LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này là một phần số liệu trong đề tài công trìnhnghiên cứu có tên “Kết quả áp dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc người bệnhtrong các bệnh viện Vi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
………
NGUYỄN HỒNG DŨNG
KẾT QUẢ ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN
VỀ QUẢN LÝ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THEO HAI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP
CỦA BỘ TIÊU CHUẨN NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 2NGUYỄN HỒNG DŨNG - C00709
KẾT QUẢ ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN
VỀ QUẢN LÝ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THEO HAI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP
CỦA BỘ TIÊU CHUẨN NĂM 2016
Chuyên ngành : Y tế công cộng
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học
GS.TS TRƯƠNG VIỆT DŨNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Kết quả áp dụng bộ tiêu chuẩn
về quản lý chăm sóc người bệnh theo hai phương pháp đánh giá và mức độ phù hợp của bộ tiêu chuẩn năm 2016” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thăng Long để hoàn thành luận văn này Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Khoa khoa học sức khỏe – Trường Đại học Thăng Long, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Thầy GS.TS Trương Việt Dũng – người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
– Lãnh đạo, chuyên viên Phòng sau đại học
– Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường Đại học Thăng Long
– Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Dũng
i
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là một phần số liệu trong đề tài (công trình)nghiên cứu có tên “Kết quả áp dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc người bệnhtrong các bệnh viện Việt Nam” Nội dung các tiêu chuẩn được dự án Norred của Bộ
Y tế sử dụng làm thí điểm áp thử cho các Bệnh viện đồng bằng sông Hồng và trung
du Bắc bộ năm 2016 Kết quả đề tài (công trình) này là thành quả nghiên cứu củatập thể mà tôi là một thành viên chính Tôi đã được Chủ biên soạn thảo bộ Tiêuchuẩn chất lượng chăm sóc người bệnh đồng thời là chuyên gia tư vấn cao cấp của
dự án Norred và toàn bộ các thành viên trong nhóm biên soạn đồng ý cho phép sửdụng số liệu, kết quả của đề tài (công trình) này vào luận văn cao học y tế công
cộng khóa 5 – Trường Đại học Thăng Long với tên đề tài luận văn: "Kết quả áp
dụng Tiêu chuẩn về quản lý chăm sóc người bệnh theo hai phương pháp đánh giá và mức độ phù hợp của Bộ tiêu chuẩn năm 2016" Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ đề tài (côngtrình) nào khác Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Dũng
Trang 5
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ĐDVN Điều dưỡng Việt Nam
ĐDBV Điều dưỡng bệnh viện
ĐDT Điều dưỡng trưởng
ĐDV Điều dưỡng viên
MI Management Interview-Phỏng vấn người quản lý
NVYT Nhân viên y tế
FO Field Observation - Quan sát tại chỗ
PI Patient Interview - Phỏng vấn người bệnh
SI Staff Interview - Phỏng vấn nhân viên
JCI Joint Commission International – Tổ chức chứng
nhận quốc tế về chất lượng bệnh viện
iii
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số khái niệm 3
1.2 Thực trạng nhân lực điều dưỡng 6
1.2.1 Thực trạng nhân lực điều dưỡng trên thế giới 6
1.2.2 Thực trạng nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam 7
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng tại Việt Nam 8
1.3.1 Phân loại điều dưỡng 8
1.3.2 Nhiệm vụ chuyên môn 12
1.3.3 Chức năng của Điều dưỡng: Gồm 2 chức năng chính: 13
1.4 Đào tạo liên tục (CME) cán bộ y tế ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 14
1.4.1 Công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế trên thế giới 14
1.4.2 Đào tạo liên tục cán bộ y tế tại Việt Nam 15
1.5 An toàn trong chăm sóc y tế là nền tảng của chất lượng 18
1.5.1 Xác định chính xác danh tính người bệnh và cải thiện thông tin trong nhóm chăm sóc 18
1.5.2 An toàn trong sử dụng thuốc 19
1.5.3 An toàn trong phẫu thuật, thủ thuật 20
1.5.4 Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 22
1.5.5 An toàn trong môi trường và sử dụng trang thiết bị y tế 23
1.6 Căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn của Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý chất lượng chăm sóc người bệnh của Bộ Y tế 26
1.6.1 Cơ sở pháp lý 26
1.6.2 Cơ sở thực tiễn 26
1.6.3 Cơ sở khoa học 27
1.7 Nguyên tắc xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá (quản lý) chất lượng chăm sóc của Bộ Y tế (năm 2016) 27
Trang 71.7.1 Lấy người bệnh làm trung tâm 27
1.7.2 Tập trung vào vai trò lãnh đạo và quản lý 27
1.7.3 Tập trung vào tính hệ thống và tính liên tục 28
1.7.4 Tập trung vào sự phối hợp của mọi NVYT 28
1.7.5 Tập trung vào đổi mới văn hóa chất lượng 28
1.8 Cấu trúc tiêu chuẩn - tiêu chí 29
1.8.1 Tiêu chuẩn 29
1.8.2 Tiêu chí 30
1.8.3 Nội dung đo lường từng tiêu chí 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.3 Phương pháp thu thập thông tin đánh giá từng tiêu chí 31
2.4 Phương pháp đánh giá phân loại tiêu chuẩn theo quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 31
2.4.1 Nguyên tắc chung đánh giá tiêu chuẩn 31
2.4.2 Nguyên tắc chung đánh giá các tiêu chí của tiêu chuẩn 32
2.4.3 Phương pháp tính điểm cho một tiêu chuẩn 32
2.4.4 Xếp loại mức đạt đối với từng tiêu chuẩn 32
2.4.5 Bảng mô tả phân loại các mức độ đạt của tiêu chuẩn 33
2.4.6 Xếp loại mức đạt đối với từng tiêu chí 33
2.5 Phương pháp đánh giá theo bộ tiêu chuẩn JCI (JOINT COMMISSION INTERNATIONAL) phiên bản 5th 34
2.5.1 Điểm “đáp ứng đầy đủ”: 34
2.5.2 Điểm “đáp ứng một phần”: Một tiêu chí đo lường được đánh giá là đáp ứng một phần nếu: 34
2.5.3 Điểm “không đáp ứng”: Một tiêu chí đo lường được đánh giá là “không đáp ứng yêu cầu” nếu: 34
2.5.4 Điểm “không áp dụng” 34
2.6 So sánh một tiêu chuẩn theo cách đánh giá của JCI so với cách đánh giá của Bộ Y tế: 34
2.7 Điều chỉnh, lọc bỏ những tiêu chí chưa hợp lý hoặc thừa, kém nhạy trong Bộ tiêu chuẩn của BYT: 35
2.8 Phân tích kết quả: 35
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 35
v
Trang 82.10 Bảng mã hóa Tên các bệnh viện tham gia nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1 Kết quả đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Y tế 39
3.2 Phân loại mức độ đạt từng tiêu chuẩn 40
3.2.1 Tiêu chuẩn 1 40
3.2.2 Tiêu chuẩn 2 41
3.2.3 Tiêu chuẩn 3 42
3.2.4.Tiêu chuẩn 4 43
3.2.5.Tiêu chuẩn 5 44
3.2.6 Tiêu chuẩn 6 45
3.2.7 Tiêu chuẩn 7 46
3.2.8.Tiêu chuẩn 8 47
3.2.9.Tiêu chuẩn 9 48
3.2.10.Tiêu chuẩn 10 49
3.3 Phân loại điểm đạt trung bình 50
3.4 Kết quả đánh giá theo JCI đối chiếu với cách đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Y tế 54
3.5 Kết quả đối chiếu giữa bộ tiêu chuẩn đề xuất so với bộ tiêu chuẩn của BYT 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1 Bàn luận về đặc điểm 60 bệnh viện được nghiên cứu 57
4.2 Bàn luận về kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 58
4.3 Bàn luận về kết quả đánh giá theo JCI 64
4.4 So sánh kết quả đánh giá theo hướng dẫn của BYT và của JCI 64
4.5 Xuất phát điểm của việc sửa đổi các tiêu chí trong một số tiêu chuẩn và kết quả đánh giá các tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chuẩn đề xuất sửa đổi 65
4.6 So sánh kết quả sau khi sửa đổi một số tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn của BYT và tính hợp lý của bộ tiêu chí đề xuất 66
KẾT LUẬN 67
KHUYẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin chung của các bệnh viện 39
Bảng 3.2: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 1 40
Bảng 3.3: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 2 41
Bảng 3.4: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 3 42
Bảng 3.5: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 4 43
Bảng 3.6: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 5 44
Bảng 3.7: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 6 45
Bảng 3.8: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 7 46
Bảng 3.9: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 8 47
Bảng 3.10: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 9 48
Bảng 3.11: Phân loại mức độ đạt của tiêu chuẩn 10 49
Bảng 3.12: Điểm trung bình của các bệnh viện 50
Bảng 3.13: Điểm trung bình của các bệnh viện phân loại theo tuyến bệnh viện 50
Bảng 3.14: Điểm trung bình của các bệnh viện phân loại theo loại bệnh viện chuyên khoa và đa khoa 51
Bảng 3.15: Điểm trung bình của các bệnh viện phân loại theo hạng bệnh viện 51
Bảng 3.16: Điểm trung bình của các bệnh viện phân loại theo tỉnh 52
Bảng 3.17: Xếp hạng 5 bệnh viện có điểm cao nhất và thấp nhất 53
Bảng 3.18: So sánh kết quả đánh giá theo JCI và của Bộ Y tế 54
Bảng 3.19: So sánh kết quả giữa bộ tiêu chuẩn đề xuất với bộ tiêu chuẩn của BYT 55
vii
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống dịch vụ CSSK, điều dưỡng viên và hộ sinh viên (sau đây gọichung là Điều dưỡng) có ba đặc điểm cơ bản đó là: lực lượng cung cấp dịch vụđông nhất, cung cấp dịch vụ nhiều nhất, trực tiếp nhất và thường xuyên liên tụcnhất Do vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe dođiều dưỡng cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Nhiềuchuyên gia y tế nhận định điều dưỡng thực hiện tới 60-70% các hoạt động chuyênmôn của bệnh viện Chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh ảnh hưởng trực tiếptới chất lượng điều trị và sự hài lòng của người bệnh
Chất lượng chăm sóc sức khỏe (quality in health care) là mục tiêu hàng đầucủa mọi hệ thống y tế, là quyền cơ bản của mỗi người bệnh và là điều kiện sống còncho sự phát triển của mọi cơ sở khám chữa bệnh
Chất lượng chăm sóc sức khỏe từ góc độ người bệnh/khách hàng họ khôngchỉ coi trọng chất lượng dịch vụ chuyên môn kỹ thuật mà còn chất lượng các dịch
vụ ngoài chuyên môn như thời gian chờ, sự sạch sẽ, sự sẵn sàng, tính tiện ích và giácủa các dịch vụ
Chất lượng từ góc độ nhân viên y tế thường trú trọng tới chuyên môn vàmong đợi được thù lao xứng đáng với công việc và trách nhiệm mà họ đảm nhận
Nhà quản lí bệnh viện lại có những quan tâm riêng về chất lượng đó là tínhhiệu quả, hiệu suất, sự an toàn, sự hài lòng của người bệnh và cán bộ y tế
Chất lượng ở mức cá nhân là "làm đúng ngay từ lần đầu và làm tốt hơn trongnhững lần tiếp theo" Tuy nhiên để xác định chất lượng theo quan điểm này là vấn
đề không đơn giản, chúng ta phải có khả năng đo lường mức độ thực hiện nhiệm vụcủa một người hiện tại và tương lai Cần liên kết hệ thống giám sát và đánh giá khảnăng thực hiện cải tiến liên tục
Sức khỏe và tính mạng của mỗi người dân là điều quý giá nhất, hạnh phúc nhất
và thiêng liêng nhất đối với mỗi con người, mỗi gia đình và mọi xã hội Vì vậy, bảođảm an toàn và chất lượng chăm sóc người bệnh là một đòi hỏi khách quan đối với mọi
hệ thống y tế bởi các lý do sau đây:
Đổi mới cơ chế tài chính hoạt động bệnh viện: người bệnh/khách hàng từngbước được trao quyền lực chọn cơ sở khám chữa bệnh tạo áp lực cho các bệnh viện
Trang 11phải nâng cao chất lượng và an toàn để thu hút người bệnh/khách hàng Bệnh việnkhông có hoặc ít người bệnh sẽ không có cơ hội phát triển chuyên môn và không cónguồn tài chính để trả lương và duy trì các hoạt động khám chữa bệnh.
Bệnh viện đứng trước nhiều áp lực về sự cố y khoa: y học là lĩnh vực chẩnđoán mang tính xác suất, bất định, bản chất của các dịch vụ y tế gắn liền với cácnguy cơ và rủi ro đối với người bệnh và khách hàng do có nhiều yếu tố tiềm ẩn nhưnhiễm khuẩn bệnh viện, sai sót chuyên môn, sự cố y khoa không mong muốn Vìvậy, người dân và người bệnh luôn mong đợi thầy thuốc và cán bộ y tế vừa là người cónăng lực chuyên môn vừa có trách nhiệm cao trước tính mạng của họ và vừa có đạo đứcnghề nghiệp để hạn chế tới mức thấp nhất các nguy cơ và rủi ro trong khám chữa bệnh
Những thiếu hụt về tiêu chí đánh giá công tác chăm sóc người bệnh tạo nênnhững khoảng trống dịch vụ chăm sóc người bệnh do BV chỉ tập trung quan tâmthực hiện các nội dung được BYT đưa vào kiểm tra đánh giá Mặt khác, nội dungtiêu chí đánh giá chưa đầy đủ còn làm cho kết quả đánh giá chất lượng bệnh việnhằng năm thiếu tính toàn diện và giảm độ tin cậy do chưa đo lường đầy đủ cácthành tố tạo nên chất lượng bệnh viện
Từ những lí do trên đây, việc bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng đang làvấn đề quan tâm hàng đầu của mọi hệ thống y tế, đòi hỏi các cơ sở y tế phải hoạch địnhchất lượng, thiết lập và công bố các tiêu chuẩn chất lượng và công khai chất lượng cácdịch vụ khám chữa bệnh do mỗi cơ sở y tế cung cấp Chúng tôi tiến hành đề tài này với 2mục tiêu sau:
1 Mô tả kết quả áp dụng10 tiêu chuẩn quản lý chăm sóc người bệnh của Bộ
Y tế tại 60 bệnh viện thuộc dự án Norred.
2 Đánh giá mức độ phù hợp của hai thang đánh giá kết quả và mức độ phù
hợp của bộ tiêu chuẩn năm 2016.
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Điều dưỡng viên và hộ sinh viên là thành phần nhân lực thiết yếu của nguồnnhân lực y tế Trực tiếp chăm sóc người bệnh và cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục
24 giờ/ngày Trong báo cáo chuyên môn của Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận địnhdịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng và hộ sinh viên cung cấp là một trong cáctrụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Tuyên bố Chieng Mai (2006) đã khẳng định “Điềudưỡng và hộ sinh là nguồn nhân lực thiết yếu của hệ thống y tế và có đóng góp tolớn vào việc thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và đạt được các mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ
1.1 Một số khái niệm
- Điều dưỡng: Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về điều dưỡng, cho đến nay
chưa có sự thống nhất về một định nghĩa chung, dưới đây là một số định nghĩa được
đa số các nước công nhận[1],[14],[15]:
Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ,phục hồi người bệnh (Florent Nightingale,1860)
Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của ngườibệnh hoặc người khỏe hoặc cho cái chết được thanh thản Giúp đỡ mọi người saocho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt (Viginia Handerson,1960)
Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị để đáp ứng những vấn đề bất thường liênquan đến sức khỏe con người (Hội điều dưỡng Mỹ, 1995) Cho đến nay định nghĩanày được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới
Theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội
Vụ thì: Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện, tổchức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoatại các cơ sở y tế
Trang 13- Y tế cơ sở: bao gồm Phòng Y tế; Bệnh viện huyện; Trung tâm Dân số kế
hoạch hoá gia đình; Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và TYT phường, xã, thônbản Y tế cơ sở đảm nhiệm chức năng thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sứckhoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻban đầu và đỡ đẻ thông thường Cung ứng thuốc thiết yếu Lồng ghép các chươngtrình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ; huyđộng cộng đồng tích cực thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình Tham giacác hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể, tạo raphong trào toàn dân vì sức khoẻ [16],[17]
- Nhân lực y tế: Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao
gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sứckhoẻ”[47],[48] Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế,người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấpcác dịch vụ y tế Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (nhưtình nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lương y ); kể cả nhữngngười làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác
(như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp)
Có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực y tế
Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến cơ chế nhằm phát triển kỹ năng,
kiến thức và năng lực chuyên môn của cá nhân và về mặt tổ chức công việc Bên
cạnh đó, cần quan tâm đến khái niệm quản lý nguồn nhân lực Mục đích chung là để
có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiệnđúng công việc, và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý[16],[17]
- Đào tạo liên tục (ĐTLT): không phải là một khái niệm mới tại Việt Nam,
khái niệm này đã xuất hiện trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh và rất nhiều các văn
bản quản lý cũng như những tài liệu hướng dẫn quản lý do Bộ Y tế ban hành Đào
tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật,
Trang 14bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại,đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoáđào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằngcấp quốc gia [1] Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạobồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (ContinuingMedical Education - CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (ContinuingProfessional Development); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụchỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế màkhông thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân [1]
- Nhu cầu đào tạo: Có rất nhiều định nghĩa về nhu cầu đào tạo nhưng sau đây
có hai định nghĩa thường được sử dụng để làm cơ sở để đánh giá nhu cầu đào tạo(NCĐT)[20]:
+ Nhu cầu được định nghĩa là sự chênh lệch giữa các mong muốn, các yêucầu hay các tiêu chuẩn đặt ra và những thực tế đạt được
+ NCĐT của một người là những gì người đó cần học để có thể đạt được mộtmục tiêu nhất định trong cuộc sống hay trong công việc
- Đánh giá nhu cầu đào tạo: Có rất nhiều định nghĩa về đánh giá nhu cầu đào
tạo nhưng sau đây có hai định nghĩa thường được sử dụng để làm cơ sở cho việcthực hiện đánh giá NCĐT[16]:
+ Đánh giá nhu cầu đào tạo: (Trainning needs analysis) là phương pháp xácđịnh nếu có nhu cầu đào tạo và tồn tại những gì đào tạo là cần thiết để lấp đầykhoảng trống Đánh giá nhu cầu đào tạo (NCĐT) là tìm cách xác định chính xácmức độ của tình hình hiện nay qua các cuộc điều tra mục tiêu, phỏng vấn, quan sát,
số liệu thứ cấp hoặc hội thảo Việc tìm hiểu khoảng cách giữa trạng thái hiện tại vàtrạng thái mong muốn có thể chỉ ra những vấn đề mà lần lượt có thể được dịchthành một nhu cầu đào tạo Đánh giá NCĐT được coi là bước quan trọng đầu tiên
mà mỗi cơ sở đào tạo cần thực hiện để đưa ra những chương trình học phù hợp vớiyêu cầu và thực tiễn công việc hàng ngày [20]
Trang 15+ Đánh giá NCĐT là quá trình mà bạn phải cố gắng hiểu rõ về người tham gia
và năng lực của họ trước khi đào tạo Đánh giá NCĐT quan tâm đến nhu cầu cầnphải học, không phải quan tâm đến việc thích hay không thích của người học Nógiúp đánh giá sự chênh lệch giữa các kĩ năng, kiến thức và thái độ mà người họcđang có với kĩ năng, kiến thức và thái độ mà người học cần phải có [20]
1.2 Thực trạng nhân lực điều dưỡng
1.2.1 Thực trạng nhân lực điều dưỡng trên thế giới
Thế giới đã bước vào giai đoạn quan trọng đối với nguồn nhân lực vì sứckhoẻ Sự khan hiếm của nhân viên y tế có trình độ, bao gồm điều dưỡng, đang đượcnhấn mạnh là một trong những trở ngại lớn nhất để đạt được hiệu quả của hệ thống y
tế Vào tháng 1 năm 2004, Diễn đàn cấp cao về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về
y tế (the High Level Forum on the Health Millennium Development Goals - MDGs) đãbáo cáo, "Có một cuộc khủng hoảng nhân lực về chăm sóc sức khoẻ, cần được giảiquyết khẩn cấp" (High Level Forum on the Health MDGs, 2004, trang 4) Cũng trongnăm này, tổ chức the Joint Learning Initiative báo cáo rằng "Có sự thiếu hụt nhân lực y
tế trên toàn cầu" (Joint Learning Initiative 2004, trang 3) Năm 2006, Tổ chức Y tế Thếgiới đã dành toàn bộ Báo cáo Y tế Thế giới cho những tác động tiêu cực đến sự thiếuhụt nhân lực đối với chăm sóc sức khoẻ toàn cầu [16]
Theo Yoshifumi Nakata, Fumiaki Yasukawa và James Buchan (2008), NhậtBản là một trong số các quốc gia có số lượng điều dưỡng lớn nhất trên thế giới,những chính sách và giải pháp đang được áp dụng ở quốc gia này nhằm đối phó vớinhững thách thức từ sự thiếu hụt nhân lực điều dưỡng Kết quả nghiên cứu cho thấyđang có sự mất cân bằng giữa nguồn cung cấp nhân lực điều dưỡng và nhu cầu sửdụng nhân lực điều dưỡng tại quốc gia này [51]
Theo Buchan (2008), sự thiếu hụt nhân lực điều dưỡng không chỉ là một tháchthức về tổ chức hoặc một chủ đề cho phân tích kinh tế; nó có một tác động tiêu cựclớn đến việc chăm sóc sức khoẻ Việc không thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt
Trang 16điều dưỡng - có thể là ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu - sẽ dẫnđến việc không duy trì hoặc cải thiện chăm sóc sức khoẻ[44]
Theo nghiên cứu của Nahid Dehghan Nayeri năm 2005, những điều dưỡngviên tham gia nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề nhân sự là yếu tố quan trọng nhất trongviệc thúc đẩy hoặc cản trở năng suất của họ Điều dưỡng viên này cũng cho rằngcác yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các yếu tố nguồn nhân lực bao gồm: đánhgiá có hệ thống số nhân viên; một quá trình lựa chọn tốt dựa trên các tiêu chí kiểmchứng; cung cấp đủ nhân lực trong suốt cả năm; sự tham gia đầy đủ của điều dưỡngviên trong quá trình tiếp nhận bệnh nhân; và truyền thông tốt trong đội chăm sóc.Chú ý đến các yếu tố này tạo ra một nền tảng thích hợp cho việc nâng cao năng suất
và giảm các tác động tiêu cực của sự thiếu hụt nguồn nhân lực, trong khi bỏ quahoặc làm gián đoạn chúng sẽ làm giảm năng suất của điều dưỡng[52]
Theo nghiên cứu của Lammitakanen và cộng sự (2008) thì tại Mỹ có tỷ lệ điềudưỡng trên 1000 dân là 10/1000, đồng thời cũng cho rằng cần phải có biện pháp đểcải thiện sự thiếu hụt điều dưỡng Cũng vậy, các quốc gia ở Châu Phi và Châu Á có
tỷ lệ điều dưỡng trên 1000 dân được báo cáo là: ít hơn 0,5 điều dưỡng trên 1000 dân
số Rõ ràng, vấn đề xác định, đo lường và giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lựcchăm sóc cần phải tính đến sự khác biệt rất lớn trong kỹ năng chăm sóc hiện tại ởcác quốc gia, các ngành và khu vực khác nhau Tuy nhiên, bất kể nguồn lực sẵn có,bằng chứng cho thấy rằng có một tập hợp các vấn đề và phương pháp chung mà cácnhà hoạch định chính sách cần tập trung nhằm tối đa hoá tác động của các can thiệpnhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt [53]
1.2.2 Thực trạng nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng nhân lực y tế đã tăng lên nhiều qua các nămqua, đặc biệt là số điều dưỡng và nữ hộ sinh Hiện nay số nhân lực y tế trên 10.000 dâncủa Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao, tăng từ 29,2 năm 2001 lên35,1 năm 2009 Có 100% số xã và 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động,
Trang 1780% số xã có bác sỹ hoạt động vào năm 2010 (bao gồm cả 10% số bác sỹ thuộc phòngkhám đa khoa khu vực và bác sỹ tăng cường từ tuyến huyện)
Mạng lưới các trường đào tạo nhân lực y tế đã được mở rộng Cả nước có 21
trường/khoa đại học y, dược công lập (17 trường thuộc dân sự, 1 trường thuộc quânđội) và 3 trường/khoa y đại học tư thục Hầu hết các tỉnh đều có trường trung cấphoặc cao đẳng y tế
Theo nghiên cứu của Trần Quốc Kham và cộng sự năm 2009, nhân lực điềudưỡng trung cấp tuyến cơ sở tỉnh Điện Biên có sự chênh lệch giữa nam và nữ(55,38% so với 44,62%) và phần lớn điều dưỡng viên trung cấp là người dân tộcthiểu số (63,49%), độ tuổi dưới 30 tuổi (76,98%), mới tốt nghiệp điều dưỡng: cóthâm niên dưới 1 năm chiếm 32,54% và thâm niên từ 1- 5 năm chiếm 48,41%.Cũng theo nghiên cứu này, nhân lực điều dưỡng chủ yếu của tuyến cơ sở có trình độtrung cấp (98,84%) Đồng thời nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ lên đại học, caođẳng của điều dưỡng trung cấp là 92,86%
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng tại Việt Nam
1.3.1 Phân loại điều dưỡng
Theo Quyết đinh số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Bộtrưởng Bộ Nội Vụ qui định phân cấp nhiệm vụ của điều dưỡng như sau [18]:
1.3.1.1 Điều dưỡng trung cấp
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp thực hiện các kỹthuật điều dưỡng cơ bản tại các cơ sở y tế Nhiệm vụ cụ thể:
Trực tiếp thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh theo đúng quy chếchuyên môn và quy định của cơ sở y tế
Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản theo từng lĩnh vực chuyên khoa
và phụ giúp điều dưỡng ở ngạch cao hơn thực hiện các kỹ thuật phức tạptheo y lệnh của bác Bĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách
Theo dõi, ghi chép diễn biến hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là nhữngngười bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu; phát hiện và báo cáo kịp thời
Trang 18những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị và điều dưỡngphụ trách để xử trí
Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn
Thực hiện giáo dục sức khỏe, đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, người nhàngười bệnh giữ gìn vệ sinh, trật tự
1.3.1.2 Điều dưỡng cao đẳng
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện các kỹ thuậtđiều dưỡng cơ bản và một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa phức tạp tại các cơ
sở y tế Bên cạnh đó, ĐDCĐ phải đảm nhiệm một số nhiêm vụ chuyên môn phứctạp, chuyên sâu hơn so với ĐDTC:
Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện và trực tiếp thực hiện kế hoạchchăm sóc người bệnh toàn diện theo đúng quy chế chuyên môn
Bên cạnh việc thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, ĐDCĐ còn thựchiện một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo y lệnh củabác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách
Hướng dẫn thực hành các kỹ thuật điều dưỡng cho điều dưỡng ở ngạch thấphơn và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh
1.3.1.3 Điều dưỡng đại học
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, tổ chức thực hiện các kỹthuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế Nhiệm vụ cụ thể:
Lập kế hoạch chăm sóc và phối hợp với bác sĩ trong việc tổ chức thực hiện
kế hoạch chăm sóc người bệnh toán diện theo đúng các quy chế chuyên môn
Tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát các điều dưỡng ở ngạch thấp hơntrong việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ và thực hiện kế hoạch chăm sócngười bệnh toàn diện
Trang 19 Dự trù và tổ chức việc chuẩn bị đủ, đúng, kịp thời dụng cụ, phương tiện,thuốc và hồ sơ bệnh án phục vụ cho công tác khám bệnh, cấp cứu, điều trị vàchăm sóc người bệnh
Tổ chức thực hiện công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe và công tác giữ gìn trật
tự, vệ sinh, phòng dịch bệnh
Hướng dẫn kỹ thuật điều dưỡng cho học sinh, sinh viên điều dưỡng và chođiều dưỡng ở ngạch thấp hơn; thực hiện việc chỉ đạo tuyến và tham gia các
đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực điều dưỡng
Theo nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc năm 2013 cho thấy tỷ lệ đạt tốt 03 lĩnhvực năng lực và năng lực chung là năng lực thực hành chăm sóc (lĩnh vực I) tỷ lệđạt tốt: ĐDCĐ là 62,6%; ĐDĐH là 74,7% Năng lực quản lý và phát triển nghềnghiệp (lĩnh vực II) có tỷ lệ đạt tốt: ĐDCĐ là 64,2%, ĐDĐH là 74,7% Thực hànhpháp luật và đạo đức nghề nghiệp (lĩnh vực III) có tỷ lệ đạt tốt: ĐDCĐ là 79,7%, ĐDĐH là 92,2% Năng lực chung (cả 3 lĩnh vực) có tỷ lệ đạt tốt : ĐDCĐ là 67,2%
và ĐDĐH là 79,6% Như vậy có thể thấy rằng mức độ đạt tốt theo 03 lĩnh vực nănglực của ĐDĐH là cao hơn so với ĐDCĐ [13]
Theo thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT - BYT- BNV ngày 07/10/2015 của
Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng có
trình độ sau đại học như sau[9]:
1.3.1 4 Điều dưỡng hạng II có nhiệm vụ
- Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:
Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quảchăm sóc người bệnh;
Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõiphù hợp với người bệnh;
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng chongười bệnh;
Trang 20Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định;
Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh
- Sơ cứu, cấp cứu:
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa
- Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:
Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông,
tư vấn, giáo dục sức khỏe;
Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
- Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:
- Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:
- Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:
1.3.1.5 Điều dưỡng hạng III có nhiệm vụ
Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham
gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh
- Sơ cứu, cấp cứu:
Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa
- Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
Trang 21Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vếtthương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng
- Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh
- Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị
- Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp
1.3.2 Nhiệm vụ chuyên môn
Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế vềhướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện có qui định
rõ 12 nhiệm vụ của điều dưỡng như sau [3]:
(1) Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
(2) Chăm sóc về tinh thần
(3) Chăm sóc vệ sinh cá nhân
(4) Chăm sóc dinh dưỡng
(5) Chăm sóc phục hồi chức năng
(6) Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
(7) Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
(8) Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong (9) Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
(10) Theo dõi, đánh giá người bệnh
(11) Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong
chăm sóc người bệnh
(12) Ghi chép hồ sơ bệnh án
1.3.3 Chức năng của Điều dưỡng: Gồm 2 chức năng chính:
1.3.3.1 Chức năng độc lập [12]
Trang 22Người điều dưỡng cần chủ động trong quá trình thực hiện các kĩ thuậtchuyên môn liên quan đến chăm sóc NB trong phạm vi đã qui định Mặt khác , điềudưỡng chủ dộng trong công việc giúp đáp ứng được nhu cầu cơ bản của NB
1.3.3.2 Chức năng phối hợp [12]
Chức năng này liên quan tới việc thực hiện các y lệnh của thầy thuốc và việc báocáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc Trong khi thực hiện chức năng này ngườiĐiều dưỡng phải hiểu được mình là người cộng tác với thầy thuốc chứ không phải làngười trợ giúp cho thầy thuốc như quan điểm trước đây Chức năng phối hợp củangười Điều dưỡng bao hàm cả việc người Điều dưỡng cần có sự phối hợp với bạn bèđồng nghiệp (ĐD, Hộ sinh, kỹ thuật viên khác) để hoàn thành công việc của mình
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc tại 21 khoa lâm sàng bệnh viện E năm
2013 cho thấy tỷ lệ ĐD có kiến thức “Đạt” cả 03 quy trình tiêm tĩnh mạch, truyềntĩnh mạch và thay băng là 79,1% Tỷ lệ ĐD có kiến thức “Đạt” trong quy trình tiêmtĩnh mạch là 66,4%; truyền tĩnh mạch là 71,6% và thay băng là 85,1% Tỷ lệ điềudưỡng có thái độ “Đạt” trong quy trình tiêm tĩnh mạch là 72,7%; truyền dịch là73,2%, và thay băng là 74,2% Như vậy, có thể thấy rằng, tỷ lệ kiến thức “khôngđạt” chiếm trên 20% và gần 30% là thái độ “không đạt” Bên cạnh đó, nghiên cứucũng đưa ra những khuyến nghị cho nhà quản lý là cần chú trọng kế hoạch quản lýcác quy trình kỹ thuật, xây dựng kế hoạch đào tạo huấn luyện và giáo dục nhằmthay đổi những hành vi chưa tốt để đảm bảo an toàn người bệnh và nâng cao chấtlượng thực hành quy trình kỹ thuật cho điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện
Từ năm 1990 đến nay, ngành Điều dưỡng Việt Nam được sự hỗ trợ củachính phủ và Bộ Y tế đã phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực về quản lý, đàotạo, thực hành và nghiên cứu ĐD Trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế,chính phủ đã ký Thỏa thuận khung về thừa nhận lẫn nhau với 10 quốc gia ASEAN
về việc công nhận dịch vụ Điều dưỡng trong khu vực Để tăng cường chất lượngnguồn nhân lực điều dưỡng làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo và sửdụng nhân lực điều dưỡng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu hội nhập của các nướctrong khu vực, Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam đã xây dựng Bộ
Trang 23Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam với sự hỗ trợ của Hội Điềudưỡng Canada và chuyên gia điều dưỡng của Đại học Kỹ thuật Queensland - Úc.Tài liệu này đã được các chuyên gia điều dưỡng trong nước, các nhà quản lý y tế vàgiáo dục điều dưỡng tham gia biên soạn trên cơ sở tham khảo Tiêu chuẩn năng lựcđiều dưỡng của các nước trong khu vực và trên thế giới Trên cơ sở kết luận thẩmđịnh của Hội đồng chuyên môn được thành lập theo Quyết định số 3602/QĐ-BYTngày 04 tháng 10 năm 2011, Bộ Y tế ban hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điềudưỡng Việt Nam để các cơ sở đào tạo, sử dụng điều dưỡng nghiên cứu áp dụng và
để thông tin cho các nước trong khu vực và Thế giới về chuẩn năng lực điều dưỡngViệt Nam [16],[21]
1.4 Đào tạo liên tục (CME) cán bộ y tế ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế trên thế giới
ĐTLT trong ngành y tế là một hoạt động không thể thiếu, đóng vai trò quantrọng quyết định năng lực, trình độ nghề nghiệp của nhân viên y tế Trong đó,ĐTLT cho cán bộ y tế nói chung và cho đội ngũ điều dưỡng nói riêng là một trongnhững hoạt động nhằm củng cố lại kiến thức, kĩ năng thực hành nghề nghiệp đểtránh nguy cơ lỗi thời về yêu cầu công việc đồng thời cập nhật những kiến thức vàtiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học chăm sóc sức khỏe con người và nâng cao thựchành chuẩn năng lực điều dưỡng Công tác ĐTLT và việc người thầy thuốc phảihọc tập suốt đời ngày càng trở nên quan trọng nhằm đảm bảo và nâng cao chấtlượng trong hệ thống chăm sóc y tế Chính vì vậy, Liên đoàn Giáo dục y học Thếgiới (World Federation for Medical Education-WFME) với tư cách là tổ chức quốc
tế đại diện cho tất cả các cơ sở đào tạo y học đã khởi xướng các phương pháp họctập mới, các công cụ hướng dẫn mới và đổi mới quản lý giáo dục y học Năm 1988,với sự phối hợp của Tổ chức y tế thế giới(WHO), WFME đã xây dựng các tiêuchuẩn quốc tế trong giáo dục y học với mục tiêu chung là cung cấp được một sốchính sách cho việc nâng cao chất lượng trong giáo dục y học, trong phạm vi toàncầu để áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới Bộ tiêu chuẩn quốc tế của WHO và
Trang 24WFME gồm có ba tập bao gồm cả ba giai đoạn của quá trình đào tạo y học là: Giáodục y học cơ bản, Giáo dục y học sau đại học và ĐTLT/Phát triển nghề nghiệp liêntục Bộ tiêu chuẩn quốc tế này đã được đưa ra Hội nghị toàn cầu về giáo dục y họctại Cophenhaghen (2003) và đã được chính thức thông qua, đã được dịch ra nhiềuthứ tiếng và sử dụng tại nhiều nước [54],[55]
Theo nghiên cứu tổng quan của Mbemba Gisèle và cộng sự năm 2013, mộttrong số các phương pháp can thiệp nhằm khuyến khích các điều dưỡng trẻ và làmviệc ở các vùng xa xôi bao gồm bốn hình thức: đào tạo liên tục và can thiệp pháttriển nghề nghiệp, can thiệp pháp lý, ưu đãi tài chính và hỗ trợ cá nhân và nghềnghiệp Cần có thêm kiến thức về hiệu quả của các chiến lược cụ thể để giải quyếtcác yếu tố được biết là góp phần đảm bảo nguồn nhân lực điều dưỡng ở các vùngnông thôn và vùng sâu vùng xa Để đảm bảo việc truyền đạt kiến thức, các chiếnlược lưu giữ phải được đánh giá một cách chặt chẽ bằng cách sử dụng các thiết kếphù hợp
Tại các nước Châu Âu, nơi có nền y học phát triển, một cuộc khảo sát trên 18quốc gia đã minh họa sự đa dạng của các hệ thống CME Hà Lan có một hệ thốngtái chứng nhận theo luật định, nhưng một số quốc gia khác bao gồm cả Anh vàIreland CBYT được phân loại và xem xét để giới thiệu đào tạo lại bắt buộc hoặc táicấp chứng nhận hành nghề Các nước khác nhau có cách tính chu kỳ đào tạo khácnhau, cứ hai năm, ba năm hoặc năm năm, và số tín chỉ yêu cầu dao động từ 50 đến
100 [56]
1.4.2 Đào tạo liên tục cán bộ y tế tại Việt Nam
Việc cập nhật thường xuyên, liên tục những kiến thức mới, kĩ thuật và tiến bộmới của nền y học giúp cho bản thân người CBYT nói chung và đội ngũ ĐD nóiriêng là rất quan trọng nhằm hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn, đồng thờiđây cũng là nhiệm vụ bắt buộc đối với người hành nghề y tế, nghề đặc trưng gắnliền với tính mạng, sức khỏe của con người
Trang 25Ở nước ta, công tác ĐTLT nhân lực y tế đã được triển khai và thường gọi là bổtúc cán bộ, thông qua các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạotuyến, hội thảo, hội nghị, giao ban chuyên môn của khoa, của bệnh viện….Vàonhững năm 1960 Bộ Y tế đã quan tâm mở các lớp học ngắn hạn về chuyên môn vàquản lý tại trường bổ túc cán bộ y tế trung ương Các lớp ngắn hạn được tổ chứcsong song với đào tạo mới cán bộ y tế, nhưng số lượng còn hạn chế Những năm
1980 do có khó khăn về kinh tế nên công tác bổ túc cán bộ y tế không được coitrọng và nhiều khi bị lãng quên, trong các kế hoạch đào tạo chính thức của ngànhthường không đề cập đến vấn đề này [20]
Khái niệm Đào tạo liên tục cán bộ y tế bắt đầu được đưa vào ngành và được tổchức có hệ thống từ những năm 1990 dưới sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ đào tạonhân lực cán bộ Y tế (Training System Support Area - TSSA hay còn gọi là Dự án03/SIDA Thụy Điển)
Nghị quyết 46/NQ-TƯ của Bộ chính trị (2005) đã chỉ rõ” Nghề Y là một nghềđặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, đây là quanđiểm chỉ đạo xuyên suốt, nêu bật tính đặc thù trong đào tạo, sử dụng nhân lực y tế.Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều những chính sách liên quan đếnđào tạo,sử dụng, đãi ngộ CBYT như: Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg về “Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46/NQ-TW[24] Luật Khámchữa bệnh đã qui định nghĩa vụ học tập của Bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh và qui định những người không tham gia cập nhật kiếnthức y khoa liên tục trong 2 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Thông tư số07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 05 năm 2008 về Hướng dẫn công tác ĐTLT đốivới CBYT[8] Thông tư này qui định tất cả các CBYT đang hoạt động trong lĩnh vự
y tế của Việt Nam phải được đào tạo, câp nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ tronglĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình Tuy nhiên, công tác ĐTLT cho nhân lựcngành y tế triển khai còn chậm, chưa hiệu quả, thụ động, trông chờ các chính sách
hỗ trợ từ Bộ y tế và các dự án trong và ngoài nước, nên hiệu quả của ĐTLT chưacao, chưa đáp ứng nhu cầu như mong muốn Nhận thấy được những hạn chế tồn tại
Trang 26trong công tác ĐTLT, đồng thời để phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh vànâng cao chất lượng dịch vụ y tế, năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 22/2013/TT-BYT về hướng dẫn ĐTLT cho CBYT Theo đó, Thông tư quy định rõ CBYT đãđược cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa
vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp
Cán bộ y tế thuộc các đối tượng còn lại có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tụctối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn đểtính thời gian đào tạo liên tục[16]
Năm 2014 Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để xuất bản tài liệuhướng dẫn về công tác quản lý đào tạo liên tục cán bộ y tế, tài liệu hướng dẫn côngtác đảm bảo chất lượng đối với cơ sảo đào tạo cán bộ y tế Đây là những nội dunghướng dẫn cụ thể cho công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế
Theo Bộ y tế đến nay Việt Nam tuy bước đầu đã hình thành hệ thống đào tạoliên tục nhưng chưa hoàn chỉnh Những chế độ, chính sách còn chưa đầy đủ, thiếuđồng bộ khiến cho việc triển khai thực hiện ĐTLT gặp nhiều khó khăn Chất lượngđội ngũ nhân lực y tế không phát triển kịp theo nhu cầu, làm ảnh hưởng đến côngtác chuyên môn của ngành y tế Công tác triển khai ĐTLT theo hướng dẫn của Bộ
Y tế tại các tỉnh thành trong cả nước hiện nay vẫn còn nhiều bất cấp, chưa đồng bộ,công tác báo cáo chưa đầy đủ, chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả của công tác đàotạo liên tục CBYT tại các tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế Thực tế cho thấy,CBYT được đào tạo tại chỗ sát với nhu cầu công việc hàng ngày hiệu quả hơn là vềcác trường để học tập Chính vì vậy, hiện nay, Bộ y tế đã giao cho các Sở y tế, cácđơn vị trung ương cùng với các trường phải tham gia tổ chức công tác ĐTLT choCBYT Hệ thống cơ sở ĐTLT trong cả nước cũng được mở rộng qui mô hơn [15],[20]
Khi xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc người bệnh trong các bệnhviện, một câu hỏi rất quan trọng được đặt ra đối với các tác giả là "chất lượng chăm
Trang 27sóc người bệnh là gì hay nói một cách khác các yếu tố nào tạo nên chất lượng chămsóc người bệnh trong các bệnh viện".
1.5 An toàn trong chăm sóc y tế là nền tảng của chất lượng
Là nền tảng xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn trong chăm sóc y tế Vì vậycần quan tâm đến 6 nội dung sau trong an toàn người bệnh làm cơ sở xây dựng cáctiêu chuẩn cụ thể giúp thực hành an toàn hơn trong y tế:
Tại Điều 7 Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về hướngdẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong các bệnh viện đã quy địnhcác cơ sở y tế cần phải thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảođảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau:
(1) Xác định chính xác người bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ; (2)
An toàn phẫu thuật, thủ thuật; (3) An toàn trong sử dụng thuốc; (4) Phòng và kiểmsoát nhiễm khuẩn bệnh viện; (5) Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạtthông tin sai lệch giữa nhân viên y tế; (6) Phòng ngừa người bệnh bị ngã; và Antoàn trong sử dụng trang thiết bị y tế
Các quy định trên đây phù hợp với các khuyến cáo chuyên môn của Tổ chức y
tế Thế giới vì vậy các cơ sở y tế cần xây dựng các hướng dẫn chi tiết đối với từngnhóm sự cố y khoa, tổ chức đào tạo, triển khai áp dụng và kiểm tra đánh giá các kếtthực hiện Đặc biệt là An toàn trong phẫu thuật, thủ thuật[10],[11],[27], [28],[29],[30]:
1.5.1 Xác định chính xác danh tính người bệnh và cải thiện thông tin trong nhóm chăm sóc
Theo thống kê của ủy ban liên hợp quốc tế về an toàn bệnh nhân, các sự cốxảy ra trong trao đổi thông tin chiếm đến 65% của tất cả sự cố Sự sai lạc trong traođổi thông tin thường dẫn đến giữa các nhân viên y tế (NVYT) với nhau và giữanhân viên y tế và bệnh nhân thường dẫn đến xác định sai người bệnh Do đó, cần cảitiến và gia tăng sự trao đổi thông tin, phòng ngừa những sai sót, sự cố y khoa trongviệc xác định người bệnh và cải tiến thông tin trong nhóm chăm sóc
Trang 28Các cơ sở y tế phải nhận ra được các rào cản đối với việc trao đổi thông tinhiệu quả và phải triển khai các qui trình trao đổi thông tin bằng lời nói hoặc bằngvăn bản bảo đảm chính xác, kịp thời, và hoàn chỉnh giữa y bác sĩ và tất cả nhữngngười có liên quan đến việc sử dụng dữ liệu Bảy phần trăm số người trả lời mộtcuộc thăm dò do Viện Thực Hành Y Tế An Toàn tiến hành năm 2005 cho thấy rằng
họ bị sai sót trong thực hiện thông tin do mệnh lệnh không rõ ràng, áp đặt Quản lýthông tin của cơ sở y tế hiệu quả sẽ hỗ trợ các các hoạt động cải tiến nghiệp vụchuyên môn, và hoạt động liên quan đến chăm sóc, điều trị, và phục vụ người bệnh,các hoạt động giảm rủi ro Cải tiến thông tin giữa NVYT và bệnh nhân cũng hỗ trợcác hoạt động an toàn cho bệnh nhân Từ năm 1995, chiến dịch “Hãy Phát Biểu ÝKiến” của ủy ban liên hợp quốc tế đã khuyến khích bệnh nhân và gia đình trao đổivới người chăm lo sức khoẻ cho mình nếu họ có câu hỏi hoặc bức xúc về các khíacạnh chữa trị và đã giúp giảm thiểu sự cố do thiếu thông tin[10],[11], [18], [27],
1.5.2 An toàn trong sử dụng thuốc
Mục tiêu của điều trị là việc đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và rủi ro ítnhất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh Có những rủi ro vốn có, cảđược biết và chưa biết, liên quan đến việc dùng thuốc (bao gồm thuốc kê đơn hoặckhông kê đơn) và các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc Các sự cố, rủi ro bao gồm phảnứng có hại cả tác dụng phụ (ADR) và sai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc là những sai sót có thể phòng tránh được thôngqua hệ thống kiểm soát hiệu quả liên quan đến dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, nhânviên y tế, người bệnh, và những người khác trong các thiết lập tổ chức cũng như các
cơ quan quản lý và các ngành công nghiệp dược phẩm Những sai sót này có thểgây ra thất bại trong điều trị và phản ứng có hại của thuốc hoặc gây ra lãng phí cácnguồn lực.Theo ước tính của viện nghiên cứu dược phẩm Mỹ, mỗi năm có khoảng
từ 44.0 đến 98.000 người Mỹ chết do sai sót liên quan đến thuốc và rất nhiều ca tửvong đó có nguyên nhân do dùng sai thuốc hoặc liên quan đến các sự cố bất lợi củathuốc Sử dụng thuốc sai liều cũng là một nguyên nhân dẫn đến các sự cố bất lợi củathuốc, theo một nghiên cứu trên 36 trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Mỹ cứ 5
Trang 29liều thuốc thì có xấp xỉ 1 liều được chỉ định không đúng, và có tới 7% tiềm tàngnguy cơ gặp sự cố bất lợi của thuốc Sai sót trong dùng thuốc có thể xảy ra trong tất
cả các hoạt động: kê đơn, cấp phát, sử dụng thuốc và không tuân thủ điều trị củangười bệnh[1],[3],[8],[24],[25],[26],[36],[37],[38],[41],[42],[43]
1.5.3 An toàn trong phẫu thuật, thủ thuật
Phẫu thuật là một kỹ thuật y tế được thực hiện với mục đích để chẩn đoánbệnh, điều trị, chỉnh hình, ghép tạng, giảm đau … được tiến hành phổ biến trongchăm sóc người bệnh Tuy nhiên trong quá trình tiến hành phẫu thuật, sai sót và sự
cố có thể xảy ra Mọi biến cố và tai biến có thể xảy ngay trước cuộc mổ bắt đầu(phản ứng thuốc mê, tê) … cho đến thời gian về sau, thậm chí hàng năm sau khingười bệnh đã ra viện (để quên đồ trong cơ thể người bệnh), gây ảnh hưởng sứckhỏe, cả về thể lực và tâm lý lâu dài Hậu quả không chỉ làm ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc mổ, còn làm tăng thời gian điều trị và nằm viện, tăng chi phí điều trị,người bệnh giảm thu nhập, tăng tỷ lệ mắc và tử vong, những đau đớn mà ngườibệnh phải gánh chịu cũng như vấn đề kiện cáo và pháp luật
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm trên toàn thế giới ướcchừng có trên 230 triệu năm ca phẫu thuật được thực hiện tương đương (1: 25người), gấp 2 lần số trẻ được sinh ra Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tínhmạng tới 7 triệu trường hợp (khoảng 16%), trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vongliên quan đến an toàn phẫu thuật (gần 10%) các biến chứng chết người xảy ra tại cácphòng mổ lớn Cứ 150 người bệnh nhập viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố ykhoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến phẫu thuật Sự cố y khoa tácđộng đến 1/10 bệnh nhân trên toàn thế giới
Theo những báo cáo gần đây cho thất tỷ lệ sự cố (Adverse events) liên quanđến phẫu thuật chủ yếu xảy ra ở các nước kém và đang phát triển chiếm khoảng18% Các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ngày càng tăng do : bệnh lý tim mạchtăng, tăng tai nạn thương tích và nhiều người bệnh chấn thương, bệnh lý ung thư,tăng tuổi thọ… Và đương nhiên nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót y khoa liên quanhầu hết đến phẫu thuật
Trang 30Theo báo cáo của Bộ Y Tế Anh, trong suốt 4 năm qua đã có tới 762 bệnh nhân
tử vong vì những lỗi sai lầm ngớ ngẩn của các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật.Trong số đó có tới 322 người bệnh tử vong vì bác sĩ bỏ quên dụng cụ y tế trongngười và 214 ca bệnh thiệt mạng vì các bác sĩ cắt nhầm các bộ phận nội tạng củabệnh nhân Ngoài ra, 73 tai nạn khác là do các y tá nhầm lẫn đưa thức ăn vào dẫnlưu màng phổi của bệnh nhân thay vì đưa vào dạ dày và 58 trường hợp các bệnhnhân qua đời do bị cấy ghép nhầm nội tạng hoặc chân tay giả Tiến sĩ Mile Durkin,giám đốc Trung Tâm bảo vệ sự an toàn của bệnh nhân thuộc Bộ Y Tế Anh cho biếtbên cạnh những lỗi sai của các bác sĩ ở các bệnh viện gây nguy hiểm tới tính mạngcủa các bệnh nhân đã được thống kê, còn rất nhiều tai nạn khác chưa được các bệnhviện báo cáo chính xác Vị giám đốc này cho biết Ban quan lý dịch vụ chăm sóc sứckhỏe của Anh cam kết sẽ không cho phép bất kỳ sơ xuất nào gây nguy hại tới tínhmạng bệnh nhân xảy ra trong thời gian sắp tới Ngoài ra ông còn nói thêm rằng dùchỉ là 1 lỗi sai, một tai nạn cũng đã đáng báo động đối bất kỳ bệnh viện nào
Năm 2011, Bộ Y tế Đài Loan đã có báo cáo chấn động về 5 trường hợp bệnhnhân được ghép tạng từ một người cho chết não có nhiễm HIV Nguyên nhân đượcxác định sau đó là do sai sót từ trung tâm điều phối ghép tạng đã nhầm lẫn dữ liệucủa bệnh nhân chết não với một bệnh nhân khác
Viện Y học Mỹ (Institute of Medicine) báo cáo gần đây tại Mỹ cho thấy từ
1500 đến 2500 các trường hợp phẫu thuật sai vị trí xảy ra hàng năm tại nước này.Điều tra 1050 phẫu thuật viên bàn tay thấy 21% trong số họ đã từng ít nhất 1 lần mổsai vị trí trong sự nghiệp của mình, cũng như vậy sự cố xảy ra 1/4 phẫu thuật viênchỉnh hình có trên 25 kinh nghiệm làm việc… Ước tính hàng năm tại Mỹ có gần98,000 trường hợp tử vong và 1,000,000 trường hợp bị thương tổn do sự cố y khoa.Người ta cũng ước tính năm 2000, riêng chi phí để giải quyết sự cố y khoa cũng mấtkhoảng 887 triệu đô la
Cơ quan đánh giá chất lượng bệnh viện (Joint Commission on Accreditation ofHealthcare Organization) sáng lập tổ chức theo dõi WSS - Wrong Site Surgery -Phẫu thuật sai vị trí cho biết sự cố nhầm vị trí phẫu thuật chiếm tỷ xuất là 1 /27,686
Trang 31bệnh nhân nhập viện, hoặc 1/112,994 trường hợp phẫu thuật Vì vậy việc chuẩn bịngười bệnh trước phẫu thuật, thủ thuật đòi hỏi người cán bộ y tế phải có kiến thức
về chuyên khoa phẫu thuật và tuân thủ các hướng dẫn sẽ giúp giảm thiểu các sự cố
y khoa liên quan đến phẫu thuật, thủ thuật[1],[3],[10],[25],[26],[34]
1.5.4 Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
Bản chất các bệnh truyền nhiễm là có khả năng lây nhiễm rất cao, duy trì sựtrỗi dậy và tái xuất hiện qua từng thời kỳ Hiện nay, sự xuất hiện của các tác nhângây bệnh nguy hiểm như HIV, HBV, HCV; các dịch bệnh do vi rút SARS, CúmAH5N1, H1N1, H7N9; và các vi sinh vật đa kháng làm cho trọng tâm của công táckiểm soát nhiễm khuẩn có nhiều thay đổi Trước đây, chủ yếu tập trung vào ngườibệnh và đặc biệt là người bệnh có phẫu thuật, nay công tác phòng ngừa nhiễmkhuẩn phải tập trung cho cả người bệnh và cán bộ y tế, không chỉ có phẫu thuật màtất cả người bệnh có các can thiệp thủ thuật xâm lấn
Các thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng nhiễm khuẩn cũng có thay đổi từ
“Nhiễm khuẩn bệnh viện - Nosocomial infection hoặc Hospital Infection” sang
“Nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện - Hospital Acquired Infection” và naythuật ngữ hay được các nhà nghiên cứu y học sử dụng là “Nhiễm khuẩn liên quantới chăm sóc y tế - Health Care Asociated Infection-HCAI”
Nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế đang làm hàng triệu người bệnh trênThế giới bị ảnh hưởng hàng năm và là nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng tới sự
an toàn của người bệnh và chất lượng dịch vụ y tế Vì vậy, công tác Phòng và kiểmsoát nhiễm khuẩn luôn là thách thức đối với hệ thống y tế toàn Thế giới và là mộttrong những ưu tiên hàng đầu trong Chương trình bảo đảm an toàn người bệnh Vìvậy tuân thủ thực hiện quy định, tiêu chuẩn chăm sóc đặc biệt là tuân thủ thực hiệnquy trình kỹ thuật đúng sẽ giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn chéo trong môi trườngchăm sóc[1],[6],[27]
1.5.5 An toàn trong môi trường và sử dụng trang thiết bị y tế
Môi trường chăm sóc trong các cơ sở y tế cần đạt được các tiêu chuẩn về antoàn Các cơ sở y tế cần đánh giá, cải tiến, và theo dõi hiệu quả của các giải pháp an
Trang 32toàn môi trường trong khuôn khổ chương trình được yêu cầu về an toàn cho bệnhnhân ở qui mô cơ sở Các hạn chế trong môi trường chăm sóc và sử dụng trang thiết
bị thường là một trong những nguyên do gốc gây nên sự cố, chảng hạn như tự tử, téngã, bị giữ chặt, bơm thuốc quá liều
Theo tổng kết các báo cáo sự cố, tai nạn té ngã dẫn đến tử vong đứng thứ hạngcao trong danh mục sự cố thường gặp Các tai nạn té ngã chiếm khoảng 4,6% sự cốtheo báo cáo của ủy ban an toàn vào năm 2003 Cháy nổ trong phòng mổ cũng làvấn đề ưu tiên hàng đầu ở các cơ sở cấp cứu và phẫu thuật tại chỗ Theo tạp chíCảnh Báo Sự Cố số 29, hơn 27 triệu các cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trúđược thực hiện hàng năm và người ta ước tính rằng mỗi năm có khoảng 100 vụcháy nổ trong phẫu thuật
Mặc dù các nguyên do gốc liên quan đến môi trường chăm sóc có thể chỉ làmột trong nhiều yếu tố góp phần tạo nên sự cố, các cơ sở y tế cần phải có nhữngbước chủ động nêu lên các nguyên do ấy để cuối cùng tăng cường sự an toàn chobệnh nhân Cơ sở y tế cần xây dựng và thực hiện qui trình báo cáo và điều tra các sự
cố liên quan đến môi trường chăm sóc và sử dụng trang thiết bị Các sự cố liên quanđến môi trường chăm sóc và sử dụng trang thiết bị có thể bao gồm:
Các sự cố về an ninh liên quan đến bệnh nhân, nhân viên, và những người
có mặt hoặc liên quan đến cơ sở vật chất
Việc đổ tràn ra ngoài các nguyên vật liệu nguy hiểm và chất thải và những
sự việc liên quan khác
Các vấn đề về quản lý an toàn cháy nổ, sự thiếu hụt, và sự ngừng hoạt động
Các vấn đề về quản lý thiết bị, sự ngừng hoạt động, và sai sót của người
Trang 33Môi trường y tế trong đó các bác sĩ, điều dưỡng cung cấp dịch vụ đang phảiđối mặt với nhiều yếu tố rủi ro liên quan tới hệ thống như: (1) người bệnh quá tải;(2) nhân lực thiếu dẫn đến thời gian khám và tiếp xúc với người bệnh ngắn; (3)thiếu phương tiện để chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh; (4) áp lực tâm lý dopháp lý bảo vệ người hành nghề còn bất cập.
Đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảmthiểu sự cố y khoa bởi các lý do sau: (1) Dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấpđược WHO đánh giá là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế(số lượng đông nhất, tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất và số lượng dịch vụ cungcấp nhiều nhất); (2) Hầu hết các chỉ định của bác sĩ điều trị đều thông qua ngườiđiều dưỡng để thực hiện trên người bệnh; (3) Công việc chuyên môn của điềudưỡng luôn diễn ra trước và sau công tác điều trị và bảo đảm cho công tác điều trị
an toàn
Hiện nay, môi trường công việc của điều dưỡng, hộ sinh còn nhiều khó khănbất cập Gần 50% điều dưỡng, hộ sinh chưa hài lòng với công việc Nguyên nhândo: (1) nghề nghiệp chưa được đánh giá và tôn trọng đúng mức; (2) chưa được tạođiều kiện để hành nghề chủ động trong lĩnh vực chăm sóc; (3) nhân lực thiếu - côngviệc nhiều; (4) ca kíp kéo dài Đã có nhiều bằng chứng nghiên cứu khẳng định tỷ lệđiều dưỡng thấp so với người bệnh sẽ dẫn đến hậu quả tăng sai sót, tăng nhiễmtrùng bệnh viện[1],[3],[10],[27],[28],[29]
Dựa trên nguyên tắc chất lượng lấy người bệnh làm trung tâm, lấy sự mongmuốn và hài lòng của người bệnh làm tiêu chí để xác định và đánh giá chất lượngCSNB, sau khi tập hợp các bằng chứng nghiên cứu của các nước và đối chiếu vớithực tiễn Việt Nam các đặc tính chất lượng chăm sóc người bệnh bao gồm cácthành phần dưới đây
(1) Người bệnh được trao quyền: một trong những đặc tính quan trọng của chấtlượng là người bệnh được trao quyền trong khám chữa bệnh, không bệnh viện nào,nhân viên y tế nào được hạn chế những quyền của người bệnh đã được quy định tạiLuật khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác của pháp luật hiện hành Việc trao
Trang 34quyền cho người bệnh sẽ tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách
dễ dàng hơn và phù hợp với các điều kiện riêng của chính mỗi người bệnh
(2) Người bệnh được chăm sóc bảo đảm an toàn: không một ai chấp nhậnchăm sóc y tế trong một môi trường không an toàn An toàn là chỉ số thiết yếu trong
y tế và là nền tảng của chất lượng Chăm sóc người bệnh không bảo đảm an toàn cóthể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng của người bệnh và gâytổn hại đến danh tiếng của cơ sở y tế trong cộng đồng
(3) Người bệnh được chăm sóc liên tục và kịp thời: công tác chăm sóc ngườibệnh là quá trình bao gồm nhận định nhu cầu chăm sóc lúc người bệnh tới khámhoặc nhập viện, thực hiện các can thiệp điều dưỡng dựa trên nhận định nhu cầu vàtheo dõi đánh giá thường xuyên diễn biến của người bệnh Bệnh viện phải thực hiệnnguyên tắc hoạt động 24/24 giờ/ngày và ở mọi thời điểm phải có tối thiểu một điềudưỡng thường trực chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng Sự chăm sóc ngắtquãng và một hệ thống chuyển tuyến thiếu sự gắn kết là hệ thống kém chất lượng.(4) Người bệnh được chăm sóc về thể chất và tâm lý: những nhu cầu hằngngày của người bệnh như chăm sóc thể chất, sự sạch sẽ, sự yên tĩnh, sự thoải mái,chăm sóc giảm đau và hỗ trợ tâm lý tạo sự an tâm và niềm tin cho người bệnh làthành phần rất quan trọng của chất lượng CSNB
(5) Người bệnh được chăm sóc bởi những điều dưỡng, hộ sinh có năng lực: ngườicung cấp dịch vụ CSNB phải có: kiến thức cập nhật, tuân thủ các qui trình chuyên môn
và thực hành dựa vào bằng chứng khoa học là những điều kiện thiết yếu để CSNB cóchất lượng và an toàn Trong chất lượng y tế, cơ sở y tế và người hành nghề cần phảiđược đào tạo và tập huấn tốt để có năng lực đáp ứng đòi hỏi và kỳ vọng của ngườibệnh và khách hàng Y tế là một lĩnh vực chuyên môn phức tạp và nếu không có nềntảng kỹ thuật tốt sẽ tác động tới sự sống còn của người bệnh Vì vậy, chất lượng CSNBgắn liền với trình độ và năng lực kỹ thuật của người hành nghề
(6) Người bệnh được chăm sóc trong sự hợp tác của nhóm chăm sóc: việc CSNB
do các cá nhân có năng lực thực hiện, tuy nhiên những cá nhân này không thể đem đếncho bệnh nhân một sự chăm sóc tổng thể nếu họ không hợp tác theo nhóm Quan hệ giữa
Trang 35các thành viên trong nhóm chăm sóc vì thế đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thànhcác qui trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng cho người bệnh.
(7) Người bệnh được người chăm sóc trong môi trường thân thiện và có y đức:người bệnh sẽ luôn luôn hài lòng hơn nếu dịch vụ chăm sóc được cung ứng trongmột môi trường chấp nhận được về đạo đức
1.6 Căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn của Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý chất lượng chăm sóc người bệnh của Bộ Y tế.
1.6.1 Cơ sở pháp lý
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006,tại Điều 7 đã nêu chính sách của Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trongnước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham giaxây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt độngtrong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiếnthức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 quy định các quyền của ngườibệnh, các quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh, cấp chứng chỉ hành nghề, quản lí chất lượng, đánh giá chất lượng và cácquy định về sai sót chuyên môn kỹ thuật
1.6.2 Cơ sở thực tiễn
Việc áp dụng Bộ Tiêu chuẩn quản lý chất lượng chăm sóc người bệnh trongbệnh viện là đòi hỏi khách quan, các bệnh viện cần có Bộ tiêu chuẩn chất lượngCSNB để áp dụng và căn cứ vào đó để tự đánh giá mức độ thực hiện Mặt khác, Bộtiêu chuẩn chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện sẽ đưa ra một khung hướngdẫn căn cứ vào đó các tổ chức đánh giá có thể sử dụng như một công cụ để thẩmđịnh và công nhận chất lượng dịch vụ y tế của các bệnh viện
Kinh nghiệm của các nước đã triển khai Chương trình thẩm định chất lượngbệnh viện đã được đánh giá là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượngdịch vụ y tế Một số bệnh viện tư nhân của Việt Nam cũng đã áp dụng các Bộ tiêuchuẩn chất lượng của một số nước vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa
Trang 36bệnh của bệnh viện và đã mang lại kết quả thuyết phục và đang được BYT khuyếnkhích nhân rộng
1.6.3 Cơ sở khoa học
Hiện nay, trên thế giới có nhiều hệ thống đánh giá chất lượng bệnh viện như:
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế - ISO, Quản lý Chất lượng Toàn diện-TQM, Bảo đảmchất lượng - QA, Cải tiến chất lượng liên tục-CQI, Thẩm định chất lượng bệnh viện
- HA và Chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện của JCI v,v Chương trình đánh giáchất lượng bệnh viện của JCI được các tác giả công bố là một trong các biện pháphiệu quả trong việc bảo đảm và cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh
1.7 Nguyên tắc xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá (quản lý) chất lượng chăm sóc của Bộ Y tế (năm 2016)
1.7.1 Lấy người bệnh làm trung tâm
Các tiêu chuẩn, tiêu chí đều hướng tới lợi ích người bệnh nhận được từcông tác chăm sóc điều dưỡng, trọng tâm vào việc đánh giá sức khỏe đầu ra.Ngoài ra, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cũng đặt ra yêu cầu về các cấu trúc
và việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật đối với cá nhân, bộ phận và toàn bệnhviện trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng nhằm bảo đảm antoàn và phòng tránh các nguy cơ rủi ro cho người bệnh trong quá trình nằm viện
1.7.2 Tập trung vào vai trò lãnh đạo và quản lý
Vai trò của người lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa, các phòng là chìakhóa và là thành phần thiết yếu của sự thành công, là cơ sở để thúc đẩy các cá nhân,
bộ phận trong bệnh viện thực hiện các chính sách chất lượng của bệnh viện
Chất lượng chăm sóc người bệnh chỉ có được khi những người lãnh đạo bệnhviện và các khoa phòng đưa thành một trong những mục tiêu ưu tiên và từ đó đầu tưnguồn lực cũng như cam kết lãnh đạo tổ chức nâng cao chất lượng chăm sóc
Người lãnh đạo là người thiết lập văn hóa chất lượng và văn hóa bệnh viện Vìvậy, nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá đều bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem lãnhđạo bệnh viện có sự quan tâm đầy đủ, có ban hành các quy định cụ thể và có thiếtlập các cấu trúc cần thiết để các cá nhân và các đơn vị thực hiện hay không
Trang 371.7.3 Tập trung vào tính hệ thống và tính liên tục
Hoạt động khám chữa bệnh là một dây truyền liên hoàn, từ khoa khám bệnhtới các khoa điều trị, khoa xét nghiệm và các đơn vị hậu cần, tất cả các bộ phậnkhớp nối với nhau tạo thành các mắt xích của dây truyền khám chữa bệnh và mỗimắt xích đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn và chất lượng dịch
vụ cho người bệnh Mặt khác, việc chăm sóc người bệnh luôn diễn ra sự luânchuyển giữa các ca kíp, giữa các nhóm ban đêm và ban ngày, do đó các cán bộ y tếphải bảo đảm rằng người bệnh được bàn giao và theo dõi chăm sóc liên tục
1.7.4 Tập trung vào sự phối hợp của mọi NVYT
Điều trị thành công cho một người bệnh trong bệnh viện là sản phẩm của mộtdây chuyền, một hệ thống gồm nhiều bộ phận, bộ phận nào cũng quan trọng Có thểnói không thể có một sự chăm sóc có chất lượng và toàn diện nếu không có sự hợptác và làm việc theo nhóm Sự hợp tác giữa bác sĩ, điều dưỡng viên, các cán bộ y tế
là một thành phần không thể thiếu để bảo đảm cho người bệnh được chăm sóc cóchất lượng
1.7.5 Tập trung vào đổi mới văn hóa chất lượng
Quá trình đánh giá chất lượng CSNB trong các bệnh viện là quá trình họctập - không phải quá trình thanh tra Đây là một vấn đề đòi hỏi thời gian để đạtđược nhận thức về văn hóa chất lượng đối với tất cả các cá nhân và toàn bộ hệthống Những vấn đề văn hóa chất lượng dưới đây cần được khuyến khích:Mong muốn nâng cao chất lượng thực sự Bệnh viện tự nguyện phấn đấu theomột Bộ tiêu chuẩn chất lượng từ đó chủ động áp dụng, tự nội kiểm để hoàn thiện,khi nào thấy bệnh viện đã đáp ứng được các tiêu chuẩn thì chủ động mời cơ quanđánh giá độc lập giúp đánh giá công nhận để đảm bảo tính khách quan
Không chạy theo thành tích nhất thời Khắc phục những suy nghĩ dấu diếmkhuyết điểm và từ đó dẫn đến hành vi đối phó với các Đoàn đánh giá ở tất cả cáccấp độ nội kiểm và ngoại kiểm
Tập trung phát hiện lỗi hệ thống thay cho tập trung vào xác định lỗi và sai sót
cá nhân Tập trung vào phòng ngừa sai sót hơn là giải quyết hậu quả của sai sót
Trang 38Thay đổi một thông lệ được coi là ít hiệu quả đã có từ rất lâu đó là đầu năm lơ
là, cuối năm tập trung đối phó với kiểm tra Chất lượng bắt đầu từ xác định tầmnhìn, lập kế hoạch chất lượng, thực hiện các cải tiến chất lượng, đánh giá những tiến
bộ và thực hiện những hành động khắc phục, như người trồng cây phải có quá trình
từ lúc gieo hạt, chăm sóc nuôi dưỡng mới có ngày sinh hoa kết trái
1.8 Cấu trúc tiêu chuẩn - tiêu chí
1.8.1 Tiêu chuẩn
Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn định nghĩa: Tiêu chuẩn là đặc tính kỹ thuật và yêucầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này
Mỗi tiêu chuẩn chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện là lời tuyên bố vềmục đích và kết quả mong đợi ở mức có thể đạt Tiêu chuẩn mang tính khái quát và
ổn định trong một giai đoạn nhất định
Các tiêu chuẩn chăm sóc người bệnh được lựa chọn mang tính đặc thù đối vớicông tác điều dưỡng hộ sinh trong bệnh viện Những tiêu chuẩn tuy liên quan tớiđiều dưỡng hộ sinh nhưng đã được đánh giá chung trong các lĩnh vực khác của bệnhviện sẽ không đưa vào nội dung đánh giá chăm sóc người bệnh để tránh chồng chéo
Bộ tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc người bệnh gồm 10 tiêu chuẩn, 154 tiêu chí đolường, ứng với mỗi tiêu chí đo lường là nội dung và phương pháp đánh giá (Thamkhảo Phụ lục 2)
Tiêu chuẩn 1 Người bệnh được đảm bảo các quyền theo quy định của Luật
khám bệnh, chữa bệnh
Tiêu chuẩn 2 Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập và hoạt động hiệu quả Tiêu chuẩn 3 Người bệnh được ĐD, HS hướng dẫn, tư vấn và giáo dục sức
khỏe khi vào viện, trong quá trình nằm viện và lúc ra viện
Tiêu chuẩn 4 Người bệnh được chăm sóc vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Tiêu chuẩn 5 Các qui trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật viên được chuẩn hóa, cập nhật và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt
Trang 39Tiêu chuẩn 6 Người bệnh nhập viện được điều dưỡng, hộ sinh đánh giá xác
định nhu cầu chăm sóc, theo dõi liên tục và ghi bệnh án theo qui định
Tiêu chuẩn 7 Người bệnh được điều dưỡng, hộ sinh dùng thuốc theo đúng
chỉ định, bảo đảm an toàn và hiệu quả
Tiêu chuẩn 8 Người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật được ĐD, HS
hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu củachuyên khoa
Tiêu chuẩn 9: Đào tạo phát triển năng lực điều dưỡng, hộ sinh đáp ứng yêu cầu
chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện và tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh
Tiêu chuẩn 10: Người bệnh được ĐD, HS, KTV chăm sóc, giao tiếp ứng xử
với thái độ ân cần và thông cảm
1.8.2 Tiêu chí
Tiêu chí là sự tuyên bố về một kết quả đầu ra ngắn hạn hoặc yêu cầu về cấutrúc, phương pháp, quy trình hay kết quả đầu ra để thỏa mãn tiêu chuẩn đã đề ra.Tiêu chí có các đặc điểm sau:
- Tiêu chí phải đo lường được
- Tiêu chí là một trong các cấu phần của mỗi tiêu chuẩn
- Tiêu chí có thể thay đổi theo thời gian và sự tiến bộ của tổ chức
1.8.3 Nội dung đo lường từng tiêu chí
Để giúp cho việc đánh giá kết quả thực hiện của từng tiêu chí được thống nhất
và nhất quán, đưa ra hướng dẫn về nội dung đánh giá từng tiêu chí Căn cứ vàohướng dẫn đo lường Nội dung và Phương pháp đánh giá trong phụ lục 2, ngườiđánh giá có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của đơn vị
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 40- 60 bệnh viện nằm trên địa bàn đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc bộđược thụ hưởng dự án Norred của Bộ Y tế
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
- Sử dụng phần mềm Epidata 3.0 và SPSS 23.0 trong nhập liệu, phân tích và
xử lý dữ liệu
2.3 Phương pháp thu thập thông tin đánh giá từng tiêu chí
Thu thập thông tin đảm bảo tính đại diện, đầy đủ và khách quan là công việcrất quan trọng để kết quả đo lường đánh giá từng tiêu chí có sự tin cậy và phản ánhđúng thực tế
Đánh giá viên cần sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thích hợp vớitừng nội dung đánh giá của mỗi tiêu chí Đánh giá viên có thể áp dụng một hoặcphối hợp các phương pháp thu thập thông tin khác nhau để đánh giá đối với từngtiêu chí Các phương pháp thu thập thông tin để đánh giá bao gồm:
4858/QĐ-2.4.1 Nguyên tắc chung đánh giá tiêu chuẩn
- Mỗi tiêu chuẩn được đánh giá theo 5 mức từ mức 1 đến mức 5
- Tiêu chuẩn được xếp ở mức 1 nếu có bất kỳ một tiêu chí nào trong mức 1không đạt
- Tiêu chuẩn được xếp ở mức 2,3,4,5 nếu:
Không có tiêu chí nào không đạt trong mức sau sẽ coi là mức trước đó
Đạt được ĐẦY ĐỦ TOÀN BỘ các tiêu chí trong một mức = mức 5
Mức từ 3 đến 5 là đạt của từng tiêu chuẩn ở các trình độ khác nhau đếnđầy đủ