1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương răng hàm mặt 2019

117 303 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 209,39 KB

Nội dung

Nhìn phía ngoài: - Đường viền phía nhai: Được tạo bởi hai múi gần ngoài và xa ngoài + Hai múi phân cách nhau bởi rãnh ngoài, rãnh này kết thúc ở khoảng giữa chiềucao thân răng + Hai múi

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 2018-2019

HỌC PHẦN NKCS:

1 Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm trên bên phải (R 1.6)?

2 Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm dưới bên trái (R 3.6)?

3 Trình bày định nghĩa và 5 đặc điểm của khớp cắn trung tâm?

4 Trình bày được mối liên hệ giữa các răng theo 3 hướng ở vị trí khớp cắn trung tâm?

5 Trình bày nhận biết được các thành phần giải phẫu điện quang của một phim panorama

và một số lỗi kỹ thuật thường gặp qua phim chụp Panorama?

6 Trình bày chẩn đoán hình ảnh của phim Blondeau?

7 Trình bày được hình ảnh bình thường của phim cận chóp?

8 Mô tả giải phẫu xương hàm dưới?

9 Trình bày đặc điểm của các cơ bám da mặt?

10 Mô tả dây thần kinh số VII?

11 Mô tả dụng cụ sửa soạn ống tuỷ?

12 Trình bày các loại cement glass inomer?

HỌC PHẦN CHỮA RĂNG - NỘI NHA:

13 Định nghĩa, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bệnh sâu răng?

14 Trình bày bệnh căn của bệnh sâu răng?

15 Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm tuỷ răng có hồi phục?

16 Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm tuỷ cấp?

17 Trình bày nguyên nhân của bệnh viêm quanh cuống răng?

18 Trình bày triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm quanh cuống răng cấp tính?

19 Mô tả đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị tiêu cổ răng hình chêm.?

20 Định nghĩa, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng của thiểu sản men răng?

21 Trình bày chỉ định và chống chỉ định của tẩy trắng răng?

22 Trình bày ưu nhược điểm và kỹ thuật tạo hình ống tuỷ theo phương pháp bước tiến (sửdụng trâm tay K, H và mũi Gate-Glidden)?

23 Trình bày kỹ thuật tạo hình ống tuỷ bằng Protaper?

24 Trình bày các biện pháp dự phòng sâu răng?

HỌC PHẦN NHA CHU:

25 Trình bày đặc điểm cấu trúc giải phẫu, mô học của lợi?

Trang 2

35 Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền thương điều trị viêm quanh răng?

36 Trình bày kế hoạch điều trị viêm quanh răng?

HỌC PHẦN PHẪU THUẬT TRONG MIỆNG

37 Trình bày các phương pháp gây tê cận chóp?

38 Trình bày phương pháp gây tê bề mặt?

39 Mô tả kỹ thuật gây tê dây thần kinh răng dưới đường trong miệng (gai spix)?

40 Trình bày chỉ định, chống chỉ định nhổ răng?

41 Mô tả các bước nhổ răng bằng kìm?

42 Trình bày tai biến trước và sau khi nhổ răng và cách xử trí từng tai biến?

43 Trình bày tai biến trong khi nhổ răng và cách xử trí từng tai biến?

44 Trình bày sự hình thành và mọc răng số 8 hàm dưới Các nguyên nhân dẫn đến răng số

8 hàm dưới mọc lệch?

45 Phân loại răng số 8 hàm dưới mọc lệch?

46 Trình bày các biến chứng do mọc lệch răng số 8 hàm dưới?

47 Chỉ định, chống chỉ định nhổ răng 8 hàm dưới và chuẩn bị trước nhổ răng?

48 Trình bày các bước phẫu thuật nhổ răng số 8 hàm dưới?

HỌC PHẦN PHỤC HÌNH

49 Hãy trình bày các nguyên nhân gây mất răng và các biểu hiện lâm sàng của mất răng?50.Hãy nêu cách phân loại mất răng theo Kennedy và chỉ định loại phục hình cho từng loạixếp theo thứ tự ưu tiên

51 Trình bày những nguyên nhân thất bại của phục hình tháo lắp và cách xử trí?

52 Trình bày những nguyên nhân thất bại của phục hình cố định và cách xử trí?

53 Trình bày quy trình lấy dấu cho phục hình tháo lắp toàn hàm và nêu yêu cầu cần đạtđược của từng bước trong quy trình đó?

54 Hướng tháo lắp của phục hình là gì? Làm thế nào để có một hướng tháo lắp tốt n 7hất?

55 Thế nào là phục hình cố định? Hãy kể các loại phục hình cố định mà em biết và ưunhược điểm của từng loại?

56 Em hãy trình bày các bước phục hồi thân răng cho một răng hàm lớn cần điều trị nộinha?

57 Hãy nêu các đặc điểm lý tưởng của một răng được chỉ định làm trụ cầu và phươngpháp bảo tồn tuỷ tối ưu cho răng đó trong quá trình làm phục hình?

58 Đo cắn trung tâm là gì? Mục đích các bước thực hiện trên lâm sàng và yêu cầu cần đạtđược của từng bước đó trong phục hình tháo lắp toàn hàm?

59 Hãy trình bày các yếu tố làm nên sự bám dính và vững ổn của hàm giả tháo lắp toànbộ?

60 So sánh ưu, nhược điểm của hàm khung bộ và tháo lắp nhựa bán phần nền nhựa?

Trang 3

TRẢ LỜI CÂU HỎI:

HỌC PHẦN NKCS:

Câu 1: Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm trên bên phải (R 1.6)?

Trả lời câu hỏi:

I – Đặc điểm chung:

1 Có 3 chân: 2 ngoài ( gần – ngoài, xa – ngoài) và 1 trong

2 Thường có 3 múi lớn và 1 múi trong ( múi xa trong)

3 Thân răng có chiều ngoài – trong lớn hơn chiều gần – xa

4 Múi gần – trong và múi xa – ngoài có các gờ tam giác nối với nhau tạo thành gờchéo

5 Các múi gần ngoài, xa ngoài và gần trong tạo thành 1 mẫu tam giác gồm 3 múi

6 Hai múi ngoài có kích thước không tương đương: Múi gần ngoài lớn hơn múi xangoài

7 Múi xa trong thường rất nhỏ và có thể không có

II – Đặc điểm giải phẫu răng hàm lớn hàm trên bên phải ( R 1.6)

1 Nhìn phía ngoài:

- Đường viền phía nhai: Được tạo bởi hai múi gần ngoài và xa ngoài

+ Hai múi phân cách nhau bởi rãnh ngoài, rãnh này kết thúc ở khoảng giữa chiềucao thân răng

+ Hai múi có chiều cao tương đương ( gần ngoài lớn hơn)

+ Múi xa ngoài: Sườn múi dốc hơn -> múi nhọn hơn

+ Múi gần trong: Hiện ra ở khe giữa hai múi ngoài, gần thẳng hàng với rãnh ngoài

- Đường viền phía gần: Lồi ở phần ba nhai và phần ba giữa

+ Điểm tiếp xúc: Ở gần phía nhai, khoảng ¾ khoảng cách từ đường cổ răng đến gờbên

+ Phần ba cổ răng tương đối phẳng hay lõm

- Đường viền phía xa:

Trang 4

2 Nhìn từ phía trong:

- Đường viền phía nhai: Được tạo bởi hai múi kích thước không bằng nhau

+ Múi gần trong: Lớn, lồi nhiều, tương đối tròn, chiếm 3/5 kích thước gần xa thânrăng

+ Múi xa trong: Thấp, nhỏ, tròn

+ Hai múi trong cách nhau bởi rãnh trong, rãnh này kết thức ở khoảng giữa

chiều cao thân răng

- Đường viền gần: Lồi, phần ba cổ khá phẳng

- Đường viền xa: Lồi đều

- Đường cổ răng: Chỉ hơi lồi nhẹ về phía chóp

- Mặt trong được chia thành hai phần ở rãnh trong.

+ Phần phía gần có múi Carabelli ( hình dạng và tần suất khác nhau ở các chủng tộc,

có nhiều dạng thể hiện)

+ Phần xa: Lồi đều

- Chân răng:

+ Có thể nhìn thấy cả 3 chân răng gồm phần thân chung chân răng

+ Chân răng gần ngoài: Thấy được toàn bộ đường viền gần

+ Chân xa ngoài: Thấy được 1 phần đường viền xa

+ Chân trong:

• Gần cổ răng thì rộng, thuôn dần đến 1 chóp tù

• Dọc mặt trong: Có một lõm cạn kéo dài từ cổ răng đến 2/3 chiều dài thân răng

• Chóp thẳng hang với đường giữa thân răng

3 Nhìn từ phía xa:

- Đường viền phía nhai: Được tạo bởi múi xa ngoài, gờ bên xa và múi xa trong

+ Múi xa ngoài lớn hơn múi xa trong

+ Chỉ có thể thấy 1 phần nhỏ múi gần trong và gần ngoài

+ Gờ bên xa ngắn và ít lồi hơn gờ bên gần

+ Thấy được mặt ngoài từ phía xa

- Đường viền cổ răng gần như thẳng

- Vùng tiếp xúc xa nằm ở khoảng giữa phần ba giữa mặt xa của thân răng

- Chân răng xa ngoài: Ngắn và hẹp, chạy thẳng theo chiều dọc, ít khi vượt ra khỏi giới hạn

của đường viền ngoài của thân răng

Trang 5

• Cạnh xa: gờ chéo băng qua mặt nhai

- Thân răng có dạng hình thang, kích thước ngoài – trong tối đa ở vùng cổ chân răng

- Đường viền phía nhai được tạo bởi hai múi gần và gờ tam giác của chúng Múi gầntrong cao hơn múi gần ngoài

- Đường viền ngoài: Điểm lồi tối đa ngoài ở 1/3 cổ

- Đường viền trong: lồi đều đặn từ điểm lồi tối đa trong đến đỉnh múi gần trong

- Điểm lồi tối đa ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3 nhai, hơi thiên về phía ngoài đường giữamặt gần

- Chân răng:

+ Chần gần ngoài rộng

+ Chân trong hẹp hơi giống hình trái chuối

+ Chiều ngoài trog tối đa từ chân trong đến chân gần ngoài lớn hơn kích thước ngoài trong

Trang 6

Câu 2: Mô tả hình thể giải phẫu của răng hàm lớn hàm dưới bên trái (R 3.6)?

Trả lời câu hỏi:

I – Đại cương:

A.Đặc điểm chung:

1. Răng cối lớn dưới thường có hai chân: 1 gần, 1 xa (Răng cối nhỏ 1 trên cũng có 2chân, nhưng là 1 ngoài 1 trong)

2. Thường có 4 múi lớn và 1 múi thứ 5 nhỏ hơn

3. Thân răng có chiều gần - xa lớn hơn chiều ngoài - trong

4. Là những răng có hai múi lớn ở phía trong có kích thước gần tương đương nhau

5. Các múi gần ngoài và xa ngoài cũng có kích thước gần tương đương nhau

B Khái quát về răng hàm lớn hàm dưới bên trái (R3.6)

1. Răng hàm lớn 1 trên và dưới là các răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên trong miệng,khoảng 6 tuổi, ngay phía xa răng hàm sữa 2, đánh dấu sự khởi đầu của giai đonạ bộrăng hỗn hợp, với sự có mặt động thời của răng sữa cũng như răng vĩnh viễn trêncũng răng

2. Răng hàm lớn 1 dưới được xem là răng neo chặn của hàm dưới và mang đặc điểm

cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới, răng này có 5 múi

II – Đặc điểm giải phẫu của răng hàm lớn hàm dưới bên trái:

1 Nhìn từ phía ngoài:

- Kích thước gần – xa: lớn nhất (ko những trong nhóm mà còn trong toàn thể bộ răng)

- Múi răng: Đường viền phía nhai được tạo bởi 3 múi: Gần ngoài , xa ngoài, xa

+ Kích thước giảm dần theo thứ tự: gần ngoài, xa ngoài và xa

+ Múi gần ngoài và xa ngoài có chiều cao tương đương

+ Múi xa: Đường viền nhọn hơn, ở vị trí xa nhất (góc xa ngoài)

- Rãnh: + Có hai rãnh chạy dọc xuống mặt ngoài, ngăn cách hai múi ngoài

+ Rãnh gần ngoài (ngăn cách xa ngoài và gần ngoài): Chạy từ rìa mặt nhai đến nửathân răng thì chấm dứt ở hố ngoài

+ Rãnh xa ngoài ngăn cách múi xa ngoài vs múi xa

- Chân răng: + Hai chân gần và xa dang rất rộng sau khi chia từ một thân chung

+ Chân gần cong về phía xa, chóp thẳng hàng với đỉnh múi gần ngoài

+ Chân xa ít cong, hướng thẳng về phía xa

+ Có 1 lõm dọc ở đường giữa thân chung thân răng

+ Các múi trong cao hơn và nhọn hơn các múi ngoài

- Rãnh trong trở thành 1 lõm cạn chia mặt trong thành hai phần gần và xa

- Chân răng:

+ Từ điểm giữa đường cổ răng xuống chỗ chẽ giữa hai chân răng cũng có 1 lõm cạngiống như mặt ngoài

Trang 7

+ Chiều rộng giữa hai chân răng ở mặt trong hẹp hơn mặt ngoài

3 Nhìn từ phía gần:

- Múi răng:

+ Đường viền phía nhai của mặt gần được tạo bởi hai múi gần ngoài và gần trongkhông cao bằng nhau (múi gần trong cao hơn)

+ Gờ tam giác của cả hai múi lồi nhiều chạy về trung tâm mặt nhai

+ Ngay bên dưới gờ tam giác của các múi gần là gờ bên gần

- Rãnh gờ bên gần ở phía trong gờ bên gần

- Điểm lồi tối đa ngoài ở đường cổ răng; điểm lồi tối đa trong ở điểm nối 1/3 giữa và 1/3

nhai

- Mặt gần phẳng ở gần 1/3 cổ, lồi nhiều ở 1/3 còn lại

- Chân răng:

+ Chân gần có chiều ngoài trong rộng, chóp tù

+ Lõm chân răng gần, cạn và rộng, chạy dọc gần hết chiều dài chân răng

4 Nhìn từ phía xa:

- Kích thước: Chiều ngoài trong hẹp hơn mặt gần rất nhiều Có thể trông thấy ít nhất 1 nửa

mặt ngoài và rãnh xa ngoài, chạy đến giữa chiều cao mặt ngoài

- Múi răng:

+ Có thể nhìn thấy 3 múi: xa ngoài, xa (nhỏ nhất), xa trong(lớn nhất)

- Rãnh xa ngoài: ngăn cách múi xa và múi xa ngoài, chạy xuống khoảng nửa chiều cao

mặt ngoài

- Gờ bên xa có khuyết hình chữ V nơi rãnh gờ bên xa đi qua

- Giống như mặt gần, mặt xa phẳng ở 1/3 cổ và lồi nhiều ở 1/3 còn lại

- Đường cổ răng gần như phẳng từ ngoài vào trong

- Chân xa hẹp hơn chân gần và có lõm cạn ở mặt xa

5 Nhìn từ mặt nhai:

- Hình dạng: thân răng có hình ngũ giác, đường viền ngoài lồi nhất ỏ phía xa ngoài

- Múi răng: Mặt nhai có 5 múi

+ Hai múi trong hình chóp, lớn hơn và nhọn hơn các múi ngoài

+ Kích thước các múi theo thứ tự giảm dần: gần trong, xa trong, gần ngoài, xa ngoài

và xa

Trang 8

=> giao điểm 3 rãnh trên là hố giữa

+ Rãnh xa ngoài: Ngăn cách múi xa ngoài và múi xa

+ Hai rãnh ngoài cùng với rãnh trong tạo thành chữ Y ở phần trung tâm mặt nhai.+ Ngoài ra còn có nhiều rãnh phụ

Trang 9

Câu 3: Trình bày định nghĩa và 5 đặc điểm của Khớp cắn trung tâm?

Trả lời câu hỏi:

1 Định nghĩa:

Khớp cắn trung tâm là một vị trí có tiếp xúc giữa các răng của 2 hàm (là một vị trítương quan răng – răng) trong đó các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vịtrí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất

Khớp cắn trung tâm còn được gọi theo nhiều tên, phổ biến là lồng múi tối đa, vị trílồng múi

2 Đặc điểm của khớp cắn trung tâm:

* Các điểm chịu ở khớp cắn trung tâm:

Điểm chịu ở KCTT là những tiếp xúc giữa các múi chịu với các trũng hoặc gờ bêmcủa các răng hàm đối diện, khi các răng ở KCTT

* Phân loại múi chịu:

 Nhóm 1: Hàm dưới: gồm múi ngoài các răng hàm nhỏ và hàm lớn

 Nhóm 2: Hàm dưới, bờ cắn răng cửa và răng nanh

 Nhóm 3: Hàm trên, múi trong các răng hàm nhỏ và hàm lớn

* Khớp cắn trung tâm: Là vị trí tự nhiên cơ bản của bộ răng

KCTT là vị trí cuối cùng của vận động đóng mở hàm trong vận động nhai, ngáp, đôikhi ở động tác nuối và các vận động đóng hàm tự nhiên khác

* Khớp cắn trung tâm: là một tương quan răng – răng và diễn ra sự thay đổi trong

đời sống:

Do nhiều nguyên nhân sinh lý cũng như bệnh lý có thể làm ảnh hưởng hoặc làmthay đổi KCTT, nhưng ngược lại cũng có nhiều yếu tố góp phần làm ổn định KCTT

* Vấn đề KCTT trong nha khoa phục hồi:

 Trường hợp mất răng toàn phần: Những rối loạn về tâm lý, sự tự điều chỉnh

về chức năng, xuất hiện những rối loạn về cơ xương khớp

 Trường hợp mất răng toàn bộ: KCTT của những bộ răng tự nhiên không còn,người ta cần xác định kích thước dọc (dựa trên tư thế nghỉ) cũng như những

tổ hợp theo chiều ngang (dựa trên vị trí tương quan trung tâm) sao cho cơ thểchấp nhận được về mặt sinh học

Trang 10

Câu 4: Mô tả các răng quan hệ theo 3 hướng ở vị trí KCTT?

Trả lời câu hỏi:

1 Định nghĩa:

KCTT là một vị trí tiếp xúc giữa các răng của hai hàm (là một vị trí tương quanrăng – răng) trong đó các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vị trí đóngkhít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất

2 Mô tả quan hệ các răng theo 3 hướng ở vị trí KCTT:

* Trước – sau (gần – xa):

• Núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở giữa 2 núm ngoài gần

và giữa của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới

• Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới

• Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn dưới ở phía trước 1-2mm

* Ngang:

• Cung răng trên chùm ngoài cung răng dưới sao cho núm ngoài răng trên chùm

ra ngoài múi ngoài răng dưới

• Đỉnh núm ngoài răng số 6 hàm dưới tiếp xúc với răng rãnh giữa hai núm củarăng hàm nhỏ và răng hàm lớn hàm trên

• Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và ở mặt trước của khớpcắn

* Đứng:

• Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và lớn

• Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới hoặc chùm sâu 1-2 mm

• Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với mặtnhai của hai răng đối diện, trừ răng cửa hàm giữa hàm dưới và răng số 8 hàmtrên Đó là yếu tố cho sự ổn định các răng cửa của hai hàm

Câu 5: Trình bày nhận biết được các thành phần giải phẫu điện quang của một phim panorama và một số lỗi kỹ thuật thường gặp qua phim chụp Panorama?

Trả lời câu hỏi:

Phim panorama hay phim răng toàn cảnh là loại phim cho thấy hình ảnh toàn bộ 2 cungtăng cùng những cấu trúc xoang kế cận của XHT & cấu trúc XHD gồm cả khớp TDH

I Thành phần giải phẫu điện quang

1. Tiêu chuẩn 1 phim pano đúng:

- Đường giữa răng cửa hàm trên trùng đường giữa răng cửa dưới

- Đường nối liên tục giữa rìa cắn răng cửa trên có hình dáng 1 đường cười

- Xương móng 2 bên cân đối

- Xem được rõ nét 2 cung R, XHD và đáy xoang hàm

2. Phân vùng giải phẫu trên phim pano:

- Vùng răng và huyệt ổ răng

- Vùng XHT

- Vùng XHD

- Vùng khớp TDH

Trang 11

A. Xương hàm dưới

*Hình ảnh cản quang của xương hàm dưới trên phim pano:

1. Gai cằm: là 4 lồi xương nhỏ ở mặt trong XHD vùng cằm, có hình ảnh là 1 vòng cảnquang hình bánh rán ở chính đường giữa ngay dưới chóp chân răng cửa dưới

2. Gờ cằm: ở mặt ngoài XHD vùng cằm, là 2 đường cản quang nổi lên từ vùng rănghàm nhỏ chạy lên vùng cằm

3. Gờ chéo ngoài: liên tục bờ trước cành lên XHD chạy xuống dưới và ra trước ở mặtngoài XHD, có hình ảnh cản quang với độ rộng khác nhau chạy qua vùng răng hàmlớn dưới

4. Gờ chéo trong: chạy song song và nằm dưới gờ chéo ngoài

5. Bờ dưới XHD: là một lớp vỏ xương đặc

6. Lồi cầu, mỏm vẹt, khuyết sigma

7. Gòc hàm dưới

8. Gai spix

*Hình ảnh thấu quang của XHD:

1. Lỗ trong cằm: là một lỗ nhỏ nằm giữa các gai cằm

2. Lỗ cằm: nằm gần chóp các răng hàm nhỏ

3. Hố tuyến dưới hàm: vùng ngay dưới gờ chéo trong và chân các răng hàm lớn

4. Lỗ ống răng dưới, ống răng dưới: viền lòng ống là 1 lớp xương đặc, thấy rõ ở vòngdưới chóp răng hàm lớn và răng hàm nhỏ

5. Hố cằm

B Xương hàm trên:

* Hình ảnh cản quang của XHT: xương chân bướm, gai bướm, bờ ngoài ổ mắt, bờ dưới ổ

mắt, vách ngăn mũi, xương xoăn mũi dưới, vòm miệng cứng

1. Gai mũi trước: hình chữ V nằm ở sàn mũi trên đường giữa, bên tren có hình ảnhvách ngăn mũi chia lỗ mũi ra 2 bên trái phải

2. Hình chữ Y: là mốc giải phẫu quan trọng ở vùng răng nanh và răng hàm nhỏ, tạo nênbởi sự giao cắt thành hốc mũi và xoang hàm

3. Sàn hay bờ dưới xoang hàm: hình ảnh đường xương mỏng đặc

4. Hình ảnh vách ngăn xoang chia xoang hàm thành nhiều buồng

5. Mỏm gò má XHT: hình chữ u, nằm ở vùng phía trên chân răng 6,7 hàm trên

Trang 12

3. Hình ảnh dây chằng quanh răng: hình ảnh thấu quang dạng đường đen mảnh chạyliên tục bên ngoài chân răng

4. Hình ảnh của lá cứng XOR: đường viền trắng mảnh chạy quanh sát và liên tụcđường viền đen của dây chằng quanh răng

5. Hình ảnh các bè xương đặc đan xen xung quanh hình ảnh lá cứng

6. Hình ảnh tổ chức quanh uống: tuỳ thuộc từng vùng răng, đối tượng và giai đoạnphát triển

Ngoài các hình ảnh trên còn có hình ảnh: xương khẩu cái, xương móng, đốt sống cổ,xương gò má, cung tiếp

*Vùng khớp TDH:

Lồi khớp xương thái dương, lồi củ xht, lồi cầu xhd, dái tai, lỗ ống tai ngoài, mỏm trâm,mỏm chũm, vòm miệng mềm, lưỡi gà, thành sau họng; khoang lưỡi hầu, mũi hầu, vòmmiệng lưỡi

II Những lỗi kỹ thuật thường gặp

1 Bệnh nhân được đặt quá về phía trước – quá gần phim (cắn quá sâu) => hình ảnh ở vùngrăng cửa bị mờ và thu nhỏ, đặc biệt là thu nhỏ về chiều ngang

2 Bệnh nhân được đặt quá nhiều về phía sau – quá gần về phía nguồn tia ( cắn quá nông)

=> hình ảnh vùng răng cửa bị mờ và phóng đại

3 Đỉnh cằm đặt quá thấp hay mặt cúi quá

- Vùng răng cửa trên và răng cửa dưới nằm ngoài máng tiêu điểm => hình ảnh bị mờ

- Răng hàm trên đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm dưới bị mờ và phóng đại

- Răng hàm dưới đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm trên bị mờ và thu nhỏ

- Bờ nền xương hàm tạo nên hình chữ V

4 Đỉnh cằm đặt quá cao hay mặt ngửa quá

- Nền mũi và vòm khẩu cái tạo nên hình ảnh một đường chồng bóng lên các cuốngrăng hàm trên

- Vùng răng cửa trên và răng cửa dưới nằm ngoài máng tiêu điểm => hình ảnh bị mờ

- Răng hàm dưới đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm trên bị mờ và phóng đại

- Răng hàm trên đặt đúng máng tiêu điểm => răng hàm dưới bị mờ và thu nhỏ

- Bờ nền XHD nằm ngang

5 Đầu bệnh nhân bị xoay

Răng bên gần phim hơn => hình ảnh bị thu nhỏ, bên kia => bị phóng đại

6 Bệnh nhân không đặt đúng vị trí lưỡi lên vòm miệng tạo hình ảnh thấu quang hình lưỡiliềm nằm trên các cuống răng hàm trên và ngay dưới vòm miệng cứng 2 bên

7 Bệnh nhân không bất động trong lúc chụp phim

8 Bệnh nhân quên tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ

Một số lỗi khác:

- Thao tác lắp phim sai

- Để lại mảnh giấy hoặc sợi vải trên màn tăng sáng

- Không đưa phim về vị trí xuất phát

- Vết dính hoá chất

- Tia quá già hoặc non …v….v…

Trang 13

Câu 6: Trình bày chẩn đoán hình ảnh của phim Blondeau?

Trả lời câu hỏi:

I - Đại cương:

1, Mục đích:

- Phim Blondeau thuộc phim khảo sát vùng hàm trên gò má

- Bộc lộ rõ hầu hết các cấu trúc mặt, trong đó thăm khám tốt các thành phần như:Phần trước của xương hàm trên, xoang hàm hai bên, khối xương gò má cung tiếp, xươnghàm dưới vùng cằm, xoang trán, hốc mũi, hốc mắt và 1 phần xoang sàng

2, Tư thế chụp:

- Bệnh nhân nằm sấp, ngực lót đệm cao, đầu mũi và cằm áp sát phim, trục nối hai lỗtai song song với mặt phẳng phim

3, Tia trung tâm:

- Chiếu vào điểm giữa, trên ụ chẩm ngoài 12-14cm, chếch xuống phía dưới chân, đi

ra cửa mũi trước và vào chính giữa phim

- Khoảng cách bia – phim là 0,9 m

II - Hình ảnh bình thường:

- Hốc mũi có khoảng sáng của khe hở rõ

- Các xoang hàm xoang bướm xoang trán sáng đều và các thành xương rõ

- Thấy rõ thân xương gò má, cung tiếp gò má, mỏm trán xương gò má

- Thấy rõ mỏm vẹt, cành lên, lồi cầu, bờ nền xương hàm dưới, cành nhỏ xươngbướm, xoang bướm

Câu 7: Hình ảnh bình thường của phim cận chóp?

Trả lời câu hỏi:

I Mục đích: Phim cận chóp được dùng để khảo sát răng, dây chằng quanh răng và

xương ổ răng Loại này có 4 kích cỡ được sản xuất (số 0,1,2,3); số càng lớn thì kích thướcphim càng lớn

II Xương hàm dưới:

a Hình ảnh cản quang của xương hàm dưới trên phim:

Trang 14

4. Ống răng dưới: viền lòng ống là 1 lớp xương đặc, thấy rõ ở vòng dưới chóp rănghàm lớn và răng hàm nhỏ

3. Sàn hay bờ dưới xoang hàm: hình ảnh đường xương mỏng đặc

4. Hình ảnh vách ngăn xoang chia xoang hàm thành nhiều buồng

5. Lồi củ XHT: Là phần tận cùng XOR hàm trên

d Hình ảnh thấu quang XHT:

1. Đường khớp giữa vòm miệng: Nằm giữa 2 răng cửa giữa trên

2. Lỗ răng cửa hay lỗ khẩu cái trước: Lỗ hình trìn hoặc bầu dục, nằm giữa 2 chóp răngcửa giữa trên

3. Hốc mũi: Nằm trên vùng răng trước

4. Xoang hàm: Nằm vùng trên các răng hàm

5. Hố nanh: vùng thấu quang ở phía ngoài chân răng nanh

e Hình ảnh răng và nha chu:

1. Mô răng: Men răng, ngà răng và cement là 3 tổ chức cản quang với mức độ khácnhau Tuỷ răng có tuỷ buồng và tuỷ chân, ở cuối có lỗ chóp

2. Có thể thấy hình ảnh chân răng sữa bị tiêu và mầm răng vĩnh viễn ở dưới

3. Hình ảnh dây chằng quanh răng: Hình ảnh thấu quanh dạng đường đen mảnh chạyliên tục bên ngoài chân răng

4. Hình ảnh của lá cứng XOR: Đường viền trắng mảnh chạy quanh sát và liên tụcđường viên đen của dây chằng quanh răng

5. Hình ảnh các bè xương đặc đan xen xung quanh hình ảnh lá cứng

6. Hình ảnh tổ chức quanh cuống tuỳ thuộc từng vùng răng, đối tượng và giai đoạnphái triển

Trang 15

Câu 8: Mô tả giải phẫu xương hàm dưới?

Trả lời câu hỏi:

I Đại cương:

Xương hàm mặt có 14 xương chia làm hai tầng:

- Tầng giữa mặt gồm 13 xương: 2 xương hàm trên, 2 xương xoăn dưới, 2 xương gò

má, 2 xương khẩu cái, 2 xương mũi, 2 xương lệ và 1 xương lá mía

- Xương hàm dưới: có một xương

II Giải phẫu xương hàm dưới:

*Đặc điểm: Là một xương đặc di động nhiều cơ bám theo hướng khác nhau So với

xương hàm trên thì xương hàm dưới có ít mạch máu nuôi dưỡng hơn Xương hàm dưới có

1 thân xương, hai phần bên là ngành lên xương hàm dưới (quai hàm)

a, Có 1 thân xương:

Hình dạng: Cong hình móng ngựa,

Gồm có hai mặt và hai bờ:

- Mặt ngoài: + Ở giữa: Lồi cằm

+ Hai bên: Đường chéo và lỗ cằm để -> mạch máu và thần kinh đi qua

- Mặt trong: + Ở giữa: 4 gai cằm

o 2 gai trên: Cơ cằm lưỡi bám

o 2 gai dưới: Cơ cằm móng bám

- Bờ trên: Có nhiều lỗ huyệt răng dưới

- Bờ dưới: Ở giữa có hai hố cơ nhị thân

Chỗ ngành hàm liên tiếp với thân hàm có 1 rãnh nhỏ để động mạch mặt đi qua

b, Ngành lên xương hàm dưới (quai hàm)

 Hình dạng: Hình vuông

 Gồm 2 mặt và 4 bờ:

- Mặt ngoài: Có gờ cho cơ cắn bám

- Mặt trong: Có lỗ răng dưới (lỗ hàm dưới) thông với ống hàm dưới để mạch máthầnkinh răng dưới đi qua, phía trước lỗ có gai spix là 1 mảnh xương hình tam giác, là mốc đểgây tê trong nhổ răng

- Bờ trên: Lõm là hõm sigma (khuyết hàm dưới), phía trước khuyết là mỏm vẹt, phíasau khuyết là mỏm lồi cầu gồm có chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới Chỏm hình bầu dục

Trang 16

Câu 9: Trình bày đặc điểm của các cơ bám da mặt?

Trả lời câu hỏi:

1 Đặc tính chung của cơ bám da mặt:

- Bám da, khi co làm nhăn da, biểu lộ tình cảm, nếp nhăn thẳng góc thớ cơ

- Thần kinh chi phối là thần kinh VII, khi liệt bị kéo về bên lành

- Nằm xung quanh mắt, mũi, miệng

2 Cơ bám da ở mắt:

- Cơ trán: Nguyên uỷ: Đường cong chẩm trên

Bám tận: da cung màyKhi co tạo nếp nhăn ngang ở trán làm khuôn mặt có nhiều nét khác nhau, biểu lộbình tĩnh, sợ hãi

- Cơ vòng mi: là cơ nhỉ, đi từ đầu trong cung mày ra phía ngoài, bám da ở giữa cungmày

3 Cơ bám da ở mũi

- Cơ tháp: Nguyên uỷ: sống mũi

Bám tận: da ở giữa cung mày

- Cơ ngang mũi: Nguyên uỷ: Giữa sống mũi

Để nâng môi trên cần có 4 cơ nhỏ, gọi là cơ tứ giác môi trên

`- Cơ nguyên uỷ ở gò má:

+ Cơ nâng cánh mũi và môi trên:

• Đường đi: Chạy dọc theo rãnh mũi má, đi từ cành lên xương hàm trên

• Bám tận: Bám da cánh mũi và môi trên

• Vận động: Khi co -> kéo cánh mũi và môi lên trên

+ Cơ chính môi trên: Nằm sâu hơn cơ nâng môi trên, tác dụng như nhau, bám 1/3ngoài môi trên

+ Cơ nanh:

• Đường đi: Đi từ hố nanh đến mép và môi trên

• Bám tận: Bám 1/3 ngoài môi trên

• Vận động: Khi co -> kéo mép lên trên để hở răng nanh

+ Cơ gò má to:

• Bám tận: Da mép môi

• Vận động: Khi co -> kéo mép lên trên và ra ngoài

+ Cơ gò má bé: Phía trong cơ gò má to, đi từ gò má tới môi trên, tác dụng như cơ gò

má to

- Cơ cười:

• Đi từ hố nanh đến mép môi, chia nhiều sợi nhỏ nên khó phẫu tích

• Vài bó cơ cười đi từ da đến mép môi -> có núm đồng tiền

Trang 17

- Cơ môi dưới có 3 cơ:

+ Cơ tam giác môi: Tương ứng với 4 cơ nâng môi ở môi trên

• Đi từ xương hàm dưới đến 1/3 ngoài môi dưới

• Kéo môi xuống biểu lộ tình cảm

Trang 18

Câu 10: Mô tả dây thần kinh số VII?

Trả lời câu hỏi:

+ Chức năng phó giao cảm: Tiết nước bọt và nước mắt

- Phần cảm giác và phó giao cảm còn gọi là TK trung gian Wrisberg (VII’)

2 Mô tả:

- Đường đi: Xuất phát từ cầu não chui vào ống tai trong, qua càu fallope tới lỗ châmchũm ra ngoài sọ, vào tuyến mang tai, đi giữa hai thuỳ của tuyến rồi phân ra các nhánh tận.( Cầu não -> Ống tai trong -> cầu fallope -> lỗ châm chũm -> lỗ mang tai -> các nhánhtận)

- Không kể các nhánh ở đoạn đi trong xương đá, khi TK thoát ra ngoài lỗ châmchũm (đoạn ngoại đá) nó có 3 nhánh bên

(I) Nhánh nối với dây IX là quai Haller hoặc (khi quai Haller) không có là nhánhlưỡi của dây VII phân phối cảm giác cho bờ ngoài của dây lưỡi; vận động cơ châm lưỡi và

cơ khẩu cái lưỡi

(II) Nhánh tai sau

(III) Dây của thân sau cơ nhị thân và cơ trâm móng:

Có 2 nhánh:

- Nhánh trên hay thái dương mặt:

+ Gồm các sợi vận động cho các cơ bám da ở trên đường ngang qua 2 mép miệng+ Trong nhánh này có sợi vận động cho 3 cơ: cơ trán, cơ mày, cơ vòng mi

+ Sợi vận động của cơ này không nguyên uỷ với các sợi vận động cơ bám da, mặtkhác nên khi tổn thương ở trung ương (liệt trung ương), bệnh nhân vẫn nhắm mắt được

Trái lại, khi tổn thượng ở ngoại biên (liệt ngoại biên), bệnh nhân không nhắm đượcmăt

- Nhánh dưới hay nhánh cổ mặt: gồm sợi vận động các cơ bám da cổ và các cơ dưới đườngngang qua 2 mép môi

Trang 19

Câu 11: Mô tả dụng cụ sửa soạn ống tuỷ?

Trả lời câu hỏi:

1. Dụng cụ tạo hình ống tuỷ cầm tay:

a. Các loại trâm lấy tuỷ:

- Đàn hồi, thường nhọn và thuôn, có nhiều cỡ

- Dùng lấy tuỷ hoặc chất khác trong buồng tuỷ hay ống tuỷ

- Cách sử dụng: trong TH cần lấy tuỷ sống

o Đưa trâm gai đã được chọn vào tới 2/3 chiều dài ống tuỷ rồi quay 180 độ rồirút ra

o Vị trí của trâm gai đúng: trâm gai không nên đi tới 1/3 chóp của ống tuỷ

b. Các cây nong dũa cầm tay:

Các cây trâm để sửa soạn ống tuỷ gồm: Reamer, trâm K, trâm H

Các dụng cụ được chuẩn hoá:

o Về chiều dài với 4 loại: 21; 25; 28; 31mm

o Diện cắt ngang hình vuông; góc cắt 90 độ; số vòng xoắn gấp 2 lần cây dũa H

o Trâm loại K: gồm nhiều vòng xoắn liên tiếp nhau Có 2 loại: nạo K, trâm K.Nạo K có tiết diện tam giác có số vòng xoắn ít trong khi dũa K tiết diệnvuông số vòng xoắn nhiều

- Trâm H và Reamer: có kích cỡ được đánh số từ 08 – 140; diện cắt hình tam giác;góc cắt 60 độ

- Hiện nay trâm K được cải tiến từ tiết diện vuông thành tiết diện hình tam giác hoặchình thoi nên chúng mềm dẻo hơn, nhất là cây dũa số lớn

- 1 số loại được thay đổi góc cắt như: unifie, trâm flexe, helifile Các dụng cụ này cònđược chế tạo bằng vật liệu có đặc tính dẻo

- Ngoài ra còn 1 số loại đặc biệt không có tác dụng cắt như dũa flex-R, Rispi rất hiệuquả trong sửa soạn ống tuỷ

Trang 20

- Loại dụng cụ này nếu không kiểm soát lực dễ bị gãy hoặc xuyên thủng ống tuỷ

d. Dụng cụ tạo hình bằng máy chuyên biệt:

- Trâm xoay NT:

o Được chế tạo bằng Nickel – titanium nên dẻo và đàn hồi tốt

o Trâm có thể uống cong theo chiều cong lượn của ống tuỷ

o Có khả năng hoạt động xoay liên tục và tốc độc 150-300 vòng/phút

o Các loại trâm đều có đặc điểm: đầu tù dựa vào góc xoay sâu của góc cắtxuống có thể chia làm 3 loại:

 Loại 1: thụ động, diện cắt chữ U đầu tù, không có tác dụng xoay thủng

 Loại 2: bán hoạt động, có diện cắt hình tam giác, lõm 2 cạnh bên, có tác dụng xoaythủng

 Loại 3: loại hoạt động, có diện cắt tam giác, có tác dụng xoay thủng sâu, xuốngmạnh

- 1 số loại dụng cụ chạy bằng máy khác:

o Profile:

 Bờ cắt phẳng không có tác dụng cắt

 Có số từ 1-6

 Profile 06: có số từ 15-40 Tác dụng để sửa soạn 1/3 giữa ống tuỷ

 Profile 04: cố số từ 15-90 Tác dụng sửa soạn 1/3 phần chóp của ống tuỷ

 Đầu trâm không cắt, trâm dẻo nên trượt được trên thành ống tuỷ

 Có 6 cây: 3 cây tạo hình: SX; S1; S2 3 cây hoàn tất: F1; F2; F3

- Trâm xoay NT K3:

o Là loại trâm thế hệ thứ 3 của hãng KERR

o Có góc cắt hình xoắn ốc tăng từ chóp đến cán

o Mũi trâm không cắt độ thuôn không đổi có 3 độ thuôn 0,2; 0,4; 0,6

e. Tạo hình ống tuỷ bằng máy siêu âm:

- Các đầu làm việc được tạo hình ống tuỷ bởi sự rung của máy siêu âm

f. Thước đo nội nha

g. Dụng cụ bơm rửa ống tuỷ:

- Kim bơm rửa: Nhiều cỡ dài, ngắn, cong; có nhiều loại đường kính ống dẫn

- Bơm chứa dung dịch bơm rửa: Bơm nhựa thông thường

- Dung máy rung bằng sóng siêu âm

Trang 21

Câu 12: Trình bày các loại GIC?

Trả lời câu hỏi:

1, Cement gắn:

Dùng để gắn mão, cầu, khẩu chỉnh hình… tỷ lệ bột/lỏng” 1,5:1 Mau cứng, sức đốikháng tốt đối với sự xâm nhập nước, có tính hàn kín các ống ngà răng làm giảm nhạy cảmsau khi gắn mão cầu Loại này gồm có Fuji Plus, Fuji ortho LC, Fuji

2, Cement trám:

2.1 Trám thẩm mỹ (restorative aesthetic): tỉ lệ bột/lỏng: 2,8/1 đến 6,8/1

- G.I.C hoá trùng hợp: có thời gian cứng kéo dài, mất nước và xâm nhập nước trong24h sau trám nên cần cô lập với môi trường miệng Loại này có:

+ Fuji II trám xoang III, xoang V, và xoang II trẻ em

+ Fuji IX thích hợp cho kỹ thuật trám răng không sang chấn A.R.T (AtraumaticRestorative Treatment)

+ Cervical cement dùng để trám bề mặt chân răng và cổ răng

- G.I.C quang trùng hợp: có sức đề kháng lập tức đối với xâm nhập nước hoặc mấtnước nên không cần cô lập với môi trường miệng

Loại này có Fuji II LC có phối hợp resin dùng trám xoang III, V, xoang II trẻ em,trám lót

2.2 Trám chịu lực (Restorative Reinforced): tỉ lệ bột/lỏng = 3/1 đến 4/1 Mau cứng,

kháng xâm nhập nước nên có thể kết thúc và làm nhẵn ngay, có thể bị khử nước liên tụctrong 2 tuần Loại này có:

- Fuji IX GP được cải tiến để chịu lực, có thể trám các răng sau vĩnh viễn (trừ xoangII), tái tạo cùi răng

- Vitremer tri-cure của hãng 3M

Trang 22

HỌC PHẦN CHỮA RĂNG - NỘI NHA:

Câu 13: Định nghĩa, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán bệnh sâu răng?

Trả lời câu hỏi:

I - Định nghĩa: Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hoá đặc trưng bởi

sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của tổ chức cứng

II – Triệu chứng lâm sàng:

Sâu răng chia lại làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Chưa hình thành lỗ sâu

- Giai đoạn sau: Đã hình thành lỗ sâu

1 Giai đoạn đầu: Chưa hình thành lỗ sâu

• Thăm khám bằng mắt: Thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vệt trắng

+ Các vệt chỉ nhìn thấy sau khi thổi khô: Tổn thương có khả năng hồi phục bẳng điềutrị tái khoáng hoá

+ Những vệt trắng nhìn thấy ngay ở trạng thái ướt: Khả năng hồi phục thấp

• Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán trong tổn thương sớm:

(1) Phim cánh cắn

(2) ERM

(3) Lazer huỳnh quang

(4) Ánh sáng xuyên sợi

(5) Phát hiện sớm sâu răng nhờ khả năng phát huỳnh quang tự nhiên

2 Giai đoạn sau: Đã hình thành lỗ sâu

• Cơ năng:

- Có thể có hội chứng ngà: Ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, hết kích thích hết êbuốt

- Có thể gặp sâu răng ở giai đoạn ổn định:

 Đáy sâu cứng lòng chảo

 Dạng tiến triển: Màu vàng vàng, nhiều ngà mủn, ê buốt

 Dạng ngừng tiến triển: Màu đen, cứng, không ê buốt

• X-quang:

- Có giá trị nhất là phim cánh cắn

- Trên phim: Dấu hiệu mất cản quang mặt bên và/ hoặc mặt nhai, cho phép chẩnđoán có sự huỷ khoáng, chứ không chẩn đoán được lớp bề mặt đó bị phá huỷ vàhình thành lỗ sâu ( Trừ khi tổn thương phá huỷ rộng)

Trang 23

3 Trường hợp khó chẩn đoán:

• Lỗ sâu hố rãnh: Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Đáy rãnh mềm

- Men răng đục xung quanh hố răng

- Ngà mềm bong ra khi thăm khám

• Lỗ sâu mặt bên:

- Chụp phim cánh cắn là phương pháp phát hiện sớm nhất

- Nếu sự huỷ khoáng dưới bề mặt lan rộng đến ngà răng làm cho ngà đổi màu, có thểnhìn thấy phần đổi màu từ mặt nhai, mặt trong, mặt ngoài

• Lỗ sâu chân răng:

- Thường gặp ở người già do bệnh nha chu, chân răng bị lộ

- Bề mặt lỗ sâu đổi màu, đáy cứng ngừng tiến triển hoặc đáy mềm ít đổi màu

III - Chẩn đoán sâu răng:

+ Cận lâm sàng: Thử tuỷ (+) với đáp ứng bình thường

2 Chẩn đoán phân biệt:

- Phân biệt tổn thương sâu răng sớm với các bệnh:

+ Bệnh nhiễm fluor:

 Các chấm thường nhẵn

 Xuất hiện nhiều ở mặt ngoài tất cả các răng

+ Bệnh sinh men bất toàn

 Vị trí: Định núm rìa cắn, mặt ngoài răng

 Thường lan theo chiều rộng hơn, có tính chất từng lớp

 Gặp ở nhóm răng có cùng thời gian hình thành

- Phân biệt tổn thương sâu ngà với các bệnh:

+ Tiêu thân răng: Gặp ở cổ răng, có hình nhị diện, rất nhẵn và bóng

+ Mòn mặt nhai: Gặp ở người lớn tuổi, đáy cứng và nhẵn

Trang 24

Câu 14: Trình bày bệnh căn của sâu răng?

Trả lời câu hỏi:

I - Định nghĩa: Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hoá đặc trưng bởi

sợ huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của tổ chức cứng

II – Bệnh căn sâu răng:

1 Vi khuẩn:

- Các chất đường từ thức ăn -> khuếch tán vào mảng bám -> vi khuẩn chuyển hoá thànhacid: Acid này có vai trò quan trọng trong gây sâu răng

- Cơ chế khuếch tán và chuyển hoá đường:

+ Sau 10p ăn đường, pH của mảng bám giảm xuống 2

+ Sau 30-60p: pH của mảng bám trở về ban đầu do:

• Sự khuếch tán đường và acid mảng bám ra môi trường miệng

• Là sự khuếch tán của ion chất đệm từ nước bọt vào mảng bám

=> Nếu pH giới hạn của mảng bám < 5,5 -> Xảy ra hiện tượng mất khoáng hoá menrăng

- Một số vi khuẩn có khả năng gây bệnh trong mảng bám Streptococus Mutans,Actinomyces, Lacto Bacillus

2 Carbonhydrat (CH)

- Sự lên men đường có vai trò quan trọng trong gây bệnh sâu răng các carbonhydrat khácnhau có đặc tính gây sâu răng khác

- Đường trong thức ăn có 2 loại : + Đường nội sinh: trong quả, rau

+ Đường ngoại sinh: Đường, sữa ( đường này khả nănggây bênh cao hơn)

- Sự liên quan giữa chế độ ăn đường và tỉ lệ sâu răng phụ thuộc:

+ Cách thức – ăn đường

+ Tần suất

- Nguy cơ sâu răng cao ở người: + Ăn đường giữa các bữa ăn

+ Ăn các loại đường trên bề mặt răng

3 Răng:

- Men răng:

 Không hoà tan men tỉ lệ nghịch [flour] or men

 [flour] trong cấu trúc men răng > [flour] trong nước bọt

=> Giảm huỷ khoáng/ Tăng tái khoáng men răng

 Men răng thiểu sản, men răng kém khoáng hoá ảnh hưởng tới tiến triển củasâu răng, không làm tăng tỉ lệ tổn thương

Trang 25

• Nước bọt: Có vai trò quan trọng trong bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng nhờcác yếu tố sau:

- Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của mảng bám => Loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn sót lại +

Vi khuẩn gây sâu răng

- Cung cấp ion Ca2+ , PO43- và F để tái khoáng hoá men Răng, các bicarbonat tham gia quátrình đệm

- Tạo một lớp màng mỏng có vai trò như 1 hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ cao

- Cung cấp kháng thể: IgG, IgM kháng lại vi khuẩn

• Chế độ ăn:

- Chứa nhiều Phosphat: làm giảm tỉ lệ sâu răng

- Tăng chất béo trong khẩu phần ăn: Giảm tác động của tác nhân gây sâu răng

- Ăn nhiều đường/ ăn vặt giữa các bữa: Tăng nguy cơ sâu răng

- Các thói quen

- Ăn trước khi ngủ, cho bú bình, bú trong khi ngủ

=> Tăng tỉ lệ sâu răng

• Chỉnh hình:

- Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, trám răng không đúng cách => Tăng lưu giữ thức

ăn và mảng bám => Tăng nguy cơ sâu răng

• Di truyền:

- Hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ nhạy cảm vi khuẩn

• Miễn dịch với sâu răng

- Bệnh sâu răng ở người có liên quan tới sự hình thành kháng thể kháng S Mutans trongnước bọt + huyết thanh

Tính miễn dịch này ít hiệu quả

Câu 15: Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị viêm tuỷ răng có hồi phục?

Trả lời câu hỏi:

1 Định nghĩa: Là giai đoạn xung huyết tuỷ: Do tăng khối lượng tuần hoàn ở tuỷ

Trang 26

- Răng không đổi màu

 Sờ: Không lung lay trừ chấn thương, nha chu

 Gõ: Không đau (có trường hợp thì gõ ngang đau nhẹ

 Thử tuỷ: + Thử lạnh (+) Bệnh nhân buốt sau khi hết kích thích

+ Thử điện: Ngưỡng kích thích <2-6microA cũng đáp ứng

• XQuang: Vùng quanh cuống bình thường

3 Chẩn đoán:

• Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng lâm sàng

• Chẩn đoán phân biệt: + Sâu ngà sâu

+ Viêm tuỷ không hồi phục

 Triệu chứng cơ năng rõ nét + dữ dội:

- Đau tự nhiên, thành cơn, cơn dài từ 15-20p, khoảng cách cơ ngắn, lan lên đầu, nửamặt cùng bên

- Gõ ngang đau hơn gõ dọc, thử lạnh (+)

- Lỗ sâu lớn sát tuỷ, tiến triển, điểm hở tuỷ

4 Điều trị:

Trước khi điều trị phải tiến hành loại trừ các kích thích (Mở hết diện tổn thương, lấy sạch

tổ chức bệnh lý, thức ăn) tạo điều kiện cho tuỷ răng hồi phục

*Lưu ý: Khi tạo lỗ hàn, lúc khoan, khi trắm, sát khuẩn không làm tổn thương tới tuỷ.

- Sát khuẩn lỗ sâu

- Chụp tuỷ bằng Ca(OH)2, biodentin, MTA

- Hàn: GIC/Composite

- Theo dõi: Tr/ch cơ năng

Thử nghiệm tuỷ trong vòng 1 – 3 tháng

Trang 27

Câu 16: Trình bày lâm sàng, chẩn đoán, điều trị viêm tuỷ cấp?

Trả lời câu hỏi:

+ Đau theo nhịp mạch đập, lan lên nửa đầu, đôi khi khó xác định điểm đau

+ Đau dữ dội khiến bệnh nhân khó chịu, không ăn ngủ được, có thể lan tới các răngkhác

+ Đau nhiều về đêm, tăng khi có kích thước hoặc tư thế dốc đầu

• Thực thể:

a Nhìn:

 Răng có thể có lỗ sâu lớn và sâu, đôi khi làm sạch tổ chức ngà mủn, thức ăn

có thể thấy ánh hồng hoặc tuỷ qua lớp ngà mủn or hở tuỷ

 Nếu không có tổn thương sâu răng, tìm tổn thương tổ chức cứng… như lõmhình chêm/mòn răng

 Có thể có các vết rạn nứt răng

 Nếu không có các tổn thương trên tìm các dấu hiệu của viêm quanh răng, các

lỗ sâu tại mặt bên

b Gõ: Gõ ngang đau hơn gõ dọc

 Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng lâm sàng

 Chẩn đoán phân biệt:

Trang 28

+ Viêm tuỷ có hồi phục:

 Cơ năng: Cơn đau ngắn, 1-3p, khoảng cách xa

 Tổn thương răng: nhỏ, nông

4 Điều trị:

*Bảo tồn: Lấy tuỷ, nong duỹ, làm sạch, hàn ống tuỷ

Nguyên tắc: + Vô trùng

+ Làm sạch và tạo hình ống tuỷ+ Hàn kín hệ thống ổng tuỷ theo 3 chiều không gian

*Nhổ bỏ:

- Răng nứt ngang chân răng

- Gãy chân răng dưới lợi nhiều

- Không có điều kiện điều trị nội nha

Trang 29

Câu 17: Trình bày nguyên nhân của bệnh viêm quanh cuống răng?

+ Enzym tiêu pro, phosphatare acid…

+ Prosta, interlekin 6: tiêu xương, hoại tử gây biến chứng viêmquang cuống

 Do viêm quanh răng:

Vi khuẩn từ tổ chức quanh răng vào vùng cuống răng (viêm tuỷ ngược dòng)

- Do sang chấn:

 Cấp tính: Sang chấn mạnh, lực tác động lên răng gây đứt mạch máu cuống răng -> Tuỷ viêm mô mạch -> Sự xâm nhập thứ phát của vi khuẩn -> Viêm quanh cuốngcấp

 Mạn tính: Sang chấn nhẹ, liên tục:

+ sai khớp cắn, núm phụ+ Tật nghiến răng

+ Thói quen cắn chỉ, cắn đinh

- Do sai sót trong điều trị tuỷ:

 Lấy tuỷ và làm sạch: Đẩy vi khuẩn ra vùng cuống răng

 Dùng thuốc sát khuẩn gây kích thích cuống

 Trám quá chóp -> tạo vị trí lưu vi khuẩn

 Chất trám thừa, chụp quá cao gây sang chấn khớp cắn

Trong quá trình nong dũa:

- Tắc ống tuỷ do cơ học Gãy dụng cụ, nút ngà mùn

- Lạc đường -> thủng ống tuỷ, xé rộng hoặc xuống quá cuống

- Đẩy các chất vào vùng cuống răng

Trang 30

Câu 18: Mô tả triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, điều trị viêm quanh cuống cấp?

1 Định nghĩa:

Viêm quanh cuống là bệnh lý tiếp theo của viêm tuỷ Viêm quang cuống cũng có thể dođường dây chằng tới

2.Lâm sàng:

• Toàn thân: - Mệt mỏi, khó chịu

- Dấu hiệu nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi bẩn, sốt cao >= 38oC

Mô hạch dưới hàm/ dưới cằm

• Cơ năng:

- Đau nhức răng: + Tự nhiên, liên tục, dữ dội, lan lên nửa đầu

+ Tăng khi ăn nhai, ít đáp ứng thuốc

+ Nhìn: _Răng có thể đổi màu hoặc không đổi màu

_Răng có thể có lỗ sâu, vết nứt, tổn thương khác

_Ngách lợi tươg ứng vùng cuống R tổn thương: sưng, nề, đỏ, ấn đau

+ Sờ: Răng lung lay độ 2-3

+ Gõ: gõ dọc răng đau dữ dội hơn gõ ngang

+ Thử tuỷ: _Thử điện (-)

_Thử nhiệt (-)

Do tuỷ đã hoại tử Trừ trường hợp sang chấn cấp tuỷ vẫn sống

• XQuang: + Dây chằng quanh cuống răng giãn

+ Mờ vùng cuống răng, ranh giới không rõ

3 Chẩn đoán:

- Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng + XQuang

- Chẩn đoán phân biệt: Viêm tuỷ cấp

- Không dấu hiệu toàn thân

- Đau tự nhiên, thành cơn, kéo dài, khoảng

cách cơn ngắn, đau nhiều về đêm

- Răng lung lay (-)

- Răng chồi cao (-)

- Thử tuỷ (+)

- Xquang: bình thường

- Mệt mỏi, sốt cao, phản ứng vùng

- Đau tự nhiên, liên tục, dữ dội

- Răng lung lay (+)

- Răng chồi cao (+)

- Thử tuỷ (-)

- Xquang: Dây chằng giãn rộng

4 Điều trị:

Trang 31

 Nguyên tắc điều trị:

+ Lấy sạch toàn bộ tổ chức nhiễm khuẩn và hoại tử trong ống tuỷ

+ Dẫn lưu tốt mô nêm vùng cuống

+ Trám bít kín hệ thống ống tuỷ, tạo điều kiện mô cuống hồi phục

+ Chỉ định phẫu thuật cắt cuống khi điều trị nội nha không hiệu quả

 ĐIều trị cụ thể:

*Ban đầu:

- Tháo trống

- Dùng kháng sinh chống vi khuẩn yếm khí từ 5-7 ngày như rodogyl, rovamycin

- Giảm đau, chống viêm, giảm nề

*Điều trị nội nha sau đợt thuốc:

- Nguyên tắc: Vô trùng, làm sạch và tạo hình, trám bít theo 3 chiều không gian

- Phương pháp:

 Làm sạch và tạo hình

 Đặt Ca(OH)2

 Hàn kín

 Phục hồi thân răng

*Điều trị phẫu thuật: Sau khi điều trị nội nha, tổn thương quanh cuống không hồi phục -> Phẫu thuật lấy đi toàn bộ lớp vỏ nang, có hoặc không cắt bỏ cuống và trám ngược

Trang 32

Câu 19: Mô tả đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị tiêu cổ răng hình chêm?

3.1 Điều trị nguyên nhân:

+ Những răng xoay trục => Kết hợp chỉnh nha để điều trị trục răng

+ Răng có điểm chạm sớm, chạm quá sức => cần mài chỉnh khớp cắn

Chỉnh khớp cắn cần ít nhất 2 loại giấy thử cắn:

+ Màu đỏ: Ghi tiếp xúc ở vị trí trung tâm

+ Màu xanh: Ghi tiếp xúc trong chuyển động trượt

A Mài chỉnh điểm chạm sớm ở tương quan trung tâm:

 Lau khô mặt nhai 2 cung răng (trên + dưới)

 Dùng sáp cắn mỏng đặt 2 bên vùng răng sau

=> Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện động tác đóng bản lề đến tiếp xúc đầu tiên trên đườngđóng bản lề

 Nếu có tiếp xúc sớm -> thủng sáp: Dùng bút đánh dấu trên răng chỗ sápthủng

 Quan sát các đặc điểm in dấu cắn của tiếp xúc răng ở vị trí tiếp xúc lui sau,ghi nhận và chỉnh tiếp xúc sớm

B Mài chỉnh điểm chạm quá mức ở lồng múi tối đa:

 Lau khô mặt nhai 2 cung R (Trái +phải) bằng bông

 Đặt giấy cắn vào giữa 2 cung răng sao cho: Đảm bảo phủ toàn bộ mặt nhai và

bờ cắn của cung răng

=> Cho bệnh nhân cắm lại và siết chặt răng Yêu cầu bệnh nhân cắn 2-3l

 Lấy giấy cắn và quan sát đặc điểm chịu ở lồng múi tối đa

+ Bình thường, ở LMTĐ, có sự tiếp xúc đều của các răng trên cung hàm

+ Khi dấu đậm hơn trên 1 cặp răng => là cản trở cắn khớp tại LMTĐ

 Có thể sử dụng silicon để ghi dấu đặc điểm chạm quá mức

+ Bơm silicon lên toàn bộ mặt nhai + rìa cắn răng dưới

+ Yêu cầu bệnh nhân cắm lại ở tư thế LMTĐ

+ Khi silicon trùng hợp, lấy ra và ghi nhận tiếp xúc

+ Kết quả: Lỗ thủng trên silicon là vùng chạm quá mức

C Mài chỉnh điểm cản trở cắn:

 Lau khô mặt nhai răng hai hàm trên + dưới

 Đặt giấy cắn xanh vào 2 bên cung răng

Trang 33

=> Yêu cầu bệnh nhân: Đưa hàm sang bên

Nhai trên giấy cắn -> Ghi lại các răng hướng dẫn vận động sang bên

=> Cho bệnh nhân cắn lại ở tư thế LMTĐ với giấy đỏ

Để xác định lại các điểm chịu lực ở tư thế LMTĐ (là những điểm cần tôn trọng)

 Dấu in cản trở bên làm việc thường ở `sườn gần múi hàm dưới của răng sau và bênkhông làm việc thường ở nội phần xa của múi chịu

 Khi cần: Có thể xác định sự hiện diện của cản trở sang bên bằng ngón tay đặt lên mặtngoài răng nghi ngờ

(*)Lưu ý khi mài chỉnh khớp cắn:

- Trước mài: Bệnh nhân được thông báo, giải thích cặn kẽ vì đây là 1 can thiệpkhông hoàn nguyên

- Sau mài: Răng cần được đánh sáng bóng

- Khi mài: Mũi khoan cần tạo 1 góc thích hợp với sườn nghiêng của múi răng đểlàm giảm bớt các sườn múi gây cản trở, nhưng không làm thay đổi hình dạng múi

- Mài theo thứ tự:

+ Mài múi hướng dẫn trước khi mài múi chịu

+ Mài sâu trũng răng đối trước khi mài múi chịu

+ Mài múi chịu răng trên trước, răng dưới sau

3.2 Điều trị phục hồi:

Trám phục hồi cổ răng bằng composite vi thể, có lực đàn hồi tốt để giảm xoắn vặn tại cổrăng

Trang 34

Câu 20: Đặc điểm, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng của thiểu sản men răng?

1 Định nghĩa: Thiểu sản men là hiện tượng sinh men bất toàn có đặc điểm đặc

trưng là số lượng men răng không bình thường nhưng chất lượng bình thường

2.Cơ chế bệnh sinh:

Thiểu sản men răng là hậu quả của sự rối loạn quá trình biệt hoá mô

Nguyên nhân: Sự khuyết hổng của lớp biểu mô men lớp trong

=> Thiếu hụt tế bào biệt hoá thành nguyên bào men => Các nguyên bào men sinh ra 1lượng khung pro bất thường Khung protein này nếu khoáng hoá hoàn chỉnh sẽ tạo menrăng có cấu trúc bình thường

3 Đặc điểm tổn thương:

+ Men răng mỏng, hình thái lâm sàng đa dạng

+ Men răng có thể nhẵn or gồ ghề:

 Bề mặt gồ ghề có các hố men, các rãnh, các nếp dọc, trong 1 số TH các vùngmen thiểu sản phân bố không đều các hố, rãnh thiểu sản có hiện tượng giảm

số lượng trụ men tạo các dải song song trên mặt răng

 Nếu bề mặt nhẵn, toàn bộ thân răng mỏng, men răng có tính chat như thuỷtinh, rìa cắn, đỉnh núm sắc nhọn

+ Men cứng nhưng mỏng hơn bình thường -> để lộ màu ngà răng

4 XQuang:

Men răng mỏng, độ cản quang của men răng bình thường

Câu 21: Trình bày chỉ định và chống chỉ định của tẩy trắng răng?

1.Đại cương: Cùng với xu hướng hội nhập, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tẩy

trắng răng ngày càng tăng Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy trắng Ngành nhakhoa tiếp tục nghiên cứu làm sao cho răng được tẩy trắng Ngành nha khoa tiếp tục nghiêncứu làm sao cho răng được tẩy trắng một cách an toàn, dễ thực hiện, giá cả phải chăng vàthời gian tẩy trắng nhanh chóng, giữ màu răng trắng sau khi tẩy trắng bền lâu

Vì vậy, nha sĩ phải lựa chọn trước hang loạt các sản phẩm, các phương pháp tẩytrắng trước hàng loạt yêu cầu của bệnh nhân Cần phải có sự hiểu biết sâu hơn về nguyênnhân và cơ chế nhiễm màu răng và điều trị như thế nào có hiệu quả cho bệnh nhân

2 Chỉ định:

- Nhiễm màu do tuổi

- Nhiễm màu di truyền bẩm sinh (màu xám)

- Nhiễm màu bệnh lý: Nhiễm tetracycline độ 1 và 2

Trang 35

- Các răng nứt vỡ

- Răng nhảy cảm

- Đang có bệnh nha chu

- Phụ nữ có thai và cho con bú

- Bị dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy trăng

- Các nhiễm màu với muối kim loại nặng

- Đang điều tra chỉnh nha

4 Những phản ứng phụ khi tẩy trắng răng:

- Tăng nhảy cảm ngà

- Bỏng

- Viêm lợi

- Tăng tiết nước bọt

- Thay đổi bề mặt men dẫn tới mất khoáng gây sâu răng

- Giảm tính bám dính tạm thời

Trang 36

Câu 22: Ưu nhược điểm, kỹ thuật tạo hình ống tuỷ theo phương pháp bước tiến (sử dụng trâm tay K, H và mũi Gate, glidden)?

A. Phương pháp bước tiến

- Được mô tả năm 1980, có thể xác định chính xác chiều dài làm việc sau khi đã tạohình được 2/3 trên của ống tuỷ

- Việc tạo hình được tiến hành: từ các mũi khoan/trâm số lớn → số nhỏ, từ thân R tới

lỗ chóp khi đạt được chiều dài mong muốn

B. Kỹ thuật

1. Sửa soạn ống tuỷ tới đoạn cong

- Dùng cây nong 35 đưa vào ống tuỷ cùng với chất làm trơn tới khi cây nong gặp sứccản của thành ống tuỷ

o Chụp XQ để kiểm tra lại, tìm ống tuỷ cong, kẹp tại điểm đó Đây là điểmdừng của dụng cụ và lối vào ống tuỷ sẽ được sửa soạn từ đoạn này trở lên

o Động tác trâm là động tác qua lại (như quả lắc đồng hồ) với biên độ từ 30 –

60 độ Xoay trâm sang phải và rút ra cho tới khi trâm 35 lỏng trong ống tuỷ ởchiều dài như vậy

- Dùng mũi Gates từ 1-2-3 tạo thuôn

- Việc bơm rửa được thực hiện thường xuyên

2. Chuẩn bị ống tuỷ tới đoạn cách chóp 3mm

Sau khi sửa soạn tới ống tuỷ đoạn cong, chụp XQ kiểm tra và xác định điểm cách chóp3mm

- Sử dụng nong 30 cùng chất bôi trơn vào ống tuỷ cho tới khi gặp sức cản → xoay 2vòng thụ động ( không cưỡng lại sức cản của thành ống tuỷ)

- Tiếp theo: sử dụng trâm 25, 20, 15 với các động tác như trên cho tới khi cách chóp3mm

- Bơm rửa thường xuyên sau mỗi lần thay dụng cụ

3. Sửa soạn vùng 1/3 chóp

Sau khi xong B2, chụp phim kiểm tra và đo chiều dài làm việc

- Lần lượt đi xuống với các cây trâm nhỏ dần cho đến hết chiều dài làm việc

- Sửa soạn phần chóp tới cây 25 thì dừng

- Bơm rửa thường xuyên

4. Hoàn thiện

Sau khi sửa soạn ống tuỷ tới chóp, dùng cây 25/30 làm nhẵn toàn bộ ống tuỷ → Ống tuỷthuôn đều từ miệng tới thắt chóp

Ưu điểm:

1. Hạn chế tối đa các mảnh vụn hoại tử bị đẩy ra lỗ chóp vào cuống

2. Tăng khả năng bơm rửa và lấy ngà mủn

3. Dụng cụ dễ dàng đi xuống cuống mà không bị vặn

4. Tay nha sĩ cảm nhận tốt hơn

5. Giảm thời gian tạo hình

6. Hiệu quả cho chuẩn bị ống tuỷ có độ thuôn lớn, tạo hình ống tuỷ thuôn từ trênxuống theo hình côn → hàn kín thuận lợi

Trang 38

Câu 23: Kỹ thuật tạo hình ống tuỷ bằng Protaper?

I Đặc điểm Protaper

- Trâm có độ thuôn lớn, thay đổi dọc theo chiều dài của lưỡi cắt, có tính mềm dẻocao, hiệu suất và an toàn

→ Độ thuôn lớn giúp quá trình bơm rửa và trám bít dễ dàng hơn

→ Dễ gãy nếu không sử dụng đúng cách và sử dụng nhiều lần

- Bộ có 3 cây tạo hình và 3 cây hoàn thiện

o Trâm tạo hình: S1; S2 (vòng màu tím, trắng)

o Trâm tạo hình phụ: Sx (cán trơn)

o Trâm hoàn thiện: F1; F2; F3 ( vàng, đỏ, xanh)

Độ thuôn vùng cuống: 20/7; 25/8; 30/9

II - Kỹ thuật

1. Thăm dò và thông suốt ống tuỷ:

- Dùng trâm K10 để dò đường vào ống tuỷ Tiếp theo dùng trâm 15 đưa vào ống tuỷ,động tác: qua lại, tới lui, thao tác chậm và tăng dần về phía chóp cho tới khi gặp lựccản thì dừng lại

- Bơm rửa, thấm khô, đặt chất làm trơn (glyde)

2. Làm rộng phần thân ống tuỷ

- Đưa trâm S1 (màu tím) vào ống tuỷ hướng đến chóp R, động tác: quay tròn theochiều kim đồng hồ, chiều dài làm việc ngắn hơn so với B1 Khi vừa chặt thì ngưng

và rút ra theo chiều ngược chiều kim đồng hồ

o Với những ống tuỷ khó hơn, lặp lại động tác này 1-2 lần

- Bơm rửa và đi lại trâm 10 và 15 để lấy hết mủn

Tiếp tục bơm rửa và dùng cây trâm Sx, cùng động tác, cùng chiều dài với trâm S1

3. Đo chiều dài làm việc

Khi đã mở đủ rộng (thoát) ở 1/3 cổ răng, dùng trâm 10 (vuốt cong đầu trâm) để thông phầncòn lại của ống tuỷ cho đến chóp

Dùng trâm 15 chụp phim đo chiều dài làm việc

4. Tạo thuôn ống tuỷ:

- Khi đã xác định được chiều dài làm việc dùng S1 (với chất bôi trơn) để đi hết chiềudài làm việc

- Tiếp tục tạo hình ống tuỷ với S2 (màu trắng) xuống hết chiều dài làm việc

- Bơm rửa thường xuyên

5. Hoàn tất phần chóp

- Làm trơn ống tuỷ và hoàn tất việc tạo hình với các trâm hoàn tất

o Dùng cây trâm F1 (màu vàng) đi xuống hết chiều dài làm việc

o Bơm rửa và tiếp tục với cây F2 (màu đỏ) xuống đủ chiều dài làm việc

- Dùng cây trâm K25 để kiểm tra

o Nếu trâm xuống đủ chiều dài làm việc và vừa khít chặt nơi chóp thì xem nhưống tuỷ được tạo hình xong

Trang 39

o Nếu thấy trâm không khít (lỏng) thì tiếp tục dùng trâm F3 (màu xanh) xuốnghết chiều dài làm việc Dùng trâm K có kích thước tương đương để kiểm tralại

Trường hợp các ống tuỷ có vùng chóp rất rộng có thể tiếp tục dùng trâm F4, F5 để hoàntất

Trang 40

Câu 24: Trình bày các biện pháp dự phòng sâu răng?

là yếu tố môi trường miệng của từng tác nhân

II - Các biện pháp dự phòng sâu răng:

1 Biện pháp sử dụng fluor: Thông qua hai con đường

a, Theo đường toàn thân:

- Fluor hoá nguồn cấp nước cho cộng đồng: Độ tập trung từ 0,7 đến 1,2 gF/lít nước

- Đưa fluor vào muối ăn (250mgF/ 1kg muối)

- Là viên fluor( hàm lượng 0.25-1 mgF): dùng cho trẻ em liều tăng dần theo tuổi

- Fluor hoá nguồn cấp nước ở trường học

- Các loại đồ uống có fluor như sữa, nước hoa quả

b, Theo đường tại chỗ:

- Súc miệng với dung dịch fluor pha loãng: NaF 0,05% xúc miệng hàng ngày, NaF 0,2% 1tuần 1 lần, hoặc NaF 0,5%/2 lần 1 tháng

- Kem đánh răng chứa Fluor: Nồng độ có kết quả phòng sâu răng >= 800ppm, nên sử dụng

ít nhất 2 lần/ngày, cần kiểm soát liều lượng và sự nuốt thuốc đối với trẻ em

- Gel fluor: Thường sử dụng loại NaF 1,23%, làm giảm sâu răng 28%

- Thuốc fluor dạng bọt: Giảm từ 20-30% sâu răng

- Kiểm soát các thức ăn và đồ uống có đường bằng các biện pháp dưới đây:

+ Kiểm soát các thực phẩm có đường tai trường học

+ Giảm số lần ăn các thực phẩm có đường

+ Giảm mức tiêu thụ đường ở tầm quốc gia

- Thay đổi chế độ ăn: hạn chế đường, khuyên người dân sử dụng đường 1 cách hợp lý

- Khuyến khích sử dụng chất thay thế, ít tạo và không tạo acid để không làm tăng sâu răng

4 Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

- Kiểm soát bằng phương pháp cơ học:

+ Chải răng với kem đánh răng chứa fluor

Ngày đăng: 04/08/2019, 17:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w