1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHỮNG vấn đề CHÍNH TRỊ – xã hội có TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG xã hội CHỦ NGHĨA

30 103 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

1.Tên bài giảng: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (XHCN)2.Thuộc môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học.3.Đối tượng giảng: Hệ đại học.4.Mục đích – yêu cầu:Về lý luận: Học viên cần•Hiểu thế nào là nền dân chủ XHCNvà nhà nước XHCN, những đặc trưng của nó. Tại sao phải xây dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN?•Việc xây dựng nền văn hoá trong XHCN như thế nào? Tại sao phải xây dựng nền văn hoá XHCN.•Tìm hiểu vấn đề dân tộc và tôn giáo. Những nguyên tắc nào để giải quyết hai vấn đề này trong cách mạng XHCN?Về thực tiễn: Nhận thức đầy đủ và đúng đắn tiến trình cách mạng Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chính trị – xã hội. Tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái hòng chống phá nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù chống phá và xuyên tạc đường lối cách mạng nước nhà.

Trang 1

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

1. Tên bài giảng: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (XHCN)

2. Thuộc môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Đối tượng giảng: Hệ đại học.

- Đồng thời, đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái hòng chống phá nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam Đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù chống phá vàxuyên tạc đường lối cách mạng nước nhà

5. Nội dung và phân bố bài giảng:

- Số tiết của chương: 9 tiết

- Thời gian giảng lý thuyết: 6 tiết

- Số tiết tự học, thảo luận: 3 tiết

- Phân bố thời gian cho các nội dung bài giảng:

Giảng Trên lớp,

thực hành

I Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và

nhà nước xã hội chủ nghĩa

90p

1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 45p

Trang 2

II Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa 90p

1 Khái niệm nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

2 Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá

xã hội chủ nghĩa

3 Nội dung và phương thức xây dựng nền văn

hoá xã hội chủ nghĩa

III Giải quyết vấn dề dân tộc và tôn giáo 90p

1 Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản

của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải

quyết vấn đề dân tộc

45p

2 Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết

vấn đề tôn giáo

45p

Tổng kết

6. Tài liệu học tập và tham khảo:

+ Tài liệu bắt buộc

1 Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dùng cho sinhviên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXBchính trị quốc gia, Hà Nội 2009, chương VIII

+ Tài liệu tham khảo

1 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hội đồng lý luận trung ương biên soạn, NXB chínhtrị quốc gia, Hà Nội 2008 , chương X, XII, XIII, XIV, XV

2 Các tác phẩm của C.Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân:

- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1976,t33,tr.123

- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1981,t30,tr.93

- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1978,t35,tr.64

- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t1, tr.349

- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t19, tr.47

3 Các văn kiện Đại hội VI, Đại hội X về dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trang 3

4 Phương cách làm bài môn chủ nghĩa xã hội khoa học, lý thuyết – bài tập trắc nghiệm –bài tập tự luận (dùng cho học và ôn thi), PGS.TS Đỗ Thị Thạch, TS Bùi Ngọc Lan., NXBĐại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, 2007.

7. Phương tiện dạy học:

- Bảng đen, phấn, máy chiếu đa năng (nếu có)

8. Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp thuyết trình – diễn giảng nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi – đáp

9. Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu:

- Đọc bài, tóm tắt các vấn đề chính và giải quyết vấn đề, có sự liên hệ thực tiễn

Câu hỏi ôn tập và thảo luận:

1 Trình bày khái niệm dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN? Làm rõ sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ XHCN?

2 Đặc trưng của nhà nước XHCN là gì? Liên hệ với Việt Nam?

3 Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm những nội dung gì?

4 Trình bày bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo Nêu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?

5 Đặc trưng của nền văn hoá XHCN?

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

1 Tên phần giảng:

Trang 4

I XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

Qua đó: - Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nền dân chủ và bản chất nhà nước ta, từ

đó, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và có những đóng góp thiết thựctrong việc xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam và xây dựng nhà nước Việt NamXHCN – nhà nước của dân, do dân, vì dân Củng cố niềm tin vào Đảng cộng sản Việt Nam

và sự lãnh đạo của Đảng

- Đồng thời, đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái hòng chống phá nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam Đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù chống phá vàxuyên tạc đường lối cách mạng nước nhà

3 Nội dung và phân bố bài giảng:

- Số tiết giảng: 2 tiết

- Phân bố thời gian cho các nội dung bài giảng:

GIAN

Thời lượng Giảng Thảo luận

I Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà

nước xã hội chủ nghĩa

90p

1.1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 45p

1.2 Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa 45p

4 Tài liệu học tập và tham khảo:

+ Tài liệu bắt buộc

1 Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dùng cho sinh viênđại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXBchính trị quốc gia, Hà Nội 2009, chương VIII

+ Tài liệu tham khảo

Trang 5

1 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hội đồng lý luận trung ương biên soạn, NXBchính trị quốc gia, Hà Nội 2008 , chương X, XII, XIII, XIV, XV.

2 Các tác phẩm của C.Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí Minh về giai cấp côngnhân:

- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1976,t33,tr.123

- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1981,t30,tr.93

- V.I.Lênin:toàn tập, NXB.Tiến bộ, Matxcova, 1978,t35,tr.64

- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t1, tr.349

- C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t19, tr.47

3 Các văn kiện Đại hội VI, Đại hội X về dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa

4 Phương cách làm bài môn chủ nghĩa xã hội khoa học, lý thuyết – bài tập trắcnghiệm – bài tập tự luận (dùng cho học và ôn thi), PGS.TS Đỗ Thị Thạch, TS Bùi NgọcLan., NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, 2007

5 Phương tiện dạy học:

- Bảng đen, phấn, máy chiếu đa năng (nếu có)

6 Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp thuyết trình – diễn giảng nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi – đáp

7 Hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu:

- Đọc bài, tóm tắt các vấn đề chính và giải quyết vấn đề, có sự liên hệ thực tiễn

Câu hỏi ôn tập và thảo luận:

1 Trình bày khái niệm dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN? Làm rõ sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ XHCN?

2 Đặc trưng của nhà nước XHCN là gì? Liên hệ với Việt Nam?

NỘI DUNG

I XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trang 6

1.1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN)

1.1.1 Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Hai chữ “DÂN CHỦ” xuất hiện khá thường nhật trong đời sống chính trị - xã hội

ở bất cứ quốc gia dân tộc nào

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí ngay trong quán cóc venđường, trong bữa cơm gia đình chúng ta cũng thấy nhắc tới vấn đề nơi này mất dânchủ, nơi kia dân chủ Điều đó không khó hiểu, bởi lẽ dân chủ gắn liền với con người, lànguyện vọng thiết thực của con người không phân biệt màu da, ngôn ngữ, không gianđịa lý, thời gian

Tôi tin rằng trong chúng ta, không ai lại không quan tâm tới dân chủ, không mongmuốn mình sống trong một chế độ XH dân chủ Và đặc biệt, không ai lại không có (dù

ít, dù nhiều) quan điểm về vấn đề này

? Mỗi Đ/c nêu lên một ví dụ về biểu hiện của dân chủ và việc mất dân chủ trong cuộc sống chúng ta?

Như vậy, có thể thấy rằng dân chủ là một vấn đề phức tạp, liên quan tới rất nhiềulĩnh vực của đời sống và đặc biệt, nó luôn gắn liền với nhà nước

Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn, khoa học hơn về vấn đềnày:

Dân chủ bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “demoskratos”.

Trong đó:

“demos” : nhân dân

“ kratos” : quyền ( hay: quyền lực )

Như vậy “demoskratos” có nghĩa là quyền lực nhân dân

Thực tế là tư tưởng về dân chủ đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử tư tưởngnhân loại

Những tư tưởng được phản ánh trong sách “Khải hoàn thư” - bản kinh đầu tiên rađời cùng cùng với quá trình hình thành và phát triển của Kito giáo ở giai đoạn sơ kì- là

Trang 7

những cầu mong các thế lực gây nên tội ác sẽ bị trừng trị, quần chúng lao động sẽ khôngcòn bị sống trong đấy đọa, đau khổ và tủi nhục, được trả lại công bằng Có thể coi đây làmột trong những tư tưởng sơ khai của nhân loại về dân chủ.

Hêrôđôt - sống vào khoảng những năm 480 TCN, đã sớm nhận thấy rằng một thểchế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm giữ mới là thể chế dân chủ Khi đó, xã hội

sẽ được quản lý theo nguyên tắc đồng luật và đồng đều.Tất nhiên ở đây ta chưa bàn tớiviệc ông cho rằng nhân dân là một đám đông không có học thức, dễ thỏa hiệp

Giôn bôn - một nhà tư tưởng Tây âu thời kì trung đại, cho rằng: tất cả mọi sự giàu

có và xa hoa của những kẻ giàu có là do được hưởng từ thành quả lao động của nhữngngười lao động nghèo bị bóc lột Cuộc sống của những người nghèo này chỉ có thể thayđổi khi xã hội không còn quí tộc lẫn chủ nô, không còn chế độ tư hữu và cuộc sống đóphải được thay đổi Bởi vì con người có quyền tự do, dân chủ

Đại diện cho các nhà tư tưởng phương Đông, ngay từ rất sớm, Mạnh Tử đã thểhiện quan điểm về dân chủ trước hết qua quan hệ vua với bề tôi:

“Vua coi bề tôi như tay chân thì bề tôi coi vua như bụng dạ, vua coi bề tôi như cỏrác, bề tôi coi vua như kẻ thù”

Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm “dân quyền” và sau đó là “dân chủ”

để diễn đạt bản chất chính trị của chế độ mới mà Người cùng với Đảng cộng sản ViệtNam đã lãnh đạo nhân dân giành lấy nó, xây dựng nó

Kế thừa nhiều tư tưởng tiến bộ của các bậc tiền bối phương Đông cũng nhưphương Tây, trong đó có Mạnh Tử, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định cần thiết lậpquan hệ dân chủ giữa nhà nước với nhân dân

“Nếu chính phủ hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”

? Dân chủ là gì?

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nêu ra những quan niệm cơ bản về Dân chủ như sau:

- Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người.

Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân

Trang 8

văn, là kết quả cuộc đấu tranh lâu dài chống lại áp bức, bóc lột, bất công.

Lênin từng khẳng định, dân chủ không phải là sản phẩm của tự nhiên, cũng khôngphải là quà tặng của một lực lượng siêu nhiên nào đó, mà là kết quả của quá trình đấutranh trường kỳ của lịch sử nhân loại

Ngay như đối với chế độ TBCN thì dân chủ cũng chỉ có thể có được trong quátrình đấu tranh với chế độ đẳng cấp thời kỳ trung cổ

? trong chế độ TBCN, dân chủ được phát triển lên như thế nào so với các xã hội trước? (thảo luận, làm bài tập về nhà).

Với cách tiếp cận này, ta hiểu dân chủ là tương quan xã hội, phản ánh so sánhgiữa các lực lượng, các khuynh hướng xã hội

- Với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước, một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”.

?Với cách hiểu này thì tính chất của nền dân chủ tùy thuộc vào chỗ quyền lực

chính trị thuộc về giai cấp nào?Và đương nhiên, câu trả lời là thuộc về giai cấp thống trị

trong xã hội

Ngay từ xã hội công xã nguyên thủy, để duy trì sự tồn tại của mình, con người đãbiết tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viên trong công xã đềubình đẳng tham gia vào mọi công việc của xã hội Việc cử ra những người đứng đầu cáccộng đồng và phế bỏ những người đứng đầu nếu không thực thi đúng những quy địnhchung được giao do mọi thành viên của công xã quyết định thông qua đại hội nhân dân.Đây được coi là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của những cộng đồng tự quảntrong xã hội chưa có giai cấp

Khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, giai cấp và bất bình đẳngxuất hiện, các hình thức tự quản của xã hội trước đây không còn phù hợp, xã hội cần đếnnhững tổ chức chính trị với những công cụ bạo lực, cưỡng bức để điều chỉnh hoạt độngcủa xã hội, giai cấp và công dân Bởi vậy, giai cấp chủ nô đã lập ra nhà nước, lấy tên lànhà nước dân chủ tức là nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động làgiai cấp nô lệ

Trang 9

Dân chủ lúc này thực chất đó là sự tập trung quyền lực chính trị vào tay giai cấpcầm quyền.

Điều này cũng góp phần phân biệt bản chất chính trị của các nền dân chủ thuộccác chế độ khác nhau

Xã hội chiếm hữu nô lệ có dân chủ chủ nô

Xã hội TBCN có dân chủ tư sản

Xã hội XHCN có dân chủ vô sản

(? Đ/c nào cho biết quyền lực chính trị mà chúng ta đang nói tới ở ba chế độ trên

thuộc về giai cấp nào?)

- Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng

xã hội trong qua trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới

tự do, bình đẳng.

Ở phương diện này, dân chủ là một giá trị nhân văn, thể hiện mối quan hệ giữangười với người được duy trì theo nguyên tắc bình đẳng Mà sự công bằng xã hội xãhội , bình đẳng trong xã hội chính là thước đo của sự giải phóng con người, là thước đocủa tiến bộ xã hội

VD: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, khi nhà nước xuất hiện giai cấp nắm giữ đãquy định dân bao gồm chủ nô, quý tộc, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tựdo; còn tuyệt đại đa số nô lệ thì không được coi là dân

? Tại sao trong chế độ phong kiến lại không có dân chủ?(Lịch sử chế độ phong

kiến là lịch sử kế tiếp nhau của các triều đại phong kiến, là thời đại của các bậc quânvương, thiên tử

Vua là người đứng đầu thiên hạ, mọi quyền bính đều nằm trong tay vua.Vua được

“thay trời hành đạo”

Vì thế, đương nhiên không thể có cái gọi là “dân chủ” giành cho người dân.Song dân chủ là một nguyện vọng chính đáng của con người và nhu cầu dân chủtrong XH phong kiến không hề mất đi, ngược lại, còn vô cùng mạnh mẽ Nó được minhchứng bằng hàng loạt cuộc đấu tranh, thậm chí là khởi nghĩa chống chính quyền phongkiến từ Đông sang Tây

Trang 10

Trong chế độ dân chủ tư sản, dù có nhiều thành tựu to lớn, chế độ đó mang tênchế độ dân chủ nhưng nhà nước dân chủ đó là nhà nước của giai cấp tư sản.

Chỉ đến khi cách mạng XHCN Tháng Mười Nga(1917) thắng lợi đã mở ra mộtthời đại mới, khi đó nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất …giành lại quyền lực thực sự của dân – tức là dân chủ thực sự và lập ra nhà nước Dân chủ

xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ XHCN để thực hiện quyền lực đó của nhân dân

=> Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất,

tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.

Lênin cho rằng: “ Chế độ dân chủ là một hình thức Nhà nước; một trong nhữnghình thái của Nhà nước Cho nên, cũng như mọi Nhà nước, có hệ thống sự cưỡng bứcđối với người ta”

Chuyển ý: Qua tìm hiểu khái niệm “dân chủ” và “nền dân chủ” chúng ta đã hiểuđược khái quát vì sao khi xã hội có giai cấp, con người luôn đấu tranh cho dân chủ, vàchắc chắn không thể dừng lại ở dân chủ tư sản Điều đó tất yếu phải có một cuộc cáchmạng XHCN cũng là sự ra đời của nền dân chủ mới – dân chủ XHCN Ở phần tiếp theocủa bài, chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về đặc trưng của dân chủ XHCN, phân biệt vớidân chủ tư sản và để hiểu rõ hơn vì sao đó là nền dân chủ mà đất nước chúng ta đang lựachọn xây dựng

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN

- Dân chủ XHCN là chế độ xã hội mà ở đó, toàn bộ quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Nền dân chủ này có được là thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản chống lại áp bức, bóc lột, chiếm đoạt quyền dân chủ củagiai cấp tư sản và các giai cấp áp bức, bóc lột khác thông qua cuộc cách mạng dân tộc,dân chủ nhân dân hoặc cách mạng XHCN

Vì thế, dân chủ XHCN là nền dân chủ mà quyền lực thuộc về giai cấp công nhân

Trang 11

và nhân dân lao động Điều đó không phải là những lời nói khoa trương sáo rỗng màthực sự là mục tiêu, nguyên tắc của sự phát triển xã hội; mang bản chất của giai cấpcông nhân.

Nó chỉ có thể thiết lập khi người công nhân giành được chính quyền, tiến hành cảitạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội xã hội XHCN, biến những tư liệu sản xuấtchủ yếu trở thành tài sản chung của xã hội xã hội , vì lợi ích của toàn xã hội xã hội

Quay trở lại một chút với lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

Cái gọi là “phép vua thua lệ làng” có phải là dân chủ thực sự hay không?

Không Đó chỉ là những thành tố ít nhiều mang giá trị dân chủ mà thôi, chỉ là có

tác dụng ít nhiều điều chỉnh sự khắc nghiệt của nền thống trị thực dân phong kiến màthôi Bởi lẽ, quyền lực chính trị, quyền sinh quyền sát là nằm trong tay bộ máy thống trịthực dân phong kiến

Nhưng chẳng lẽ

“Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa”

mãi hay sao? Không Khi mà “dân nổi can qua” thì “ con vua thất thế” sẽ “ lại raquét chùa” Khi mà cuộc cách mạng tháng tám thành công, nền dân chủ thực sự đã rađời, nền dân chủ thực sự cho nhân dân

- Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư kiệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội.

? Công hữu về tư liệu sản xuất được hiểu như thế nào trong thời kỳ quá độ lên CNXH?

Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (chế độ sở hữu xã hội) là chế độ mà quyềnchiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về xã hội dưới nhiều hình thức do nhândân lao động làm chủ (quan hệ sở hữu chỉ được gọi là chế độ sở hữu một khi nó đượcpháp luật thừa nhận và bảo vệ, nghĩa là nó chỉ tồn tại khi còn nhà nước)

Sau khi V.I.Lênin mất, Liên Xô đã đi vào thực hiện công nghiệp hóa, đẩy mạnhquốc hữu hóa và tập thế hóa, thực hiện quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập

Trang 12

trung Mô hình đó đá phát huy tác dụng tích cực trong điều kiện Liên Xô bị các nước tưbản bao vây, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Từ đó dẫn đến quan điểmtuyệt đối hóa mô hình kế hoạch hóa tập trung, tuyệt đối hóa công hữu được hình thức:toàn dân và tập thể Thậm chí, vào những năm 80 của thế kỷ XX, ở Liên Xô đã không ítngười cho rằng, hình thức sở hữu tập thể đang từng bước chuyển thành sở hữu toàn dân.Song, giờ đây, trên thực tế, mô hình đó đã sụp đổ còn chủ nghĩa tư bản thì vẫn tiếp tụcphát triển Điều đó đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại mô hình sở hữu xã hội chủ nghĩa.

Công hữu về tư liệu sản xuất là một tất yếu có thể thực hiện thành công CNXHxong đó không phải là một vấn đề một sớm một chiều mà đó là một quá trình cải tạo vàxây dựng lâu dài kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH cho đến khi CNXH thực

sự trưởng thành

? Công hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta được thể hiện như thế nào?

Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi "phảitrải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh

tế xã hội có tính chất quá độ và trong thời kỳ quá độ ấy có nhiều hình thức sở hữu về tưliệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế" Trong đường lối kinh tế, Đảng ta đề ra: "Đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước tatrở thành một nước công nghiệp ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xâydựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Nền dân chủ XHCN có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

?Tại sao?

Bởi nền dân chủ XHCN là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tậpthể và lợi ích của toàn xã hội Trong nền dân chủ đó, mọi công dân, các đoàn thể, các tổchức chính trị đều được tham gia vào công việc của nhà nước bằng các hình thức: thảoluận, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, hiến pháp, pháp luật mọi côngdân đều có quyền ứng cử, bầu cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp

Trang 13

Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang tính giai cấp.

Tất cả những nền dân chủ xuất hiện trong lịch sử đều mang tính giai cấp

Dân chủ chủ nô : quyền lực chính trị thuộc về giai cấp chủ nô và phần nào côngdân tự do

Dân chủ tư sản : dù đánh một mốc son trên lịch sử nhân loại bằng việc xóa bỏphong kiến, dù bề ngoài có khoác áo “đại chúng”, dù lên tiếng đề cao dân quyền, nhânquyền, tự do dân chủ nhưng quyền lực vẫn chỉ thuộc về thiểu số tư sản (VD: nhà tùGuananamo của Mỹ được xây dựng gần 8 năm sau vụ khủng bố 11/9/2001 để giam cầmcác tay súng đối địch và những người Mỹ tình nghi có quan hệ với mạng lưới khủng bố

Al – Queda hoặc phiến loạn Taliban Thế nhưng hầu hết các tù nhân ở đây chưa bao giờđược tiếp cận tòa án dân sự Mỹ và được tự bào chữa cho mình.)

? Tại sao dân chủ XHCN vẫn còn mang tính giai cấp?

Dân chủ XHCN : quyền lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân laođộng, mang tính giai cấp công nhân đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp vớithiểu số giai cấp áp bức, bóc lột và phản động

Nền dân chủ này công khai tuyên bố về điều đó và thực hiện chúng thật chất trongthực tế Việt Nam đã thành công một cách ấn tượng trong công tác xóa đói giảm nghèo

và đánh giá cao nỗ lực phát triển con người Việt Nam: tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đãgiảm mạnh trong 15năm qua từ 58% năm 1993 xuống còn 14,2% năm 2007

Qua đây chúng ta có thể phân biệt dân chủ XHCN và dân chủ TBCN?(phân biệt

qua 3 tiêu chí: về bản chất chính trị, bán chất kinh tế, tổ chức nhà nước).

Về bản chất chính

trị:

- Mang bản chất giai cấpCN

- Phục vụ đại đa số nhândân

- Đặt dưới sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản

 Mang bản chất giai cấp tư sản

- Phục vụ cho thiểu số giai cấp tư sản

- Đặt dưới sự lãnh đạo của các đảngcủa giai cấp tư sản

Trang 14

Thông qua nhà nước pháp quyền tưsản.

1.1.3 Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN

Thực hiện chế độ dân chủ là tạo ra động lực phát triển của xã hội Khi dân chủ được mở rộng sẽ phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của Nhân dân vào công việc quản lý Nhà nước, xã hội.

?Dân chủ ở nước ta hiện nay có là động lực cho phát triển xã hội không?

Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay các cơ chế và chính sách mới đã mởrộng quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh

tế, mọi người dân được phép tự do kinh doanh theo pháp luật

Trong sinh hoạt tư tưởng, người dân được tự do thảo luận nhiều vấn đề; sự thảoluận và đối thoại trong Quốc hội thẳng thắn, công khai; nhân dân được tham gia trực tiếpvào những vấn đề trọng đại của đất nước Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quantrọng đã được nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi quyết định

Nhiều văn bản pháp quy được ban hành nhằm từng bước thực hiện dân chủ hóakinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của nhândân trên cơ sở môi trường - tâm lý xã hội ngày càng dân chủ Nội dung và phương thứchoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị được đổi mới theo hướng phát huydân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường trách nhiệm và quyền hạncủa các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp Nhờ đườnglối phát triển kinh tế đúng đắn và quyền con người trên lĩnh vực kinh tế được bảo đảm

mà những năm qua chúng ta đã “khơi dậy nguồn lực trong nhân dân đầu tư vào pháttriển sản xuất, kinh doanh”

Trong khi các nền kinh tế khác trong khu vực phải hứng chịu sự suy giảm mạnh,các số liệu chính thức cho thấy GDP của Việt Nam vẫn tăng 4,5% trong quý II của năm

Trang 15

2009 Đây là sự tăng tốc so với tốc độ tăng trưởng 3,1% trong quý I và đã đưa mức tăngtrưởng nửa đầu năm 2009 lên mức 3,9% Đáng mừng là chỉ số cho thấy tăng trưởngtương đối toàn diện Trong quý II, nông – lâm – ngư nghiệp, khu vực chiếm 1/5 GDP, đãtăng trưởng nhanh hơn so với quý I Sản lượng công nghiệp so với cùng kỳ năm trước đãdần tăng nhanh hơn từ mức 2,4% trong tháng 2 lên 8,2 % trong tháng 6 và tốc độ cáchoạt động xây dựng đã tăng mạnh trong những tháng gần đây EIU dự báo tăng trưởngGDP trong năm 2009 của Việt Nam lên 4,2% (so với mức dự báo trước đây là 2,1%).

Việc xây dựng thành công nền dân chủ XHCN đảm bảo cho sự thành công của CNXH.

?Tại sao

Thực hiện dân chủ đầy đủ, rộng rãi trở thành một yêu cầu khách quan của sựnghiệp xây dựng CNXH =>Xây dựng thành công nền dân chủ XHCN vừa là mụctiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH

? Điều đó được Đảng ta coi trọng như thế nào?

Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lựcthuộc về nhân dân được Đảng ta tổng kết là một trong năm bài học lớn của đổi mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định mạnh mẽ chỉ có CNXH mới đem lại quyền làmchủ cho nhân dân lao động, đem lại sự giải phóng thực sự và hoàn toàn cho nhân dân,mới bảo đảm cho dân tộc thật sự có độc lập, tự do và con người hạnh phúc: "Mụcđích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân laođộng"

- Xây dựng nền dân chủ XHCN cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ

hóa đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản Đây cũng là nhân tố quan trong chống lại những biểu hiện của dân chủ cực

đoan, vô chính phủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỷ cương, pháp luật

Hiện nay, các thế lực chống đối chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước đang lợidụng vấn đề dân chủ như một diễn đàn trọng yếu trong chiến lược thay đổi chế độ

Ngày đăng: 09/08/2019, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w