Đề cương Răng hàm mặt
Răng hàm mặt Câu1 : Bệnh căn và bệnh sinh của bệnh lý tủy răng ? Sự khác nhau giữ viêm tủy có hồi phục và viêm tủy không hồi phục ? Trả lời : * Bệnh căn được chia làm 3 nhóm : Nhiễm khuẩn, yếu tố vật lý, hóa học. - Nhiễm khuẩn : + Toàn thân : Bệnh cúm, thương hàn, viêm ruột thừa, bệnh hủi. Có thể do trung hợp ngẫu nhiên( tỉ lệ ít gặp). + Tai chỗ : - Sâu răng, vi khuẩn theo ống tome vào buồng tủy. _ Lõm hình chêm, rạn răng cũng có thể gây viêm tủy răng. _ Viêm quanh răng gây viêm tủy ngược dòng. - Vật lý : + Toàn thân : thay đổi áp suất hay đọ cao đọt ngột khi máy bay cất cánh, hạ cánh hay lặn xuống quá sâu. + Tại chỗ : _ Cơ năng : Sang chấn mạnh cấp tính( gây rạn, mẻ răng) ; Sang chấn mạn tính( sang chấn nhẹ nhưng liên tục như : sai lệch khớp cắn, thói quen cắn chỉ, hàm cao). _ Yếu tố nhiệt độ : Nhiệt độ tăng hay giảm nhanh có thể gây ra viêm tủy như mài răng tốc độ cao không có nước hay sự tỏa nhiệt của chất hàn như ximăng hay nhựa tự cứng khi hàn răng. - Hóa học : + Toàn thân : ĐTĐ, Gout, nhiễm độc chì, thủy ngân. + Tại chỗ : Chất sát khuẩn mạnh như bạc Nitrat, clorofoc, rược * Sự khác nhau giữa viêm tủy có hồi phục và không hồi phục : Câu 2 : Trình bày bệnh căn và bệnh sinh của bệnh nha chu ?Triệu chứng và điều trị của bệnh viêm lợi ? Trả lời : * Bệnh căn và bệnh sinh của bệnh nha chu : - Các yếu tố bên ngoài vùng quanh răng : + Sự sắp xếp không đều dẫn đến phát sinh các mảng bám vi khuẩn ở răng, lợi là nguồn gốc pt viêm.Răng lệch lạc dẫn đến quá tải ở 1 số nhóm răng. Nếu đồng thời có viêm thì nhưng chỗ đó tiêu xương ổ răng nhanh. + Sang chấn khớp cắn hay gap do hàm răng lệch lạc, người có tật nghiến răng, chất hàn thừa, hàn kênh, làm hàm giả sai kỹ thuật. + Phanh môi bám cao, ngách tiền đình nông gây co kéo nhiều khi ăn và nói làm cho mảng bám, thức ăn dễ tích tụ dưới lợi dẫn đến tình trạng viêm quanh răng. + Chất hàn thừa xuống kẽ lợi răng ở lỗ sâu loại II và V gây kích thích viêm lợi. + Cao răng tạo ra do sự lắng đọng muối calci ở nước bọt vào cổ răng làm bờ lợi không ôm khít vào cổ răng, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ kích thích lợi gây viêm. + Mảng bám răng bản chất là cặn thức ăn có chứa vi khuẩn bám trên bề mặt răng, lợi. Các loại vi khuẩn yếm khí và ái khí trên bề mặt mảng bám trong quá trình sống đào thải ra các sản phẩm chuyển hóa và độc tố gây độc cho lợi và các thành phần, tổ chức quanh răng phía dưới. Nếu không chải răng sau 24h mảng bám có khả năng gây bệnh. - Các yếu tố nội tai : + Suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin B,C ; các yếu tố toàn thân : ĐTĐ, bệnh máu, bệnh động kinh, tâm thần. + Thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, thai nghén và cho con bú có ảnh hưởng tới sự thay đỏi ở lợi, dễ dẫn đến viêm lợi, viêm quanh răng. + Mỗi cá thể còn có sự mẫn cảm và đáp ứng với các yếu tố gây bệnh khác nhau do sự khác nhau của phản ứng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể với các yếu tố ây viêm quanh răng là khác nhau. * Viêm lơi : là viêm khu trú ở lợi( bờ lợi,nhú lợi, lợi dính) nhưng không ảnh hưởng tới xương ổ răng. - Triệu chứng : + Lâm sàng : Rất đa dạng. _ Viêm phá hủy nhú lợi, đường viền lợi và lợi bám dính. _ Có thể cso viêm đỏ, viêm thanh dịch, viêm loét, viêm phì đại và các thể viêm đặc hiệu do lao, giang mai. _ Viêm nặng thường dễ chảy máu, rất đau khi ăn nhai, khi chải răng, có khi chảy máu tự nhiên. _ Bệnh nhân ngại ăn thức an rắn, ngại vệ sinh răng miệng đặc biệt là viêm lợi do Herpes + Tiến triển : _ Vệ sinh răng miệng tốt và chữa kịp thời thì lợi sẽ hết viêm và trở lại bình thường. _ Nếu không điều trị triệt để bệnh sẽ dễ tái phát và bị viêm mạn tính, có thể tiến triển thành viêm quanh răng. - Điều trị : + Thời gian viêm cấp : chữa trị tại chỗ : bơm rửa sạch tại chỗ bằng oxy già 3-6% hoặc tím gential 5%. + Dùng các thuốc làm săn niêm mạc như : Gential 1-2%, ATS 30%, ở viêm lợi loét hoại tử có thể dùng bạc nitrat 1-5% chấm vao chỗ loét. + Sau 1-2 ngày thì lấy cao răng và mảng bám, hương dẫn bệnh nhân giữ vệ sinh răng miệng, chải răng đúng kỹ thuật. \ Câu 3 :Trình bày triệu chứng và điều trị bệnh viêm quanh răng ? Các thể bệnh viêm quanh răng ? Trả lời : * Triệu chứng : - Thời kỳ đầu : + Bệnh âm ỉ, kéo dài, ngứa ở lợi, chảy máu khi chải răng, thỉnh thoảng thấy răng lung lay, răng cửa trên có thể thưa dần và đẩy ra trước, miệng hôi, thường bệnh nhân tự điều trị. + Khám thấy 1 vùng hay cả hàm, có khi cả 2 hàm, viêm lợi mạn tính, túi lợi sâu >1,5mm, răng lung lay nhẹ. + XQ có dấu hiệu tiêu mào xương ổ răng. + Trong thời kỳ này, nếu vệ sinh răng miệng tốt và điều trị tại chỗ thì hiệu quả rất tốt. _Thời kỳ nặng : + Người trên 45 tuổi, triệu chứng ồ ạt hơn thời kỳ đầu đặc biệt là hôi miệng nhiều, ấn lợi vùng răng bị bệnh co mủ chảy ra , răng lung lay và di chuyển nhiều. + Khám thấy lợi viêm mạn tính : túi quanh răng >4-5mm, răng lung lay, lợi co hở cổ và chân răng, răng lệch lạc, tiêu xương ở răng hỗn hợp : tiêu ngang và tiêu chéo. - Tiến triển : + Không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng hàng loạt. + Nếu điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi và hồi phục chức năng ăn nhai. + Với những người kèm theo bệnh toàn thân thì tiên lượng xấu, khó giữ được lâu. - Biến chứng : + Túi mủ quanh răng phát triển thành áp xe quanh răng, có thể khu trú ở 1 hoặc nhiều răng. + Viêm tủy răng nược dòng do nhiễm trùng từ túi mủ quanh răng lan tới cuống răng vào tủy răng. + Viêm mô tế bào. + Viêm xoang hàm. + Viêm tủy xương hàm. *Các thể lâm sàng : + Viêm quanh răng cấp tính ở người trẻ : gặp nhiều ở thanh thiếu niên, thường viêm phá hủy răng số 6 và vùng răng cửa giữa trên rất nhanh, răng lung lay và mất chức năng ăn nhai, có thể lan tỏa cả hàm hoặc 2 hàm, bệnh tiến triển rất nhanh, tiêu xương nhanh, trong vòng 2-5 năm răng se rụng toàn bộ. + Viêm quanh răng tiến triển nhanh : gặp ở tuổi trưởng thành từ 18-30 tuổi. Viêm có thể khu trú hoặc toàn hàm, có tiêu xương ngang và sâu tiến triển nhanh. + Viêm quanh răng mạn tính : gặp ở tuổi trung niên, tiến triển chậm từng đợt thời gian dài. Nếu điều trị kịp thời thì còn giữ răng lâu dài. + Viêm lợi loét hoại tử viêm quanh răng : thể này nặng, cần được điều trị tích cực. *Điều trị : - Loại trừ các kích thích tại chỗ như : lấy cao răng, mảng bám răng, chất hàn thừa, sửa lại hàm giả sai kỹ thuật, chữa và nhổ các răng sâu, chân răng sâu mất chức năng và biến chứng, chỉnh sửa khớp cắn sang chấn. - Điều trị viêm lợi, túi mủ quanh răng bằng phương pháp bảo tồn và phẫu thuật, liên kết các răng lung lay. - Phục hồi lại các răng đã mất bằng hàm giả. - Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng, chải răng đúng kỹ thuật. - Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, hoặc áp xe quanh răng nhiều ở cần phối hợp thuốc kháng sinh, giảm đau và sinh tố. Xúc miệng bằng nước oxy già 3% pha loãng hoặc dung dịch clohexidin 0,12%.Có thể dung thuốc chống dị ứng, đưa các bột nhão kháng sinh vào túi quanh răng, điện di ion liệu pháp các loại men và sinh tố. Câu 4 : Trình bày nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng hàm mặt ? Triệu chứng và điều trị viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng ? Trả lời : * Nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng ham mặt : - Do răng : + Biến chứng của sâu răng : sâu răng không được điều trị dẫn đến viêm tủy răng và gây hoại tử môi trường răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yêm khí và kỵ khí phát triển, nhiễm trùng lan xuống cuống răng gây viêm xương hàm và viêm nhiễm phần mềm. + Viêm quanh răng : Vi khuẩn từ mủ túi lợi quanh răng lan qua xương ổ răng gây viêm nhiễm phần mềm. + Biến chứng mọc răng : trong thòi kỳ mọc răng có sự xáo trộn của xương hàm và tiêu chân răng sữa chuẩn bị mọc răng vĩnh viễn, tạo ra nhiều khe, kẽ để vi khuẩn xâm nhập vào xương gây viêm. Khi mọc răng khôn, nhất là răng khôn hàm dưới, là răng mọc phía sau cùng của xương hàm dưới và mọc chậm nhất( 10-20t) đo đó răng này dễ bị mọc lệch, lợi chùm hoặc ngầm trong xương hàm nên dễ gây nhiễm trùng. - Không do răng : + Nhiễm khuẩn máu : Nhiễm khuẩn qua đường máu khu trú ở xương hàm, đặc biệt là xương hàm trên gây cốt tủy viêm. + Nhiễm khuẩn từ các khối u lành tính và ác tính trong xương hàm. + Gãy xương hàm hở. + Chấn thương phần mềm và xương vùng hàm mặt. + Tai biến do nhổ răng : nhổ xót chân, dập nát tổ chức nhiều, thủu thuật không đc vô trùng. * Viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng : - Triệu chứng : + Toàn thân : _ Những ngày đầu sốt rất cao : 39-40oC, xuất hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng _ Mạch nhiệt có thể phân li, bệnh nhân thao cuồng, vật vã, khó thở, khó nuốt. + Tại chỗ : _ Sưng to vùng hàm dưới miệng 1 bên sau đó lan nhanh snag hàm bên đối diện. _ Mặt hình quả lê, da đỏ, căng chắc. _ Sờ có thể thấy dấu hiệu lạo xạo dưới da. + Trong miệng : _ Miệng ở tư thế há, lưỡi bị đẩy gồ lên cao và tụt ra sau gây khó thở, nuốt khó, khó nói, nước bọt chảy nhiều mùi hôi thối. _ Có thể thấy răng, hay gặp là răng hàm lớn hàm dưới bị chết tủy, viêm quanh răng. + Vùng sưng có thể lan xuống cổ, ngực, lên vùng cơ cắn, mang tai, vùng thái dương. + Xét nghiệm : _ BC tăng cao đặc biệt là N. _ Ure máu tăng cao. _ G máu tăng. _ VSS cao. _ Có thể có Albumin niệu và đường niệu. _ Cấy máu có thể dương tính. - Điều trị : + Chống nhiễm trùng : kháng sinh liều cao, phối hợp nhóm beta lactam và nhóm aminozid, có thể cho thêm Metrodinazol. + Chống viêm : Nhóm steroid hoặc các men Maxilase. + Chống trụy mạch : truyền dịch. + Chống ngạt thở bằng đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. + Tại chỗ : _ Rạch dẫn lưu rộng, càng sớm càng tốt, rạch da từ góc hàm bên này sang bên kia kiểu móng ngựa. Làm thông giữa các vùng với nhau. Bơm rửa sạch bằng oxy già 5- 10 thể tích. _ Đặt dẫn lưu to qua đường rạch và bơm rửa nhiều lân ftrong ngày bằng huyết thanh mặn đẳng trương, oxy già hoặc dung dịch Dakin. _ Nhổ răng nguyên nhân. _ Phát hiện và điều trị sớm các biến chứng : Viêm trung thất, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang. Câu 5 : Trình bày triệu chứng, điều trị áp xe vùng cơ cắn, và áp xe vùng má ? Trả lời : * Áp xe vùng má :giới hạn phía trước là rãnh mũi má và môi, phía sau là bờ dưới ổ mắt và phía dưới là bờ dưới xương hàm dưới. - Triệu chứng : + Toàn thân : mệt mỏi, sốt cao 38-39oC, có phản ứng viêm hạch. + Tại chỗ : Những ngày đầu thấy sưng, nóng, đỏ da vùng má, rãnh rự nhiên bị xóa. Khi viêm đã tụ mủ thì bệnh nhân đỡ đau hơn. + Khám trong miệng thấy : Niêm mạc má phồng đỏ. Có thể thấy răng nguyên nhân là 1 răng hàm nhỏ bị viêm quanh cuống hoặc răng khôn đang mọc có viêm quanh thân răng.Khi mụ đã tụ sờ thấy có dấu hiệu chuyển sang bằng cách dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để phía trong miệng và ngoài da nắn tìm. - Điều trị : + Những ngày đầu cho dùng kháng sinh toàn thân giảm đau, chống viêm.Nếu có điều kiện thì mở tháo trống tủy răng nguyên nhân. + Khi chọc dò có mủ thì trích dẫn lưu áp xe, tốt nhất là dẫn lưu qua đường trong miệng : rạch niêm mạc trên chỗ phồng nhất song song với cung răng. Sau đó dùng kep Korcher chọc vào ổ mủ banh rộng để tháo mủ.Tùy thuộc vào nguyên nhân có thể bảo tồn được hay không. Nếu bảo tồn được thì phải điều trị răng như 1 răng bị viêm quanh cuống. * Áp xe vùng cơ căn :phía trước là vùng má, phía sau là vùng mang tai, phía trên là bờ dưới cung tiếp gò má, phía dưới là góc hàm và bờ dưới xương hàm dưới. - Triệu chứng : + Toàn thân : Sốt cao, ăn uống khó, mệt mỏi, đau nhức, mất ngủ. + Tại chỗ : sưng nóng, đỏ, đau vùng cơ căn, sưng có thể lan ra vùng mang tai, má dưới hàm. + Khám trong miệng : há miệng hạn chế hoặc khít hàm hoàn toàn ; niêm mạc bờ trước cành cao xương hàm dưới phồng, sờ đau. Có thể thấy răng nguyên nhân là răng hàm lớn hàm dưới bị viêm quanh cuống hoặc răng khôn hàm dưới đang mọc bị viêm quanh thân răng, mọc lệch hoặc ngầm. + Cần chụp phim hàm thẳng hoặc hàm chếch để tìm răng nguyên nhân. + Khi viêm đã tụ mủ thường là ngày thứ 7- 10 các triệu chứng toàn thân và tại chỗ có dịu đi, lúc này có thể thấy dấu hiệu chuyển sóng và chọc dò có mủ. _ Điều trị : + Chống nhiễm trùng : Kháng sinh liều cao, chống viêm. + Chích rạch dẫn lưu áp xe : có thể đi vào ổ áp xe theo 2 đường. _ Đường trong miệng : khi áp xe nằm ở bó sâu cơ căn, rạch niêm mạc dọc bờ trước cành cao xương hàm dưới, dùng kẹp Korcher luồn mặt ngoài cành cao vào mặt trong cơ cắn để vào ổ ápxe. _ Đường ngoài miệng : rạch da song song và cách bờ dưới 2 cm. Dùng kẹp Korcher luồn mặt ngoài cành cao xương hàm dưới để vào ổ áp xe, tháo rộng. + Nhổ bỏ răng nguyên nhân. . vùng răng bị bệnh co mủ chảy ra , răng lung lay và di chuyển nhiều. + Khám thấy lợi viêm mạn tính : túi quanh răng >4-5mm, răng lung lay, lợi co hở cổ và chân răng, răng. mủ quanh răng phát triển thành áp xe quanh răng, có thể khu trú ở 1 hoặc nhiều răng. + Viêm tủy răng nược dòng do nhiễm trùng từ túi mủ quanh răng lan tới cuống răng vào. viêm nhiễm vùng ham mặt : - Do răng : + Biến chứng của sâu răng : sâu răng không được điều trị dẫn đến viêm tủy răng và gây hoại tử môi trường răng tạo điều kiện thuận lợi