1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG tác QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH PHƯƠNG vũ

49 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 631,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ vấn đề bứt thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phảixác định và đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết, tối thiểu,phải biết được hiệu quả sử dụng

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Tổng quan về vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động của doanh nghiệp .3

1.1.3 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động của doanh nghiệp 5

1.2 Phân tích tình hình quản lý các khoản mục của vốn lưu động 5

1.2.1 Phân tích việc quản lý vốn bằng tiền .6

1.2.2 Phân tích tình hình quản lý của khoản phải thu .6

1.2.3 Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho .8

1.3.Sự cần thiết của việc phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ 9

1.4.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp 9

1.4.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động .9

1.4.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .9

1.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .10

1.4.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động .10

1.4.3.2 Nhóm chỉ tiêu về tỉ lệ sinh lời của vốn lưu động .11

1.4.3.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán .11

Trang 2

1.4.3.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu

12

1.4.3.5 Nhóm chỉ tiêu về khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho .13

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sư dụng vốn lưu động .13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHƯƠNG VŨ 15

2.1.Giới thiệu tổng quát về Công Ty TNHH PHƯƠNG VŨ 15

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .15

2.1.1.1 Giới thiệu về công ty .15

2.1.1.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh 15

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và tổ chức bộ máy của công 16

2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 16

2.2.Khái quát chung về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2015-2017 17

2.2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán 17

2.2.1.1 Về tài sản .19

2.2.1.2 Về nguồn vốn .20

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 21

2.2.2.1 Tình hình doanh thu 23

2.2.2.2 Tình hình chi phí 23

2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phương Vũ 25

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu 26

2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 26

2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 27

2.3.3.1 Phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng 29

CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHƯƠNG VŨ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 32

Trang 3

3.1 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Phương

32

3.1.1 Thành tích 32

3.1.2 Hạn chế 32

3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty 32

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phương Vũ 33

3.3.1 Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vố lưu động 33

3.3.2 Quản lý tốt hơn các khoản phải thu nhằm hạn chế lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng 34

3.3.3 Xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty trong kỳ kế tiếp 34

3.3.4 Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính 37

3.3.5 Biện pháp về cơ cấu tổ chức quản lý 38

KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, bất kì doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạtđộng kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động nhất định như là tiền đềbắt buộc Vốn lưu động có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở với xuthế quốc tế hóa ngày càng cao và sự kinh doanh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ

Do vậy, nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, nhất là nhu cầu vốn dàihạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn.Trong khi nhu cầu

về vốn lớn như vậy thì khả năng tạo lập và huy động vốn của doanh nghiệp lại bịhạn chế Vì thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưuđộng sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng vàchấp hành pháp luật

Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, hiệu quả sử dụng vốn đang là vấn đèđược quan tâm Nhìn chung hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính ở các doanhnghiệp của Việt Nam đang cởn mức thấp so với các doanh nghiệp trên thế giới Nếuchúng ta không có giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu qủa sử dụng các nguồn tàichính thì các doanh nghiệp sẽ khó đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay

Xuất phát từ vấn đề bứt thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phảixác định và đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết, tối thiểu,phải biết được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình ra sao, các giải phápcần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình.Đồng thời xuất phát từ mục đích của bản thân mong muốn được nghiên cứu và tìmhiểu sâu hơn về vốn lưu động, cùng với kiến thức được trang bị trong quá trình họctập ở trường và qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Phương Vũ, em đã quyếtđịnh chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHHPhương Vũ” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình

Bài báo cáo gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNGTẠI CÔNG TY TNHH PHƯƠNG VŨ.

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNGTẠI CÔNG TY TNHH PHƯƠNG VŨ GIAI ĐOẠN 2018-2020

Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏinhững sai sót Mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các anh chị trong công ty vàcác bạn để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

VÀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn

Hoặc theo cách định nghĩa khác, vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắnliền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Vốn lưu động làbiểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, vì vậy nó tham gia trựctiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh Qua một chu kỳ sản xuất, kinh doanh vốnlưu động chuyển hóa thành nhiều hình thái khác nhau Đầu tiên khi tham gia vàoquá trình sản xuất vốn lưu động thể hiện ở trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, quacác giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm Giaiđoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hóavào sản phẩm cuối cùng Khi sản phẩm bán trên thị trường sẽ thu về tiền tệ hay hìnhthái ban đầu của vốn lưu động

1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động có 3 đặc điểm:

 Thứ nhất, vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh và hoàn thành một vòng

tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh

 Thứ hai, vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị haomòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó, giá trị của nó chuyển hết một lần vào

giá trị của sản phẩm để cấu thành nên giá thành sản phẩm

 Thứ ba, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường xuyênthay đổi hình thái biểu hiện từ hình thài vốn tiền tệ lúc đầu chuyển sang vốn theodạng hàng hóa, vật tư rồi cuối cùng trở lại trạng thái tiền tệ sau khi tiêu thụ sản

phẩm Sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển

1.1.3 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia làm bốn loại:

Trang 7

- Tiền và các tài sản tương đương tiền như: Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn

- Các khoản phải thu: Phải thu khách hàng, phải thu khác…

- Hàng tồn kho gồm: Nguyên, nhiên vật liệu; công cụ dụng cụ; chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang; thành phẩm tồn kho, hàng gửi đi bán; hàng mua đang đi

đường

- Tài sản lưu động khác: Tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển

 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình kinh doanh

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,

nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở

dang, bán thành phẩm và các chi phí chưa kết chuyển

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu

tư ngắn hạn và các khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản tạm

ứng…)

 Phân loại theo quan hệ sở hữu

- Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,

doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt Tuỳtheo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sởhữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; vốn do chủdoanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từcác thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh

nghiệp…

- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các

nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua pháthành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ cóquyền sử dụng trong một thời hạn nhất định

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp đượchình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ Từ đó có cácquyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo

an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

 Phân loại theo nguồn hình thành

Trang 8

- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều

lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp

- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá

trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn

góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh

- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín

dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác

- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái

phiếu

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động của doanh nghiệp

 Vốn lưu động có vai trò sống còn đối với doanh nghiệp Nó là điều kiện vật chất

không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh

 Vốn lưu động còn là công cụ để phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật

tư hay nói cách khác nó phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ và tiêu thụ củadoanh nghiệp Vì vậy, vốn lưu động là điều kiện cần và đủ cho quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh

 Vốn lưu động có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp

 Vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên giá cả hàng hóa bán ra

 Vốn lưu động là yếu tố nâng cao uy tính và sức cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2 Phân tích tình hình quản lý các khoản mục của vốn lưu động

Từ việc phân tích cơ cấu vốn lưu động, ta có thể thấy được khái quát tình hìnhphân bổ VLĐ và sự biến động của VLĐ, cụ thể là tăng lên hay giảm đi qua các năm

và việc tăng lên hay giảm đi này của VLĐ chủ yếu là do sự tăng lên hay giảm đi củacác bộ phận cấu thành nên VLĐ như tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu hay tài sảnlưu động khác Từ đó, ta đi sâu phân tích từng bộ phận của VLĐ để thấy đượcnhững nguyên nhân dẫn đến sự biến động này

Trang 9

1.2.1 Phân tích việc quản lý vốn bằng tiền

Để phân tích sự biến động của vốn bằng tiền, trước tiên ta phải phân tích sốliệu theo bảng phân tích sau :

BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Đối với mục đích dự phòng liên quan đến khả năng dự đoán nhu cầu chi tiền.Nếu khả năng dự đoán cao thì dự phòng sẽ thấp, hay khả năng vay mượn tiền nhanhchóng thì nhu cầu dự phòng sẽ thấp xuống, điều này phụ thuộc vào uy tín của doanhnghiệp

Đối với việc dự trữ cho mục đích đầu tư và chuẩn bị sẵn sàng để lợi dụng cơhội sinh lợi Thông thường thì việc dự trữ tiền cho mục đích này là rất hiếm hoi vì

nó tuỳ thuộc vào cá tính của nhà đầu tư

Phân tích tình hình quản lý của khoản phải thu

Tương tự như vốn bằng tiền, khoản phải thu khách hàng cũng là một yếu tốcấu thành nên vốn lưu động và cũng là một yếu tố rất quan trọng trong cơ cấu vốnlưu động Đây là một bộ phận tác động mạnh đến sự biến động của vốn lưu động

Trang 10

BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Khoản phải thu

+ Khoản phải thu khách hàng

+ Trả trước cho người bán

tỏ trong năm này doanh nghiệp có thể thực hiện thành công những biện pháp thuhồi nợ các khoản phải thu nên làm cho khoản phải thu giảm đi nhưng sự giảm đinày chỉ tương đối, nếu giảm mạnh thì điều đó là không tốt vì có thể làm cho một sốkhách hàng ít có khả năng thanh toán chuyển sang mua hàng của doanh nghiệpkhác, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ, nên ảnh hưởng đến tình hìnhkinh doanh nói chung

Nếu những tác động của các bộ phận trong khoản phải thu làm cho khoản phảithu tăng lên só với năm trước, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu củadoanh nghiệp là kém hiệu quả, đây là biểu hiện xấu vì khả năng hoán chuyển thànhtiền của các khoản nợ phải thu kém nên làm giảm hiệu quả của vốn lưu động củadoanh nghiệp Lúc này, đối với bộ phận nào mà tác động mạnh nhất đến sự tăng lêncủa khoản phải thu thì cần có biện pháp khống chế sự gia tăng này

Trang 11

1.2.2 Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho

Phân tích hàng tồn kho là việc rất quan trọng bởi lẽ giá trị hàng tồn khothường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản lưu động nên sự biến động củachỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của vốn lưu động Mặt khác, bất kìmột doanh nghiệp nào đi nữa cũng muốn có một khoản tồn kho thích hợp, cáckhoản dự trữ này sẽ đủ đảm bảo cho tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh,đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm đểđáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết Nên một lần nữa ta thấy được tầm quantrọng của hàng tồn kho là như thế nào Để phân tích biến động của chỉ tiêu tồn kho

ta lập bảng sau :

BẢNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)Hàng tồn kho

là nao nhiêu, trong đó chủ yếu là bộ phận nào của hàng tồn kho tăng lên Nếu là donguyên vật liệu thì sự gia tăng này có thể là tốt vì có thể trong năm này doanhnghiệp cần sản xuất một lượng lớn sản phẩm theo đơn đặt hàng hay do năm trướcsản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ mạnh nên năm nay cần dự trữ thêm NVL đểtăng sản lượng sản xuất, còn nếu do thành phẩm tồn kho tăng lên thì có thể đó làmột biểu hiện xấu vì chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém hơnnên làm cho thành phẩm tồn kho tăng lên, nên có thể dẫn đến ứ động vốn làm giảm

Trang 12

hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cần có biện pháp thích hợp trong khâu tiêu thụ đểgiảm lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Ngược lại, hàng tồn kho giảm đi so với năm trước thì chủ yếu là do bộ phậnnào, NVL tồn kho, TP tồn kho hay CP SXKD dở dang Tương tự như vậy, sự giảmxuống của các bộ phận này là tốt hay xấu, từ đó có biện pháp thích hợp để quản lý

1.3 Sự cần thiết của việc phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng

VLĐ

VLĐ là yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất kinh doanh nào hay bất kì một nhà đầu tư nào khi muốn bỏ vốn ra đểđầu tư vào doanh nghiệp vì thông qua VLĐ, có thể đánh giá được tình hình quản lý

và sử dụng VLĐ tại doanh nghiệp Tuy nhiên, để có được thông tin chính xác đó thìkhông chỉ đơn thuần căn cứ vào các bảng báo cáo tài chính mà phải tiến hành quátrình phân tích những thông tin có liên quan đến VLĐ Vì vậy việc tiến hành phântích tình hình quản lí và sử dụng VLĐ là đòi hỏi khách quan Mỗi đối tượng quantâm ở những góc độ khác nhau và có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêngphục vụ cho mục đích của họ Chính vì thế tạo ra sự phức tạp của việc phân tíchnhưng đồng thời việc phân tích này đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau đối với mỗiđối tượng :

Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Một trong những mối quan tâm hàng đầucủa họ là làm thế nào để quản lý VLĐ đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụngVLĐ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp

1.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp

1.4.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình sửdụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp đảm bảo mang lạikết quả sản xuất kinh doanh cao nhất với chi phí sử dụng thấp nhất

1.4.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp Là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá

Trang 13

trình sản xuất kinh doanh diễn ra trơn tru, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư và pháttriển công nghệ

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanhnghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tham gia vàoquá trình cạnh tranh trên thị trường

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêutăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nângcao uy tín của công ty trên thương trường

1.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.4.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Số vòng quay của vốn lưu động

Công thức tính:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động sử dụng trong kỳ đem lại

bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, hay cho biết vòng quay vốnlưu động trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu độngcàng cao

Số ngày của vòng quay vốn lưu động

Công thức tính:

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay một vòng thì mất bao nhiêu

ngày Số vòng quay của vốn lưu động càng cao thì càng tốt ngược lại số ngày củamột vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng không tốt Từ đó ta tính được mứctiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động

Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí

Công thức tính:

Trang 14

Trong đó: : số ngày 1 vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích

: số ngày 1 vòng quay vốn lưu động kỳ gốc

Ý nghĩa: Nếu chỉ tiêu này tính ra đạt giá trị dương có nghĩa là doanh nghiệp đã

sử dụng lãng phí vốn lưu động, ngược lại nếu đạt giá trị âm thì doanh nghiệp sử dụngtiết kiệm vốn

1.4.3.2 Nhóm chỉ tiêu về tỉ lệ sinh lời của vốn lưu động

Tỉ lệ sinh lời vốn lưu động

Công thức tính:

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động Nó cho

biết một đơn vị vốn lưu động bỏ ra trong kì thì đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuậnsau thuế

1.4.3.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn nhằm đánh giá khả năng thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán hiện thời

Công thức tính:

Ý nghĩa: hệ số khả năng thanh toán hiện thời là thước đó khả năng thanh toán

hiện thời của doanh nghiệp, nếu hệ số này < 1 thì công ty rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn thì càng tốt mà ta phảiquan tâm đến tính chất ngành nghề kinh doanh Hệ số này cho thấy mức độ cáckhoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyểnđổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ củacông ty

Khả năng thanh toán nhanh

Trang 15

Công thức tính:

Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp phản ánh khả

năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và không phụ thuộc vào việc bán hàng tồnkho Nếu hệ số này quá nhỏ thì công ty sẽ bị giảm uy tín với các bạn hàng và đồngthời cũng gặp khó khăn trong thanh toán công nợ Nếu hệ số này quá lớn phản ánhlượng tiền tồn nhiều từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn

1.4.3.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Công thức tính:

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của các khoản phải thu khách

hàng Từ đó, đánh giá công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp Vòng quay này cànglớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, vốn của doanh nghiệpkhông bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân

Công thức tính:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi

bán hàng đến khi thu tiền Chỉ tiêu này nếu so sánh với thời hạn tín dụng của doanhnghiệp áp dụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá được tình hình thu nợ và khả năngchuyển đổi thánh tiền Kỳ thu tiền trung bình cao có nghĩa là doanh nghiệp đang bịchiếm dụng vốn, khả năng thu hồi vốn chậm Từ đó, doanh nghiệp nên đưa ra cácbiện pháp cụ thể để hạn chế tình hình này

1.4.3.5 Nhóm chỉ tiêu về khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Công thức tính:

Trang 16

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng luân chuyển hàng tồn kho của

doanh nghiệp Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh của doanhnghiệp được đánh giá càng tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền càngcao Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý ngành nghề kinh doanh

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Công thức tính:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một vòng quay hàng

tồn kho Số ngày càng bé thì càng có nhiều vòng quay trong một năm và ngược lại,nên công ty nào cũng muốn có nhiều vòng quay trong một năm để giảm thiểu hàngtồn kho

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sư dụng vốn lưu động

 Xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn lưu động: Cơ cấu vốn đầu tư mang

tính chủ quan có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn

 Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu vốn lưu độngthiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh,điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng

như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

 Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: Đây là một đặc điểm quan trọnggắn trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 17

 Do trình độ quản lý: Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ

thống kế toán-tài chính

 Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố quyếtđịnh đến thành bại của một doanh nghiệp Công nhân sản xuất có tay nghề cao, cókinh nghiệm, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạotrong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình lao động, tiết

kiệm trong sản xuất sẽ tăng hiệu quả sử dụng vốn

 Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của trong chính sách quản

lý gây tổn thất vốn lưu động, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY TNHH PHƯƠNG VŨ

2.1. Giới thiệu tổng quát về Công Ty TNHH PHƯƠNG VŨ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên gọi: CÔNG TY TNHH PHƯƠNG VŨ

- Địa chỉ: 86 Triệu Nữ Vương, phường Hải Châu II, quận Hải Châu, TP Đà

- Ngày thành lập:02/08/2006 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0400546280 do

Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Đà Nẵng cấp

+ Buôn bán máy móc, phụ tùng và thiết bị điện công nghiệp, thiết bị bán

dẫn, hàng điện tử cơ điện lạnh

+ Xây lắp công trình điện công nghiệp dưới 35KV

Từ khi thành lập đến nay, trong quá trình hoạt động công ty đã xây dựng kếhoạch kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã từng bước sắp xếp được

tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức kinh doanh theo hướng phát triển của nềnkinh tế thị trường, luôn đáp ứng đủ nhu cầu cho tiêu dung, đảm bảo hoàn thànhnghĩa vụ cho nhà nước, chấp hành đầy đủ các chính sách hiện hành

Trang 19

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và tổ chức bộ máy của công

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Phương Vũ)

2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

a) Ban giám đốc: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng

ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị Tổ chứcthực hiện kế hoạch kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty Kiếnnghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty Bổ nhiệm, bãinhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trù các chức danh do hộiđồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức

Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể

cả cán bộ quản lý có thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc (Tổng giám đốc) Cácquyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ của công ty và quyếtđịnh của hội đồng quản trị

b) Phòng sản xuất: là bộ phận sẽ nhận chi tiêu kế hoạch sản xuất của công ty,

khai thác nguồn hàng ngoài thị trường Bên cạnh đó, bộ phận này sẽ tổ chức điềuhành sản xuất cũng như đảm bảo nguồn hàng từ bên ngoài để thu lợi nhuận caonhất

c) Phòng tài chính kế toán: giám sát hoạt động thu chi tài chính và tổ chức

hoạch toán kế toán toàn công ty Nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh kế toán thống

kê của nhà nước hiện hành và quy định chế tài chính của bộ phận xây dựng

Phòng kinh doanh

Phòng sản xuất

Trang 20

+ Quản lý thực hiện và thanh lý các hợp đồng mua bán hàng hóa.

+ Quản lý điều hành các quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho bãi công ty đếnnơi xuống hàng

e) Phòng nhân sự: kiểm tra nhân sự trong công ty đảm bảo đủ nhân sự Kiến nghị

các phương án bố trí các cơ cấu tổ chức lên ban giám đốc của công ty

2.2. Khái quát chung về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2015-2017

2.2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy được sự thay đổi về kết cấucũng như quy mô của tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm Nhìn chung,tổng tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm 2016 giảm mạnh với năm 2015 vànăm 2017 tăng hơn so với năm 2016, cụ thể như sau: tính đến thời điểm cuối năm

2015 tổng giá trị tài sản mà công ty nắm giữ là 2.199.955 nghìn đồng, năm 2016giảm mạnh 22,38 % so với năm 2015 chỉ còn là 1.707.607 nghìn đồng, năm 2017tăng nhẹ 4,87% so với năm 2016 có giá trị 1.790.852 nghìn đồng

Trang 21

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính:Nghìn Đồng

TÀI SẢN

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.618.141 73,55 1.225.065 71,74 1.353.938 75,60 -393.076 -24,29 128.873 10,52

I Tiền và các khoản tương đương tiền 45.449 2,07 162.961 9,54 664 0,04 117.512 258,56 -162.297 -99,59

Trang 23

Hình 2.1 Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2015 – 2017

(Nguồn : BCTC Công ty TNHH Phương Vũ)

a Tài sản ngắn hạn

Năm 2016: TSNH của công ty có giá trị 1.225.065 nghìn đồng giảm 393.076đồng tương ứng giảm 24,29% so với năm 2015, nguyên nhân chính là sự giảmmạnh của các khoản phải thu ngắn hạn 275.183 nghìn đồng giảm 32,7% và hàngtồn kho giảm 278.474 nghìn đồng giảm % so với năm 2015 Các khoản phải thungắn hạn giảm do các khoản phải thu khách hàng giảm 469.544 nghìn đồng, điềunày tốt đối với công ty vì công tác thu hồi nợ của công ty nhanh làm tăng khả năngthanh toán và quay vòng vốn Hàng tồn kho giảm mạnh làm giảm chi phí tồn kho vàhiệu quả kinh doanh tăng trưởng Bên cạnh đó, là sự tăng mạnh của tiền và các

Trang 24

các đầu tư chứng khoán ngắn hạn (thu hồi trong 2 tháng) thu được 80.627 nghìnđồng, các khoản cho vay ngắn hạn ( thu hồi trong 2 tháng) thu được 73.143 nghìnđồng và TSNH khác tăng 43.069 nghìn đồng tăng 111,09% điều này giúp công ty có

được một lượng tiền mặt cần thiết để trang trải chi phí

Năm 2017: TSNH có giá trị 1.353.938 nghìn đồng tăng 128.873 nghìn đồng,tương đương tăng 10,52% so với năm 2016, với nguyên nhân ngược lại so với giaiđoạn 2015 – 2016 là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng Trong đó,khoản phải thu ngắn hạn tăng 313.278 nghìn đồng tức 55,33%, hàng tồn kho tăngnhẹ 6.721 nghìn đồng tức 1,62% so với năm 2016 Nguyên nhân chủ yếu làm chocác khoản phải thu ngắn hạn tăng là khoản trả trước cho người bán tăng 57.139nghìn đồng vì phải chi trả tiền mua công cụ dụng cụ, Bên cạnh đó tiền và các hoảntương đương tiền của công ty giảm mạnh 162.297 nghìn đồng tức giảm 99,59% sovới năm 2016 vì trong năm nay doanh nghiệp không có khoản thu hồi từ đầu tưchứng khoán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn khác của công ty cũng giảm đi 28.829

nghìn đồng tức 35,23%

b Tài sản dài hạn

Từ năm 2015 đến 2017, TSDH của công ty liên tục giảm và giảm nhanh hơn

là giai đoạn 2015 – 2016, TSDH giảm 99.272 nghìn đồng tức 17,06% giá trị chỉcòn 482.542 nghìn đồng, sang năm 2017 TSDH giảm ít hơn là 45.627 nghìn đồng

9,46% so với năm 2016 có giá trị là 436.915 nghìn đồng

Vì trong năm 2016, TSCĐ của công ty giảm 85.781 nghìn đồng giảm 17,54%,đồng thời TSDH khác cũng giảm nhanh 13.491 nghìn đồng giảm 14,53% so vớinăm 2015 Trong năm 2016 TSCĐ của công ty tiếp tục giảm 23.931 nghìn đồngtức 5,945 so với năm 2016 và TSDH khác cũng giảm 21.697 nghìn đồng tươngđương 27,35% so với năm trước Ưu điểm TSDH của công ty là không có cáckhoản phải thu dài hạn trong nhiều năm liền, nói lên công tác bán hàng, thanh toán

của công ty đã đạt được nhiều thành công

2.2.1.2 Về nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của công ty thay đổi với số tiền và tỷ lệ tương ứng với tàisản, tức là quy mô tổng nguồn vốn của năm 2016 giảm 22,38% so với năm 2015 vànăm 2017 tăng nhẹ 4,87% so với năm 2016

Ngày đăng: 16/08/2019, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w