòng kháng khuẩn của đĩacephalosporin/acid clavulanic ≥ 5mm so với đường kính vòng kháng khuẩn củađĩa cephalosporin thì chủng đó được ghi nhận là mang kiểu hình ESBL

* Kỹ thuật xét nghiệm phân phân lập trực khuẩn E coli trên môi trường

Muller-Hilton

- Mẫu phân: Các bước lấy mẫu phân được thực hiện theo hướng dẫn củaThông tư 43/2/2011/TT-BYT [7] Mẫu được bảo quản lạnh trong suốt quátrình vận chuyển về phòng thí nghiệm

+ Nguyên tắc lấy bệnh phẩm phân

Sử dụng dụng cụ lấy mẫu phân (swab kit) do công ty Eiken ChemicalCo.LTD, Japan cung cấp Dùng que lấy mẫu quết nhẹ lên bãi phân theo cácchiều khác nhau Lấy một lượng phân vừa đủ Sau đó cho que lấy mẫu vào trongống lấy mẫu (trong ống có dung dịch bảo quản mẫu), vặn chặt ống Mẫu đượcbảo quản lạnh trong suốt quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm

Thực hiện theo quy trình phân tích mẫu:

- Dùng que cấy có mẫu phân cấy lên môi trường thạch MacConkey, sauđó nuôi cấy trong tủ ấm ở 37oC trong 24h

Trang 27

- Từ môi trường MacConkey chọn khuẩn lạc nghi ngờ là E coli tròn,

có màu hồng đậm, cấy lên môi trường TSA, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm ở

37oC trong 24h

- Sau 24h, chọn khuẩn lạc E coli từ môi trường TSA cấy vào 3 môi

trường TSI (nuôi cấy trong tủ ấm ở 37oC trong 24h), CLIG (nuôi cấy trong tủ

ấm ở 37oC trong 24h), LIM (nuôi cấy trong tủ ấm ở 37oC trong 24h) để kiểm

tra tính chất sinh vật hóa học của E coli

- Xác định được vi khuẩn E coli, dùng tăm bông vô khuẩn cấy khuẩn

lạc từ môi trường CLIG sang môi trường Muller-Hilton, đặt các khoanh giấykháng sinh lên bề mặt đĩa thạch vừa cấy khuẩn lạc, sau đó đem nuôi cấy trong

tủ ấm ở ở 37oC trong 16-18h Sau 18h đọc kết quả

* Kỹ thuật xét nghiệm phân lập trực khuẩn E coli từ mẫu thực phẩm

trên môi trường Muller-Hilton

- Mẫu thực phẩm: Các bước lấy mẫu được thực hiện theo thông tư14/2011/TT-BYT [6] Mẫu được bảo quản lạnh trong suốt quá trình vậnchuyển về phòng thí nghiệm Tiêu chuẩn lấy mẫu: 200g mỗi loại thựcphẩm Đối với thịt gà và thịt lợn chỉ lấy phần thịt nạc Đối với mẫu thựcphẩm là tôm, tép lấy nguyên con

Thực hiện theo quy trình phân tích mẫu sau: Mẫu sau khi được lấymang về phòng thí nghiệm và sử dụng các dụng cụ vô trùng để xử lý mẫu

- Cắt nhỏ 25g mẫu, đựng trong túi màng lọc, thêm dung dịch đệmpeptone (BPW) cho đủ 250g Trộn nhẹ nhàng mẫu thực phẩm trong túi BPWtrong 30 giây, sau đó đem nuôi trong tủ ấm ở 37 ± 1o C trong 18 ± 24h

- BPW có chứa mẫu thực phẩm đã nuôi cấy trong 18- 20h được sửdụng để cấy trên môi trường thạch ctx-Chrom, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm ở

37 ± 1o C trong 24 ± 3h Khuẩn lạc E coli điển hình trên môi trường thạch ctx

– Chrom có màu xanh

Trang 28

- Từ mỗi đĩa ctx-Chrom chọn lấy 3 khuẩn lạc nghi ngờ là E coli cấy

vào 3 môi trường TSI, CLIG và LIM (nuôi cấy trong tủ ấm ở 37oC trong 24h)

để kiểm tra tính chất sinh vật hóa học của E coli

- Dùng tăm bông vô khuẩn cấy khuẩn lạc từ môi trường CLIG sang môitrường Muller-Hilton, đặt các khoanh giấy kháng sinh lên bề mặt đĩa thạchvừa cấy khuẩn lạc, sau đó đem nuôi cấy trong tủ ấm ở ở 37oC trong 16-18h.Sau 18h đọc kết quả

2.2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu

* Thông tin chung về đối tượng xét nghiệm phân: tuổi, giới

* Tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL trong mẫu phân = Số mẫu phân nhiễm

E coli sinh ESBL / Số mẫu phân được xét nghiệm x 100%.

- Tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL chung, theo giới, theo nhóm tuổi

- Tần suất nhiễm E coli sinh ESBL tại các hộ gia đình

* Tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL trong thực phẩm (TP) = Số mẫu TP nhiễm E coli sinh ESBL / Số mẫu xét nghiệm x 100%.

+ Tỷ lệ nhiễm E coli trong TP = Số mẫu TP nhiễm E coli / Số mẫu xét

nghiệm x 100%

* Kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng kháng sinh ở người

- Thời điểm sử dụng kháng sinh

- Tác hại của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách

- Người tư vấn cho người dân khi sử dụng kháng sinh

- Tần suất sử dụng sử dụng kháng sinh ở các hộ gia đình trong 3 thángtrước thời điểm phỏng vấn

- Lý do người dân tự điều chỉnh liều lượng thuốc kháng sinh

- Vấn đề quan tâm khi mua thuốc kháng sinh của người dân: giá thuốc,hạn sử dụng, tên thuốc, nguồn gốc, đường dùng thuốc

Trang 29

* Kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng kháng sinh trongchăn nuôi.

- Tỷ lệ hộ gia đình có chăn nuôi

- Nguồn cung cấp thông tin về thuốc kháng sinh trong chăn nuôi

- Cách thức để thịt gia súc, gia cầm không còn tồn dư kháng sinh

- Người hướng dẫn cho người dân khi sử dụng kháng sinh cho vật nuôi

2.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá

Đọc kết quả trên khoanh giấy kháng sinh dựa vào các quy trình chuẩnthực hiện đang áp dụng trên thế giới về thử nghiệm tính nhậy cảm kháng sinhtheo tiêu chuẩn của Clinical and Laboratory Standard Institute (CLSI) [40]

2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

-lactamase phổ rộng tại xã Các số liệu của đề tài nghiên cứu sẽ được nhập máy tính và phân tích

dựa trên phần mềm Epi-info 6.04 và Epi – Data và sử dụng các thuật toánthống kê trong y học

- Sử dụng test χ2 và Fisher’s exact test để so sánh sự khác biệt giữacác tỷ lệ

- Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ

2.2.7 Biện pháp khống chế sai số

- Sai số có thể gặp trong phỏng vấn: Để hạn chế sai số, chúng tôi tậphuấn thành thạo kỹ thuật điều tra cho các điều tra viên, chú ý kỹ năng giaotiếp để tranh thủ sự hợp tác, chia sẻ của người điều tra

- Tiến hành điều tra thử trước khi điều tra chính thức

- Sai số có thể gặp trong xét nghiệm: Hạn chế sai số bằng cách chọncác cán bộ có kinh nghiệm để làm xét nghiệm, sử dụng các kỹ thuật xétnghiệm chuẩn

Trang 30

2.2.8 Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm E coli sinh men β-lactamase phổ rộng ở

người và thực phẩm tại một số hộ gia đình tại xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư

và mô tả kiến thức, thực hành của người dân liên quan đến tỷ lệ nhiễm E coli

sinh ESBL, nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn

gây bệnh có trong môi trường và người khỏe mạnh, từ đó đưa ra các biệnpháp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư

Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức trường Đại học YDược Thái Bình Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích vềmục đích yêu cầu của cuộc điều tra khảo sát và chỉ tiến hành nghiên cứu vớinhững đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu Các thông tin thu thập đượctừ đề tài chỉ phục vụ cho mục đích duy nhất là nghiên cứu khoa học

Trang 31

Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở người và thực phẩm

3.1.1 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL của người

Bảng 3.1 Phân bố người dân xét nghiệm phân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)

Kết quả bảng 3.1 cho thấy có 204 người dân tham gia xét nghiệm tìm vi

khuẩn E coli sinh ESBL Trong đó nhóm tuổi dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ cao

nhất (27,5%); thấp nhất là ở nhóm tuổi 30-39 (chiếm 8,8%)

Trang 32

Số liệu biểu đồ 3.1 cho thấy trong 204 người dân tham gia xét nghiệm

tìm vi khuẩn E coli sinh ESBL thì 50,5% nam giới tham gia xét nghiệm và

49,5% nữ giới tham gia xét nghiệm

Bảng 3.2 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở mẫu phân của người dân

Bảng 3.3 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL tại hộ gia đình

Nhiễm E coli sinh ESBL Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

Kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ gia đình có từ 2 người trở lên đến cả gia

đình nhiễm E coli sinh ESBL chiếm tỷ lệ cao nhất (73,6%) và tỷ lệ hộ gia đình không có người nhiễm vi khuẩn E coli sinh ESBL rất thấp (5,6%)

Trang 33

Biểu đồ 3.2 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL theo giới

Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL ở nam cao hơn ở nữ Tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL ở nam là 69,9 % và ở nữ là 62,4%;

sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Bảng 3.4 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL theo nhóm tuổi (n=135)

Nhóm tuổi Nhiễm E coli sinh ESBL p

Số lượng Tỷ lệ (%)

< 15 (1) (n=40) 30 75,0 p (1,2) > 0,0515-59 (2) (n=133) 85 63,9 p (2,3) >0,05

Kết quả bảng 3.4 cho thấy 75,0% ở lứa tuổi dưới 15 tuổi nhiễm E coli

sinh ESBL; tiếp theo là lứa tuổi từ 60 tuổi trở lên (64,5%) và 63,9% ở lứa tuổitừ 15 – 59; tuy nhiên sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các nhóm tuổi khôngcó ý nghĩa thống kê (p>0,05)

%

Trang 34

Bảng 3.5 Tiền sử bệnh tật của đối tượng tham gia xét nghiệm trong 3 tháng trước điều tra và tình trạng nhiễm E coli sinh ESBL (n=204)

Vi khuẩn Thông tin

Nhiễm E coli sinh ESBL

0 20 40 60 80 100

sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

Trang 35

Qua số liệu biểu đồ 3.4 cho thấy trong 204 người tham gia xét nghiệm

thì tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL ở các hộ gia đình có chăn nuôi là 65,9% và

ở hộ gia đình không chăn nuôi là 67,6% Tuy nhiên sự khác biệt không có ýnghĩa thống kê với p>0,05

3.1.2 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở thực phẩm

Bảng 3.6 Số lượng mẫu thực phẩm lấy tại 3 chợ Vũ Thư, Thái Bình

là thịt gà, 44 mẫu là cá và 40 mẫu là tôm

Bảng 3.7 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL trong từng loại thực phẩm

%

Trang 36

Vi khuẩn

Thực phẩm

Mẫu thực phẩm

Nhiễm E coli Nhiễm E colisinh ESBL

mẫu thịt gà chiếm tỷ lệ cao (95,1%) và thấp nhất là ở mẫu thịt lợn (58,3%)

Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL giữa các mẫu thực phẫm (p<0,05) Trong đó tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL ở mẫu thịt gà là cao

nhất (chiếm 87,8%) và thấp nhất là ở mẫu thịt lợn (45,8%)

Bảng 3.8 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở thịt lợn theo nguồn gốc

Vi khuẩn

Nguồn gốc

Mẫu thực phẩm

Nhiễm E coli Nhiễm E colisinh ESBL

Tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL ở mẫu thịt lợn có nguồn gốc gia trại

(48,8%) cao hơn mẫu thịt lợn có nguồn gốc trang trại (20,0%); tuy nhiên sựkhác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Bảng 3.9 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở thịt gà theo nguồn gốc

Vi khuẩn Mẫu thực Nhiễm E coli Nhiễm E coli

Trang 37

Số liệu bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E coli sinh ESBL ở

thịt gà có nguồn gốc trang trại chiếm tỷ lệ cao nhất (92,0%) và thấp nhất làthịt gà có nguồn gốc công ty (80,0%); sự khác biệt này không có ý nghĩathống kê với p>0,05

Bảng 3.10 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở cá theo nguồn gốc

Vi khuẩn

Nguồn gốc

Mẫu thực phẩm

Nhiễm E coli Nhiễm E coli

Bảng 3.11 Thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở tôm, tép theo nguồn gốc

Vi khuẩn Mẫu thực

phẩm

Nhiễm E coli Nhiễm E coli sinh

ESBL

Trang 38

Số liệu bảng 3.11 cho thấy thực trạng nhiễm E coli sinh ESBL ở tôm,

tép theo nguồn gốc 71,4% mẫu tôm tép có nguồn gốc sông tự nhiên nhiễm vi

khuẩn E coli sinh ESBL; 66,7% và 62,5% mẫu tôm, tép có nguồn gốc ao trang trại và gia đình nhiễm vi khuẩn E coli sinh ESBL; tuy nhiên sự khác

biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05

Bảng 3.12 Tỷ lệ nhiễm E coli sinh ESBL trong mẫu thực phẩm theo chất

tẩy rửa dùng để rửa dụng cụ quầy bán hàng

Chất tẩy rửa Số

mẫu TP

Kết quả bảng 3.12 cho thấy có 2 quầy bán hàng không rửa dụng cụ thì

cả 2 mẫu thực phẩm từ 2 quầy này đều nhiễm vi khuẩn E coli sinh ESBL (100,0%); tiếp theo tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E coli sinh ESBL trong mẫu thực

phẩm tại các quầy bán hàng chỉ dội nước là 67,5%; chỉ có 1 quầy bán hàng xử

lý dụng cụ bán hàng bằng nước nóng thì không phát hiện được vi khuẩn

E.coli sinh ESBL trong thực phẩm.

3.2 Kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng kháng sinh

3.2.1 Kiến thức và thực hành về sử dụng kháng sinh điều trị cho người

Bảng 3.13 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=402)

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%)

Trang 39

Không biết đọc, biết viết 4 1,0

Kết quả bảng 3.13 cho thấy số người có trình độ học vấn là trung học

cơ sở chiếm đa số (47,5%), tỷ lệ mù chữ thấp (1,0%)

Bảng 3.14 Kiến thức về thời điểm sử dụng kháng sinh (n=402)

Thời điểm sử

dụng KS

THCS trở xuống (n=285)

Trên THCS (n=117) Chung

Bảng 3.15 Tỷ lệ người dân biết về sử dụng kháng sinh không đúng cách là

có hại (n=402)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Trang 40

Không có hại 13 3,2

86,6%

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ người dân biết về sử dụng kháng sinh không đúng cách

là có hại (n=402)

Qua số liệu bảng 3.15 và biểu đồ 3.5 cho thấy trong 402 người đượchỏi có 348 người dân cho rằng sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ có hại,chiếm 86,6% Tuy nhiên vẫn còn 10,2% người dân không biết rằng sử dụngkháng sinh không đúng cách là có hại hay không Thậm chí có 3,2% ngườidân cho rằng dùng kháng sinh không đúng cách cũng không có hại

Ngày đăng: 29/07/2019, 12:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Trần Thị Hương Giang, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), “Xác định tỷ lệ nhiễm và độc lực của vi khuẩn Escherichia coli phân lập được từ lợn, bò, gà ở một số huyện ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 10 số 2, tr. 295-300 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định tỷ lệnhiễm và độc lực của vi khuẩn Escherichia coli phân lập được từ lợn,bò, gà ở một số huyện ngoại thành Hà Nội”, "Tạp chí Khoa học và Pháttriển
Tác giả: Trần Thị Hương Giang, Huỳnh Thị Mỹ Lệ
Năm: 2012
13. Đặng Thị Hường (2004), “Nghiên cứu kiến thức, thực hành về việc sử dụng kháng sinh của người dân xã Bình Định, thị trấn Thanh Nê huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kiến thức, thực hành về việc sửdụng kháng sinh của người dân xã Bình Định, thị trấn Thanh Nê huyệnKiến Xương, tỉnh Thái Bình”, "Luận văn thạc sỹ y học
Tác giả: Đặng Thị Hường
Năm: 2004
14. Nguyễn Phú Hương Lan, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Đinh Nguyễn Nguyễn Huy Mẫn và cộng sự (2012), “Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của acinetobacter và pseudomonas phân lập tại bệnh viện nhiệt đới năm 2010”, Thời sự Y học 03/2012, số 68, tr.9-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát mức độ đề khángkháng sinh của acinetobacter và pseudomonas phân lập tại bệnh việnnhiệt đới năm 2010”, "Thời sự Y học 03/2012
Tác giả: Nguyễn Phú Hương Lan, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Đinh Nguyễn Nguyễn Huy Mẫn và cộng sự
Năm: 2012
15. Phạm Đình Luyện, Nguyễn Ngọc Tất (2010), “Khảo sát sự lựa chọn dịch vụ y tế và thói quen sử dụng kháng sinh của các hộ gia đình thị xãTây Ninh, tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr.122-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sự lựa chọndịch vụ y tế và thói quen sử dụng kháng sinh của các hộ gia đình thị xãTây Ninh, tỉnh Tây Ninh”, "Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Đình Luyện, Nguyễn Ngọc Tất
Năm: 2010
16. Lê Văn Nam, Trần Viết Tiến, Hoàng Vũ Hùng (2014), “Nghiên cứu mức độ nhạy cảm kháng sinh trên các chủng E. coli phân lập từ máu bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới trung ương”, Tạp chí y dược học quân sự, số 3, tr.97-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứumức độ nhạy cảm kháng sinh trên các chủng "E. coli" phân lập từ máubệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới trungương”, "Tạp chí y dược học quân sự
Tác giả: Lê Văn Nam, Trần Viết Tiến, Hoàng Vũ Hùng
Năm: 2014
18. Lê Đình Minh Nhân, Võ Thị Chi Mai (2006), “Tính đề kháng kháng sinh của Helicobacterpylori trong bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10, tr.73-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính đề kháng khángsinh của Helicobacterpylori trong bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng”, "Tạpchí Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Đình Minh Nhân, Võ Thị Chi Mai
Năm: 2006
21. Trần Thị Thúy Phượng, Kiều Chí Thành (2013), “Nghiên cứu khả năng kháng thuốc kháng sinh của một số chủng thuộc loài Acinetobacter Baumannii phân lập tại bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số 4, tr.35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năngkháng thuốc kháng sinh của một số chủng thuộc loài AcinetobacterBaumannii phân lập tại bệnh viện Trung ương Huế”, "Tạp chí Y họcthực hành
Tác giả: Trần Thị Thúy Phượng, Kiều Chí Thành
Năm: 2013
22. Nguyễn Sâm (2009), “ Đánh giá một số phương pháp phát hiện β- Lactamase phổ rộng (ESBL) của Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae”, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá một số phương pháp phát hiện β-Lactamase phổ rộng (ESBL) của "Escherichia coli "và "Klebsiellapneumoniae"”, "Luận văn Thạc sỹ y học
Tác giả: Nguyễn Sâm
Năm: 2009
23. Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Việt, Lê Thu Hồng, Hà Thị Thu Vân (2010). “Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn sinh ESBL phân lập được tại Bệnh viện 103 giai đoạn 2007 – 2009”, Tạp chí Y dược học quân sự, số 9, tr. 47-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn sinhESBL phân lập được tại Bệnh viện 103 giai đoạn 2007 – 2009”, "Tạpchí Y dược học quân sự
Tác giả: Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Việt, Lê Thu Hồng, Hà Thị Thu Vân
Năm: 2010
25. Trần Thị Thoa (2012), “Nghiên cứu thực trạng và tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc, thuốc thiết yếu tại tuyến xã”, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Y Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và tính công bằng trongtiếp cận và sử dụng thuốc, thuốc thiết yếu tại tuyến xã”, "Luận án tiến sĩdược học
Tác giả: Trần Thị Thoa
Năm: 2012
27. Đinh Thiện Thuận, Võ Bá Lâm, Khương Thị Ninh và CS (2003), "Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng kháng sinh trong quầy thịt heo, gà thương phẩm trên địa bàn Bình Dương", Kỷ yếu hội thảo khoa học sản xuất và chế biến thực phẩm sạch, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh,tr.190-196 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảosát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng khángsinh trong quầy thịt heo, gà thương phẩm trên địa bàn Bình Dương
Tác giả: Đinh Thiện Thuận, Võ Bá Lâm, Khương Thị Ninh và CS
Năm: 2003
28. Vi Thị Thanh Thủy (2012), “Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ thịt lợn tại thành phố Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp”, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quanđến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ thịt lợn tạithành phố Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp”, "Luận án Tiến sỹ y học
Tác giả: Vi Thị Thanh Thủy
Năm: 2012
29. Phạm Hùng Vân và nhóm nghiên cứu Midas (2010), “Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng Imipenem và Meropenem của trực khuẩn gram (-) dễ mọc – kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, tr. 280-286 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đatrung tâm về tình hình đề kháng Imipenem và Meropenem của trựckhuẩn gram (-) dễ mọc – kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam”, "Tạpchí Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Hùng Vân và nhóm nghiên cứu Midas
Năm: 2010
30. Hà Vinh (2011), “Shigella kháng thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Thời sự y học 03/2011, số 58, tr. 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shigella kháng thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh”,"Thời sự y học 03/2011
Tác giả: Hà Vinh
Năm: 2011
(2013), “The antibiotic susceptibility patterns of Uropa thogenic Escherichia coli with special reference to the Fluoroquinolones”, Journal of Clinical and Diagnostic research, 7(6), pp.1027-1030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The antibiotic susceptibility patterns of Uropa thogenicEscherichia coli with special reference to the Fluoroquinolones”",Journal of Clinical and Diagnostic research
32. Ai Ling Oh, Mohamed Azmi Hassali, Mahmoud Sadi Al-Haddad et al (2011), “Public knowledge and attitudes towards antibiotic usage: a cross-sectional study among the general public in the state of Penang, Malaysia”, J Infect Dev Ctries, 5(5), pp.338-347 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al"(2011), “Public knowledge and attitudes towards antibiotic usage: across-sectional study among the general public in the state of Penang,Malaysia”, "J Infect Dev Ctries
Tác giả: Ai Ling Oh, Mohamed Azmi Hassali, Mahmoud Sadi Al-Haddad et al
Năm: 2011
33. Andre Birgy, Robert Cohen, Corinne Levy et al (2012), “Community faecal carriage of extended-spectrum beta-lactamase-prouducing Enterobacteriaceae in french children”, BioMed Central infectious Diseases, pp.1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al" (2012), “Communityfaecal carriage of extended-spectrum beta-lactamase-prouducingEnterobacteriaceae in french children”, "BioMed Central infectiousDiseases
Tác giả: Andre Birgy, Robert Cohen, Corinne Levy et al
Năm: 2012
34. Anibal de J.Sosa, Denis K.Byarugaba, Carlos F.Amabile – Cuevas et al (2010), Antimicrobial resistance in developing countries Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al"(2010)
Tác giả: Anibal de J.Sosa, Denis K.Byarugaba, Carlos F.Amabile – Cuevas et al
Năm: 2010
35. Aránzazu Valverde, Fabio Grill, Teresa M. Coque et al (2008), “ High rate of intestinal colonization with extended-spectrum-β-lactamase- producing organisms in household contacts of infected community patients”, Journal of Clinical Microbiology, 46(8), pp. 2796-2799 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al" (2008), “ Highrate of intestinal colonization with extended-spectrum-β-lactamase-producing organisms in household contacts of infected communitypatients”, "Journal of Clinical Microbiology
Tác giả: Aránzazu Valverde, Fabio Grill, Teresa M. Coque et al
Năm: 2008
36. Bayeh Abera, Mulugeta Kibret and Wondemagegn Mulu (2014),“Knowledge and beliefs on antimicrobial resistance among physicians and nurses in hospitals in Amhara Region, Ethiopia”, BioMed Central pharmacology and Toxicology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge and beliefs on antimicrobial resistance among physiciansand nurses in hospitals in Amhara Region, Ethiopia”
Tác giả: Bayeh Abera, Mulugeta Kibret and Wondemagegn Mulu
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w