1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu dự phòng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng nước xúc miệng fluor cho học sinh 7 8 tuổi ở tỉnh phú thọ

181 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 24,1 MB

Nội dung

Ngày nay nhờ tìm ra được nguyên nhân, cơ chếbệnh sinh của bệnh sâu răng, cùng với việc áp dụng các thiết bị tiên tiến nhưLaser và phương pháp chẩn đoán, tiêu chuẩn chẩn đoán mới đã cho p

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, sâu răng hiện vẫn được coi là một trong hai gánh nặng hàngđầu của chăm sóc sức khỏe răng miệng, bên cạnh bệnh nha chu Theo báo cáosức khỏe răng miệng của WHO năm 2003, bệnh sâu răng ảnh hưởng tới 60-90%học sinh và phần lớn người trưởng thành ở hầu hết các nước công nghiệp, làbệnh răng miệng có tỷ lệ mắc cao nhất ở một số nước châu Á và Mỹ La tinh[81] Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đang ở mức độ cao và có chiều hướng tănglên nhất là các vùng nông thôn và miền núi Theo điều tra răng miệng toàn quốcnăm 2001: trẻ 6-8 tuổi sâu răng chiếm 25,4%, trẻ 9-11 tuổi sâu răng chiếm54,6%, ở trẻ 12 tuổi có 56,6% bị sâu răng, DMFT = 1,87 [22] Năm 2010,Trương Mạnh Dũng và cộng sự – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học

Y Hà Nội điều tra tại 5 tỉnh thành trong cả nước cho thấy: tỷ lệ sâu răng sữa củatrẻ 4 – 8 tuổi là 81,6%, chỉ số dmft là 4,7 [5]

Trước đây, chẩn đoán bệnh sâu răng sử dụng gương, thám châm, có thể hỗtrợ bằng Xquang và việc điều trị thường là loại bỏ tổn thương sâu răng và phụchồi bằng chất hàn theo nguyên tắc của Black khiến mô răng bị mất đi lớn hơnnhiều so với tổn thương thực sự Ngày nay nhờ tìm ra được nguyên nhân, cơ chếbệnh sinh của bệnh sâu răng, cùng với việc áp dụng các thiết bị tiên tiến (nhưLaser) và phương pháp chẩn đoán, tiêu chuẩn chẩn đoán mới đã cho phép chẩnđoán sớm sâu răng (ngay từ giai đoạn tổn thương ban đầu khi chưa hình thành lỗsâu) Chính những tiến bộ này đã dẫn tới sự thay đổi trong dự phòng và điều trịsâu răng, nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả điều trị [43]

Vai trò của Fluor nói chung, nước xúc miệng fluor nói riêng trong dựphòng và điều trị sâu răng ngày càng được hiểu rõ và khẳng định những đónggóp của Fluor trong việc làm hạ thấp tỷ lệ và mức độ trầm trọng của sâu răngtrên toàn cầu Nghiên cứu của Marinho VC và cộng sự (2003), qua phân tíchtổng hợp các nghiên cứu can thiệp bằng fluor thấy dung dịch nước xúc miệngfluor 0,05% làm giảm sâu răng là 45% (95%CI, 35% - 50%) [68] Súc miệngdung dịch fluor là một liệu pháp tại chỗ với nhiều ưu điểm: cung cấp ion fluor

Trang 2

trực tiếp cho tất cả các bề mặt của răng ngay khi súc miệng (nhờ fluor tồn tạidạng ion trong dung dịch), dễ sử dụng, chi phí thấp, nhận được sự chấp nhậnrộng rãi của cộng đồng Với những ưu điểm này nước xúc miệng fluor trở nênphổ biến ở các nước phát triển như Nhật Bản và Châu Âu Trong khi đó ở nước

ta, cho trẻ em tiểu học sử dụng nước xúc miệng fluor 0,05% hoặc 0,2% tạitrường để phòng sâu răng, được coi là một trong bốn nội dung chính của chươngtrình nha học đường toàn quốc Nghiên cứu của Trịnh Đình Hải (2000), cho trẻ6-15 tuổi súc miệng hàng tuần bằng dung dịch NaF 0,2%, sau 8 năm thấy sâurăng vĩnh viễn giảm 45% [6] Sử dụng nước xúc miệng 0,05% có ưu điểm cungcấp được ion fluor thường xuyên hơn (do số lần súc miệng nhiều) và giảm thiểunguy cơ nhiễm độc fluor cho trẻ Tuy nhiên việc thực hiện nội dung này tại đa sốcác trường tiểu học miền núi như tại Phú Thọ vẫn chưa thực hiện được Đốitượng học sinh này thiếu thốn hơn học sinh tại thành phố và đồng bằng về cácyếu tố bảo vệ nhằm giảm bớt nguy cơ sâu răng Ở nước ta những nghiên cứu vềtình trạng sâu răng giai đoạn sớm của trẻ em cũng như việc sử dụng nước xúcmiệng fluor để can thiệp dự phòng và điều trị sâu răng ngay từ giai đoạn này cònrất hạn chế Việc nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra hiệu quả của nước xúcmiệng fluor trên các đối tượng có nguy cơ sâu răng khác nhau là rất cần thiếtnhằm tạo cơ sở cho việc áp dụng nước xúc miệng fluor vào thực tế cộng đồng

Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu dự phòng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng nước xúc miệng fluor cho học sinh 7-8 tuổi ở tỉnh Phú Thọ” với mục tiêu:

1 Xác định tình trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm và một số yếu tố liên quan ở học sinh 7-8 tuổi tại 2 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tân Dân, tỉnh Phú Thọ, năm 2015.

2 Đánh giá hiệu quả sử dụng nước xúc miệng fluor (NaF 0,05%) trên nhóm học sinh có tổn thương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1, D2).

Trên cơ sở đó đề xuất sử dụng nước xúc miệng fluor (NaF 0,05%) dựphòng và điều trị bệnh sâu răng cho trẻ em

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Một số đặc điểm bộ răng sữa, răng vĩnh viễn và bệnh lý răng trẻ em

1.1.1 Đặc điểm bộ răng sữa và răng vĩnh viễn

Theo hiệp hội Răng trẻ em Mỹ (1999): Răng trẻ em là một khái niệmchuyên biệt về tuổi, bao gồm chăm sóc răng miệng ban đầu và chuyên khoa,toàn diện cả về điều trị và dự phòng ở trẻ em đến tuổi vị thành niên

Có nhiều cách để phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ dựa vào giaiđoạn phát triển thể chất, vận động, tâm lý và dựa theo sự phát triển của hàmrăng Do đó sự phát triển của trẻ em được phân chia làm bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ thụ thai đến 3 tuổi: hàm răng sữa mọc lên hoàn chỉnhtrong miệng

Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi: hàm răng sữa

Giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi: hàm răng hỗn hợp

Giai đoạn từ 12 đến 18 tuổi: hàm răng vĩnh viễn [16]

* Giai đoạn từ thụ thai đến 3 tuổi:

Trước khi sinh:

- 3 tháng đầu: tuần đầu tiên gọi là giai đoạn mầm, sự biệt hóa của nội bì

và ngoại bì xảy ra trong tuần lễ thứ 2 và sự biệt hóa trung bình xảy ra tuần thứ

3 Tuần thứ 4 được đánh dấu bởi sự hình thành lá răng Vào khoảng tuần thứ

6, mầm răng sữa phát triển trong mô ngoại bì của lá răng và sự xâm nhập của

mô liên kết bên dưới bắt đầu hình thành nhú răng Cuối tháng thứ 3, xuất hiệnphổi tim và mẩu khẩu cái đóng kín [16]

Trang 4

Hình 1.1 Sự phát triển của lá răng [88]

- 3 tháng giữa: Thân răng sữa bắt đầu vôi hóa khoảng tuần thứ 14 đốivới răng cửa và răng cối thứ nhất, khoảng tuần thứ 16-18 với răng nanh vàrăng cối thứ 2 Trình tự vôi hóa răng sữa: răng của giữa, răng cối thứ nhất,răng cửa bên, răng nanh và răng cối thứ 2 Cùng với sự vôi hóa, các mầm răngvĩnh viễn bắt đầu phát triển ở phía lưỡi của răng sữa

- 3 tháng cuối: là thời kỳ đánh giá khả năng sống của thai nhi

Từ năm đầu đến 3 tuổi:

Đối với răng sữa:

8 răng cửa: thân răng hoàn tất vào khoảng 4-6 tháng trước khi mọc

12 răng còn lại: thân răng hoàn tất vào khoảng 6-12 tháng trước khi mọc Chân răng hoàn tất vào một năm sau

Răng: khi trẻ được 24 đến 30 tháng thì trẻ có đủ 20 răng sữa

Sự vôi hóa thân răng vĩnh viễn bắt đầu lúc sinh với những răng cối thứnhất, giữa 3-12 tháng tuổi đối với những răng trước và giữa 1,5 – 3 năm chonhững răng còn lại trừ răng cối thứ 3

*Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi:

Thân răng vĩnh viễn hoàn tất vào khoảng 3 năm trước trước khi răng đómọc Do đó, các răng cửa vĩnh viễn và răng cối thứ nhất hoàn tất sự thành lậpmen trong thời kỳ này

Trang 5

*Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi:

Là giai đoạn chuyển giao từ răng sữa sang răng vĩnh viễn Sự chuyểngiao này được gọi là thời kỳ răng hỗn hợp, trong thời kỳ này tất cả 20 răngsữa rụng đi và 28 răng vĩnh viễn mọc

Sự hoàn tất chân răng của mỗi răng vĩnh viễn xảy ra khoảng 3 năm saukhi răng sữa rụng đi và 28 răng vĩnh viễn mọc

Sự mọc các răng vĩnh viễn được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: mọc răng cối lớn thứ nhất và các răng cửa giữa vĩnh viễnGiai đoạn 2: mọc các răng cửa bên vĩnh viễn

Giai đoạn 3: Mọc răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn thứ 2 bắtđầu từ 10 đến 12-13 tuổi

Giai đoạn 4: Mọc răng khôn [16]

1.1.2 Đặc điểm khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Hình 1.2 Cấu trúc răng [54]

Trang 6

- Thân răng sữa có chiều cao chiếm tỷ lệ 1/3 chiều cao toàn bộ của răngtrong khi đó thân răng vĩnh viễn chiếm khoảng 35 đến 45%.

- Mặt nhai thu hẹp nhiều hơn do vậy sự khác nhau giữa đường kính lớnnhất của thân răng và đường kính lớn nhất của mặt nhai rõ hơn ở răng sữa

- Mặt nhai nông hơn, các múi răng ngắn và hầu như phẳng, gờ cắnkhông rõ và các hố rãnh không sâu như ở răng vĩnh viễn

- Răng hàm sữa thứ hai lớn hơn răng hàm sữa thứ nhất, khác với ở hàmrăng vĩnh viễn

- Thân răng sữa được phủ bởi một lớp men mỏng hơn, đều đặn hơn

và đục hơn răng vĩnh viễn nên có màu như sữa Ngà răng sữa mỏng và đềuđặn hơn

- Chiều dày lớp ngà ở hố rãnh tương đối dày dặn hơn so với răng vĩnhviễn (có tính chất tương đối khi so sánh ở thân răng sữa)

- Gờ cổ răng nhô cao (nhất là mặt ngoài), gờ này rõ ràng ở mặt má cácrăng cối sữa, đặt biệt là ở các răng hàm sữa thứ nhất Mặt lưỡi của các răngcửa sữa thường không có các hố và mamelons

- Trụ men ở cổ răng nghiêng về phía mặt nhai (thay vì về phía lợi như ởrăng vĩnh viễn)

- Cổ răng thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn, mặt má và mặt lưỡi phía trên gờ

cổ răng phẳng hơn Thân răng và chân răng của răng hàm sữa hẹp hơn theochiều gần xa ở 1/3 cổ so với các răng hàm vĩnh viễn

Trang 7

- Vùng tiếp xúc của răng cối sữa rộng hơn.

- Đường kính lớn nhất của thân răng và nhỏ nhất của thân răng ở phía

cổ răng khác biệt nhau nhiều, mặt bên phân kì nhiều ở cổ răng

- Quan sát mặt bên của các răng cửa phía trước có một gờ bên menrăng, tạo nên một góc nhọn với bề mặt chân răng ở đường ranh giới men-

xê măng

- Răng hàm sữa có lồi men nằm ở chỗ ¼ cổ răng thân răng tiền đình vàmặt trong, ngược lại ở răng vĩnh viễn ở mặt tiền đình và lưỡi, phía trên đườngvòng lớn nhất và phẳng hơn

Chân răng [15]

- Chân răng sữa về mặt tỷ lệ mảnh hơn và dài hơn so với răng vĩnh viễntương ứng và kết thúc bởi một chóp răng nhọn Chân răng hẹp theo chiều gần

xa hơn chiều ngoài trong

- Chân răng cửa sữa không nghiêng về phía tiền đình (môi, ngoài)

- Chân răng tách ra ở gần cổ răng hơn, càng xa hơn về phía chóp răng,tạo chỗ cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới phát triển và sau đó cong chụm lại

ở phía chóp Các mầm răng tiền hàm vĩnh viễn phát triển giữa các chân răng

Sự phân kì tăng nhờ cổ răng bị hẹp Hình chiếu của chân răng hàm sữa nằmngoài đường viền thân răng Không có thân chân răng [15]

1.1.2.2 Tuỷ răng (hình thể trong)

- Ngà răng ở răng sữa mỏng hơn

- Sàn tủy lồi hơn và nằm sâu trong thân răng hơn, do vậy lớp ngà ở mặtnhai dày hơn

- Thể tích buồng tủy lớn hơn răng vĩnh viễn, ống tủy rộng hơn

- Nếu so sánh với tỷ lệ kích thước thân răng thì tuỷ răng sữa lớn hơn

- Sừng tuỷ nằm gần đường nối men ngà hơn, rất nhọn và lên cao trongcác núm răng Thường thường bên dưới mỗi múi răng là một sừng tuỷ

Trang 8

- Sừng tuỷ phía gần lên cao hơn sừng tuỷ phía xa.

- Buồng tuỷ răng cối dưới lớn hơn răng cối trên Hình dáng buồng tuỷ

mô phỏng theo hình dáng bên ngoài của thân răng

- Về phương diện mô học, có rất ít sự khác biệt giữa mô tuỷ răng sữa vàrăng vĩnh viễn mới mọc:

+ Kích thước buồng tuỷ và ống tuỷ răng sữa thay đổi rất đáng kể ở từngtrẻ Ngay sau khi mọc lên buồng tuỷ răng sữa rất rộng Buồng tuỷ giảm dầnkích thước theo tuổi và dưới ảnh hưởng của chức năng, độ mòn mặt nhai hoặc

bờ cắn răng sữa Có nhiều ống tuỷ phụ đi từ sàn buồng tuỷ đến vùng chẽ chânrăng, nên khi tuỷ bị nhiễm trùng, thường có sang thương vùng chẽ

+ Thay vì mô tả chi tiết hình dáng của từng buồng tuỷ, nha sĩ nên quansát kỹ buồng tuỷ trên phim tia X trước khi điều trị Cũng như do sự khác biệt

về thời gian vôi hoá, thời gian mọc răng ở từng trẻ, nên có sự khác biệt vềhình dáng thân răng và kích thước buồng tuỷ Tuy nhiên cần phải nhớ là phimtia X không xác định được hoàn toàn mức độ đi sâu vào múi răng của từngsừng tuỷ Cần lưu ý để không làm lộ tuỷ khi tạo xoang trám [15]

1.1.3 Một số đặc điểm bệnh lý răng trẻ em

Các vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ em:

- Sâu răng: sâu răng sữa, sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm và giai đoạn muộn

- Bệnh vùng quanh răng: bao gồm nhóm các bệnh ảnh hưởng đến cấutrúc nâng đỡ của răng: lợi tự do, lợi bám dính, dây chằng quanh răng, cement

và xương ổ răng Các bệnh vùng quanh răng được chia làm 2 nhóm bệnhchính: viêm lợi và viêm quanh răng

+ Viêm lợi: viêm lợi cấp, viêm lợi mạn, phì đại lợi do dùng thuốc, viêmlợi do sang chấn

+ Viêm quanh răng mạn tính ít gặp ở trẻ em, nếu có gặp các tổn thươngphá hủy quanh răng ở trẻ em thường liên quan đến một vài sai lệch về đápứng của vật chủ như hội chứng Down, bệnh đái tháo đường ở người trẻ

Trang 9

- Một số bệnh tủy răng sữa: Chẩn đoán bệnh lý tủy răng sữa rất phức tạp

do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau Để chẩn đoán xác định cầnphải có sự đối chiếu chặt chẽ giữa lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán tìnhtrạng bệnh lý, giai đoạn sinh lý của răng, tình trạng mầm răng bên dưới

1.2 Bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm

1.2.1 Một số định nghĩa

1.2.1.1 Định nghĩa bệnh sâu răng

Tại hội nghị quốc tế về sâu răng lần thứ 50 năm 2003, các tác giả đềuthống nhất: sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa, được đặctrưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu

cơ của mô cứng Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa

lý liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệngđồng thời là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn có trong mảng bám với cơ

Trang 10

chế bảo vệ của vật chủ Quá trình này diễn tiến liên tục, nhưng giai đoạn sớm

có thể hoàn nguyên và giai đoạn muộn không thể hoàn nguyên [55]

1.2.1.2 Định nghĩa bệnh sâu răng sớm

Theo định nghĩa của Viện Hàn lâm Nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD), sâurăng sớm ở trẻ em là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâu (có thể

đã hình thành lỗ sâu hoặc chưa), mất răng (do sâu răng), các mặt răng sâu đãđược trám trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn [16]

1.2.1.3 Định nghĩa sâu răng giai đoạn sớm

Hiện tượng giảm độ pH dẫn tới sự khử khoáng làm tăng cường khoảngcách giữa các tinh thể Hydroxyapatite, mất khoáng bắt đầu ở dưới bề mặtmen, tổn thương lâm sàng mất 10% lượng chất khoáng được gọi là sâu rănggiai đoạn sớm [63]

1.2.2 Bệnh căn sâu răng

Sâu răng là bệnh do nhiều yếu tố gây nên Sơ đồ Keyes (1960) về cơchế bệnh sinh đã được Fejerskov và Manji bổ sung năm 1990 cho thấy mốiliên quan giữa yếu tố bệnh căn – lớp lắng vi khuẩn và các yếu tố sinh họcquan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành sang thương bề mặt răng, ngoài racòn có ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hành vi và kinh tế - xã hội [8],[48]

Sơ đồ 1.1 Cơ chế bệnh sinh sâu răng

Nguồn: Fejerskov và Manji [48]

Trang 11

1.2.2.1 Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng

* Yếu tố vi khuẩn

Bệnh sâu răng được khởi đầu bằng sự hình thành mảng bám răng.Hydratcarbon trong thức ăn được chuyển hóa thành Glucose sau đó đượcpolymer hóa thành Dextran bởi enzym dextranaze và glucosyltransferase [48].Dextran có tính bám dính nên tạo điều kiện để các vi khuẩn khác và các mảnhthức ăn bám thêm vào [11],[28]

Các vi khuẩn tham gia chủ yếu vào quá trình này là Streptococcusmutans, Actinomyces viscosus, S sobrinus và một số chủng Lactobacillus[31],[40]

Hiệp hội nha khoa Mỹ năm 2006, đã xếp việc đếm số lượng vi khuẩnStreptococcus mutans trong nước bọt của bệnh nhân là một trong các tiêu chíkhi đánh giá yếu tố nguy cơ gây sâu răng [27]

* Màng sinh học (Biofilm)

Màng sinh học là một quần thể các vi khuẩn sống trong những cấu trúc

có tổ chức ở giao diện giữa một mặt cứng và chất lỏng tồn tại trên bề mặt răng[33],[79]

Marsh đưa ra quan niệm mới về mảng bám răng: mảng bám răng đượcxem như là màng sinh học trong đó cộng đồng các vi khuẩn bám dính trên bềmặt răng được bao phủ bởi một khuôn Polymer ngoại bào của ký chủ hay vikhuẩn [80]

Khả năng gây sâu răng của mảng bám phụ thuộc vào độ dính của chúnglên răng, khả năng gây acid (các acid Lactic, Formic) từ đường C12 và C6, độ

pH của môi trường miệng [70],[80]

ADA Mỹ năm 2006, cũng đã đưa việc kiểm tra mảng bám trên răng

là một trong các tiêu chí quan trọng khi đánh giá yếu tố nguy cơ gây sâurăng [27]

Trang 12

1.2.2.2 Vai trò của Carbonhydrat

Các loại đường khác nhau có sự khác biệt nhỏ về khả năng gây acid,trong đó Sucrose có vai trò đặc biệt quan trọng vì đó là chất nền duy nhất đểtổng hợp các Glucan ngoại bào tan và không tan trong nước Những Glucankhông tan trong nước làm tăng sự tích tụ của Streptococcus mutans trên bềmặt láng của răng, làm thay đổi hệ sinh thái của mảng bám răng, làm tăngnguy cơ sâu răng do làm tăng độ xốp của mảng bám, tạo nên nhiều acid sátvới bề mặt răng hơn, thúc đẩy quá trình hủy khoáng của răng [37]

1.2.2.3 Các yếu tố nội sinh của răng

* Cấu trúc mô học và hóa học của men răng

- Men răng có nguồn gốc ngoại bì, men răng là một tổ chức cứngnhất cơ thể

- Về mặt lý học: men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, với tỷ trọng

Thành phần hữu cơ của men răng là các cấu trúc sợi Cấu trúc này thấy

ở khắp nơi nhưng ở vùng vỏ trụ men thì dày đặc hơn Hướng của sợi cũng sắpxếp theo như hướng của các tinh thể vô cơ Ở trong trụ men, hướng của sợidọc theo hướng trục của trụ men Ở vùng giữa các trụ men, hướng của sợi đichéo hướng 400 đối với trục của trụ men Nhiều tác giả cho rằng cấu trúc sợihữu cơ của men là một loại protein loại keratin, nhưng vẫn chưa hoàn toànnhất trí nó thuộc loại keratin nào [20]

+ Thành phần vô cơ

Là những tinh thể to nhỏ khác nhau, có chiều dài khoảng 1µm và rộngkhoảng 40-100 µm Ở trong trụ men, hướng tinh thể nằm dọc theo trục của trụ

Trang 13

men, ở vùng giữa nó nằm chếch 45 so với trục của trụ men Người ta cũng cóthể thấy ở trong trụ men các tinh thể sắp xếp theo hình xương cá và đôi khicũng thấy tinh thể đó sắp xếp theo hình lốc.

Thành phần vô cơ của men răng rất phức tạp, nếu như trụ men đượccấu tạo bởi các tinh thể hydroxyl apatit thì hất giữa các trụ men được hìnhthành bởi các tinh thể phosphate giả apatit [20]

Có sự liên quan chặt chẽ theo tỷ lệ của phospho vàfluor trong men vàngà răng thông qua công thức F(ppm) = A F/P (F: lượng fluor đo được, P:lượng phospho đo được, A = 696 đối với men, A = 540 đối với ngà răng).Nồng độ phospho trong men là 17,4% và trong ngà là 13,5%, lượng fluorthường ≤10%

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đều có cùng một kết luận lànồng độ của fluor trong mô răng thay đổi rất nhiều từ người này sang ngườikhác, nhưng có liên quan chặt chẽ với nồng độ fluor trong môi trường, đặcbiệt là fluor trong nước uống trong thời kỳ khoáng hóa của răng [7]

- Cấu trúc tổ chức học

Quan sát trên kính hiển vi thấy hai loại đường vân:

+ Đường Retzius thấy trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song songnhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường ranhgiới men, ngà ở phía trong

+ Đường trụ men chạy suốt chiều dày men răng, đôi khi có sự gấp khúc

và thay đổi hướng đi của trục men

+ Trụ men có đường kính từ 3-6 µm khi cắt ngang trụ men ta thấy hướng

đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ chính là dải Hunter – Schrege [20]

- Cấu trúc siêu vi của men

+ Thấy thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp dọc theo trụ men,

có vùng lại hợp với trụ men một góc 400, thành phần vô cơ là các khối tinh

Trang 14

thể to nhỏ không đều dài 1µm, rộng 0,04 - 1µm, các tinh thể trong trụ mensắp xếp theo hình xương cá đôi khi theo hình lốc Có ba dạng tinh thể chủ yếucủa trụ men là Hydroxyapatit, Fluorapatite, Carbonat,chất giữa trụ men là cáctinh thể giả apatit (thay PO4 = CaCO3, MgCO3, CaF2, )

+ Sự sắp xếp của các tinh thể men răng có sự khác nhau tại các vị trícủa men trên răng:

Tại vùng men răng ở các bề mặt nhẵn, các tinh thể xếp chồng lên nhautheo hình xương cá, sự sắp xếp này tạo ra nhiều khoảng trống giữa các trụmen, đây là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất của men răng với môitrường miệng khi men răng mới mọc và chưa trưởng thành

Tại vùng men ở hố rãnh, các tinh thể sắp xếp chồng lên nhau theo hìnhlốc xoáy hay hình mái ngói, sự sắp xếp này tạo ra sự khít sát cao và dầy đặchơn của các tinh thể men (Hydroxyapatit) Điều này làm cho men răng vùngnày cứng hơn so với men tại bề mặt nhẵn ngay tại thời điểm khi men răngmới mọc, tuy nhiên chính sự khít sát cao này cũng làm hạn chế sự trao đổichất của men răng với môi trường miệng dẫn đến hạn chế sự trưởng thành củamen răng sau khi mọc (Fluorapatit thay thế cho Hydroxyapatit rất thấp, làmgiảm tính đề kháng khi men răng trưởng thành) Đây cũng chính là một trongcác lý do giải thích tại sao vùng hố rãnh có tỷ lệ sâu răng cao hơn vùng mặtnhẵn của răng, cũng như việc phòng sâu răng cho vùng này bằng các biệnpháp cung cấp fluor cho kết quả không cao

* Quá trình trao đổi chất của men răng đã trưởng thành

Quá trình trao đổi chất với môi trường miệng vẫn diễn ra thường xuyên

và liên tục trong suốt đời sống của răng, nhưng có sự thay đổi về mức độ ởcác độ sâu khác nhau của men Sự trao đổi khoáng chất diễn ra chủ yếu ở lớpmen phía ngoài cùng (vài µm từ ngoài vào), quá trình này có chiều hướnggiảm đi ở những lớp men phía trong

Trang 15

Xét về bản chất hóa học ngoài việc tiếp nhận khoáng chất từ môitrường miệng để thay thế hay tạo lập tinh thể khác trong men (tái khoáng),song song với nó cũng diễn ra quá trình hủy khoáng và cung cấp khoáng chấtvào môi trường miệng Yếu tố môi trường miệng có vai trò quan trọng ảnhhưởng tới cán cân trao đổi chất của men răng với môi trường miệng.

Các thành phần khoáng chất được trao đổi giữa men răng và môi trườngmiệng khi men đã trưởng thành cũng gồm chủ yếu là các ion fluor, canxi, phosphat

Việc hiện diện của ion fluor trong cấu trúc men và môi trường miệng,đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới sự trao đổi các thành phần khác cũngnhư sức đề kháng của men răng, fluor làm giảm hủy khoáng và tăng tái khoángmen răng, điều này đã được rất nhiều nghiên cứu đã tập trung làm rõ [48]

1.2.2.4 Các yếu tố ngoại sinh

- Nước bọt có vai trò quan trọng bảo vệ răng thể hiện ở:

+ Dòng chảy và tốc độ lưu chuyển của nước bọt trong miệng là yếu tốlàm sạch tự nhiên, lấy đi các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn trên bề mặt răng

+ Tạo lớp màng mỏng có tác dụng như một hàng rào bảo vệ răng khỏi

sự tấn công của acid

+ Tăng cường khoáng hóa nhờ có sẵn các ion canxi, fluor, phosphat.+ Khả năng đệm, trung hòa acid

+ Sự hiện diện của các yếu tố kháng khuẩn như IgA, Lyzozyme

Ngày nay, dựa trên y học bằng chứng việc kiểm tra lưu lượng nước bọtcũng đã được ADA đưa vào tiêu chí khi đánh giá nguy cơ sâu răng cho bệnhnhân [55],[64]

- Chế độ ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ănchính làm tăng nguy cơ sâu răng

- Các yếu tố di truyền, kinh tế xã hội, môi trường, sử dụng các thuốcgây nghiện, chỉnh nha, phục hình không đúng quy cách v.v… đã được chứngminh và được xếp vào nhóm các yếu tố nguy cơ gây sâu răng cần được cânnhắc khi đánh giá và can thiệp kiểm soát sâu răng

Trang 16

1.2.3 Sinh lý bệnh quá trình sâu răng

Sinh lý bệnh quá trình sâu răng là sự mất cân bằng giữa 2 quá trình huỷkhoáng và tái khoáng Khi đó các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các yếu

tố bảo vệ cho mô răng [27],[31]

- Sự huỷ khoáng (Demineralization)

Sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men ra dịch miệng trong thời giandài sẽ gây tổn thương tổ chức cứng của răng Trên lâm sàng và thực nghiệm đãchứng minh rằng ở giai đoạn này, khi các matrix protein chưa bị huỷ thì thươngtổn có khả năng hồi phục nếu muối khoáng từ dịch miệng và cơ thể lắng đọngtrở lại Khi các matrix protein đã bị huỷ thì sâu răng không thể hồi phục được

Các thành phần tinh thể men răng có khả năng đề kháng lại mức giảm

pH khác nhau: ở mức pH <5,5 Cacbonat, Hydroxyapatite [Ca10(PO4)6(OH)2]cùng CaF2 và các muối kim loại khác bị hòa tan, Fluorapatite bền vững hơnchỉ tan khi pH giảm tới mức <4,5 Do sự mất khoáng không đồng đều nàykhung protein và tinh thể Fluorapatit bền vững hơn còn lại chưa bị tan trởthành khung đỡ cho sự tái khoáng trở lại

Sự giảm độ pH dẫn tới sự hủy khoáng men răng gây tăng khoảng cáchgiữa các tinh thể Hydroxyapatite và hư hỏng các tinh thể này, mất khoáng bắtđầu ở dưới bề mặt men, tổn thương lâm sàng được coi là sâu răng giai đoạnsớm khi lượng khoáng chất mất >10% [42],[64]

Hình 1.3 Sự hủy khoáng [64]

Trang 17

- Sự tái khoáng (Remineralization)

Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng, xảy ra khi pHtrung tính, có đủ ion F1-, Ca2+ và PO43- trong môi trường nước bọtsau các bữa

ăn, vi khuẩn (chủ yếu là Streptococcus mutans, Lactobacille và Antinomycesviscosus) lên men các loại Cacbonhydrat, làm tích tụ acid ở mảng bám răng vàgây nên sự mất muối khoáng của men răng Song song với hiện tượng hủykhoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế bảo vệ của nước bọt [38]

Các chất đệm, các chất kháng khuẩn, Calcium, Phosphat và fluor làmngưng sự tấn công của acid và sửa chữa các tổn thương, đó là sự tái khoáng [38]

Hình 1.4 Sự tái khoáng [38]

1.2.4 Tiến triển của tổn thương sâu răng

- Sâu răng là một quá trình động và mạn tính Sâu răng xảy ra do sựphóng thích acid hình thành trong mảng bám phủ lên bề mặt răng nhạy cảm.Các vi khuẩn sinh acid trong mảng bám lên men Carbohydrate có sẵn và sảnxuất acid Acid khuếch tán vào men, ngà làm hòa tan hoặc hòa tan một phầnCarbonate, Hydroxyapatite, Fluorapatite Nếu việc hủy khoáng không dừnglại, sang thương sớm dưới bề mặt sẽ chuyển thành lỗ sâu [34]

- Thời gian cho một tổn thương tiến triển từ sâu răng giai đoạn sớm(tương ứng với chỉ số ICDAS là 1 hoặc 2) cho tới lúc hình thành lỗ sâu trênlâm sàng có thể thay đổi từ một vài tháng cho tới trên 2 năm, tùy thuộc vào sựcân bằng của hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng [34]

Trang 18

1.2.5 Phân loại sâu răng

Có rất nhiều cách phân loại bệnh sâu răng Có những phân loại phù hợpcho chẩn đoán, điều trị hàng ngày, có phân loại phục vụ cho điều tra nghiêncứu khoa học, cho tiên lượng và dự phòng bệnh v.v [8],[83] Sau đây lànhững cách phân loại hay áp dụng cho nghiên cứu khoa và trong cộng đồng

1.2.5.1 Phân loại theo “site and size”

Bảng 1.1 Phân loại “site and size”

Kích thước

Vị trí

Nhỏ 1

Trung bình 2

Rộng 3

Rất rộng 4

+ Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp

+ Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng

- Size: có 4 kích thước của tổn thương sâu răng:

+ Loại 1: tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng, cần điều trị phục hồi,không thể tái khoáng

+ Loại 2: tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành

lỗ sâu còn đủ, cần tạo lỗ hàn

+ Loại 3: tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải

có các phương tiện lưu giữ cơ sinh học

+ Loại 4: tổn thương rộng làm mất cấu trúc của răng [10]

Trang 19

1.2.5.2 Phân loại theo ngưỡng chẩn đoán (theo Pitts)

Năm 1997 Pitts đó miêu tả bằng hình ảnh về lợi ích của việc phát hiệnsâu răng sớm Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ của núi băng trôi, ta có thểthấy các phương pháp phát hiện sâu răng truyền thống dẫn đến rất nhiềuthương tổn không được phát hiện [83]

D0: + Không phát hiện trên lâm sàng bằng phương pháp thông thường,tổn thương chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện hiện đại (Laser, )

+ Tổn thương có thể phát hiện trên lâm sàng nhờ hỗ trợ Xquang.D1: Tổn thương phát hiện trên lâm sàng, bề mặt men răng còn giữnguyên cấu trúc

D2: Tổn thương phát hiện trên lâm sàng không cần cận lâm sàng (tổnthương chỉ giới hạn ở men răng)

D3: Tổn thương phát hiện trên lâm sàng khi đã tổn thương vào ngà răng.D4: Tổn thương vào tủy răng

Tổn thương ở hai tầng, tầng dưới là sâu răng giai đoạn sớm, không thểphát hiện được, phải nhờ phương tiện hỗ trợ hoặc nhờ chẩn đoán hiện đại Sâurăng ở giai đoạn sớm có thể hồi phục hoàn toàn nếu được can thiệp và táikhoáng kịp thời mà không cần khoan trám Hình ảnh “tảng băng trôi” giúpphân biệt các giai đoạn tiến triển của sâu răng, mức độ nổi của tảng băng tùythuộc vào ngưỡng chẩn đoán và mục đích sử dụng của các nghiên cứu

Ngưỡng chẩn đoán từ D3 được dùng cho các nghiên cứu dịch tễ học,sâu răng được xác định khi tổn thương đã vào ngà răng

Ngưỡng chẩn đoán từ D1 dành cho các thử nghiệm về nghiên cứu và thựchành lâm sàng, qua đó có các biện pháp dự phòng và điều trị thích hợp [83]

Trang 20

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ phân loại của Pitts [83]

1.2.5.3 Phân loại theo hệ thống đánh giá ICDAS

ICDAS là một hệ thống mới đã được WHO đưa ra năm 2005, có ưuđiểm giúp phát hiện, đánh giá và chẩn đoán được sâu răng ngay từ các giaiđoạn sớm qua khám và quan sát bằng mắt thường

Các thành phần trong hệ thống ICDAS bao gồm: hệ thống tiêu chí pháthiện sâu răng ICDAS, hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động của sâu răngICDAS và hệ thống chẩn đoán sâu răng [55],[56]

Bảng 1.2 Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS

1 Đốm trắng đục (sau khi thổi khô 5 giây)

2 Đổi màu trên men (răng ướt)

3 Vỡ men định khu (không thấy ngà)

4 Bóng đen ánh lên từ ngà

5 Xoang sâu thấy ngà

6 Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 mặt răng)

Trang 21

1.2.6 Chẩn đoán sâu răng

Có nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán sâu răng, mỗiphương pháp có một ngưỡng chẩn đoán và tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau:

* Thăm khám bằng mắt: thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vết trắng,

độ đặc hiệu của phương pháp này là 90% nhưng độ nhạy trung bình hoặc thấp0,6 - 0,7 Các vết trắng chỉ có thể nhìn thấy sau khi thổi khô là những tổn thương

có khả năng hồi phục cao bằng cách điều trị tái khoáng hoá mà không cần phảimài răng, ngược lại những vết trắng có thể nhìn thấy ngay ở trạng thái ướt khôngcần phải làm khô răng thì khả năng hồi phục sẽ thấp hơn

Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán các tổn thương sớm:

Hình 1.5 Tổn thương sâu men chưa hình thành lỗ sâu [10]

(A) Sâu hố rãnh, (B) Vết trắng (white spot)

* Phim cánh cắn: các dấu hiệu mất cản quang ở mặt bên hoặc mặt nhai trên

Xquang chỉ có thể cho phép chẩn đoán là có sự huỷ khoáng chứ không chẩnđoán được sự phá huỷ lớp bề mặt và sự hình thành lỗ sâu, trừ khi tổn thương

bị phá huỷ rộng

* ECM (Máy kiểm tra sâu răng điện tử): đang được phát triển, có độ nhạy

và độ đặc hiệu đều cao

* Laser huỳnh quang (DIAGNOdent)

Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu quan sát dưới ánh sáng đỏthấy có sự truyền các hạt Photon huỳnh quang ở răng Sau đó Hibst và Gall

Trang 22

thấy khi truyền Laser có bước sóng 655nm qua một bộ lọc sẽ thu được một tínhiệu huỳnh quang có bước sóng lớn hơn [72],[99] Từ kết quả nghiên cứu nàyhãng Kavo (Đức) đã nghiên cứu và sản xuất ra một thiết bị chẩn đoán sâurăng đặc biệt là máy Diagnodent, đến nay hãng này vẫn liên tục cải tiến vàcho ra nhiều thế hệ máy mới có tính năng ưu việt hơn như Diagnodent pen

2190 [35],[52]

- Nguyên lý hoạt động Diagnodent pen 2190

Nguyên lý dựa vào khả năng đáp ứng hấp thụ năng lượng, khuyếch tán

và phản xạ ánh sáng Laser huỳnh quang của mô răng [72]

Hình 1.6 Sơ đồ hoạt động của thiết bị Diagnodent pen 2190 [72]

Với bước sóng tia laser xác định (655nm) tổ chức răng bình thườngkhông phát huỳnh quang hoặc phát huỳnh quang rất ít, tổ chức sâu phát huỳnhquang ít nhiều tuỳ theo mức độ tổn thương Giá trị được chẩn đoán là có tổnthương sâu răng khi con số hiển thị trên màn hình lớn hơn 14

Laser huỳnh quang có độ nhạy và đặc hiệu đều cao, hiệu quả cao khidùng để chẩn đoán các tổn thương sớm, kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện Ngoàikhả năng phát hiện sâu răng cao Laser còn có thể lượng hoá mức độ mấtkhoáng nên có thể dùng để theo dõi quá trình điều trị, kết quả chẩn đoán cóthể sao chép lại để lưu trữ thông tin [17],[93]

AS huỳnh quang

Âm thanh Màn hình

kỹ thuật số

Laser dioxide

Trang 23

- Thang phân loại sâu răng của thiết bị DIAGNOdent 2190

Bảng 1.3 Thang phân loại sâu răng của thiết bị DIAGNOdent 2190 [29]

0-13 Không có sâu răng hoặc khởi đầu tổn thương ở men

14-20 Sâu men, sâu ngà nông hoặc sâu răng ngừng tiến triển

21-30 Sâu ngà sâu

31-99 Tổn thương rộng và sâu, 60% trường hợp lỗ sâu đã được mở

X Mặt răng loại trừ

- Ứng dụng:

+ Được sử dụng để phát hiện sớm và xác định số lượng tổn thương sâu

ở mặt nhai và mặt nhẵn của răng, đặc biệt là ở vị trí hố rãnh nghi ngờ và cáctổn thương sâu răng dạng ẩn

+ Thiết bị DIAGNOdent có thể phát hiện được mức độ hoạt động của

tổn thương sâu răng với độ chính xác trên 90% nhưng không xác định được

độ rộng, sâu của tổn thương Kết quả cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một sốyếu tố như mức độ huỷ khoáng của tổn thương, mảng bám răng và các chấtkhác còn dính trên bề mặt hố rãnh

* Ánh sáng xuyên sợi (DIFOTI)

- Nguyên tắc hoạt động:

Sử dụng chùm tia sáng trắng mạnh truyền qua sợi cáp quang tới đầu dòđược đặt ở một mặt của răng, tia sáng sau khi chiếu qua răng được thu nhận ởmặt đối diện bởi một camera có khả năng chuyển các tín hiệu quang học sangtín hiệu điện, các tín hiệu này được truyền tới máy tính để xử lý và hiển thịhình ảnh tổn thương trên màn hình [10],[84]

- Ứng dụng:

+ Được sử dụng để phát hiện sớm các tổn thương sâu răng và các vết

nứt, rạn vỡ ở các bề mặt của răng, đặc biệt là ở mặt bên trước khi nó xuất hiệntrên Xquang

Trang 24

+ Phát hiện các tổn thương sâu thứ phát.

+ Bệnh nhân có thể quan sát được tận mắt các tổn thương răng của

mình ngay tại thời điểm khám

+ Kiểm soát việc trám bít có hiệu quả.

Tuy trong một số trường hợp phương pháp này không xác định đượckích thước lỗ sâu một cách chính xác (mặt nhai), nhưng có thể nói phươngpháp này là lý tưởng nhất trong việc thay thế cho chụp phim cánh cắn để pháthiện tổn thương sâu ở mặt bên [10]

+ Từ lâu, người ta đã biết sự mất khoáng của men ngà làm thay đổi đặc

tính quang học của răng, hoặc có thể nhìn thấy bằng mắt thường như “vếttrắng” Phương pháp này dựa trên khả năng phát huỳnh quang tự nhiên củarăng dưới điều kiện ánh sáng nhất định Nếu tổ chức răng bị tổn thương mấtkhoáng thì khả năng phát huỳnh quang sẽ kém hơn so với tổ chức răng bìnhthường, với mức độ tương ứng

+ Từ một nguồn sáng bình thường, ánh sáng đi qua bộ lọc sáng chỉ còn

lại ánh sáng màu xanh da trời, chiếu vào răng trong miệng Hình ảnh huỳnhquang được thu nhận bởi một camera mầu CCD, dữ liệu được truyền về máytính để lưu giữ và xử lý với một phần mềm thích hợp

Trang 25

- Ứng dụng:

+ Phát hiện sớm tổn thương sâu răng ở mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong

của răng, xác định kích thước tổn thương (độ sâu, rộng)

+ Đánh giá được sự thay đổi mức độ mất khoáng tiến triển hay tái

khoáng của tổn thương, do đó được dùng để kiểm soát sự phục hồi của tổnthương trong điều trị dự phòng

+ Phát hiện và định lượng được mảng bám răng, cao răng.

+ Hạn chế trong việc phát hiện và đánh giá tổn thương mặt bên.

Hình 1.8 Thiết bị chẩn đoán sâu răng QLF [72]

1.2.7 Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm ở trẻ em

1.2.7.1 Trên thế giới

Hình 1.9 Bản đồ sâu răng toàn cầu ở trẻ 12 tuổi [105]

Theo WHO, từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến năm 1975, tìnhhình sâu răng ở các nước phát triển ngày càng cao Chỉ số DMFT từ 7,4 đến

12 Tuy nhiên, đến giai đoạn từ 1979-1982 thì chỉ số này giảm xuống còn từ

Trang 26

1,7 đến 4 Ngược lại, các nước đang phát triển thì sau Chiến tranh thế giới lầnthứ hai, tỷ lệ sâu răng thấp, đến những năm 1980 lại tăng cao [103] Từ 1983đến 2002, nhiều nghiên cứu cho thấy sâu răng ở trẻ ít biến động và có xuhướng giảm xuống Một điều tra của cơ quan Giám sát Dinh dưỡng và Sứckhỏe Hoa Kỳ trong các năm 1988-1994 và 1999-2002 cho thấy ở lứa tuổi 6-

12 chỉ số DMFT là 1,62 và 1,67

G Davies và cs (2013) ghi nhận tại Anh, có giảm tỷ lệ trẻ em bị sâurăng từ 30,9% năm 2008 còn 27,9% vào năm 2012, tương đương với phầntrăm thay đổi là 9,7% Chỉ số DMFT giảm từ 1,11 năm 2008 xuống còn 0,94năm 2012, giảm 15,3% [41]

Trong khi đó ở các nước đang phát triển, thì tỷ lệ sâu răng lại có khuynhhướng gia tăng, chỉ số DMFT từ 1960 đến 1972 là 0,1 đến 6,5 nhưng từ 1976 đến

1982 tăng lên từ 2,3 đến 10,7 Từ năm 1983 đến nay, nhiều công trình khoa họccông bố các tỷ lệ sâu răng khác nhau nhưng đều ở mức cao [73]

Đầu thế kỷ 21, bệnh sâu răng vẫn còn là một vấn đề sức khỏe răngmiệng (SKRM) ở hầu hết các nước công nghiệp hóa, ảnh hưởng đến 60-90%học sinh và đa số người lớn Nó cũng là một bệnh về răng miệng phổ biếnnhất ở một số nước châu Á và Mỹ Latinh, trong khi đó lại ít phổ biến hơn và

ít nghiêm trọng trong hầu hết các nước châu Phi [105] Ở Nam Phi, nghiêncứu trên 30.876 trẻ từ 5-12 tuổi ở 9 vùng cho thấy tình trạng sâu răng có giảmvới chỉ số DMFT từ 2,2 năm 1989 còn 1,1 năm 2002, tuy nhiên trên 80% trẻ

em có sâu răng chưa được điều trị [30] Do sự thay đổi điều kiện sống, tỷ lệsâu răng tăng ở các nước đang phát triển ở châu Phi từ những năm 1970 đến

2004, đặc biệt do tăng tiêu thụ các loại đường và nguồn fluor không đủ [36]

Các nghiên cứu dịch tễ học gần đây đều ghi nhận thực trạng báo độngcủa SKRM toàn cầu, ảnh hưởng đến trẻ em cũng như người lớn, răng sữacũng như răng vĩnh viễn Điều này đòi hỏi sự cấp bách của chiến lược y tế

Trang 27

công cộng mà đã rất thành công trong quá khứ, một chiến dịch mới cho fluordưới mọi hình thức, chương trình giáo dục SKRM ở trường học, dùng chỉ nhakhoa, chế độ ăn uống thích hợp và khám răng định kỳ [29].

1.2.7.2 Tại Việt Nam

Từ năm 1960 đến 1990 có nhiều tác giả công bố kết quả điều tra sâurăng tại nhiều địa phương, cho thấy sâu răng lưu hành phổ biến ở nước ta

Năm 1992, Điều tra cơ bản toàn Quốc về sức khỏe răng miệng lần đầutiên được tiến hành tại Việt nam Kết quả cho thấy, trẻ 12 tuổi tại miền bắcViệt Nam có 57,33% bị sâu răng vĩnh viễn chỉ số DMFT là 1,82, ở trẻ 15 tuổi

có 60% sâu răng và DMFT là 2,16 Tại miền nam Việt Nam trẻ 12 tuổi tỷ lệsâu răng vĩnh viễn là 76,33% và chỉ số DMFT là 2,93, ở trẻ 15 tuổi tỷ lệ sâurăng là 82,99% và chỉ số DMFT là 3,59

Năm 2002, sau 10 năm, Việt Nam thực hiện điều tra răng miệng toànquốc lần thứ hai, kết quả cho thấy: trẻ 6-8 tuổi có 84,9% bị sâu răng sữa vàchỉ số dmft là 5,04, trẻ 12 tuổi có 56,6% sâu răng vĩnh viễn và DMFT là 1,87,

ở trẻ 15 tuổi tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 67,6% và chỉ số DMFT là 2,16 Sosánh với kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 1992 thỡ thấy sau 10 nămbệnh sâu răng của trẻ em Việt nam có chiều hướng tăng lên [22]

Theo Trần Thị Bích Vân và cộng sự (2010) qua nghiên cứu trên họcsinh cấp hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng hệ thống đánh giá và pháthiện sâu răng ICDAS kết quả cho thấy: ở mức độ S3 (sâu từ ngà) tỷ lệ sâurăng là 67,1% và số trung bình S3MT-MR là 4,29, ở mức độ S1 (sâu men vàngà) tỷ lệ sâu răng là 99,3% và số trung bình S1MT-MR là 13,12

Rõ ràng nếu tính ghi nhận sâu răng ở mức S3 theo tiêu chí của WHOnăm 1997 thì chúng ta đã bỏ sót hơn 30% tổn thương sâu răng sớm cần phảiđiều trị dự phòng ở thời điểm ban đầu

Trang 28

Năm 2011, Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự khảo sát thực trạng bệnh sâurăng của trẻ 7-8 tuổi tại Quảng Bình thấy: tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 7-8 tuổi là93,76%, chỉ số dmft là 5,41, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 54,6%, chỉ số DMFT

là 30,6%, theo ICDAS II là 33,6%., theo DD là 80,0% [12]

Theo Võ Văn Thanh (2013), tỷ lệ sâu răng chung ở học sinh tiểu họchuyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định năm 2011 là 78,8%, trong đó sâu răng sữa93,7% và sâu răng vĩnh viễn chiếm 28,3% [21]

Tống Minh Sơn và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 236 trẻ từ 6-14 tuổimắc hội chứng thận hư tiên phát Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng của đốitượng nghiên là 90,7%: nhóm 6-8 tuổi có tỷ lệ sâu răng sữa là 9%, chỉ sốdmft: 6,56; Nhóm 9-11 và 12-14 tuổi có tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 73,4%(DMFT = 2,39) và 87,1% (DMFT = 3,58) [96]

Tóm lại: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em nước ta đang ở mức cao và có chiềuhướng tăng lên Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những chiến lược dự phònglâu dài nhằm mang lại hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh rõ rệt, đáp ứng được mục tiêutoàn cầu của WHO đến năm 2020 và 2030 [106]

1.2.8 Kiểm soát và dự phòng sâu răng

Nhờ hiểu rõ nguyên nhân cơ chế bệnh sinh cũng như sự tiến triển củasâu răng, đi cùng với nó là sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, vật liệu,

Trang 29

phương tiện và kỹ thuật trong điều trị đã đưa đến sự thay đổi lớn trong kiểmsoát, điều trịvà dự phòng bệnh sâu răng

1.2.8.1 Kiểm soát sâu răng

Kiểm soát nguy cơ sâu răng bao gồm: thay đổi hành vi, điều hòa tácnhân hóa học trong mảng bám răng, kích thích lưu lượng nước bọt, hoặc bổsung các thành phần tái khoáng hóa ADA đưa ra một phác đồ dành cho trẻ 6tuổi và người lớn dựa trên phân loại nguy cơ sâu răng, đề xuất 8 loại can thiệp

là (1) tần suất chụp phim, (2) tần suất tái khám sâu răng, (3) thử nghiệm nướcbọt (lưu lượng nước bọt và cấy vi khuẩn), (4) các loại thuốc kháng khuẩn, (5)fluoride, (6) kiểm soát pH, (7) bổ sung calci phosphate tại chỗ, (8) sealant(nhựa hoặc glass ionomer) [27]

1.2.8.2 Các biện pháp can thiệp

Năm 1984, WHO đã đưa ra các biện pháp phòng bệnh sâu răng, cácbiện pháp này bao gồm [102]:

* Các biện pháp sử dụng Fluor

- Theo đường toàn thân

+ Fluor hóa nguồn cung cấp nước công cộng: với độ tập trung fluor từ0,7 - 1,2 ppmF/lít nước, các nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác nhau trongsuốt 60 năm qua là nhất quán trong việc chứng minh sự giảm đáng kể tỷ lệmắc sâu răng do nước được fluor hóa Các nghiên cứu này ghi nhận giảm tỷ lệsâu răng 40-50% ở răng sữa và 50-60% răng vĩnh viễn [54]

+ Đưa fluor vào muối với độ tập trung fluor là 250mgF/1 kg muối.Hiệu quả phòng sâu răng như fluor hóa nước cấp ở cộng đồng

+ Viên fluor hoặc viên Vitamine fluor có hàm lượng 0,25-1mg fluordùng cho trẻ uống, liều tăng dần theo tuổi

+ Fluor hóa nguồn cung cấp nước ở trường học với độ tập trung fluor caohơn mức độ tập trung fluor tối ưu trong nguồn nước cấp công cộng 4,5 lần

+ Các loại đồ uống có fluor như: sữa, nước hoa quả, …[4]

Trang 30

- Theo đường tại chỗ

+ Súc miệng với dung dịch fluor pha loãng: là phương pháp dễ thựchiện và có hiệu quả cao trong dự phòng sâu răng Áp dụng trên đối tượng cónguy cơ sâu răng cao,có thể giảm sâu răng 35- 50%

+ Kem đánh răng chứa fluor: được giới thiệu vào những năm của thậpniên 60- 70 của thế kỷ XX Theo thống kê năm 1987, toàn cầu có hơn 500 triệungười sử dụng,làm giảm tỷ lệ sâu răng là 23% (95%CI, 19% - 27%) cho kemchứa 1000-1250 ppm (parts per million) fluor, làm giảm 36% (95%CI, 27 -44%) cho kem chứa 2400-2800 ppm fluor, hiệu quả phòng sâu răng của kemchải răng có hàm lượng từ 440-550 ppm fluor vẫn chưa được ghi nhận WHO

đã đưa ra khuyến cáo: tất cả mọi người nên sử dụng ít nhất hai lần trong mộtngày, cần kiểm soát sự nuốt thuốc đánh răng với trẻ em, trẻ dưới 2 tuổi khi sửdụng kem đánh răng có chứa fluor phải có sự kiểm soát của nha sĩ [4]

+ Dùng Gel fluor: làm giảm sâu răng 28% (95%CI, 19% - 37%;p<0,0001) [39],[68]

+ Véc-ni fluor:được các nhà lâm sàng ủng hộ do khả năng phóng thíchfluor kéo dài, dễ bôi và không cần bệnh nhân tuân thủ Áp Véc-ni sẽ làm giảmsâu răng hoặc nứt gãy 30% so với khi không áp [71],[75]

+ Sử dụng phối hợp các dạng fluor

* Trám bít hố rãnh

Trường hợp mặt răng có hố rãnh, đặc biệt là mặt nhai răng sau, lànhững nơi sâu răng thường xuất hiện Tuy nhiên, ngay cả khi chải răng, dùngchỉ nha khoa, nước xúc miệng kỹ càng, thì rất khó - nhiều khi là không thể -làm sạch ở những hố rãnh sâu và nhỏ, là những nơi rất dễ đọng thức ăn Nhưvậy, để khắc phục tình trạng này, cần trám bít hố rãnh bằng Sealant [78]

Chất trám bít hố rãnh có tác dụng ngăn ngừa sâu răng ở mặt nhai trongthời gian lưu giữ trên răng [19]

* Chế độ ăn uống hợp lý phòng sâu răng

Trang 31

Kiểm soát các thức ăn và đồ uống có đường bao gồm: kiểm soát cácthực phẩm có đường tại trường học, giảm số lần ăn các thực phẩm có đường,giảm mức tiêu thụ đường ở tầm quốc gia [4].

* Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

Các biện pháp được giám sát chặt chẽ ở trường bao gồm chải răng vàdùng chỉ nha khoa

Các biện pháp không giám sát được như thực hiện chải răng và các biệnpháp VSRM khác ở nhà [4]

* Sử dụng chất kháng khuẩn để phòng ngừa sâu răng

Sâu răng là một bệnh nhiễm trùng có nguồn gốc vi khuẩn do đó xemxét biện pháp kháng khuẩn để phòng ngừa và kiểm soát bệnh là thích hợp.Mục đích của liệu pháp kháng khuẩn là đạt được sự thay đổi từ màng sinh họckhông thuận lợi về mặt sinh thái sang màng sinh học ổn định về sinh tháibằng cách giảm tỷ lệ vi khuẩn sinh acid và sống trong môi trường acid

Trang 32

1.3 Vai trò của nước xúc miệng fluor trong dự phòng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm ở trẻ em

1.3.1 Cơ chế tác dụng của nước xúc miệng fluor

Các tác dụng quan trọng nhất của sản phẩm chăm sóc răng miệng cóFluor nói chung và nước xúc miệng fluor nói riêng là tăng cường khoáng hóacủa men răng và bảo vệ chống lại sự hủy khoáng men răng

* Tăng cường năng lực của men răng, giúp bảo vệ răng chống lại hủy khoáng và tăng tái khoáng

Fluor thường tồn tại dưới dạng hợp chất khi ở trong tự nhiên, một sốhợp chất ở dạng trơ, một số khác ở dạng muối dễ hòa tan, các dạng muối hòatan thường được dùng trong các sản phẩm dự phòng sâu răng, vì nhờ khảnăng giải phóng ra ion fluor là ion có ái lực rất mạnh, với thành phần chất vô

cơ của men răng để tạo ra fluor apatite cứng và đề kháng tốt hơn với acide.Đồng thời sự di chuyển của ion fluor cũng là lực hút điện tích mạnh mẽ đểkéo theo sự di chuyển của ion canxi tích điện dương đi theo, tiếp theo sẽ là sự

di chuyển của ion photphate vào, để tạo thành tinh thể men răng hoàn chỉnhsửa chữa và lấp đầy vùng hủy khoáng

Mặt khác, việc sử dụng nước xúc miệng fluor dẫn đến hình thành mộtlớp chất Fluorua canxi (CaF2), bao phủ các lớp men răng tự nhiên [44],[88]

CaF2 là nguồn lưu trữ tốt hơn trên các bề mặt khử khoáng Nếu độ pHthuộc phạm vi có tính acid, lớp CaF2 phát hành các ion canxi và fluor Nhữngion này được thả vào nước bọt và hình thành một kho chứa của các ion chốnglại sự hủy khoáng tốt hơn, hoặc nó đóng góp cho sự hình thành củaFluorapatite hay Fluor hydroxy apatit Bằng cách thay thế của một ion hydrobằng một ion fluor trong hydroxy biến apatit men răng thành một tổ chức có

đề kháng cao hơn với sự tấn công của axit

Trang 33

Sự hình thành của CaF2 trên lớp bề mặt cũng như kết hợp của các ionfluor vào Hydroxy apatit góp phần tăng cường hiệu quả tái khoáng, ức chếcác vi khuẩn trao đổi chất, phòng ngừa sâu răng và chống ăn mòn răng [44].

* Nguồn Dijkman TG 1988 [44]

* Bảo vệ chống lại sự hủy khoáng và xói mòn men răng

Các nghiên cứu về hiệu quả của Fluor dưới dạng phức hợp để táikhoáng hoá tổn thương mất khoáng đã được nhiều tác giả nghiên cứu chothấy: việc tiếp xúc của răng với điều kiện đặc biệt có tính axit, có thể gây ratổn thất đáng kể về cấu trúc răng, gây mất mô cứng của răng (hiện tượng nàycòn được gọi là sự xói mòn) Tăng cường men răng do kết hợp của các ionflorua, các ion canxi và các ion phosphate vào hydroxy apatit tạo thành kholưu trữ CaF2 trên bề mặt răng cũng có thể giúp ức chế sự xói mòn răng [44]

Các muối fluor được pha trong nước để tạo ra nước xúc miệng fluor có

ưu điểm rất lớn so với các dạng sản phẩm cung cấp fluor khác, như gel hoặcvecni vì fluor luôn được tồn tại dưới dạng ion trong dung dịch, vì vậy có thểrất dễ dàng và thuận lợi tiếp cận với tất cả bề mặt và khe kẽ răng, phản ứngtrực tiếp và tức thì ngay khi tiếp xúc với bề mặt men ngà khi súc miệng, vìvậy sử dụng nước xúc miệng fluor để phòng và điều trị sâu răng (tái khoánghóa lại các tổ chức men răng bị hủy khoáng) được đánh giá là đơn giản nhất

và cho hiệu quả cao

Trang 34

1.3.2 Liều lượng và cách sử dụng nước xúc miệng fluor

Nước xúc miệng có thể dùng hàng ngày, mỗi ngày một lần hoặc dùngmột tuần một lần Mỗi lần súc miệng từ 2- 4 phút

Nghiên cứu của Ringelberg (1982) cho thấy không có sự khác biệt đáng

kể giữa hiệu quả của việc cho súc miệng hàng ngày và hàng tuần, giữa nồng

độ fluor cao hay thấp [86]

Nghiên cứu tại Nhật Bản qua một chương trình nha cộng đồng, cho mộtnhóm học sinh súc miệng fluor hàng ngày trong tuần trong các ngày học tạitrường, nhóm khác súc một tuần 1 lần tại trường, nồng độ nước súc miệng fluorthay đổi theo độ tuổi, với học sinh mẫu giáo dùng nồng độ fluor nước súcmiệng là 225- 250ppm fluor, với học sinh tiểu và trung học học dùng nồng độ

900 ppm fluor Cho thấy hiệu quả phòng sâu răng rất cao ở tất cả các nhóm

1.3.3 Chỉ định và chống chỉ định

WHO khuyến cáo, nước xúc miệng fluor nên được sử dụng cho trẻ từ 4đến 5 tuổi trở lên tại các trường mầm non hoặc tại nhà, và đặc biệt có lợi chocác quốc gia như Nhật Bản, nơi không có fluor hóa nước công cộng [66]

Không dùng cho những người bị dị ứng với fluor

1.3.4 Nhiễm độc nước xúc miệng fluor

Nhiễm độc fluor có thể cấp tính hoặc mạn tính, Fluor có thể gây nhiễmđộc với liều cao dùng một lần hoặc liều thấp dùng trong thời gian dài, nhiễmđộc fluor có thể ở xương, răng, thận, tuyến giáp, thần kinh, ảnh hưởng tới sựphát triển của cơ thể [5]

Một chai nước xúc miệng fluor 0,05% đóng chai 500ml, chứa khoảng0,5 g fluor Vì vậy mặc dù chưa có báo cáo nào về tử vong do uống hết mộtchai nước xúc miệng như vậy, tuy nhiên chúng ta cần khuyến cáo và đềphòng, tránh không để chai nước xúc miệng trong tầm tay của trẻ

Nước xúc miệng fluor đảm bảo được sự an toàn, vì nó không gây nguyhiểm cho sức khỏe ngay cả khi nuốt phải hoàn toàn [64], các báo cáo cho thấy

Trang 35

nước xúc miệng fluor được sử dụng tại Nhật Bản và một số nước rất an toàn

[66],[67],[68], tuy nhiên cần hạn chế với trẻ quá bé do phản xạ nuốt, chỉ nêndùng cho trẻ trên 4 tuổi

1.3.5 Một số nghiên cứu về nước xúc miệng fluor

Nước xúc miệng fluor là một biện pháp sử dụng fluor trong phòng ngừa

và điều trị sâu răng Nước xúc miệng fluor có hiệu quả trong việc ngăn ngừasâu răng, vừa an toàn vừa dễ áp dụng trên cộng đồng [35],[89],[94],[100] Vìnhững lý do này, người ta ước tính có khoảng 100 triệu người trên khắp thếgiới đang sử dụng nó để dự phòng và điều trị bệnh răng miệng [50] Có nhiềuloại nước xúc miệng fluor khác nhau về thành phần hợp chất của fluor, hàmlượng fluor, mùi vị, màu sắc, đóng gói tùy theo mục đích sử dụng [50] Hợpchất của fluor thường được sử dụng trong các loại nước xúc miệng là Natrifluoride (NaF), Kali fluor (KF), Thiếc fluor (ZnF2) Hàm lượng fluor trongnước xúc miệng thường được sử dụng là 0,05%, 0,2%, hoặc một số nước nhưNhật Bản hay sử dụng 750 đến 900 ppm Fluor

Hiệu quả của nước xúc miệng được minh chứng qua nghiên cứu tại tỉnhNiigata Nhật Bản, nơi áp dụng biện pháp này sớm nhất, kết quả cho thấy nướcxúc miệng fluor làm hạ chỉ số DMFT của trẻ 12 tuổi xuống mức ≤1,0

Ferda Dogan và Cs (2004), nghiên cứu trên thực nghiệm nhằm đánh giátác dụng của ba loại nước xúc miệng fluor ở các nồng độ khác nhau (226,

450, 900 ppm fluor) trên tổn thương sâu răng giai đoạn sớm (men răng đượcgây hủy khoáng nhân tạo), kết quả cho thấy sự tái khoáng bắt đầu xảy ra sau

14 ngày ở cả 3 nhóm, và chỉ có nhóm sử dụng nước xúc miệng ở nồng độ 226ppm Fluor, men răng trở về độ cứng ban đầu [49]

Zero D.T.và Cs (2004) nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả táikhoáng hoá của nước xúc miệng có chứa 100 ppmFluor, cho thấy sau 2 tuần42% tổn thương sâu răng giai đoạn sớm phục hồi độ cứng bề mặt [108]

Trang 36

Nghiên cứu của Marinho VC (2004), tổng kết các nghiên cứu về tácđộng của liệu pháp fluor trong dự phòng sâu răng Các kết quả được đánh giá

từ 7 bài báo công bố trong giai đoạn 2002-2004 liên quan đến 4 hình thức sửdụng fluor (kem đánh răng, gel, vecni và nước xúc miệng) trong dự phòng sâurăng ở trẻ em và thanh thiếu niên Nghiên cứu so sánh với nhóm chứng và vớicác nhóm sử dụng sản phẩm có fluor (chất phóng thích chậm, sữa) Kết quảcho thấy có hiệu quả rõ với 4 hình thức sử dụng fluor, nếunhư kết hợp fluorvới kem đánh răng có fluoride, sẽ tăng hiệu quả phòng sâu răng hơn Cácbằng chứng chưa đủ để khẳng định hiệu quả của chất phòng thích fluor chậm

và sữa có chất fluor [69]

Một nghiên cứu khác tại Đan Mạch trên trẻ 6-12 tuổi, được cho xúcmiệng fluor mỗi tuần 1 lần, cho kết quả tổn thương sâu răng vĩnh viễn vẫntăng về tỷ lệ [60]

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trịnh Đình Hải (2000), cho trẻ 6-15 tuổisúc miệng hàng tuần bằng dung dịch NaF 0,2% kết hợp cùng giáo dục vệ sinhrăng miệng, sau 8 năm thấy sâu răng vĩnh viễn giảm 45% [6]

Dương Thị Truyền (2004) đánh giá hiệu quả các biện pháp CSRMtrong phòng bệnh sâu răng tại các trường tiểu học và trung học cơ sở thị xãLong Xuyên, tỉnh An Giang Tác giả đã tiến hành nghiên cứu can thiệp đốixứng gồm 4 nhóm học sinh 6 tuổi và 12 tuổi (mỗi nhóm 240 em): nhómchứng súc miệng với dung dịch fluor (giải pháp phổ cập từ 1984), nhóm 2 súcmiệng fluor + hướng dẫn chải răng, nhóm 3 súc miệng fluor + trám sâu răngbằng GIC,nhóm 4 súc miệng fluor + hướng dẫn chải răng + trám sâu răngbằng GIC Khám xác định tình trạng sâu răng trước và sau can thiệp sau 2năm Kết quả cho thấy: giảm tỷ lệ sâu răng rõ rệt, ở răng sữa nhóm 2 giảm5,2%; nhóm 3 giảm 9,5%; nhóm 4 giảm 20,55%, nhóm chứng lại tăng14,22% Ở hệ răng vĩnh viễn, nhóm 2 giảm 4,69%; nhóm 3 giảm 3,09%;nhóm 4 giảm 4,96%, nhóm chứng tăng 10,17% [23]

Trang 37

1.4 Vài nét đại cương về dân số và tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Sở y tế tỉnh Phú Thọ báo cáo tổng kết năm 2014)

1.4.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình sức khỏe

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 có những thuận lợi

cơ bản: trên địa bàn tỉnh, tình hình chính trị - xã hội ổn định, an sinh xã hội đượcbảo đảm, tuy nhiên, năm 2014 vẫn gặp khó khăn, kinh tế trong nước phục hồichậm; nguồn vốn đầu tư công giảm Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịchbệnh vẫn xảy ra đã ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh

Về giáo dục và đào tạo, toàn tỉnh có 229 trường mầm non, 238 trườngTiểu học, 195 trường THCS, 50 trường Trung hoc phổ thông và một số trườngCao đẳng, Đại học Tỉnh xác định mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụctrên cơ sở chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; phát triển mạng lưới, quy mô hợp

lý, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gópphần xây dựng con người trong xã hội hiện đại có văn hóa, đạo đức, lối sốnglành mạnh, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo và hội nhập.Trong đó với giáo dục tiểu học, năm 2015 duy trì 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; trên

Trang 38

98% trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, trên 90% học sinh học 2buổi/ngày; 80% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020: 100% họcsinh học 2 buổi/ngày; 90% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành phổcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức 2.

1.4.1.2 Tình hình sức khỏe nhân dân

Phú Thọ đang phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội, đời sống củangười dân dần được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực do sựphát triển kinh tế mang lại, nguy cơ đối với sức khỏe của người dân do dịchbệnh, môi trường, lối sống hiện đại cũng phát sinh nhiều hơn Mặt khác, dođời sống được nâng lên nên nhu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sứckhỏe cũng ngày một tăng cao Đây là những vấn đề lớn đòi hỏi ngành y tếphải luôn đổi mới, cải thiện, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế

để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân phù hợp với sự phát triển chung củatỉnh trong tình hình mới

Một số vấn đề sức khỏe và lĩnh vực liên quan đến sức khỏe nhân dâncần tập trung quan tâm giải quyết hiện nay trên địa bàn tỉnh là công tác chăm sócsức khỏe bà mẹ, trẻ em, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, vệ sinh an toànthực phẩm, phòng chống một số dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyềnnhiễm; các vấn đề liên quan đến hệ thống y tế như tình trạng quá tải bệnh viện,năng lực của y tế tuyến cơ sở

Mặt khác, do đời sống được nâng lên nên nhu cầu về khám chữa bệnh

và chăm sóc sức khỏe cũng ngày một tăng cao, trong khi đó hệ thống y tế đặcbiệt là y tế tuyến cơ sở, cán bộ y tế còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ,thiếu trang thiết bị, cơ sở hạ tầng xuống cấp đặc biệt là các Trạm y tế tuyếnxã; do vậy chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tìnhtrạng quá tải tại một số bệnh viện tuyến tỉnh còn xảy ra, người dân chưa đượctiếp cận nhiều tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở

Trang 39

Đó là những vấn đề lớn đòi hỏi ngành y tế Phú Thọ phải luôn đổi mới,cải thiện, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế để đáp ứng tốt hơnnhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân phù hợp với sự phát triển chung củatỉnh trong tình hình mới.

1.4.2 Tình hình thực hiện chương trình Nha học đường tại Phú Thọ

Hiện tại Phú Thọ đã và đang triển khai chương trình chăm sóc sức khỏecho học sinh, tuy nhiên chương trình Nha học đường với 4 nội dung màchương trình quốc gia đưa ra nhất là nội dung cho học sinh súc miệng vớidung dịch fluor pha loãng (0,05% hoặc 0,2%) thì hầu hết các trường trongtỉnh vẫn chưa triển khai được

Trang 40

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi gồm hai thiết kế nghiên cứu riêng biệt:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang: nhằm xác định tình trạng sâu răng vĩnhviễn giai đoạn sớm và một số yếu tố nguy cơ sâu răng ở học sinh 7-8 tuổi tạiTrường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Trường Tiểu học Tân Dân, tỉnh Phú Thọ

- Nghiên cứu can thiệp: nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng nước xúcmiệng fluor (NaF 0,05%) và kem chải răng P/S trẻ em trên nhóm học sinh 7-8tuổi có tổn thương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1, D2) ở hai trườngTiểu học trên

2.1 Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2015 đến 12/2015

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tân Dân, thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ

+ Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Là những học sinh từ 7-8 tuổi (khối lớp 2) đang học tại Trường Tiểuhọc Đinh Tiên Hoàng và Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong năm

2015 – 2016

+ Có sự đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu của cả học sinh vàphụ huynh học sinh

- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Là những học sinh không nằm trong độ tuổi từ 7-8

+ Không học tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tân Dân, Phú Thọ

Ngày đăng: 07/08/2019, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w