Tác phẩm văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạonghệ thuật vì vậy việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua thơ ởlứa tuổi mầm non là một trong những h
Trang 1MỤC LỤC
NỘI DUNG……….Trang
1 MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3.Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiêncứu 3
2 NỘI DUNG. 2.1 Cơ sở lý luận 3
2.2 Thực trạng 4
2.3 Các biện pháp thực hiện … ……….…….……… 6
2.4 Hiệu quả của SKKN.……… 17
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 3.1 Kết luận………18
3.2 Kiến nghị……… 19
Tài liệu tham khảo………
Phụ lục………
Trang 2
1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.
“Trẻ em hôm nay thể giới ngày mai”
Đúng như vậy trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân
tương lai của đất nước, là nền móng đầu tiên của đất nước Trẻ em hôm nay lànhững công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ làtrách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội Đã từ lâu cộng đồng nhân loại
đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôidưỡng, giáo dục trẻ
Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, tuổi đang ở nhữngbước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, kỹ năng xãhội Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ cótác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáodục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện chotrẻ về Đức - Trí - Thể - Mỹ Có thể nói nhân cách con người trong tương lai nhưthế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trường mầm non
Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là lứatuổi mầm non Có thể nói rằng giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên, là nềntảng trong hệ thống giáo dục quốc dân là bộ phận quan trọng trong sự nghiệpđào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích cho xã hội Ngày nay, chúng takhông chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học, có tình yêu thiênnhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệthuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo Những phẩm chất ấy của con ngườiphải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹptrong tương lai
Giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là đào tạo cho xã hội những côngdân tí hon tài năng và đầy triển vọng cho tương lai của đất nước và trẻ em ở lứatuổi mầm non là lứa tuổi đang trên đà hình thành và phát triển mạnh mẽ về đặcđiểm tâm lý, ở thời kỳ này trẻ thích tìm tòi khám phá cái mới lạ trong cuộc sốnghàng ngày, trẻ rất muốn biết về sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ muốn đượckhám phá và làm được những việc như người lớn làm Để đạt được điều đó thìngôn ngữ chính là phương tiện đưa ước muốn của trẻ đạt được kết quả tối ưunhất
Tác phẩm văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạonghệ thuật vì vậy việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua thơ ởlứa tuổi mầm non là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng đối vớitrẻ Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học thôngqua thơ là loại hình nghệ thuật đến từ rất sớm ngay từ lúc còn nằm trong nôi trẻ
đã được tiếp xúc với những lời ru của bà, của mẹ trước hết đó là sự yêu thươngche chở vỗ về đối với trẻ thơ đồng thời qua lời ru đó cũng mở ra một chân trờinhận thức, đem lại những hiểu biết về thế giới xung quanh trong nhận thức banđầu của trẻ
Văn học thông qua dạy thơ còn làm cho trẻ biết yêu quý hướng tới cái hay,cái, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, qua đó trẻ được biết những bài học về
Trang 3đạo đức, về lẽ sống, về cách cư sử đúng mực, giúp cho trẻ có những kinhnghiệm để bước vào cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng xã hội
Làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ còn giúp trẻ phát triểnnhững kỹ năng nghe, nói, cách diễn đạt ý nghĩ mong muốn của mình một cách
rõ ràng, dễ hiểu với người nghe Vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động làmquen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giaiđoạn quan trọng vì trẻ có nhu cầu giao tiếp và thể hiện tình cảm qua tác phẩmvăn học là rất lớn
Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông quathơ? Đây là dấu chấm hỏi để cho những người làm công tác giáo dục phải suynghĩ và tự tìm tòi ra những phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp
Tuy nhiên việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua thơcòn gặp nhiều bất cập đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa hiệuquả, việc lồng ghép tích hợp các hoạt động và các chuyên đề giáo dục cho trẻcòn nhiều hạn chế, nội dung còn đơn điệu, rườm rà, lúng túng, chưa thực sự linhhoạt, việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, giáo viênchưa chú ý sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho hoạtđộng văn học nên chưa thu hút trẻ hoạt động tích cực trong giờ học
Ngoài ra do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi còn hạn chế
do cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện nên nhiều trẻ còn đangnói ngọng, nói lắp, khả năng diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc Bên cạnh đótrẻ còn hiếu động chưa có sự tập trung cao trong giờ học Các bậc cha mẹ chưaquan tâm chú ý đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đây chính là nguyên nhân làmảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ Vì vậy, cần phải có sự uốnnắn kịp thời của người lớn nhất là cô giáo mầm non đang hằng ngày trực tiếpchăm sóc, giáo dục các cháu
Bên cạnh đó, thực trạng hiện nay việc xây dựng môi trường hoạt độngmang tính phát triển, đặc biệt là môi trường ngôn ngữ trong trường mầm nonHưng lộc nói chung và lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A8 nói riêng còn sơ sài, nội dungchưa phong phú, chưa được thay đổi phù hợp với tâm lí trẻ, chính vì vậy màchưa thúc đẩy sự hứng thú của trẻ, chưa chú ý sưu tầm nguyên vật liệu để làm
đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho hoạt động văn học nên chưa thu hút trẻ hoạtđộng tích cực trong giờ học, giờ chơi ở góc văn học
Để đáp ứng được những yêu cầu đã để ra bản thân là giáo viên mầm nontôi nhận thấy rằng việc làm quen với tác phẩm văn học đặc biệt là dạy thơ rấtquan trọng trong việc giáo dục trẻ vì vậy cần phải tìm ra những phương pháp,biện pháp và những hình thức linh hoạt, phù hợp trong qua trình dạy trẻ có nhưvậy mới giúp trẻ cảm thụ bài thơ một cách dễ dàng đạt hiệu quả cao trong việcdạy và học Xuất phát từ lý do trên bản thân tôi đã suy nghĩ, lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ” ở trường mầm non Hưng lộc.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làmquen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ
Trang 41.3 Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường mầm non Hưng lộc - Hậu lộc
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận Đọc, phân tích, tổnghợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dụng cơ sở lý luận cho việc viết đề tàisáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp đàm thoại Là phương pháp dùng lời nói và sử dụng hệthống câu hỏi để trao đổi với đối tượng đựơc truyền đạt về nội dung của tácphẩm, từ đó giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn nội dung tác phẩm
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn chăm sócgiáo dục trẻ, các giáo trình có nội dung về phương pháp dạy thơ cho trẻ
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Là phương pháp tác
động trực tiếp vào đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúpngười nghiên cứu có ý tưởng sáng tạo
- Phương pháp tích hợp: Là phương pháp lồng ghép vào các hoạt động học
khác nhằm giúp trẻ khắc sâu nội dung được cung cấp
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Là phương pháp mô tả, phân tích, so
sánh, phân loại, tổng hợp những kinh nhiệm giảng dạy.Từ đó rút ra những quyluật chi phối, hình thành và phát triển của đề tài nghiên cứu
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận:
Từ lâu, người ta đã nhận thấy văn học là nguồn suối không cạn của tríthức là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển, người ta cũngnhận thấy rõ vị trí sức mạnh riêng của tác phẩm văn học trong sự nghiệp giáodục nói chung và giáo dục trẻ mầm non nới riêng Nhà nghiên cứu phê bình văn
học Nga V.G BielinXki đã từng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nó quyết định số phận con người”
Văn học xây dựng bằng hình tượng chất liệu ngôn ngữ, ngôn từ với tưcách là chất liệu của văn học có khả năng đặc biệt, trong thơ ca chứa đầy nộidung lí thú với những hình tượng nghệ thuật trong sáng, vốn ngôn từ giàu chất
mĩ cảm, nguồn tưởng tượng giàu có Trí tưởng tượng là nhiên liệu của sự sángtạo, đổi mới, nếu chỉ xét riêng về tác dụng kích thích trí tưởng tượng thôi cũng
đã thấy văn học cần thiết biết chừng nào với lứa tuổi mẫu giáo: “Lứa tuổi cần hoạt động thật nhiều để có trí tưởng tượng tràn ngập tâm hồn” (Karan EdenHaumare - Những phương pháp và điều kiện cho trẻ vui chơi của tổ chức Radda Bamen) Mĩ học và Macsxit hiện nay cho rằng văn học có nhiều chức
năng song có các chức năng chủ yếu là chức năng nhận thức, chức năng giáodục, chức năng thẩm mỹ Như vậy có thể nói cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc (thơ) góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáodục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ hứng thú đọc sách, kỹ năng đọc và kể tácphẩm cho trẻ
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên việc nâng cao chất lượnglàm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động dạy thơ là hoạt động khôngthể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 5Việc làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động dạy thơ ởtrường mầm non còn giúp trẻ cảm nhận được những cái hay, cái đẹp ở mỗi tácphẩm và từ đó hướng trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phútrong mỗi tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, biết thể hiện xúc cảm, hành vicủa mình qua những vần thơ, nội dung tác phẩm và sự hứng thú đối với việc họcthơ của trẻ Trong mỗi tác phẩm thơ đều tái hiện lên thế giới mới của cuộc sốngthực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, truyền đạt trongnhững hình thức đa dạng, độc đáo.
Qua nội dung của các bài thơ trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội có nhữngmối quan hệ những tình cảm gia đình, tình bạn và thế giới xung quanh hiện ratrước mắt trẻ
Làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ là môn rất quan trọngđối với trẻ mầm non trong việc phát triển hình thành tư duy và phát triển nhâncách trẻ, nó không những là công cụ để trẻ học tập, giao tiếp, vui chơi mà còn là
là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng các tác phẩm văn học thôngqua thơ giúp cung cấp cho trẻ những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàuchất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong các tác phẩm, nhịp điệu của nhữngbài thơ mang tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ ngoài ra trẻ bắt đầu hìnhthành một số khái niệm văn học như: thơ, nhân vật, hình ảnh Bước đầu trẻ sẽnhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thể thơ Khôngnhững vậy trẻ còn cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng
Trường mầm non nói chung đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng thìgiáo dục trẻ thông qua nhiều hoạt động, mỗi hoạt động đều góp phần giáo dụctrẻ phát triển một cách toàn diện Trong đó làm quen với tác phẩm văn họcthông qua dạy thơ là một trong những hoạt động không thể thiếu được và vôcùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo
Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồmthiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong nhữnghình thức đa dạng độc đáo Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọihiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gầngũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiênchợ, lớp học, khu phố Từ đó tôi nhận thấy rằng hoạt động làm quen với nhữngbài thơ có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, tư tưởng tình cảm củatrẻ, và qua đọc thơ làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cáchdiễn đạt mạch lạc
Bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đưa trẻ đến với hoạtđộng dạy thơ một cách tự nhiên nhất giúp trẻ phát huy được tính tích cực cánhân mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, hình thành tư duy, khả năng ghi nhớ có chủđích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp, có khả năng cảm nhận tình cảm qua cácbài thơ một cách tích cực
Từ những vai trò cụ thể đó thì dạy trẻ làm quen với văn học thông qua dạythơ rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non
2.2 Thực trạng :
Trang 6*Thuận lợi
- Năm học 2018 - 2019, được sự phân công của ban giám hiệu trường
Mầm non Hưng lộc, tôi được dạy lớp 5-6 tuổi A8 Với tổng số là 33 cháu thuộcthôn Đông Hòa và Hưng Bắc
- Nhìn chung các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích khám phá cáimới lạ, thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt
- Lớp học được phân chia theo đúng độ tuổi nên thuận lợi cho việc rèn
luyện và giáo dục các cháu
- Bản thân luôn có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, luôn coi trẻ
như con đẻ của mình, nhiệt tình với công việc
- Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao quản lý và điều hành trong mọi
công việc trong trường, thường xuyên tạo điều kiện xây dựng các tiết mẫu, tổchức dự giờ thao giảng, sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, để giáo viên được dựgiờ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng chí, đồng nghiệp
- Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà các bậc phụ huynh yên tâm gửi
gắm con em mình cho cô giáo Đồng thời tôi cùng nhà trường phối kết hợp giữanhà trường, gia đình và toàn xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND và các bậc phụ huynh đã xâydựng ngôi trường 2 dãy nhà hai tầng có đầy đủ các phòng học và phòng chứcnăng, khuôn viên trường sạch đẹp, sân vận động khang trang rộng rãi tạo cảnhquan môi trường sư phạm đẹp, góp phần rất lớn cho trẻ được quan sát, lớp học
có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ
* Khó khăn:
Hưng Lộc là một xã đông dân, kinh tế đa dạng ngành nghề, đời sống nhândân không ổn định Là một xã ven biển luôn hứng chịu những hậu quả do thiêntai, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèonàn dẫn đến tình trạng trẻ nói, đọc thơ chưa diễn cảm, chưa mạch lạc, chưa rõràng nhiều khi thiếu chính xác
- Đa số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với anh chị hoặc ông bà
đã già nên việc phối hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc giáo dục trẻ cònnhiều hạn chế Mặt khác Hưng Lộc còn tiếp giáp với xã Ngư Lộc nên việc phát
âm của trẻ còn chưa chuẩn (âm l-n) Trẻ còn nói tiếng địa phương, nói ngọng,nói lắp, khả năng tiếp thu và cảm nhận tác phẩm văn học của trẻ không đồngđều
- Một số trẻ còn nhút nhát, hiếu động không tích cực hoạt động, khả năngtiếp thu chậm
- Về cơ sở vật chất: Tuy đã được đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia giai đoạn I nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ hoạt động hằngngày thường xuyên và liên tục
Từ những khó khăn và thuận lợi trên là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6tuổi A8, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi với số trẻ là 33 cháu, về sự pháttriển ngôn ngữ của trẻ qua làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ cụthể cho thấy
Trang 7Trẻ hiều nội dung bài thơ,
trả lời được các câu hỏi
+ Đối với giáo viên:
- Môi trường cho trẻ hoạt động (nhất là môi trường mở) cón nhiều hạn
chế, đồ dùng dạy học cho trẻ còn ít, đồ dùng đồ chơi chưa đầy đủ, sinh động,hình thức tổ chức chưa gây được sự tập trung, chú ý, chưa có nhiều trò chơi mới
để thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động
- Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo được nhiều trong việc lựa chọn các
phương pháp dạy thơ cho trẻ
+ Đối với trẻ:
- Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều, một số cháu còn nói ngọng, chưa
phát âm chuẩn nên gặp nhiều khó khăn khi đọc thơ Số ít cháu còn nhút nhát vàquá hiếu động
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về hoạt động học chưa cao.
2.3 Các biện pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua thơ.
Để có một giờ dạy tốt trước hết phải luyện cho trẻ nề nếp trong học tập đó
là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho giờ dạy phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao, vì vậy
mà ngay từ ngày đầu vào năm học tôi đã chú trọng đến việc xây dựng nề nếp vàthói quen cho trẻ Một số trẻ ở trong lớp rất hiếu động, hay nói chuyện riêngtrong giờ học, tôi đã xếp những cháu nghịch ngồi cạnh những cháu ngoan.Luyện cho trẻ những thói quen ngồi ngoan, chú ý, hứng thú trong giờ học, tạocho trẻ cảm giác tự tin không sợ sệt, tạo không khí vui vẻ mạnh dạn khi tham giahoạt động 1 cách tích cực
Trang 8Trong giờ hoạt động tôi luôn luôn nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế, biết chú
ý lắng nghe cô giáo khi đang giảng bài từ đó trẻ mới tập trung vào hoạt động vàđạt được kết quả cao
Hơn thế nữa, ở mọi lúc, mọi nơi cho trẻ làm quen với văn học thông quadạy thơ cũng rất cần thiết Vào buổi sáng, giờ đón trẻ tôi cho trẻ được chơi theo
ý thích, tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia ở góc văn học Bởi ở góc văn học trẻ
sẽ được “xem”, các tranh minh họa bài thơ mà trẻ thích, được chơi với các hình
ảnh nhân vật trong các bài thơ trẻ yêu thích… Khi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ
sẽ dần dần cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm đó và càngngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thường xuyên mọi lúc, mọi nơi là một trongnhững biện pháp chủ yếu đem lại những kết quả cao trong khả năng giao tiếpcủa trẻ Chính vì thế tôi rất coi trọng đến việc tạo nề nếp thói quen cho trẻ và tôi
đã thực sự thành công khi tổ chức hoạt động cho trẻ
Ví dụ: Trong lớp mỗi khi thực hiện hoạt động nếu trẻ chưa tập trung chú ý
một số trẻ rất hiếu động, hay nghịch không chú ý học bài thì tôi xếp các cháungồi xen kẽ cháu trai ngồi bên cháu gái, những cháu chưa ngoan ngồi trên gầnnơi cô để dễ quan sát Bên cạnh việc khen ngợi những trẻ ngoan ra tôi đặc biệtchú trọng việc tuyên dương đối với trẻ hay có thói quen nghịch khi có tiến bộnhư: Trong giờ học nếu trẻ giơ tay phát biểu bài dù là chưa đúng nhưng tôi vẫnđộng viên, khuyến khích trẻ bằng việc cho cả lớp tuyên dương trẻ một tràngpháo tay thật to Hay cuối buổi học khi nêu gương, cắm cờ bé ngoan tôi nêu têntrẻ đó trước nếu hôm nay trẻ đó ngoan và cho trẻ đó lên cắm cờ bé ngoan trước.Chiều khi bố, mẹ trẻ đến đón tôi kể cho bố, mẹ trẻ nghe về những việc tốt hômnay ở lớp của trẻ Từ đó trẻ thấy thích thú khi được mọi người khen và trẻ sẽngoan hơn, chú ý hơn, tập trung hơn trong giờ học
Như vậy qua việc xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ, trẻ ngoan hơn và cóthói quen nề nếp đồng thời trẻ tích cực hoạt động hơn
*Biện pháp 2: Nguyên vật liệu, làm và sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động dạy thơ
Đối với trẻ mầm non việc tổ chức các hoạt động có hiệu quả cao đi sâu vào
trí nhớ của trẻ thì việc sử dụng các đồ dùng trực quan là việc làm hết sức cầnthiết Vì một vấn đề đưa ra bằng lời nói và có hình ảnh minh họa sẽ giúp cho trẻtập trung hứng thú và ghi nhớ rất sâu hơn Chính vì thế sau khi nắm bắt đượctình hình thực tế của hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua thơ.Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để làm ra
đồ dùng đẹp, sinh động, hấp dẫn đối với trẻ thì nguyên vật liệu là điều đầu tiêncần thiết phải có Vì thế tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phươngnhư: Sách báo, lịch cũ, ống giấy, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, hộpbánh kẹo, hộp mỹ phẩm, hột hạt, lá cây xanh, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa Để làm đồchơi phục vụ cho các hoạt động dạy trẻ đọc thơ
Để làm được đồ dùng trực quan phù hợp, sinh động trước tiên tôi cần chú
ý đến:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu
Trang 9Thực hiện chương trình giáo dục mầm non chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” bậc học mầm non không giống như các cấp khác, trẻ học bằng đồ dùng
trực quan, vì vây khi nhà trường tổ chức họp phụ huynh tôi phát động phụhuynh tận dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như: Sách báo, lịch cũ,ống giấy, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, hộp bánh kẹo, hộp mỹ phẩm,hột hạt, lá cây xanh, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa
Ảnh 1: Phát động phụ huynh sưu tầm phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giờ hoạt động học.
- Cách làm đồ dùng:
Để làm ra các đồ dùng đẹp hấp dẫn tôi luôn tìm tòi trong thực tế trêninternet để làm và sáng tạo ra những đồ dùng đẹp hấp dẫn
Ví dụ: Chủ đề “Động vật” Bài thơ “Gà nở” Từ những nguyên vật liệu có
sẵn như vải vụn dùng làm những chú gà con và gà mẹ, tôi sử dụng xốp tạo thànhnhững quả trứng, ngoài những chú gà tôi còn trang trí các chi tiết phụ như hoa,cây, ngôi nhà tạo thành mô hình để phục vụ cho tiết dạy giúp trẻ tập trung chú ýquan sát
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” Khi dạy bài thơ:“Hoa cúc vàng” Tôi
đã cùng trẻ và phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu, cành khô, ống hút, giấy nhúnxốp để tạo ra những bông hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau
Từ các nguyên liệu trên cô cùng trẻ làm các loài hoa như hoa cúc, hoahồng tạo thành mô hình, sa bàn để sử dụng trong hoạt động dạy thơ từ đó giúptrẻ cảm nhận được các màu sắc của từng loại hoa như thế nào?
Ảnh 2: Cô hướng dẫn trẻ cùng làm đồ dùng.
Để dẫn dắt trẻ vào bài tôi còn dùng thủ thuật để thu hút trẻ tập trung vàoquan sát các loài hoa, sau đó tôi mới sử dụng sa bàn để dạy thơ cho trẻ Kết thúctôi cho trẻ đi thăm khu vườn hoa của bé
Bên cạnh đó trong các tiết hoạt động thơ tôi sử dụng bằng mô hình đặcbiệt là mô hình động từ các lọ phế thải hay bìa cứng tôi đã hướng dẫn trẻ cùng
cô sáng tạo làm ra được những mô hình đẹp, sinh động, gây được sự chú ý củatrẻ trong tiết học nên hoạt động mang lại kết quả cao
Đối với trẻ Mầm non thì đồ dùng trục quan, đồ chơi phục vụ cho hoạtđộng như tranh, mô hình phải đầy đủ, hấp dẫn, bền, đẹp nhằm kích thích hứngthú, tò mò ham hiểu biết của trẻ
Vì vậy mà tôi luôn tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như vảivụn, lá khô, hoa ép khô để làm tranh cho tiết dạy Sưu tầm các loại hạt, vỏ ốc vỏngao Để bổ xung đồ chơi cho trẻ Ngoài ra tôi còn tận dụng các hình ảnh ở cácbìa, họa báo, ảnh củ để làm tranh thơ cho trẻ hoạt động
Ảnh 3: Hình ảnh cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động thơ.
- Cách sử dụng:
Việc sử dụng đồ dùng trực quan là việc rất quan trọng Sử dụng đồ dùngtrực quan như thế nào cho hợp lý yêu cầu giáo viên phải có nghệ thuật khi sửdụng đồ dùng trực quan phải sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp như vậy sẽ
có tác dụng gợi ý khuyến khích trẻ thể hiện tái tạo lại nội dung của hoạt động
mà cô dạy trẻ
Trang 10Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” khi dạy trẻ bài thơ “Em yêu nhà em” tôi cho trẻ
đi thăm quan mô hình gia đình bạn Lan để dẫn dắc vào bài sau đó khi vào bài tôi
sử dụng tranh hoặc máy chiếu về nội dung bài thơ Lần 3 tôi cho trẻ quan sát sabàn và đàm thoại cùng trẻ trên sa bàn Từ đó việc sử dụng linh hoạt đồ dùng trựcquan tôi thấy trẻ rất hứng thú trong hoạt động
Ví dụ: Chủ đề “nghề nghiệp” Khi dạy bài thơ:“làm nghề như bố” Tôi sử
món quà cho trẻ khám phá, món quà là những hình ảnh về các nghề trong xã hội(nghề lái xe, nghề mộc, nghề lái tàu…) để dẫn dắt trẻ vào bài sau đó sử dụng sabàn để trích dẫn nội dung bài thơ gây sự chú ý của trẻ vào giờ học Như vậy giờhọc mang lại kết quả cao hơn
Ảnh 4: Hình ảnh sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động dạy thơ.
Việc sử dụng màn hình, máy chiếu cũng là một hình thức sử dụng đồdùng trực quan đồng thời cũng là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tronggiờ hoạt động Thông qua các đoạn băng được dàn dựng, hay những phim hoạthình đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ cho trẻ Những hình ảnh,hoạt động của các nhân vật, cảnh vật xung quanh bài thơ rất sống động, màu sắcđẹp, đã lôi cuốn trẻ, giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động thơ từ đótrẻ sẽ ghi nhớ rất nhanh tên bài thơ, tên tác giả, nội dung của bài thơ
Ví dụ : Chủ đề: “Phương tiện giao thông” Khi dạy trẻ bài thơ “Chiếc cầu
mới” tôi đã xây dựng hình ảnh về những cây cầu mà các chú công nhân xây
dựng để trẻ quan sát và đàm thoại về nội dung bài thơ, qua hình ảnh từ máychiếu trẻ rất hứng thú hoạt động và dễ nhớ nội dung bài thơ Tôi sử dụng máytính có thể chuyển các hình ảnh có sẵn của bài thơ, hay có thể đưa các hình ảnhquay sẵn phù hợp với nội dung bài thơ như vậy không những thu hút trẻ mà gâyhứng thú hơn
Với hoạt động sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động thơ tôi thấy trẻrất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động và ghi nhớ sâu sắc hơn tác phẩm vànội dung kiến thức mà cô truyền tải
* Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thì việc xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ hoạt động tích cực là
vô cùng quan trọng vì:
Môi trường hoạt động cho trẻ góp phần tạo nên sự thành công trong côngviệc giáo dục trẻ làm quen với văn học qua các tác phẩm thơ Nó được ví nhưngười giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãnnhu cầu vui chơi và hoạt động cho trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ đượchình thành và phát triển toàn diện
Môi trường giáo dục tốt giúp trẻ đến với nội dung tác phẩm một cáchnhanh nhạy, linh hoạt bởi hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vuichơi, với chương trình giáo dục mầm non thì các góc mở được trang trí theo chủ
đề, để tạo điều kiện cho trẻ được tự lựa chọn cá nhân, được tham gia tích cực,tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó cung cấp, kỹ năng, thái độ cho trẻ,góp phần hình thành và phát triển khả năng học thơ cho trẻ tốt hơn
Trang 11Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bao gồm môi trường vật chấtmôi trường xã hội môi trường trong lớp học và môi trường ngoài lớp học.
Môi trường vật chất ở trường mầm non là các trang thiết bị đồ dùng, đồchơi, không gian để tổ chức các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của trẻ Nó tạocho trẻ cơ hội tốt để thỏa mãn nhu cầu hoạt động giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện
Môi trường xã hội là các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với trẻ,giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dụcđối với các hoạt động của trẻ nên ngay từ đầu năm học tôi đã rất chú trọng việcxây dựng môi trường giáo dục đặc biệt là xây dựng môi trường trong và ngoàilớp học
Đối với môi trường trong lớp học trang trí sắp xếp phù hợp các góc chơilinh hoạt những hoạt động tương đồng đặt bố trí gần nhau (như hoạt động tĩnh
xa hoạt động động) có góc ở trong phòng có góc ở ngoài trời Đồ dùng đồ chơi ởcác góc phong phú đa dạng hấp dẫn sắp xếp gọn gàng hợp lý và thuận tiện choviệc dễ quan sát, dễ lấy, dễ cất khi trẻ hoạt động
Ví dụ: Tôi trang trí các góc bằng các nguyên vật liệu khác nhau như giấy
đề can cắt các hình người trang trí góc âm nhạc, phân vai, xây dựng Giấy xốpcắt các con vật ngộ nghĩnh trang trí góc sinh nhật, bảng bé ngoan… ở góc thiênnhiên tôi dùng dây thừng, giấy nhún làm cây, hoa… để trang trí
Đối với môi trường ngoài lớp học tôi tập trung và việc trang trí góc tuyêntruyền với 3 nội dung đó là (Nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục) Cụ thể:
Ở nội dung nuôi dưỡng tôi chủ yếu trang trí tập trung vào nội dung tuyêntruyền trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, kết quảcân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ Thực đơn ăn hằng ngày hằng tuầncủa trẻ tại trường
Về nội dung chăm sóc tôi tuyền truyền với phụ huynh về cách chăm sóc
vệ sinh cá nhân cho trẻ như cách rửa tay bằng xà phòng, các bước hướng dẫn trẻđánh răng… tuyên truyền về phòng tránh bệnh dịch theo mùa như mùa đôngbệnh hô hấp, mùa hè bệnh tay chân miệng…
Còn về nội dung giáo dục tôi tuyên truyền với phụ huynh về 5 lĩnh vựcphát triển của trẻ để phụ huynh nắm được 5 lĩnh vực để trẻ phát triển toàn diện
là những lĩnh vực nào? Ngoài ra tôi còn tuyên truyền với phụ huynh biết mộtngày của trẻ ở trường sẽ hoạt động những gì, học những gì qua kế hoạch tuần vàmột ngày của bé
Ngoài ra trên các mảng tường ở lớp tôi trang trí các hình ảnh lồng ghépcác chuyên đề như (Giáo dục dinh dưỡng, an toàn giao thông, bảo vệ moitrường, tiết kiệm năng lượng )
Khi tạo môi trường giáo dục cho trẻ phải chú ý đảm bảo sức khỏe và antoàn cho trẻ cần coi trọng hàng đầu Môi trường cần có đủ điều kiện về khônggian, thời gian và phương tiện để trẻ hoạt động thực sự
Bên cạnh đó với môi trường xã hội tôi đặc biệt chú ý đến mối quan hệgiữa cô và trẻ giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh qua các
Trang 12bài thơ trong chương trình Tôi luôn gương mẫu trong lời nói, hành động luôntạo mối quan hệ thân thiện quan tâm công bằng với mọi trẻ trong lớp
Đồng thời tôi luôn tôn trọng hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh củamỗi trẻ và thúc đẩy mọi tiềm năng của trẻ Ngoài ra tôi khuyến khích, tạo điềukiện cho hoạt động theo nhiều cách khác nhau tạo cơ hội cho trẻ được trảinghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức giúp trẻ phát triển toàn diện
Qua việc áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ hào hứng tích cực tham giavào hoạt động, giúp trẻ nhớ lâu đối tượng phát huy được khả năng tư duy, sángtạo, chủ động nêu ra được ý kiến của mình và trẻ tích cực, hứng thú tham giavào các hoạt động
Ảnh 5: Hình ảnh trẻ thảo luận theo nhóm
* Biện pháp 4: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
Để thực hiện tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạythơ tôi đã lựa chọn các hình thức linh hoạt khác nhau cho phù hợp, hấp dẫn vớitừng hoạt động, có thể bằng các hình thức như: bằng một trò chơi, để rồi từ đótrẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu, dẫn dắt để trẻ nắm bắt được nội dungcủa bài học một cách chủ động
*Gây hứng thú, thủ thuật vào bài
Muốn tạo một giờ dạy thơ cho trẻ đạt kết quả cao thì cô phải thu hút sựchú ý của trẻ tạo cho trẻ sự hứng thú, tò mò đối với bài thơ chuẩn bị dạy cho trẻ.Tùy vào từng nội dung bài dạy tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt trẻvào bài một cách lôi cuốn, linh hoạt như: Tổ chức buổi giao lưu câu lạc bộ ”Béyêu thơ” câu đố, thăm quan trò chơi…
+ Trao đổi, trò chuyện gợi mở.
Mỗi bài dạy thơ tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic để đàm
thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm “lấy trẻ làm trung tâm” để phát
huy trí tưởng tượng, tính liên hệ thực tiễn sáng tạo phù hợp với nội dung của bàithơ để gây hứng thú dẫn dắt trẻ vào bài một cách nhẹ nhàng không gò bó, áp đặttrẻ
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” đề tài “Tết đang vào nhà’’ Giờ học
hôm nay đã đến rồi cô sẽ tặng cho các con một món quà để biết đó là món quà gì
cô mời một bạn lên mở quà: Các con có nhận xét gì về món quà? Mọi ngườichuẩn bị những gì để đón tết ? Có 1 bài thơ cũng nói về không khí ngày tết đấy
mà giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình đấy
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” đề tài thơ “Gà nở” Cô cho trẻ quan
sát hình ảnh về đàn gà thật trên máy chiếu và trò chuyện với trẻ về con đàn gà
để dẫn dắt trẻ vào nội dung bài thơ
Hay: Chủ đề: “Gia đình” Đề tài thơ “Lấy tăm cho bà” Tôi cho trẻ hát
bài hát “ Cháu yêu bà” sau đó trò chuyện dẫn dắt trẻ vào nội dung bài thơ
Với cách gây hứng thú, dẫn dắt trẻ vào bài như thế tôi thấy trẻ rất hứng thúvào giờ học
*Hướng dẫn trẻ học thơ.
Trong hình thức tổ chức hoạt động dạy thơ tôi đã thay đổi bằng các hìnhthức linh hoạt khác nhau cho phù hợp với từng bài thơ vì vậy tôi thấy trẻ tiếp thu