1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG yêu cầu cơ bản của NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI đáp ỨNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở nước TA

19 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Vì vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đó chính là nhằm phát huy năng lực nội sinh cho sự phát triển. Văn hóa đang thực sự trở thành mục tiêu, động lực của sự phát triển. Con người trở thành trọng tâm và nguồn lực quyết định quá trình phát triển kinh tế xã hội.Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi người lao động phải vươn lên thích ứng, hòa nhập và làm chủ khoa học công nghệ, phải biết kết hợp sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, giữa cái dân tộc với cái quốc tế. Chính vì vậy, phải có chiến lược đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân Lôgíc tất yếu được đặt ra là phải nâng cao trí tuệ của toàn dân, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động Chỉ với một nền dân trí cao mới có thể đào tạo tuyển chọn ra được một đội ngũ cán bộ công chức lành nghề, cán bộ khoa học - công nghệ

có chất lượng, tạo ra nguồn dự trữ chất xám cần thiết cho sự phát triển Việt Nam từ một nước nghèo nàn lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cái thiếu nhất của đất nước ta là cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại của chủ nghĩa xã hội Vì vậy, Đảng ta xác định nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ là phát triển lực lượng sản xuất, là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy sức mạnh toàn dân tộc Do vậy vấn đề mấu chốt đặt ra là phải nâng cao trí tuệ của toàn dân, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động Chính yêu cầu này là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo của nước ta khi bước vào thiên niên kỷ mới

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ trạng thái năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp dựa vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động thủ công là chính đến trạng thái năng suất, chất lượng, hiệu quả dựa trên sản xuất công nghiệp và những thành tựu mới của khoa học - công nghệ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị kinh tế cao Thực chất của công nghiệp hóa là sự phát triển công nghệ, là quá trình chuyển sản xuất xã hội cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ trình độ công nghệ thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm những hiếu tố của nền kinh tế tri thức Như vậy thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất

-kỹ thuật của nền sản xuất hiện đại, xây dựng cái cốt vật chất của chủ nghĩa xã hội

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Để thực hiện thắng lợi chủ trương đó đòi hỏi các ngành, các địa phương và quốc gia phải giải quyết thật tốt vấn đề đào tạo người lao động, có như vậy mới phát huy được nhân tố con người - nhân tố quyết định cho sự thành công sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, đề tài " Đào tạo người lao động nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay" nhằm phần nào giải

quyết vấn đề cấp thiết này ở nước ta hiện nay

Trang 2

NỘI DUNG

I NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI ĐÁP ỨNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA

1 Người lao động cần phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cao và tư duy mới

Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tùy thuộc vào một

hệ thống các điều kiện như nguồn nhân lực con người, vốn, tài nguyên, cơ sở vật chất khoa học - kỹ thuật, môi trường chính trị ổn định Trong đó nguồn nhân lực con người đóng vai trò quyết định

Người lao động có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hay nói cách khác là có trình độ văn hóa và nghề nghiệp cao có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đó là những người lao động phát triển mạnh về trí tuệ - yếu tố quyết định phần lớn khả năng tự chủ, sáng tạo của con người, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay Là những người lao động có trình độ tay nghề cao đủ khả năng tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học - công nghệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, là những người lao động có kinh nghiệm, biết vận dụng những tri thức của mình vào việc tìm tòi, sáng tạo những giải pháp mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chỉ nhờ có sự phát triển trí tuệ, sáng tạo ra các công cụ, phương tiện, vật liệu mới nhân lên nhiều lần và làm thay đổi về chất các tính năng của giác quan con người mới tạo điều kiện cho con người thâm nhập, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, quá trình

tự nhiên mà từ trước đến nay vẫn nằm ngoài sự quan sát tìm hiểu của con người

Khoa học - công nghệ càng phát triển, càng đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, có trí tuệ, có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ tư duy cao, có như vậy mới làm chủ được bản thân, làm chủ được khoa học - công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Người lao động cần phải có tính tự chủ và sáng tạo

Trí thông minh, tài năng, sáng tạo, nhạy cảm và cái mới, ý chí tự lực, tự cường

là những tiềm lực to lớn của dân tộc Việt Nam, là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của dân tộc, là nguồn lực to lớn cho sự phát triển của đất nước Tinh thần tự chủ sáng tạo đã giúp cho người lao động Việt Nam biết ứng phó, vận dụng sức mạnh

to lớn của tự nhiên đã giúp dân tộc Việt Nam tiến hành những cuộc chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc vĩ đại, đầy tính sáng tạo, chiến thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh, khẳng định vững chắc nền độc lập, tự do của Tổ quốc Tính tự chủ sáng tạo đã trở thành phẩm chất của người Việt Nam, trở thành giá trị truyền thống quý báu trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, những đức tính đó được thể hiện, được nhân lên qua sức mạnh hiện thực của mỗi cá nhân người lao động, mỗi tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc

Trang 3

Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang bước sang thời kỳ phát triển mới, thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bản chất của quá trình này đòi hỏi người lao động - lực lượng cơ bản, chủ yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải thực sự chủ động sáng tạo Đó chính là sự kế thừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Trong điều kiện hội nhập, có sự giao lưu mạnh mẽ về văn hóa trên đà phát triển

vô cùng mạnh mẽ của khoa học - công nghệ thì chỉ khi người lao động phát huy được tính tự chủ, sáng tạo mới giúp cho việc tiếp nhận và làm chủ được khoa học - công nghệ, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc Sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng vậy nó chỉ thành công khi "phát huy được đầy đủ tính sáng tạo của hàng triệu quần chúng nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy

đủ và lao động sáng tạo của hàng triệu người"(1) như Bác Hồ từng căn dặn

3 Người lao động phải co văn hóa, có những giá trị nhân bản, nhân đạo, nhân văn

Theo giáo sư Trần Thanh Đạm "ba khái niệm nhân bản, nhân đạo và nhân văn

có liên quan với nhau, song không phải là một nếu đồng nghĩa cũng là tương đối, không phải tuyệt đối Chủ nghĩa nhân bản là thái độ xem con người là con người chứ không phải là thần thánh, nó nhắc nhở con người đừng lên đòi hỏi tuyệt đối ở con người, đừng yêu cầu con người luôn luôn siêu phàm, thánh thiện

Đây chính là thái độ khoa học, là nhận thức về cái chân nơi con người Chủ nghĩa nhân đạo chính là thái độ đạo đức đối với con người như là đối tượng của tình thương yêu và sự quý trọng Còn chủ nghĩa nhân văn có thể xem là hình thái cao nhất của triết lý và đạo lý về con người, nó bao gồm cả chủ nghĩa nhân bản và chủ nghĩa nhân đạo, lý tưởng về chân, thiện, mỹ của con người Trung tâm của chủ nghĩa nhân văn chính là khái niệm phát triển phẩm chất và năng lực, phát triển mọi tiềm năng ưu túnơi mỗi con người vốn được xem là sản phẩm tối cao của tự nhiên, là tinh hoa của thế giới Mỗi một con người, cộng đồng, dân tộc và toàn nhân loại tồn tại và phát triển được là nhờ sức sống tiềm tàng và vĩnh cửu của chủ nghĩa nhân văn"(2)

Trong những thập kỷ qua nhân loại đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ Con người đã có những bước tiến khổng lồ về phương diện chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi cản trở, tự vượt qua chính mình, tìm ra những con đường để thực hiện lý tưởng nhân văn, cải thiện cuộc sống sao cho ngày càng dễ chịu hơn, có điều kiện phát triển tự do về thể chất lẫn tinh thần

Gần đây với những bước tiến của công nghệ sinh học, con người đã tạo ra nhiều điều kỳ diệu, nhân bản vô tính động vật bậc cao, rồi đến nhân bản người Sự phát triển của công nghệ thông tin với việc phát triển mạng Internet làm cho con

(1) Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, H Nà N ội, 1997, tập 7, trang 97.

Trang 4

người xích lại gần nhau hơn, nhưng lại cảm thấy xa lạ với nhau hơn và hơn thế nữa càng ngày họ càng cảm thấy cô đơn hơn Điều này làm cho các nhà khoa học cảm thấy băn khoăn; liệu nhân loại đang đi trên con đường của sự tiến bộ xã hội hay đang bước đi những bước lầm lẫn, thoái hóa do thiếu chất nhân văn trong sự phát triển khoa học Rõ ràng, trong xã hội hiện đại sự phát triển của khoa học - công nghệ đã đưa loài người bước lên những bước thang khổng lồ trên nhiều lĩnh vực cả về kinh tế lẫn xã hội Tuy nhiên, do những hạn chế về nhận thức cũng như do các điều kiện khách quan, bên cạnh những bước tiến khổng lồ đã để lại những thiếu hụt, thậm chí là những thảm họa như môi trường, dịch bệnh, hạn hán, bão lụt Đó chính là mặt trái của sự phát triển khoa học - công nghệ, theo Mác "dường như loài người càng chinh phục được thiên nhiên nhiều hơn thì con người lại càng trở thành nô lệ cho những người khác hoặc nô lệ cho sự đê tiện của chính mình"(1) Để hạn chế mặt trái của khoa học - công nghệ thì văn hóa phải là cứu cánh Văn hóa phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá khứ, hiện tại và chỉ đường cho tương lai của một dân tộc, của nhân loại, đó là sự

kế thừa, phát triển không ngừng và liên tục

Vì vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đó chính là nhằm phát huy năng lực nội sinh cho sự phát triển Văn hóa đang thực sự trở thành mục tiêu, động lực của sự phát triển Con người trở thành trọng tâm và nguồn lực quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi người lao động phải vươn lên thích ứng, hòa nhập và làm chủ khoa học - công nghệ, phải biết kết hợp sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, giữa cái dân tộc với cái quốc tế Chính vì vậy, phải có chiến lược đầu tư cho giáo dục - đào tạo nhằm phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGƯỜI LAO ĐỘNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1 Thực trạng việc đào tạo người lao động Việt Nam hiện nay

Chúng ta có lợi thế tiềm năng về nguồn nhân lực có trí tuệ, giá nhân công tương đối rẻ, lực lượng lao động dồi dào, người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh và sáng tạo, có khả năng vận dụng linh hoạt và thích ứng nhanh trước những biến đổi của hoàn cảnh Khoa học tự nhiên vốn là nguồn kiến thức bị thiếu hụt trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nhưng hiện nay những thiếu sót này phần nào đã được lớp trẻ Việt Nam vượt qua Những phẩm chất này thể hiện trình độ, năng lực, trí tuệ của người lao động Việt Nam, nhất là ưu điểm của tư duy linh hoạt, mềm dẻo rất phù hợp với tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại Nếu được đào tạo sử dụng hợp lý, người lao động nước ta có khả năng làm chủ các loại hình công nghệ từ đơn giản đến phức tạp và hiện đại nhất

(1) C.Mác - Ph.Ăngghen, To n tàn t ập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, H Nà N ội, 1993, tập 12, trang 10.

Trang 5

Tuy nhiên, ưu thế trên chỉ là khả năng, chúng ta cần những điều kiện thích hợp mới có thể xây dựng một nguồn nhân lực với tính cách là động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hiện nay phần lớn người lao động của nước ta chưa qua đào tạo (số qua đào tạo chỉ chiếm trên 12% tổng số lao động của cả nước), thậm chí

số người lao động đã qua đào tạo thì chất lượng, trình độ tay nghề và cơ cấu ngành nghề cũng chưa phù hợp

Chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề cho học sinh phổ thông còn hạn chế Học không đi đôi với hành mà chủ yếu là dạy chay, học chay Học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường chưa có sự định hướng đúng đắn, chưa sẵn sàng tham gia vào hoạt động sản xuất mà chỉ tập trung vào ôn thi đại học, đặt mục tiêu duy nhất là đại học trong khi trình độ có hạn, khi không đạt được mục tiêu đó không ít học sinh có tư tưởng chán nản buông thả không chịu lao động sa vào các tệ nạn xã hội

Nội dung và phương pháp đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tuy đã có nhiều đổi mới nhưng chưa theo kịp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập khu vực và quốc tế, còn nặng về lý thuyết, yếu

về thực hành Phương tiện trang bị dạy học còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực có tay nghề cao thích ứng với nền công nghiệp hiện đại Chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo tại chức còn thấp Cơ cấu các nghề đào tạo chưa phù hợp, chưa phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém khuyết điểm trên là:

Thứ nhất, nội dung đào tạo chưa gắn sát với thực tiễn:

Nội dung đào tạo và thực tiễn là hai vấn đề có mối liên hệ mật thiết, tương hỗ với nhau Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là nhằm tạo ra những con người có khả năng giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra và thực tiễn làm bổ sung giúp cho nội dung, chương trình đào tạo ngày càng sát hơn với khoa học và thực tiễn Tuy nhiên mối quan hệ này ở nước ta chưa được thực hiện tốt, điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Nội dung đào tạo trong nhà trường hiện nay còn nặng tính kinh viện, lý thuyết, chưa theo kịp sự phát triển của cuộc sống, còn xa rời thực tiễn Nội dung một

số môn học đã lạc hậu, dập khuôn chưa được bổ sung tri thức và kỹ năng mới, những thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là những thành tựu mới về công nghệ cao

- Nội dung đào tạo còn nặng, trải đều, chưa sâu, chất lượng chưa được nâng cao, thiếu những môn học cần thiết

- Thời gian dành cho thực hành, thâm nhập vào thực tiễn của người học còn rất

ít Người học ít được thực hành, kể cả phòng thí nghiệm, xưởng trường và thực hành

Trang 6

trong thực tiễn cuộc sống Do vậy trình độ hiểu biết thực tế của họ rất thấp, khi ra trường dễ bỡ ngỡ với thực tiễn

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo còn quá nghèo nàn, không đủ thiết bị giảng dạy và điều kiện thực tập, thí nghiệm

Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo đ ã không bám sát và không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế Chất lượng giáo dục - đào tạo hiệu quả thấp, học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm còn cao Số lượng người lao động phải chuyển đổi ngành nghề hoặc phải làm những ngành nghề, công việc không phù hợp với chương trình đào tạo còn lớn và phổ biến Đào tạo chưa gắn chặt với sử dụng gây lãng phí cho xã hội

Thứ hai, phương pháp đào tạo còn nhiều vấn đề bất cập.

Nhìn chung trong đào tạo vẫn nặng về phổ cập kiến thức khoa học - công nghệ, nhẹ về rèn luyện phương pháp học tập, phương pháp tư duy khoa học, coi nhẹ và ít phát huy năng lực sáng tạo, ít gắn với thực tiễn Phương pháp giảng dạy và học còn nặng về truyền thụ một chiều, ít sáng tạo, ít phát huy tính chủ động Ở các trường đại học, cao đẳng chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng Việc giáo dục đạo đức, lý tưởng, thẩm mỹ, sức khỏe trong nhà trường còn nặng về hình thức, thiếu sinh động, hiểu biết về kiến thức văn hóa xã hội của học sinh, sinh viên nói chung còn rất hạn chế

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập, theo ý kiến của nhiều nhà giáo dục thì phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học chưa khách quan và công bằng Việc tổ chức thi cử còn nặng nề, tốn kém, còn nảy sinh nhiều tiêu cực, chất lượng hiệu quả chưa cao, nhất là thi đầu vào trong hai năm gần đây đã có nhiều đổi mới Tuy vậy sức ép thi cử vẫn còn rất lớn, tình trạng người học thụ động, học tủ, học lệch còn phổ biến, chất lượng học vì thế còn thấp

Cách dạy và học còn nặng về lý thuyết, chủ yếu phục vụ cho việc thi, ít nhằm

vì đáp ứng những yêu cầu của công việc mà thực tiễn đang đòi hỏi Dẫn đến một thực

tế là sau khi tốt nghiệp người đã tốt nghiệp rất yếu về tay nghề, chuyên môn nghiệp

vụ nhiều việc không biết làm mặc dù đã có trong nội dung đào tạo Cách dạy và học như vậy đã vi phạm nguyên lý giáo dục là: "Lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành"

Thứ ba, mất cân đối về ngành nghề và cấp đào tạo:

Hạn chế lớn nhất của việc đào tạo người lao động ở nước ta hiện nay chính là

sự mất cân đối giữa các ngành nghề được đào tạo, nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay rất cần nhiều lao động thuộc các ngành kỹ thuật, có tay nghề và tay nghề cao thì thực tế hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề lại ít được quan tâm, tốc độ mở rộng và phát triển còn chậm

so với đòi hỏi Đại bộ phận học sinh khi tốt nghiệp phổ thông trung học đều chọn

Trang 7

việc theo học một trường đại học nào đó là con đường duy nhất cho khả năng thăng tiến của mình sau này Tâm lý này còn là tâm lý chung của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội, vì thế số đông thích được học đại học, hoặc những ngành nghề trong văn phòng như ngoại ngữ, tin học, thư ký văn phòng Nhiều ngành kỹ thuật quan trọng hầu như rất ít học sinh giỏi thi vào Sự phân bố lực lượng lao động sau đào tạo cũng không hợp lý, tạo ra hiện tượng thừa, thiếu giả tạo Do bị chi phối bởi những lợi ích trước mắt, thanh niên ngày nay có xu hướng theo học những ngành nghề có khả năng đem lại thu nhập cao mà ít đi theo những ngành nghề bản thân có sở trường, có khả năng phát huy tài năng, năng khiếu, điều đó làm cho xã hội mất đi một phần lớn sức mạnh do niềm ham mê sáng tạo của người lao động đem lại, đồng thời tạo ra sự lãng phí xã hội rất lớn Trong lực lượng lao động có trình độ đại học, tình trạng nhiều người chạy theo thu nhập nên đã bỏ những ngành nghề đã được đào tạo cơ bản để sang nơi làm việc khác có thu nhập cao ngày càng phổ biến Tình trạng này kéo dài

sẽ đưa đến một hậu quả xấu trong tương lai không xa là nhiều ngành, lĩnh vực sẽ thiếu, sẽ hẫng hụt các nhà khoa học, các chuyên gia đầu đàn xuất sắc

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi giáo dục, đào tạo phải cung cấp cho xã hội những lao động đã được đào tạo, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu lao động Cơ cấu ấy phải hợp lý khi được xem xét trên các mặt: Đảm bảo tỷ lệ lao động cho các ngành, các vùng miền, đảm bảo phù hợp giữa số lượng được đào tạo nghề nghiệp kỹ thuật với số lượng được đào tạo chuyên môn về quản lý, hoặc làm công tác về nghiên cứu, giáo dục, y tế, xã hội Tuy nhiên, thực tế cho thấy những cân đối này đã không được đảm bảo mà biểu hiện rõ nhất là sự mất cân đối nghiêm trọng về đào tạo giữa các bậc học như cao đẳng, đại học với trung học chuyên nghiệp

và dạy nghề

Thứ tư, đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về

cơ cấu và còn nhiều bất cập, thể hiện: ở bậc đại học tỷ lệ số sinh viên trên 01 giảng

viên quá cao (khoảng 30); phần đông giảng viên ở độ tuổi trên dưới 50, phải đảm nhận khối lượng giảng dạy lớn, ít có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức mới và tham gia nghiên cứu khoa học Nguy cơ hẫng hụt đội ngũ này chưa có các giải pháp khắc phục một cách cơ bản

Thứ năm, đầu tư cho giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập:

Trong thời gian qua, mặc dù Nhà nước có dành một phần lớn ngân sách để đầu

tư phát triển giáo dục - đào tạo, song mức đầu tư hiện nay cho giáo dục - đào tạo mới đạt khoảng 3% tổng thu nhập trong nước (GDP) Mức này các nước chậm phát triển

đã đạt được từ những năm 1980, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 2% và còn thấp xa so với các nước đang phát triển (9%)

Khi nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo còn hạn hẹp thì việc phân bổ, sử dụng nguồn lực ấy lại không hợp lý Đầu tư còn mang tính dàn trải, không tập trung, chưa xác định được lĩnh vực trọng tâm, mũi nhọn mang tính đột phá Do vậy, cơ sở

Trang 8

vật chất kỹ thuật của các cơ sở giáo dục - đào tạo còn thiếu thốn, lạc hậu Cả nước vẫn còn 1.072 lớp học ba ca, 72.864 phòng học tranh tre, vách lá, chủ yếu tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Thư viện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nghèo nàn, lạc hậu và mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% yêu cầu Tình trạng

"dạy chay - học chay" còn khá phổ biến Ở nhiều địa phương, ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo phải sử dụng đến 85-90% để chi trả lương và các khoản phụ cấp theo lương, không còn khả năng để mua sắm trang thiết bị hoặc hiện đại hóa cơ sở vật chất

kỹ thuật nhà trường(1)

Thứ sáu, người lao động nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đào tạo đúng mức.

Nguồn nhân lực qua đào tạo của khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thiếu về

số lượng, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 7,7% so với 12% của cả nước, trong khi 78,87% lao động của cả nước làm ở khu vực này Ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn còn thiếu nhiều cán bộ khoa học - công nghệ đầu đàn trên nhiều lĩnh vực, thiếu cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, thiếu đội ngũ công nhân có tay nghề cao

Trình độ đội ngũ nói chung chưa đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, hạn chế nhiều về tri thức khoa học hiện đại, kiến thức về kinh tế, quản lý, pháp luật

Tóm lại, những vấn đề trên cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay còn quá kém, vấn đề đào tạo người lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt chúng ta còn thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ giỏi Nếu không có đội ngũ này thì không thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách có hiệu quả Đây là thách thức lớn nhất của Việt Nam trên con đường phát triển Vì thiếu vốn chúng ta có thể đi vay, thiếu công nghệ chúng ta có thể nhập, nhưng thiếu người lao động có tri thức và tay nghề cao thì chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2 Những vấn đề đặt ra cho việc đào tạo người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng đã khẳng định: "Hiện nay sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải phát triển nhanh quy mô giáo dục - đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục

- đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển"(1)

Việc đào tạo người lao động ở nước ta hiện nay nói chung còn mang tính tự phát, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cấp học chưa hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng nên hiệu quả đào tạo chưa cao Còn mất cân đối giữa phát triển số lượng, chất

(1) Nguyễn Minh Hiển, "Ng nh giáo dàn t ục - đ o t àn t ạo thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII) v tri àn t ển khai Nghị quyết Đại hội IX", Tạp chí Cộng sản số 22 năm 2002.

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp h nh Trung àn t ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc

gia, H N à N ội, 1997, tr.28.

Trang 9

lượng và những yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bên cạnh đó, do chính sách sử dụng còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến hiện tượng tuy nguồn nhân lực được đào tạo còn rất ít, nhưng ở lĩnh vực này thì thừa còn

ở một số lĩnh vực khác thì lại thiếu

Thực trạng trên của việc đào tạo người lao động, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta đang đứng trước những vấn đề sau:

Một là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - kỹ

thuật của các ngành sản xuất còn chậm Tỷ trọng các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, dịch vụ còn thấp Sử dụng nhiều lao động giản đơn chưa qua đào tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp, chưa tạo ra nhu cầu bức xúc về việc đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật trong các ngành công nghiệp - dịch vụ Điều này làm cho người lao động và người sử dụng lao động nhận thức không sâu sắc vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển của cá nhân, cộng đồng và xã hội

Đây chính là sự không đồng bộ giữa chiến lược phát triển kinh tế với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, sự mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thể hiện qua sự mất cân đối giữa cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo với yêu cầu của thị trường lao động Từ sự mất cân đối này dẫn đến sự bất cập giữa đào tạo

và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường về nhân lực: như lao động có tay nghề mà thị trường lao động cần thì rất thiếu, trong khi đó số người lao động giản đơn, không nghề lại rất thừa

Hai là, sự bất cập về mô hình nhân cách con người Việt Nam với chiến lược

phát triển nguồn nhân lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trên con đường hình thành và phát triển nhân cách, phát triển cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã diễn ra các quá trình cá thể hóa quá đáng Không ít người đã thẳng tay vứt

bỏ mọi quan hệ gia đình và truyền thống tốt đẹp Họ đã bị tha hóa, bị kích thích chạy theo những mặt trái của nền kinh tế thị trường Quan điểm thực tiễn và phương pháp thực nghiệm trong xã hội công nghiệp đã bị đẩy tới mức trở thành chủ nghĩa thực dụng, vị kỷ Quan hệ gia trưởng, đẳng cấp thích nghi với lối sống cá nhân chủ nghĩa

đã trở thành vật cản và kìm hãm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có thể nói đây là một vấn đề rất nan giải, bởi vì cả xã hội và mỗi cá nhân đang trở thành nạn nhân của sự phát triển phiến diện của chính mình

Ba là, vấn đề phát triển giáo dục - đào tạo với kinh tế thị trường Giáo dục hình

như đang chạy theo thị trường, bị thị trường quy định, mất dần vai trò là động lực và định hướng phát triển thị trường Do đó, càng đẩy mạnh các hoạt động thị trường thì người lao động với thu nhập thấp (mà đại bộ phận đông đảo trong nhân dân) lại càng khó tiếp cận với giáo dục, nhất là giáo dục đại học và cao đẳng Vì thế, phải khắc

Trang 10

phục những vấn đề nảy sinh khi phát triển các hoạt động thị trường, nếu không thì người dân, trước hết là dân nghèo sẽ bị thiệt thòi về quyền được học hành

Bốn là, hệ thống các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề còn rất mỏng

không đủ năng lực đào tạo người lao động Điều này được biểu hiện qua những bất cập: cơ sở vật chất lạc hậu, quy mô đào tạo sau đại học kém phát triển, hệ thống các trường cao đẳng chủ yếu là cao đẳng sư phạm mới hình thành chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên có chất lượng, hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực sư phạm, y tế, văn hóa - thông tin Một

số trường trung học nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải giải thể, chưa phát huy tác dụng đào tạo nhân lực cho nông nghiệp - nông thôn, mạng lưới các trường đào tạo nghề và trung tâm dạy nghề nhiều năm qua không được đầu tư phát triển mà có xu hướng co lại do khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, kinh phí đào tạo nên không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực, kỹ thuật Do đó, phần lớn lao động nông nghiệp - nông thôn không có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp một cách vững chắc để tham gia vào thị trường lao động ở khu vực cả nước

III NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐÀO TẠO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Giải quyết đúng mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo, nhiều nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã khuyến nghị phải xóa bỏ sự phân biệt cứng nhắc giữa các ngành giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, khoa học - công nghệ Ngay từ bậc tiểu học, giáo dục phải mang đặc tính kết hợp lý thuyết, công nghệ, thực hành và thủ công Kết hợp hợp lý nội dung giáo dục văn hóa, khoa học với giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung giáo dục - đào tạo ở tất cả các loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp

Giáo dục dù có phức tạp, phong phú, đa dạng đến đâu cũng có thể quy về hai loại hình chủ yếu là giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp Cả giáo dục phổ thông lẫn giáo dục chuyên nghiệp đều phản ánh trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của đất nước và thời đại, đồng thời chuẩn bị cho việc đi trước, đón đầu cho sự phát triển ở tương lai.Giáo dục phổ thông phải có tính toàn diện để làm cơ

sở cho giáo dục chuyên nghiệp Còn giáo dục chuyên nghiệp có tính chất phân hóa sâu đi vào các nghề nghiệp chuyên môn và các hoạt động thực tiễn khác nhau của con người trong đời sống xã hội được dựa trên cơ sở kế thừa những tri thức đã được đào tạo ở trường phổ thông Do đó, phải mở rộng số lượng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Tiếp tục cải cách giáo dục phổ thông về nội dung và phương pháp theo hướng giảm tải nội dung, tăng cường phương pháp để sớm có một thế hệ học sinh phổ thông có đức, trí, thể, mỹ kiêm toàn Giáo dục phổ thông có chất lượng

Ngày đăng: 08/08/2019, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w