Ngày nay, quan điểm điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng phẫuthuật đã được thống nhất chấp nhận, nhằm phục hồi giải phẫu, tạo điều kiệncho liền xương sớm, bệnh nhân sớm ngồi dậy v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Xuân Thùy
HÀ NỘI - 2018 MỤC LỤC
Trang 21.1 Giải phẫu sinh lý đầu trên xương đùi liên quan đến gãy liên mấu chuyển 3
1.1.1 Phân vùng đầu trên xương đùi 3
1.1.2 Độ góc cổ xương đùi 5
1.1.3 Sự cấp máu cho đầu trên xương đùi 5
1.1.4.Cấu trúc xương vùng mấu chuyển và đầu trên xương đùi 6
1.1.5 Vai trò của vùng mấu chuyển trong cơ sinh học khớp háng 7
1.2 Các yếu tố nguy cơ gây gãy liên mấu chuyển xương đùi 8
1.2.1 Tuổi 8
1.2.2 Các bệnh nội khoa mạn tính 8
1.2.3 Bệnh loãng xương 9
1.3 Phân loại gãy vùng mấu chuyển 10
1.3.1 Phân loại của Evans 11
1.3.2 Phân loại của AO/ASIF 12
1.4 Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi 14
1.4.1 Các phương pháp điều trị bảo tồn 14
1.4.2 Các phương pháp điều trị phẫu thuật 14
1.4.3 Kết xương bằng nẹp vis khóa 18
1.4.4 Các vấn đề còn gây tranh cãi trong điều trị gãy khối mấu chuyển 21 1.5 Tình hình nghiên cứu điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi 22
1.5.1 Trên thế giới 22
1.5.2 Tình hình điều trị Gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Việt Nam .23 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu 27
Trang 32.2.3 Kỹ thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa 28
2.3 Đánh giá kết quả 32
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân 35
3.1.1 Tuổi và giới 35
3.1.2 Liên quan giữa tuổi và giới tính 36
3.1.3 Đặc điểm chấn thương gãy liên mấu chuyển phân bố theo chi gãy36 3.1.4 Nguyên nhân chấn thương 37
3.1.5 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 38
3.1.6 Tình trạng toàn thân của bệnh nhân 39
3.2 Kết quả phẫu thuật KHX bằng nẹp khóa trong điều trị gãy LMC 40
3.2.1 Một số đặc điểm của phẫu thuật điều trị gãy LMC trong nghiên cứu của chúng tôi 40
3.2.2 Kết quả điều trị phẫu thuật 42
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1 Đặc điểm bệnh nhân 47
4.1.1 Tuổi và giới của bệnh nhân 47
4.1.2 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 47
4.1.3 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gãy liên mấu chuyển 48
4.1.4 Đặc điểm phân bố theo vị trí gãy 48
4.1.5 Các bệnh mạn tính kèm theo và thương tổn phối hợp 49
4.2.Một số đặc điểm của phẫu thuật điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi 50
4.2.1.Phương pháp vô cảm 50
4.2.2.Vấn đề truyền máu 50
4.3.Kết quả điều trị phẫu thuật gãy LMC xương đùi 52
Trang 44.3.3 Kết quả phẫu thuật chung 544.3.4 Biến chứng xa 554.4 Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật 564.4.1 Về chỉ định điều trị kết hợp xương LMC xương đùi bằng nẹp khóa 564.4.2 Bệnh mạn tính kèm theo và các thương tổn phối hợp 584.4.3 Tập luyện phục hồi chức năng sau phẫu thuật 59
KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính 35
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi 35
Bảng 3.3 Liên quan giữa Tuổi và giới tính 36
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo vị trí gãy 36
Bảng 3.5 Phân loại gãy LMC theo AO/ASIF 37
Bảng 3.6 Nguyên nhân gãy LMC 37
Bảng 3.7 Phân loại gãy LMC theo nguyên nhân chấn thương 38
Bảng 3.8 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 38
Bảng 3.9 Các bệnh lý kèm theo 39
Bảng 3.10 Chỉ số ASA 39
Bảng 3.11 Số vít dùng theo phân loại gãy 40
Bảng 3.12 Lượng máu truyền trong và sau phẫu thuật 41
Bảng 3.13 Liên quan giữa loại gãy với lượng máu truyền 41
Bảng 3.14 Số lượng bệnh nhân khám lại theo thời gian 43
Bảng 3.15.Đánh giá biên độ vận động khớp háng 44
Bảng 3.16 Kết quả xa theo loại gãy LMC 45
Bảng 3.17 Kết quả chung 46
Trang 6Hình 1.1: Phân vùng đầu trên xương đùi 3
Hình 1.2: Giải phẫu đầu trên xương đùi 4
Hình 1.3: Góc thân- cổ và góc nghiêng trước cổ xương đùi 5
Hình 1.4: Mạch máu nuôi dưỡng cho cổ và chỏm xương đùi 6
Hình 1.5: Cấu trúc các bè xương đầu trên xương đùi theo Ward 6
Hình 1.6: Phân chia độ loãng xương theo Singh 10
Hình 1.7: Phân loại gãy của Evans 11
Hình 1.8: Phân loại gãy của AO 13
Hình 1.9: Nẹp gập góc liền khối 15
Hình 1.10: Kết xương bằng nẹp DHS 16
Hình 1.11: Kết xương bằng đinh Gamma 17
Hình 1.12: Cấu tạo của hệ nẹp khóa 19
Hình 1.13: Cơ chế tác dụng của nẹp khóa 20
Hình 2.1: Bộ nẹp vít củaAO 28
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy liên mấu chuyển xương đùi là một loại gãy ngoài khớp, phần ổ gãynằm trong giới hạn từ cổ xương đùi đến mấu chuyển bé Đây là loại gãyxương khá phổ biến, chiếm 55% các loại gãy đầu trên xương đùi; Hay xảy ra
ở người cao tuổi (chiếm đến 95%) xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp 2 - 3 lần namgiới Nguyên nhân là do loãng xương, có thể gây gãy xương chỉ do một chấnthương nhẹ như trượt chân ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt
Gãy liên mấu chuyển xương đùi có tần suất ngày càng tăng do tuổi thọtrung bình tăng Năm 2004, ở Mỹ có 250.000 người bị gãy đầu trên xươngđùi, trong đó 90% ở độ tuổi từ 65 trở lên và tỷ lệ tử vong khoảng 15 -20%.Chi phí y tế tốn khoảng 10 tỷ đô la/năm Với tính chất tuổi thọ trung bình củadân số tăng cao thì số người gãy đầu trên xương đùi được dự báo khoảng500.000 người mỗi năm vào năm 2040 Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ,nhưng qua thực tế điều trị chúng tôi thấy những năm gần đây tại bệnh việnHữu nghị Việt Đức số bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi ngày cànggia tăng, gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu ở già (lớn hơn 60 tuổi)
Trước đây, với gãy liên mấu chuyển xương đùi (đặc biệt ở người caotuổi) chủ yếu được điều trị bảo tồn Tuy nhiên, điều trị bảo tồn (như kéo nắn
bó bột, xuyên đinh kéo liên tục ) có thể có nhiều biến chứng do bệnh nhânphải nằm lâu như: loét tì đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đếnsức khỏe và tính mạng, nhất là các bệnh nhân tuổi cao, sức khỏe yếu
Ngày nay, quan điểm điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng phẫuthuật đã được thống nhất chấp nhận, nhằm phục hồi giải phẫu, tạo điều kiệncho liền xương sớm, bệnh nhân sớm ngồi dậy và phục hồi chức năng đi lạiđược, tránh các biến chứng do nằm lâu Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến chưathống nhất trong việc lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật như kết hợp xương haythay khớp; loại phương tiện nào là thích hợp dùng trong kết hợp xương
Trang 8Tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức gãy liên mấu chuyển xương đùi cónhiều lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật như thay khớp (ở người cao tuổi) hoặc kếthợp xương (đóng đinh nội tủy, nẹp DHS, nẹp uốn, nẹp khóa) Mỗi kỹ thuậtphẫu thuật đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng Nhưng gãy liên mấuchuyển xương đùi được kết hợp xương bằng nẹp khóa có ưu điểm là các vitđược bắt cố định vào nẹp ở một góc cố định mang lại sự vững chắc cho cấutrúc mà không phụ thuộc vào lực ma sát giữa vit - nẹp - xương tạo nên sựvững chắc cho khối mấu chuyển Nhằm tổng kết các ca đã mổ gãy liên mấuchuyển xương đùi ở mọi lứa tuổi, chúng tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá kếtquả phẫu thuật kết hợp xương gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp khóatại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 9 năm 2018"với hai mục tiêu:
1 Mô tả lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh các hình thái gãy liên mấu chuyển xương đùi.
2 Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp khóa tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Giải phẫu sinh lý đầu trên xương đùi liên quan đến gãy liên mấu chuyển
1.1.1 Phân vùng đầu trên xương đùi
1 Chỏm xương đùi
2 Cổ giải phẫu xương đùi
3 Vùng mấu chuyển
4 Vùng dưới mấu chuyển
Hình 1.1: Phân vùng đầu trên xương đùi
- Chỏm xương đùi có kích thước khoảng từ 40 - 60mm, phần diện khớpđược bao bọc bởi một lớp sụn, là khối hình cầu (2/3 khối cầu), ngẩng lên trên,vào trong và hơi chếch ra trước Ở sau và dưới đỉnh chỏm có một chỗ lõm gọi
là hố dây chằng tròn đính chỏm xương đùi vào ổ cối
- Cổ xương đùi là phần nối tiếp giữa chỏm và khối mấu chuyển xươngđùi, có hướng chếch lên trên và vào trong, độ dài 30-40mm, hình ống dẹt phíatrước và sau; nên có hai mặt hai bờ và hai đầu:
+ Mặt trước: phẳng có bao khớp che phủ
+ Mặt sau: lồi chiều thẳng, lõm chiều ngang; chỉ có 2/3 phía trong có baokhớp che phủ
+ Bờ trên: ngắn, nằm ngang
+ Bờ dưới: dài, chéo
+ Đầu trong: dính vào chỏm có nhiều lỗ mạch máu
+ Đầu ngoài: to, liên quan đến khối mấu chuyển
Trang 10- Khối mấu chuyển phía trên gắn liền với cổ, giới hạn bởi đường viềnbao khớp; Phía dưới tiếp với thân xương đùi giới hạn bờ dưới mấu chuyển bé.+ Mấu chuyển lớn có 2 mặt và 4 bờ:
Mặt trong phần lớn dính vào cổ Ở phía sau có hố ngón tay trong đó có cơbịt ngoài và gân chung của ba cơ (hai cơ sinh đôi và cơ bịt trong) bám vào
Mặt ngoài lồi hình bốn cạnh, có gờ chéo để cơ mông nhỡ bám, ở trên vàdưới gờ có hai diện liên quan đến túi thanh mạc của cơ mông lớn và nhỏ
Hình 1.2: Giải phẫu đầu trên xương đùi [2].
Bờ trên có một diện để cơ tháp bám; bờ dưới có mào cơ rộng ngoài; bờtrước có gờ để cơ mông nhỡ bám bờ sau liên tiếp với mào liên mấu, có cơvuông đùi bám
+ Mấu chuyển nhỏ là một núm lồi ở mặt sau và dưới cổ khớp, có cơ thắtlưng chậu bám Từ núm đó có 3 đường tỏa ra một đi xuống dưới gặp đường ráp,
để cơ lược bám, còn hai đường khác chạy lên đi ra cổ khớp
Vùng mấu chuyển có nhiều cơ khoẻ bám vào nên khi gãy liên mấuchuyển (Khối mấu chuyển xương đùi) thường di lệch rất nhiều, nhất là di lệchkhép và xoay ngoài
Trang 111.1.2 Độ góc cổ xương đùi
Đầu trên xương đùi có 2
góc quan trọng, làm cơ sở để
đặt phương tiện kết xương
- Góc thân - cổ xương đùi:
Trên bình diện thẳng, trục cổ
giải phẫu hợp với trục thân
xương đùi một góc khoảng
125-1350 Góc này thay đổi
theo lứa tuổi; ở người trưởng
thành khoảng 120 - 1300 Hình 1.3: Góc thân- cổ và góc nghiêng
trước cổ xương đùi [12]
- Góc nghiêng trước cổ xương đùi: trục cổ giải phẫu hơi chếch ra trước
so với trục ngang của hai lồi cầu xương đùi, tạo thành một góc khoảng 15- 200
gọi là góc nghiêng trước cổ xương đùi (anteversion angle) [12], [17]
1.1.3 Sự cấp máu cho đầu trên xương đùi
Nguồn mạch cung cấp máu cho đầu trên xương đùi là các động mạch
mũ, được tách ra từ động mạch đùi sâu gồm: động mạch mũ trước hay mũngoài; động mạch mũ sau hay động mạch mũ trong
Các động mạch thân xương đùi cho các nhánh cấp máu cho vùng mấuchuyển và nền cổ Ngoài ra, các nhánh của động mạch mũ còn nối với cácnhánh của động của động mạch thân xương tạo thành vòng nối quanh mấuchuyển Như vậy vùng mấu chuyển được cấp máu rất phong phú và dồi dàotrong xương xốp Khi gãy liên mấu chuyển xương đùi, xương thường liềnnhanh, ít bị khớp giả
Động mạch dây chằng tròn cấp máu cho chỏm đùi; ở người cao tuổi thìđộng mạch này hầu như không còn [12]
Trang 12Nhóm phụ chịu lực căng
Bè xương nén ép phụ
Hình 1.4: Mạch máu nuôi dưỡng cho cổ và chỏm xương đùi [2].
1.1.4.Cấu trúc xương vùng mấu chuyển và đầu trên xương đùi
Vùng mấu chuyển và cổ xương đùi chủ yếu là xương xốp, vỏ xươngquanh mấu chuyển mỏng hơn rất nhiều so với vỏ thân xương đùi, nhưng cókhả năng chịu tải trọng cao gấp 2 - 3 lần trọng tải cơ thể, nhờ có cấu trúc đặcbiệt của các bè xương
Hình 1.5: Cấu trúc các bè xương đầu trên xương đùi theo Ward [40].
Trang 13Trong cấu trúc của hệ thống các bè xương có một điểm yếu, đó chính là
"Tam giác Ward", chính là điểm giữa cổ xương đùi, nơi mà các bè xươngchịu lực không đan qua, điểm này yếu ở mọi lứa tuổi do cấu trúc
Tại tâm chỏm sự giao thoa của các bè xương tạo một khối cầu đườngkính khoảng 2cm có độ rắn chắc hơn 3 lần so với vùng xương ngoại vi củachỏm, ở người vận động nhiều hoặc chơi thể thao xương càng chắc.Ở ngườicao tuổi, các bè xương thưa và mất dần nên ở vùng mấu chuyển trở nên giòn
và dễ gãy, đôi khi chỉ với một chấn thương nhẹ
1.1.5 Vai trò của vùng mấu chuyển trong cơ sinh học khớp háng
Vùng mấu chuyển có nhiều cơ to khoẻ bám vào mấu chuyển lớn, đảmbảo chức năng trong việc nâng đỡ khung chậu và phần trên cơ thể giúp cho sựvận động khớp háng được linh hoạt Biên độ vận động khớp háng như sau:
+ Gấp / duỗi: 1200/00/200
+ Dạng / khép: 600/00/500
+ Xoay trong / xoay ngoài: 300/00/400
Về lực tác dụng lên khớp háng: thể trọng tạo một lực tải lên đầu trênxương đùi biểu thị bằng cánh tay đòn thể trọng Người ta tính được rằng, bìnhthường cánh tay đòn này gấp 2,5 lần cánh tay đòn cơ dang Năm 1977Pauwels, cũng như các tác giả về sau này nghiên cứu cơ sinh học khớp hángkết luận rằng khi đứng trên một chân, chỏm đùi bên chân trụ chịu một lực tảigần 3 lần trọng lượng cơ thể, và hướng lực tác dụng vào cổ chỏm đùi tạo mộtgóc 1590 so với đường thẳng đứng Hiểu biết này đòi hỏi các loại nẹp vít phải
có góc cổ thân gần với đường lực tác dụng cơ sinh học mới có thể phát huytác dụng giúp mặt gãy luôn áp sát trong quá trình liền xương Trong thực tếđặt vít vào cổ chỏm với góc ≥ 1500 hầu như không thể được, nên các dụng cụkết xương hiện nay có góc cổ thân từ 1250, 1300, 1350 để phẫu thuật viên lựachọn cho từng bệnh nhân cụ thể
Trang 141.2 Các yếu tố nguy cơ gây gãy liên mấu chuyển xương đùi
1.2.1 Tuổi
Tuổi là yếu tố nguy cơ hàng đầu Sau 60 tuổi, khi tuổi tăng 5 năm thì số
bị Gãy liên mấu chuyển xương đùi tăng 1,5 lần Nguyên nhân do người già
dễ bị trượt ngã, khối lượng khoáng xương bị giảm nhiều, xương trở nêngiòn và dễ gãy [37] Các nghiên cứu về sinh lý phát triển và lão hóa của hệxương cho biết, thường từ tuổi 70 trở lên có những thay đổi rõ rệt mangtính bệnh lý gây giảm sức bền và khả năng chịu lực, không những tăngnguy cơ gãy xương mà còn ảnh hưởng nhiều tới độ vững chắc của cácphương tiện kết hợp xương [29]
1.2.2 Các bệnh nội khoa mạn tính
Người cao tuổi luôn có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao, các cơ quan đều cóbiểu hiện suy giảm chức năng Đó là một thách thức với điều trị Cần phảiđánh giá tình trạng bệnh nhân để lên kế hoạch điều trị, gây mê hồi sức, chămsóc bệnh nhân trước và sau mổ Xếp loại sức khỏe của bệnh nhân theo ASA:+ ASA1: tình trạng sức khoẻ tốt
+ ASA2: có một bệnh nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạthàng ngày
+ ASA3: có một bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày(tiểu đường, sỏi thận, sỏi gan, loét dạ dày-hành tá tràng )
+ ASA4: bệnh nhân có bệnh nặng đe doạ đến tính mạng(bệnh van tim,hen phế quản nặng, tim phổi mạn tính, tăng huyết áp )
+ ASA5: tình trạng bệnh nhân quá nặng, hấp hối không có khả năng sốngđược 24 giờ dù có mổ hay không
Trang 15Năm 1970, Singh chia loãng xương thành 6 độ dựa vào sự tiêu của các
bè xương và đánh giá độ loãng xương bằng đơn vị Hounsfield [61]
- Độ 6: tất cả các bè xương đều rõ trên Xquang, các bè xương nén ép vàcăng giãn giao nhau rõ thậm chí trong tam giác Ward vẫn thấy các bè xươngmỏng tuy không rõ ràng
- Độ 5: thấy có cấu trúc của bè xương căng giãn và nén ép chính, lộ rõtam giác Ward, bè xương nén ép phụ không rõ
- Độ 4: bè xương căng giãn chính giảm bớt số lượng nhưng vẫn kéo dài
từ vỏ xương bên ngoài tới phần trên của cổ xương đùi, tam giác Ward mởrộng ra ngoài
- Độ 3: mất liên tục của bè xương căng giãn chính ở mấu chuyển lớn, chỉ thấy
bè xương ở phần trên của chỏm Ở mức độ này mới xác định rõ độ loãng xương
- Độ 2: trên Xquang chỉ còn bè xương của nhóm nén ép, tất cả đều mấtgần như hoàn toàn
Trang 16- Độ 1: Tiếp tục mất các bè xương ngay cả bè xương nén ép cũng khôngnhìn thấy trên Xquang
Hình 1.6: Phân chia độ loãng xương theo Singh [61]
1.3 Phân loại gãy vùng mấu chuyển
Có nhiều cách phân loại khác nhau cho gãy liên mấu chuyển xương đùinhư: Evans (1949) [35]; Boyd và Griffin (1949); Ramadier (1956); Decoulx và
Trang 17Lavarde (1969);Ender (1970); Tronzo (1973); Jensen cải tiến cách phân loạicủa Evans (1975); Deburge(1976);Briot (1980) [60].
Hình 1.7: Phân loại gãy của Evans [56].
1.3.1 Phân loại của Evans (1949)
Evans đã đưa ra cách phân loại đơn giản, được sử dụng rộng rãi dựa trên
sự vững chắc hoặc không vững chắc của các kiểu gãy và đã chia theo khảnăng nắn chỉnh chuyển từ kiểu gãy không vững có thể trở thành kiểu gãyvững [35]
- Loại I: gãy liên mấu chuyển không di lệch
- Loại II: gãy rời liên mấu chuyển
- Loại III: gãy liên mấu chuyển, mất sự chống đỡ phía sau do vỡ 3 mảnhmấu chuyển lớn
- Loại IV: gãy liên mấu chuyển mất sự chống đỡ ở giữa do vỡ rời mấuchuyển bé
- Loại V: kết hợp kiểu 3 và kiểu 4
Trang 18- R : kiểu gãy xiên chéo đảo ngược.
Loại I, II được coi là gãy vững còn III, IV, V là gãy không vững Theo lýthuyết thì độ không vững tăng dần từ III đến V Tuy nhiên, trong thực tế phânbiệt 3 loại gãy này không thật rõ ràng Trong phân loại của Evans, loại gãyxiên chéo đảo ngược không rõ ràng, không nhấn mạnh mức độ phức tạp củaloại gãy này
1.3.2 Phân loại của AO/ASIF (1981-1987)
Gần đây Muller và nhóm AO (1981 - 1987), đã đưa ra cách phân loạimới, dựa trên hướng đường gãy, số lượng mảnh vỡ, mức độ gãy vụn của
thành sau - trong (vùng mấu chuyển bé) [56].
Các tác giả của AO đã chia gãy liên mấu chuyển xương đùi thành 3nhóm chính A1 - A2 - A3; trong mỗi nhóm chính lại có 3 tiểu nhóm: A1.1;A1.2; A1.3
- Loại A1: gãy đơn giản, có một đường gãy chạy từ mấu chuyển lớn đến
vỏ xương bên trong gồm 3 dạng sau:
A1-1: đường gãy nền cổ mấu chuyển
A1-2: đường gãy liên mấu chuyển
A1-3: đường gãy dưới mấu chuyển bé
- Loại A2: gãy mấu chuyển có nhiều mảnh rời hướng đường gãy được xácđịnh giống loại A1 nhưng vỏ thân xương bên trong gãy thành 3 mức
A2-1: gãy có một mảnh rời
A2-2: gãy có 2 mảnh rời
A2-3: gãy có nhiều hơn 2 mảnh rời
- Loại A3: đường gãy chạy từ vỏ thân xương đùi ngay dưới mấu chuyểnlớn chạy vào trong mấu chuyển bé Nếu đường gãy bên ngoài bắt đầu từ dưới
Trang 19mấu chuyển lớn kết thúc bên trong trên mấu chuyển bé thì loại gãy này cũngđược xếp vào nhóm A3 (đường gãy nghịch)
Hình 1.8: Phân loại gãy của AO [56].
A3-1: đường gãy đơn giản (chéo,chếch lên)
A3-2: đường gãy đơn giản (ngang)
A3-3: gãy A3-1 có kèm gãy mấu chuyển nhỏ
Về ý nghĩa lâm sàng:
A1: là loại gãy vững dễ nắn chỉnh
A2: là loại gãy không vững, đặc biệt là A2-3
A3: là loại gãy rất không vững dễ di lệch, khó nắn chỉnh, hay di lệch khép Tùy trường phái và kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà áp dụng cáchphân loại khác nhau Chúng tôi thấy cách phân loại của AO cho các gãy vữngmấu chuyển khá rõràng, dễ áp dụng
1.4 Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi
1.4.1 Các phương pháp điều trị bảo tồn
Trang 20Trước kia, đa số ủng hộ việc điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùibằng bảo tồn kéo tạ Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nên ngày nayphương pháp này hầu như ít được áp dụng Các phương pháp điều trị bảo tồn
có thể tóm tắt dựa trên 2 quan điểm khác nhau:
- Đầu tiên là quan điểm của Shaftan và cộng sự: tập vận động sớm, bệnhnhân không phải kéo nắn, chỉ cho giảm đau và đặt ngồi mỗi ngày Các bệnhnhân điều trị bảo tồn phải chấp nhận các biến dạng varus, xoay ngoài và ngắnchân, bởi vì các đường gãy không được nắn chỉnh
- Quan điểm thứ hai của việc điều trị bảo tồn là kéo nắn để duy trì trụccủa ổ gãy, vì thế giảm được các di lệch varus, chân ngắn, xoay ngoài
+ Clawson sử dụng phương pháp kéo dọc trục qua xương để điều trị gãyvùng mấu chuyển xương đùi không vững Sự cần thiết phải điều chỉnh các dilệch xoay, chụp Xquang kiểm tra thường xuyên để đánh giá mức độ nắn vàđộng viên bệnh nhân tập vận động mỗi ngày Nếu chọn phương pháp điều trịbảo tồn, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc bệnh nhân để ngăn ngừa các biếnchứng thứ phát như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, loét tỳ đè vùng cùngcụt, xương gót, biến chứng co rút gân gót và viêm tắc tĩnh mạch sâu
+ Các phương pháp điều trị bảo tồn thường được chỉ định cho nhữngbệnh nhân không thể phẫu thuật được vì quá già yếu, có bệnh nội khoa nặng,không đi lại được trước khi chấn thương hoặc bệnh nhân không đồng ý mổ
1.4.2 Các phương pháp điều trị phẫu thuật
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện kỹ thuật hiệnđại, các dụng cụ kết hợp xương phong phú, có nhiều ưu điểm tốt, phòng mổđạt tiêu chuẩn, phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê có nhiều kinh nghiệm nênviệc chỉ định điều trị phẫu thuật kết xương ngày càng được ưu tiên vì có nhiều
ưu điểm: giúp vận động sớm, tránh được các biến chứng do bất động lâu ngày
Trang 21như viêm phổi, loét, nhiễm trùng đường tiết niệu Sau mổ bệnh nhân dễ chịu,
dễ chăm sóc, giảm ngày nằm viện, giảm tử vong
Bên cạnh đó việc điều trị phẫu thuật cũng có những bất lợi riêng như:nguy cơ nhiễm khuẩn, tai biến do gây mê, chi phí cao, đôi khi bị dị ứng kimloại gây ra các đường rò, sưng nề, đau, nhiễm trùng…
1.4.2.1 Đinh nẹp một khối
Đinh Smith Peterson đã được giới thiệu năm 1930,được ứng dụng trongđiều trị gãy xương vùng khớp háng,tỏ ra tiến bộ vì nó cố định được ổ gãy vàbệnh nhân có thể tập vận động sớm Sau đó, nhiều loại đinh nẹp một khối nhưnẹp Mc Laughlin, nẹp Jewett, đinh I-beam, nẹp gập góc liền khối của AO với góc cổ thân đã được sử dụng Tuy nhiên, do không tạo được sự nén ép ởmặt gãy nên khó tạo được sự vững chắc khi cố định, các trường hợp gãy liênmấu chuyển không vững nên tỉ lệ thất bại cao
Hình 1.9: Nẹp gập góc liền khối [33].
1.4.2.2 Nẹp vít trượt
Nẹp vít trượt là dạng phương tiện kết hợp xương do Danis đề xuất từnăm 1933 Đây là loại nẹp có khe trượt cho chuôi đinh cổ xương đùi Qua nhiềucải tiến của Von Pohl 1950, Luck 1953, Plugh 1954, Schumpelick 1955,Charnley và Brown 1957 cho đến thập niên 80 trở thành nẹp - vít động(Dynamic Hip Screw: DHS) [31], [33], [40]
Trang 22Hình 1.10: Kết xương bằng nẹp DHS [33].
Nẹp DHS thường được sử dụng trong các trường hợp gãy liên mấuchuyển xương đùi vững hoặc không vững với những ưu điểm như cỡ vít to,bắt sâu vào chỏm, đầu vít tù nên đỡ chui sâu vào khớp háng và hõm khớp.Ống trượt kiểu giảm xóc ở cổ nẹp làm cho diện gãy được nén chặt nênquan trọng cho liền xương, nhờ có trượt nên thân xương đùi rời chỗ vàotrong so với chỏm và cổ nên giúp liền xương, tuy nhiên cũng có thông báo
tỉ lệ hỏng lên đến 14%, và cách mổ này phải bóc tách nhiều, lâu hơn và mấtmáu nhiều hơn
1.4.2.3 Dụng cụ nội tủy
Ngày nay, với sự hiểu biết tốt hơn về vai trò của việc bảo toàn mô mềmtrong sự liền xương nên điều trị gãy xương bằng đinh nội tủy không mở ổ gãyngày càng được ứng dụng rộng rãi
- Năm 1970, Hans Ender sử dụng đinh nội tủy mềm dẻo, mỏng đặt từđầu xa xương đùi để cố định Gãy liên mấu chuyển xương đùi mà không mở ổgãy Tuy nhiên, kỹ thuật này không đưa ra được kết quả ổn định, nên ngàynay loại đinh này hầu như không còn được sử dụng
- Dụng cụ nội tủy tiếp theo là loại đinh Y kuntscher Đinh Y Kuntscher
có cấu tạo dạng ốc có thể luồn qua, đinh nội tủy ngắn được thiết kế phù hợpvới giải phẫu học đầu gần xương đùi, có hai lỗ ở đoạn xa để chốt tĩnh Sherk
Trang 23và Foster đã so sánh đinh Y Kuntscher với nẹp vít trượt và kết luận nẹp víttrượt cho kết quả tốt hơn với gãy liên mấu chuyển xương đùi xương đùi.
- Dụng cụ nội tủy đang được ứng dụng rộng rãi là đinh nội tủy có chốtngang đó là đinh Gamma, những ưu điểm của đinh Gamma là:
+ Cố định được cổ và chỏm xương đùi
+ Tạo sự nén ép lên mặt gãy để gia tăng độ vững
+ Giảm cánh tay đòn lên đoạn gãy gần
+ Lấy được xương ghép từ việc khoan lòng tủy
+ Giữ được chiều dài và chống được di lệch xoay
+ Cho phép chống chân sớm và phục hồi chức năng nhanh hơn
Tuy nhiên có đến 3-6% bệnh nhân được điều trị bằng đinh Gamma có biếnchứng gãy đinh thứ phát ở vị trí lắp ráp đinh chết, ngược lại phương tiện này có ưuviệt là dễ thực hiện ở những vị trí gãy mà rất khó cố định bằng nẹp DHS
Hình 1.11: Kết xương bằng đinh Gamma [40].
Trang 241.4.2.4 Phẫu thuật thay khớp, thay chỏm xương đùi
Là khuynh hướng mới được áp dụng, có thể thay khớp bán phần hoặctoàn phần với mục đích tạo sự vững chắc về cơ học ngay cho các trường hợpgãy liên mấu chuyển xương đùi quá vụn, khó có thể cố định bằng các phươngpháp kết hợp xương thông dụng; giúp bệnh nhân vận động sớm, tránh phải
mổ lại nhiều lần vì dụng cụ kết hợp xương có thể bị hỏng, tụt…
Tuy nhiên đây là phương pháp điều trị mới, chưa được áp dụng rộng rãi,chỉ áp dụng có chọn lựa bệnh nhân (tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, khả năng
đi đứng sinh hoạt trước mổ, khả năng chuyên môn đa khoa của bệnh viện nhưnội khoa, chuyên khoa chỉnh hình, gây mê hồi sức, chống nhiễm khuẩn, vật lý trịliệu các hãng dụng cụ về khớp và khả năng kinh tế của bệnh nhân)
1.4.3 Kết xương bằng nẹp vis khóa
1.4.3.1.Vài nét về nẹp khóa
Kết xương bằng nẹp vít có nén ép thông thường mặc dầu đạt đượcthành công ở hầu hết các trường hợp nhưng nó vẫn còn những tồn tại nhưhiện tượng tiêu xương dưới vỏ, gãy lại sau tháo nẹp, không liền xương.Các trường hợp loãng xương, xương xốp, xương gãy vụn, xương bệnh lý
có thể làm giảm lực tựa của đường ren, dẫn tới không đạt được một mômen lực nhất định (1,5N) để cố định vững Mặt khác bộc lộ rộng phầnmềm làm tăng diện tiếp xúc giữa nẹp và xương có thể làm tổn thương đếnnguồn cung cấp máu cho mảnh xương gãy và các vạt mô mềm Ngoài ra,
Trang 25nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ và để lại sẹo xấu sẽ làm ảnh hưởng đến kết
quả điều trị gãy xương bằng nẹp vít thông thường
Những nghiên cứu sinh lý chỉ ra sự liền xương phụ thuộc rất lớn vào nuôidưỡng ở hai đầu gãy, các mảnh rời còn nuôi dưỡng, vai trò của cốt mạc và sự
“dịch chuyển” của mảnh gãy Vì vậy, khi kết xương, cần cố định vững chắc,không làm tổn thương đến cốt mạc, đối với thân xương dài chỉ cần thẳng trục
và không phụ thuộc vào việc nén ép giữa hai diện gãy [43]
Trên cơ sở đó, các tác giả đã có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng cố địnhcủa nẹp thông thường nhưng vẫn không tổn hại đến xương hoặc ảnh hưởngnuôi dưỡng tại ổ gãy như là: bơm xi măng để tăng bắt chắc các vít [50], dùngđai ốc Schuhli, dùng nẹp Zespol, PC - Fix và nẹp cố định ít tiếp xúc vào thânxương [50] Các nghiên cứu cơ sinh học liền xương ổ gãy dẫn đến nhữngnghiên cứu cơ bản về nẹp khóa vào thập kỉ 70 của thế kỉ XX và nẹp khóa đượcchế tạo, sử dụng ở thân xương vào những năm 90 của thế kỷ trước với mụcđích cố định vững chắc và bảo đảm tối đa nguồn nuôi dưỡng xương
Hình 1.12: Cấu tạo của hệ nẹp khóa [30].
Đặc điểm nổi bật về cấu tạo của hệ nẹp khóa là ở phần mũ vít có cácvòng ren, cho phép gắn chặt vào các vòng ren ở lỗ vít trên nẹp [38], [62]
Trang 26Các mũ vít khi được bắt hết vào thân nẹp sẽ một góc cố định mang lại sựvững chắc cho cấu trúc mà không phụ thuộc vào lực ma sát giữa vít - nẹp -xương và không đơn thuần chỉ dựa vào liên kết bề mặt vít với xương vì nẹpkhông ép sát bề mặt xương [43].
Vít tạo với nẹp một góc cố định làm cho hệ nẹp khóa có nguyên lý làmviệc tương tự như một khung cố định ngoài nhưng có độ vững với lực theotrục và lực xoắn vặn lớn hơn nhiều lần do khoảng cách giữa nẹp và xương rấtnhỏ Khi chịu lực, tất cả các vít khóa có tác dụng hiệu quả đồng thời và tươngđương nhau Điều này giúp cho cấu trúc nẹp - xương chịu các lực một cáchdàn đều, tránh quá tải và giảm nguy cơ chịu mỏi Việc chống lại các lực cóhại là do vít được “khóa” vào nẹp nên không cần thiết phải bắt buộc bắt vítqua hai thành xương như ở nẹp vít thông thường.Vì vậy đôi khi không cần bắtqua 2 thành xương hoặc ở bệnh nhân bị loãng xương thì cấu trúc kết xươngnẹp khóa vẫn đảm bảo độ vững [38], [62] Với nguyên lý cơ học như vậy, nẹpkhóa đã khắc phục được những hạn chế của nẹp vít thông thường
Hình 1.13: Cơ chế tác dụng của nẹp khóa [38].
1.4.3.2 Đặc điểm sinh học của nẹp khóa
Kết xương bằng nẹp vít thông thường để thực hiện được nguyên tắc kếtxương theo AO là phục hồi giải phẫu và cố định vững chắc, điều này đòi hỏiphải bóc tách phần mềm rộng rãi đặc biệt ở những trường hợp gãy vụn nhiềumảnh gây tổn thương mô nuôi dưỡng xương tại ổ gãy Đồng thời, nẹp vít thôngthường tạo lực nén ép lớn lên bề mặt xương nên gây tiêu xương dưới nẹp và
Trang 27ảnh hưởng quá trình liền xương do cốt mạc [42], [43] Trong phẫu thuật, khôngphải lúc nào cũng phục hồi được tối đa về giải phẫu và khi đó kết hợp xương sẽkhông hoàn toàn vững chắc Hơn nữa, việc bộc lộ ổ gãy và sự ép chặt của nẹplàm giảm cung cấp máu từ màng xương là những ảnh hưởng đến liền xương.
Sử dụng nẹp khóa là đang kiểm soát sự “chuyển động” của các mảnhgãy trong một phạm vi nhỏ giúp cho quá trình liền xương diễn ra thuận lợi[50], [62] Đối với các ổ gãy vỡ vụn có thể được nắn chỉnh gián tiếp để khôiphục lại trục và chiều dài chi thể mà không gây tổn thương nhiều cốt mạccũng như phần mềm nuôi dưỡng xương ổ gãy Nẹp khóa có thể luồn ngoài cốtmạc và không ép xuống xương nên môi trường sinh học tối ưu cho liền xươngđược bảo vệ Các vít có thể được bắt qua da nên ổ gãy không cần bộc lộ rộngrãi Quá trình liền xương kỳ 2 diễn ra thuận lợi [19], [62]
Đối với gãy đầu xương trong đó có Khối mấu chuyển xương đùi, nẹpkhóa được sử dụng có thiết kế phù hợp giải phẫu (anatomic plate) với cáchướng vít khác nhau giúp cho dễ dàng khi đặt nẹp và cố định các mảnh gãy.Đồng thời, sự vững chắc của cấu trúc cho phép bệnh nhân vận động sớm sau
mổ, phục hồi chức năng và giảm các biến chứng
1.4.4 Các vấn đề còn gây tranh cãi trong điều trị gãy khối mấu chuyển
Gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững ở người lớn tuổi còn là mộtvấn đề khó khăn trong quyết định điều trị phẫu thuật so với gãy cổ xương đùi
và gãy vững liên mấu chuyển Đối với gãy cổ xương đùi thay khớp lưỡng cựcđạt được hiệu quả cao, kỹ thuật mổ đơn giản, bệnh nhân sớm đi lại tránh biếnchứng do nằm lâu Đối với gãy liên mấu chuyển xương đùi vững, điều trị bảotồn hay phẫu thuật cũng liền xương nhanh Đối với gãy liên mấu chuyểnxương đùi không vững, nếu không mổ thì liền xương chậm, can xương lệch.Nếu mổ kết hợp xương những trường hợp gãy liên mấu chuyển xương đùikhông vững bằng đinh Gamma, nẹp DHS, cố định ngoài thì bất động không
đủ vững để có thể vận động sớm, khả năng chịu lực kém khiến bệnh nhân gia
Trang 28tăng biến chứng do nằm lâu Phẫu thuật thay chỏm lưỡng cực và kết hợpxương bằng chỉ thép ở người lớn tuổi Gãy liên mấu chuyển xương đùi khôngvững giúp bệnh nhân xoay trở và tập đi lại sớm tránh các biến chứng do nằmlâu Tuy nhiên phương pháp này cần phẫu thuật viên có tay nghề, kỹ thuật mổcũng phức tạp hơn, thời gian mổ lâu hơn, chi phí cao hơn.
Do đó, vẫn chưa có quan điểm thống nhất về vấn đề là thay khớp hay kếthợp xương? Kết hợp xương bằng phương tiện nào? bằng đinh Gamma, nẹpDHS trên những bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi Lựa chọnphương pháp nào, phương tiện nào phụ thuộc vào cơ sở điều trị [14], [41]
Về thời điểm phẫu thuật, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau song hiệnnay các tác giả đều thống nhất là khi bệnh nhân ổn định các dấu hiệu sinh tồn,toàn trạng và các bệnh lý khác thì nên mổ càng sớm càng tốt Theo E MervynEvans [47], nếu chờ đợi để mong cải thiện các bệnh lý nội khoa mạn tính thườnglàm mất cơ hội phẫu thuật và bệnh nhân sẽ phục hồi kém hơn dù mổ sau này.Đặc biệt, Mc Neill [59] đã thống kê được tỷ lệ tử vong sẽ cao 10 lần nếu mổchậm hơn 48 giờ sau khi nhập viện vì những lý do không phải bệnh lý nội khoa
1.5 Tình hình nghiên cứu điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi
- Năm 1949, Evans E.M [35] đưa ra phân loại gãy liên mấu chuyểnxương đùi thành gãy vững và gãy mất vững dựa vào vị trí và số lượng mảnhgãy Phân loại này được bổ sung bởi Jensen và Michaelson năm 1975
Trang 29- Năm 1950, Jantzen Moisse giới thiệu dụng cụ kết hợp xương bên tronggồm đinh gắn với nẹp tạo thành bộ nẹp góc
- Năm 1970, Scott M dùng khung cố định ngoài để điều trị gãy liên mấuchuyển xương đùi, tuy nhiên vẫn còn nhiều tai biến Kỹ thuật này hiện nayđược một số tác giả sử dụng với đinh cải tiến bọc hydroxyapatite
- Năm 1969, Dimon J.H và Hughton J.C triển khai phẫu thuật mang tênDimon Hughton: cắt xương chuyển trục ra ngoài đầu trên xương đùi phối hợpvới kết xương bằng nẹp vít, chuyển lực tác động từ cổ xương đùi lên thân xương
- Trước những năm 1970, nẹp trượt của Mussie và Ken Pugh ra đời cótác dụng nén ép hai đầu xương gãy và là dụng cụ mở đầu để cho ra đời dụng
cụ DHS Nẹp trượt cải tiến ngày nay Fielding (1980), Fransden (2000), brown (2002) sử dụng điều trị Gãy liên mấu chuyển xương đùi xương đùicũng có kết quả tốt
Court Thập niên 70, nẹp DHS ra đời với nhiều ưu điểm: hạn chế tụt đinh, đặcbiệt là hiệu quả nén ép hai đầu xương gãy giúp liền xương nhanh, vận động sớm
- Năm 1976, Ender đã dùng đinh đàn hồi chùm để điều trị Gãy liên mấuchuyển xương đùi xương đùi với mở ổ tối thiểu ở đầu dưới xương đùi cũng cómột số kết quả khá tốt
- Năm 1992, đinh Gamma ra đời được sử dụng hiệu quả và tốt nhất choloại gãy dưới mấu chuyển, đặc biệt là gãy nhóm A.3 theo phân loại A.O
- Gần đây các tác giả Pinder, Durnin, CookStem, Augermann đã cónhững nghiên cứu về phương pháp thay khớp trong các điều trị các trườnghợp Gãy liên mấu chuyển xương đùi xương đùi ở người lớn tuổi cũng manglại kết quả khả quan
- Về nẹp khóa, đã có nhiều tác giả ứng dụng lâm sàng trong điều trị phẫuthuật gãy xương cánh tay, xương đùi, xương chày
Koukakis và cs [37] đã công bố kinh nghiệm dùng nẹp khóa trong điều
trị phẫu thuật gãy xương cánh tay cho 20 bệnh nhân, tuổi trung bình 62 100%liền xương tốt Biến chứng xa bị tuột nẹp ở 1 bệnh nhân nữ 82 tuổi loãng
Trang 30xương Bjorkenheim điều trị cho 72 bệnh nhân, sau 1 năm gặp 2 trường hợp
bị tuột nẹp khóa Weight và Collinge dùng nẹp khóa điều trị cho 22 bệnhnhân gãy xương đùi, đạt liền xương sau thời gian trung bình 13 tuần (từ 7-16tuần) Stanard dùng nẹp khóa điều trị phẫu thuật cho 34 bệnh nhân gãy xương
chày [37]
1.5.2 Tình hình điều trị Gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Việt Nam
Năm 2001, Nguyễn Hữu Thắng [21] đã sử dụng phương pháp nẹp góc
để điều trị phẫu thuật gãy vùng mấu chuyển xương đùi Kết quả tốt và rất tốt
là 82%, trung bình 14% và kém là 4% Tác giả kết luận rằng việc phục hồichức năng sau mổ là một khâu không thể thiếu trong quá trình điều trị, tổchức kiểm tra định kỳ cũng giữ một vai trò quan trọng [20]
Năm 2003, Lê Quang Trí và cộng sự [24], [25] đã thực hiện “Nghiên cứuứng dụng bất động ngoài tự chế trong điều trị gãy liên mấu chuyển ở ngườicao tuổi” điều trị cho 40 bệnh nhân trong đó có 24 ca có kèm các bệnh lý nộikhoa Nghiên cứu thực hiện theo dõi 6 tháng được 32 bệnh nhân, kết quả nhưsau: 31 bệnh nhân liền xương và tháo khung sau 3 - 5 tháng, 3 bệnh nhân bịloét vùng xương cùng, 50/124 chân đinh bị nhiễm trùng nhưng khắc phụcđược và 1 bệnh nhân tử vong sau khi đặt khung 2 tháng [25]
Cùng trong năm 2003, nghiên cứu “Kết quả bước đầu về phẫu thuật kếthợp xương với can thiệp tối thiểu” của Lương Đình Lâm và cộng sự cho thấynhững kết quả tích cực của phương pháp [10].Nguyễn Văn Tín và NguyễnTiến Bình đã kết luận rằng phương pháp khung cố định ngoài (khung cọc épren ngược chiều: CERNC) có tác dụng tốt trong điều trị cho gãy nền cổ, Khốimấu chuyển xương đùi xương đùi [23] Đây là phương pháp điều trị tích cực,chủ động, hạn chế được biến chứng xấu ở người già cao tuổi, sức khỏe yếu,
có các bệnh lý nội khoa, áp dụng cho những bệnh nhân không cho phép điềutrị phẫu thuật lớn Nhược điểm của phương pháp là hay gặp viêm chân đinh,lỏng đinh…
Trang 31Qua nghiên cứu “Nhận xét kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xươngđùi ở người cao tuổi bằng cố định ngoài một bên”, Vũ Hữu Dũng và LýTrung Kiên đã kết luận rằng cố định ngoài một bên có tác dụng điều trị tốt,đạt kết quả cao trong điều trị Gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người caotuổi [8]
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp là bệnh nhân bị hạn chế vậnđộng khớp gối 23/25 bệnh nhân được kiểm tra ở thời gian 4 - 5 tháng khớpgối gấp ≤90o
Nguyễn Tiến Bình cộng sự cho thấy rằng việc điều trị gãy kín khối mấuchuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng kết xương không mở ổ gãy với đinhnội tủy Ender cũng cho kết quả khá tốt khi tỷ lệ liền xương và phục hồi chứcphận được đánh giá tốt là 87,7%, không có kết quả xấu [4] Tuy nhiên, tác giảcũng đã chỉ ra những mặt hạn chế như 5 bệnh nhân có biến chứng tụt đinhxuống dưới đường ngang khe khớp, lỏng đinh, đinh không cố định vững ổgãy, không vận động tỳ nén sớm được
Năm 2006, Nguyễn Thái Sơn và Đoàn Anh Tuấn đã thực hiện nghiêncứu “DHS với đường mổ tối thiểu (MIS) áp dụng điều trị gãy vùng mấuchuyển xương đùi” và đã kết luận rằng: Gãy liên mấu chuyển xương đùi cầnđược chỉ định phẫu thuật để cố định xương, tạo điều kiện tập phục hồi chứcnăng sớm cho bệnh nhân Đối với loại gãy không vững A2, A3 nên sử dụngDHS hoặc đinh Gamma (nếu có phương tiện) Trong nghiên cứu, các tác giả
đã gây tê tủy sống để vô cảm bảo đảm an toàn, ít ảnh hưởng đến tuần hoàn và
hô hấp của bệnh nhân [19]
Năm 2009, Phí Mạnh Công [7] thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quảđiều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng kết hợp xươngnẹp vít động tại Bệnh viện Xanh Pôn và Bệnh viện 198”, kết quả đánh giáchung rất tốt và tốt đạt 89,1%; trung bình 6,5%; kém4,4% Tác giả kết luận có
Trang 32thể chỉ định kết hợp xương bằng nẹp vít động cho tất cả các loại Gãy liên mấuchuyển xương đùi xương đùi ở người cao tuổi ở nước ta, khi mà chưa có cấuhình đinh Gamma phù hợp, vì nẹp vít động cũng đủ vững với thể tạng củangười Việt Nam [7], [14].
Năm 2013, nghiên cứu “Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở ngườicao tuổi bằng thay chỏm Bipolar” của Hoàng Thế Hùng và Trần Đình Chiếntrên 27 bệnh nhân từ 71-88 tuổi cho thấy: 100% bệnh nhân có thể ngồi dậysau 24 giờ Kết quả theo thang điểm Harris: rất tốt 28%, tốt 64%, trung bình8%, kém 0% [9] Đây cũng là một kết quả khá tốt cho việc điều trị gãy liênmấu chuyển xương đùi xương đùi ở người cao tuổi
Cũng trong năm 2013, Nguyễn Hữu Nam và cộng sự đã sử dụng phươngpháp nẹp DHS để điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi xương đùi cho kếtquả đánh giá chung như sau: rất tốt và tốt 80,7%; trung bình 14,5%; kém4,8% Nguyên nhân gãy xương chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt 91/143; tổnthương phân loại theo AO: chủ yếu gặp A2 với 83/143 BN tương ứng với58,7% [13] Đặng Hoàng Anh và Nguyễn Đăng Long tiến hành sử dụngphương pháp kết hợp xương đinh Gamma trong điều trị gãy dưới mấu chuyểnxương đùi tại Bệnh viện 103 và cho kết quả đánh giá chung: tốt và rất tốt đạt93,1%, trung bình 6,9%, không có kết quả kém [3] Chức năng chi thể vàkhớp háng hoạt động bình thường đạt 86,2% Đó thực sự là những kết quả rấttốt khi sử dụng phương pháp kết hợp xương đinh Gamma trong điều trị gãydưới mấu chuyển xương đùi
Trong nước hiện tại chưa thấy có báo cáo của các tác giả về đánh giá vềkết quả ứng dụng nẹp khóa trong kết hợp xương, đặc biệt là vùng Khối mấuchuyển xương đùi xương đùi bằng nẹp khóa
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chúng tôi đã thực hiện kết xươngKhối mấu chuyển xương đùi bằng nẹp khóa từ năm 2011 Tuy nhiên, thời
Trang 33gian đầu dùng nẹp của đầu dưới xương đùi để kết xương, chỉ từ tháng 9/2013tới nay mới có nẹp khóa của đầu trên xương đùi Chúng tôi tiến hành tổng kếtcác trường hợp kết hợp xương gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp khóađầu trên xương đùi để từ đó so sánh với các phương tiện kết hợp xương khácnhằm rút ra các ưu nhược điểm của các phương pháp để các phẫu thuật viên
có sự lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân
Trang 34Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Dự kiến khoảng 40 đến 60 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùiđược phẫu thuật KHX bằng nẹp khóa tại viện chấn thương chỉnh hình -Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Trong thời gian từ tháng 9 năm 2016 đếntháng 9 năm 2018
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
Bệnh nhân dưới 80 tuổi, bị gãy kín khối mấu chuyển xương đùi do cácnguyên nhân chấn thương (TNGT, TNSH, TNLĐ) vào điều trị tại Viện chấnthương chỉnh hình - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân trên 80 tuổi
- Gãy liên mấu chuyển xương đùi xương đùi do các nguyên nhânbệnh lý
- Gãy liên mấu chuyển xương đùi xương đùi trên bệnh nhân đang cónhiễm khuẩn tiến triển
- Bệnh nhân bị liệt không đi lại được trước khi Gãy liên mấu chuyểnxương đùi
- Bệnh nhân có bệnh hoặc tình trạng toàn thân không cho phép phẫuthuật; mức độ 5 theo ASA
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu không đối chứng
Trang 352.2.2 Thu thập số liệu nghiên cứu
2.2.2.1 Nghiên cứu hồi cứu
- Thu thập hồ sơ bệnh án, những tài liệu lưu trữ của bệnh nhân nằm trongđối tượng nghiên cứu
- Các bước tiến hành nghiên cứu: hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhântheo đối tượng nghiên cứu.Thực hiện kiểm tra kết quả bằng mời khám lại,khám theo hẹn hoặc thư trả lời câu hỏi ghi sẵn vào phiếu kiểm tra
2.2.2.2 Nghiên cứu tiến cứu
- Khám bệnh, chụp Xquang (phân loại, phân độ tổn thương dựa trên hìnhảnh Xquang), làm các xét nghiệm cần thiết, làm bệnh án, lập kế hoạch điềutrị, lập danh sách bệnh nhân
Phân loại theo nhóm tuổi, giới, nguyên nhân chấn thương, mức độ tổnthương (sử dụng phân loại của AO/ASIF), bệnh lý khác kèm theo cần điều trị,loại nẹp vis sẽ sử dụng, ngày phẫu thuật
- Chụp Xquang kiểm tra ngay sau mổ để lấy tài liệu đánh giá kết quả
2.2.3 Kỹ thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa
2.2.3.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ dụng cụ phẫu thuật kết xương nẹp vít:
Hình 2.1: Bộ nẹp vít của AO.
Trang 36- Các dụng cụ, phương tiện khác phục vụ cho phẫu thuật
2.2.3.2 Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
- Tất cả các bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng, Xquang, làm cácxét nghiệm trước mổ theo quy định và được hội chẩn với bác sĩ gây mê hồisức trước mổ
- Ngày trước mổ ăn nhẹ, nhịn ăn hoàn toàn trên 6 tiếng trước phẫu thuật,đối với những bệnh nhân lo lắng có thể dùng thêm thuốc an thần đêm trước mổ
- Vệ sinh toàn thân, đặc biệt với chi gãy
- Giải thích với bệnh nhân về tình trạng bệnh lý, phương pháp điều trị vàphục hồi chức năng sau mổ để bệnh nhân hợp tác
- Kháng sinh dự phòng trước mổ: thường dùng nhóm cephalosporin thế
- Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa trên bàn chỉnh hình, háng dạng khoảng
200-300, mặt trước xương bánh chè hướng thẳng lên trên, điều chỉnh chiều caocủa bàn chỉnh hình cho phù hợp để thao tác thuận lợi
- Sát khuẩn vùng mổ bằng betadin, trải khăn vô khuẩn, tiến hành phẫu thuật
- Các bước tiến hành phẫu thuật:
Trang 37Thì I: Rạch da vào ổ gãy
- Rạch da vào ổ gãy theo đường bên ngoài đùi, bắt đầu từ trên đỉnh mấuchuyển lớn khoảng 2cm kéo dài xuống dưới sao cho đường rạch da tương ứngvới chiều dài của nẹp Rạch cân đùi (fassia lata) bằng đường rạch da Gầnđây, chúng tôi chủ trương rạch da với đường mổ nhỏ tránh tổn thương phầnmềm và tránh mất máu
- Cắt ngang một phần dưới chỗ bám cơ rộng ngoài ở mào cân dưới mấuchuyển lớn và mặt ngoài xương đùi khoảng 1cm, vén cơ rộng ngoài ra trước,bộc lộ ổ gãy và bờ ngoài xương đùi
- Kiểm tra đánh giá ổ gãy, nắn chỉnh ổ gãy và cố định các mảnh vỡ
- Có 3 vít được bắt vào khối cổ chỏm, các vít ở 3 bình diện khác nhau
và ở trong khối cổ chỏm tạo ra độ vững chắc của phương tiện kết hợp xương
- Khoan, bắt vít cứng đường kính 4,5 cố định nẹp vào thân xương đùi
- Kiểm tra vận động của khớp háng để đánh giá sự vững của ổ gãy
Thì IV: Đóng vết mổ -dẫn lưu.
- Kiểm tra cầm máu kỹ, cắt lọc tổ chức cơ dập nát
- Bơm rửa phẫu trường bằng dung dịch nước muối sinh lý có pha betadin
- Đặt dẫn lưu kín có áp lực âm (kiểu Redon hoặc Hemovac)
- Khâu phục hồi cơ rộng ngoài, cân đùi và khâu da
- Băng vết mổ vô trùng
Trang 382.2.3.4 Điều trị sau phẫu thuật
- Kháng sinh: cephalosporin thế hệ 3, dùng từ 5-7 ngày sau mổ
- Cho bệnh nhân ngồi dậy sau 4 giờ sau phẫu thuật
- Thay băng kiểm tra
- Theo dõi, nếu tình trạng vết mổ khô, rút dẫn lưu sau 48 giờ
- Chụp Xquang sau mổ ở hai tư thế thẳng nghiêng giúp kiểm tra ổ gãy, vịtrí nẹp, đinh và các biến chứng khác nếu có
- Điều trị chống loãng xương: tất cả bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấuchuyển xương đùi đều được điều trị chống loãng xương sau phẫu thuật
- Tập vận động sau phẫu thuật:
+ Ngày thứ nhất: tập gồng cơ đẳng trường tại giường bệnh
+ Ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 sau mổ: tập gấp duỗi khớp háng, khớp gốithụ động có trợ giúp để lấy lại biên độ hoạt động khớp háng, khớp gối sớm vàtăng sức cơ
+ Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4: tùy theo từng trường hợp cụ thể đểhướng dẫn tập luyện cho từng bệnh nhân Trong trường hợp kết hợp xươnggãy vững thì hướng dẫn bệnh nhân đi lại với 2 nạng tỳ đè nhẹ bằng 1/10 trọnglượng cơ thể, chủ động gấp duỗi khớp gối, khớp háng giúp lấy lại biên độ vậnđộng và sức cơ trước đây Trường hợp gãy không vững bệnh nhân đượchướng dẫn tập đi lại với 2 nạng không tỳ đè, tập vận động chủ động các khớp
để lấy lại biên độ vận động và sức cơ
Trang 39+ Từ sau 1 - 3 tháng: Với gãy vững, hướng dẫn bệnh nhân tập đi bằngnạng với sức nặng tăng dần Với gãy không vững, hướng dẫn bệnh nhân đi lạivới nạng không tỳ đè, sau đó tỳ đè nhẹ với trọng lượng 1/10 cơ thể Tùy theotừng bệnh nhân cũng như sự đánh giá tại chỗ, toàn thân tại mỗi thời điểm táikhám sẽ có hướng dẫn tập phục hồi chức năng cụ thể cho từng bệnh nhân.+ Từ 4 - 6 tháng: tùy theo khả năng phục hồi của từng bệnh nhân, dấuhiệu liền xương trên phim Xquang mà có hướng dẫn tập phục hồi chức năng
cụ thể, bệnh nhân sẽ tăng dần lực tỳ đè, bỏ một nạng, rồi bỏ hai nạng
2.3 Đánh giá kết quả
Kết quả nghiên cứu được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:
- Lượng máu truyền, ngày nằm viện
- Tình trạng toàn thân, tại vết mổ
- Kết quả kết hợp xương (căn cứ trên phim Xquang):
+ Kết quả chỉnh trục xương, đặc biệt là góc cổ - thân xương đùi, xương
di lệch thứ phát
+Vị trí các vít cổ chỏm và nẹp vít (đúng vị trí, tuột vít; gãy vít, gãy nẹp,vít xuyên thủng chỏm )
- Mức độ phục hồi chức năng: theo phương pháp đánh giá của Merle
d'Aubigné – Postel [55] Tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Trang 40Bảng đánh giá chức năng khớp háng theo Merle d'Aubigné - Postel [55]
Điểm Mức độ đau Khả năng đi lại Tầm vận động
khớp háng
6 Không đau Đi lại bình thường Gấp háng > 90⁰
Dạng khớp háng tới 30⁰ 5
Đau nhẹ khi đi lại,
hết đau khi nghỉ
ngơi
Đi bộ xa cần gậy, gần không cần Gấp háng 60 - 80 ⁰ ⁰
3 Đau khi làm việc
nhẹ
Chống gậy đi được ~1
giờ Gấp háng 40 - 60 ⁰ ⁰ 2
Đau nhiều khi đi lại,
0 Rất đau, đau liên
tục Không đi lại được Dính cứng khớp
- Biến chứng:
+ Toàn thân: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, suy kiệt, loét tỳ đè, tửvong trong tuần đầu, 3 tháng đầu sau phẫu thuật…
- Tại chỗ: chảy máu vết mổ, tụ dịch vết mổ, nhiễm khuẩn vết mổ, rò vết
mổ, gãy vít, vít cổ chỏm ra ngoài khối cổ chỏm
- Tuột, gãy, bật phương tiện kết xương
- Không liền xương, khớp giả
Kết quả chung được đánh giá theo 4 mức độ như sau [18]:
- Rất tốt:
+ Xquang: ổ gãy liền xương vững, thẳng trục, góc cổ thân từ 1200-1300.