Phương pháp đánh giá chất lượng viên nén

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén loratadin rã nhanh (Trang 25)

2.3.2.1. Độ cứng và độ dày

Độ cứng được đo bằng lực cần thiết để phá vỡ một viên thuốc bằng cách nén (Rudnic 1990). Hai chỉ tiêu độ cứng và độ dày được đo bằng cách sử dụng máy đo độ cứng (Ereweka, Đức). Thực nghiệm trên 10 viên nén, tính toán và ghi trung bình độ cứng và độ dày của 10 viên.

2.3.2.3. Đồng đều về khối lượng

Tiến hành theo Dược điển Việt Nam IV, phụ lục 11.3 [3].

Cân riêng biệt 20 đơn vị viên lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối

19

lượng trung bình (7,5%) và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.

2.3.2.4. Phương pháp đánh giá độ rã

Nguyên tắc chung là xác định thời gian viên rã ra thành từng mảnh nhỏ trong môi trường thử nghiệm. Dụng cụ dùng cho thử nghiệm có thể là đĩa petri hoặc ống nghiệm. Có thể sử dụng dung dịch màu để dễ quan sát [38].

Tiến hành theo dược điển Việt Nam IV, phụ lục 11.6 [3]. Điều kiện thử:

- Thiết bị: máy thử độ rã ERWEKA. - Môi trường: 900ml nước cất. - Nhiệt độ: 37 ± 10C.

Đánh giá: thời gian rã được tính từ khi bắt đầu vận hành thiết bị cho đến khi cả 6 viên rã hết không còn cặn.

2.3.2.6. Phương pháp thử độ hòa tan

Tiến hành theo dược điển Việt Nam IV, phụ lục 11.4 [3] Thiết bị kiểu cánh khuấy.

Môi trường hòa tan: 900 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1N. Tốc độ quay: 75 vòng/ phút.

Thời gian: 10 phút. Nhiệt độ: 37 ± 20C . Cách tiến hành

- Dung dịch đối chiếu: cân chính xác khoảng 50,0 mg loratadin chất đối chiếu vào bình định mức 200 ml, hòa tan và bổ sung đến vạch bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N, lắc đều. Hút chính xác 5,0 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml, bổ sung đến vạch bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N, lắc đều. - Dung dịch thử: lấy 10ml dung dịch môi trường sau khi hòa tan, không bổ sung thêm dịch, cứ 2 phút lấy mẫu 1 lần trong vòng 10 phút, lọc. Dịch lọc sau là dung dịch thử.

20

276 nm, cốc đo dày 1 cm, mẫu trắng là dung dịch acid hydrocloric 0,1N. - Công thức tính

Tỷ lệ loratadin được giải phóng theo thời gian được tính theo công thức:

Tỷ lệ % loratadin giải phóng = [Ai(t) - Ai(b)] x 900 x Cc x 100 [Ai(s) - Ai(b)] x Q x f Trong đó:

Ai[t], Ai[c], Ai[tr]: lần lượt là mật độ quang của mẫu thử, mẫu chuẩn, mẫu trắng tại thời điểm i.

Cc: nồng độ dung dịch loratadin chuẩn (mg/ml) Q: là hàm lượng loratadin trong mẫu viên nén (mg) f: là hệ số hiệu chỉnh (f = mtt/mlt)

Kết quả thu được là giá trị trung bình của 3 lần thực nghiệm.

2.3.2.7. Xác định hàm lượng loratadin trong viên

Định lượng bằng phép đo quang - Mẫu trắng: dung dịch HCl 0,1N.

- Dung dịch chuẩn: cân chính xác khoảng 10,0 mg loratadin chuẩn cho vào bình định mức 100ml, thêm khoảng 60ml HCl 0,1N, siêu âm 10 phút, làm nguội, bổ sung thể tích vừa đủ và lọc. Bỏ 15ml dịch lọc đầu, tiếp tục pha loãng 10 lần bằng dung dịch HCl 0,1N. dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 10µg/ml.

- Mẫu thử: cân chính xác khối lượng 20 viên nén, tính khối lượng trung bình của viên (m), nghiền thành bột mịn, cân chính xác lượng bột một viên tương ứng với 10,0mg loratadin cho vào bình định mức 100ml, thêm khoảng 60ml HCl 0,1N, siêu âm 10 phút, làm nguội, bổ sung thể tích vừa đủ và lọc. Bỏ 15ml dịch lọc đầu, tiếp tục pha loãng 10 lần bằng dung dịch HCl 0,1N. Đo độ hấp thụ của mẫu chuẩn và mẫu thử ở bước sóng 276nm.

Hàm lượng loratadin trong viên nén được xác định theo công thức: 𝐻 =𝑚𝑡𝑏 × 𝑚𝑐 × 𝐷𝑡 × 100

𝑚𝑡 × 𝐷𝑐

21

𝑚𝑐: Khối lượng mẫu chuẩn (mg)

𝑚𝑡𝑏: Khối lượng trung bình của viên nén (mg) 𝐷𝑡: Độ hấp thụ của dung dịch thử

𝐷𝑐: Độ hấp thụ của dung dịch chuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén loratadin rã nhanh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)