1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiên sĩ nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel fluor

28 744 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 388,52 KB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀIHiểu biết mới về bệnh sâu răng nhất là sâu răng giai đoạn sớm vànhững phương pháp tiên tiến giúp cho việc phát hiện và chẩn đoán sớm,biện pháp điều trị và dự phò

Trang 1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tổ chức sức khỏe Thế giới khi tổng kết về tình trạng sâu răng toàncầu năm 2004 đã đưa ra kết luận: sâu răng vẫn còn là một bệnh phổ biếntrong hầu hết các bệnh truyền nhiễm Ở Việt Nam mặc dù đã và đangtriển khai nhiều biện pháp phòng sâu răng cho cộng đồng, tuy nhiên tỷ lệmắc bệnh vẫn ở mức cao và có chiều hướng tăng lên nhất là các vùngnông thôn và miền núi

Vai trò của Gel fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng ngày càngđược hiểu rõ và khẳng định những đóng góp trong việc làm hạ thấp tỷ lệ

và mức độ trầm trọng của sâu răng trên toàn cầu Trên thế giới qua tổnghợp các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng Gel fluor làm giảm sâu răng28% (95% CI, 19% - 37%; p<0,0001), tuy nhiên những nghiên cứu nàyvẫn còn nhiều hạn chế như chưa đưa ra được phương pháp sử dụng hoànhảo (hiệu quả cao, an toàn, đơn giản), chưa tìm ra liều lượng tối ưu chocác giai đoạn tổn thương sâu răng

Tại Việt Nam đến nay mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu

về sâu răng ở tất cả các lứa tuổi song đa số những nghiên cứu này mớichỉ dừng lại ở việc chẩn đoán được sâu răng ở các giai đoạn muộn, vìvậy việc phòng và điều trị bệnh cho hiệu quả còn thấp Chưa có nghiêncứu nào về tình trạng sâu răng giai đoạn sớm của trẻ em cũng như việc

sử dụng Gel fluor để can thiệp dự phòng và điều trị sâu răng ngay từnhững giai đoạn này

Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng Gel fluor” với mục tiêu:

1. Xác định thực trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm của học sinh 7-8 tuổi tại trường Tiểu học Đông Ngạc A, Từ Liêm, Hà Nội năm 2009.

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng Gel fluor (NaF 1,23%) trên nhóm học sinh có tổn thương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm.

Trang 2

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiểu biết mới về bệnh sâu răng nhất là sâu răng giai đoạn sớm vànhững phương pháp tiên tiến giúp cho việc phát hiện và chẩn đoán sớm,biện pháp điều trị và dự phòng bằng Gel fluor nhằm giữ vững sự toànvẹn của bộ răng vĩnh viễn là rất cần thiết Số liệu về tình trạng sâu răngvĩnh viễn giai đoạn sớm và hiệu quả của Gel fluor trên các tổn thươngnày cụ thể ra sao, hiệu quả tới đâu, đang còn là vấn đề cần được khảo sát,xác định, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch phòng và điều trị bệnh sâurăng hiệu quả cho trẻ em trong lứa tuổi bắt đầu mọc răng vĩnh viễn

Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI

1 Phát hiện tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6 rất cao ở học sinh

7-8 tuổi, đặc biệt là tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6 giai đoạn sớm (D1,D2)

2 Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trong phòng và điều trị giúphoàn nguyên tổn thương sâu răng vĩnh viễn và răng 6 giai đoạn sớm(D1, D2) là rất cao

3 Các tổn thương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1, D2) đa sốtiến triển sang giai đoạn tổn thương nặng hơn theo thời gian, trong điềukiện chỉ chải răng với kem chải răng P/S trẻ em thông thường

4 Thay đổi tiêu chí chẩn đoán theo hệ thống ICDAS sẽ giúp ích chonhà quản lý đưa ra biện pháp phòng và điều trị sâu răng hiệu quả hơn

5 Kỹ thuật chải răng với Gel fluor để phòng và điều trị sâu răngđơn giản, chi phí thấp, an toàn, có thể thực hiện ngay tại trường tiểu học

CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án gồm 4 chương: ChươngI: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, 35 trang; Chương II: Đối tượng vàphương pháp nghiên cứu, 26 trang; Chương III: Kết quả nghiên cứu, 38trang; Chương IV: Bàn luận, 40 trang Luận án có 38 bảng, 12 biểu đồ,

Trang 3

25 hình ảnh, 139 tài liệu tham khảo (40 tiếng Việt, 99 tiếng Anh).

Trang 4

B NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Những hiểu biết mới về sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm

1.1.1 Định nghĩa bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm: hiện

tượng giảm độ pH dẫn tới sự khử khoáng làm tăng cường khoảng cáchgiữa các tinh thể Hydroxyapatite, mất khoáng bắt đầu ở dưới bề mặtmen, tổn thương lâm sàng mất 10% lượng chất khoáng được gọi là sâurăng giai đoạn sớm

1.1.2 Bệnh căn sâu răng

1.1.2.1 Vai trò của vi khuẩn và mảng bám răng: Hiệp hội nha khoa Mỹ

năm 2006, đã xếp việc đếm số lượng vi khuẩn S mutans trong nước bọtcủa bệnh nhân là một trong các tiêu chí khi đánh giá yếu tố nguy cơ gâysâu răng

1.1.2.3 Các yếu tố nội sinh của răng: trong 1-2 năm đầu tính từ khi răng

vĩnh viễn mọc diễn ra sự trao đổi chất mạnh mẽ của men răng với cácthành phần khoáng hóa của môi trường miệng, đây là thời điểm tốt nhất

để cung cấp fluor và khoáng chất theo đường tại chỗ

1.1.3 Sinh lý bệnh quá trình sâu răng

1.1.4 Tiến triển của tổn thương sâu răng: thời gian cho một tổn thương

tiến triển từ sâu răng giai đoạn sớm cho tới lúc hình thành lỗ sâu trên lâmsàng có thể từ một vài tháng cho tới trên 2 năm, tùy thuộc vào sự cânbằng của hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng

1.1.5 Phân loại sâu răng: ICDAS có ưu điểm giúp phát hiện, đánh giá

và chẩn đoán được sâu răng ngay từ các giai đoạn sớm qua khám lâmsàng

1.1.6 Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng sớm

1.1.6.1 Dịch tễ học sâu răng: dịch tễ học sâu răng toàn cầu cho thấy

có hai xu hướng của bệnh sâu răng: ở các nước phát triển sâu răng có

xu hướng giảm dần, trong khi tại các nước đang phát triển sâu răng đều

có xu hướng tăng

1.1.6.2 Dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớm: hiện có rất ít những báo cáo

thống kê về dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớm trên thế giới, có thể do việcchẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm trên lâm sàng còn khó khăn Đây là

Trang 5

một vấn đề cần được nghiên cứu trong tương lai

1.1.7 Chẩn đoán sâu răng: laser huỳnh quang (Diagnodent) có khả

năng phát hiện những tổn thương sâu răng sớm ở mức độ chưa hìnhthành lỗ sâu, có thể ứng dụng kiểm soát tổn thương, đánh giá kết quả táikhoáng hóa các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm

1.2 Điều trị và dự phòng sâu răng

1.2.1 Điều trị bệnh sâu răng: việc điều trị các tổn thương sâu răng giai

đoạn sớm bằng các biện pháp tái khoáng có thể làm hoàn nguyên cấutrúc men răng

1.2.2 Dự phòng sâu răng: năm 1984, WHO đã đưa ra các biện pháp

phòng sâu răng bao gồm dự phòng sâu răng bằng fluor, trám bít hố rãnh,chế độ ăn uống, giáo dục vệ sinh răng miệng, sử dụng chất kháng khuẩn

1.2.3 Dự phòng sâu răng trên thế giới và trong khu vực: nhiều biện pháp

được áp dụng như giáo dục vệ sinh răng miệng, hướng dẫn chế độ ăn uống,trám bít hố rãnh, fluor hóa nước uống và kết hợp sử dụng các dạng fluor

1.3 Vai trò của Gel fluor trong phòng và điều trị sâu răng

1.3.7 Các nghiên cứu về tác dụng của Gel fluor: việc sử dụng Gel fluor

dẫn đến hình thành một lớp fluorua canxi (CaF2), bao phủ lớp men răng

tự nhiên Lớp CaF2 cũng góp phần bảo vệ răng chống sâu răng trong dàihạn Ở pH trung tính, gần như không hòa tan CaF2 và có thể vẫn ổn địnhtrong nhiều tháng

1.3.8 Một số nghiên cứu về sử dụng Gel fluor phòng sâu răng, sâu răng giai đoạn sớm ở trong và ngoài nước

1.3.8.1 Nghiên cứu tại nước ngoài: tổng hợp các nghiên cứu cho thấy: đã

chứng minh và làm rõ được cơ chế phòng sâu răng của Gel fluor, hiệu quảlàm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng Các mặt còn hạn chế như chưa chứng minhđược hiệu quả của Gel fluor trong phòng và điều trị các tổn thương sâurăng giai đoạn sớm, nghiên cứu về tác dụng phụ của Gel fluor còn rất hạnchế, chưa đưa ra được phương pháp sử dụng an toàn, đơn giản và hiệu quảcao Vì vậy cần phải có những nghiên cứu để làm rõ các vấn đề này

1.3.8.2 Tình hình nghiên cứu trong nước: đến nay, Việt Nam vẫn chưa

có báo cáo nào về sử dụng Gel fluor để phòng và điều trị sâu răng

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 6

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2008 đến tháng

12/2012, tại Trường Tiểu học Đông Ngạc A, Từ Liêm, Hà Nội, ViệnĐào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội

2.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đây là một nghiên cứu

phối hợp 2 chiến lược thiết kế nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu cắtngang mô tả và nghiên cứu can thiệp

2.2.1 Nghiên cứu cắt ngang mô tả

2.2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn: là những học sinh từ 7-8 tuổi, học tại Trường

Tiểu học Đông Ngạc A, Từ Liêm, Hà Nội trong năm 2008 – 2009, có sựđồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu của học sinh và phụ huynh họcsinh

Tiêu chuẩn loại trừ: học sinh không đủ các tiêu chuẩn lựa chọn, chưa

mọc răng 6, đang điều trị chỉnh nha bằng mắc cài cố định, đang hoặc mớingừng điều trị sâu răng bằng các biện pháp fluor tại chỗ < 6 tháng, cótiền sử dị ứng với fluor, đang điều trị bằng các thuốc có phản ứng chéovới fluor

2.2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: là một nghiên cứu cắt ngang mô tả nhằm xác

định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn, răng 6 giai đoạn sớm của học sinh 7-8 tuổi

* Mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu được tính theo công thức sau:

DE d

pq Z

) 2 / 1 ( − α

Cỡ mẫu tính được là 317 học sinh Trên thực tế chúng tôi nghiêncứu với số học sinh tham gia là 320

2.2.2 Nghiên cứu can thiệp

Trang 7

2.2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn: từ kết quả của nghiên cứu cắt ngang mô tả chọn

ngẫu nhiên các học sinh có sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1, D2),đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu

nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả phòng và điều trị sâu răngvĩnh viễn giai đoạn sớm của Gel fluor 1,23%

* Mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu được tính theo công thức sau

Z(1-ỏ/2): hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96), Z1-ò: lực mẫu (=80%),

P1: tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm trong nhóm can thiệp, sau 18tháng theo dõi ước lượng là 50%, P2: tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giai đoạnsớm trong nhóm chứng, ước lượng là 75% sau 18 tháng theo dõi, P:(P1+P2)/2, n1: cỡ mẫu nhóm can thiệp (số học sinh được chải Gel fluor1,23%), n2: cỡ mẫu nhóm đối chứng (số học sinh được chải kem P/S trẻem)

Cỡ mẫu tính được cho 2 nhóm là n = n2 = n1 = 105 học sinh Trênthực tế chúng tôi đã chải Gel fluor trên 126 học sinh và 126 học sinh đốichứng

* Chọn mẫu: 252 học sinh có sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm (D1, D2), được phân bổ ngẫu nhiên 126 học sinh vào nhóm chải răng với Gel fluor 1,23% (NaF) và 126 học sinh vào nhóm đối chứng chải răng với kem chải răng P/S trẻ em (500 ppm F)

2.2.3 Tiến hành nghiên cứu

2.2.3.5 Quy trình kỹ thuật thực hiện can thiệp chải răng

Cả hai nhóm đều được thực hiện chải răng theo lịch cố định: thờigian cho mỗi lần chải răng là 4 phút, mỗi ngày chải 1 lần vào buổi sáng,mỗi đợt liên tục trong 5 ngày, mỗi đợt cách nhau 03 tháng, 4 đợt trong

Trang 8

12 tháng.

2.2.3.6 Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá tổn thương sâu răng

Chúng tôi xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và ghi nhận sâu răng

dựa trên tiêu chuẩn khám lâm sàng theo ICDAS kết hợp sử dụngDiagnodent 2190 để hỗ trợ chẩn đoán và ghi nhận mức khoáng hóa củatổn thương

Tiêu chuẩn xác định sâu thân răng: mã số D0 (ICDAS mã số 0, DD

< 14); mã số D1 (ICDAS mã số 1, DD < 21); mã số D2 (ICDAS mã số

2, DD < 30); mã số D3 (ICDAS mã số 3, 4, 5, 6, DD >30)

2.2.3.8 Các biến số nghiên cứu: Biến độc lập là các đặc trưng cá nhân

của học sinh Biến phụ thuộc là tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6, cácchỉ số DMFT, DMFS, DT, MT, FT, DS, MS, FS, D1T, D2T, D3T, D1S,D2S, D3S, giá trị đo được trên máy Diagnodent 2190

2.2.3.10 Hạn chế sai số trong nghiên cứu: các biện pháp được áp dụng

để hạn chế sai số từ khi chọn mẫu, đánh dấu vị trí mặt răng khám, sửdụng Diagnodent cho tới xử lý số liệu

2.2.3.11 Theo dõi, quản lý bệnh nhân và thu thập số liệu nghiên cứu

Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau 01 tuần, sau 6

và 18 tháng qua chỉ số DD và khám lâm sàng theo ICDAS nhằm: xácđịnh tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và răng 6 giai đoạn sớm, các chỉ số DMFT,DMFS, DD Theo dõi đánh giá hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổnthương sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm qua sự thay đổi của tỷ lệ sâurăng và các chỉ số

2.2.3.12 Xử lý số liệu: các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê

y học bằng chương trình SPSS 16.0 và phần mềm R

2.2.3.13 Đạo đức trong nghiên cứu: tất cả học sinh tham gia nghiên cứu

đều được giải thích và có sự đồng ý của bố mẹ và nhà trường Quy trìnhkhám, vấn đề vô khuẩn được đảm bảo không gây ra bất kỳ một ảnhhưởng xấu nào cho trẻ

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 9

3.1 Nghiên cứu cắt ngang về tỷ lệ hiện mắc sâu răng vĩnh viễn và răng số 6 giai đoạn sớm

3.1.1 Phần đặc trưng cá nhân: trong tổng số 320 học sinh tham gia

nghiên cứu ngang, tỷ lệ học sinh 8 tuổi là 35,3% thấp hơn nhóm 7 tuổichiếm 64,7% Học sinh nam chiếm tỷ lệ 48,4% thấp hơn so với tỷ lệ họcsinh nữ chiếm 51,6%

3.1.2 Tình trạng sâu răng vĩnh viễn

3.1.2.1 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn: trong số 320 học sinh được khám răng,

tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn (gồm tất cả các tổn thương sâu răng) chiếm78,8% Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 8 tuổi chiếm 90,3% cao hơn

so với nhóm 7 tuổi chiếm 72,5%, sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng giữa hainhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 Tỷ lệ sâu răng ở học sinhnam chiếm 73,5% thấp hơn ở nữ chiếm 83,6 %, với p<0,05 Tỷ lệ sâu răngvĩnh viễn từ mức D3 chiếm 20,3%, tỷ lệ này tăng lên 48,4% khi sâu răngtính từ mức D2, tỷ lệ sâu răng tăng cao nhất khi bao gồm cả tổn thươngsâu răng mức D1 (78,8%) Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng dựa vào mức độtổn thương sâu răng được ghi nhận có ý nghĩa thống kê với p<0,05

D3T (Mean ±SD)

DT (Mean ±SD)

MT (Mean ±SD)

FT (Mean ±SD)

DMFT (Mean ±SD)

7 1,11 ± 0,97 0,91 ± 1,32 0,12 ± 0,52 1,89 ± 1,56 0,00 0,02 ± 0,22 1,91 ± 1,57

0,000

8 1,36 ± 0,98 1,35 ± 1,18 0,68 ± 0,84 2,73 ± 1,26 0,00 0,02 ± 0,19 2,74 ± 1,27

Tổng 1,2 ± 0,98 1,07 ± 1,29 0,32 ± 0,70 2,19 ± 1,52 0,00 0,02± 0,21 2,21 ± 1,52

Chỉ số DMFT tăng dần ở học sinh 7 tuổi (1,91) lên mức cao hơn

cách biệt ở học sinh 8 tuổi (2,74) Sự khác biệt về DMFT và DT của trẻ 7

và 8 tuổi có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 Chỉ số DMFS tăng dần ở

học sinh 7 tuổi (2,28) lên mức cao hơn cách biệt ở học sinh 8 tuổi (3,85)

Ở cả hai giới số trung bình mặt răng sâu mức D3S (0,35) là thấp nhất, sốnày tăng lên cao hơn ở mức D2S (1,16) và cao nhất ở mức D1S (1,28).Khoảng cách dao động của giá trị laser đo được lớn nhất và nhỏ nhấttương ứng với các ngưỡng chẩn đoán trên lâm sàng, có chiều hướng tăng

Trang 10

dần từ bề mặt răng lành D0 (0; 2) lên sâu răng mức D1 (14; 20), tiếp đến

là D2 (21; 29) và cao nhất là D3 (31; 65)

3.1.3 Tình trạng sâu răng hàm lớn vĩnh viễn số 6

Tỷ lệ sâu răng 6 ở mức tổn thương D3 chiếm tỷ lệ thấp nhất(20,3%), tỷ lệ này tăng lên cao hơn ở mức tổn thương D2 chiếm 48,4%,tăng cao nhất là tỷ lệ sâu răng 6 ở mức tổn thương D1 chiếm 68,75% Sựkhác biệt về tỷ lệ sâu răng số 6 ở các mức độ tổn thương có ý nghĩathống kê với p<0,001

Bảng 3.14 Phân bố sâu bề mặt răng 6 theo mức độ tổn thương

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

% Nhai 739 58,19 236 18,58 236 18,58 59 4,65 1270 100,0

Gần 1268 99,45 5 0,39 0 0,00 2 0,16 1275 100,0

1031 81,00 128 10,05 82 6,44 32 2,51 1273 100,0

Xa 1273 99,84 1 0,08 1 0,08 0 0,00 1275 100,0

Lưỡi 1159 90,90 40 3,14 57 4,47 19 1,49 1275 100,0

Tỷ lệ có sâu răng 6 chung (gồm cả D1, D2, D3) ở mặt nhai của răng 6

là cao nhất chiếm 41,81%, cao thứ 2 là ở mặt má răng 6 chiếm 19,0%, đứngthứ 3 là ở mặt lưỡi răng 6 chiếm 9,01%, tiếp theo là đến sâu mặt gần răng 6chiếm 0,55%, thấp nhất là tỷ lệ sâu mặt xa răng 6 chiếm 0,16%

3.2 Đánh giá hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn qua nghiên cứu can thiệp

3.2.1 Một số đặc trưng cá nhân: tổng số 252 học sinh được phân vào

hai nhóm nghiên cứu: sự khác biệt về tỷ lệ học sinh theo tuổi ở hai nhómcan thiệp và nhóm chứng là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), họcsinh 7 tuổi (52,7% so với 47,3%) và 8 tuổi (46,1% so với 53,9%) Tỷ lệnam nữ ở hai nhóm gần tương tự nhau (47,4% so với 52,6%) và (52,2%

so với 47,8%)

Trang 11

3.2.2 Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn qua sự thay đổi tỷ lệ sâu răng và chỉ số Diagnodent

Ở nhóm chứng tỷ lệ sâu răng chung giảm sau 6 và 18 tháng không

có ý nghĩa thống kê (p* > 0,05), ở nhóm can thiệp sâu răng giảm mạnhtrên 50% tại thời điểm sau 6 tháng và tại thời điểm sau 18 tháng giảm chỉcòn 21,4% thấp hơn rất nhiều so với nhóm chứng (p** < 0,001)

Chỉ số laser DD trung bình của các bề mặt răng vĩnh viễn đượcchẩn đoán lâm sàng ở mức D1 giảm mạnh từ 16,61 tại thời điểm trướckhi chải Gel fluor 1,23% xuống còn 6,16 sau can thiệp 01 tuần Trênnhững tổn thương ở mức D2, chỉ số laser DD tương ứng giảm từ 25,93tại thời điểm trước khi chải Gel fluor 1,23% xuống còn 15,80 sau 01 tuầncan thiệp Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001

Bảng 3.28 Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên các tổn thương sâu răng tại

thời điểm sau 18 tháng

D2 Gel fluor 4 3,2 122 96,8 1,627 1,404-1,885 0,000

Nhóm chứng 51 40,5 75 59,5 D1 Gel fluor 23 18,3 103 81,7 1,040 0,920-1,177 0,318

Nhóm chứng 27 21,4 99 78,6

Tỷ suất chênh RR ở tổn thương sâu mức D1 giữa nhóm chứng sovới nhóm can thiệp sau 18 tháng là 1,040, tuy nhiên khoảng tin cậy baogồm giá trị 1 và p = 0,318 nên sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm làchưa có ý nghĩa thống kê Với tổn thương sâu răng riêng lẻ mức D2, cũngnhư các tổn thương sâu răng kết hợp được ghi nhận, tỷ suất chênh RR khi

so sánh nhóm chứng và can thiệp đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001) và lớnhơn giá trị 1, cho thấy nhóm chải răng với Gel fluor 1,23% tại thời điểmsau 18 tháng can thiệp có tỷ lệ không bị sâu răng cao hơn so với nhómchứng, mức chênh thấp nhất là 1,627 lần và cao nhất là 7,071 lần

Bảng 3.30 Tỷ lệ sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2) trong nhóm can thiệp

Trang 12

Gel fluor 1,23% và nhóm chứng tại các thời điểm trước khi can thiệp, sau 6

64 (50,8%)

99 (78,6%)

163 (32,3%) Chứng (0,0%)0 (0,0%)0 (4,0%)5 (11,1%)14 (3,8%)19

p*< 0,001, p** > 0,05

Có sự giảm dần trong tỷ lệ sâu răng ở cả hai nhóm chứng và nhóm can

thiệp tại thời điểm sau 6 tháng và 18 tháng, nhóm can thiệp sâu răng giảm

mạnh trên 50% tại thời điểm sau 6 tháng và tại thời điểm sau 18 tháng giảmchỉ còn 21,4% thấp hơn rất nhiều so với nhóm chứng (p* < 0,001)

3.2.3 Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn qua sự thay đổi các chỉ số DMFT, DMFS

Bảng 3.31 Chỉ số DMFT của hai nhóm can thiệp và đối chứng theo

dõi theo thời gian

±SD)

D2T (Mean

±SD)

D3T (Mean

±SD)

DT (Mean

±SD)

MT (Mea n

±SD)

FT (Mean

±SD)

DMFT (Mean

0,34±0,7 6

2,82±1,0

4 0,00

0,05±0,3 3

2,87±1,0

2 >0,5Chứn

g

1,41±0,7 9

1,41±1,3 5

0,47±0,7 8

2,74±1,2

1 0,00 0,00

2,74±1,2 1 Sau

18

tháng

CT 0,40±0,90 0,05±0,31 0,00 0,44±0,94 0,00 0,44±0,86 0,84±1,28

<0,0 5 Chứn

g

0,33±0,6 8

0,85±1,1 3

1,28±1,4 4

2,19±1,2

7 0,00

0,75±1,1 2

2,79±1,2 3

Trang 13

Các giá trị DT, DMFT, D1T trung bình trong nhóm Gel fluor 1,23%thấp hơn nhiều sau 18 tháng so với thời điểm trước can thiệp (p < 0,001),trong khi ở nhóm chứng các chỉ số DT, DMFT trung bình không thay đổi.

Số trung bình răng sâu ở cả ba mức D1T, D2T, D3T của hai giới đều giảmdần theo thời gian, mức giảm xuống thấp nhất tại thời điểm sau 18 tháng

Bảng 3.34 Chỉ số DMFS của hai nhóm theo dõi theo thời gian

Thời

D1S (Mean

±SD)

D2S (Mean

±SD)

D3S (Mean

±SD)

DS (Mean

±SD)

MS (Mean

±SD)

FS (Mean

±SD)

DMFS (Mean

±SD) Trước

CT

CT 1,77±1,04 1,44±1,55 0,38±0,97 3,58±1,78 0,00 0,16±0,75 3,67±1,78

>0,5 Chứng 1,47±0,88 1,51±1,41 0,52±0,87 3,58±2,06 0,00 0,00 3,52±1,99

Sau 18

tháng

CT 0,47±1,10 0,06±0,47 0,00 0,53±1,17 0,00 0,51±1,12 1,04±1,80

0,001 Chứng 0,36±0,75 0,90±1,29 1,36±1,48 2,65±1,88 0,00 0,91±1,46 3,56±1,97

Các giá trị DMFS, DS, D1S trung bình trong nhóm Gel fluor1,23% thấp hơn nhiều sau 18 tháng so với thời điểm trước can thiệp(p < 0,001), trong khi ở nhóm chứng các chỉ số DS, DMFS trung bìnhkhông thay đổi

3.2.4 Hiệu quả của Gel fluor 1,23% trên tổn thương sâu răng 6

Bảng 3.37 Tiến triển của sâu răng 6 giai đoạn D1 sau 18 tháng so

sánh với thời điểm trước can thiệp

Mô tả tiến triển của sâu răng 6 giai đoạn sớm D1 tại thời điểm 18 tháng

Bề mặt

Số % của mức độ tiến triển

Không đổi (D1)

Tốt lên (D0)

Tiến triển lên (D2)

Tiến triển lên (D3) TổngMặt nhai Gel

Trang 14

Theo bảng 3.37 cho thấy, 3,3% sâu răng mức D1 trên bề mặt nhaitrong nhóm Gel fluor 1,23% tiến triển thành D2 sau 18 tháng, 64,5% tiếntriển tốt lên mức D0 sau 18 tháng (P < 0,001) Trong nhóm chứng 61,5%D1 ở tất cả các mặt răng chuyển thành D2 sau 18 tháng (P < 0,001)

Kết quả nghiên cứu về sự thay đổi của các tổn thương sâu răng 6mức D2 cho thấy: 74,5% sâu răng mức D2 trên mặt nhai trong nhóm Gelfluor 1,23% tiến triển tốt lên thành D1, có 21,8% tiến triển tốt lên mứcD0 sau 18 tháng (p < 0,01) Ở mặt má 93,47% các tổn thương D2 chuyểnthành D1 sau 18 tháng (p < 0,001) Trong nhóm chứng (42,1%) các tổnthương D2 ở tất cả các mặt răng là không thay đổi sau 18 tháng, tỷ lệ này

ở nhóm can thiệp là 4,3% Có tới 45,8% tổn thương D2 ở nhóm chứngchuyển thành D3 sau 18 tháng, nhóm can thiệp tỷ lệ từ D2 chuyển thànhD3 thấp hơn chỉ còn 3,2%

Chương 4 BÀN LUẬN

Ngày đăng: 30/05/2015, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w