1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương sinh học di truyền

90 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Tính chất dấu đầu kỵ nước này đã giúp cho: • Màng luôn luôn có xu hướng kết dính các phân tử lipid với nhau để cho đầu kỵ nước khôngtiếp xúc với nước • Lớp phân tử kép lipid khép kín lại

Trang 1

SINH HỌC DI TRUYỀN

CHƯƠNG I: SINH HỌC CÂU 1: CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, CÁC THÀNH PHẦN LIPID, PROTID, CARBONHYDAT CỦA MÀNG TẾ BÀO.

- Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống Mỗi tế bào gồm 3 phần chính: Màng tế bào, tế bào chất

1 LIPID MÀNG TẾ BÀO

- Là lớp phân tử kép lipid vì lớp này gồm 2 lớp phân tử lipid áp sát nhau, làm nên cấu trúc cơ bản bao bọcquanh TB

- Thành phần: Phospholipid, Cholesterol, Glycolipid, Acid béo

- Đặc tính: Phân cực: Mỗi phân tử lipid đều có 2 đầu:

+ Đầu ưa nước quay ra ngoài TB hoặc quay vào trong TB để tiếp xúc với nước của môi trường hoặc

TB chất

+ Đầu kỵ nước quay vào giữa, nơi tiếp giáp của 2 lớp phân tử Lipid

Tính chất dấu đầu kỵ nước này đã giúp cho:

• Màng luôn luôn có xu hướng kết dính các phân tử lipid với nhau để cho đầu kỵ nước khôngtiếp xúc với nước

• Lớp phân tử kép lipid khép kín lại, tạo thành 1 cái túi kín để cho tất cả các đầu kỵ nước đềuđược dấu kín khỏi nước

→ Nhờ tính chất này mà lớp lipid có khả năng:

• Tự động khép kín, tái hợp nhanh khi bị mở ra, xé ra

• Tiếp thu một bộ phận lipid mới vào màng

- Theo thành phần hóa học, Lipid màng được chia thành 2 loại: Phospholipid và Cholesterol

a Các Phospholipid

- Rất ít tan trong nước

- Thành phần lipid của đa số màng là 1 phospholipid liên kết với 1 hàm lượng nhỏ các lipid trung tính vàglycolipid

- Có rất nhiều loại, chiếm khoảng 55% thành phần lipid của màng TB 4 loại chính theo thứ tự từ nhiềuđến ít:

+ Phosphatidylcholin

+ Sphingomyelin

+ Phosphatidyl ethanolamine

+ Phosphatidylserin

Trang 2

Ngoài ra còn có Phosphatidylinositol với tỷ lệ thành phần ít hơn.

- Các loại phân tử này xếp xen kẽ nhau, từng phân tử có thể:

+ Quay xung quanh chính trục của mình

+ Đổi chỗ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng 1 lớp phân tử theo chiều ngang

Sự thay đổi chỗ này là thường xuyên → tạo tính lỏng linh động của màng TB

- Chức năng:

+ Là thành phần chính tạo nên lớp màng cơ bản của TB

+ Là thành phần chính phụ trách vận chuyển thụ động vật chất qua màng TB đồng thời tạo sự ổn địnhcho màng TB

+ Là cơ sở dung nạp các phân tử Protein màng

+ Các nhánh carbonhydrat trên bề mặt màng làm cho màng có thêm nhiều chức năng đặc hiệu

b Cholesterol

- Là một lipid steroid trung tính

- Nằm xen kẽ các Phospholipid và rải rác trong 2 lớp lipid của màng

- Chiếm 25 – 30% thành phần lipid màng TB

- Chức năng: ảnh hưởng đến tính linh động và tạo tính bền cơ học cho màng:

+ Nếu tỷ lệ % nhiều làm màng cứng, tính linh động kém → khó khan trong vận chuyển vật chất

+ Nếu tỷ lệ % ít khiến màng linh động hơn

c Thành phần còn lại của lipid màng là:

- Glycolipid (~ 18%): Tạo ổ thu nhận

- Acid béo kỵ nước (~ 2%)

2 PROTEIN MÀNG TẾ BÀO:

Căn cứ vào tính liên kết với Lipid màng, người ta chia Protein màng ra làm 2 loại: Protein xuyên và &Protein ngoại vi

+ Protein xuyên màng 1 lần: Glycophorin

+ Protein xuyên màng nhiều lần: band3

- Có khả năng di động kiểu tịnh tiến trong màng Lipid

- Chiếm 70% protein màng TB

b Protein ngoại vi

- Chiếm 30% protein màng TB

Trang 3

- Gặp ở mặt ngoài hoặc mặt trong TB

- Chúng liên kết với đầu thò ra 2 bên màng của các Protein xuyên màng theo kiểu hấp phụ, có các vai tròkhác nhau Ví dụ ở hồng cầu:

+ Xếp rìa ngoài: Fibronectin giúp TB dễ bám dính

(Ở TB ung thư có tiết ra loại protein này nhưng không giữ được trên màng TB →mất khả năng bámdính, tạo điều kiện di căn)

+ Xếp rìa trong: có 4 loại (actin, spectrin, ankyrin, band4.1) tạo thành mạng lưới protein lát trong, đảmbảo tính bền và lõm 2 mặt của Hồng cầu

3 CARBONHYDRAT MÀNG TẾ BÀO

- Có mặt ở màng TB dưới dạng các oligosaccharid, gắn vào hầu hết các đầu ưa nước của các Proteinmàng thò ra bên ngoài màng TB, và đầu ưa nước của khoảng 1/10 các phân tử Lipid màng Sự liên kếtnày gọi là sự glycosyl hóa, biến protein và lipid thành glycoprotein và glycolipid

- Các phân tử glycoprotein, glycolipid đều mang điện âm làm cho mặt ngoài của hầu hết TB động vật tíchđiện âm

Trang 4

Câu 2: BỘ GOLGI (cấu trúc, chức năng)

1 Cấu trúc

- Thuộc hệ thống lưới nội bào, có cấu trúc và chức năng khá phức tạp

- Có dạng 1 chồng túi mỏng hình chỏm cầu xếp song song với nhau thành hệ thống túi dẹt (dictiosom)nằm gần nhân TB

- Dưới kính hiển vi điện tử thấy:

+ Mỗi túi dẹt có hình 1 lưỡi liềm

+ Bờ mép túi: trong thì lõm, ngoài thì lồi

+ Túi và màng túi đều mỏng hơn của hệ lưới nội sinh chất: chiều dày mỗi túi khoảng 150 Ao, đườngkính miệng túi (giữa 2 mép túi) là 0,5 – 1µm

- Các túi dẹt càng về phía trans (đầu ra- nơi có túi dẹt Golgi cuối cùng) thì càng có nhiều túi phình ở các

bờ mép

- Các túi dẹt từ phía cis (phía nhận sản phẩm đầu tiên từ lưới có hạt – đầu vào- đối diện với trans) cóliên hệ với nhau:

+ Đường liên hệ là các kênh nhỏ

+ Hoặc các túi vận tải tạo ra từ các túi dẹt ngoài, hòa vào túi dẹt trong kế bên

- Các túi cầu tách ra từ lớp túi dẹt chứa sản phẩm tiết khác nhau, vận chuyển và giao nhận sản phẩm đếnđúng nơi thu nhận gọi là Túi cầu Golgi

- Bộ Golgi của 1 TB có thể gồm một hoặc nhiều hệ thống dictiosom Các dictiosom gần nhau liên hệbằng các kênh nhỏ nối liền với màng túi phía cis

2 Chức năng

- Khái quát chức năng của bộ Golgi là tiếp nhận các protein, glycolipid và carbohydrat từ hệ lưới nộisinh chất tới, thuần thục hóa, bao gói, rồi gửi đến địa chỉ tiếp nhận, có thể là các bào quan hoặc phíangoài TB Các chất đó được gọi chung là chất tiết

Cụ thể là:

+ Góp phần tạo nên các tiêu thể sơ cấp ở giai đoạn cuối

+ Glycosyl hóa hầu như tất cả các glycoprotein của chất nhầy

+ Tạo thể đầu tinh trùng

+ Sự thuần thục hóa gồm:

• Glycosyl hóa các hợp chất protein và lipid

• Sulfat hóa glycoprotein bằng gốc SO4- (este hóa)

• Chuyển protein sang cấu trúc bậc 2, 3

• Gắn thêm acid béo vào các chất đi qua dictiosom

• Polyme hóa các polysaccharid

- Các chất tiết và có thể cả chất độc được bộ Golgi đưa ra khỏi TB bằng túi Golgi có cấu tạo gần giốngmàng TB Đến màng, túi mở ra thì các chất tiết ra ngoài, còn màng túi hòa vào màng TB, phía trongmàng túi thành phía ngoài màng TB, các carbohydrat trong màng túi trở thành lớp carbohydrat của áo

TB → Có thể bộ Golgi là cơ quan tạo nên phần lớn cấu trúc áo TB

- Bộ Golgi là bào quan biệt hóa các loại màng TB: vì có khả năng tạo các túi Golgi có cấu tạo màngkhác nhau, rồi hòa nhập với màng TB có cấu tạo tương ứng

Trang 5

Câu 3: BỘ GOLGI (Sự phân cực, Thành phần hóa học, Sự hình thành)

1 Sự phân cực và thành phần hóa học:

- Màng của các túi dẹt cấu tạo hóa học không giống nhau:

+ Phía cis của chồng túi dẹt: màng mỏng, cấu tạo hóa học giống màng lưới có hạt, tỷ lệ P/L xấp xỉ 2 (độ dày của màng 50-60 )

+ Đi từ phía cis đến trans: tỉ lệ P/L của màng túi dẹt giảm dần Đến túi dẹt cuối cùng, P/L gần giống của màng TB và có chiều dày của màng cũng lớn hơn (100Å), tỉ lệ cholesterol cao hơn

+ Các túi dẹt ở miền trung gian có tỷ lệ P/L giữa 2 và 1

- Enzym trong các túi dẹt khác nhau, các phức hợp protein có vai trò tiếp nhận (receptor) ở mặt trong màng túi khác nhau

- Hầu hết các túi dẹt đều có chỗ phình ra ở mép túi chứ không chỉ ơ túi dẹt cuối cùng phía trans

- Thể đậm tức các túi vận tải mang protein từ lưới nội sinh chất có hạt đến đổ vào phía cis của

dictiosom, protein được vận chuyển dần về phía trans Khi các chất này vào bộ Golgi, chúng được liên kết thêm các chất khác, gọi là “thuần thục hóa” nhằm tăng tính đặc hiệu cho từng loại protein, trong đóquan trọng nhất là tín hiệu dẫn đường và nhận diện địa chỉ giao nhận Ngoài ra còn có sự liên kết thêm

là liên kết đồng hóa trị gồm glycosyl hóa, sunfat hóa, gắn acid béo

- Sau khi được thuần thục hóa, các chất này sẽ liên kết tạm thời với các receptor trên màng trong Túi dẹt

để tạo ra Túi cầu Các túi cầu Golgi to nhỏ khác nhau, chứa chất tiết khác nhau, receptor khác nhau, màng cũng khác nhau, được vận chuyển từ Miền cis đến Miền trans, sản phẩm ở Miền trans là các túi tạo nên Tiêu thể & các túi tạo màng TB

 Tất cả các tính chất: sai khác về hình thái, thành phần hóa học, hướng di chuyển vật chất qua dictiosom,

chức năng khác nhau của các túi dẹt từ cis đến trans gọi là sự phân cực của bộ Golgi

2 Sự hình thành: Từ nhiều nguồn

- Lưới nội sinh chất có hạt thường xuyên gửi các Thể đậm tới bộ Golgi Thể đậm này:

+ Hoặc hòa nhập ngay vào túi dẹt phía cis của bộ Golgi

+ Hoặc nếu nhiều thì hòa nhập với nhau tạo 1 túi dẹt mới rồi di chuyển dọc Ống vi thể, tới ghép vào phia cis của bộ Golgi

- Tự các túi dẹt của bộ Golgi cũng có thể lớn lên và tự chia đôi

- Màng của bộ Golgi thường xuyên bị nhỏ đi do tạo các túi Golgi và cũng thường xuyên được bù trả lại bằng Thể đậm & các Túi cầu từ màng nhân

Trang 6

Câu 4: TIÊU THỂ (Cấu trúc, Thành phần hóa học, Sự hình thành, Hoạt động)

1 Cấu trúc

- Tiêu thể (Lysosome) Là 1 túi cầu nhỏ chỉ bao bởi 1 lớp màng sinh chất nội bào

- Thành phần hóa học gần giống màng TB về tỉ lệ P/L = 1, nhưng Chol chỉ = ½ màng TB Đặc biệt,màng tiêu thể còn có 1 Pr màng chuyên để bơm ion H+ vào lòng tiêu thể để giữ cho pH trong tiêu thểluôn ở 4,8 hoặc thấp hơn (pH tế bào chất là 7 đến 7.3)

- Lòng tiêu thể chứa các enzyme tiêu hóa là enzyme thủy phân acid, gọi là acid vì chúng làm việc trongđiều kiện acid (xấp xỉ 5), có thể quy enzyme vào các nhóm:

+ Protease thủy phân Pr

kể cả khi enzyme đã chuyển từ trạng thái bất hoạt sang hoạt động, vì:

+ Màng tiêu thể có tỉ lệ Glycosyl hóa cao

+ Các enzym chỉ hoạt động trong môi trường acid đã hạn chế khả năng khả năng thủy phân khôngđúng chỗ Khi màng tiêu thể rách, enzym thoát ra ngoài TB chất có pH = 7, vì vậy chúng ko hoạtđộng được

- Tuy nhiên, khi có tác nhân kích thích làm hàng loạt tiêu thể bị vỡ cùng lúc sẽ gây tiêu bào

Cũng có sự tiêu bào sinh lý để thanh toán những mô đã hoàn thành nhiệm vụ như sự tự tiêu đuôi nòngnọc

2 Sự hình thành và hoạt động

- Các enzym thủy phân acid được tổng hợp và đưa vào lòng Lưới nội sinh chất có hạt, tại đây cácprotein enzyme này được glycosyl hóa tại đầu mút N của phân tử tức là tiếp nhận 1 oligosaccarid (làmtín hiệu dẫn đường đưa enzyme đến bộ Golgi)

- Sau khi được glycosyl hóa, enzyme được đẩy tới rìa của lưới nội sinh chất có hạt để tạo thành các thểđậm

- Thể đậm tìm đến và nhập vào phía lồi của bộ Golgi Tại đây enzyme được phosphoryl hóa:

+ 1 hoặc vài đường mannose của chuỗi oligosaccarid trên enzyme được phosphoryl hóa và trở thànhtín hiệu dẫn đường cho túi cầu Golgi tìm đến tiêu thể sơ cấp

+ Sự phosphoryl hóa là điều kiện để cho các receptor ở mặt trong các túi dẹt Golgi có mang liên kếtreceptor-enzym thắt lại thành túi cầu Golgi chứa enzyme Liên kết này được hình thành khi mannose

đã phosphoryl hóa và tại pH trung tính

- Túi cầu Golgi có mannose dẫn đường đi đến và hòa nhập với túi tiêu thể sơ cấp và trao enzyme chotiêu thể

- Vì pH của tiêu thể là 4,8 nên liên kết phosphate bị cắt, và liên kết receptor-enzym cũng bị cắt.Receptor được giải phóng vẫn gắn trên 1 phần màng còn lại của túi cầu Golgi, khép lại thành túi kín vàquay trở về bộ Golgi

Trang 7

- Tại tiêu thể sơ cấp, các enzyme thủy phân dạng tiền thân (proenzym) gặp pH 4,8 bị giáng cấp thànhcác peptid ngắn hơn trở thành enzyme thủy phân dạng hoạt động

- Con đường thực bào: Tiêu thể sơ cấp gặp Túi thực bào(chứa thức ăn từ ngoài vào) thành Tiêu thể

thứ cấp , giúp thủy phân vi khuẩn và các chất hữu ở ngoài TB VD: cơ chế thực bào của bạch cầu

- Con đường tự thực bào: Tiêu thể sơ cấp + Túi tự thực bào (hay không bào tự tiêu chứa các mảnh lưới

nội sinh chất có hạt hoặc ty thể) Tiêu thể thứ cấp, giúp thủy phân các thành phần TB cần thanh thải

 làm trong sạch TB

- Sự thủy phân các chất tạo ra:

+ Các đường đơn, acid amin, nucleotid rồi đưa ra TB chất để tái tạo TB

+ Các chất cặn bã, chất độc: được đưa vào túi bài tiết để đưa ra ngoài môi trường theo cơ chế ngược lạivới sự nội thực bào

3 Chức năng

- Là bào quan tiêu hóa chính của TB, cung cấp nguyên liệu để tái tạo TB

- Chuyển hóa vật chất, cung cấp năng lượng cho TB, vì trong lòng tiêu thể có 4 loại enzyme acid chính:Protease, Lipase, Glucidase, Nuclease lần lượt thủy phân Protein, Lipid, Glucid, Nucleotid thành cácđơn phân và giải phóng năng lượng

- Đề kháng, bắt giữ VK và làm sạch TB (tiêu hóa các chất hữu cơ của TB, các mảnh TB bị đào thải)

Trang 8

Câu 5: LƯỚI NỘI SINH CHẤT CÓ HẠT (Cấu trúc, Chức năng)

1 Cấu trúc

- Là 1 hệ thống lan tỏa toàn bộ tế bào chất, gồm các túi dẹt và các ống nhỏ giới hạn bởi 1 lớp màng sinhchất nội bào, tạo thành 1 khoảng không gian riêng, cách biệt với tế bào chất Khoảng không gian nàynối với khoảng quanh nhân và nối với màng TB để thông với khoảng gian bào

- Màng lưới NSC có hạt cũng là màng sinh chất, có đặc điểm:

+ Tỉ lệ P/L cao hơn màng tế bào, tức là > 1, có thể gần bằng hoặc bằng 2 tùy loại tế bào

+ Linh động hơn màng tế bào vì tỉ lệ cholesterol thấp (6% lipid), sự đổi chỗ theo chiều ngang của cácphospholipid rất dễ dàng

+ Phosphatidyl cholin chiếm ưu thế (55% lipid) (ở màng TB tỷ lệ này là 18%)

+ Có nhiều Protein enzym như: Glucose-6-phosphatase, nucleotid phosphatase

+ Có những chuỗi vận chuyển electron tham gia thủy phân nhiều cơ chất

+ Có những ribosom bám tương đối cố định vào mặt ngoài Các ribosom này có thể rời ra Ở TB cótổng hợp mạnh protein tiết thì lưới nội sinh chất có hạt sẽ phát triển, ribosom bám nhiều Phân đơn vịlớn của ribosom bám vào Ribophorin trên màng lưới bằng lực liên kết ion + lực của chuỗi polypeptidmới sinh ra Ribophorin cũng liên quan đến việc tiếp nhận protein tiết để đưa vào lòng lưới Nếu ko cópermease (protein vận chuyển) thì sợi protein sẽ tự luồn qua màng lipid của lưới nhờ tín hiệu dẫnđường

- Protein vào lưới có hạt là các oligome chứa khoảng 3 đơn phân, gồm các chuỗi polypeptid nối vớinhau, ban đầu thì độc lập, sau chuyển sang dạng tuyến tính, uốn và gấp khúc lại Chỉ những phân tửnào gấp khúc nghiêm chỉnh mới được xuất khỏi lưới về nơi tiếp nhận (chủ yếu là bộ Golgi), nếu không

sẽ bị giữ lại, tích tụ trong lòng lưới hoặc bị giáng cấp Các protein riêng của lưới thì được giữ lại 1cách chọn lọc

2 Chức năng

- Lòng lưới bảo quản, tiếp nhận, chế biến, bao gói và gửi đi các protein từ Ribosome:

+ Đầu tiên là glycosyl hóa protein bước 1, làm protein hoạt động hơn  tham gia cùng chuỗi acidamin đầu tiên, phía đầu N, làm tín hiệu dẫn đường để đi tìm địa chỉ giao nhận

+ Sau đó, protein được dồn vào bờ mép của túi lưới, vào các Ống nhỏ, tận cùng bởi các Túi nhỏ đứt ra thành Túi vận tải (vẫn mang tín hiệu dẫn đường) gọi là Thể đậm (do có màu đậm trên kínhhiển vi)

+ Các loại Thể đậm khác nhau theo tín hiệu của mình đến nơi giao nhận chính xác, trong đó có màng

tế bào Protein có thể đổ ra ngoài màng TB dưới dạng chất tiết Riêng protein màng vàglycoprotein khi tong hợp xong vẫn bám vào màng lưới chứ không vào trong lòng lưới

- Tổng hợp phospholipid, cholesterol: dùng để tái tạo, thay phần già cũ hay thành lập màng TB mới.Cholesterol còn cung cấp cho lưới nội sinh chất nhẵn làm nguyên liệu tổng hợp chất khác

- Protein cho màng TB mới: do ribosom tự do và ribosom bám trên lưới có hạt tổng hợp

- Sự liên hệ với khoảng gian bào có ý nghĩa giao lưu, sự liên hệ với khoảng quanh nhân còn để cung cấp– bổ sung cho nhau các sản phẩm tổng hợp

Trang 9

Câu 6: NST (Cấu trúc hiển vi, Siêu hiển vi).

- Các NST của Eukaryota có cấu trúc phức tạp, được coi là nơi tập trung thông tin di truyền của TB và

cơ thể sinh vật Kính hiển vi quang học chỉ có thể quan sát được NST trong thời kỳ phân bào từ cuối kỳđầu đến đầu kỳ cuối

- Số lượng NST: TB sinh dưỡng Eukaryota có 2n NST, tức là có 2 bộ giống nhau, mỗi bộ gồm n NSTkhác nhau Số n hằng định với loài nhưng khác nhau tùy loài

- Ở người, trong mỗi TB có 2n = 46, bao gồm 23 cặp NST (22 cặp NST thường và 1 cặp NST giớitính) Ở nam giới, gặp NST giới tính là XY Ở nữ giới, cặp NST giới tính là XX

I CẤU TRÚC VI THỂ CỦA NHIỄM SẮC THỂ:

- Hình dạng vi thể của NST là hình dạng được quan sát ở kính hiển vi quang học

- Gian kỳ:

+ Trong nhân có các hạt lấm tấm bắt màu phẩm nhuộm gọi là hạt nhiễm sắc

+ Các hạt kích thước lớn hơn gọi là khối nhiễm sắc

+ Các sợi dài và mảnh gọi là sợi nhiễm sắc và chằng chịt như mạng lưới gọi là lưới nhiễm sắc

- Kỳ giữa:

+ NST co ngắn cực đại, cho hình dạng rõ nhất sau khi nhuộm màu và quan sát được dưới KHV quanghọc

+ Mỗi NST dạng kép gồm 2 chromatid được liên kết với nhau ở phần eo sơ cấp – phần tâm

+ Phần tâm chia NST thành 2 nhánh: Nhánh ngắn (kí hiệu là p), Nhánh dài (q)  Ở người, dựa vào vịtrí tâm, chia NST thành 3 loại:

• NST tâm lệch: p < q

• NST tâm đầu: p ~ 0 (p rất ngắn không đáng kể) (NST Y) NST tâm đầu

+ Đôi khi nối tiếp với nhánh p của NST tâm đầu có thêm các núm hình cầu nhỏ gọi là vệ tinh (kí hiệu

là S)

+ Phần cuối của mỗi chromatid được gọi là đầu mút

+ NST dạng kép còn có 1 bộ phận gọi là tâm động (1 cấu trúc 3 lớp hình lòng máng ngắn ôm lấy phầntâm), và là nơi bám của thoi vô sắc trong phân bào

Vị trí tâm NST kỳ giữa của người

A Tâm động B Vệ tinh 1 Tâm giữa 2 Tâm lệch 3 Tâm đầu

Trang 10

II CẤU TRÚC SIÊU VI THỂ CỦA NHIỄM SẮC THỂ:

- Khung xương NST: khi phân huy Histon, làm tiêu ADN, quan sát dưới KHV điện tử thấy khungxương này có dạng chữ X, được cấu tạo bởi 2 khung protein (là các protein có trọng lượng phân tử rất caoliên kết với nhau bởi ion Ca ở nồng độ rất thấp) hình chữ X

- Trên khung có sợi Chromatin quấn thành vòng liên tục suốt chiều dài khung

1 Cấu trúc của sợi chromatin:

- Sợi chromatin khi làm duỗi tối đa và quan sát dưới kính hiển vi điện tử thì sợi có dạng 1 chuỗi hạt, xếpđều đặn theo chiều dài của 1 sợi mảnh Đường kính của chuỗi hạt khoảng 10nm

- Sợi chromatin quấn quanh khung xương NST nhiều vòng liên tục suốt chiều dài lõi, có đầu ra, đầu vàokhác nhau, mỗi vòng có chiều dài khoảng 90kB

- Dạng cuộn xoắn cấp thấp nhất tạo thành 1 sợi có đường kính = 30nm Sợi chromatin lại xoắn tiếp ởcấp cao hơn

Ở kỳ giữa:

Nucleosom (10nm) xoắn 30nm xoắn 700nm xoắn chromatin (hệ siêu xoắn)

2 Thành phần hóa học sợi Chromatin:

- Chủ yếu là AND (Mang thông tin di truyền), các protein histon liên kết với AND và các protein HMGkhông liên kết thường xuyên với ADN

- Ngoài ra còn có 1 số loại Pr chiếm thiểu số: P enzym, P cấu trúc, P điều chỉnh và tương tác với P

3 Cấu trúc không gian của các thành phần trong sợi chromatin:

- Sợi chromatin có hình chuỗi hạt, sợi là sợi ADN, hạt là hạt histon xung quanh có cuộn AND

- ADN là sợi kép, có 1 phần tự do, và 1 phần liên kết với histon (phần cuộn) tạo thành hạt (Nucleosom).

- Histon H1 không tham gia cấu tạo nucleosome mà dính bên ngoài Nucleosom

4 Nucleosom:

- Có dạng hình cầu, ĐK = 10nm và được liên kết với nucleosom bên cạnh bởi 1 sợi đk 3nm, dài 14nm

- Tâm là Protein, đc cấu tạo bởi 8 phân tử protein Histon: 2H2A, 2H2B giàu lizin, 2H3, 2H4 giàu arginine,tạo thành đĩa histon có đường kính 54Å

- Sợi ADN cuộn quanh tâm có khoảng 220 cặp Nucleotid, phần cuộn 1 vòng dài 140 cặp Nu Liên kếtgiữa 2 Nucleosom liền kề là protein histon H1, tham gia kết đặc sợi chromatin

- Các histon tập trung nhiều nhất ở trong nhân và có tính chất kiềm (pH>10), khối lượng nhỏ Các histon

có tính bảo thủ đặc biệt là H3 và H4 Mối tương tác giữa AND và histon chủ yếu là H3, H4

- Histon H1 là protein duy nhất tìm thấy trong TB khi TB nghỉ, tức là không phân bào

→ thể hiện tính chất quan trọng: khi không có H1 thì TB phân chia Khi TB ngừng phân chia tự nhiênhoặc do tác nhân làm ngừng phân bào thì H1o xuất hiện, đồng thời H1 giảm

5 Một số protein khác:

- Protein chiếm số lượng lớn: Protein HMG: có 4 loại chính: HMG1,HMG2,HMG14, HMG17:

+ HMG1,HMG2: sự có mặt và tỷ lệ tùy thuộc vào trạng thái TB, ở gian kỳ có mặt trong TB chất, dichuyển vào nhân tại pha S, đóng vai trò trong sự nhân đôi và sao mã

Trang 11

+ HMG14, HMG17: có khối lượng phân tử nhẹ hơn, luôn luôn ở trong nhân, có vai trò liên kết cácnucleosome Mỗi nucleosome có 2 chỗ bám cho các protein HMG

- Các loại protein chiếm số lượng ít:

+ Protein enzyme, protein liên kết với AND: đóng vai trò trong sự biểu hiện của gen

+ Protein hoạt động trên protein khác

→ Tóm lại, NST là nơi chứa và bảo quản thông tin di truyền, tạo sự ổn định qua các thế hệ Cấu trúccuộn xoắn nhiều lần giúp NST có thể nằm gọn trong nhân TB, dễ dàng di chuyển về 2 cực TB trongquá trình phân bào không bị mắc, rối vào nhau

Trang 12

Câu 7: ADN (Cấu tạo, Cấu trúc, Đặc điểm).

1 THÀNH PHẦN CẤU TẠO VÀ CẤU TRÚC CỦA ADN

a Cấu trúc bậc 1 của AND

- Là 1 Polyme cấu tạo bởi nhiều nucleotid Mỗi Nucleotid gồm 3 thành phần:

- Mỗi mạch đơn là 1 trình tự có định hướng, 1 đầu 5’phosphat tự do, đầu kia là 3’OH tự do, hướng quyước là 5’→3’

b Cấu trúc bậc 2 cuả AND

- Gồm 2 sợi đơn xoắn ngược nhau gọi là 2 mạch đối song song

- Kích thước 1 chu kì xoắn kép: dài 3,4 nm (tương đương 10 cặp base), đường kính 2nm

- Trong chuỗi xoắn kép là các cặp base (giữa 1 purin và 1 pyrimidin) theo nguyên tắc bổ sung, A với T

và C với G Bề mặt ngoài của AND là khung xương đường phosphate

- Trong phân tử AND, A luôn liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G luôn liên kết với C bằng 3 liên kếthydro cho nên tổng số base purin bằng tổng số base pyrimidin

- Ý nghĩa: + 1 base lớn liên kết 1 base nhỏ  mạch luôn đều

+ Base kị nước luôn ở bên trong, acid ưa nước bên ngoài  tạo tính ổn định

+ 1 lượng lớn liên kết hydro ở giữa  tạo tính bền

- Ngoài ra ADN còn có nhiều dạng khác nhau: Dạng A, B, Z, H

c Cấu trúc bậc 3 của ADN

- Là cấu tạo 3 chiều gặp ở các phân tử ADN đóng vòng kín như NST của 1 số virus, VK, của ty thể, lạpthể Các phân tử ADN gấp khúc nhiều hay ít và có cấu trúc không gian

- Phân tử AND ở các sinh vật bậc cao có các đầu tự do nên không có cấu trúc 3 chiều do vậy có thểmang hình thù bất kỳ

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ADN

- Là nơi bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền của cơ thể, dựa trên trình tự những base có mặt trongsợi ADN Một phân tử AND dài n base có 4n trình tự có thể có Trình tự AND đầy đủ, chứa thông tin ditruyền đầy đủ của cơ thể gọi là bộ gen

Trang 13

- Có khả năng tái bản (mỗi sợi đơn chứa đựng thông tin đầy đủ của phân tử AND, có thể phục vụ như 1sợi khuôn để tổng hợp nên 1 sợi mới, bổ sung với sợi cũ) theo kiểu bán bảo tồn (mỗi AND con chứa 1sợi AND cũ và 1 sợi được tổng hợp mới).

- Cấu trúc bổ sung cung cấp sự bảo vệ chống lại sự mất thông tin bởi tổn thương ADN Một base trên 1sợi đơn mà bị phá hủy hoặc mất có thể được thay thế dùng sợi bổ sung trực tiếp sửa chữa nó Đặc tính

bổ sung cũng cho phép chúng tìm thấy và bắt cặp với nhau trong 1 hỗn hợp phức hợp các phân tử

- Có khả năng tổng hợp ARN (sao mã)

- Ở TB VK, chỉ có 1 loại ARN polymerase, enzym này xúc tác tổng hợp mARN, rARN, tARN dựa trênkhuôn ADN Ở TB Eukaryota, có 3 loại ARN polymerase xúc tác tổng hợp ARN dựa trên khuôn ADN

- Có thể bị đột biến do sự tái bản ADN có những sai sót Đột biến có thể được sao chép trong tất cảnhững thế hệ TB tương lai Hậu quar của đột biến phụ thuộc vào nơi đột biến xảy ra Một số đột biến

có thể im lặng và không ảnh hưởng đến chức năng của protein

Trang 14

Câu 8: Tái bản ADN của Prokaryota.

1 Đại cương

- Sự tái bản AND xảy ra trước khi TB phân chia

- Sự tái bản ADN ở TB Prokaryota và Eukaryota đều được tiến hành dựa trên nguyên tắc:

+ Bán bảo tồn: Trong mỗi phân tử ADN con có 1 mạch là mạch cũ (mạch mẹ), và 1 mạch mới đượctổng hợp

+ Hai hướng

+ Bổ sung, đối song song, theo chiều 5’  3’

+ 1 sợi đơn được tổng hợp theo kiểu liên tục, 1 sợi đơn tổng hợp theo kiểu gián đoạn

+ Cần những ARN mồi

- Các thành phần tham gia:

+ Sợi ADN gốc làm khuôn

+ Các nucleozid triphosphate từ môi trường: dATP, dUTP, dGTP, dCTP

+ Các protein gắn đặc hiệu (protein SSB)

+ Các enzyme:

• Topoisomerase I, II: giải hệ siêu xoắn

• ADN ligase: nối các đoạn Okazaki

+ ARN mồi

+ Ngoài ra còn cần năng lượng ATP, GTP

2 Trên giới Prokaryota:

Trước khi xảy ra quá trình tái bản, phân tử ADN xoắn kép ở dạng siêu xoắn được giải xoắn nhờ nhữngenzyme topoisomerase I và II

Gồm 3 giai đoạn:

a Giai đoạn mở đầu:

- Protein SSB xác định vị trí bắt đầu tái bản và ngăn cản 2 sợi đơn kết hợp lại với nhau trong quá trìnhtái bản, giữ 2 mạch đơn dưới dạng thẳng

- AND Helicase gắn với SSB để xác định vị trí bắt đầu mở xoắn kép Sau đó helicase được giải phóngkhỏi phức hợp, sự mở xoắn tiếp tục, tạo nên 1 cái dĩa chẽ hai, cần năng lượng ATP

- Helicase gắn với ADN primase tạo phức hợp primosom, ADN primase tổng hợp ARN mồi (ARNprimer) để giúp cho ADN polymerase bắt đầu tổng hợp chuỗi ADN

b Giai đoạn kéo dài:

- ADN khuôn gồm 2 sợi đơn bổ sung nhau Việc tổng hợp trên 1 sợi đơn khuôn là liên tục, còn sợi kia làgián đoạn

Trang 15

- Sợi nhanh (Sợi đơn khuôn cho tổng hợp chuỗi liên tục): ADN polymerase III gắn Nucleotid vào đầu

3’-OH của ARN mồi  mạch mới được hình thành theo chiều 5’  3’

- Sợi chậm (Sợi đơn khuôn cho tổng hợp chuỗi gián đoạn- mạch khuôn 5’-3’ ngược chiều tháo xoắn):

ADN polymerase III xúc tác việc gắn các nucleotid vào đầu 3’-OH của các ARN mồi để tổng hợp nên

các đoạn ADN ngắn (đoạn Okazaki 1000-2000 Nu) Sự tổng hợp ADN xảy ra tại vài điểm trên vùng tái

bản Mỗi đơn vị (gồm ARN mồi và Okazaki) cách đơn vị khác 1 khoảng đều đặn

- Mạch khuôn được sử dụng đến đâu thì protein SSB được giải phóng đến đó

c Giai đoạn kết thúc:

- Sợi nhanh: Tín hiệu kết thúc sẽ báo hiệu kết thúc tổng hợp sợi ADN liên tục hay sợi nhanh mới.

- Sợi chậm: ARN mồi bị loại bỏ bởi enzyme ADN polymerase I (có khả năng nhận ra sợi ARN trong

phân tử lai ARN/ADN), để lại những khoảng trống  ADN polymerase I gắn thêm các Nucleotid vàođầu 3’-OH của các đoạn Okazaki để loại bỏ các khoảng trống và gắn mạch đơn mới và cũ bằng liênkết hydro  Enzym ADN lygase nối các đoạn Okazaki tạo thành sợi ADN chậm hoàn chỉnh, gọi là quátrình khôi phục hoàn thiện sợi ADN

Trang 16

- Mô hình Operon bao gồm các thành phần:

+ Các gen cấu trúc (Ct hay cistron): nằm trên NST, tạo ra các mARN rồi tổng hợp nên các enzym.

VD: Gen cấu trúc Ct1, Ct2, Ct3… tổng hợp nên các enzyme tương ứng E1, E2, E3… xúc tác cho chuyểnhóa vật chất ở những khâu xác định

+ Vùng khởi đầu hay promotor (Pr): Là 1 đoạn ADN nằm kề với gen cấu trúc Tại vùng khởi đầu có

trình tự Nucleotid, trình tự này được nhận diện bởi ARN polymerase để xác định vị trí khởi đầu của sựsao mã

+ Vị trí vận hành hay Operator (O): thường có mặt trong vùng khởi đầu, gắn với chất hoạt hóa (A)

hoặc chất kìm hãm (R)

• Khi vị trí vận hành tự do, không bị kìm hãm thì nó cho phép ARN polymerase gắn với vùngkhởi đầu và hệ thống các gen cấu trúc ở trạng thái mở sản xuất ra các mARN và các enzymetương ứng

• Trái lại khi vị trí vận hành đã liên kết với chất kìm hãm thì ngăn cản ARN polymerase khôngcho vào, gen cấu trúc ở trạng thái đóng

 Gen cấu trúc, Vùng khởi đầu và Vị trí vận hành hợp thành 1 đơn vị OPERON

Mô hình OPERON

- Gen điều chỉnh (Regulator hay Re):

+ Ở Prokaryota Gen điều chỉnh nằm trên 1 NST với gen cấu trúc

+ Tổng hợp chất kìm hãm (R) hoặc chất hoạt hóa (A)

2 Hoạt động của OPERON trong cơ chế kích thích:

Trong cơ chế kích thích, Re sản xuất ra chất hoạt hóa (A) Khi A gắn với O, đồng thời ARN polymerasegắn với vùng khởi đầu →gen cấu trúc ở trạng thái mở sản xuất ra mARN và các protein và enzyme tươngứng

Trang 17

 gen cấu trúc ở trạng thái mở để sản xuất mARN và các sản phẩm Protein hoặc enzym tương ứng.

- Nhưng khi có mặt 1 chất gắn đặc hiệu, chất này gắn với chất hoạt hóa sẽ làm cho chất hoạt hóa rờikhỏi O  gen cấu trúc đóng

b.Trường hợp 2:

- Chất hoạt hóa ở trạng thái không hoạt động Nhưng khi có mặt chất gắn đặc hiệu gắn với chất hoạthóa, chất hoạt hóa trở nên hoạt động, gắn với O, ARN polymerase gắn với Pr

 gen cấu trúc ở trạng thái mở, sản xuất ra mARN, Protein, enzym

- Khi chất gắn đặc hiệu bị lấy đi, chất hoạt hóa trở thành không hoạt động, rời khỏi vị trí vận hành  gencấu trúc ở trạng thái đóng

VD: Nuôi E.coli trong 2 môi trường có lactose và không có lactose, thấy:

Có lactose Không có lactose

Có men β-galactonase Không có men β-galactonase

Lactose là nhân tố kích thích

3 Hoạt động của OPERON trong cơ chế kìm hãm:

Trong cơ chế kìm hãm, Re điều chỉnh sản xuất ra chất kìm hãm (R) , R gắn với vị trí O thuộc vùngkhởi đầu của gen cấu trúc thì gen cấu trúc ở trạng thái đóng

Có 2 trường hợp:

a.Trường hợp 1:

- Chất kìm hãm ở trạng thái hoạt động gắn với O  gen cấu trúc ở trạng thái đóng

- Nhưng khi có mặt phối tử (ligand) đặc hiệu gắn với chất kìm hãm thì chất kìm hãm rời khỏi vị trívận hành  gen cấu trúc ở trạng thái mở

b.Trường hợp 2:

- Chất kìm hãm ở trạng thái không hoạt động  vị trí vận hành tự do, gen cấu trúc ở trạng thái mở

- Nhưng khi có mặt 1 chất gắn đặc hiệu gắn với chất kìm hãm làm cho chất kìm hãm trở nên hoạtđộng, gắn vơi O thì gen cấu trúc ở trạng thái đóng

VD: Nuôi E.coli trong 2 môi trường có tryptophan và không có tryptophan, thấy:

Có tryptophan Không có tryptophan

Không có men Có men

tryptophansynthetase

Tryptophan là nhân tố kìm hãm

Trang 18

VD: Sự điều hòa hoạt động của Operon Lactose→Xem lại VD

d Khi môi trường không có Lactose:

Gen điều hòa quy định tổng hợp Protein ức chế Protein này liên kết với Vị trí vận hành O  Ngăn cảnquá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động

e Khi môi trường có Lactose:

+ 1 số phân tử Lactose liên kết với Protein ức chế

 làm biến đổi cấu hình không gian 3 chiều của nó

 Protein ức chế không thể liên kết với Vị trí vận hành

 ARN polimerase có thể liên kết được với Vùng khởi đầu để tiến hành phiên mã

+ Sau đó các phân tử mARN của các Gen cấu trúc được dịch mã tạo ra các enzym phân giải đườngLactose

+ Khi đường Lactose bị phân giải hết thì Protein ức chế lại liên kết với Vị trí vận hành O, quá trìnhphiên mã bị dừng lại

Trang 19

Câu 11: PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM (Đặc điểm các giai đoạn)

Giảm phân (Phân bào giảm nhiễm):

- Xảy ra ở TB sinh dục chín để tạo nên các giao tử

- TB chuyển từ trạng thái lưỡng bội (2n NST) sang trạng thái đơn bội (n NST) Trạng thái lưỡng bội sẽđược khôi phục nhờ quá trình thụ tinh (tinh trùng kết hợp với trứng)

- Gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhau (lần phân bào I và lần phân bào II)

- Ở động vật có vú, pha này kéo dài khoảng 7 giờ

- Ở pha S, ADN được nhân đôi và chỉ nhân đôi 1 lần trong cả 2 lần phân bào ADN nhân đôi đồng thờivới sự tổng hợp của histon và 1 số protein khác, sợi chromatin mới được thành lập để tạo thành 1chromatid bên cạnh NST cũ nay trở thành 1 chromatin (phần khuôn)

- Trong và sau nhân đôi ADN, có sự trao đổi đoạn giữa 2 chromatid chị em, là trao đổi cho nhau giữabên cũ và bên mới để cho không chromatid nào là già cũ hoặc non trẻ hoàn toàn Tần số trao đổi nàykhác nhau ở nam và nữ, khác nhau giữa người và động vật

- Làm cho NST chị và NST em không hoàn toàn mới  Vật chất di truyền được bảo toàn Trao đổi vượtngưỡng là nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST

- Cuối pha S, NST là kép

c Pha G 2 :

- Kéo dài khoảng 3-4 giờ

- ADN tiếp tục sửa chữa các sai sót khi nhân đôi ADN

II Lần phân bào I

1 Kỳ đầu I

- Thời gian biến thiên nhưng bao giờ cũng rất dài

- Có 5 giai đoạn: sợi mảnh → tiếp hợp →sợi dày→ thể kép →hướng cực

a Sợi mảnh: Các NST bắt đầu co dần, hình thành cấu trúc như sợi chỉ và nhìn thấy được dưới KHV điện

tử

b Tiếp hợp:

- Các NST tương đồng tiếp hợp với nhau tạo thành từng cặp

- Sự tiếp hợp bắt đầu từ đầu mút của NST tạo nên NST dạng lưỡng trị

Trang 20

- Sự tiếp hợp mở đầu cho sự trao đổi chéo

- Bình thường các lưỡng trị có hình ảnh chéo nhau là điểm bắt chéo nơi các chromatid không chị em bắtchéo nhau để trao đổi đoạn

c Sợi dầy: Khi tiếp hợp xong, các NST co ngắn, dầy lên Sự trao đổi của các chromatid và sự liên kết

trên các NST mới dẫn đến sự tái tổ hợp

d Thể kép: Các chromatid dần tách ra để tạo thành bộ tứ Ở giai đoạn này, các chromatid còn dính nhau

tại những điểm bắt chéo Các điểm bắt chéo di chuyển dần đến đầu mút của NST và khi chỉ còn dínhnhau ở đầu mút thì giai đoạn này kết thúc

e Hướng cực: Lưỡng trị vẫn giữ nguyên dạng với các đầu mút chromatid dính nhau, phần tâm thì xa

nhau Hình thái này giữ nguyên cho đến hết kỳ giữa I

2 Kỳ giữa I

- Màng nhân, hạch nhân biến mất

- Các lưỡng trị xếp trên mặt phẳng xích đạo của TB, 2 phần tâm của mỗi lưỡng trị cùng dính vào 1 sợithoi và nằm đối xứng 2 bên mặt phẳng xích đạo

3 Kỳ sau I:

Các NST vẫn giữ nguyên dạng kép của từng cặp tương đồng phân ly nhau và đi về 2 cực của TB

4 Kỳ cuối I: Ở mỗi TB, màng nhân hình thành bao lấy bộ NST đơn bội, TB chất thắt lại  tạo ra 2 TBchứa bộ NST giảm đi 1 nửa, mỗi NST gồm 2 chromatid (dạng kép)

III LẦN PHÂN BÀO II

1 Kỳ xen kẽ: Lần phân bào II xảy ra ngay sau kỳ cuối I, không có pha S (không có sự nhân đôi ADN).

2 TB mới sinh cùng bước vào kỳ giữa II khi thoi phân bào xuất hiện

2 Kỳ giữa II: Các NST vẫn ở dạng kép tập trung về mặt phẳng xích đạo, phần tâm bám vào sợi thoi

(mỗi NST bám vào 1 sợi)

3 Kỳ sau II: Phần tâm chia đôi các chromatid thành NST dạng đơn, phân ly nhau về 2 cực TB.

4 Kỳ cuối II: Các NST đã về đến cực, màng nhân mới hình thành, TB chất chia đôi thành 2 TB mới.

 Kết quả của quá trình Giảm phân: Từ 1 TB ban đầu (2n) trải qua 2 lần phân bào để cuối cùng cho 4 TBđơn bội (n)

Trang 21

Câu 12: Sự hình thành giao tử ở người

1.Sự phát sinh tinh trùng

- Từ tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi, Tinh nguyên bào nguyên phân nhiều lần để tăng số lượng

- Trước dậy thì 1-2 năm, Tinh nguyên bào tăng tổng hợp chất hữu cơ để thành tinh bào 1

- Từ dậy thì: Tinh bào I vào giảm phân I để tạo nên tinh bào II Mỗi tinh bào II vào giảm nhiễm II để tạo

ra 4 tinh tử đơn bội, các tinh tử sẽ phát triển thành tinh trùng

Kết quả, từ 1 tinh bào I tạo ra 4 tinh trùng

Tinh nguyên bào Tinh bào I GP I Tinh bào II GP II 4 tinh tử thay đổi hình thái 4 tinh trùng

(hình thái đa dạng nhất)

- Đặc điểm:

+ Vào 1 thời điểm, có rất nhiều tinh bào I thực hiện giảm phân

+ Tất cả các tinh nguyên bào đều đi đến đích tạo thành tinh trùng

+ Quá trình tạo tinh diễn ra liên tục cho đến lúc chết

2.Sự phát sinh trứng

- Ở người cũng như động vật có vú nói chung, sự phát sinh trứng khác với sự phát sinh tinh trùng

- Cuối tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi có sự nguyên phân nhiều lần của các Noãn nguyên bào

để tăng số lượng

- Trước tháng thứ 5 của quá trình phát triển phôi chỉ có 1 số lượng noãn nguyên bào tăng tổng hợp chất hữu cơ để tăng kích thước thành Noãn bào I (có khoảng 300-500 Noãn nguyên bào tiến hành quá trình này, còn các Noãn nguyên bào khác bị thoái hóa)

- Đến tháng thứ 5 của giai đoạn phát triển phôi (giai đoạn phôi muộn) thì Noãn bào I giảm phân I và dừng lại ở kỳ đầu I trong thời gian dài

- Đến khi dậy thì, Noãn bào I Giảm phân nốt lần 1 tạo Noãn bào II và cực cầu 1 Sau đó Noãn bào II giảm phân tiếp lần II và dừng lại ở kỳ giữa II tạo “trứng” n kép

+ Nếu trứng được thụ tinh thì quá trình giảm phân sẽ được hoàn thành tạo trứng n đơn và giải phóng cực cầu II

+ Nếu trứng không được thụ tinh thì sẽ rụng gây hiện tượng hành kinh

Kết quả: 1 Noãn nguyên bào → 1 trứng (n) + 3 thể cực

(Chỉ trứng mang đầy đủ nguyên liệu dùng cho thụ tinh, còn 3 thể cực hầu như không có TB chất)

Noãn nguyên bào Noãn bào I GP I Noãn bào II GP II Trứng

- Đặc điểm:

+ Quá trình tạo trứng diễn ra không liên tục, ngắt quãng nhiều lần

+ Từ tuổi dậy thì đến khoảng 50 tuổi, mỗi tháng chỉ có 1 Noãn bào I giảm phân và có 1 trứng rụng.+ Rất ít Noãn bào I đến đích để trở thành trứng thực thụ

+ Trứng ở người có kích thước từ 1-1,5mm

Trang 22

Câu 13: Mô tả cấu tạo tinh trùng ở người Nêu Định nghĩa và đặc điểm của giai đoạn tạo hợp tử.

I CẤU TẠO TÌNH TRÙNG NGƯỜI

- Tinh trùng: Tùy theo mức độ tiến hóa, ở các loài khác nhau, hình dáng, tính chất của giao tử đực có

khác nhau Ở mức tiến hóa thấp, giao tử đực cũng to như giao tử cái, cũng chứa chất dinh dưỡng, cấutạo chưa phân hóa thành các bộ phận khác nhau để đảm nhận từng phần chức năng, loại này di chuyểnchậm Ở mức tiến hóa càng cao, giao tử đực càng có sự khác biệt với giao tử cái về cả hình thái vàchức năng

- Ở động vật bậc cao và ở người, tinh trùng là 1 tế bào nhỏ, có khả năng di động

- Cấu tạo tinh trùng người điển hình gồm 3 phần:

1 Phần đầu

- Chứa 1 nhân lớn chiếm gần hết thể tích của đầu, xung quanh được bao bằng 1 lớp tế bào chất rấtmỏng, không có bào quan

- Phía trước đầu có Thể Đầu chủ yếu do bộ Golgi tạo thành Thể Đầu có nguyên sinh chất đặc lại và

màng dầy lên hình thành chóp nhọn giúp tinh trùng di chuyển trong môi trường lỏng Thể Đầu có chứa

Lysin và Hyaluronidase có tác dụng dung giải màng ngoài của trứng khi thụ tinh.

2 Phần cổ

- Là 1 băng sinh chất mỏng nối giữa đầu và đuôi, có chứa Trung thể gần nằm ở phía tiếp giáp đầu và

Trung thể xa ở phía tiếp giáp với đuôi

- Trung thể có vai trò quan trọng trong Sự phân chia của hợp tử

3 Phần đuôi: Có 1 sợi trục do nguyên sinh chất đặc lại chạy dọc suốt chiều dài của đuôi Đuôi gồm có 3

đoạn:

- Đoạn trung gian: Nằm tiếp với phần cổ, có bao lò xo bao quanh sợi trục do Ty thể biến dạng tạo thành,tham gia vào hoạt động chuyển hoá cung cấp năng lượng cho vận động của tinh trùng Sát với cổ cóTrung thể xa

- Đoạn chính: Kích thước dài, cấu tạo gồm sợi trục ở giữa, xung quanh được bao bằng 1 lớp nguyênsinh chất mỏng Ở nhiều loài, xung quanh sợi trục còn được bao bằng 9 sợi ống kép đối xứng quanhtrục, nó tham gia vào chức năng vận động của đuôi

- Đoạn cuối: Ngắn, chỉ có sợi trục trần được bao bằng màng tế bào

II ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN TẠO HỢP TỬ

- Định nghĩa: Thụ tinh là phương thức sinh sản phổ biến nhất ở các SV bậc cao, cần thiết cho tiến hóa

để tạo các tổ hợp di truyền đa dạng

+ Nhân đực và nhân cái hình thành NST, các NST co ngắn dần tập trung ở mặt phẳng xích đạo

+ Bộ NST 2n được khôi phục, Hợp tử bước vào lần phân bào đầu tiên

 Sự thụ tinh đã đưa 2 TB biệt hóa cao thành 1 TB chưa biệt hóa, mang bộ gen từ 2 nguồn bố và mẹ

Trang 23

Câu 14: Quá trình phát triển của mỗi cá thể bao gồm những giai đoạn nào?

Nêu Định nghĩa và đặc điểm của mỗi giai đoạn.

- Quá trình phát triển các thể của mỗi SV là quá trình từ khi sinh ra mầm mống của cơ thể mới, pháttriển qua các giai đoạn cho tới khi già và chết Đây là 1 quá trình biến động, diễn biến liên tục và cóquy luật gồm nhiều giai đoạn phát triển kế tục nhau, giai đoạn này kết thúc làm nền tảng mở đầu chogiai đoạn khác theo 1 chương trình tương đối chặt chẽ đã được mã hóa trong bộ gen

- Với động vật có xương sống, quá trình phát triển các thể qua hình thức sinh sản hữu tính gồm 7 giaiđoạn chính:

1 Giai đoạn tạo giao tử.

- Giao tử là kết quả của quá trình giảm phân

2 Giai đoạn tạo hợp tử.

3 Giai đoạn tạo phôi thai.

4 Giai đoạn sinh trưởng:

- Định nghĩa: Là giai đoạn mà ấu trùng hoặc con non đã tách rời khỏi noãn hoàng, vỏ trứng hoặc cơ thể

mẹ, tự hoạt động để liên tục sinh trưởng, phát triển, để tăng tiến về khối lượng, kích thước chuẩn bị cơ

sở vật chất cho giai đoạn trưởng thành tiếp đó

- Đặc điểm:

+ Ấu trùng hoặc con non tự hoạt động sống để tăng tiến về khối lượng, kích thước với tốc độ rấtmạnh mẽ

+ Đồng hóa mạnh hơn dị hóa

+ Sự phát triển cơ thể chưa cân đối, chưa hài hòa giữa các cơ quan, 1 số cơ quan còn chưa hoànchỉnh, 1 số cơ quan có thể mất đi để thay thế bằng cơ quan mới trong giai đoạn trưởng thành Cơquan sinh dục chưa phát triển hoặc hoạt động chưa có hiệu quả

+ Khả năng thích nghi và chống đỡ với ngoại cảnh còn yếu

5 Giai đoạn trưởng thành:

- Định nghĩa: Là giai đoạn mà sinh vật bắt đầu có khả năng hoạt động sinh dục có hiệu quả và tiến hành

các hoạt động sinh dục tích cực để tạo ra thế hệ mới duy trì sự tồn tại của loài

- Đặc điểm:

Trang 24

+ Sự phát triển cơ thể nhảy vọt về chất, cấu trúc mọi cơ quan trong cơ thể đều hoàn chỉnh và thựchiện các chức năng sinh lý, sinh hóa 1 cách thuần thục và phối hợp hoạt động 1 cách hài hòa, cânđối

+ Quá trình đồng hóa, dị hóa hoạt động mạnh mẽ

+ Hoạt động sinh dục tích cực và có hiệu quả Thời gian hoạt động sinh dục dài hay ngắn tùy loài, sau

đó giảm dần hoặc ngừng hẳn Có sinh vật thời kỳ trưởng thành kéo dài hàng chục năm, thậm chí vàitrăm năm, có loài chỉ hoạt động sinh dục 1 lần rồi chết, có loài chỉ kéo dài vài giờ

+ Khả năng thích nghi và chống đỡ với ngoại cảnh cao

6 Giai đoạn già lão:

- Định nghĩa: Là giai đoạn bao gồm các biến đổi sâu xa, làm giảm đáng kể khả năng hoạt động ở mọi

mặt của cơ thể trưởng thành

- Đặc điểm:

+ Đặc trưng là sự giảm sút hoặc mất hẳn khả năng hoạt động sinh dục Các cơ quan có sự giảm sútkhả năng hoạt động so với giai đoạn trưởng thành Có sự thoái biến của các cơ quan về cấu trúc vàchức năng, giảm sút quá trình trao đối chất

+ Quá trình dị hóa mạnh hơn quá trình đồng hóa

+ Trong cơ thể từng cơ quan, hệ cơ quan khác nhau có thời điểm bắt đầu già hóa khác nhau và tốc độgià hóa cũng khác nhau Do đó, sự hoạt động đồng bộ và hài hòa của cơ thể bị thương tổn: sự hoạtđộng của cơ quan này không đáp ứng đòi hỏi của cơ quan khác

 dẫn đến các loại bệnh già khác nhau Cơ thể sinh vật trở nên kém hoạt động về mọi mặt, khả

năng thích nghi và chống đỡ với ngoại cảnh giảm sút, tạo nên trạng thái khủng hoảng lão hóa Sau 1

thời gian khủng hoảng (ngắn hoặc dài tùy loài và tùy tình trạng của từng cá thể) sẽ dẫn đến 1 trong 2 khảnăng:

 Nếu sự già hóa từ từ: Các cơ quan già trước vẫn đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cơ quankhác Các cơ quan chưa già không còn điều kiện tối ưu sẽ giảm sút hoạt động Quá trình già hóakéo dài cho đến khi toàn bộ cơ quan trong cơ thể đều lão hóa ở 1 mức độ gần giống nhau thì cơ

thể chuyển sang trạng thái cân bằng mới, trạng thái cân bằng đại lão Ở trạng thái này mọi cơ

quan hoạt động tương đối hài hòa và cân bằng nhưng ở mức thấp hơn so với giai đoạn trưởngthành

 Nếu sự già hóa của 1 cơ quan nào đó trong cơ thể quá nhanh, quá ác liệt không đáp ứng được đòihỏi tối thiểu của các cơ quan khác hoặc ngừng hoạt động thì sự sống của cá thể chuyển sang giaiđoạn tử vong

7 Giai đoạn tử vong:

Khi 1 cơ quan hoặc 1 số cơ quan quan trọng của cơ thể không đáp ứng nhu cầu cơ bản của cac cơquan khác, tính chất “ tổng thể hài hòa và phối hợp chặt chẽ” của cơ thể bị phá vỡ Sự ngừng hoạt độngcủa cơ quan, bộ phân ấy kéo theo sự ngừng hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể dẫn tới cái chếtcủa cá thể Đó là sự chết tự nhiên, chết già

Trang 25

Câu 15: Thế nào là bào tương vô hoàng? Trình bày đặc điểm giai đoạn phân cắt tạo phôi nang của trứng vô hoàng

Trứng: là tế bào hình tròn hoặc bầu dục, không di động, kích thước lớn hơn tinh trùng rất nhiều.

Trứng chứa nhiều chất dự trữ để cung cấp cho sự phát triển phôi gọi là Noãn hoàng Tùy lượng Noãn hoàng và sự phân bố Noãn hoàng trong trứng người ta chia làm 4 loại trứng:

- Trứng đẳng hoàng

- Trứng đoạn hoàng

- Trứng trung hoàng

- Trứng vô hoàng: không có noãn hoàng, đó là trứng của các loài động vật có vú.

ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN PHÂN CẮT TAO PHÔI NANG CỦA TRỨNG VÔ HOÀNG

- Đặc điểm:

+ Sự phân cắt là hoàn toàn nhưng không đều

+ Các TB phân cắt từ hợp tử biệt hóa, 1 phần phát triển thành Phôi thai, phần còn lại phát triển thành

Lá nuôi sẽ biệt hóa thành Rau thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai.

- Quá trình phân cắt:

+ Lần phân cắt thứ 1 và thứ 2 theo mặt phẳng kinh tuyến,

+ Lần phân cắt thứ 3 song song với mặt phẳng xích đạo và gần cực sinh vật hơn

 tạo 4 Tiểu phôi bào phía trên, 4 Đại phôi bào phía dưới.

+ Các Tiểu phôi bào phân cắt nhanh hơn các Đại phôi bào, lan ra làm thành 1 lớp bao lấy khối Đại

phôi bào Lớp này sau tạo thành Lá nuôi của thai, còn Đại phôi bào tạo thành mầm thai.

+ Ở cực thực vật, giữa các Đại phôi bào và Lá nuôi xuất hiện 1 xoang lớn dần tương đương với

Xoang dưới mầm (Xoang vị)

+ Phía dưới khối Đại phôi bào, 1 số TB thuộc Đại phôi bào tách ra, phát triển nhanh, lót kín mặt dưới khối Đại phôi bào, lót mặt trong Lá nuôi tạo thành nội bì (Lá phôi trong) có chứa túi Noãn hoàng + Phía trên Đại phôi bào bè ra tạo thành Lá phôi ngoài

 Đến giai đoạn này, phôi gồm có Lá phôi ngoài và Lá phôi trong

+ Sau đó xuất hiện 1 Xoang giữa Lá phôi ngoài và lá nuôi, gọi là Xoang ối

+ Lá phôi giữa hình thành bằng cách di tế bào vào giữa lá phôi ngoài và lá phôi trong Khi Lá nuôiphát triển tạo thành Rau thai thì tác dụng của Túi niệu nang và Túi noãn hoàng giảm đi nhiều, sựtrao đối chất giữa cơ thể mẹ và thai được tiến hành qua rau

Trang 26

CHƯƠNG II: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜICâu 16: Các phương pháp nghiên cứu di truyền học ở người (Khái niệm chung, Mục đích, Ứng dụng, Nêu VD) Các nội dung nghiên cứu di truyền y học người?

I DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO

- Mục đích: quan sát, đánh giá NST

- Gồm:

+ Quan sát, đánh giá NST ở kỳ giữa

+ Quan sát, đánh giá NST trong nhân TB trong gian kỳ

1 Quan sát NST ở kỳ giữa

- Nguyên tắc chung

+ Mẫu vật là mô, TB đang phân chia hoặc có khả năng phân chia mạnh (nhiều TB ở kỳ giữa)

+ Dừng NST ở kỳ giữa (bằng colchicine)

+ “Sốc nhược trương” bằng KCl 0,075M và cố định NST bằng Carnoy

+ Phun tiêu bản, nhuộm màu (thường / băng)

+ Đánh giá, phân tích bộ NST dưới KHV hoặc ở ảnh chụp theo quy ước quốc tế

- Các phương pháp làm Tiêu bản:

+ Trực tiếp:

• Thường dùng mô bào thai, tủy xương, tinh hoàn

• Làm bung TB bằng Trypsin rồi xử lý Colchicin để dừng phân bào ở kì giữa

• Phun tiêu bản, nhuộm màu (thường / băng)

• Đánh giá, phân tích bộ NST dưới KHV hoặc ở ảnh chụp theo quy ước quốc tế

 Quan sát nhanh nhưng ít cụm NST

+ Gián tiếp:

• Qua nuôi cấy trong môi trường (F10, F12, PP max), bổ sung PHA kích thích TB phân chia

• Sau 70h nuôi cấy bổ sung Colchicin để dừng phân bào ở kì giữa rồi tiếp tục như phương pháp trựctiếp

 Quan sát nhiều cụm NST (tiêu bản phải có ít nhất 30 cụm NST) nhưng tốn thời gian phải quanuôi cấy

2 Quan sát NST ở nhân TB gian kỳ

- Mục đích: Đánh giá NST giới

- Mẫu vật: TB niêm mạc miệng, âm đạo, TB chân tóc

 ỨNG DỤNG:

+ Chẩn đoán trước sinh

+ Có hay không có rối loạn NST giới

II PHƯƠNG PHÁP LẬP GIA HỆ VÀ PHÂN TÍCH GIA HỆ

- Mục đích: Phân tích 1 tính trạng hay một bệnh tật nào đó có di truyền hay không và Quy luật di truyềnnhư thế nào

- Phương pháp:

+ Thu thập thông tin về bệnh ≥ 3 thế hệ (thông tin từ người đầu tiên đến với bác sĩ: Đương sự (có thểmắc bệnh hoặc không))

→ Kiểm chứng thông tin, đảm bảo đầy đủ, chính xác

+ Sử dụng các ký hiệu quốc tế để lập gia hệ (bậc thang hoặc cung)

• Đánh dấu đương sự bằng mũi tên ở dưới

B

Trang 27

(Lập gia hệ từ đương sự đầu tiên)

• Sử dụng số La mã là thứ tự các thế hệ

• Số Ả rập là thứ tự các cá thể

+ Phân tích gia hệ và kết luận (chỉ dùng cho các tính trạng di truyền đơn gen)

• Biểu hiện của bệnh có liên tục hay không, VD: con mắc bệnh thì có bố hoặc mẹ mắc bệnh

• Bệnh có xuất hiện đều ở 2 giới , hay thường gặp ở giới nào

• Tần số biểu hiện cao hay thấp (trên hay dưới 50%)

III PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT CON SINH ĐÔI

- Mục đích: Đánh giá vai trò của di truyền, tác động của môi trường đến sự hình thành tính trạng củabệnh

- Công thức tính độ di truyền của Holzinger:

Độ di truyền H = % số cặp sinh đôi 1 hợp tử tương hợp- % số cặp sinh đôi 2 hợp tử tương hợp

100% - % số cặp sinh đôi 2 hợp tử tương hợp

Tương hợp: tính trạng (bệnh) thấy ở cả 2

+ 0 ≤ H ≤ 1+ E=1-H (độ tác động của môi trường)+ H = 0: Tính trạng (bệnh) hình thành không có tác động của di truyền+ H = 1: Tính trạng (bệnh) hoàn toàn do di truyền quyết định

+ H: 0 - 0,25: không có tính chất di truyền+ H: 0,25 – 0,5: có tính chất di truyền+ H: 0,5 – 0,75: có tính chất di truyền mạnh+ H: 0,75 – 1: hoàn toàn di truyền

VD: H= 0,37 Bệnh có tính chất di truyền và tác động của môi trường ảnh hưởng mạnh E= 0,63 lên tính trạng

IV PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT NẾP VÂN DA

- Khái niệm: Nếp vân da là những nếp (rãnh) chìm và những đường vân nổi nhỏ nằm ở mặt da tại mặttrong của bàn tay và mặt dưới bàn chân bàn chân, bao gồm tất cả các ngón, đặc trưng cho từng cá thể.Nếp vân da có thể quan sát được trực tiếp hoặc in trên giấy trắng Nếp vân da bàn tay được chú ýnghiên cứu nhiều hơn nếp vân da bàn chân

- Mục đích: Nếp vân da có những biến đổi rõ rệt trong rối loạn NST

+ Rãnh Sydney: nếp ngang gần kéo dài đến rìa bàn tay

- Trên mặt da lòng bàn tay có nhiều dải vân đi kèm theo nhiều hướng khác nhau, mỗi dải vân gồm nhiềuđường vân chạy song song với nhau Ở nhiều vị trí ba dải vân tiếp xúc với nhau tạo nên các chạc ba,còn gọi là ngã ba

+ Ở gốc các ngón tay 2,3,4,5 có bốn chạc ba  ký hiệu theo thứ tự a,b,c,d

+ Gần gốc cuối lòng bàn tay có một chạc ba gọi là chạc ba trục, ký hiệu là t, t’, t’’

• 1 người chỉ có 1 ngã 3 trục

• t’’: thường ở người bất thường

• Đường trục: gốc ngón số 3 dọc đến gót gan bàn tay

Trang 28

- Được chia thành 13 miền và 5 mô.

- Các vân đầu ngón: vân vòng, vân móc và vân cung

+ Vân vòng (W): chiếm 50%, có 2 chạc ba ở hai bên (2∆).

+ Vân móc (L): có 1 chạc ba (1∆), tùy theo hướng mở của các đường vân, có:

• Móc trụ: Lu: chiếm đa số

• Móc quay: LR: 2-3%, thường gặp ở ngón 2,3

Vân vòng và vân móc chiếm 99%

+ Vân cung (A):1%, không có chạc ba, thường gặp ở người thữa NST

- Nếp vân da có những biến đổi khá rõ rệt trong nhiều bệnh rối loạn NST và một số bệnh di truyền khác

V PHƯƠNG PHÁP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ NGƯỜI

- Mục đích: bằng điều tra, xét nghiệm hàng loạt ở các quần thể khác nhau Xác định được tần số của một

số tính trạng hoặc bệnh, từ đó tính ra tần số gen trong quần thể

- Định luận Hacdi – Vanbec:

p(A) + q(a) = 1

p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1

p(A): tần số gen lành

q(a): tần số gen bệnh

- Ca bệnh – đối chứng: nhóm người bị bệnh được so sánh với người bình thường và tiền sử

VI PHƯƠNG PHÁP DI TRUYỀN HÓA SINH

- Mục đích: Phân tích, định lượng một số sản phẩm của gen (protein: enzyme, hormone, Hb…)

- Là những cơ sở cần thiết để nghiên cứu di truyền, đặc biệt trong XN chẩn đoán một số bệnh tật liênquan đến chuyển hóa

- Đây là bước phân tích trung gian giữa hoạt động của gen và kiểu hình

VII PHƯƠNG PHÁP DI TRUYỀN PHÂN TỬ

- Mục đích: Phân tích ADN hoặc phân tích sản phẩm của gen: protein

- Mẫu vật: máu, dịch não tủy, dịch ối, nước tiểu…

- Kỹ thuật: Tác chiết ADN, điện di ADN, lai ADN, nhân ADN bằng PCR

- Phương pháp di truyền phân tử cho phép:

• Phát hiện các biến đổi của ADN, của protein

• Phát hiện người lành mang gen bệnh ( phát hiện dị hợp tử)

• Phát hiện sớm các rối loạn chuyển hóa

VIII THĂM KHÁM LÂM SÀNG BỆNH DI TRUYỀN

- Thường ở dạng đa dị tật  Cần nhiều chuyên khoa

- Phải có bác sĩ chuyên khoa Di truyền  Xác định được nguyên nhân và cơ chế của bệnh

- XN: TB, phân tử cho gia đình bệnh nhân

- Mục đích:

Xây dựng được phả hệ để xác định quy luật di truyền và cơ chế của bệnh

Giải thích cho gia đình BN nguyên nhân, cơ chế và đưa ra lời khuyên

Trang 29

Chỉ số tâm =Tổng số chiều dài NSTChiều dài nhánh ngắn= p + qp

Câu 17: Phương pháp di truyền tế bào? Các bước làm tiêu bản bộ NST người, tiêu chuẩn xếp bộ NST người?

I PHƯƠNG PHÁP DI TRUYỀN TẾ BÀO

- Mục đích: quan sát, đánh giá NST

- Gồm:

+ Quan sát, đánh giá NST ở kỳ giữa

+ Quan sát, đánh giá NST trong nhân TB trong gian kỳ

1 Quan sát NST ở kỳ giữa

- Nguyên tắc chung

+ Mẫu vật là mô, TB đang phân chia hoặc có khả năng phân chia mạnh (nhiều TB ở kỳ giữa)

+ Dừng NST ở kỳ giữa (bằng colchicine)

+ “Sốc nhược trương” bằng KCl 0,075M và cố định NST bằng Carnoy

+ Phun tiêu bản, nhuộm màu (thường / băng)

+ Đánh giá, phân tích bộ NST dưới KHV hoặc ở ảnh chụp theo quy ước quốc tế

- Các phương pháp làm Tiêu bản:

+ Trực tiếp:

• Thường dùng mô bào thai, tủy xương, tinh hoàn

• Làm bung TB bằng Trypsin rồi xử lý Colchicin để dừng phân bào ở kì giữa

• Phun tiêu bản, nhuộm màu (thường / băng)

• Đánh giá, phân tích bộ NST dưới KHV hoặc ở ảnh chụp theo quy ước quốc tế

 Quan sát nhanh nhưng ít cụm NST

+ Gián tiếp:

• Qua nuôi cấy trong môi trường (F10, F12, PP max), bổ sung PHA kích thích TB phân chia

• Sau 70h nuôi cấy bổ sung Colchicin để dừng phân bào ở kì giữa rồi tiếp tục như phương pháp trựctiếp

 Quan sát nhiều cụm NST (tiêu bản phải có ít nhất 30 cụm NST) nhưng tốn thời gian phải quanuôi cấy

II Các bước làm tiêu bản bộ NST người

- Phương pháp làm tiêu bản NST từ TB lympho máu ngoại vi:

+ Mẫu vật: máu tĩnh mạch hoặc đầu ngón tay, gót chân ở trẻ sơ sinh, sau đó dùng heparin chống đông + Nuôi cấy lympho bào: trong môi trường (F10, F12, PP max), bổ sung PHA kích thích TB phân chia.Sau 70h nuôi cấy bổ sung Colchicin để dừng phân bào ở kì giữa rồi tiếp tục như phương pháp trực tiếp

- Phân tích tiêu bản NST người:

+ Quan sát 30 cụm NST ở kỳ giữa với độ phóng đại 1000 lần (vật kính dầu)

+ Đếm số lượng, xem có đột biến cấu trúc không

+ Lập karyotype:

• Chụp ảnh 1 số cụm NST, phóng, cắt, xếp theo quy ước quốc tế

+ Kết luận về bộ NST người cần xét nghiệm dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và kết quả phân tíchkaryotype

III TIÊU CHUẨN ĐỂ XẾP BỘ NST NGƯỜI

- Dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:

Kích thước (chiều dài) của NST Chiều dài của NST giảm dần từ đôi 1  đôi 22 Cặp số 23 là cặp NSTgiới tính

Chỉ số tâm:

Trang 30

p: chiều dài nhánh ngắn; q: chiều dài nhánh dài

→Ở TB soma của người có 46 NST, 46 NST này có thể chia thành 3 nhóm căn cứ vào vị trí của phầntâm:

Nhóm tâm giữa: p = q

Nhóm tâm lệch: p < q

Nhóm tâm đầu: p ~ 0 (chiều dài nhánh ngắn rất ngắn như không có).

Chiều dài tương đối của NST: Là tỷ lệ giữa chiều dài của 1 NST nào đó so với chiều dài tổng cộng của

bộ NST đơn bội có chứa NST X, tính theo phần nghìn trên cùng 1 TB

L (%) = p+q /Ln(X)

(tổng chiều dài các NST thường và NST giới)

- Ngoài những tiêu chuẩn kể trên, người ta còn quan tâm đến các đặc điểm khác như:

+ Phần eo thắt thứ 2 trên NST (phần eo thắt thứ nhất là phần tâm)

+ Có vệ tinh hay không

+ Vị trí của các băng trên NST

Cũng cần lưu ý khi xếp bộ NST là 1 số NST có tính đa hình

Trang 31

Câu 18: Nêu Nguyên lý và ứng dụng của kỹ thuật di truyền phân tử?

- Về nguyên lý các phương pháp di truyền phân tử dùng trong di truyền người cũng tương tự như dùng ởcác sinh vật khác Người ta có thể phân tích ADN hoặc phân tích sản phẩm của gen: protein Để phântích ADN người ta dùng các kỹ thuật chiết tách ADN, điện di ADN, lai ADN, nhân ADN bằng PCR;xác định trình tự các Nucleotid hoặc phân tích tính đa hình (polymorphisms) của ADN

- Ngoài phân tích ADN nhân người ta còn phân tích ADN ty thể Mẫu vật thường được dùng trong xétnghiệm ADN là các mẫu vật tươi như máu, dịch não tủy, dịch ối, nước tiểu nhưng cũng có thể làxương hoặc các mẫu bệnh phẩm đã cố định

- Để phân tích protein người ta có thể dùng các phương pháp khối phổ để phân tích các phức hợpprotein

- Phương pháp di truyền phân tử cho phép:

Phát hiện các biến đổi của ADN, của protein

Phát hiện người lành mang gen bệnh ( phát hiện dị hợp tử)

Phát hiện sớm các rối loạn chuyển hóa

1 Tách chiết và điện di AND

a Tách chiết

- Giải phóng AND ra khỏi màng TB

- Tách bỏ phần protein trong TB, trong NST

- Kết tủa AND

b Điện di AND

- Nguyên lý: Acid nucleic là các đại phân tử tích điện âm, trong điện trường có điện thế và cường độthích hợp AND di chuyển từ cực âm đến cực dương

- Điện di And còn được dùng để kiểm tra kết quả tách chiết ADN

2 Nhận 1 đoạn ADN thành nhiều đoạn trong ống nghiệm (PCR)- Phản ứng chuỗi

- Nguyên lý: Nhân 1 đoạn gen (ADN) thành nhiều lần

+ Biến tính: Tách ADN thành sợi đơn bằng nhiệt độ (>900C)

+ Lai ghép: lai ghép AND mồi với sợi đơn của AND ban đầu (500C)

+ Tổng hợp: men nối Nu tự do vào đầu 3’ (720C)

Lặp lại chu kì trên 30 lần tạo được 230 ADN

3 Xác định trình tự Nu trên 1 đoạn phân tử AND

- Phương pháp enzyme học:

+ Nguyên lý: dùng các dideoxyribonucleotid để tránh gắn thêm các Nu tiếp theo

- Phương pháp hóa học:

Nguyên lý: dùng hóa chất liều ít phá hủy 1 trong 4 loại Nu

4 Enzym giới hạn và chức năng của enzyme giới hạn

- Enzyme giới hạn hay enzyme hạn chế cắt AND ở những vị trí xác định

- Ứng dụng: cắt phân tử AND ra từng đoạn để phân tích

5 Lai acid nucleic

6 Tính đa hình về chiều dà của các đoạn AND do enzyme cắt tạo nên

Nguyên lý: dựa vào tính đa hình của các đoạn AND (xác định bởi enzyme cắt đặc hiệu và nhận diệnbởi AND dò) được dùng như marker trong chẩn đoán trước sinh phân biệt đồng hợp tử, dị hợp tử, độtbiến

7 Dấu ấn AND

Nguyên lý: dựa trên tính đa hình của AND lặp lại nhiều lần trong bộ gen có tính đặc trưng của từng cáthể để xác định phụ hệ, tìm thủ phạm trong y pháp…

Trang 32

Câu 19: Cơ sở di truyền hệ ABO?

- Di truyền nhóm máu ABO ở người thuộc loại DT đơn gen – Đa alen.

- Chi phối sự di truyền hệ nhóm máu ABO gồm 3 gen ở 3 locus khác nhau:

+ Locus ABO trên NST 9

+ Locus Hh và locus Se se trên NST số 19 liên kết chặt chẽ với nhau

I LOCUS GEN ABO

- Trong quần thể, kiểu hình của hệ nhóm máu ABO có 4 loại: nhóm máu A, B, O, AB Mỗi người trongquần thể có 1 trong 4 loại nhóm máu trên

- Quy định sự hình thành hệ nhóm máu ABO là do 3 alen IA, IB và i thuộc cùng 1 locus phức hợp trên NST số 9 chi phối

3 alen này quyết định tính chất KN của hồng cầu và KT của huyết thanh

Trong 3 alen thì: alen IA và IB cùng trội tương đương nhau, alen i là alen lặn so với IA và IB

Locus phức hợp của chúng có thể chứa IA hoặc IB hoặc i, nhưng trong cơ thể lưỡng bội thì TB 2n chỉchứa 2 trong 3 alen này

- Do quan hệ trội lặn mà 3 alen này tổ hợp trong các cơ thể lưỡng bội tạo thành 6 kiểu gen và 4 kiểuhình tương ứng như sau:

KIỂU GEN

KIỂU HÌNH

IAIA hoặc

IAi

Nhóm máuA

IBIB hoặc

IBi

Nhóm máuB

Trang 33

• Huyết thanh kháng A chứa KT làm ngưng kết tất cả các kiểu hồng cầu A1, A2, A1B, A2B.

• Huyết thanh kháng A1 chứa KT chỉ làm ngưng kết hồng cầu A1 và A1B, không làm ngưng kếthồng cầu A2 và A2B

 Người ta cho rằng, chi phối nhóm máu ABO là do 4 alen: IA1, IA2, IB, i

Trong 4 alen thuộc cùng 1 locus phức hợp này: IA1 trội hơn IA2, cả IA1 và IA2 đồng trội với IB, i lặn sovới cả 3 alen trên

Trong cơ thể 2n, chúng tổ hợp tạo 10 KG và 6 KH như sau:

Kiểu gen

Kiểu hình (Nhóm máu)

- Trong sự di truyền của hệ nhóm máu ABO còn tác động của gen H, h

- Ngày nay đã phát hiện hồng cầu nhóm máu O không có KN A và B, nhưng phần lớn hồng cầu củangười nhóm máu O có mang 1 chất H (KN H) với kiểu gen HH hoặc Hh

- Ngoài ra, còn có những người thuộc nhóm máu O khác, được gọi là “nhóm O Bombay”:

Không có KN H trên hồng cầu, bề mặt HC có lõi Sphingolipid polysaccarid (hh)

Huyết thanh có KT tự nhiên kháng H

1 Fucose + lõi Sphingolipid polysaccarid → KN H

- Trên cơ sở chất H sẽ hình thành các KN A hoặc B tùy theo sự có mặt của các gen tương ứng:

Khi cơ thể có gen IA mã hóa enzym N-acetyl-galactozamin transferase thì enzym này sẽ giúp cho việcgắn nhóm N-acetyl-galactozamin vào chất H, tạo KN A

Khi cơ thể có gen IB mã hóa enzym galactose transferase thì sẽ giúp cho một D-galactose gắn thêm vàochất H, tạo nên KN B

Khi cơ thể có cả 2 gen IAIB thì có cả 2 enzym trên, giúp cho gắn thêm cả 2 chất trên vào H, tạo nên sự

có mặt của cả 2 KN A và B trên mặt HC

- Trường hợp những người có kiểu gen hh, không thể tạo ra KN A hay KN B ngay cả khi họ có gen IA

hoặc IB (vì họ không có chất H để từ đó tạo ra các KN A hoặc B) Vì vậy kiểu hình của họ thuộc nhómmáu O

Trang 34

- Vì sự liên quan lệ thuộc như trên nên hệ nhóm máu ABO còn gọi là hệ thống nhóm máu ABH.

→Như vậy: Có 30 Kiểu gen và 7 kiểu hình: A1, A2, B, A1B, A2B, 2 nhóm O

III LOCUS GEN Se se

- KN ABO ở nhiều người không chỉ có ở hồng cầu mà còn hòa tan trong các mô, các dịch cơ thể, cácchất tiết như: nước bọt, sữa, dịch vị

- Tính chất này di truyền trội trên NST 19 cùng với nhóm máu Lutheran, và chi phối bởi gen trội Se,alen lặn của nó là se

SeSe, Sese: KN A, B có trên hồng cầu và dịch tổ chức

Sese: KN A,B chỉ có trên hồng cầu

- Tính KN của hồng cầu không liên quan đến KN A, B trong dịch tổ chức

 các gen ABO và các gen Se nằm trong các cặp NST khác nhau

 xác định được gen Se se nằm trên NST số 19 và liên kết chặt chẽ với locus gen Hh

Trang 35

C

E

DCe

DcE

dce

Dce

dcE

dCE

dCe

Câu 20: Cơ sở di truyền hệ Rh?

- Thuộc loại di truyền Đa gen – Đa alen.

- Trước hết, để đơn giản, người ta cho rằng yếu tố Rh di truyền theo tính trội, và nhóm máu Rh bị chiphối bởi 2 alen R và r, không có KT trong huyết thanh

Người mang Rh (+): Có kiểu gen RR hoặc Rr

Người mang Rh (-): Có kiểu gen rr

- Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu chi tiết huyết thanh đặc hiệu của người mẹ đã đáp ứng miễn dịch saukhi được truyền máu, thấy rằng có nhiều KT Rh khác nhau với các phản ứng khác nhau của KN Rh

 Có thể phân ra:

Các loại huyết thanh kháng Rh: C, D, E (trong đó huyết thanh kháng D quan trọng nhất)

Các kháng nguyên Rh: C, D E (trong đó KN D quan trọng nhất, tất cả các hồng cầu có KN D đều là

Rh (+) )

- Căn cứ vào những phản ứng KN – KT, người ta cho rằng hệ thống KN Rh hình thành bởi 3 gen khôngalen Cc, Dd, Ee nằm trong 3 locus thuộc cặp NST thường tương đồng số 1, thứ tự là D – C – E ở vị trí1p 31 – 36 → di truyền nhiều alen, chỉ cần có 1alen trội là Rh(+) Mức độ phản ứng mạnh nhẹ phụthuộc vào số lượng alen trội

- Xét từng đôi alen trên 2 NST tương đồng có thể gặp các cặp C/C, C/c, c/c, D/d, D/D, d/d, E/E, E/e, e/e

- Do 3 gen này liên kết rất chặt chẽ tới mức trao đổi chéo rất khó xảy ra, nên chúng được di truyền như 1phức hợp, trong đó gồm 8 loại tổ hợp về tập hợp 3 locus trên 1 NST Rh

Có 8 loại NST Rh như sau:

Các loại NST này khi tổ hợp đôi tương đồng với nhau trong con cái, có thể hình thành 36 kiểu genkhác nhau của hệ thống Rh

- Ngày nay đã xác định được mỗi locus trong 3 locus này đều là loại locus phức hợp, mỗi locus phứchợp đều có nhiều alen  làm số kiểu gen trên 100

VD: + Locus C có: CW, CX, CU, CG

+ Locus D có: DW, D, DU

+ Locus E có: EW, ET, EU,

Vậy di truyền yếu tố Rh thuộc loại di truyền đa gen – đa alen

- Trong quá trình di truyền ngoài đột biến hiếm gặp, có thể xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen tạonhóm liên kết gen mới (ít gặp)

Trang 36

Câu 21: Cơ sở di truyền hệ HLA?

- Hệ thống KN bạch cầu người (HLA) được công nhận là hệ hòa hợp tổ chức chủ yếu ở người Các KNHLA có vai trò chủ yếu trong cấy ghép cơ quan, mô…

- HLA:

Chỉ có mặt trên các TB có nhân của mọi mô, trừ tinh trùng và TB trophoblast của rau thai

Có nhiều nhất ở tổ chức lympho, tổ chức liên võng nội mô, có nhiều ở tổ chức khác như: lách, gan,phổi, thận, tim…

1 số cơ quan khác có ít như: xương, não…

- Sự biểu hiện của KN HLA trên bề mặt TB do 1 vùng trên NST số 6 của người Vùng này bao gồm 4gen chủ yếu: A, B, C, D (D gồm D – DR – DQ – DP)  Có ít nhất 7 locus gen đã được phát hiện Cácgen liên kết chặt chẽ với nhau, di truyền cùng nhau, mỗi locus có nhiều alen theo thứ tự từ phần tâmcủa NST D, B, C và A

- Các gen của hệ thống HLA nằm trên nhánh ngắn của NST số 6 (6p21.3) có chiều dài 3800 Kb, baogồm các gen của lớp I, lớp II, lớp III:

Các gen lớp I:

• 3 gen chính HLA – A, HLA – B, HLA – C (theo thứ tự từ phần tâm ra là HLA-B  C  A)

• Mỗi gen HLA lớp I gồm 8 exon và 7 intron, chi phối cho sự biểu hiện của KN trên TB T

• Các gen A, B, C mã hóa cho phân tử glycoprotein I, gồm 1 chuỗi polypeptid có 345 acid amin,kết hợp với carbonhydrat

Các gen lớp II:

• (HLA – D) được chia thành DR, DQ và DP (xếp theo thứ tự DR, DQ, DP)

• Các gen lớp II bao gồm 5 exon và 4 intron

polypeptid (α và β), kết hợp với carbonhydrat

Các gen lớp III:

• Nằm giữa các gen lớp I và lớp II

• Là các gen của bổ thể

• Giữa các gen lớp III có gen CYP 21A và CYP 21B mã hóa cho tổng hợp hormon thượng thận

- Mỗi gen của phức hợp gen trên đều có nhiều alen Các alen của HLA đều đồng trội với nhau và liênkết chặt chẽ, di truyền cùng nhau

2 Đặc tính gen HLA ở người

- Các gen liên kết chặt chẽ, di truyền cùng nhau

- Tính đa hình: Các alen của từng gen của hệ HLA thường ở trạng thái dị hợp, tạo nên tính đa hình của

hệ HLA Chính tính đa hình này góp phần tạo nên tính đa dạng, tính đặc trưng cá thể

- Khi bố mẹ dị hợp tử với nhiều cặp alen, sau quá trình giao phối sẽ tạo nên nhiều tổ hợp alen dị hợp tửkhác ở thế hệ con

- Di truyền theo bộ đơn bội: Mỗi người thừa hưởng nguyên vẹn 1 bloc gen HLA của bố và mẹ

- Đồng trội: Cả 2 alen của bố và mẹ cùng biểu hiện các gen

- HLA là nhóm KN tổ chức đóng vai trò chính trong phản ứng loại bỏ mảnh ghép cùng loài

Trang 37

Câu 22: Di truyền đa gen, đa nhân tố: Khái niệm đặc điểm?

I KHÁI NIỆM

1 Di truyền đa gen

Là dạng di truyền mà sự biểu hiện của tính trạng hoặc bệnh bị kiểm soát bởi nhiều gen không alen(trên các locus khác nhau), trong đó mỗi gen thành viên chỉ có 1 tác động nhỏ, không đủ để tạo nên thayđổi thấy được ở kiểu hình, nhưng khi nhiều gen tác động theo 1 hướng thì kiểu hình sẽ thay đổi về lượng

để có thể quan sát được Alen là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen

2 Di truyền đa nhân tố (DTĐNT)

- Là dạng di truyền có sự tham gia của 1 nhóm nhiều gen không alen, các gen này lại chịu sự ảnh hưởngcủa các tác nhân môi trường Sự tương tác giữa các gen thành viên phối hợp với tác động của môitrường sẽ quyết định kiểu hình của tính trạng, tật, bệnh DTĐNT

- Các tính trạng bình thường hoặc bệnh lý đa nhân tố được quy định bởi sự tác động cùng hướng củanhiều gen thành viên thuộc các locus khác nhau, trong đó tác động của từng gen là không đủ để gây 1thay đổi thấy được ở kiểu hình, nhưng nhiều gen cùng tác động theo 1 hướng, tương tác với nhau theokiểu tích gộp, thì có thể gây ra những thay đổi thấy được ở kiểu hình Mặt khác, mỗi gen thành viênđều có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường khác nhau

 Sự kết hợp ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường với tổng thể các gen sẽ quyết định sự biểu hiệncủa 1 tính trạng, bệnh, tật DTĐNT

II ĐẶC ĐIỂM CỦA DTĐNT

- Tính trạng, bệnh, tật di truyền đa nhân tố là tính trạng, bệnh có tính chất định lượng, có thể đo , đếmđược

VD: di truyền sản lượng sữa biểu hiện số lượng sữa tiết ra mỗi ngày có thể đo là bao nhiêu lít

- Tính trạng, bệnh do nhiều gen thuộc các locus khác nhau quyết định Mỗi gen có thể có 2 alen, cũng

có thể có nhiều alen (dãy đa alen) chi phối Do sự tham gia của dãy đa alen, sự biểu hiện của bệnh, tínhtrạng càng trở nên đa dạng

- Sự biểu hiện ra kiểu hình của tính trạng, bệnh DTĐNT có độ biến thiên rất lớn do ảnh hưởng của cácnhân tố môi trường

VD: cân nặng ngoài vai trò do các gen quy định còn phụ thuộc vào chế độ ăn

- Trong quần thể, sự phân phối các mức độ biểu hiện (từ nặng đến nhẹ, từ mức độ cao đến mức độ thấp)

của tính trạng hoặc bệnh có sự biến thiên liên tục, nếu quần thể đồng nhất thì sự biến thiên có đường

phân phối chuẩn Ở đây, giá trị trung bình trong quần thể có tần số cao nhất, sau đó giảm dần về các

phía

VD: Huyết áp tâm thu trong quần thể giá trị 120 (trung bình) có tần số cao nhất

- Khác với bệnh di truyền đơn gen chỉ có 2 dạng “bệnh hoặc không bệnh”, với các bệnh di truyền đanhân tố sự biểu hiện thành lượng có kiểu hình từ nhẹ đến nặng Khi 1 cá thể mang 1 tổ hợp đa gen mà

sự tích gộp của các gen bệnh này vượt qua “ngưỡng bệnh”

thì có biểu hiện bệnh Sự tác động tích gộp của các gen dẫn

đến biểu hiện bệnh là “hiệu quả ngưỡng bệnh” “Hiệu quả

Ngưỡng bệnh” của cùng 1 bệnh có thể khác nhau ở nam và nữ, tạo nên tần số bệnh khác nhau giữanam và nữ

VD: bệnh hẹp môn vị bẩm sinh có tần số gặp ở nam cao hơn 5 lần ở nữ do hiệu quả ngưỡng bệnh củanam thấp hơn nữ

- Bệnh tật DTĐNT chiếm tỷ lệ lớn trong số các bệnh di truyền 25% các tật, bệnh di truyền được chiphối bởi quy luật di truyền đa nhân tố Vì vậy tìm hiểu các bệnh di truyền thì nghiên cứu về tính trạng,bệnh, tật DTĐNT là 1 trọng tâm

- Trong DTĐNT, mỗi yếu tố thành viên không quyết định được sự biểu hiện tính trạng Vì vậy khôngthể tính toán khả năng biểu hiện tính trạng của các thế hệ con cháu như trong di truyền đa gen Đểnghiên cứu các bệnh tật DTĐNT, dùng 2 phương pháp:

Điều tra dịch tễ để thống kê tìm ra tần số bệnh và tần số tái mắc ở từng bệnh thông qua từng mức độquan hệ huyết thống với BN

Ví dụ về đường phân phối chuẩn

Trang 38

Phương pháp nghiên cứu con sinh đôi để tính ra độ di truyền H, qua đó biết được vai trò di truyền vàmôi trường trong việc quy định KH của 1 bệnh hoặc tính trạng nào đó.

Trang 39

Câu 23: Tật vô sọ, nứt cột sống: Nguyên tắc dự báo nguy cơ tái xuất hiện của qui luật di truyền loại bệnh này?

I ĐẠI CƯƠNG

- Trong quá trình phát triển phôi, phần trước của ống thần kinh sẽ phát triển thành não bộ, phía sau tạothành tủy sống Phía dưới ống thần kinh có dây sống Qúa trình phát triển, dây sống phát triển lan lênphía trên, phía trước dây sống tạo thành sọ não, phía sau tạo thành cột sống ôm kín tủy sống Nếu phíatrước hộp sọ không được tạo thành sẽ dẫn đến thai vô sọ, phía sau cột sống không ôm kín tủy sống sẽdẫn đến nứt đốt sống

- Thai vô sọ:

+ Là những trường hợp không có da, xương che phủ màng não

+ Sự thiếu hụt này có thể ở phần trán hay ở giữa não.

+ Bất thường sọ thường dẫn đến thai chết lưu hoặc chỉ sống được 1 thời gian ngắn sau sinh.

- Nứt đốt sống:

+ Là tình trạng xương đốt sống nào đó phát triển không đầy đủ để bảo vệ tủy sống, tủy sống không

được xương sống phủ kín Nếu nhiều đốt sống cùng bị nứt thì người ta gọi là đốt sống chẻ đôi

+ Bất thường này thường gặp ở đốt sống lưng 12 trở xuống

+ 1 số trường hợp nứt đốt sống có kèm theo não úng thủy.

- Thai vô sọ và nứt đốt sống có thể có các mức độ biểu hiện khác nhau

- Tỷ lệ bị bệnh từ 1- hơn 10 phần nghìn Điều kiện kinh tế xã hội thấp làm tỷ lệ dị tật này cao hơn Đặcbiệt chế độ dinh dưỡng của mẹ kém, trong nước uống tỷ lệ kẽm thấp là yếu tố dễ dẫn đến sinh con bịbệnh

- Tỷ lệ tái mắc tỷ lệ thuận với số người mắc tật Nếu 1 người mắc thì tỷ lệ tái mắc ở họ hàng bậc 1 là 6%, nếu 2 người mắc thì tỷ lệ là 10-20% Tỷ lệ tái mắc ở họ hàng bậc 2 là 0,5-1% Càng có nhiềungười mắc thì nguy cơ tái mắc càng tăng

2 Sự xuất hiện của dị tật thường liên quan đến lần sinh đầu, hoặc tuổi của người mẹ đã ngoài 40

II NGUYÊN TẮC DỰ BÁO NGUY CƠ TÁI XUẤT HIỆN CỦA QUY LUẬT DI TRUYỀN LOẠI

BỆNH NÀY: 5 nguyên tắc

1 Tính nguy cơ tái mắc dựa vào nguy cơ kinh nghiệm

- Các tính trạng, tật, bệnh di truyền khác nhau có số lượng gen quy định khác nhau, vai trò của các nhân

tố môi trường với từng loại tính trạng, tật, bệnh cũng khác nhau

Vì vậy ko có 1 công thức tính nguy cơ tái mắc chung cho các tính trạng, bệnh, tật di truyên đa nhân tố

- Để giải quyết, buộc phải thống kê ở quần thể

VD: Thống kê nhiều gia đình có người bị Sứt môi – nứt khẩu cái thấy họ hàng bậc 1 của BN có tỷ lệtái mắc 4,1%, họ hàng bậc 2 là 0,8%

- Những con số này gọi là Nguy cơ kinh nghiệm, dùng để dự báo nguy cơ cho các trường hợp cụ thể

2 Nguy cơ tái mắc ở các thế hệ càng xa với bệnh nhân thì càng giảm

- Vì những người họ hàng càng xa BN sẽ có kiểu gen càng ít giống với BN nên nguy cơ tái mắc càng ít

- Trong nhiều người hợp các con số thống kê kinh nghiệm không cho chúng ta biết đầy đủ các khả năngtái mắc ở các thế hệ thì có thể dùng nguyên tắc này để dự báo 1 cách tương đối

- VD: Trong bệnh động kinh, con số thống kê kinh nghiệm có 2 trường hợp :

+ Bố hoặc mẹ và 1 người con bị bệnh thì tỷ lệ tái mắc là 15%

+ Nếu bố mẹ bình thường, chỉ có 1 con bị bệnh thì tỷ lệ tái mắc là 3%

Các con số này chỉ cho biết tỷ lệ dự đoán ở họ hàng bậc 1 Còn khả năng tái mắc ở họ hàng bậc 2 sẽ

<3%

3 Nguy cơ tái mắc tăng lên theo số người mắc trong gia đình

- Dùng để dự báo tỷ lệ tái mắc khi không có thông tin thống kê đầy đủ

- Bệnh sứt môi-nứt khẩu cái:

+ Nếu 1 người trong gia đình bị bệnh thì nguy cơ tái mức ở họ hàng bậc 1 là 4,1%

+ Nếu 2 người bị bệnh thì nguy cơ tái mắc là 10%

4 Nguy cơ tái mắc tăng theo độ trầm trọng của bệnh, tật

Trang 40

- Do ở những người bệnh nặng, số lượng các gen bệnh nhiều hơn Vì vậy ở họ hàng của BN, số lượnggen cần đạt tới ngưỡng để biểu hiện thành bệnh cũng có tỷ lệ cao hơn những trường hợp bệnh nhẹ.

- Ở bệnh sứt môi-nứt khẩu cái:

+ Tỷ lệ tái mắc chung là 4,1%

+ Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ bị sứt môi 1 bên, không có nứt khẩu cái thì tỷ lệ tái mắc ở họ hàng bậc 1 là2,5%

+ Nếu trẻ bị sứt môi cả 2 bên và nứt khẩu cái thì tỷ lệ tái mắc là 6%

5 Khi có sự khác biệt về tỷ lệ biểu hiện bệnh giữa nam và nữ, thì giới có tỷ lệ bệnh cao ngưỡng

bệnh sẽ thấp

- Tỷ lệ biểu hiện bệnh nhiều khi có liên quan đến giới, ở những giới có ngưỡng bệnh thấp (chỉ cần ít genbệnh hoặc tác động của môi trường không nhiều đã có thể biểu hiện bệnh)  khả năng xuất hiện bệnh

dễ dàng hơn, tỷ lệ bệnh sẽ cao hơn

- Giới có ngưỡng bệnh thấp(ít gen bệnh đã biểu hiện), số gen bệnh truyền cho thế hệ sau cũng ít

Ngày đăng: 04/08/2019, 17:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w