Các hình thức báo hiệu trong tổng đài điện thoại:

Một phần của tài liệu máy điện thoại kéo dai (cordless phone), về sơ đồ các khối chức năng của máy chủ cũng như máy cầm tay và các mạch cụ thể trong một máy điện thoại kéo dài (Trang 66 - 76)

Trong mạng điện thoại có rất nhiều hình thức báo hiệu káhc nhau nhưng thống nhất với nhau. Tùy theo đường tuyến đấu nối cần thiết lập mà ta có thể phân thành các hình thức báo hiệu sau:

• Báo hiệu thuê bao: Được thực hiện khi hai thuê bao cùng thuộc một tổng đài:

Hình d3: Sơ đồ đường tín hiệu báo hiệu trong báo hiệu thuê bao

- Tín hiệu nhấc máy: Để thực hiện cuộc gọi, thuê bao chủ gọi nhấc máy. Động tác này tạo ra một tín hiệu gửi đến tổng đài. (Tạo ra dòng điện mạch vòng trên đường dây thuê bao). Do đó tổng đài nhận được tín hiệu cần thiết lập cuộc gọi.

- Tín hiệu quay số: Khi thuê bao nhận được âm mời quay số, thuê bao tiến hành việc phát thông tin địa chỉ thuê bao bị gọi tới tổng đài bằng cách quay số hoặc nhấn phím nhập số. Các thông tin địa chỉ có thể là xung thập phân hay xung đa tần (DTMF ). Tại tổng đài sẽ thu được và giải mã các thông tin địa chỉ này.

- Tín hiệu flash: Trong quá trình đàm thoại thuê bao có thể sử dụng một số dịch vụ đặc biệt bằng cách ấn phím flash. Khi đó mạch vòng đường dây thuê bao sẽ bị cắt mạch trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Tổng đài xác định được trạng thái này và nhận biết thuê bao sử dụng dịch vụ đặc biệt.

• Báo hiệu từ tổng đài đến thuê bao :

- Dòng chuông: 25Hz, 75 - 90v. Dòng chuông được cấp cho thuê bao bị gọi biết là đang bị gọi. Khi đó máy bị gọi sẽ đỏ chuông.

• Các loại âm báo: - Âm mời quay số:

Là âm liên tục để thông báo cho thuê bao chủ gọi biết là có thể thiết lập cuộc gọi. Khi đó thuê bao chủ gọi có thể bắt đầu quay số. Khi thuê bao quay số đầu tiên tổng đài sẽ cắt mạch điện cấp âm mời quay số.

- Âm báo bận:

Thuê bao chủ gọi sẽ nhận được một loại âm báo cho biết trạng thái không liên lạc được với thuê bao bị gọi (máy bận hoặc do hỏng hóc, sự cố … - Âm báo tắc nghẽn:

Khi thuê bao thiết lập cuộc gọi ra trên đường dây trung kế nếu tổng đài không chiếm được một trung kế rỗi cho cuộc gọi ra đó thì tổng đài sẽ gửi âm báo tắc nghẽn tới thuê bao chủ gọi.

- Ngoài ra tổng đài còn cung cấp cho thuê bao một số âm báo và bản tin khác. Tất cả các âm báo đó đều được số hóa và lưu trữ trong vi mạch EPPOM và mỗi âm báo chiếm một vùng nhứ nhất định.

+ Báo hiệu trung kế liên đài :

Khi thuê bao muốn thực hiện cuộc gọi kết nối liên đài thì tổng đài máy chủ phải báo hiệu tới tổng đài bị gọi (là tổng đài chứa thuê bao bị goi, hay tổng đài kết nối). Quá trình đó được phân làm tiến trình báo hiệu đó là:

• Báo hiệu đường: Để trao đổi báo hiệu về trung kế, sự chiếm dụng, xác nhận chiếm dụng và giải tỏa tuyến nối.

• Báo hiệu ghi phát: Để báo hiệu về các thông tin địa chỉ. các đặc tính thuê bao, các yêu cầu phát thông tin địa chỉ, thay đổi nhóm báo hiệu, trạng thái thuê bao...

Hình d4: Báo hiệu giữa các tổng đài

• Hệ báo hiệu kênh kết hợp CAS trong mạng số hợp nhất:

Hệ báo hiệu kênh kết hợp CAS là hệ thống báo hiệu kênh riêng được sử dụng trong mạng số hợp nhất IDN gồm hai tiến trình: Báo hiêuh đường và báo hiệu ghi phát.

- Báo hiệu đường: Trong cấu trúc khung tín hiệu số PCM 30/32 khe thời gian 16 (TS16) được dành cho báo hiệu đường. Để báo hiệu về trạng thái của từng đường trung kế trong một khung PCM người ta tập hợp 16 khung PCM liên tiếp thành một cấu trúc đa khung. T rong đó TS16 của khung 0 của cấu trúc đa khung được sử dụng để đồng chỉnh đa khung và cảnh báo mất đồng chỉh đa khung. TS16 của khung1 trong cấu trúc đa khung mang thông tin báo hiệuđường cho kênh 1 và kênh

16. TS16 của khung 2 trong cấu trúc đa khung sẽ mang thông tin báo hiệu đường cho kênh 2 và kênh 17. Cứ như thế TS16 của khung 15 trong cấu trúc đa khung mang thông tin báo hiệu đường cho kênh thứ 15 và 30.

- Báo hiệu đường cũng gồm hai hướng đi và về và bao gồm những tín hiệu đặc trưng cho trạng thái đường trung kế. (Như mô tả trong bảng)

Trên bảng chúng ta thấy để báo hiệu cho một kênh thoại ta chỉ cần 2 bít (a và b). Để báo hiệu về các trạng thái còn các bít còn lại (c,d) không sử dụng nên không mang ý nghĩa gì.

- Báo hiệu ghi phát: Báo hiệu ghi phát gồm các tín hiệu báo cho hướng đi và các tín hiệu báo cho hướng về để truyền thông tin. Bao gồm hai loại sau:

• Báo hiệu kiểu từng chặng:

Khi thuê bao cần thiết lập cuộc gọi liên đài qua nhiều tổng đài trung gian thì tại tổng đài chủ EX1 (tổng đài có tbuê bao chủ gọi) sau khi thu đầy đủ con số địa chỉ của thuê bao bị gọi sẽ xử lí và gửi qua tổng đài chuyển tiếp EX2 toàn bộ số địa chỉ đó. Tổng đài chuyển tiếp sau khi thu đầy đủ các con số địa chỉ lại thực hiện lại công việc trên đên tổng đài chuyển tiếp tiếp theoEX3. Cứ như thế cho tới khi tới tổng đài EXn kết

gửi được báo hiệu tới tổng đài có thuê bao bị gọi để tổng đài bị gọi xử lí cuộc gọi vào. Các quá trình tín hiệu khác cũng như vậy kể cả trong quá trình đàm thoại. Khi một trong hai thuê bao gác máy sẽ tạo nên tín hiệu báo về các tổng đài lầnlượt nhận biết và đều giải phóng kênh truyền.

Hình d5: Sơ đồ mô tả đường tín hiệu báo hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Báo hiệu kiểu xuyên suốt:

Khi thuê bao thực hiện cuộc gọi liên đài qua nhiều tổng đài trung gian. Tại tổng đài chủ gọi EX1 (có thuê bao chủ gọi) sau khi thu dủ các con số địa chỉ của thuê bao bị gọi sẽ gửi báo hiệu tới tổng đài chuyển tiếp EX2 (bao gồm mã vùng, mã tổng đài, mã thuê bao). Ngay khi nhận được báo hiệu tại tổng đài sẽ xử lí và xác định sau đó thiết lập ngay tuyến nối tới tổng đài chuyển tiếp tiếp theo là EX3 để EX1 trao đổi trực tiếp tới EX3. Sau đó EX3 tiếp tục đóng vai trò và nhiệm vụ như EX2 vừa tiến hành. Quá trình tiếp tục cho tới tổng đài bị gọi cuối cùng EXn (tổng đài chứa thuê bao bị gọi). EXn sẽ sử lí báo hiệu nhận cuộc gọi tới.

Hình d6: Sơ đồ mô tả đường đi của tín hiệu báo hiệu xuyên suốt

Qua hai kiểu báo hiệu trên ta thấy hình thức báo hiệu kiểu xuyên suốt tón ít thời gian báo hiệu hơn do các tổng đài trung gian phải xử lí ít các con số hơn. Việc tổ chức mạng viễn thông thực tế phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: Cấu trúc tổ chức mạng viễn thông, các chính sách về giá cước trong mạng, vì vậy có những mạng viễn thông thực tế áp dụng kết hợp nhiều hình thức báo hiệu.Thường là hai kiểu báo hiệu: báo hiệu từng chặng và báo hiệu kiểu xuyên suốt.

- Hệ thống báo hiệu R2-CCITT trong mạng IDN:

Hệ thống báo hiệu R2 - CCITT là hệ thống báo hiệu kiểu kết hợp. Đó là hệ thống sử dụng các mã đa tần MFC và thực hiện chức năng báo hiệu ghi phát. Khi tổng đài chủ nhận được tín hiệu báo hiệu đường công nhận chiếm , tổng đài sẽ thực hiện quá trình báo hiệu R2.

Để truyền đi các thông tin địa chỉ , các đặc tính thuê bao, cũng như các tín hiệu điều khiển người ta sử dụng các tổ hợp trong bảng tần thoại.Cụ thể sử dụng tổ hợp hai trong 6 tần số để đặc trưng cho một tín hiệu nhất định, như các con số thập phân từ 0 - 9 ….

Báo hiệu ghi phát gồm các tín hiệu báo hiệu cho hướng đi và hướng về. Tuy nhiên đối với một hướng nếu chỉ sử dụng 15 tổ hợp tín hiệu báo hiệu thì sẽ không đủ các thông tin báo hiệu cần thiết cho quá trình thiết lập cuộc gọi, Vì vậy người ta tạo ra cho mỗi hướng báo hiệu hai nhóm tín hiệu báo hiệu.

Hướng đi có nhóm I, nhóm II. Hướng về có nhóm B. Việc thay đổi nhóm báo hiệu trong quá trình báo hiệu giữa hai tổng đài thực hiện nhờ một tín hiệu điều khiển xác định.

Trong quá trình truyền thông tin báo hiệu R2 - MFC có hai phương tức truyền thông tin là:

•Báo hiệu kiểu bắt buộc :

Khi thực hiện quá trình trao đổi thông tin báo hiệu giữa hai tổng đài, kiểu báo hiệu bắt buộc là khi tổng đài chủ gọi phát di mọt thông tin báo hiệu nào đó , tổng đài bị gọi nhận được và trả lời cho tổng đài chủ gọi bằng một thông tin báo hiệu nhất định. Khi đó tổng đài chủ gọi mới tiếp tục phát đi tín hiệu báo hiệu tiếp theo. Sơ đồ báo hiệu kiểu bắt buộc như sau:

•Báo hiệu kiểu không bắt buộc:

Tổng đài chủ gọi gửi đi một vài con số tới tổng đài bị gọi tổng đài bị gọi gửi con số công nhận (ACK ). Sau khi nhận được tín hiệu đó tổng đài chủ gọi lại gửi đi một vài con số tiếp theo.

Quá trình tiếp tục cho tới khi phát hết các con số địa chỉ tới tổng đài bị gọi .

Phương thức báo hiệu bắt buộc có độ tin cậy cao nhưng tốn nhiều thời gian hơn so với phương thức báo hiệu không bắt buộc.

• Báo hiệu kênh chung (CSS )

Báo hiệu kênh chung là hình thức báo hiệu sử dụng một số đường tín hiệu báo hiệuđể truyền thông tin báo hiệu phục vụ cho nhiều kênh thoại.

SP: Signaling point (điểm báo hiệu)

SPC: Signaling point code (mã điểm báo hiệu)

- Các thành phần cơ bản của mạng báo hiệu kênh chung bao gồm:

• Đường số báo hiệu SDL hay còn gọi là kênh báo hiệu: Là tuyến nối xác định được sử dụng để truyền đi những thông tin báo hiệu theo một thủ tục được xác định giữa hai tổng đài.

• Linkset: Một số kênh báo hiệu được nhóm lại là tập hợp các kênh báo hiệu hoặc còn gọi là nhóm kênh báo hiệu.

• Điểm báo hiệu: Mỗi tổng đài trong mạng báo hiệu kênh chung được gọi là một điểm báo hiệu. Mỗi điểm báo hiệu trong mạng báo hiệu được đặc trưng bởi một mã điểm báo hiệu để tạo nhận và xử lí bản tin.

• Điểm chuyển tiếp báo hiệu: Là điểm thực hiện chức năng chuyển tiếp bản tin báo hiệu đi và điểm báo hiệu đích.

- Tổ chức phân cấp cho mạng báo hiệu kênh chung CSS:

Tùy theo cách tổ chức mạng mà có các kiểu: Mạng báo hiệu kiểu kết hợp và mạng báo hiệu kiểu cận kết hợp.

Mạng báo hiệu kiểu kết hợp là kiểu báo hiệu mà giữa hai tổng đài ngoài các trung kế thoại được đấu nối trực tiếp còn có các kênh báo hiệu được đấu nối trực tiếp. Mạng báo hiệu kiểu kết hợp thường được sử dụng trong trường hợp lưu lượng thoại giữa hai tổng đài lớn.

-Mạng kiểu cận kết hợp:

Hình d9: Đường báo hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong kiểu tổ chức mạng báo hiệu này giữa tổng đài đi và tổng đài đích chỉ có các kênh thoại. con các thong tin báo hiệu không được chuyển trực tiếp mà phải qua các điểm báo hiệu làm chức năng điểm chuyển tiếp báo hiệu.

- Hệ thống báo hiệu số 7: Là hệ thống báo hiệu được thiết kế cho việc điều khiển thiết lập ,giám sát không chỉ các cuọc gọi điện thoại mà mà cả các dịch vụ phi thoại với các đặc điểm như:

- Tốc độ cao: thời gian thiết lập cuộc gọi nhỏ hơn 1s trong hầu hết các trường hợp.

- Dung lượng lớn: Mỗi đường báo hiệu có thể mang thông tin báo hiệu đến vài trăm cuộc gọi đồng thời.

- Độ tin cậy cao: bằng cách sử dụng các tuyến dự phòng mạng có thể hoạt động với độ tin cậy cao.

- Tính kinh tế: so với các thiết bin báo hiệu truyền thống hệ thống báo hiệu số 7 rất ít các thiết bị báo hiệu .

- Tính mềm dẻo: Hệ thống gồm rất nhiều tín hiệu. Do vậy có thể sử dung với nhiều mục đích khác nhau. Đáp ứng được nhu cầu mở rộng dung lượng mạng.

Một phần của tài liệu máy điện thoại kéo dai (cordless phone), về sơ đồ các khối chức năng của máy chủ cũng như máy cầm tay và các mạch cụ thể trong một máy điện thoại kéo dài (Trang 66 - 76)