Trong cuốn sách V.I.Lênin trong những ngày Tháng Mười [14], tác giả N.Cơrupscaia 1958 đã trình bày sâu sắc về thời cơ cách mạng, về khởinghĩa, chuẩn bị khởi nghĩa, thời cơ khởi nghĩa, về
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu, kết quả trong luận án trung thực có nguồn gốc rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Duy Tiên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 25
Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH VÀ QUAN NIỆM
TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ BẢO VỆ LỢI ÍCH
2.1 Cơ sở khoa học hình thành, phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về
2.2 Quan niệm lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia, tư tưởng
của V.I.Lênin về lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia 54
Chương 3 NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA
3.1 Nội dung cơ bản tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc
3.2 Giá trị của tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia 101
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN
VỀ BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN
4.1 Nắm chắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ lợi
4.2 Nắm chắc, xử lý tốt tác động của các nhân tố và sự biến động
của nó để thực thi bảo vệ lợi ích quốc gia ở Việt Nam hiện nay 1244.3 Xác định và thực thi đầy đủ, toàn diện nội dung bảo vệ lợi
4.4 Phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các
phương thức bảo vệ lợi ích quốc gia ở Việt Nam hiện nay 1414.5 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận và thực
tiễn, bảo vệ, bổ sung, phát triển lý luận bảo vệ lợi ích quốcgia và đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch
về bảo vệ lợi ích quốc gia ở Việt Nam hiện nay 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Trang 3STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Bảo vệ lợi ích quốc gia là vấn đề có tính quy luật, là nhiệm vụ chiến lược
của mọi quốc gia Bảo vệ LIQG là vấn đề có tính quy luật đối với mọi loại hình
quốc gia, quốc gia XHCN cũng không ngoại lệ Do đó, mọi quốc gia đều phải đặcbiệt quan tâm tăng cường sức mạnh tổng hợp để bảo vệ toàn diện, hiệu quả LIQG
của quốc gia mình Bảo vệ LIQG xã hội chủ nghĩa là tổng thể các hoạt động có tổ
chức, mang tính tích cực, tự giác của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nhằm giữgìn, củng cố phát triển LIQG, đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm LIQG củacác thế lực thù địch trong mọi tình huống nhằm trực tiếp bảo vệ lợi ích sống còn,lợi ích tồn tại, phát triển của quốc gia XHCN Bảo vệ LIQG xã hội chủ nghĩa lànhiệm vụ chiến lược được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, quản lý điềuhành tập trung thống nhất của nhà nước XHCN
Tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia là tài sản tinh thần
vô giá để các đảng cộng sản nhà nước xã hội chủ nghĩa vận dụng thực thi bảo
vệ hiệu quả lợi ích quốc gia mình Tuân thủ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
trực tiếp là tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ LIQG là vấn đề có tính nguyên tắc
để bảo vệ toàn diện, hiệu quả lợi ích quốc gia XHCN V.I.Lênin - lãnh tụthiên tài của giai cấp vô sản, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga, đã có nhữngcống hiến to lớn cả ở phương diện lý luận - thực tiễn về bảo vệ LIQG xã hộichủ nghĩa Ngay trong những năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng xãhội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, V.I.Lênin đã nhận rõ vị trí, tầm quantrọng của việc bảo vệ LIQG và những khó khăn, thách thức về kinh tế, chínhtrị, an ninh quốc phòng đối với một chính quyền non trẻ trong thực thi nhiệm
vụ này Từ đó, Người đã sớm nghiên cứu, xác định những nguyên lý, quyluật, nội dung, chủ thể, phương thức, lực lượng, sức mạnh bảo vệ LIQG vàNgười đã cùng đảng Bônsêvích Nga bảo vệ thành công LIQG Nga Xôviếttrước sự chống phá của các đế quốc xâm lược Lý luận và thực tiễn đó đã vàđang tiếp tục làm cơ sở khoa học để các đảng cộng sản, nhà nước XHCNnghiên cứu, học tập, tiếp thu vận dụng vào bảo vệ LIQG ở nước mình
Trang 5Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng taluôn vận dụng trung thành, sáng tạo tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốcgia vào hoạch định, thực thi bảo vệ lợi ích quốc gia Việt Nam đã đem lại
nhiều thành tựu to lớn Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta đã xác định rõ
quan điểm chỉ đạo bảo vệ LIQG:
“Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở cácnguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thựchiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác vàphát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủđộng và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thànhviên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” [24, tr 153]
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, trong thực hiện bảo vệLIQG vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, việc nhận thức về bảo vệ LIQG ở một số nơi
có chiều hướng lệch lạc đã và đang tác động trực tiếp đến bảo vệ LIQG của nước ta
Hiện nay, việc bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam chịu sự tácđộng đa chiều của nhiều nhân tố, càng đòi hỏi tiếp tục vấn đề trung thành,
sáng tạo hơn tư tưởng đó của V.I.Lênin Tình hình thế giới và khu vực sẽ còn
nhiều diễn biến rất phức tạp, tạo ra cả thời cơ và thách thức không nhỏ đối vớiviệc bảo vệ LIQG - dân tộc Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác vàphát triển vẫn là xu thế lớn Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng khoahọc - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh Châu Á - Thái BìnhDương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếptục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiếnlược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiếnlược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủquyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt
Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tínquốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao; hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng Thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn Tuy nhiên vẫn còn nhiều khókhăn, thách thức: Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại; tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
Trang 6“tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định
Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG tích cực, gópphần làm sáng tỏ hơn về nội dung lý luận về bảo vệ LIQG ở nước ta hiện nay;trang bị trình độ lý luận khoa học, cách mạng để GCCN và nhân dân lao độngđấu tranh, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnhthổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN
Tất cả các nhân tố đó đang đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới đốiviệc bảo vệ LIQG Việt Nam hiện nay, càng đòi hỏi chúng ta phải tiếp tụcnghiên cứu vận dụng tốt tư tưởng V.I.Lênin vào bảo vệ LIQG Việt Nam hiện
nay Với các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng của V.I.Lênin về bảo
vệ lợi ích quốc gia và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nội dung và giá trị tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG, từ
đó xác định phương hướng vận dụng tư tưởng đó của V.I.Lênin vào bảo vệLIQG - dân tộc Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
Làm rõ cơ sở khoa học hình thành tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG;quan niệm LIQG, bảo vệ LIQG; tư tưởng của V.I.Lênin về LIQG, bảo vệ LIQG;
Làm rõ nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG;Làm rõ định hướng vận dụng tư tưởng đó của V.I.Lênin vào bảo vệLIQG - dân tộc Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án
Tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ LIQG và định hướng vận dụng tư tưởngcủa V.I.Lênin vào bảo vệ LIQG - dân tộc Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận án
Tập trung nghiên cứu những nội dung tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ
LIQG xã hội chủ nghĩa Nga Xôviết và Liên Xô và định hướng vận dụng tư
tưởng đó của V.I.Lênin vào bảo vệ LIQG - dân tộc Việt Nam hiện nay
Trang 7Thời gian: Tư tưởng của V.I.Lênin từ năm 1895 đến năm 1924, trọngtâm từ năm 1917 đến năm 1924; định hướng vận dụng vào Việt Nam hiện nay.
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về LIQG, bảo vệ LIQG
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn nghiên cứu lý luận, tổ chức lãnh đạo của V.I.Lênin đối với
sự nghiệp bảo vệ LIQG Nga Xôviết và sau đó là Liên Xô (1917 đến 1924);thực tiễn bảo vệ LIQG - dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới
Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh điển, phân tích và tổng
hợp, lịch sử và lôgic, phương pháp chuyên gia
5 Những đóng góp mới của luận án
Bước đầu đưa ra cơ sở khoa học hình thành tư tưởng của V.I.Lênin vềLIQG, bảo vệ LIQG; quan niệm LIQG, bảo vệ LIQG; tư tưởng của V.I.Lênin
về LIQG, bảo vệ LIQG;
Làm rõ nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG;
Đề xuất định hướng vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào bảo vệ LIQG
- dân tộc Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học
trong xác định định hướng nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng của
V.I.Lênin vào bảo vệ LIQG - dân tộc Việt Nam hiện nay;
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy, các nội dung liên quan ở các học viện, nhà trường hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương - (12 tiết); kết luận; danh mục cáccông trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án; danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về lợi ích, lợi ích quốc gia
Lợi ích quốc gia là vấn đề chiến lược quan trọng của mọi quốc gia, vìvậy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề nàynhằm tìm hiểu, phân tích và vận dụng vào việc tiếp cận, xử lý vấn đề LIQGtrong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể
Nhóm công trình nghiên cứu về lợi ích.
Trong cuốn sách Xã hội học Mác - Lênin [25], tác giả V.Đôbơrianốp
cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học nội dung của xã hội học lànhững quá trình, những hiện tượng xã hội, xét trên quan điểm tác động lẫnnhau một cách có quy luật, quan hệ lợi ích giữa các lĩnh vực cơ bản của xãhội Khoa học này là phương tiện quan trọng trong tay các cơ quan đảng, nhànước thực hiện việc quản lý xã hội một cách khoa học Hệ thống khái niệm,bản chất trong các công trình của chuyên ngành xã hội học đều quan tâm đếnquần chúng, nhân dân lao động, đến việc đạt tới các hiểu biết một cách khoahọc, đúng đắn về các nhu cầu, quyền lợi, mục đích và cuộc đấu tranh của họ
có một tương lai, hiện thực hoá lợi ích các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Cuốn sách Chiến lược an ninh quốc gia và sự cam kết mở rộng [15] của
Tổng thống Mỹ William.J.Clintơn cho thấy những ý đồ chiến lược của Mỹtrong phát triển các lợi ích của Mỹ thông qua cam kết mở rộng với hàng loạtcác vấn đề như: duy trì khả năng quốc phòng, chống khủng bố; đấu tranhbằng việc phát triển, sử dụng các loại vũ khí có sức tàn phá hàng loạt; cácnăng lực tình báo mạnh nhằm thúc đẩy sự phồn vinh trong nước; tăng sứccạnh tranh của Mỹ, quan hệ với kinh doanh lao động; tăng cường khả năngthâm nhập các thị trường nước ngoài bảo đảm lợi ích kinh tế; tăng cường điềuphối kinh tế vĩ mô, thiết lập an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển ở nướcngoài, đồng thời thúc đẩy dân chủ Ông đã đưa ra các giải pháp ứng phó vớitừng khu vực như châu Âu và lục địa Âu - Á, Đông Á và Thái Bình Dương,tây bán cầu, Trung Đông, Tây Nam và Nam Á, Châu Phi có lợi cho Mỹ
Trang 9Tác giả Trần Bá Khoa (2000) với cuốn sách Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ [43], cuốn sách đã lập luận rằng lịch sử
nước Mỹ từ ngày dựng nước đến nay mới chỉ hơn hai trăm năm, trong khoảngthời gian đó, nước Mỹ đi lên từ sự cởi bỏ ách thuộc địa của thực dân Anh(1776), trải qua nội chiến Bắc Nam (từ năm 1861 đến năm 1865), phá bỏ chế
độ nô lệ, giữ vững sự thống nhất về lợi ích của một đất nước rộng lớn đượcthiên nhiên ưu đãi, tạo tiền đề giải phóng sức lao động từ trang trại, xưởngmáy, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá Đến nay Mỹ đã đặc biệtquan tâm chiến lược an ninh quốc gia, coi đây là lợi ích số một của Mỹ Do đó,chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thuộc loại chiến lược lớn ở cấp cao nhất
Trong cuốn sách Hoa Kỳ cam kết mở rộng chiến lược toàn cầu mới của
Mỹ [169], tác giả Lê Bá Thuyên đã khẳng định, Hoa Kỳ là một quốc gia có lực
lượng kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới, giữ vị trí đặc biệt trong nền chính trịthế giới, ảnh hưởng quan trọng đến các mối quan hệ quốc tế ngày nay Bướcvào thế kỷ XX, thực hiện học thuyết Mônrô, chính quyền Mỹ tìm cách canthiệp vào công việc nội bộ của một số nước vùng Trung Mỹ và Cribê nhằmmục đích vì lợi ích kinh tế, chính trị và ảnh hưởng của Mỹ Đầu những năm 90,với sự tan rã của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, trật tự thếgiới chấm dứt,… chiến lược toàn cầu mới của Mỹ tác động mạnh đến các khuvực, các quốc gia trên hành tinh, ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển củatình hình quốc tế hiện nay và trong những thập kỷ tới
Tác giả Zêm A.Đônôvan (1996) trong công trình Những lợi ích sống còn của Mỹ [26] đã khẳng định trên những nội dung căn bản như: Những lợi
ích an ninh quốc gia: Trọng tâm trong việc theo đuổi một nền hoà bình, ổnđịnh thế giới của Mỹ là việc xác định “những lợi ích quốc gia” Mặc dù một
số LIQG của Mỹ vẫn chưa được xác định hoặc chưa được xác định một cách
rõ ràng, nhưng kể từ năm 1949 nhìn chung những lợi ích này có liên quan đếnviệc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, duy trì trật tự thế giới, việc tôn trọngnhững cam kết với các nước đồng minh Tuy nhiên, sự liên quan trực tiếp củanhững lợi ích này với nền an ninh, phúc lợi hay những mục tiêu mà xã hội Mỹtheo đuổi không phải lúc nào cũng rõ ràng
Trang 10Tác giả V.A.Vassev (1998) có cuốn sách Lợi ích xã hội: sự thống nhất
và tính đa dạng [175] đã cho rằng: Lợi ích xã hội có thể được xem như là
nguyên nhân kích thích bên trong, là hoạt động định hướng của chủ thể (cánhân, nhóm xã hội, giai cấp nhà nước) để đáp ứng nhu cầu của chủ thể đó.Bản chất của lợi ích xã hội có sự cần thiết phải thực hiện nhu cầu đó thôngqua việc chủ thể tham gia khách quan vào các quan hệ xã hội Tác giả phântích tính biện chứng giữa lợi ích và nhu cầu, tính đa dạng nhu cầu của conngười, thông qua nhu cầu thấy được lợi ích của con người Qua đó các tác giả
đã khái quát phân tích các giải pháp để giải quyết hài hoà lợi ích, tạo nênđộng lực phát triển xã hội, hoàn thiện nhân cách con người dưới CNXH
Trong cuốn sách Phân tích về sự chuyển đổi kinh tế và chế độ phân phối lợi ích của Nga [12], tác giả Ông Tuần Bình và Cao Tử Bình (2007) đã
phân tích sự chuyển đổi kinh tế bắt đầu từ những năm 1990 của thế kỷ XX đã
có ảnh hưởng sâu xa đến việc chi phối tài nguyên xã hội, phân phối đến lợiích của Nga Chuyển đổi kinh tế không chỉ làm cho kết cấu lợi ích có sự thayđổi về chất, mà còn dẫn đến một loạt các vấn đề xã hội, mà tất cả các vấn đề
đó đều có liên quan nội tại với cơ chế phân phối của cải mới được xuất hiệntrong quá trình chuyển đổi mô hình kết cấu chế độ Nga Kinh nghiệm chuyểnđổi trước kia cũng tỏ rõ, kết quả phát triển của sự chuyển đổi phải bị ràngbuộc bởi các lực lượng xã hội tiến hành để phân phối lợi ích
Nhóm công trình nghiên cứu về lợi ích quốc gia.
Công trình nghiên cứu “Xác định lại lợi ích quốc gia” đăng trên Tạp chí Quan hệ Quốc tế tháng 11 năm 1999 [160] đã đặt ra câu hỏi: Mỹ phải xác
định lại LIQG của mình từ đâu và dừng lại ở đâu? Sau khi Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ, những mối quan tâm của Mỹ ở nước ngoài nên dừng lại ở đâu?
“lợi ích quốc gia” là một khái niệm rất khó giải thích, nó được dùng để mô tả
cũng như quyết định chính sách đối ngoại Vì vậy, người Mỹ rất khó có thểxác định được LIQG của họ, kết quả lợi ích thương mại thấp hơn tầm củaLIQG, những lợi ích sắc tộc phi quốc gia và xuyên quốc gia đã trở nên chiphối chính sách đối ngoại
Trang 11Trong Tạp chí Đông Nam Á, số 3 năm 2007 có công trình nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Lệ “Đông Nam Á trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
sau chiến tranh lạnh” [126] Tác giả cho rằng: trong cục diện cạnh tranh chiến
lược gay gắt giữa các nước lớn, với tư cách là siêu cường duy nhất sau chiếntranh lạnh, để bảo vệ lợi ích chiến lược và gia tăng sự hiện diện của mình ở châu
Á - Thái Bình Dương, Mỹ trở lại Đông Nam Á có những lý do Tác giả nêu rõ:Sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã đề xuất, triển khai nhiều chiến lược an ninh quốcgia nhằm bảo vệ LIQG trước mắt cũng như lâu dài cả về kinh tế, chính trị, anninh Lợi ích lâu dài, xuyên suốt của Mỹ vẫn là lãnh đạo toàn thế giới, duy trì vịtrí siêu cường số một trong một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực
Trong Tạp chí “Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới”, số 12 (128)
năm (2006) của Võ Hải Minh đã có công trình nghiên cứu về “Lợi ích quốcgia - nền tảng trong quá trình hoạch định chiến lược an ninh quốc gia HoaKỳ” [36], tác giả đã làm sâu sắc quan niệm về lợi ích của Hoa Kỳ, mục tiêu
cơ bản của bất kỳ một chiến lược an ninh quốc gia Dựa trên những vấn đềtheo thứ tự ưu tiên Hoa Kỳ sẽ có lợi ích cốt lõi, sống còn bảo vệ toàn bộ lãnhthổ khỏi mọi cuộc tấn công hạt nhân, sinh, hoá học (NBC) do lực lượngkhủng bố gây ra, lợi ích rất quan trọng trong duy trì mối quan hệ hoà bình,hợp tác bảo vệ hiệu quả với các đồng minh lớn ở lục địa Á - Âu Cùng với đó,Hoa Kỳ cũng tiếp tục duy trì, củng cố an ninh nội địa liên quan đến lợi íchsống còn, trong đó có bốn nguy cơ được Hoa Kỳ coi trọng
Trong Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 289 (tháng 11
năm 2009) có công trình nghiên cứu “Lợi ích quốc gia của Trung Quốc trong
quan hệ với ASEAN” [159], tác giả cho rằng, từ thập kỷ 90 thế kỷ 20 đến
nay, Trung Quốc từng bước áp dụng chiến lược ngoại giao khu vực chủ độngtích cực, tham gia, thúc đẩy hợp tác khu vực Đông Á Lợi ích cốt lõi củaTrung Quốc mang tính ổn định về chính trị xây dựng toàn diện xã hội khá giả,
sự ổn định cục diện lâu dài của chính trị, đời sống xã hội Phát triển kinh tế sẽtạo cơ sở, tiền đề để thực hiện toàn diện mục tiêu chiến lược quốc gia vàLIQG của Trung Quốc
Trang 12Trong Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 (141) năm 2013, tác giả
Nguyễn Phương có bài viết “Bàn về lợi ích quốc gia và các quan hệ củaTrung Quốc với các nước lớn, các nước láng giềng” [147], đã cho rằng: LIQG
là một khái niệm cốt lõi trong quan hệ quốc tế Học giả Diêm Học Thôngquan niệm: LIQG là tất cả những thứ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần chotoàn thể nhân dân của quốc gia, dân tộc Hay nói cách khác, LIQG chủ yếubao gồm lợi ích an ninh, là lợi ích căn bản (chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnhthổ không bị xâm phạm, uy hiếp), lợi ích phát triển (duy trì ổn định về kinh tế,phát triển bền vững) và sự uy nghiêm danh tiếng của quốc gia
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về lợi ích, bảo vệ lợi ích quốc gia
Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về lợi ích
Trong cuốn sách Nguyên lý của chủ nghĩa Lênin [155], tác giả
J.V.Stalin đặt câu hỏi: chủ nghĩa Lênin là gì? Và câu hỏi đó được tác giả trìnhbày khá sâu sắc: chủ nghĩa Lênin là chủ nghĩa Mác trong thời kỳ đế quốc vàcách mạng vô sản Mặc dù không sử dụng trực tiếp thành ngữ lợi ích nhưngqua các luận điểm đã phân tích, tác giả đã đề cập đến tư tưởng của V.I.Lêninđấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, thông qua chính quyền Xôviếtthời kỳ đầu của cuộc cách mạng XHCN
Cuốn sách Bàn về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa quốc gia [45], tác giả
Lưu Thiếu Kỳ đã trình bày về nhận xét, xử lý vấn đề dân tộc của chủ nghĩadân tộc tư sản, đó là lối nhận xét, xử lý vấn đề dân tộc theo cương lĩnh, chínhsách của GGTS Lối nhận xét đó đã căn cứ theo cơ sở GCTS, xuất phát từ lợiích hẹp hòi của GGTS, rõ ràng, lợi ích của chủ nghĩa ái quốc chân chính củađại chúng nhân dân các nước và lợi ích của chủ nghĩa quốc tế vô sản không
có mâu thuẫn, mà lại kết hợp chặt chẽ với nhau Như vậy, theo V.I.Lênin chủnghĩa quốc tế và chủ nghĩa quốc gia phải là sự thống nhất với nhau, quan hệchặt chẽ với nhau bằng phối hợp lợi ích
Tác giả A.Xpiêckin (1985) trong cuốn sách V.I.Lênin bàn về nhà nước
và nền dân chủ [178] đã phân tích các dạng lịch sử, những chế độ chính trị;
Trang 13bản chất của nền dân chủ tư sản và nền dân chủ XHCN; bạo lực cách mạng,
sự tiêu vong của nhà nước và nền dân chủ Tác giả đã làm sâu sắc thêm nhữngluận điểm của V.I.Lênin về bản chất dân chủ XHCN là nền dân chủ thực sựcủa dân, do dân, vì dân, “nền dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” Đồng thờicuốn sách cũng chỉ rõ về giá trị của lợi ích tinh thần cao nhất đó là xây dựngnền dân chủ thực sự của dân, do dân, vì dân Muốn có nền dân chủ thực sự phảitiến hành xây dựng CNXH đem lại lợi ích thiết thực cho chính bản thân họ
Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia.
Trong cuốn sách V.I.Lênin trong những ngày Tháng Mười [14], tác giả
N.Cơrupscaia (1958) đã trình bày sâu sắc về thời cơ cách mạng, về khởinghĩa, chuẩn bị khởi nghĩa, thời cơ khởi nghĩa, về lực lượng, sức mạnh vũtrang khởi nghĩa - một hình thức đặc biệt của đấu tranh chính trị, phục tùngnhững quy luật đặc biệt V.I.Lênin ra lời kêu gọi để cuộc khởi nghĩa giànhthắng lợi hoàn toàn, khi đã giành được chính quyền ngay lập tức phải thànhlập một chính phủ công nông nhằm giành lợi ích, bảo vệ lợi ích cho bản thâncác giai cấp trong xã hội Như vậy, tác giả đã cho ta thấy ngay từ khi mớigiành được chính quyền, V.I.Lênin đã rất quan tâm đến giải quyết bảo vệLIQG, sử dụng chính quyền phục vụ lợi ích của nhân dân
Tác giả N.P.Cudơmin (1960) trong cuốn sách V.I.Lênin lãnh đạo phòng thủ đất nước Xôviết [16] đã khẳng định: lợi dụng tình hình lúc chính quyền
Xôviết còn non trẻ, đang gặp những khó khăn, nhân dân trong nước đói khổ,mệt mỏi sau bao năm đấu tranh giành lợi ích cho chính mình, bọn phản cáchmạng đại diện là Cônsác, Đêninkin, Cóocnilốp, Vơranghen, Iuđêních, Calêđin
và Đồng minh đã chống phá chính quyền Xôviết Dưới sự lãnh đạo củaV.I.Lênin đã nhận định đúng tình hình đó đã xác định muốn đánh thắng kẻthù hung ác, điều kiện tiên quyết là phải có trang bị, huấn luyện tinh xảo,củng cố hậu phương vững chắc, xây dựng một quân đội công nông chính quymạnh mẽ Người đã chăm sóc giáo dục quân đội để quân đội trở thành công
cụ bạo lực, chiến thắng rực rỡ đó là sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàndân bảo vệ LIQG
Trang 14Tác giả L.I.Bơrêgiơnhép (1960) với cuốn sách Sự nghiệp của V.I.Lênin đang sống và thắng lợi [11] Tác giả khẳng định: V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ
đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của GCCN, nhân dân laođộng toàn thế giới Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng về phương pháp luậnbiện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, có tính chất nền tảng, cơbản trong cuộc cách mạng của GCCN trên toàn thế giới, nhằm đấu tranhgiành và giữ chính quyền, là “cẩm nang” về học thuyết bảo vệ và tự bảo vệlợi ích của GCCN chống CNTB
Trong cuốn sách Nguyên lí xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin [157], tác
giả J.V.Stalin đã phân tích những đặc điểm, nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mớicủa V.I.Lênin, Đảng và GCCN trong hệ thống chuyên chính vô sản Phân tích sự
ra đời của Đảng Cộng sản là đại biểu lợi ích của GCCN Nga quyết định đến sựthắng lợi của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, tiến hành chiến tranh vệ quốc, xâydựng CNXH hiện thực Tác giả đã nhấn mạnh sự kế thừa, phát triển toàn diệnxây dựng đảng của GCCN từ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trên nhữngnguyên lý bảo vệ thành quả cách mạng, lợi ích của giai cấp vô sản
Trong cuốn sách Những vấn đề chủ nghĩa Lênin của J.V.Stalin [156],
tác giả J.V.Stalin đã làm rõ những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lêninnhư: Định nghĩa chủ nghĩa Lênin, điểm chủ yếu trong chủ nghĩa Lênin; vấn
đề cách mạng; cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản; Đảng và GCCN;tác giả đã khái quát những nguyên lý cơ bản được vận dụng vào thực hiệntrong thời kỳ xây dựng CNXH ở Liên Xô, đồng thời chỉ ra động lực thúc đẩyvai trò của các giai cấp như công nhân, nông dân tích cực tham gia vào cáchoạt động xã hội chính là kết hợp các lợi ích của các giai cấp trong xã hội, tạo
ra động lực mới xây dựng thành công CNXH ở Nga
Tác giả V.A.Cacpinxki (1960) viết cuốn Hồi ký về V.I.Lênin [13] đã
tổng hợp 10 hồi ký về V.I.Lênin với những sự kiện chính trị lớn nhất như:điện khí hoá, quản lý công nghiệp, chính sách lương thực Cách mạng ThángMười ở Liên Xô, công cuộc bảo vệ Nhà nước Xôviết được tác giả hệ thống lôgicvới vai trò, tầm quan trọng xây dựng đất nước, những kết quả lớn mà Liên Xô đã
Trang 15giành được trong những năm V.I.Lênin lãnh đạo mang lại toàn bộ lợi ích lớn lao.Đồng thời, tác giả đã khẳng định công cuộc xây dựng CNXH ở Nga có sức mạnh
to lớn từ phía các giai cấp, tầng lớp trong xã hội mà Đảng Cộng sản Nga đóng vaitrò quyết định, đại diện cho lợi ích các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Tác giả J.V.Stalin (1964) trong cuốn sách Những cơ sở của chủ nghĩa Lênin [158] đã trình bày những cốt lõi quan điểm của V.I.Lênin về nguồn gốc
lịch sử, phương pháp, lý luận, chuyên chính vô sản, vấn đề lợi ích của nôngdân, lợi ích dân tộc, về đảng của GCCN, tác phong công tác của V.I.Lênin…Đặc biệt cuốn sách đã làm rõ cho chúng ta thấy tư tưởng của V.I.Lênin về vaitrò chuyên chính vô sản là công cụ triệt để của giai cấp vô sản để chuyênchính, đè bẹp sự phản kháng của GGTS, bảo vệ lợi ích giai cấp mình Tác giảcũng đã trình bày về thực chất của chủ nghĩa Lênin là chủ nghĩa Mác đượcphát triển thêm một nước nữa trong thời đại CNĐQ
Nhóm tác giả I.A.Đôrôsép, M.F.Makarava, A.V.Tusunốp (1976) viết
cuốn sách Những vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội [27] đã khẳng định: mối quan hệ lợi ích kinh tế và lợi ích chính
trị của quá trình xây dựng CNXH Bước quá độ này là một quá trình cáchmạng sâu sắc, trên những quy mô chưa từng có trong lịch sử, bảo đảm lợi íchđầy đủ cho nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.Những kẻ thù của chủ nghĩa Lênin, dưới mọi màu sắc: từ các đại biểu của tưtưởng tư sản đến các nhà tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cải lương,chủ nghĩa xét lại,… (đối lập về lợi ích) đã tìm mọi cách chống lại lý luận củaV.I.Lênin về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH với các loại lý luận khácnhau nhằm xoá nhoà lợi ích của GCCN, nhân dân lao động…
Tác giả I.Lốcchiép (1985) viết cuốn sách V.I.Lênin bàn về Nhà nước xã hội chủ nghĩa [127] Đây là tập hợp các công trình nghiên cứu của các học giả
Xôviết về lý luận Nhà nước XHCN của V.I.Lênin… Các tác giả đã làm sâusắc về vai trò của Nhà nước trong xây dựng CNXH, bản chất tốt đẹp củachuyên chính vô sản Trong đó, nền dân chủ XHCN phục vụ đa số quầnchúng nhân dân lao động là lợi ích căn bản nhằm chủ động thực hiện kế
Trang 16hoạch của Nhà nước, là nhân tố chính trị, đồng thời cũng là lợi ích chính trịcao nhất của chế độ xã hội mới.
Trong cuốn sách Phong cách làm việc kiểu V.I.Lênin trong công tác và
sự lãnh đạo của Đảng [137], tác giả M.M.Vaxerơ đề cập đến Đảng Cộng sản
Liên Xô là người quyết định mọi thắng lợi của cách mạng là đại biểu lợi íchcho GCCN có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH Tác phẩmtrình bày một cách khoa học, tấm gương sáng của Người về phong cách làmviệc, là cơ sở xây dựng bộ máy chính quyền Xôviết phát triển thực sự vữngchắc, tạo tiền đề cho việc xây dựng thành công CNXH, trau dồi đạo đức cáchmạng cho người cán bộ trong thời kỳ mới
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về lợi ích
Ở Việt Nam, nhiều công trình liên quan đến vấn đề lợi ích được công
bố, nổi bật như:
Trong công trình Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam [176], tác giả
Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, trải quacông cuộc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đến năm 1975 đấtnước được độc lập, các tộc người được giải phóng, lợi ích của toàn dân tộccăn bản được giải quyết Ở đây phát huy nội lực của khối đại đoàn kết toàndân tộc, của các tộc người, bảo vệ chính mình và quốc gia được các dân tộcđặt ra là yêu cầu hàng đầu - tác giả đã khẳng định
Tác giả Nguyễn Linh Khiếu (2009) trong cuốn sách Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích [42] đã bàn về quan hệ giữa các loại lợi ích và vai trò của
nó đối với sự phát triển xã hội Ông cho rằng: Bản chất của lợi ích là phản ánhquan hệ xã hội khách quan, các quan hệ xã hội là cơ sở của lợi ích Lợi íchgắn bó với hoạt động của con người với những nhu cầu khác nhau, tương ứngvới những nhu cầu ấy sẽ xuất hiện từng loại lợi ích: như lợi ích chung, lợi íchriêng, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần,… các loại lợi ích đó luôn quan hệ biệnchứng với nhau, song vai trò của nó không ngang bằng nhau Nhận thức đúng
Trang 17đắn về lợi ích, quan hệ lợi ích là cơ sở để bảo đảm vấn đề lợi ích của từng conngười Cuốn sách làm rõ thêm quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước ta
về phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Nguyễn Linh Khiếu (2009) trong công trình nghiên cứu Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội [41] đã khẳng định: động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội chính là nhu cầu và lợi ích của con người Nhucầu sau khi nảy sinh trở thành động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con ngườihành động nhằm tìm phương tiện thoả mãn nhu cầu và cái thoả mãn ấy, đốivới chủ thể hành động, là lợi ích Tuy nhiên, thực hiện lợi ích cá nhân phảiphù hợp với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội và cao hơn nữa là lợi ích dân tộc,LIQG Một số lợi ích chính trị, tinh thần được coi là quan trọng nhất như côngbằng xã hội, dân chủ, môi trường, tâm lý xã hội, niềm tin khoa học và văn hoávới tính cách là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả Đặng Quang Định (2009) trong cuốn sách Vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội [28] đã nêu rõ: nước ta đang ở trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong xãhội hiện nay, bên cạnh các giai cấp, các tầng lớp cơ bản như: GCCN, giai cấpnông dân, đội ngũ trí thức, đã xuất hiện những tầng lớp xã hội mới Mỗi giaicấp, tầng lớp trong xã hội lại có hệ thống lợi ích khác nhau, do vậy quan hệlợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hiện nay rất phức tạp Điều đótác động không nhỏ tới việc ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nướccũng như thực hiện những mục tiêu chung bảo vệ LIQG
Tác giả Lê Hữu Tầng (2010) viết cuốn sách Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề nguồn gốc và động lực [162] Ông trình bày khá sâu sắc về vấn
đề lợi ích Theo ông, Lợi ích là cái đáp ứng lại nhu cầu Vì lẽ đó chỉ có nghĩa làlợi ích khi đặt trong mối quan hệ với nhu cầu… Xét về bản chất, lợi ích chính làmột quan hệ - quan hệ giữa sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài với chủ thể,còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng nhu cầu
Tác giả Hồ Bá Thâm (2011) trong cuốn sách Bàn về mâu thuẫn xung đột lợi ích hiện nay [163] đã nêu lên mâu thuẫn, xung đột lợi ích đang là một thực
Trang 18trạng nổi lên ở nước ta Cuốn sách đã đề cập một số vấn đề lý luận, thực tiễn đangthu hút sự quan tâm của nhiều giới nghiên cứu lý luận ở nước ta hiện nay, đó làphương pháp phân tích xã hội từ góc độ các lợi ích, xung đột lợi ích Cách phântích này giúp chúng ta nhận ra sự vận động, biến đổi của xã hội một cách đa dạnghơn, cụ thể hơn Điều đó giúp cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách nhạybén, phù hợp hơn trong quản lý xã hội trong cả dài hạn và ngắn hạn.
Tác giả Phạm Văn Đức (2009) trong công trình nghiên cứu về Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay [30] đã khẳng định: lợi ích cá nhân, đạo đức xã hội là
hai yếu tố không phải là hoàn toàn đối nghịch nhau, càng không phải làkhuyến khích cho lợi ích cá nhân mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cánhân phát triển toàn diện Nhưng chỉ chú trọng theo đuổi lợi ích cá nhân sẽtác động tiêu cực đến đạo đức truyền thống, bất chấp luân thường đạo lý,chạy theo lối sống xa hoa, xuất hiện đạo đức giả Tác giả cũng đã đưa ranhững giải pháp ngăn chặn những yếu tố tiêu cực nhằm phát triển xã hộilành mạnh thông qua lợi ích cá nhân
Tác giả Phạm Văn Đức (2011) trong cuốn sách Vấn đề kết hợp các loại
lợi ích trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước ở Việt Nam [31] đã
nhấn mạnh: Trong quá trình chúng ta càng ngày càng nhận ra vai trò to lớncủa con người trong xã hội nói chung, sự phát triển kinh tế nói riêng Song,vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác, phát huy tốt các tiềm năng của conngười tức là kết hợp các loại lợi ích Đây là mẫu số chung nhằm thúc đẩy quátrình phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu mà con người mong muốn? Câuhỏi đó, ở một mức độ nhất định, đã và đang tìm được câu trả lời, đồng thờivẫn còn đang tiếp tục cần tìm lời giải đáp mới
Tác giả Vũ Thanh Sơn (2009) trong công trình nghiên cứu Phân phối lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [153]
đã chỉ rõ: trong hệ thống lợi ích, lợi ích kinh tế sẽ là lợi ích tiên quyết chi phốicác lợi ích khác còn lại trong xã hội Việc bảo đảm thực hành lợi ích kinh tế làđộng lực kích thích hoạt động của con người mạnh mẽ nhất, chúng lay động
Trang 19đời sống của nhân dân Để khắc phục những bất cập trong phân phối lợi íchkinh tế hiện nay, cần hoàn thiện các công cụ điều tiết quan hệ lợi ích tươngđương với cơ chế thị trường.
Tác giả Lê Thái Dương (2016) trong cuốn sách Nhóm lợi ích lý thuyết
và thực tiễn [18] cho rằng: ở Việt Nam, do đặc thù lịch sử, vấn đề nhóm lợi
ích, đặc biệt là nhóm lợi ích tư, hầu như ít được nhắc đến, mặc dù ai cũng biếtđến sự tồn tại, ảnh hưởng mạnh mẽ của nó trên thực tế Trong xu thế trở mìnhmạnh mẽ, người ta bắt đầu thấy bóng dáng, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích.Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày về một số lý luận cơ bản về nhóm lợiích trong nền kinh tế thị trường, phương pháp phân loại, đánh giá ảnh hưởngcủa nhóm lợi ích tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Đặc biệt, trongchương ba, tác giả đã đưa ra dự báo ảnh hưởng của nhóm lợi ích tới sự pháttriển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tiếp theo
Tác giả Đặng Đình Quý, Nguyễn Thị Lan Anh (đồng chủ biên) (2017),
có cuốn sách: Giải quyết hòa bình, tranh chấp biên giới, lãnh thổ: Lý thuyết
và thực tiễn [150] Nội dung cuốn sách thể hiện sự nghiên cứu chuyên sâu,
tổng quan các nguyên tắc hòa bình, giải quyết tranh chấp, hệ thống các biệnpháp hòa bình giải quyết tranh chấp, đồng thời có lồng ghép thực tiễn quốc tế
về sử dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp; cơ chế giải quyếttranh chấp, đồng thời có lồng ghép thực tiễn quốc tế về sử dụng các biện pháphòa bình giải quyết tranh chấp nổi tiếng trong lịch sử Ngoài ra cuốn sách cũng
đã đề cấp đến khả năng áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ởBiển Đông biệt là các tranh chấp liên quan biên giới, lãnh thổ và biển rất đadạng, trong đó đàm phán vẫn là biện pháp hết sức quan trọng
1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia
Tác giả Ngô Tuấn Nghĩa (2013) trong cuốn sách Bảo đảm quan hệ lợi ích hài hoà về trí tuệ sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [143] đã đánh giá sâu sắc về quá trình hội nhập về những quy định quốc
Trang 20tế cũng như các văn bản song phương được ký kết mà Việt Nam tham gia, lợiích thuộc phạm vi sở hữu trí tuệ luôn được các đối tác xác định là trụ cột quantrọng hàng đầu cần được sự cam kết bảo hộ nghiêm ngặt Thực thi tuân thủnhững cam kết đó đang khiến cho cơ hội có được các tài sản trí tuệ từ thịtrường quốc tế đối với nước ta ngày một rộng mở nhưng cũng thêm phức tạp.Tình thế đó đang đặt Việt Nam đứng trước mâu thuẫn Cơ sở khoa học choviệc giải quyết mâu thuẫn này ở Việt Nam hiện còn nhiều điểm chưa rõ cả về
lý luận, thực tiễn Thậm chí, có những khiếu kiện về quyền sở hữu trí tuệ ngaytrên lãnh thổ Việt Nam, gây ra nhiều hệ luỵ của tiến trình hội nhập quốc tế màtrong đó bảo đảm quan hệ lợi ích hài hoà về trí tuệ, sở hữu trí tuệ là một trongnhững lợi ích của Việt Nam hội nhập
Trong nội dung Luận án Lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay [170], tác giả Lê Xuân Thuỷ cho
rằng: Lợi ích luôn đóng vai trò là động lực phát triển của con người, xã hội Lợiích gắn liền hoạt động của con người, là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạocủa cá nhân, cộng đồng giai cấp, dân tộc Công nhân trong doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của GCCN Việt Nam, là lực lượng laođộng rất quan trọng góp phần sản xuất ra của cải, vật chất làm giàu cho đấtnước, giải quyết những vấn đề xã hội Chính vì vậy, lợi ích và quá trình thựchiện lợi ích của công nhân trong loại hình doanh nghiệp này nảy sinh nhiều vấn
đề phức tạp, cần phải được chú ý, quan tâm giải quyết kịp thời thoả đáng
Tác giả Đặng Duy Thìn (2012) trong công trình nghiên cứu Giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [171] đã khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, giành và giữ độc lập dân tộc, chủ quyềnquốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhấn mạnh:độc lập dân tộc gắn liền với CNXH - đường lối chính trị cơ bản của Đảng Cộngsản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục công cuộc dựngnước và giữ nước vĩ đại, từ đó rút ra những vấn đề thực tiễn giành, giữ độc lậpdân tộc, chủ quyền quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trang 21Trong Tạp chí Kinh tế, tác giả Nguyễn Danh Sơn (2013) nghiên cứu về
“Lợi ích của nông dân” [152], tác giả khẳng định: Lợi ích theo cách hiểu chungnhất, thường được hiểu là sự vừa ý, sự hài lòng đối với một cái gì đó, nói lêncái cần thiết cho cá nhân, gia đình và tập thể, giai cấp, dân tộc, xã hội nóichung Cơ sở của lợi ích là nhu cầu (sự mong muốn) được thoả mãn hay đápứng được biểu hiện như là lợi ích, động cơ thúc đẩy hành vi của con người Lợiích của con người bao gồm có hai loại luôn gắn bó với nhau: lợi ích vật chất vàlợi ích tinh thần Cụ thể, lợi ích của người lao động (nông dân) được khoántheo mức khoán quy định… Những vấn đề đặt tạo ra hướng thay đổi, điềuchỉnh chính sách liên quan đến phát triển lợi ích của nông dân
1.2.3 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về lợi ích, bảo vệ lợi ích quốc gia
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có công trình nghiên cứu Phát triển và vận dụng sáng tạo di sản tư tưởng V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam [35] Cuốn sách nghiên cứu hệ thống những quan điểm, tư tưởng của
V.I.Lênin trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, triết học, CNXH khoa học,dân tộc, tôn giáo, văn hoá, xã hội, xây dựng đảng và chính quyền nhà nước;phương pháp vận dụng, phát triển sáng tạo di sản tư tưởng của V.I.Lênin vàocông cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam Trong cuốn sách đã đề cập nhiều nộidung về LIQG, phương thức bảo vệ, phát triển LIQG trên nhiều cách tiếp cận
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã xuất bản Kỷ
yếu Hội thảo về Di sản V.I.Lênin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam [37] Cuốn sách là tổng hợp, hệ thống 124 bài tham luận tại Hội
thảo quốc gia Các nhà khoa học đã trình bày sâu sắc, toàn diện, cơ bản nhữngquan điểm, tư tưởng của V.I.Lênin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,kết hợp giữa xây và chống, tích cực, chủ động bảo vệ thành quả của cách mạng
vô sản, bảo vệ lợi ích của GCCN, nhân dân lao động nước Nga Từ những tưtưởng lớn lao đó, một số bài tham luận đề cập đến Đảng Cộng sản Việt Namvận dụng tư tưởng V.I.Lênin vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Nổibật có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án là công trình nghiên cứu của tác giả
Trang 22Nguyễn Đức Bách về Một số luận điểm của V.I.Lênin về “kết hợp các lợi ích” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác giả đã trình bày về các khái
niệm liên quan đến kết hợp hài hoà các lợi ích theo tư tưởng của V.I.Lênin, đưa
ra các quan hệ xã hội, các loại nhu cầu, các loại lợi ích hình thành và quan hệvới nhau là khách quan có tính quy luật (trên tất cả các lĩnh vực của xã hội: vậtchất, tinh thần, kinh tế, chính trị, văn hoá,… của cá nhân, tập thể, giai cấp,…trước mắt, lâu dài, cơ bản và không cơ bản…) Do vậy, các quan hệ lợi ích trởthành khâu xuyên suốt sự hình thành, tác động của mọi quy luật xã hội, hơnnữa trở thành động lực căn bản nhất của sự phát triển xã hội
Tác giả Lê Văn Quang có công trình nghiên cứu về Tư duy mới về độc lập chủ quyền quốc gia - dân tộc và bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia - dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế [149].
Tác giả cho rằng, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, hộinhập kinh tế quốc tế, nhiều khi nhìn bề ngoài, chủ quyền quốc gia, toàn vẹnlãnh thổ dường như vẫn còn nguyên vẹn, song, thực tế đã xuất hiện nhiều vấn
đề không phải là hoàn toàn là ta nữa Vốn đầu tư nước ngoài, thông tin, conngười đã vượt biên xâm phạm sâu vào nội địa, thậm chí vào mạch máu của nềnkinh tế, vào tâm tư, lối sống của người dân trong nước, nhiều tài sản, đất đai đãthuộc quyền sở hữu của người nước ngoài Do đó, bảo vệ LIQG mà trong đóchủ quyền lãnh thổ là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu hiện nay
Tác giả Nguyễn Hoàng Giáp trong công trình về Bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá [32] đã khẳng định, để tăng cường sức mạnh
tổng hợp quốc gia, đối với nước ta, cần tiếp tục chú trọng trên cả hai phương diện,sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, tức là thực lực mọi mặt trong nước, sức mạnhmềm là ảnh hưởng trên trường quốc tế Trên cơ sở phương châm đa dạng hoá, đaphương hoá, cần có nhận thức rõ về đối tác, đối tượng, tiếp tục tương tác tích cựcgiữa đối tác trong quan hệ đối với nước ta, tạo được thế đan xen lợi ích
Tác giả Đỗ Nhật Tân trong công trình nghiên cứu Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới [161] cho rằng:
Đổi mới công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc
Trang 23gia cho phù hợp với yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập không đơn giản là việcthay thế cách nghĩ, cách hành động cũ bằng cách suy nghĩ, cách hành độngmới, mà quan trọng là đổi mới theo những nguyên tắc nhất định nhằm thựchiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tác giả Phạm Ngọc Quang (2010) trong công trình nghiên cứu Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về phương thức lãnh đạo của Đảng vào điều kiện nước ta hiện nay [148] đã đề cập đến vấn đề phương thức lãnh đạo của đảng
được V.I.Lênin đặc biệt quan tâm, nhất là phương thức lãnh đạo của đảng đốivới nhà nước V.I.Lênin cho rằng, phương thức lãnh đạo được tác giả chỉ ra đó
là đảng lãnh đạo nhà nước bằng cương lĩnh, chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghịquyết; đảng lãnh đạo nhà nước thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảngtrong bộ máy nhà nước, đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, thông qua côngtác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước
Tác giả Lê Văn Phong (2010) trong công trình nghiên cứu về Quan điểm xây dựng quân đội về chính trị của V.I.Lênin và sự vận dụng của Đảng ta trong quân đội nhân dân Việt Nam [145] đã đề cập tới quan điểm của
V.I.Lênin về xây dựng quân đội về chính trị Tác giả làm rõ: cần phải tiến hànhtích cực, thường xuyên, liên tục hoạt động công tác tư tưởng, công tác đảng,công tác chính trị trong quân đội, yếu tố chính trị - tinh thần phát huy ở mọilúc, mọi hoàn cảnh, tăng cường bản chất GCCN của đảng trong quân đội làmcho quân đội thực sự chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tuyệt đối trung thành với
sự nghiệp cách mạng nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củaquốc gia
Tác giả Mạch Quang Thắng (2010) trong công trình nghiên cứu về Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay [166] đã làm rõ về nguồn gốc tư tưởng của V.I.Lênin
về nhà nước pháp quyền chính là kế thừa những quan điểm của C.Mác vàPh.Ăngghen về nhà nước, trong đó xây dựng nhà nước phù hợp với nước Nga,phù hợp với thời kỳ đế quốc chủ nghĩa Tác giả đưa ra những chủ trương bảođảm phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Trang 24Nhà nước, tăng cường công tác giám sát nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức nhà nước trong sạch đáp ứng tình hình mới bảo vệ LIQG.
1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.3.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
Đã có nhiều công trình khoa học ở trong và ngoài nước, dưới các góc độtiếp cận khác nhau đã nghiên cứu về lợi ích, LIQG, bảo vệ LIQG; vận dụng tưtưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG Đây là những tài liệu có giá trị lớn về mặtkhoa học, giúp tác giả luận án có thể nghiên cứu, tham khảo, kế thừa trong quá
trình thực hiện luận án: “Tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay” Nghiên cứu các công trình khoa học
có liên quan đến luận án, tác giả có thể khái quát những kết quả chủ yếu như sau:
Thứ nhất, các công trình khoa học trên đã nghiên cứu, phân tích, luận
giải toàn diện, cụ thể về nội dung lợi ích, cơ sở hình thành lợi ích, quan niệm
về LIQG, bảo vệ LIQG Lợi ích có sự khác nhau tương đối đối với các quốcgia có chế độ chính trị khác nhau Ở các quốc gia đi theo con đường XHCNcũng được các tác giả luận giải rõ nhờ có vai trò lãnh của đảng cộng sản nên lợiích của giai cấp, dân tộc, quốc gia toàn xã hội cơ bản là thống nhất, bởi lẽ, đảng
là đại biểu lợi ích giai cấp, dân tộc và của toàn xã hội Một số công trình nghiêncứu cho thấy về cấu trúc của lợi ích, những tác động tiêu cực của lợi ích trongnền kinh tế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và sự tồnvong ở một số quốc gia Có nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu giải phápphòng chống lợi ích cá nhân Đây là những vấn đề quan trọng, giá trị to lớn vềmặt phương pháp luận và ý nghĩa thiết thực cho tác giả lựa chọn, tiếp thu,nghiên cứu một cách có hệ thống, phục vụ triển khai nghiên cứu luận án
Thứ hai, với cách tiếp cận khác nhau các công trình khoa học đã trình
bày cơ bản hệ thống tư tưởng V.I.Lênin về lợi ích vật chất, tinh thần lợi ích của
GCCN, nhân dân lao động Nga Xôviết và bảo vệ những lợi ích ấy trong mọi
điều kiện hoàn cảnh Các tác giả đều nhấn mạnh giá trị tư tưởng V.I.Lênin vềbảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, quá trình V.I.Lênin
Trang 25tổ chức thực hiện một cách linh hoạt bảo vệ LIQG, bảo vệ LIQG xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ các dân tộc bị áp bức, các dân tộc thuộc địa trên thế giới
Các tác giả đã luận giải một cách đúng đắn về tư tưởng của V.I.Lênin vềLIQG chân chính có sức thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn Đấu tranh chốnglợi ích cá nhân, chỉ biết lợi ích của quốc gia mình mà không tôn trọng lợi ích củacác quốc gia khác… Những công trình khoa học trên tuy còn có những điểm chưatương đồng, nhưng đã cung cấp cho tác giả những nhận định tương đối toàn diện
về tư liệu, tài liệu, số liệu quý báu để kế thừa, chọn lọc, phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu đề xuất định hướng vận dụng bảo vệ LIQG ở Việt Nam hiện nay
Thứ ba, các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin bảo
vệ LIQG xã hội chủ nghĩa nêu trên đã trình bày một cách hệ thống về vận dụng
tư tưởng của V.I.Lênin trong các hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia trong đó cóViệt Nam Điều đó làm cho cách mạng Việt Nam giải quyết tốt LIQG, khắcphục được những tư tưởng sai lầm kéo dài trước đây về con đường giải phóngdân tộc Đảng ta khẳng định rằng: nếu không có chủ nghĩa Mác - Lênin, không
có Cách mạng Tháng Mười chắc chắn sẽ không có cách mạng Tháng Tám năm
1945 của Việt Nam, lập nên chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á
Đặc biệt, các tác giả đã làm sáng tỏ tư tưởng của V.I.Lênin về nhiệm vụbảo vệ LIQG từ phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vũ trangbảo vệ thành quả cách mạng XHCN Đây thực sự là tài liệu quan trọng để tác giảtham khảo, kế thừa những nội dung cần thiết để nghiên cứu luận án của tác giả
Nhìn một cách tổng thể, các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đếnluận án đều nghiên cứu một cách công phu, hệ thống, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt
lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu rất quan trọng để tác giả luận án tham khảo, kếthừa, tiếp thu, phục vụ cho việc xây dựng triển khai có hiệu quả luận án của mình
1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Do mục đích nghiên cứu, góc độ tiếp cận khác nhau, nên các công trìnhtrên vẫn chưa trực tiếp nghiên cứu toàn diện, hệ thống tư tưởng của V.I.Lênin
về bảo vệ LIQG và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay Bởi vậy, luận
án tiếp tục nghiên cứu giải quyết những vấn đề sau:
Trang 26Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học hình thành và quan
niệm tư tưởng của V.I.Lênin về lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia Đây làmột trong những nội dung quan trọng của luận án Trên cơ sở kế thừa các tàiliệu, công trình được đã được công bố tác giả sẽ phân tích làm rõ cơ sở lý luận
- căn cứ vào tiền đề khoa học trước đó mà trực tiếp nhất đó là sự kế thừa, pháttriển chủ nghĩa Mác; cơ sở thực tiễn - quá trình V.I.Lênin cùng đảng BônsêvíchNga tiến hành lãnh đạo bảo vệ lợi ích, thành quả cách mạng trong nội chiếncũng như bảo vệ Nhà nước Nga Xôviết, chống sự xâm lược của CNĐQ, bảo vệLIQG, chủ quyền lãnh thổ và củng cố xây dựng đất nước
Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu, phân tích làm rõ nội dung cơ bản và giá trị
tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG Mặc dù các công trình trên đã có đề cậpđến nội dung này nhưng chưa đầy đủ Cho nên, kế thừa các công trình khoa họctrước đó, tác giả mong muốn tiếp tục làm rõ tư tưởng của V.I.Lênin về tính tấtyếu khách quan, nội dung, phương thức, lực lượng sức mạnh, vai trò lãnh đạocủa đảng cộng sản, quản lý của nhà nước XHCN đối với nhiệm vụ bảo vệ LIQGmột cách toàn diện, hệ thống Từ đó, tác giả mong muốn khái quát những giá trị
cơ bản tư tưởng của V.I.Lênin về LIQG, bảo vệ LIQG trong lịch sử và hiện nay
để các Đảng nhà nước XHCN tiếp tục nghiên cứu vận dụng, phát huy tư tưởng
của Người trong sự nghiệp bảo vệ LIQG xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Thứ ba, đề xuất định hướng vận dụng hiệu quả tư tưởng đó của V.I.Lênin
vào bảo vệ LIQG ở Việt Nam hiện nay Mặc dù trong các thời kỳ cách mạng Đảng,Nhà nước ta đã vận dụng trung thành sáng tạo tư tưởng đó của V.I.Lênin vào bảo
vệ LIQG - dân tộc Việt Nam hiệu quả, thành công Và cũng đã có các công trìnhkhoa học có đề đạt một số nội dung liên quan đến việc vận dụng tư tưởng V.I.Lêninvào bảo vệ LIQG ở Việt Nam, song, chưa thật hệ thống Hơn nữa, hiện nay cónhững nhân tố mới tác động đến việc bảo vệ LIQG - dân tộc Việt Nam Bởi thế,trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình đó, phân tích tình hình biến động hiện nay,tác giả nghiên cứu đề xuất định hướng vận dụng hiệu quả tư tưởng của V.I.Lêninvào bảo vệ LIQG - dân tộc Việt Nam một cách toàn diện, hệ thống
Như vậy, từ những vấn đề trình bày trên, có thể khẳng định cho đến nay
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống,
Trang 27toàn diện tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay Vì vậy, đề tài luận án mà tác giả lựa chọn không
trùng lặp các công trình đã nghiên cứu, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thực
Trang 28Kết luận chương 1
Bảo vệ lợi ích quốc gia là vấn đề có tính quy luật, là nhiệm vụ chiếnlược của mọi quốc gia, vì vậy đã có nhiều công trình khoa học ở trong vàngoài nước, dưới các góc độ tiếp cận khác nhau đã nghiên cứu về lợi ích,LIQG, bảo vệ LIQG; tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG vận dụng tưtưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG
Nội dung cơ bản mà các công trình khoa học trên đã nghiên cứu là:phân tích, luận giải toàn diện, cụ thể về nội dung lợi ích, cơ sở hình thành lợiích, quan niệm về LIQG, bảo vệ LIQG, tư tưởng V.I.Lênin về lợi ích;LIQG, bảo vệ LIQG xã hội chủ nghĩa; vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vàobảo vệ LIQG xã hội chủ nghĩa Đây là những tài liệu có giá trị lớn về mặtkhoa học, giúp tác giả luận án có thể nghiên cứu, tham khảo, kế thừa trongquá trình thực hiện luận án
Tuy nhiên, do giới hạn về mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vinghiên cứu của các công trình khoa học và nhóm các công trình khoa học, nênđến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy
đủ, trực tiếp về Tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ lợi ích quốc gia và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Từ những vấn đề đã được tổng quan, tác giả xác định luận án sẽ tậptrung nghiên cứu luận giải làm rõ thêm những vấn đề sau:
Làm rõ cơ sở khoa học hình thành tư tưởng của V.I.Lênin về lợi ích,LIQG, bảo vệ LIQG; hệ thống hoá làm rõ thêm các quan niệm, khái niệmcông cụ liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận án như lợiích, LIQG, bảo vệ LIQG; tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG; làm rõnội dung cơ bản và giá trị tư tưởng của V.I.Lênin về bảo vệ LIQG; làm rõđịnh hướng vận dụng tư tưởng đó của V.I.Lênin vào bảo vệ LIQG - dântộc ở Việt Nam hiện nay
Trang 29Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH VÀ QUAN NIỆM TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1 Cơ sở khoa học hình thành, phát triển tư tưởng của V.I.Lênin
về bảo vệ lợi ích quốc gia
Cơ sở khoa học hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệLIQG xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp điều kiện khách quan với nhân tố chủquan của V.I.Lênin Kế thừa tinh hoa tư tưởng của nhân loại, trực tiếp là tưtưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về lợi ích của GCCN và nhân dân lao động,vận dụng sáng tạo vào tình hình thế giới, thực tiễn nước Nga cuối thế ỷ XIX,đầu thế kỷ XX; với phẩm chất trí tuệ tuyệt vời, đứng vững trên lập trường vôsản, kết hợp nhuần nhuyễn hoạt động thực tiễn cách mạng với nghiên cứu lýluận, V.I.Lênin đã bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác một cách toàn diện,trong đó có tư tưởng về LIQG, bảo vệ LIQG xã hội chủ nghĩa lên một tầmcao mới Hơn thế nữa, Người đã cùng với đảng Bônsêvích Nga lãnh đạo nhândân hiện thực hoá thành công tư tưởng đó trong bảo vệ LIQG Nga Xôviết và sau
đó là lợi ích Liên bang Xôviết Bởi thế, tên của người được đặt liền với tênC.Mác, chủ nghĩa Mác đã được bổ sung, phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin
Tư tưởng V.I.Lênin về bảo vệ LIQG xuất phát từ các cơ sở khoa học sau:
2.1.1 Thực tiễn tình hình thế giới, nước Nga cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
2.1.1.1 Thực tiễn tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền sản xuất tư bản phát triển mạnh
mẽ Đây là cơ sở thực tiễn cho phép và đòi hỏi V.I.Lênin nghiên cứu, giải
quyết về LIQG, khi nghiên cứu về CNTB Nga phát triển trong chu kỳ hoạtđộng, sự chấm dứt của nó được coi là tổng khủng khoảng Nước Nga đã vàođêm trước của cuộc cách mạng vô sản, đứng trước một thời điểm lịch sử, làkhâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, là nơi tập trung những mâuthuẫn xã hội và dân tộc gay gắt nhất, đồng thời, là nơi hội tụ đầy đủ nhấtnhững điều kiện khách quan và chủ quan cho một cuộc cách mạng vô sản
Trang 30Nhận định quan trọng này được soi sáng bằng học thuyết khoa học do C.Mác
và Ph.Ăngghen khởi thảo, V.I.Lênin đã đánh giá đúng về bản chất của GCTStất yếu sẽ xảy ra một chu kỳ tiếp theo V.I.Lênin viết:
“Hiện nay, rõ ràng là chúng ta đang trải qua một thời kỳ của chu kỳ
tư bản chủ nghĩa, trong đó công nghiệp “hưng thịnh”, thương nghiệp rấthoạt động, các công xưởng làm việc hết công suất, và những nhà máymới, những xí nghiệp mới, những công ty cổ phần, những đường sắt, v v.,
v v mọc lên hằng hà sa số như nấm sau một trận mưa” [47, tr 580]
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước xuất hiện, mở rộng thị trường, phát triển khắp châu Âu Không chỉ nghiên cứu về bản chất của CNTB, V.I.Lênin chỉ ra đặc trưng cơ bản của CNTB độc quyền được quy định bởi sự
tích tụ của sản xuất và tư bản đã đạt đến một giai đoạn phát triển cao tới mứctạo ra những tổ chức độc quyền đóng một vai trò quyết định trong đời sốngkinh tế Sự hợp nhất của tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp và sự nảysinh ra bọn đầu sỏ tài chính, sự xuất khẩu tư bản, khác với xuất khẩu hànghoá, xuất khẩu tư bản có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sự thành lập cácliên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản, sự phân chia trái đất về mặt lãnhthổ giữa các cường quốc TBCN lớn nhất đã kết thúc và cuộc đấu tranh giữachúng với nhau để phân chia lại thế giới Như vậy, tính ăn bám và sự mục nátcủa CNTB tăng lên Người nhận xét:
“Ngày nay - khoảng từ đầu thế kỷ XX - chủ nghĩa tư bản toànthế giới đã phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chủ nghĩa đếquốc hoặc thời đại tư bản tài chính là nền kinh tế tư bản chủ nghĩaphát triển cao đến mức là các liên minh độc quyền của bọn tư bản -Xanh-đi-ca, Các-ten, Tơ-rớt - đã có ý nghĩa quyết định, tư bản ngânhàng với mức tập trung lớn đã sáp nhập với tư bản công nghiệp, việcxuất khẩu tư bản sang nước khác đã phát triển trên những quy mô rấtlớn, toàn thế giới đã bị phân chia về mặt lãnh thổ, giữa các nước giàunhất, và việc phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các Tơ-rớt quốc tế
đã bắt đầu” [125, tr 616]
Trang 31Chủ nghĩa đế quốc, mở rộng chiến tranh xâm lược, xâm chiếm thuộc địa, xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia, nền độc lập dân tộc của các nước trên thế giới, làm xuất hiện tình thế, thời cơ nổ ra cách mạng vô sản, xuất hiện quốc gia xã hội chủ nghĩa, cho phép, đòi hỏi V.I.Lênin quan tâm đế vấn
đề lợi ích quốc gia xã hội chủ nghĩa Đến cuối thế kỷ XIX, thuộc địa của tất
cả các nước TBCN bao trùm một diện tích 73 triệu km2 (chiếm gần 55 diện
tích trái đất) với dân số 530 triệu người (35% dân số thế giới) Quan hệ tư
CNTB vẫn không bị thủ tiêu mà trái lại còn đẩy tới tột cùng Bước vào giaiđoạn đế quốc chủ nghĩa, tất cả những mâu thuẫn về lợi ích vốn có của TBCN
đã trở nên sâu sắc đến tột độ, đến mức, cuộc cách mạng chắc chắn sẽ nổ ra chỉ
là thời gian ngắn V.I.Lênin khẳng định:
“Trên thực tế, chủ nghĩa đế quốc có nghĩa là muốn giành lấy cácchìa khoá của thế giới, - không phải là những chìa khoá về quân sự như ởthời đại đế quốc La mã, mà là những chìa khoá lớn về kinh tế và thươngmại Điều đó có nghĩa là cố gắng không phải để mở rộng lãnh thổ; mà là
để chinh phục và chiếm đóng những khu vực trọng điểm lớn mà thươngmại thế giới được tiến hành qua đó; chiếm lấy không phải là những thuộcđịa lớn mà là những thuộc địa có vị trí tiện lợi” [62, tr 238]
Trong Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh, Người viết: “Chủ nghĩa đế
quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, giai đoạn mà mãi đến thế kỷ
XX chủ nghĩa tư bản mới đạt tới Chủ nghĩa tư bản hiện nay cảm thấy chậtchội trong các quốc gia dân tộc cũ” [58, tr 393]
2.1.1.2 Tình hình nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Trung tâm cách mạng chuyển vào Nga tình thế, thời cơ cách mạng vô sản chín muồi, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 nổ ra giành thắng lợi, quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời, nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia được đặt ra trực tiếp.
Đầu thế kỷ thứ XX, nước Nga trở thành nhà tù của các dân tộc bị ápbức Điều đó được V.I.Lênin khẳng định: “hoặc là thừa nhận rằng, trong toàn
bộ chính sách của nước Nga, một không khí “tàn sát” là không tránh khỏi
Trang 32như một định mệnh” [55, tr 79] Người đã chỉ ra nguyên nhân của sự tàn sát đó:
“Bất cứ một ai ở nước ta, có đôi chút giác ngộ và chú ý đôi chút là có thể cảmthấy hàng ngày cái không khí đó Nhưng không phải tất cả mọi người đều có đủ
can đảm để nhận thức rõ ràng ý nghĩa của không khí tàn sát đó” [55, tr 78].
Người đã đặt câu hỏi về chính sự tàn sát đẫm máu, nguyên nhân đó chính là do
chính phủ Nga hoàng: “Tại sao không khí đó bao trùm nước ta? Tại sao nó có thể bao trùm được? Chỉ vì đất nước ta thực tế đang ở vào một tình trạng nội chiến
bưng bít không xuôi Thừa nhận sự thực đó là một điều rất khó chịu đối với một
số người, còn một số khác lại muốn trùm lên đó một tấm màn” [55, tr 78]
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ nước Nga Sa Hoàng bị lôicuốn, tham gia vào cuộc chiến tranh phân chia lại thị trường, thuộc địa trên
thế giới CNĐQ đã sản sinh ra cuộc chiến tranh tàn khốc, cùng với đó, chính
cuộc chiến tranh này lại làm cho tất cả những mâu thuẫn của CNĐQ tăng lêncực kỳ gay gắt Ngược lại, cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN đòi hỏi phảiphân tích bản chất kinh tế và chính trị của CNĐQ trên nền tảng tư tưởng củachủ nghĩa Mác V.I.Lênin chỉ rõ: Loài người đang ở trong thời kỳ cách mạngsôi nổi, - cách mạng về lãnh thổ, phân chia lại biên giới, sự tấn công trênnhững thị trường thế giới lớn, vũ trang quá mức, V.I.Lênin viết:
“Chiếm đất đai và nô dịch những nước ngoài, làm phá sản nướccạnh tranh với mình, cướp phá của cải của nước đó, làm cho quầnchúng lao động không chú ý đến những cuộc khủng hoảng chính trịtrong nước của Nga, của Đức, của Anh và của các nước khác, chia rẽcông nhân và lừa bịp họ bằng những lời dối trá dân tộc chủ nghĩa, vàtàn sát đội tiền phong của họ để làm suy yếu phong trào cách mạng củagiai cấp vô sản: đó là nội dung và ý nghĩa thật sự duy nhất của cuộcchiến tranh hiện nay” [57, tr 17]
Tình thế cách mạng XHCN ở nước Nga xuất hiện cách mạng XHCNTháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi Trước những diễn biến nước Ngahoàn toàn phức tạp và mau lẹ, với nhận thức chính trị sắc sảo của V.I.Lênin
đã chỉ rõ: dưới CNĐQ, tất cả các mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản nhất
Trang 33định trở nên gay gắt thêm; CNĐQ là CNTB ăn bám, mục nát, và cơ sở những
điều kiện dẫn đến sự diệt vong của nó, sự thay thế, thông qua con đường cách
mạng CNTB bằng một chế độ xã hội mới, tiến bộ, tức CNXH, là điều khôngtất yếu không thể tránh khỏi Đây là những kết luận hết sức quan trọng củaV.I.Lênin về quy luật phát triển của CNĐQ hiện đại, là cơ sở khoa học chocuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, làm nên cuộc Cách mạngTháng Mười Nga thành công, mang lại những lợi ích to lớn của GCCN vànhân dân lao động Người còn cho rằng: Cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở nướcNga, để giải quyết LIQG Nga phải giành lấy chính quyền - lợi ích thiết thânnhất để thiết lập chuyên chính vô sản, phải giải quyết cho nông dân Nga vềruộng đất, đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc bảo vệ sự sống còncủa nước Nga (lợi ích sống còn) trước các quốc gia đế quốc khác Phong tràocông nhân Nga phát triển mạnh mẽ được giác ngộ đi đầu trong đấu tranhchống CNTB giành lợi ích thiết thân của giai cấp V.I.Lênin đã chỉ đạo chuẩn
bị tập hợp lực lượng cách mạng đó là sự liên minh GCCN và giai cấp nôngdân Đó chính là đường lối sách lược cơ bản trong cuộc cách mạng này
Dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích mà người đứng đầu là V.I.Lênin
đã tập hợp sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực, đứng lên đập tannhà nước tư sản, cướp chính quyền và giành thắng lợi Cách mạng ThángMười Nga là cuộc cách mạng XHCN, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợicủa cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiêntrên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng CNXH
Quốc gia Nga Xôviết ra đời, 14 nước đế quốc bao vây, gây chiến hòng bóp chết nước Nga non trẻ, vấn đề bảo vệ thành quả các mạng, lợi ích quốc gia được đặt ra trực tiếp, cấp bách Nước Nga Xôviết ra đời là một trong
những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đối với các nước đang bị GCTS xâmlược thống trị muốn đứng lên giành độc lập Nó đánh dấu việc ra đời của Nhànước Xôviết, một nhà nước ủng hộ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộccủa các nước thuộc địa như các nước ở châu Á, châu Phi đều bị các nước thựcdân phương Tây xâm lược V.I.Lênin đã nêu rõ: Cộng hoà Xôviết Nga được
Trang 34thiết lập trên cơ sở liên minh tự do của các dân tộc tự do thành liên bang cácCộng hoà dân tộc Xôviết Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga còn
có giá trị đặc biệt ở chỗ: nó đã tách nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đếquốc chủ nghĩa, cứu đất nước khỏi mối thảm họa dân tộc Theo đó, Nhà nướcXôviết đã nêu lên khẩu hiệu “hoà bình vĩ đại” và đã bắt đầu thực hiện nhữngnguyên tắc mới trong quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia
V.I.Lênin cùng với đảng Bônsêvích Nga tập trung lãnh đạo xây dựngĐảng, bộ máy nhà nước Xôviết, đánh tan sự bao vây của 14 nước đế quốc vàbọn Bạch vệ, thực chất giai đoạn này Cách mạng Tháng Mười Nga phải tiếnhành bảo vệ thành quả cách mạng trước bọn Bạch vệ Nội chiến Nga kéo dài
từ ngày 7 tháng 11 (25 tháng 10) năm 1917 đến tháng 10-1922 Do kết quả
của cách mạng Tháng Mười, thế giới hình thành hai hệ thống đối lập nhau,
chiến tranh giữa các nước đế quốc vẫn diễn ra, V.I.Lênin đã khởi Sắc lệnh về Hoà bình và Sắc lệnh Ruộng đất nhằm nêu cao nguyên tắc cùng tồn tại hoà
bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau và nhằm thủ tiêu chế độ địachủ; chủ trương ký Hoà ước Brétlitốpxcơ với Đức tháng 3-1918, rút nướcNga ra khỏi chiến tranh đế quốc V.I.Lênin đã lãnh đạo phong trào cách mạngNga phản đối chiến tranh xâm lược, biến chiến tranh xâm lược thành nộichiến cách mạng hạn chế được cuộc chiến xâm lược chết chóc phục vụ lợi íchcủa GCTS Nga Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng MườiNga năm 1917 đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử xã hội loài người.Cũng từ đây, sự ra đời của CNXH hiện thực ở nước Nga sau Cách mạngTháng Mười năm 1917 đã hình thành hai thế giới đối lập về lợi ích và đấutranh với nhau không khoan nhượng, đó là CNXH và CNTB, vì vậy, bảo vệthành quả cách mạng XHCN là đòi hỏi tất yếu khách quan
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia xã hội chủ nghĩa đặt
ra trực tiếp với V.I.Lênin, đảng Bônsêvích Nga và Chính quyền Xôviết Từ sự
phát triển của phong trào cách mạng thế giới và nước Nga, đã đặt ra nhữngvấn đề lý luận, chính trị và tổ chức cho V.I.Lênin cần phải giải quyết về lợiích Đồng thời luận giải về vai trò của GCCN trong thời đại CNĐQ, nhất là
Trang 35GCCN ở các nước chậm phát triển, và khi GCCN đã có chính quyền nhànước, việc tổ chức và xây dựng chính quyền, sử dụng chính quyền như thế nào
để nó hoàn thành chức năng, nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của GCCN và nhân dân laođộng, vấn đề xây dựng xã hội mới, vấn đề bảo vệ Tổ quốc XHCN và hàng loạtvấn đề lý luận khác có liên quan đến “bảo vệ lợi ích của chủ nghĩa xã hội”
Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc Nga, Nhà nước Liên Xô đặt ra nhiều nội dung, hình thức, biện pháp mới V.I.Lênin đã thực hiện nhiều nhiệm vụ
nhằm bảo vệ LIQG Nga Xôviết, trong đó đã chủ động rút nước Nga ra khỏichiến tranh V.I.Lênin đã vạch ra những biện pháp quan trọng, coi đó lànhững bước đầu trên con đường biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nộichiến, tuyệt đối từ chối không biểu quyết ngân sách chiến tranh và rút vô điềukiện ra khỏi những nội các tư sản, hoàn toàn đoạn tuyệt với chính sách “hoàbình trong nước”, thành lập một tổ chức bất hợp pháp, ủng hộ việc bắt taythân thiện của binh sĩ các nước tham chiến, ủng hộ mọi hình thức đấu tranhcách mạng có tính chất quần chúng của giai cấp vô sản
Về Đảng, V.I.Lênin đã tiên đoán cuộc cách mạng sẽ nổ ra và chuẩn bịcho một đảng cách mạng từ những năm 1903, Người chỉ rõ rằng, tất cả chính
Đảng vô sản chân chính đối với tương lai đều có nhiệm vụ Trước hết là,
thuyết phục quần chúng nhân dân về sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược
của mình; hai là, giành lấy chính quyền và đập tan sự phản kháng của bọn bóc lột, ba là, tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước theo CNXH Đương
nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ cũng sẽ được đặt
ra trong số những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý, còn nhiệm vụ đè bẹp
sự phản kháng của bọn bóc lột và bọn kẻ cướp giai cấp vô sản sẽ không mộtphút nào được cho phép mình lãng quên
V.I.Lênin cho rằng, nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nướccũng đã trở thành nội dung chủ yếu trung tâm, quan trọng bậc nhất Người đãgiải thích: Trong nhiệm vụ quản lý nước nhà, cái có ý nghĩa trọng đại hơn cảkhông phải là chính trị mà là kinh tế Giờ đây, nhiệm vụ quản lý quốc giatrước hết và trên hết được ghi lại thành một nhiệm vụ thuần tuý kinh tế Sau
Trang 36này, V.I.Lênin lại kết luận rằng, chính trị chủ yếu của chúng ta là xây dựngnhà nước về mặt kinh tế Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không chỉ làmột cương lĩnh, một học thuyết, một nhiệm vụ nữa, ngày nay đó là công việcxây dựng cụ thể Như vậy, đây là một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh củagiai cấp vô sản chống GCTS, giai đoạn tạo những điều kiện để tiêu diệt tậngốc CNTB không cho nó phục hồi hoặc tái sinh Giai đoạn đấu tranh này,hình thức sẽ có vẻ hoà bình và phương pháp do có nội dung mới khác trước.Nhưng tất cả đều nhằm phát triển cuộc đấu tranh đó để bảo vệ lợi ích củaGCCN, nhân dân lao động…
2.1.2 Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia
Một tư tưởng mới hình thành bao giờ cũng kế thừa những tiền đề tưtưởng trước đó của nhân loại mà gốc rễ của nó nằm sâu trong các sự kiện kinh
tế - xã hội đương thời Trong tác phẩm Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học Ph.Ăngghen đã khẳng định rõ điều đó Tư tưởng
của V.I.Lênin nói chung về LIQG, bảo vệ LIQG nói riêng cũng không ngoại
lệ Tư tưởng của V.I.Lênin về LIQG, bảo vệ LIQG cũng kế thừa, phát triểncác tư tưởng chung của nhân loại đương thời mà trực tiếp là tư tưởng khoa
học và cách mạng của C.Mác và Ph.Ăngghen về LIQG [Phụ lục 1].
Tư tưởng của V.I.Lênin về lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia đã
kế thừa, phát triển các tư tưởng khoa học và cách mạng của C.Mác và Ph.Ăngghen về lợi ích quốc gia trên các vấn đề sau:
2.1.2.1 Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về lợi ích quốc gia
Chủ nghĩa Mác quan niệm lợi ích quốc gia luôn gắn liền với lợi ích giai cấp thống trị, phản ánh trước hết lợi ích cốt lõi của giai cấp thống trị.
Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp nhằm duy trì sự thống trị,bảo vệ lợi ích của giai cấp đã sinh ra nó Bản chất nhà nước quy định haithuộc tính: tính giai cấp và tính xã hội cùng tồn tại trong một thể thống nhấtkhông thể tách rời có quan hệ biện chứng với nhau Tính giai cấp là thuộc tính
cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào Nhà nước ra đời trước hết phục vụ
Trang 37lợi ích của giai cấp thống trị, tính xã hội của nhà nước thể hiện đại diện củatoàn xã hội, ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích
cơ bản, lâu dài của quốc gia
C.Mác và Ph.Ăngghen luận chứng quan trọng trong một quốc gia, lợiích luôn gắn với một giai cấp nhất định khi giai cấp này đứng đối lập với mộtgiai cấp khác, giai cấp làm cách mạng đã không xuất hiện ngay từ đầu với tưcách là một đại biểu cho toàn bộ xã hội, nó xuất hiện bao gồm toàn bộ cáikhối đông đảo của xã hội và đương đầu với một giai cấp thống trị duy nhất
Sở dĩ có thể làm như vậy là vì, lúc đầu lợi ích của nó còn thực sự gắn liền vớilợi ích chung của các giai cấp không thống trị khác, vì dưới sức ép của nhữngquan hệ tồn tại trước đó, lợi ích ấy còn chưa thể phát triển thành lợi ích riêngbiệt của một giai cấp riêng biệt “Vì vậy, thắng lợi của giai cấp ấy cũng có lợicho nhiều cá nhân trong những giai cấp khác không đạt được địa vị thống trị,song chỉ có lợi trong chừng mực thắng lợi ấy khiến cho các cá nhân này cókhả năng vươn lên hàng giai cấp thống trị” [130, tr 69]
Trong quốc gia tư bản, lợi ích quốc gia gắn liền với lợi ích của giai cấp tư sản và mâu thuẫn, đối kháng với lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc chân chính GCTS đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử Tuy
nhiên, xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệtvong, không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp Nó chỉ đem những giaicấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thếcho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ màthôi Như vậy, bản thân GCTS hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trìnhphát triển lâu dài của một loạt những cuộc cách mạng trong phương thức sảnxuất và trao đổi với những hành vi bóc lột bản chất không bao giờ thay đổi
Do đó, thuộc tính chủ quan vốn có của CNTB luôn chứng minh rằng: “Dù cóxoay xở thế nào đi nữa, các nhà tư sản ấy bao giờ cũng sẽ rút ra một kết luận,
đó chính là: họ là những kẻ cai trị đất nước tốt nhất” [7, tr 554]
C.Mác và Ph.Ăngghen luận chứng rằng, lợi ích giai cấp luôn gắn liềnvới địa vị kinh tế - xã hội của họ trong một giai đoạn lịch sử nhất định, bởi vì
Trang 38trong xã hội có giai cấp, lợi ích giữa các giai cấp luôn mâu thuẫn và xung độtlẫn nhau Trong xã hội tư bản, lợi ích của họ do quá trình bóc lột người laođộng mà có được Ngược lại, đối với GCCN, lợi ích của họ là nhu cầu cầnthiết phải cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc và duy trì sự sống,… lànhững lợi ích chính đáng Bởi thế, chính bản thân họ vừa chăm lo lợi íchchung cho toàn bộ xã hội nhưng vừa có lợi ích riêng của mình, điều đó phù
hợp với sự phát triển, cải tạo xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Nhiều
sự thật ngày càng vạch trần ra rằng những lời dạy của thuyết kinh tế tư sảncho rằng lợi ích của tư bản và lao động là nhất trí, cạnh tranh tự do sẽ đem lại
sự hoà hợp phổ biến và đời sống hạnh phúc phổ biến, là những lời giả dối.”[136, tr 302] Các ông còn chỉ ra nguyên nhân của mâu thuẫn đối kháng đó là
do hai hình thức sở hữu, giữa sở hữu chung và sở hữu cá nhân về tư liệu sảnxuất chủ yếu Chỉ duy nhất một con đường là xoá bỏ hình thức sở hữu tư hữu
ấy mới xoá bỏ tận gốc sự bóc lột, lợi ích GCCN, nhân dân lao động mới đượcgiải quyết triệt để C.Mác và Ph.Ăngghen kết luận: “… giai cấp tư sản nhớrằng lợi ích giai cấp của công nhân và lợi ích giai cấp của các nhà tư bản trựctiếp đối lập với nhau và công nhân có ý thức về điều đó” [9, tr 112]
Giai cấp tư sản đương thời quan niệm, lợi ích quốc gia tư sản trước hết phải là lợi ích của cá nhân nhà tư sản và giai cấp tư sản Dưới chủ nghĩa tư
bản, GCTS nắm quyền đại diện cho tổ quốc, dân tộc, lợi ích của tổ quốc vàdân tộc cơ bản là lợi ích của GCTS, nên GCCN không có tổ quốc của mình.C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi từ phân tích cơ sở kinh tế của CNTB, qua đó chothấy địa vị, lợi ích của người công nhân trong xã hội Trong đó, nhà tư bảnmuốn sản xuất ra một giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là một hànghoá Hơn nữa, muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng giá trịnhững tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua,nghĩa là muốn sản xuất ra giá trị thặng dư
Qua hai phương pháp bóc lột: giá trị thặng dư tương đối và bóc lột giátrị thặng dư tuyệt đối được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nângcao trình độ bóc lột công nhân là thuê trong các giai đoạn phát triển của
Trang 39CNTB C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận: người công nhân lao độngdưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như nhưng yếu tố khác của sản xuấtđược nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, sản phẩm làm ra thuộc sởhữu của tư bản, là sở hữu lợi ích cơ bản trong xã hội chứ không phải củangười công nhân Ph.Ăngghen viết: “Người tư sản ngụp đầu trong nhữngthành kiến giai cấp những nguyên tắc hắn được nhồi nhét từ thuở nhỏ; đối vớihắn thì không thể làm khác được; ngay cả khi mang cái vỏ tự do, thực chấthắn vẫn là bảo thủ; lợi ích của hắn gắn liền với chế độ hiện hành” [9, tr 486].
Lợi ích quốc gia có nội dung toàn diện nhưng được biểu hiện trước tiên ở lợi ích kinh tế Khi xem xét mối quan hệ lợi ích kinh tế và lợi ích chính
trị của bất cứ các quốc gia trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định:kinh tế quyết định chính trị Song, các ông cũng thừa nhận tính độc lập tươngđối và sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế Bởi lẽ, thắng lợi củachính trị sẽ tạo tiền đề, điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế Việc giànhlấy lợi ích chính trị không có mục đích tự thân, mà chỉ ra phương thức, conđường, phương tiện để đạt lợi ích kinh tế và củng cố lợi ích kinh tế Nói cáchkhác, đấu tranh giành lợi ích chính trị cũng nhằm phục vụ cho việc giành lợi íchkinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế Một khi quyền lực chính trị và các thiết chế chínhtrị được củng cố, hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, tăngcường sức mạnh lợi ích kinh tế của chủ thể quyền lực chính trị tương ứng Đây
là luận điểm cốt lõi của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa lợi ích kinh
tế và quyền lực chính trị Mặt khác, C.Mác đã cho rằng, trong cách mạng vô sản,
để bảo đảm sự thống trị về mặt kinh tế của GCCN, điều kiện đầu tiên là phải đậptan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập quyền lực nhà nước của giai cấp vô sản;xét đến cùng, cuộc cách mạng vô sản được tiến hành nhằm để thực hiện lợi íchkinh tế: “việc giải phóng giai cấp công nhân về mặt kinh tế là mục tiêu vĩ đại màbất kỳ phong trào chính trị nào cũng đều phải phục tùng” [134, tr 24]
Trong quốc gia xã hội chủ nghĩa, lợi ích của những người cộng sản thống nhất với lợi ích của giai cấp vô sản và của cả dân tộc C.Mác và
Ph.Ăngghen chỉ rõ, những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt
Trang 40mà là người đại diện toàn thể lợi ích của giai cấp nói chung Giai cấp vô sảnlãnh đạo nhân dân lao động thực hiện một cuộc cách mạng xã hội và tự giảiphóng mình khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng chế độ xã hội mới - xãhội - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không có áp bức bóc lột bấtcông, xã hội bình đẳng đem lại toàn bộ lợi ích cho nhân dân lao động Điều
đó không phải do ý muốn chủ quan quy định, mà trái lại được quy định bởinhững điều kiện khách quan của lịch sử, đồng thời cũng chính điều kiện lịch
sử khách quan tạo cho giai cấp đó có được những đặc điểm chính trị - xã hộimang tính cách mạng có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy
C.Mác và Ph.Ăngghen luận chứng mối quan hệ qua lại giữa đảng vàgiai cấp: “Những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lậpvới các đảng công nhân khác”, và “Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nàotách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản” [132, tr 615] Trên cơ sở đó,C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích lợi ích trong mối quan hệ giữa đảng vàgiai cấp trong quá trình đấu tranh của phong trào, sự khác nhau giữa đảng vàgiai cấp, thực chất đảng vô sản là đội tiên phong của giai cấp, cùng chungmục đích, trong đó C.Mác và Ph.Ăngghen yêu cầu: những người vô sản củacác dân tộc, quốc gia khác nhau họ đặt lên đầu không phụ thuộc vào dân tộcbảo vệ vì lợi ích chung cho toàn thể giai cấp cuộc đấu tranh giữa GCTS vàgiai cấp vô sản C.Mác và Ph.Ăngghen viết:
“Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trênhai điểm: một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộccác dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi íchkhông phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; hai
là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tưsản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào” [132, tr.615]
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có giai cấp vô sản mới giải quyết hài hoà giữa lợi ích quốc gia - lợi ích dân tộc - lợi ích giai cấp và quốc tế.