Do đó, trò chơi vậnđộng là một nội dung quan trọng trong giáo dục phát triển vận động, là phươngtiện tốt nhất giúp cho quá trình giáo dục thể chất trở nên hấp dẫn, bổ ích cho trẻ và cho
Trang 12.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức các trò chơi vận động, xây
dựng góc vận động
4
Giải pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ
trẻ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ
7
Giải pháp 3: Chuẩn bị địa điểm, làm đồ dùng, đồ chơi để tạo môi
trường, phục vụ các trò chơi vận động cho trẻ hoạt động tốt
8
Giải pháp 4: Tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia chơi. 10
Giải pháp 5: Lựa chọn trò chơi vận động phù hợp hướng dẫn tổ
chức các trò chơi vận động cho trẻ thông qua các hoạt động học
khác và ở mọi lúc, mọi nơi
12
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Phát triển vận động có vai trò to lớn trong việc rènluyện sức khẻo, nâng cao thể trạng của mỗi con người, đặc biệt là đối với trẻ
mầm non “Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non” [1] Hay nói một cách đầy đủ nhất:“Giáo dục phát triển thể chất là một trong những nội dung giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non Những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất là hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ; biết phối hợp các động tác, giữ thăng bằng và kỹ năng định hướng trong không gian,…nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng thời giáo dục trẻ những phẩm chất đạo đức - ý chí lành mạnh”[2]
Tuy nhiên sự phát triển của khoa học kỹ thuật với lối sống hiện đại đãkhiến thói quen đi lại, lao động chân tay, luyện tập vận động của con người gầnnhư biến mất Tình trạng lười vận động đã đặt con người nói chung và trẻ emnói riêng vào trạng thái nguy hiểm tới sức khỏe một cách trầm trọng và đang trởthành mối đe dọa lớn trong tương lai Giáo dục phát triển thể chất là nền tảngban đầu để thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻmầm non Sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non đặt nền móng vững chắc cho
sự phát triển thể lực suốt đời sau này của trẻ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển tâm lý và nhân cách trẻ Vì vậy, qua giáo dục thể chất trẻ được vậnđộng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúpcho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt đồng thời giáo viêncần tổ chức cho trẻ vận động đúng phương pháp, khoa học sẽ thúc đẩy sự trưởngthành, trẻ mạnh dạn, sức khỏe tốt, có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh Vìvậy việc tìm ra các biện pháp phát triển tốt thể chất cho trẻ trong trường mầmnon là thật sự đúng đắn và cần thiết Đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt làtrẻ 25-36 tháng nói riêng, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhucầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên
có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi Bên cạnh đó chúng ta thấyrằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinhthần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn Do đó, trò chơi vậnđộng là một nội dung quan trọng trong giáo dục phát triển vận động, là phươngtiện tốt nhất giúp cho quá trình giáo dục thể chất trở nên hấp dẫn, bổ ích cho trẻ
và cho cả những người xung quanh Các trò chơi kèm theo vận động giúp đẩymạnh sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu Nhưng thực tế hiệnnay việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ chưa thật sự được nhiều giáo viênmầm non quan tâm thực hiện tốt, chưa chủ động sáng tạo, đang còn thụ động, đa
số trẻ còn sợ sệt, nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong các trò chơi vận động
Từ thực tế, những mâu thuẫn bất cập giữa hiệu quả thực hiện với yêu cầu
về giáo dục, tổ chức các trò vận động cho trẻ, tôi có ý tưởng muốn nghiên cứumột số biện pháp mới để nâng cao chất lượng các trò chơi vận động cho trẻ
Trang 3Chính vì vậy tôi đã lựa chọn, đi sâu vào nghiên cứu, ứng dụng: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng trò chơi vận động, nhằm phát triển thể chất cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Nga Điền - Nga Sơn - Thanh Hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm ra một số biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng sử dụng các tròchơi vận động, nhằm phát triển vận động cho trẻ 25- 36 tháng tuổi tại trườngmầm non Nga Điền - Nga Sơn - Thanh Hóa
+ Xây dựng, tổ chức hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi… phục vụ cho tổchức các trò chơi vận động cho trẻ
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ 25 - 36 tháng tại trường mầm non Nga Điền- Nga Sơn - Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non, tuyển
tập các trò chơi vận động cho trẻ
- Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin để giáo viên nắm bắt một sốnội dung liên quan đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
- Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt động giáo dụcthể chất và mức độ hứng thú của trẻ nhằm điều tra khảo sát khả năng và nhu cầuvận động của trẻ tại lớp Sau khi quan sát thu thập những vấn đề liên quan và ghichép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, phát triển thể chấtthông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và là chuyên
đề trọng tâm trong năm học 2018 - 2019 đối với trẻ mầm non nói chung và đặcbiệt là trẻ nhà trẻ nói riêng
Vận động có thể giúp con người loại bỏ trạng thái tâm lý căng thẳng, làmcho con người quên đi âu sầu, phiền não, tâm trạng vui vẻ lên Trẻ em vốn cóđặc điểm hiếu động, thích vận động Vận động cơ thể thích đáng có thể kíchthích trung khu tình cảm của trẻ, làm cho trẻ vui vẻ, tình cảm hưng phấn, vậnđộng có thể chuyển dịch tâm lý, giảm thiểu việc tạo ra các tình cảm không lànhmạnh ở trẻ hoặc làm cho tình cảm không lành mạnh của trẻ được loại bỏ vì vậyđối với trẻ mầm non, trẻ cần được phát triển các vận động cơ bản (vận độngthô) như: Đi, chạy nhảy, leo trèo, thăng bằng, bật…; các vận động tinh như: vậnđộng của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động mắt- tay,
kỹ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ; Phát triển nhóm cơ, xương như: cơ tay,
Trang 4cơ chân,cơ lưng, cơ bụng… và trẻ thực hiện được các vận động theo nhạc, nhịpđiệu, hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ bóng, gậy, vòng, quả…
Tham gia vào các trò chơi vận động trẻ tự điều chỉnh được nhịp điệu, lượngvận động và loại trừ sự mệt mỏi Đồng thời trò chơi vận động tác động vào hệthần kinh, các quá trình hưng phấn, ức chế được hoàn thiện và cân bằng Đâychính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ Trò chơi vậnđộng còn làm thỏa mãn cảm xúc đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn,
hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận độngphù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 25 - 36 thángnói riêng Khi chơi, trẻ luyện tập các hành động vận động một cách hứng thú,nhiều lần mà không mệt mỏi thong qua việc tuân thủ luật chơi, quy tắc chơi củatrò chơi
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục pháttriển vận động trong đó có trò chơi vận động cho trẻ nói riêng có hiệu quả, BộGiáo dục và đào tạo đã ra ban hành theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày
30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, “giáo dục phát triển vận động là một nội dung thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, có vai trò quan trọng
và cần thiết trong việc rèn luyện cho trẻ” [4] Bên cạnh đó thực hiện quyết định
số 641/QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của thủ tướng Chính phủ, Vụ giáo
dục mầm non xây dựng chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” và đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo
Thanh Hóa, phòng Giáo Dục và Đào tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai thựchiện từ năm 2013 đến nay
Muốn thực hiện nội dung chuyên đề thì chúng ta phải nhận thức được rằng:Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non và đặc biệt là trẻ 25- 36 tháng khi trẻ được thamgia vào các trò chơi vận động thường xuyên trẻ sẽ hứng thú và lĩnh hội tốtnhững nội dung, kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc làm tiền đềphát triển nhân cách cho trẻ sau này
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Những thuận lợi:
- Là trường đạt chuẩn Quốc gia, có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệthống đồ chơi ngoài trời đảm bảo theo quy định Tổ chức nuôi bán trú 100% tạitrường nên có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị để phục vụ cho quá trình chămsóc - giáo dục Trong năm học này trường xây dựng khu vui chơi thể chất đểcho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi, để giúp cho chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao
- Bản thân tôi đã tốt nghiệp ĐHSPMN, luôn nhiệt tình trong công việc, hếtlòng yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dụctrẻ, hiểu từng sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non và nhiều năm liền được phâncông dạy trẻ lứa tuổi 25 - 36 tháng
Trang 5- Tỷ lệ trẻ ra lớp đông, trẻ đến lớp đều ngoan, thông minh, nhanh nhẹn,hứng thú tham gia các trò chơi vận động, hình thành được một số kỹ năng cầnthiết trong vận động
- Đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhà trường và rấtquan tâm đến các cháu
- Bản thân là giáo viên trẻ nên khả năng vận dụng sáng tạo trong các hoạtđộng giáo dục phát triển vận động chưa cao
- Đa số trẻ chưa được hoạt động vận động một cách đầy đủ, chưa tham giavào các hoạt động một cách say sưa, tích cực, trẻ chưa mạnh dạn,tự tin đang cònnhút nhát, sợ sệt trong vận động
- 90% phụ huynh học sinh trong lớp làm nghề nông, kinh tế thấp nên một
số phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc chăm sóc và rèn luyệnthể lực cho trẻ
* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học tôi tiến
hành khảo sát: Khả năng nhận thức, mức độ chất lượng trên trẻ thực tế, từ đó cóbiện pháp tác động phù hợp để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua cáchoạt động
Phụ lục 1: Kết quả của thực trạng đầu năm học 2018 - 2019
- Chất lượng trên trẻ:
* Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm
(tháng 9/ 2018) kèm theo phụ lục minh họa.
Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấy: Tỷ lệ trẻ đạtkhá tốt còn thấp, tỷ lệ trung bình, chưa đạt còn cao Với thực trạng trên để nângcao chất lượng giáo dục phát triển vận động tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo
và áp dụng các phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vận độngđến từng trẻ
2 3 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Trong tất cả các hoạt động học thì việc tổ chức trò chơi lồng ghép để củng cốkiến thức cho trẻ là không thể thiếu được Nếu trong việc cung cấp kiến thức cho trẻ
mà không có trò chơi thì hoạt động đó không thành công và không tạo được hứngthú cho trẻ Trẻ sẽ tiếp thu một cách cứng nhắc, buồn chán Chính vì thế trong tất cảcác hoạt động học tôi luôn tìm tòi những trò chơi hấp dẫn với trẻ Qua nghiên cứu vàtiếp thu chuyên đề vận động, tôi đã có những giải pháp hữu ích nhằm tạo sự pháttriển thể chất tốt hơn cho trẻ nhóm 25 - 36 tháng tuổi qua một số giải pháp và hìnhthức tích cực trong hoạt động giáo dục thể chất như sau:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức các trò chơi vận động, xây dựng góc vận động
Trang 6* Lập kế hoạch tổ chức các trò chơi vận động:
Dựa vào phân phối chương trình năm học và các giai đoạn phát triển vậnđộng của trẻ 25 - 36 tháng tôi đã lập kế hoạch phát triển vận động cho trẻ từtháng 9/2018 đến tháng 5/2019 Sau khi xây dựng kế hoạch, trong buổi sinh hoạtchuyên môn định kỳ, tôi cùng các đồng nghiệp trong khối nhà trẻ bàn bạc, chỉnh
sửa và đi đến thống nhất Bản kế hoạch phát triển vận động cho trẻ 25 - 36 tháng
đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao và tạo những điều kiện tốt nhất
Mục đích
Thời gian thực hiện
- Nu na
nu nống, Chi chi chành chành
Giúp trẻ phát triển cơ tay, chân…
3 tuần (5/9/18- 25/9/18)
- Ai nhanh nhất Giúp trẻ rèn luyện phát
triển cơ chân…
- Tập tầm vông,- Lộn cầu vồng”
Phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp điệu…
3 tuần (26/9- 16/10)
- Gieo hạt
- Trồng rau về đúng vườn
- Ai nhanh nhất, Hái quả
Phát triển vận động chạy, bò
chui và phản ứng vận động kịp thời theo tín hiệu…
- Gắp hạt
bỏ giỏ
- Kéo cưa lửa xẻ
Rèn luyện
sự khéo léo của các ngón tay…
3 Tuần (14/11- 04/12)
- Mèo và chim sẻ.
- Trời nắng trời mưa
Giúp trẻ khéo léo, giữ thăng bằng khi vận động…
- Rồng rắn lên mây
- Bịt mắt bắt dê
Phát triển ngôn ngữ, phát triển cơ chân…
4 tuần (05/12- 2/1/ 2019)
- Thi ai nhanh
Giúp trẻ phát triển cơ tay, lưng bụng…
- Nu na
nu nống Phát triển cơtay, chân… 3 tuần
(03/1-29/2)
Trang 7Ngày tết
vui vẻ - Bong bóng xà
phòng, ai nhanh nhất, bé giúp mẹ cất dọn
Rèn luyện vận động nhóm cơ chân nhảy bật…
- Kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ
Phát triển ngôn ngữ vận động…
3 tuần (11/2 – 1/3)
- Ném bóng vào khung thành
Rèn luyện vận động nhóm cơ chân nhảy bật…
- Dung dăng dung dẻ Phát triển
ngôn ngữ vận động…
4 tuần (17/10- 13/11)
Phát triển vận động của các nhóm cơ…
- Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng.
Phát triển ngôn ngữ vận động…
4 tuần (4/3- 29/3)
9 Mùa hè đến rồi
- Trời nắng trời mưa, ai nhanh hơn
Phát triển vận động cơ bản, phản ứng kịp thời theo tín hiệu…
- Lộn cầu vồng.
Phát triển cơ tay cho trẻ…
3 tuần (1/4- 22/4)
trúng đích.
Phát triển vận động cơ bản đặc biệt là cơ tay, chân cho trẻ…
- Trốn tìm, mèo đuổi chuột
Phát triển phản xạ nhanh, phát triển cơ tay chân cho trẻ…
4 tuần (23/4- 22/5)
Ví dụ: Khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động, chơi
các trò chơi vận động mà khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường,trong lớp học có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ
xem như bài tập “Đi trong đường hẹp, bò chui qua cổng”, bò có mang vật trên lưng, chơi các trò chơi như lăn bóng.
Trang 8Hình ảnh minh họa xây dựng góc vận động trong lớp
Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻchơi các trò chơi trong góc vận động hứng thú hơn, trẻ tự nhiên và tích cực hơn,đồng thời giúp phụ huynh lớp tôi hiểu tầm quan trọng của các trò chơi vận độngtrong giáo dục thể chất, từ đó phụ huynh quan tâm hơn đến vận động của conmình
Kết quả: Việc lựa chọn xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế và sắp
xếp nội dung các trò chơi vận động, trò chơi dân gian theo chủ đề ngay từ đầunăm Nên khi thực hiện rất phù hợp, trẻ có những giờ tập luyện với những tròchơi vận động vừa sức nhưng cũng không kém phần hấp dẫn Do đó khôngnhững trẻ phát triển được các vận động tinh, thô, mà bên cạnh đó các tố chấtnhanh mạnh, bền, khéo cũng được phát triển Đồng thời, nhờ vào việc xây dựnggóc vận động trong lớp đã kích thích trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi vậnđộng
Giải pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ
Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải đượcrèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữagia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ Ngay từ đầu năm học,dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụtrọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chămsóc và giáo dục trẻ trong nhà trường Trong buổi họp phụ huynh tôi đã thôngbáo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết Vấn đề này đãđược đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận
Trang 9sôi nổi Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, kinh nghiệm để giúp trẻ pháttriển thể lực tốt, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào Tôi đềnghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm raphương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự pháttriển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về tình cảm, trí tuệ, ngônngữ…của trẻ là rất cần thiết Cùng với phụ huynh, các bác cấp dưỡng động viênkhuyến khích trẻ ăn nhiều, ăn hết khẩu phần đầy đủ các chất dinh dưỡng, thườngxuyên vận động tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường Nhắcnhở phụ huynh theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo kỳ, mỗi năm 4
kỳ và 2 lần khám sức khỏe, theo dõi sổ bé chăm ngoan
Với những phụ huynh không có thời gian quan tâm tới việc chăm sóc, rènluyện thể lực cho trẻ thì tôi tìm nhiều hình thức để trao đổi như: Trao đổi quaông bà, gọi điện thoại, in những bài đăng nổi bật viết về tầm quan trọng của việcphát triển thể lực cho trẻ nhỏ rồi gửi về nhà cho phụ huynh đọc
Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh cùng sưu tầm, đóng góp nguyên vậtliệu và cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc rèn luyện thể lực của trẻ đạtkết quả Tôi phô tô các trò chơi vận động, trò chơi dân gian gủi cho các phụhuynh để giáo dục các cháu tại gia đình
Kết quả: Các cô giáo ở lớp đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh
rất tin tưởng khi đưa con tới lớp Tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tớitừng phụ huynh về vấn đề nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ Phụ huynh đãnhiệt tình ủng hộ, quyên góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụcho hoạt động chơi và học tập của trẻ tại trường
Giải pháp 3: Chuẩn bị địa điểm, làm đồ dùng, đồ chơi để tạo môi trường, phục vụ các trò chơi vận động cho trẻ hoạt động tốt
Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau Có trò chơi mangtính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểmchơi phải rộng rãi, an toàn, vệ sinh như trò chơi: “Đuổi bắt”, “Gà trong vườnrau” “Mèo và chim sẻ’’…Nhưng có trò chơi tĩnh, trẻ hay ngồi theo nhóm nhỏnhư trò chơi : “Tập tầm vông”,“Chi chi chành chành”, “Ai đoán giỏi, “Xây vườnhoa”…Chính vì vậy tôi cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng tròchơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.Việc chuẩn bị tốt địa điểm cho buổi chơi bao nhiêu thì kết quả tổ chức trò chơicàng hiệu quả bấy nhiêu
Trước khi tổ chức chơi thì vấn đề chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ chiếmmột vai trò quan trọng Với tư duy trực quan hành động trẻ rất dễ bị thu hút bởicác đồ dùng đồ chơi lạ mắt, màu sắc sặc sỡ Đồ dùng đồ chơi của các trò chơiphải đa dạng và phong phú mang tính chất đặc trưng được thiết kế dựa vào nộidung của trò chơi Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tươngứng mà thiếu nó trò chơi sẽ không tiến hành được
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Cáo và thỏ” tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một
mũ Thỏ, còn tôi một mũ Cáo Hay trò chơi trò chơi “Gà trong vườn rau” tôi
Trang 10chuẩn bị mũ Gà để cho trẻ đội Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi mộttrò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủcác yếu tố cần thiết cho trò chơi Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đãlàm thêm được một số đồ dùng khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù
hợp với nội dung
Khi lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi để tổ chức trò chơi vận động chotrẻ, tôi cân nhắc những điểm sau: Đồ dùng có màu sắc đẹp, hấp dẫn đối với trẻ,
dễ phục hồi hoặc sửa chữa, dễ kiếm (lốp xe máy, lốp xe ô tô….), dễ bảo quảnhay cất giữ, an toàn (Không độc hại, không có cạnh sắc, không nhọn ), rẻ tiền(tận dụng nguyên vật liệu phế thải, đồ dùng mua và của địa phương)
Cùng với việc thực hiện các chuyên đề, năm học 2018 - 2019 nhà trườngvẫn đi sâu vào thực hiện chuyên đề phát triển vận động Nhà trường đã mua bổsung thêm đồ dùng vận động như bóng, vòng, gậy, thú nhún, cổng chui…theodanh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và đàotạo quy định Bên cạnh những đồ dùng đồ chơi mua, tôi còn làm các đồ dùngphục vụ cho các trò chơi vận động từ những nguyên vật liệu phế thải, sẵn có tạiđịa phương như làm một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo như: Nơ tay, lục lặc, hoacác màu Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sửdụng như: Vỏ hộp sữa, vỏ hộp bia, bìa cứng, thùng cát tông, ống nước nhựa,giấy màu, giấy báo,…đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từngtrò chơi tương ứng với từng chủ đề
Hình ảnh minh họa Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu của địa phương
Kết quả: Khi chuẩn bị được một địa điểm chơi chu đáo trẻ sẽ được thoải
mái tự do chơi mà không gặp vấn đề về vệ sinh cũng như an toàn trong khi chơi.Đồng thời việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi vận động có một ý nghĩaquan trọng quyết định đến hiệu quả của trò chơi Khi trẻ được sử dụng các đồdùng đồ chơi đó sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia chơi Ngoài ra cho trẻ làm
Trang 11quen với tên gọi và cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có kích thước, hình dánghài hòa, màu sắc đẹp, tươi sáng giúp trẻ có được tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ,giúp mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ.
Giải pháp 4: Tạo hứng thú thu hút trẻ tích cực tham gia chơi.
Để trò chơi không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻhoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu giáo viên phải luôn điều chỉnhhình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới thay đổi nhịpđiệu đội hình…Chính vì vậy tôi đã tìm nhiều hình thức mới, sử dụng âm nhạclời ca và các đồ dùng trực quan để lôi cuốn trẻ vào các trò chơi như trò chơi:
“Qua cầu hái hoa”; “Đến thăm nhà bác Gấu’’ở chủ đề “Mẹ và những người thânyêu của bé” và nhiều trò chơi trong các chủ đề khác Tôi tạo hứng thú bằngcách:
* Sử dụng âm nhạc vào trong trò chơi để tạo hứng thú thu hút trẻ tích cực tham gia chơi:
Như chúng ta đã biết âm nhạc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, trí não, tâmtrạng và tinh thần Với trẻ em, âm nhạc càng đặc biệt quan trọng bởi trẻ đangtrong thời kỳ phát triển.Thường thì trước đây các giáo viên chỉ sử dụng âm nhạctrong giờ học âm nhạc và đôi khi cũng có sử dụng ở các hoạt động khác Nhưngvới trò chơi vận động để phát triển thể chất thì các giáo viên hầu như chỉ cho trẻchơi và kết hợp với hát hoặc đọc lời của trò chơi Vì vậy mà các trò chơi dễnhàm chán không kích thích trẻ chơi lâu dài
Do đó để kích thích trẻ tích cực tham gia vào trò chơi vận động tôi đã sửdụng âm nhạc để tạo hứng thú cho trẻ Với những trò chơi có lời đồng dao như:trò chơi” Nu na nu nống, dung dăng dung dẻ…Tôi tìm nhạc trên mạng sau đócóp vào đĩa và mở cho trẻ nghe Trẻ vừa chơi, vừa đọc kết hợp nghe tiếng nhạcđặc biệt là những lúc trống dồn trẻ tỏ ra rất phấn khích
* Sử dụng đồ dùng trực quan vào trong trò chơi để tạo hứng thú thu hút trẻ tích cực tham gia chơi:
Nội dung phát triển vận động bao gồm: Phát triển các nhóm cơ; Phát triểncác vận động cơ bản và phát triển vận động tinh Bài tập phát triển chung giúptrẻ phát triển các nhóm cơ Chính vì vậy, thay vì cho trẻ tập tay không trên nềnnhạc thì tôi đã lựa chọn các dụng cụ như phách tre, bóng, dây, lá sen, cờ,…vàbài tập phù hợp với dụng cụ đó cho trẻ tập luyện để đạt hiệu quả cao nhất Saukhi tập các bài tập phát triển chung, vận động cơ bản của hoạt động thể dục đểcho trẻ hứng thú hơn tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như qua suối hái hoa,con rùa…
VD1: Trò chơi “Qua cầu hái hoa” Để tạo hứng thú cho trẻ chơi tôi đã thayđổi hình thức chơi Đó là cho trẻ thi đua đi qua cầu (Ghế thể dục) đến hái hoamang về tặng cho mẹ Việc thay đổi như vậy khiến trẻ lớp tôi không còn bị áplực như đang học bài nữa mà là đang được chơi do đó trẻ rất hào hứng tham giachơi
Trang 12Ví dụ: Bài tập với những chiếc lá sen
Với những chiếc lá sen và những bông hoa sen tôi thay đổi hình thức tổchức cho trẻ được hóa vai thành những chú ếch đi chơi trong đầm sen, cho trẻtập những động tác ngộ nghĩnh và vận động đơn giản của họ hàng nhà ếch, saumỗi động tác xen vào là những vận động rất đáng yêu của ếch:
- Hô hấp: ếch hít thở
- ĐT tay: tay cầm lá sen đưa ra trước, đưa lên cao
- ĐT chân: Đứng thẳng, hai tay cầm lá sen phía trên đầu, nhún chân, khuỵugối
- ĐT bụng - lườn: Ngồi duỗi thẳng hai chân, tay cầm lá sen giơ thẳng lêncao gập người về phía trước, tay chạm mũi bàn chân
- ĐT bật: tay chống hông bật tiến, lùi qua lá sen
Sau khi trẻ tập bài tập xong tôi cho trẻ chơi trò chơi bắt chước tạo dáng cácchú ếch con Tôi nêu cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi như: Trẻ làm các chú ếch,khi nói chú ếch con ngủ, trẻ bật vào trong lá sen, ngồi xuống và ngủ Khi cô nóichú ếch con vươn vai, trẻ làm động tác…
Hình ảnh minh họa trẻ chơi và tập các động tác với các đồ dùng trực
quan, dụng cụ sáng tạo
Kết quả: Việc tạo hứng thú, thay đổi hình thức của trò chơi và tìm những
lời mới, đưa âm nhạc vào trò chơi đã làm cho trò chơi trở lên mới lạ, hấp dẫn qua đó trẻ lớp tôi rất hào hứng, tích cực tham gia vào các trò chơi, trẻ tự do,thoải mái, tích cực vận động, kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, thúc đẩy sựhoàn thiện về cấu trúc, chức năng của cơ thể, đảm bảo sự phát triển hài hòa vềthể chất, tăng cường sức khỏe cho trẻ Mặt khác khi được chơi kết hợp với âmnhạc trẻ lớp tôi ngày càng tiến bộ hơn về khả năng nghe nhạc