1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm lâm sàng vàcận lâm sàng, dịch tễ học và kiến thức của bệnh nhân người lớn mắc sởi tại khoa truyền nhiễm – bệnh viện bạch mai năm 2014

49 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 619,65 KB

Nội dung

Đầu năm 2009, cùngvới việc xuất hiện một lượng lớn người lớn trưởng thành mắc sởi, các chuyên gia y tế đã khẳng định dịch sởi ở người lớn đã bùng phát trở lại [4].. Chính vì vậy, chúng t

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sởi vẫn đang được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm gây dịch nguyhiểm trên thế giới Tuy đã có văc-xin phòng bệnh nhưng bệnh vẫn phổ biến với tỷ lệ biếnchứng và tử vong cao, đặc biệt đối tượng trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển [13]

Ở Việt Nam, trong những năm qua, sởi đã được đưa vào chương trình tiêmchủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam từ tháng 10 năm 1985 [5] Liên tục từ năm

1989 đến nay, tỷ lệ tiêm vac-xin luôn được duy trì trên 90% và tỷ lệ mắc bệnh sởicũng giảm một cách rõ rệt Để tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2010 được sự đầu

tư của Nhà nước và sự hỗ trợ của Quốc tế, Việt Nam đã tiến hành tiêm vac-xin sởimũi hai trên phạm vi rộng vào các năm 2002- 2003 cho đối tượng trẻ em từ 9 thángđến 10 tuổi và duy trì tỷ lệ tiêm vac-xin sởi cho trẻ từ 9- 12 tháng tuổi trong chươngtrình TCMR Theo đó, trẻ được phòng bệnh chủ động bằng việc tiêm vac-xin sởisống giảm độc lực mũi 1 khi trẻ 9-12 tháng tuổi và mũi hai khi trẻ 18 tháng tuổi [6].Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng hệ thống giám sát sởi có hiệu quả và sản xuấtvac-xin sởi trong nước

Trước đây, bệnh sởi chủ yếu hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, rất ít khi gặp ởngười lớn Nhưng hiện nay bệnh sởi đã gây bệnh cho cả những người lớn tại cáctỉnh miền Bắc, tập trung nhiều tại các vùng lân cận Hà Nội Đầu năm 2009, cùngvới việc xuất hiện một lượng lớn người lớn trưởng thành mắc sởi, các chuyên gia y

tế đã khẳng định dịch sởi ở người lớn đã bùng phát trở lại [4] Ngoài nguyên nhânkhách quan như tỷ lệ bao phủ của tiêm vac-xin, ý thức về phòng bệnh và hiểu biết

về bệnh sởi của người dân vẫn còn hạn chế [19]

Ở Việt Nam, từ đầu năm 2014 đã bùng lên dịch sởi với quy mô toàn quốc, chủ yếugặp trẻ em Tại Viện Nhi Trung ương, theo báo cáo đến tháng 4/2014, có 1280 trẻmắc, tử vong trên 100 trường hợp, đây được coi là vụ dịch sởi lớn nghiêm trọng với

số mắc và tử vong cao nhất từ năm 1985 đến nay [18] Cũng kể từ đầu năm 2014, sốbệnh nhân người lớn mắc sởi vào nhập viện tại khoa Truyền Nhiễm - Bệnh viện

Trang 2

Bạch Mai đã tăng lên đột biến Đặc điểm lâm sàng sởi người lớn đa dạng, phức tạp

dễ nhầm với các bệnh khác như sốt xuất huyết, phát ban dị ứng, làm khó khăntrong công tác chẩn đoán, phát hiện sớm để điều trị kịp thời Hơn nữa, có rất ít tàiliệu và nghiên cứu về sởi trên đối tượng người lớn ở Việt Nam Chính vì vậy, chúng

tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, dịch tễ học và kiến thức của bệnh nhân người lớn mắc sởi tại khoa Truyền nhiễm – bệnh viện Bạch Mai năm 2014”, với các mục tiêu:

1 Nhận xét đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân sởi người lớn được điều trị tại khoa Truyền Nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai năm 2014.

2 Mô tả kiến thức về bệnh sởi của bệnh nhân sởi người lớn được điều trị tại khoa Truyền Nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai

3 Đánh giá các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sởi người lớn

Trang 3

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đại cương về bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm virut cấp tính đường hô hấp, có thể diễn biếnthành dịch ở một số nơi Virut sởi xuất hiện trong máu, đờm dãi, trong họng và mũitrong suốt thời kỳ nung bệnh và thời kỳ phát ban [8]

1.1.1 Tình hình dịch Sởi trên thế giới và ở Việt Nam:

1.1.1.1 Trên thế giới:

Năm 2013, dịch sởi đã xảy ra ở tất cả 188 quốc gia với gần 175.000 trườnghợp mắc Theo WHO, 95% các trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các nước đangphát triển và kém phát triển Tỷ lệ tử vong ở các nước phát triển chưa đến 0.1% [11]Theo báo cáo của WHO, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận gần56.000 trường hợp mắc sởi tại 75 quốc gia trên thế giới Các quốc gia có số mắcbệnh cao trong năm 2014 là: Philippines với hơn 17.699 ca mắc và 69 ca tử vong,Trung Quốc với 26.000 ca mắc Theo đó, cứ mỗi giờ trôi qua, trên toàn cầu có 14trẻ tử vong do sởi [12]

Bảng 1.1.Ca nhiễm bệnh sởi theo số liệu thóng kê của WHO [12],

34.310

1

1.374.083

836.338

580.287

55.719

Trang 4

1.1.1.2 Tại Việt Nam.

Trước khi vắc xin sởi được đưa vào sử dụng năm 1980, ở Việt Nam có 100.000

ca mắc sởi được ghi nhận mỗi năm

Từ năm 1985, chương trình Tiêm chủng mở rộng vắc xin sởi cho trẻ em đượctriển khai Tỷ lệ tiêm vắc xin sở cho trẻ em dưới 1 tuổi ngày càng tăng và từ năm

1993 liên tục đạt trên 90% Điều này đã làm cho tỷ lệ mắc sởi trên 100.000 dângiảm từ 13.709 trong năm 1985 xuống còn 678 năm 1996 Tuy nhiên, từ năm 1997,

số ca mắc sởi lại tăng trở lại mặc dù tỷ lệ tiêm chủng vẫn đạt trên 90%: năm 1997

có 6057 ca; năm 1998 có 10.284 ca; năm 1999 có 13.511 ca và năm 2000 có 16.512

ca mắc sởi [4]

Năm 2012 có khoảng 122.000 người chết vì bệnh sởi- chủ yếu là trẻ dưới 5tuổi [16] Trong dịch sởi đầu năm 2014, đến ngày 19 tháng 4 đã có 9.008 số ca mắc

và có ít nhất 116 ca tử vong [13]

Hoạt động tiêm chủng được đẩy mạnh đã có tác động lớn trong việc làm giảm tỷ

lệ tử vong do sởi Từ năm 2000, có hơn 1 tỷ trẻ em ở các nước có nguy cơ cao đượctiêm phòng sởi thông qua chiến dịch tiêm chủng hàng loạt – năm 2012 có khoảng

145 triệu trẻ em được tiêm phòng Tỷ lệ tử vong do sởi trên toàn cầu đã giảm 78%,

từ 562.000 trường hợp xuống còn 122.000 trường hợp [16]

1.1.2 Đặc điểm của vi rút sởi

1.1.2.1 Mầm bệnh

- Đặc điểm sinh học của virut sởi:

Virut sởi có cấu trúc giống các Paramyxovirus khác và có nhiều đặc điểmgần giống chủng Rindepes gây bệnh cho bò

Trang 5

Hình 1.1: Hình dạng và cấu tạo virut sởi (nguồn Wikipedia)

+ Sức đề kháng:

Virut dễ bị diệt bởi nhiệt độ và hóa chất thông thường: 560C trong 30 phútbất hoạt hoàn toàn virut sởi Virut sởi có thể sống sót ít nhất 2 giờ trong các giọtaerosol, điều này cho phép chúng tiếp tục lơ lửng trong không khí, phát tán và gâybệnh khi những giọt nhỏ đủ số lượng [10] Ánh sáng trời cũng diệt virut nhanhchóng: đây chính là lý do vac-xin sởi sống giảm độc muốn giữ được hiệu quả bảo

vệ khi tiêm phòng cho trẻ phải giữ trong dây truyền lạnh và tối trước khi sử dụng.Trong quá trình tiêm chủng khoảng cách giữa các trẻ đến tiêm vac-xin sởi cũng cầnbảo quản trong lạnh và tối

Virut sởi có 2 kháng nguyên:

• Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemaglutinin)

• Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)

Trang 6

Khi virut vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể Bằng kỹthuật kết hợp bổ thể và kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu giúp cho chẩn đoánbệnh.[1].

Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2-3 sau khi mọc ban và tồn tại lâu dài Miễndịch trong sởi là miễn dịch bền vững

1.1.2.2.Nguồn bệnh:

Là bệnh nhân, bệnh có thể lây từ 2-4 ngày trước khi phát bệnh cho đến ngày thứ5-6 từ khi mọc ban

1.1.2.3 Đường truyền nhiễm:

Hình 1.2: Đường lây truyền của virut sởi

- Lây qua đường hô hấp:

+ Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện

+ Lây gián tiếp ít gặp vì virut sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh [1]

Bệnh sởi lây bằng những giọt nhỏ chất nhầy bắn từ mũi họng người bệnh vàokhông khí, trong khi ho và hắt hơi Bệnh rất dễ lây, đến nỗi trẻ em cảm thụ chỉ vàoqua buồng bệnh một chốc lát cũng mắc bệnh [8]

Trang 7

Người lớn ít mắc vì đã bị mắc từ bé Nếu người lớn mắc bệnh thường là nhữngngười ở nơi hẻo lánh, đảo xa vì từ nhở chưa tiếp xúc với virut sởi.

• Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, thời tiết ẩm

• Sởi là bệnh gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ mắc các bệnh khác [1]

1.1.2.5 Cơ chế bệnh sinh: [16]

Virut sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp Tại đây, virut nhân lên ở tếbào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận Sau đó, virut vàomáu (nhiễm virut máu lần thứ nhất) Thời kỳ này tương ứng với thời kỳ nung bệnh.Thời kỳ xâm nhập máu lần thứ hai tương đương với giai đoạn vi rút gây tổnthương viêm long đường hô hấp trên Nhiễm khuẩn khởi đầu ở đường hô hấp cóbiểu hiện ho, chảy nước mũi, ít khi có viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêmphổi Tại miệng, hiện tượng tăng sinh tế bào nội mạch và xuất tiết tạo nên tổnthương hạt Koplick Sự tăng sinh các tế bào bạch cầu đơn nhân quanh các mao

mạch gây nên bệnh cảnh phát ban sởi.

Sau khi gây tổn thương đường hô hấp cùng với suy giảm miễn dịch dẫn đếnnguy cơ nhiễm khuẩn xảy ra ở da, đường hô hấp và các cơ quan khác Nguy cơ biếnchứng thường gặp ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm tai giữa do hậu quả mấtlông mao gây ra bội nhiễm vi khuẩn Những thay đổi giải phẫu bệnh trong tổ chứcnão do vi rút sởi gồm sung huyết và mất myelin Kháng thể đặc hiệu không tìm thấy

ở giai đoạn trước khi mọc ban Những cá thể thiếu hụt miễn dịch sẽ bị sởi nặng mặc

dù không có dấu hiệu phát ban sởi Kháng nguyên sởi đã được tìm thấy trong cáctổn thương da, ở thời kỳ khởi phát của bệnh

1.2 Lâm sàng bệnh sởi

1.2.1 Thể thông thường điển hình:

Như ở tất cả các bệnh phát ban, bệnh sởi cũng diễn biến qua 4 thời kỳ:

Trang 8

1.2.1.1 Thời kỳ nung bệnh:

Thời kỳ này chừng 11-12 ngày, có khi rút ngắn còn 7 ngày hoặc kéo dài tới 20ngày Ở trẻ sơ sinh người ta thấy tự nhiên trẻ xuống cân đều tuy ăn uống và tiêu hóavẫn bình thường Thời gian nung bệnh, có thể hình thành các kháng thể và người ta

có thể chứng tở sự xuất hiện các kháng thể đó trong máu

1.2.1.2 Thời kỳ khởi phát:

Chừng 4-5 ngày từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi, bệnh sởi có thời kỳxâm nhiễm lâu nhất Hai triệu chứng đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long

- Sốt: có thể sốt đột ngột 39-3905, đổ mồ hôi, phần nhiều sốt 37.5-380… trẻ

sơ sinh có thể bị co giật

- Viêm long: là triệu chứng đặc biệt, ít khi thiếu và xuất hiện ở giờ phút đầu ởniêm mạc mắt, mũi, họng: chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếphợp mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt, ho do viêm thanh quản, hokhan,hắt hơi, ngứa, nhức trán

- Nội ban xuất hiện (ngày thứ 2): khám miệng họng ta có thể thấy một dấuhiệu đặc biệt của bệnh sởi là hạt Koplick, đó là các hạt trắng, nhỏ như đầuđinh ghim, từ vài nốt đến vài chục, vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má Cáchạt Koplick chỉ tồn tại 24-48 giờ [1]

Hình 1.3: Hạt Koplick ở niêm mạc miệng

• Hạch bạch huyết sưng

• Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu tăng vừa, bạch cầu trung tính tăng cao

Trang 9

1.2.1.3 Thời kỳ phát ban (mọc sởi)

Ban mọc ngày 4-6, ban dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, giữa các ban

là khoảng da lành Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 6mm ngày đầu: ban mọc ở sau tai lan ra mặt, hôm sau mọc xuống mình, hai cánhtay, đến ngày thứ 3 thì sởi mọc khắp người, lan đến lưng, chân và dày nhất ở nhữngnơi hay cọ sát hoặc phơi nắng

3-Ban kéo dài 6 ngày rồi lặn dần theo thứ tự trên Trong khi mọc sởi thì sốt luidần đến khi mọc hết thì hết sốt, vẫn còn triệu chứng viêm long làm đau mắt , sổ mũi

ra mủ, viêm thanh quản và khí quản làm xuất hiện các ran trong phổi khi nghe

• Ban mọc ở bên trong niêm mạc (nội ban): ở đường tiêu hóa gây rối loạn tiêuhóa, đi lỏng, ở phổi gây viêm phế quản, ho

• Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu giảm, bạch cầu trung tính giảm,lympho tăng

1.2.1.4 Thời kỳ ban lặn

Xuất hiện ngay sau khi sởi đã mọc khắp người Ban bay theo thứ tự từ mặt đếnthân mình và chi, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn, thấy trắng trông như rắcphấn Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang

lổ gọa là dấu hiệu “vằn da hổ” Toàn thân bệnh nhân hồi phục dần nếu không cóbiến chứng

1.2.2.Các thể lâm sàng khác:

1.2.2.1 Sởi ác tính:

Hay gặp khi dịch sắp kết thúc ở trong một tập thể Các dấu hiệu ác tính thườngxuất hiện nhanh chóng trong vài giờ trên những thể địa quá mẫn vào cuối giai đoạnkhởi phát, trước lúc mọc ban, có các thể:

-Sởi ác tính thể xuất huyết: xuất huyết dưới da hoặc nội tạng,

-Sởi ác tính thể phế quản – phổi: biểu hiện chủ yếu là suy hô hấp

-Sởi ác tính thể nhiễm độc nặng: sốt cao, vật vã, hôn mê, mạch nhanh nhỏ,huyết áp tụt

Trang 10

-Sởi ác tính thể ỉa chảy: rối loạn tiêu hóa nổi bật.

-Sởi ác tính thể bụng cấp: giống viêm ruột thừa thường gặp ở trẻ từ 6 thángđến 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng hoặc còi xương

1.2.2.2 Tùy theo cơ địa:

- Sởi ở trẻ suy dinh dưỡng- còi xương: sởi thường không điển hình và nặng

- Sởi ở trẻ đã được gây miễn dịch bằng Gamma globulin hoặc vac-xin: thườngnhẹ

- Sởi ở phụ nữ có thai: gây sảy thai, dị dạng, đẻ non

- Sởi kết hợp các bệnh nhiễm trùng khác như: ho gà, lao, bạch hầu làm bệnhnặng lên.[1]

1.3 Biến chứng của bệnh sởi:

1.3.1 Biến chứng về hô hấp:

Thường gặp nhất, hay do bội nhiễm xuất hiện đồng thời hoặc một tuần khi sởimọc và làm tăng bạch cầu, chủ yếu là đa nhân trung tính Do tụ cầu hoặc chính virutsởi gây nên

• Viêm mũi và họng

• Viêm tai giữa

• Viêm thanh quản

• Viêm phế quản và viêm phổi nhẹ

• Phế quản phế viêm

• Nhiễm tụ cầu khuẩn ở phổi

• Rối loạn thông khí do virut

1.3.2 Biến chứng thần kinh:

- Viêm não- viêm não và màng não – viêm màng não - não và tủy: là một hiệntượng viêm não trắng quanh tĩnh mạch do cơ chế miễn dịch dị ứng do sự tác độngtrực tiếp của virut

Trang 11

- Rối loạn tuần hoàn não: do rối loạn vận mạch và thẩm thấu ở các mạch máunão gây phù não và xung huyết.

1.3.3 Biến chứng tiêu hóa:

- Viêm miệng: viêm loét môi, miệng kèm theo có sốt và rối loạn tiêu hóa tớivài tuần Viêm hoại tử ở miệng (bệnh noma-cam tẩu mã) có thể gặp ở bệnh nhân vệsinh kém

- Ỉa chảy (hay gặp và có thể gây kiệt nước ở trẻ nhỏ)

- Viêm màng não nước trong đơn thuần

- Viêm tiểu não

- Viêm tủy cấp

Trang 12

- Viêm thị thần kinh

- Bội nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não mủ, áp xe não rất hiếm gặp

- Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu sau nhiễm khuẩn,biến chứng mắt gây loét giác mạc

- Sau sởi có thể làm phát triển bệnh lao có sẵn, hoặc xuất hiện bệnh lao ởnhững người suy giảm miễn dịch

1.4 Điều trị và phòng bệnh sởi

1.4.1 Điều trị.

1.4.1.1 Nguyên tắc điều trị:

- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ

- Người bệnh mắc sởi cần được cách ly

- Phát hiện và điều trị sớm biến chứng

- Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi

1.4.1.2 Điều trị hỗ trợ:

- Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid

- Tăng cường dinh dưỡng

1.4.1.3 Điều trị có biến chứng

- Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn,

- Hạn chế truyền dịch nếu bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặcviêm cơ tim

Trang 13

- Viêm màng não cấp tính: tích cực điều trị hỗ trợ duy trì chức năng sống.+ Chống phù não: các biện pháp hỗ trợ về tư thế, hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc hỗtrợ (Mannitol).

+ Chống suy hô hấp: suy hô hấp do phù phổi cấp, hoặc viêm não, thực hiệncác biện pháp thông thoáng đường thở, hỗ trợ hô hấp như thở oxy, đặt ống nội khíquản, thở máy

1.4.2 Dự phòng bệnh sởi

1.4.2.1 Phòng bệnh không đặc hiệu:

Cách ly bệnh nhân ngay từ giai đoạn khởi phát, đến hết phát ban Xử lý chấtthải đường hô hấp, quần áo bệnh nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, đeo khẩu trang khitiếp xúc

1.4.2.2 Phòng bệnh đặc hiệu:

Lịch sử khởi điểm là sự phân lập được virut bệnh sởi do Ender và Pecbles năm

1951 từ máu của một trẻ em bị sởi tên là Edmonston, 24 giờ sau khi sởi mọc Năm

1958 thì làm được vac-xin lần đầu tiên

Hiện nay, chúng ta sử dụng là vac-xin sống tối giảm hoạt của Schwarz (1962)chỉ tiêm một lần, miễn dịch tốt (97,4%)

Tại nước ta hiện nay đã thực hiện tiêm vac-xin sởi sống giảm độc cho trẻ em9-12 tháng tuổi Nếu tiêm ở 9 tháng tuổi thì một năm sau tiêm nhắc lại, nếu tiêm ở

12 tháng tuổi thì 5 năm sau nhắc lại một lần

Cách tiêm vac-xin: tiêm 0.5ml (tiêm dưới da) [2]

Chống chỉ định:

• Trẻ đang sốt

• Bị lao tiến triển (nếu đã được điều trị và ổn định thì vẫn tiêm được)

• Mới được tiêm gamma globulin hoặc truyền máu (6 tuần)

• Bị dị ứng đối với trứng

• Phụ nữ đang có thai

• Người có bệnh về máu

Trang 14

• Đang điều trị bằng corticoid, X-quang, điều trị ung thư bằng các chất hóahọc.

• Các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS)

Có thể tiêm vắc xin cho những người dương tính với HIV nhưng chưachuyển sang giai đoạn AIDS [17]

Tai biến sau khi tiêm vac-xin: có khoảng 10% trẻ có phát ban kiêu sởi nhẹ ởmặt và trên ngực vào ngày thứ 10, ban tồn tại chừng 48 giờ Các tai biếnkhác có thể gặp bao gồm: chán ăn, nôn, ỉa chảy, viêm mũi họng rất hiếm

1.5 Tình hình các nghiên cứu về bệnh sởi.

1.5.1.Trên thế giới:

Các nghiên cứu về dịch tễ học bệnh sởi được tiến hành định kỳ hoặc sau mỗi

vụ địch nhằm tìm ra các kinh nghiệm trong kiểm soát và phòng ngừa bệnh sởi ỞChâu Âu, các nghiên cứu dịch tễ học bệnh sởi được báo cáo trên các tạp chí [7] TạiCanada, dịch sởi bùng phát ở người lớn đã được Philipe Duclos và cộng sự nghiêncứu, phân tích [11] Tại Mỹ, số lượng người mắc sởi được cập nhật hàng tuần vàcông bố trên “ Báo cáo tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong hàng tuần” của Trung tâmkiểm soát và phòng bệnh Hoa kỳ (CDC) [13]

Theo WHO, hiện chưa phát hiện sự thay đổi về kiểu gen của vi rút sởi trên thếgiới Một trong những nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát, thậm chí ở cả nhữngquốc gia đã xóa sổ hoàn toàn căn bệnh này là do các bệnh nhân mắc sởi đã khôngđược tiêm chủng đầy đủ, trong khi tiêm chủng vẫn là biện pháp phòng bệnh sởi hiệuquả nhất hiện nay [13]

1.5.2 Tại Việt Nam

Hiện đã có các nghiên cứu tiến hành nhằm mục đích ứng dụng tiến bộ khoahọc vào việc chẩn đoán, điều trị dự phòng bệnh sởi và kiểm soát dịch bùng phát.Năm 1989, Lê Thị Tiệp [10] đã nghiên cứu về dịch tễ học bệnh sởi và đánh giákết quả giảm tỷ lệ mắc bệnh của vac-xin sởi sống đông khô thực hiện tại quận BaĐình sau khi vac-xin sởi được đưa vào Chương trình TCMR quốc gia Qua đây đã

Trang 15

khẳng định hiệu quả phòng bệnh của vac-xin sởi, là cở sở để triển khai chương trìnhTCMR trên toàn quốc

Trần Như Dương [3] và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phân tích đặc điểmdịch tế học của dịch sởi cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhằm tìm ra các biện pháphiệu quả để kiểm soát và phòng dịch Ngoài ra, nghiên cứu nhằm đánh giá các đặcđiểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi tại Bệnh viện Bệnh n1.hiệt đới trung ươngcũng được Phạm Thu Hằng [4] tiến hành năm 2010

Việc đánh giá các đặc điểm dịch tễ và sự hiểu biết của người bệnh cũng gópphần trong việc phòng bệnh, tránh biến chứng cũng như phát hiện sớm các dấu hiệulâm sàng để có xử trí kịp thời, đúng đắn

Trang 16

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân được chẩn đoán sởi, điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm –Bệnh viện Bạch Mai từ 23/03/2014 đến 30/06/2014

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn: (theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi”, ban

hành theo quyết định số 1327/QĐ-BYT năm 2014 của Bộ Y tế [1]

- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sởi tại khoa Truyền nhiễm

+ Tiêu chuẩn lâm sàng: Sốt, ho, viêm long (đường hô hấp, kết mạc mắt, tiêuhóa), hạt Koplik và phát ban đặc trưng của bệnh sởi

+ Yếu tố dịch tễ: Có tiếp xúc với BN sởi, có nhiều người mắc bệnh sởi cùnglúc trong gia đình hoặc trên địa bàn dân cư

+ Xét nghiệm: Xét nghiệm phát hiện có kháng thể IgM đối với virut sởi

- Bệnh nhân có độ tuổi từ 15 trở lên

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu

- Những bệnh nhân không có khả năng nghe nói được, khó khăn trong giao tiếp

2.2.Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu.

Chọn mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân mắc sởi điều trị tại khoa Truyền nhiễmbệnh viện Bạch Mai Với cách chọn mẫu này có tổng số 99 BN được đưa vàonghiên cứu

2.2.2.Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang, có tiến cứu

Trang 17

2.2.3.Biến số nghiên cứu:

- Các đặc điểm dịch tễ học của đối tượng tham gia nghiên cứu: tuổi, giới, nghềnghiệp, địa chỉ thường trú, tiền sử tiêm vac-xin

- Sự hiểu biết của bệnh nhân: như bệnh gặp ở những đối tượng nào, bệnh sởi

do nguyên nhân nào gây nên, đường lây của bệnh, văc xin để tiêm phòng sởi,phương pháp điều trị sởi

- Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của bệnh tiền sử bệnh tật của người bệnh,toàn trạng và các xét nghiệm cận lâm sàng khi người bệnh vào viện

2.2.4.2- Thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án: Đặc điểm lâm sàng: Đặc điểm nhân khẩu

học, triệu chứng sốt, phát ban, các dấu hiệu về hô hấp, tuần hoàn , các xét nghiệmmáu sinh hóa, huyết học, vi sinh và các xét nghiệm khác như siêu âm ổ bụng, X-quang tim phổi , thuốc điều trị như kháng sinh, giảm ho, dị ứng, hạ sốt, truyền dịch,thuốc trị tiêu chảy… kết quả điều trị, tình trạng lúc ra viện

+ Ngoài ra chúng tôi cũng điều tra tổng số ngày điều trị, biến chứng của bệnh sởi.+ Người thu thập số liệu chính là Nguyễn Thị Thảo và sự giúp đỡ của bạnđồng nghiệp là Trần Thu Hà và Nguyễn Thu Hiền – điều dưỡng viên tại khoaTruyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai

2.2.5 Xử lý số liệu:

Các số liệu được xử lý theo các phương pháp thống kê y học thường quy, sửdụng phần mềm SPSS Tính tỷ lệ % giá trị trung bình So sánh giá trị trung bình

Trang 18

bằng test T-student, so sánh giữa tỷ lệ các nhóm bằng phương pháp kiểm định thống

kê test χ2, có ý nghĩa khi p<0.05

2.2.6 Vấn đề đạo đức nghiên cứu:

- Nghiên cứu được thực hiện với sự ủng hộ và chấp nhận của ban lãnh đạokhoa Truyền nhiễm- bện viện Bạch Mai

- Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đồng ý chấp nhận sau khi đượcthông báo và giải thích mục đích của nghiên cứu

- Số liệu nghiên cứu mang tính đánh giá chung chứ không nhằm cụ thể vàobất kỳ ai Thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bí mậthoàn toàn

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

- Thời gian nghiên cứu: trong vòng 03 tháng (tháng 03/2014 đến hết tháng 06/2014)

- Địa điểm nghiên cứu: tại phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp và phòng Cấp cứukhoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai

Trang 19

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng số có 99 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu Chúng tôi đã thu thập,thống kê và phân tích để đưa ra một số kết quả như sau:

3.1 Thông tin chung về bệnh nhân:

3.1.1 Đặc điểm về giới:

42.4

57.6

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ giới tính của bệnh nhân sởi.

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nam thấp hơn bệnh nhân nữ, 42.4% so với 57.6% sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05

3.1.2 Đặc điểm vể tuổi:

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 27.3 ± 0.5 tuổi Trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất

là 15 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 43 tuổi

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân sởi

Trang 20

Nhận xét: có 38.4% người bệnh có nghề nghiệp là công nhân, 31.3% số BN ở ngành

nghề tự do, nhóm học sinh- sinh viên chiếm 14.1%, giáo viên chiếm 5.1%, và có 2nhân viên y tế chiếm 2%

3.1.4 Nơi sinh sống của người bệnh:

Bảng 3.3 Địa chỉ sinh sống của người bệnh tại Hà Nội và các tỉnh lân cận

Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu là người sống tại Hà Nội, chiếm 61.6% , tiếp theo là

Hưng Yên có tỷ lệ 6.1%, tiếp theo là Thanh Hóa, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

Trang 21

Bảng 3.4 Nơi sinh sống của người bệnh tại các quận (huyện) của Hà Nội.

Nhận xét: Bệnh nhân sống rải khắp các quận huyệh của Hà Nội Tuy nhiên, quận có

người mắc nhiều nhất là Thanh xuân và Hoàng Mai, mỗi quận chiếm 9.1%, sau đó

là đến các quận Đống Đa 7.1%, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng (4%)

3.1.5.Tiền sử tiêm phòng sởi.

13.37%

16.53%

70.10%

có không không nhớ

Trang 22

Nhận xét: Chỉ có 13.1% số bệnh nhân điều trị sởi là đã từng tiêm phòng sởi, 16.2%

là không tiêm phòng Còn lại phần lớn (68.7%) không nhớ tiền sử tiêm phòng sởi

3.1.6 Tiền sử tiếp xúc với người mắc bệnh sởi

20.20%

47.50%

32.30%

có không không nhớ

Biểu đồ 3.3 Tiền sử tiếp xúc với người mắc sởi

Nhận xét: Có 47.5% BN không tiếp xúc với người mắc sởi, 32.3% không nhớ mình

đã tiếp xúc với BN chưa

3.2 Sự hiểu biết của BN về bệnh của người bệnh.

3.2.1 Kiến thức của BN về lứa tuổi mắc bệnh sởi

Trang 23

Nhận xét: Có 33.3% số BN cho rằng bệnh sởi gặp ở trẻ em, 10,1% là bệnh gặp ở

người lớn, 48.5% cho rằng sởi xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, và 8.1% BN khôngbiết bệnh sởi xảy ra ở lứa tuổi nào

3.2.2.Kiến thức của BN về nguyên nhân gây bệnh sởi

62.6

29.3

8.1

Virut Không biết

vi khuẩn

Biểu đồ 3.5 Kiến thức của BN về nguyên nhân gây bệnh sởi

Nhận xét: Có 62,6% BN trả lời nguyên nhân gây bệnh sởi là do virut, 29,3 % trả lời

không biết nguyên nhân là gì và 8,1% BN trả lời do vi khuẩn

3.2.3 Kiến thức của BN về đường lây của bệnh sởi.

Biểu đồ 3.6: Kiến thức về đường lây của BN mắc sởi

Nhận xét: có 82 BN trả lời bệnh sởi lây qua đường hô hấp chiếm tỉ lệ 82.8%, có 8.1%

Trang 24

3.2.4 Kiến thức của BN về vắc xin phòng bệnh.

90.9

Có không Không biết

Biểu đồ 3.7 Kiến thức của BN về vắc xin phòng bệnh

Nhận xét: Tỉ lệ BN cho rằng bệnh sởi có vắc xin phòng bệnh chiếm tỷ lệ 90.9%,

3.2.5 Sự hiểu biết của BN về phương pháp điều trị sởi

Biểu đồ 3.8 Sự hiểu biết về phương pháp điều trị sởi của BN.

Nhận xét: có 76.8% BN trả lời để điều trị sởi cần dùng thuốc kháng sinh, 16.2% BN

cho rằng có các phương pháp khác

Ngày đăng: 06/08/2019, 20:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), “ Bệnh sởi”, Bệnh học Truyền Nhiễm, nhà xuất bản Y học, tr. 197-203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Bệnh sởi”
Tác giả: Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn
Nhà XB: nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
3. Trần Như Dương, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thu Yến (2009), “Xu hướng các vụ dịch sởi tại miền Bắc 2008- 2009”, Báo cáo khoa học , Viện Vệ sịnh Dịch tễ Trung Ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xu hướngcác vụ dịch sởi tại miền Bắc 2008- 2009”
Tác giả: Trần Như Dương, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thu Yến
Năm: 2009
4. Phạm Thu Hằng (2010), “ Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2009”, khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnhsởi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 12/2008 đến tháng3/2009”
Tác giả: Phạm Thu Hằng
Năm: 2010
5. Nguyễn Văn Kính (2011), “Bệnh sởi”, Bệnh học Truyền Nhiễm, nhà xuất bản Y học, trg. 256-263 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh sởi”
Tác giả: Nguyễn Văn Kính
Nhà XB: nhà xuấtbản Y học
Năm: 2011
6. Nguyễn Văn Kính (2014), “Tình hình bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi trong năm 2013-2014. www.vchas.org/vi-VN/Home/conferencedownloaddoc.aspx?did=5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi trong năm 2013-2014
Tác giả: Nguyễn Văn Kính
Năm: 2014
7. Lê Thị Oanh (2012) “Virus sởi”, Vi sinh Y học, nhà xuất bản Giáo dục, trg 107-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Virus sởi”
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
8. Trịnh Ngọc Phan (1985) “Bệnh sởi”, Bệnh Truyền Nhiễm, nhà xuất bản Y học, trg 121-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh sởi
Nhà XB: nhà xuất bản Yhọc
9. Dương Đình Thiện (2006) “Sởi”, Dịch tễ học các bệnh Truyền nhiễm, nhà xuất bản Y học, trg. 115-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sởi”
Nhà XB: nhàxuất bản Y học
10. Lê Thị Tiệp (1989) “Góp phần tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi và đánh giá kết quả giảm tỷ lệ bệnh của vắc xin sởi sống đông khô tại quận Ba Đình – Hà Nội”, Luận án phó tiến sỹ, Trường đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Góp phần tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi vàđánh giá kết quả giảm tỷ lệ bệnh của vắc xin sởi sống đông khô tại quận BaĐình – Hà Nội”
11. Philippe Duclos et al (1999) “Measles in adults in Canada and the United State: implication for measles elimination and eradication”. International Journal of Epidemiology, 28: 141-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Measles in adults in Canada and the UnitedState: implication for measles elimination and eradication”
12. WHO (2014) “ Báo cáo dịch sởi toàn cầu”, Tạp chí Y học thực hành, d3138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Báo cáo dịch sởi toàn cầu”
14. Jehphtha C Nmor, Hoang Thanh, Kensuke Goto (2011) “Recurring Measles epidemic in Vietnam 2005- 2009: Implication for strengthened control strategies”., Int J Biol Sci 2011; 7(2): 138-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “RecurringMeasles epidemic in Vietnam 2005- 2009: Implication for strengthenedcontrol strategies”
15. Resnick SD (1997), “New asects of exanthematous disease of chilhood”.Dermatol Clinical, 13(3): 257-266 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “New asects of exanthematous disease of chilhood”
Tác giả: Resnick SD
Năm: 1997
16. Bộ môn truyền nhiễm đại học Y Hà Nội (2011), “ Bệnh sởi”, nhà xuất bản Y học, trg 256-263 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Bệnh sởi
Tác giả: Bộ môn truyền nhiễm đại học Y Hà Nội
Nhà XB: nhà xuất bản Yhọc
Năm: 2011
19. Nguyễn Thị Thu Hường (2014), “ Tìm hiểu kiến thức về bệnh sởi của các bà mẹ chăm con tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương”, khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kiến thức về bệnh sởi của các bà mẹchăm con tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường
Năm: 2014
1. Bộ Y tế (2014), ”Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi”, Ban hành theo quyết định số 1327/QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế Khác
17. www.tiemchungmorong.vn/vi/content/hoi-dap-ve-benh-soi-va-va-xin-soi18.www.wpro.who.int/vietnam/topics/immunization/faq_measles/vi/ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w