Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, người tiến hành tố tụng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN TIẾN ĐỖ
NHIÖM Vô, QUYÒN H¹N Vµ TR¸CH NHIÖM
CñA KIÓM S¸T VI£N TRONG Tè TôNG H×NH Sù
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Hạnh
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Tiến Đỗ
Trang 4
MỤC LỤC
Trang
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ TỤNG
1.1 Một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn và trách
1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên/Công tố
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN MỘT SỐ
2.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh
2.2 Một số kiến nghị, đề xuất nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ,
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÀO
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
"Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Kiểm sát nhân dân đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó Là cơ quan thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát các cấp đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, tội phạm, đồng thời bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật tuân thủ đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Những đóng góp quan trọng của các thế hệ cán bộ kiểm sát ngày càng tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của ngành Kiểm sát nhân dân Việt Nam: Truyền thống nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, kiên quyết tấn công tội phạm, bản lĩnh thực
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
có hai chức năng là thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát hoạt động tư pháp Trong đó Kiểm sát viên (KSV) là chủ thể chính, hạt nhân chủ yếu, lực lượng nòng cốt, then chốt, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện các chức năng của ngành KSND Qua ba lần pháp điển Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) các năm 1988, 2003, 2015 chế định Viện kiểm sát (VKS), cùng với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV từng bước được hoàn thiện nhằm hướng tới một nền tư pháp mạnh, góp phần giải quyết các vụ án hình sự được nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng tội không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm
Với tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính
trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" có đặt ra yêu cầu là "Tăng quyền
hạn, trách nhiệm tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng"
Thực tiễn cho thấy tình trạng làm oan người vô tội, giải quyết vụ án hình sự sai pháp luật và bỏ lọt tội phạm vẫn còn xảy ra trong lĩnh vực tư pháp hình sự do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một phần là do KSV thuộc các VKS các cấp chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình Bởi vậy, thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV là một
1 Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Hội nghị triển khai công tác năm 2015 của ngành Kiểm sát nhân dân ngày 16/1/2015
Trang 7yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay Trong đó việc xác định chính xác nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong tố tụng hình sự (TTHS) có ý nghĩa quan trọng, xét
cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn Điều đó không những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống lý luận về hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức, hoạt động của các chức danh tư pháp nói riêng mà còn góp phần xây dựng các văn bản pháp luật về VKS, về KSV cũng như việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của ngành Kiểm sát Sự cần thiết phải nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật, cũng như việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của KSV trong TTHS để phù hợp với thực tiễn và là một cán bộ công tác trong ngành kiểm
sát Với tinh thần đó học viên đã lựa chọn đề tài: "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự" làm luận văn thạc sĩ luật học
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhóm các đề tài nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV:
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về KSV, có thể kể đến một số công trình khoa học điển hình như:
Đề tài khoa học cấp Bộ: "Những giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa của Kiểm sát viên" của Lê Hữu Thể, VKSNDTC, năm 2005; Luận án
tiến sĩ: "Hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân trong thực
hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam" của Lê Tuấn Phong,
năm 2017 Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các quy định của pháp luật về KSV VKSND trong THQCT theo yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam Luận án đã xây dựng khái niệm, khái quát nội dung, đặc điểm, vai trò về KSV trong THQCT; Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức
độ hoàn thiện và các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về KSV trong THQCT theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá
trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam" của Trần Mạnh Đông, năm 2009 Nội dung chính của luận văn là làm rõ
được những bất cập trong quy định của BLTTHS 2003, Luật tổ chức VKSND 2002, thực trạng tình hình thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của KSV trong TTHS, trên cơ
sở đó đưa ra những đề xuất về tăng thẩm quyền tố tụng cho KSV trong TTHS
Luận văn thạc sĩ luật học "Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân đối với các vụ án hình sự" của Nguyễn Trọng Nghĩa, năm 2010, nội dung
chính của luận văn là nghiên cứu đến những người tiến hành tố tụng trong VKSND bao gồm: Viện trưởng, phó viện trưởng và KSV trong giải quyết vụ án hình sự
Trang 8Luận văn thạc sĩ luật học "Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát
nhân dân theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội" của Nguyễn Thị Hạnh, năm 2015, nội dung chính của luận văn
là nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về những người tiến hành tố tụng thuộc VKSND và thực tiễn hoạt động trong VKSND thành phố Hà Nội
Luận văn thạc sĩ luật học: "Tranh tụng giữa Kiểm sát viên và người bào
chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam" của Nguyễn Thị Hằng Như, năm 2009, nội
dung chính của luận văn là làm rõ lý luận và thực tiễn, bản chất, nội dung của tranh tụng, chỉ ra những quy định còn bất cập, tồn tại trong phiên tòa, đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hướng tới xây dựng một phiên tòa hình sự công bằng, dân chủ góp phần thực hiện quá trình cải cách tư pháp hiện nay
Luận văn thạc sĩ luật học: "Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự - trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình" của Nghiêm Thị
Thanh Thư, năm 2016, nội dung chính của luận văn là nghiên cứu có hệ thống và toàn diện các vấn đề về vai trò của KSV trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thái Bình Luận văn cũng nêu ra những giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS; nâng cao vai trò, chất lượng của KSV
Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về VKS, về lý luận TTHS điển hình như:
Đề tài khoa học cấp Bộ: "Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị" của TS Lê Hữu Thể
Luận văn thạc sĩ luật học: "Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án
hình sự" của Nguyễn Khắc Quang, năm 2014, nội dung chính của luận văn là làm rõ
cơ sở lý luận về vai trò của VKS trong khởi tố vụ án hình sự; nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự; rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn thạc sĩ luật học: "Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn
truy tố" của Vũ Đức Ninh, năm 2013, nội dung chính của luận văn là phân tích đánh
và đánh giá có hệ thống về phạm vi và tổng hợp quyền và nghĩa vụ của VKS trong giai đoạn truy tố Đưa ra những phương hướng, giải pháp nhầm nâng cao chất lượng trong hoạt động truy tố
Trang 9Luận văn thạc sĩ luật học: "Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn
xét xử vụ án hình sự" của Mai Văn Thùy, năm 2010, nội dung chính của luận văn là
sáng tỏ các quy định về chứng năng của VKS trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, đưa ra những quan điểm, kiến nghị mang tính nguyên tắc, phương hướng hoàn thiện các quy định của BLTTHS liên quan đến chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử
vụ án hình sự
Ngoài các luận án, luận văn trên còn một số công trình khác đăng trên các
Tạp chí khoa học như: "Bàn về vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng
hình sự" của Phạm Xuân Khoa, đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 23/2014; "Những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát và một số kiến nghị hoàn thiện" củaNguyễn Duy Giảng (VKSNDTC năm 2013); "Nâng cao năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương tại phiên tòa xét xử các
vụ án hình sự" của Lê Thị Ngọc Dung, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng
09/2014; "Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm" của Nguyễn Thị Hương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2006;
Tổng quan cho thấy khi nghiên cứu các luận văn, luận án, bài viết khoa học
đã công bố ở Việt Nam thì các công trình khoa học trên đều nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của VKSND; vị trí, vai trò của KSV trong TTHS hoặc một giai đoạn cụ thể; địa vị pháp lý của KSV là một chủ thể tiến hành tố tụng
Những vấn đề tiếp tục phải nghiên cứu: Hiện nay chưa có công trình khoa
học cụ thể nào nghiên cứu cụ thể, tổng quát chung nhất về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong TTHS Từ những nhận định trên, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích vấn đề này và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của KSV trong TTHS
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích làm rõ các khái niệm về TTHS, KSV, KSV trong TTHS, làm rõ các khái niệm về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của KSV trong TTHS
Trang 10Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong TTHS Việt Nam Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong TTHS một số quốc gia (Trung Quốc, Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức)
Thực tiễn ứng dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên Làm rõ những điểm còn bất cập trong pháp luật để đề ra các nhóm kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề chung, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong TTHS, quy định của một số quốc gia về vấn đề này và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào trọng tâm nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong BLTTHS 2015 Những thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV giữa BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015
Về không gian, đề tài khảo sát và thu thập số liệu thực tiễn đối với Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Về thời gian, đề tài tập trung phân tích, đánh giá nghiên cứu trong giai đoạn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống: Phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế trong ngành Kiểm sát nhân dân
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện pháp luật, đóng góp thêm vào sự phát triển lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV trong TTHS Với việc đề xuất các giải pháp, trong đó có việc đưa
Trang 11ra một số giải pháp - kiến nghị góp phần vào sửa đổi các quy định trong BLTTHS
và các bộ luật khác có liên quan
6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong hoàn thiện pháp luật về TTHS Luận văn cũng là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng chuyên ngành kiểm sát, hoàn thiện các quy chế công tác của ngành kiểm sát và là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
Chương 2: Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
kiểm sát viên trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên Một số kiến nghị,
đề xuất
Trang 12Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1 Một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
- Khái niệm về tố tụng hình sự
Trong Hán Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh có giải thích: "tố tụng" là việc thưa kiện, "tố tụng pháp lý" là pháp luật quy định những thủ tục về cách tố
ra cửa công để phân giải phải trái do chữ "tố" là vạch tội; chữ "tụng" là thưa kiện ở
Nguồn gốc hai chữ "tố tụng" theo nghĩa Hán Việt
là như vậy, nhưng khi đưa tố tụng vào lĩnh vực pháp luật thì phải hiểu đó là pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, chủ thể tiến hành để góp phần vào giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật
Trong khoa học luật TTHS có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm (định nghĩa) TTHS, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất định nghĩa: "Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án), người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (Bị can, Bị cáo, Người bào chữa ), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào
Quan điểm thứ hai đưa ra khái niệm về TTHS như sau: "Trong lĩnh vực đấu
tranh chống tội phạm có một phạm vi hay lĩnh vực có những mục đích nhất định với
sự hiện diện của những cơ quan, cá nhân mà pháp luật xác định cho những mức độ thẩm quyền, địa vị pháp lý; với những mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các chức năng, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ đó và theo một trình tự, với những thủ tục pháp lý chặt chẽ nhằm hướng tới sự xác định các yếu tố về tội phạm
2 Trường Thi xuất bản, Sài Gòn, 1957, tr 302
3 Sách Tiếng nói nôm na của Lê Gia, dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr 1027-1028
4 Trường Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, tr 7-8
Trang 13và hình phạt trong hành vi của cá nhân con người Lĩnh vực hay phạm vi đó được
Quan điểm thứ ba đưa ra khái niệm tố tụng như sau: "Tố tụng hình sự là toàn bộ những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan nhằm tham gia vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan, kịp thời vụ án hình
Tác giả đồng tình với khái niệm TTHS theo quan điểm thứ nhất và quan
điểm thứ ba, nhưng bổ sung để hoàn thiện khái niệm về TTHS như sau: Tố tụng
hình sự là toàn bộ trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền
hạn, mối quan hệ và toàn bộ hoạt động giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm giải quyết vụ án theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự
- Khái niệm về Kiểm sát viên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật tổ chức VKSND năm 2014: "Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp"
TS Lê Tuấn Phong đưa ra khái niệm KSV: "Kiểm sát viên là một chủ thể pháp
lý hiến định trong Viện kiểm sát nhân dân, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật
để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền
Từ những nhận định trên, có thể đưa ra khái niệm chung về KSV như sau:
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
5 Theo GS TSKH Đào Trí Úc - "Tổng quan về mô hình Tố tụng hình sự Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện", Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp - kinh nghiệm CHLB Đức" do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quỹ Hợp tác quốc tế
về pháp luật CHLB Đức phối hợp tổ chức ngày 9-10/6/2011 tại Hà Nội
6 Mạc Giáng Châu (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự VN - Khoa luật, ĐH Cần Thơ, tr 1
7 Lê Tuấn Phong (2017), "Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam", Luận án Tiến Sĩ, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 40
Trang 14người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Nội hàm của khái niệm KSV gồm các đặc điểm:
Thứ nhất, KSV là người được bổ nhiệm theo quy định Luật tổ chức VKSND
năm 2014, cụ thể là: Đảm bảo đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 75, tiêu chuẩn bổ nhiệm các nghạch KSV (KSV VKSNDTC; KSV cao cấp; KSV trung cấp;
KSV sơ cấp) được quy định cụ thể tại các điều 77, 78, 79, 80
Thứ hai, KSV là người thực hiện chức năng của VKSND là: THQCT và kiểm
sát hoạt động tư pháp đây là đặc điểm khác biệt giữa chức danh KSV và các chức danh
tư pháp khác trong TTHS KSV là chủ thể duy nhất được nhà nước giao thực hiện các chức năng này, ngoài ra không có bất kỳ chủ thể nào thực hiện chức năng này
- Khái niệm về Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự là người được Viện trưởng, phó viện trưởng ký quyết định phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và giải quyết
vụ án hình sự
- Khái niệm về nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
Theo Từ điển Tiếng Việt thì nhiệm vụ "là công việc do cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức giao cho phải làm vì một mục đích và trong một thời nhất định
Nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự là những công việc cụ thể
mà Kiểm sát viên bắt buộc phải thực hiện, khi được Viện trưởng, Phó Viện trưởng phân công Những công việc này phải hoàn thành trong thời gian nhất định, nhằm giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
- Khái niệm về quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
Quyền hạn nói chung được hiểu là Quyền của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi, nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật
Quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự là những quyền năng pháp lý mà Kiểm sát viên được thực hiện khi được phân công thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự, những quyền này được quy định cụ thể
và trong giới hạn Luật tố tụng hình sự cho phép
8 Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 695
Trang 15- Khái niệm về trách nhiệm của Kiểm sát viên
Trách nhiệm theo nghĩa chung được hiểu theo hai nghĩa như sau:
Nghĩa thứ nhất: Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả
Nghĩa thứ hai: Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của họ, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả Điểm chung của cả hai cách hiểu
trên, đó là đều xem xét trách nhiệm gồm hai thành phần cơ bản: một là, những việc phải làm, được làm, như là bổn phận, nhiệm vụ, quyền hạn; hai là, sự cam kết đối
với kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm đối với kết quả đó
Đây là một cách hiểu hợp lý, đầy đủ, toàn diện về trách nhiệm, trong đó, vế thứ nhất được coi là tiền đề, là nguyên nhân, và vế thứ hai, là hệ quả tất yếu Do đó, có thể hiểu: Trách nhiệm là phần việc, công việc được giao cho phải đảm bảo hoàn thành
Khái niệm về trách nhiệm của KSV trong TTHS có thể hiểu như sau: Là sự
cam kết, ràng buộc đối với hành vi, quyết định của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và vụ án hình sự, phải đảm bảo hoàn thành đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Nếu hành
vi, quyết định của Kiểm sát viên thực hiện sai quy định thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
1.2.1 Quy định của pháp luật thực định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
Theo quy định của khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015, KSV được phân công THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS có những nhiệm vụ,
Trang 16hay không, để quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nó quyết định đến tính chất vụ án
Kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, KSV có các nhiệm vụ cụ thể
như sau:
+ Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại của cơ quan
có thẩm quyền điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Trong trường hợp phát hiện việc phân loại của cơ quan có thẩm quyền điều tra chưa chính xác, KSV cần kịp thời báo cáo và trao đổi với cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục
+ Quá trình kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại, kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan có thẩm quyền điều tra mà thấy không thuộc thẩm quyền, KSV phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu cơ quan đã tiếp nhận, đang tiến hành kiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo đến Viện kiểm
Kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm:
+ Kiểm sát viên chủ động đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh để kiểm tra tính xác thực của tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 85, Điều 441 BLTTHS
Yêu cầu kiểm tra, xác minh có thể được thực hiện nhiều lần, bằng văn bản hoặc bằng lời nói Văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc
và lưu hồ sơ kiểm sát
+ Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ hoạt động giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Điều tra viên (ĐTV), Cán bộ điều tra, bảo đảm kết quả giải quyết và các yêu cầu kiểm tra, xác minh được thực hiện đầy đủ, khách quan, đúng pháp luật Khi thấy có vấn đề cần phải kiểm tra, xác minh thêm, KSV kịp thời bổ sung yêu cầu kiểm tra, xác minh;
+ Kiểm sát viên phải chủ động nắm chắc nội dung kiểm tra, xác minh, tiến
độ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và yêu cầu ĐTV, Cán
bộ điều tra cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật để kiểm sát; kịp thời nghiên cứu, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc giải quyết
10 Điều 7 Quy chế tạm thời Công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Trang 17+ Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền điều tra
Tóm lại, Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ
quan, người có thẩm quyền là một nhiệm vụ mới được quy định trong BLTTHS
2015, khi thực hiện nhiệm vụ này KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại và việc giải quyết nguồn tin về tội phạm đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, có căn
cứ qua đó có những báo cáo, đề xuất đến lãnh đạo đơn vị để đưa ra hướng giải quyết đúng đắn
- Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm (điểm b khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015)
Trực tiếp giải quyết nguồn tin về tội phạm
Viện kiểm sát có thẩm quyền: "Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục." (Khoản 4 Điều 12 Luật tổ chức VKSND 2014)
Khoản 5 Điều 159 BLTTHS 2015 cũng quy định: "Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật này quy định"
Cụ thể KSV được phân công trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố trong các trường hợp:
+ Trường hợp phát hiện cơ quan có thẩm quyền điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì KSV báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục vi phạm Trường hợp VKS đã yêu cầu nhưng cơ quan có thẩm quyền điều tra không khắc phục, KSV báo cáo lãnh đạo VKS yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển hồ sơ vụ việc cho VKS để giải quyết theo quy định của BLTTHS và quy định của pháp luật khác có liên quan
+ Khi trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, KSV được phân công phải thực hiện các hoạt động sau đây:
Trước khi tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xác minh, KSV phải xây dựng kế hoạch Trong quá trình kiểm tra, xác minh, KSV tuân thủ quy định của BLTTHS về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh Đối với vụ việc phức tạp, KSV có thể phối hợp với ĐTV, cán bộ điều tra
để tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xác minh;
Trang 18Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, KSV nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật, báo cáo lãnh đạo VKS kết quả kiểm tra, xác minh và đề xuất hướng
Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm
Chứng cứ, tài liệu, đồ vật KSV thu thập được trong quá trình kiểm tra, xác minh
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng
biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người c thẩm quyền điều tra;
kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của ơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (điểm c khoản 1 Điều 42 BLTTHS)
Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm:
Kiểm sát viên có nhiệm vụ khi được phân công Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm như sau:
+ Sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến hoặc do đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp nhận, chuyển đến, KSV phải vào sổ thụ lý, ghi đầy đủ, chính xác
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; báo cáo và làm thủ tục chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra (CQĐT) có thẩm quyền giải quyết
+ Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại của cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố Trong trường hợp phát hiện việc phân loại của cơ quan có thẩm quyền điều tra chưa chính xác, KSV cần kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để trao đổi với cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục
+ Khi kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại nguồn tin về tội nếu thấy đã rõ dấu hiệu tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự (kể cả trường hợp chưa xác định được đối tượng thực hiện hành vi phạm tội) nhưng cơ quan có thẩm quyền điều tra chưa khởi tố vụ án hình sự thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra ra ngay quyết định khởi tố vụ án hình sự
+ Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ vụ việc của ĐTV, cán
bộ điều tra, bảo đảm các chứng cứ, tài liệu được thu thập trong quá trình kiểm tra, xác minh phải được thống kê đầy đủ và đưa vào hồ sơ vụ việc Đối với hồ sơ vụ
11 Điều 12 Quy chế tạm thời Công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi năm 2018
Trang 19việc gửi VKS để kiểm sát theo thẩm quyền, KSV phải trích cứu đầy đủ nội dung vụ
Kiểm sát việc khởi tố: Nhiệm vụ chính của KSV khi được phân công kiểm
sát việc khởi tố là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố
Đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự:
Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát quyết định khởi tố vụ án hình
sự, KSV được phân công có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động sau:
+ Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự là có căn cứ và hợp pháp thì báo cáo để xuất lãnh đạo ban hành quyết định phân công KSV, kiểm tra viên THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố cho cơ quan ra quyết định
+ Nếu thấy chưa rõ căn cứ để khởi tố vụ án thì yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ
+ Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì báo cáo,
đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hủy bỏ quyết định đó; nếu cơ quan đã ra quyết định không nhất trí thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố
vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLTTHS
+ Nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặc còn
có tội phạm khác chưa được khởi tố thì KSV thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu cơ quan đã
ra quyết định khởi tố không nhất trí thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung, KSV gửi các quyết định này cho cơ quan đã ra quyết định khởi tố để tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 156 BLTTHS
+ Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình
sự của cơ quan có thẩm quyền điều tra không có căn cứ thì KSV thụ lý giải quyết vụ
án báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ quyết định đó Nếu cơ quan đã ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự không hủy bỏ thì lãnh đạo Viện trực tiếp ra quyết định hủy bỏ
12 Quy chế tạm thời Công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố năm 2018(Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10)
Trang 20+ Đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử (HĐXX), KSV thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định đó và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự có căn cứ thì chuyển bản án, quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan đến CQĐT có thẩm quyền để tiến hành điều tra;
Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì kháng nghị lên
Kiểm sát quyết định khởi tố bị can và quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, KSV được phân công có nhiệm vụ tiến hành các hoạt
động sau:
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố bị can của
cơ quan có thẩm quyền điều tra, KSV thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can để xử lý như sau:
+ Nếu thấy quyết định khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố
bị can và gửi ngay cho cơ quan đã ra quyết định;
+ Nếu thấy chưa rõ căn cứ xác định bị can phạm tội thì KSV yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ căn cứ khởi tố
+ Nếu thấy ngoài bị can đã bị khởi tố còn có người khác đã thực hiện hành
vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì KSV thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo hướng giải quyết ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra
ra quyết định khởi tố bị can Nếu VKS đã yêu cầu nhưng cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can đối với người đó
+ Nếu hết thời hạn tạm giữ mà không đủ căn cứ phê chuẩn quyết định khởi
tố bị can đối với người đang bị tạm giữ thì KSV thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố bị can trả tự do ngay cho người bị tạm giữ
+ Trong quá trình THQCT, kiểm sát điều tra, nếu thấy quyết định khởi tố bị can ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can, hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm vào tội khác hoặc còn có hành vi phạm
13 Điều 12 Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố
năm 2017 (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.)
Trang 21tội khác với tội danh đã khởi tố thì KSV thụ lý giải quyết vụ án báo cáo lãnh đạo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can; nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì VKS trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho
cơ quan có thẩm quyền điều tra để tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi
ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 180 BLTTHS
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền điều tra, KSV thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm tra tài liệu, chứng cứ và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; trường hợp VKS yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được tài liệu, chứng cứ bổ sung, VKS xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
Kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
Theo quy định của Điều 109 BLTTHS 2015 thì chỉ được áp dụng biện pháp ngăn chặn khi có những thỏa mãn một trong các căn cứ sau:
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm: Khi có căn cứ xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm hoặc đang thực hiện tội phạm Trong trường hợp đang chuẩn bị thực hiện tội phạm thì tội phạm đó phải là tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật Hình sự (BLHS);
Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử;
Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội;
Để bảo đảm thi hành án
Các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS năm 2015 bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110); Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111); Bắt người đang bị truy nã (Điều 112); Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113); Tạm giữ (Điều 117); Tạm giam (Điều 119); Bảo lĩnh (Điều 121); Đặt tiền để bảo đảm (Điều 122); Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123); Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124)
14 Điều 14 Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố năm 2018
Trang 22Khi kiểm sát việc áp dụng biên pháp ngăn chặn, KSV được phân công có các nhiệm vụ như sau:
Khi kiểm sát việc Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, KSV có nhiệm vụ
phải tiến hành các hoạt động sau đây:
+ Kiểm tra hồ sơ, bảo đảm đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo khoản 5 Điều 110 BLTTHS; trường hợp không đủ tài liệu, chứng cứ thì yêu cầu cơ quan đề nghị phê chuẩn bổ sung;
+ Xác định thẩm quyền, căn cứ của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 BLTTHS
Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu lạm dụng việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị giữ không nhận tội, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ
có mâu thuẫn, người bị giữ là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo,
là nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì KSV trực tiếp hỏi người bị giữ trước khi báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn Khi cần hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, KSV thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền điều tra để phối hợp trong quá trình hỏi Biên bản ghi lời khai của người bị giữ do KSV lập phải thực hiện theo Mẫu do VKSNDTC ban hành và đúng quy định tại Điều 133 BLTTHS, được lưu vào hồ sơ vụ việc, hồ sơ vụ án và hồ sơ
Kiểm sát việc tạm giữ, khi kiểm sát việc tạm giữ KSV có nhiệm vụ sau:
Ngay sau khi nhận được quyết định tạm giữ, hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền điều tra, KSV tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo, đề xuất
Bắt người phạm tội quả tang, Bắt người đang bị truy nã, khi kiểm sát việc
bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã, KSV có nhiệm vụ:
Kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của việc bắt người phạm tội quả tang, qua kiểm tra Biên bản bắt người phạm tội quả tang (Kiểm sát thành phần tham gia, Người tiến hành bắt người phạm tội quả tang, Người chứng kiến, lời khai của người bị bắt, vật chứng thu giữ…) Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu, Biên bản kiểm
15 Điều 15 Quy chế tạm thời Công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
16 Điều 16 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 23tra thân thể (nếu có), lời khai của người bị bắt Đối với việc kiểm sát việc bắt người đang bị truy nã: KSV được phân công phải kiểm tra tính hợp pháp thông qua: Quyết định truy nã, lý lịch của bị can, bị cáo, đảm bảo việc bắt truy nã bị can đúng người
Thành phần tiến hành bắt truy nã, lời khai của người bị bắt…., Biên bản tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận người đang bị truy nã theo khoản 1 Điều 112 BLTTHS 2015
Kiểm sát việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi xét phê chuẩn lệnh bắt bị
can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện
pháp tạm giam KSV có các nhiệm vụ sau:
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, văn bản đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, KSV kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với quy định tại các điều 113, 119 và 173 BLTTHS để xác định thẩm quyền, đối tượng, căn cứ, điều kiện tạm giam, thời hạn tạm giam đối với từng bị can; báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn và trả hồ sơ cho cơ quan đề nghị phê chuẩn ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn
Trường hợp chưa rõ căn cứ thì ra văn bản yêu cầu cơ quan đề nghị phê chuẩn bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ căn cứ xem xét, quyết định việc phê chuẩn Trong trường hợp này, thời hạn xét phê chuẩn là 03 ngày, kể từ khi VKS nhận được tài liệu, chứng cứ bổ sung
Kiểm sát viên phải đóng dấu bút lục của VKS vào các tài liệu làm căn cứ xét phê chuẩn và trả hồ sơ cho CQĐT ngay sau khi kết thúc việc phê chuẩn
+ Nếu thấy đủ căn cứ để tạm giam bị can theo quy định tại Điều 119 BLTTHS và cần thiết phải tạm giam bị can, nhưng CQĐT không ra lệnh bắt bị can
để tạm giam, thì KSV thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu CQĐT ra lệnh bắt bị can để tạm giam; nếu CQĐT không thực hiện thì VKS ra lệnh bắt bị can để tạm giam và chuyển cho CQĐT để thực hiện
+ Sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam bị can, KSV thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành lệnh và thời hạn tạm
Hiện nay BLTTHS 2015 và Quy chế Công tác THQCT, kiểm sát xét xử vụ
án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC) chưa quy định cụ thể nhiệm vụ của KSV kiểm sát
17 Điều 17 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 24việc bắt bị cáo để tạm giam của Tòa án trong giai đoạn xét xử phải tiến hành như thế nào Điều này dẫn đến việc khó khăn khi thực hiện trên thực tế
Kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm, KSV
Trường hợp bị can đã được áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm nhưng vi phạm nghĩa vụ thì VKS quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can
+ Trong giai đoạn truy tố, nếu có căn cứ thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn
Kiểm sát việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, KSV có nhiệm vụ sau:
+ Sau khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, KSV phải kiểm sát căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn và việc thông báo về việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can của cơ quan có thẩm quyền điều tra Nếu phát hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của cơ quan có thẩm quyền điều tra không có căn cứ thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ lệnh đó Nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của cơ quan có thẩm quyền điều tra
Trường hợp phát hiện bị can vi phạm việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 123 BLTTHS thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can
+ Trong giai đoạn truy tố, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, KSV phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can theo quy định tại Điều 123 BLTTHS
18 Điều 18 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 25Trường hợp trong giai đoạn truy tố, nếu bị can đã được quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét huỷ bỏ quyết định áp dụng biện
Kiểm sát việc tạm hoãn xuất cảnh, KSV có nhiệm vụ sau:
+ Ngay sau khi nhận được thông báo về việc quyết định tạm hoãn xuất cảnh của CQĐT, KSV phải kiểm sát căn cứ, thẩm quyền, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
Trường hợp xét thấy quyết định tạm hoãn xuất cảnh của CQĐT không có căn cứ thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo ra văn bản yêu cầu CQĐT hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh Nếu CQĐT không thực hiện thì KSV báo cáo, đề xuất ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh của CQĐT theo quy định tại Điều 41 và khoản 5 Điều 165 BLTTHS
+ Trong giai đoạn truy tố, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết thì KSV báo cáo, đề xuất ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với những người quy định tại khoản 1 Điều 124 BLTTHS Trong trường hợp này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
Kiểm sát việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn, KSV có nhiệm vụ
thực hiện các hoạt động sau:
+ Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ trường hợp, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Điều 125 BLTTHS
+ Khi xem xét các trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 1 Điều 125 BLTTHS (ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) thì KSV báo cáo, đề xuất giải quyết như sau:
Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền điều tra không do VKS phê chuẩn thì VKS ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ Nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ;
Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn do 5 phê chuẩn hoặc ban hành thì 5 ra quyết định hủy bỏ
19 Điều 19 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
20 Điều 20 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 26+ Khi xem xét các trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 2 Điều 125 BLTTHS thì KSV báo cáo, đề xuất giải quyết như sau:
Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền điều tra không do VKS phê chuẩn; nếu xét thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác mà cơ quan có thẩm quyền điều tra không ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế thì VKS ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế
Nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế nhưng VKS thấy việc hủy bỏ hoặc thay thế đó không có căn cứ và trái pháp luật thì VKS ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ; trường hợp cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ;
Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn hoặc
Kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế: Để bảo đảm hoạt động khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 126 BLTTHS 2015)
Kiểm sát việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, KSV có nhiệm vụ sau:
Khi kiểm sát việc áp giải, dẫn giải của ĐTV, Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, KSV phải kiểm sát chặt chẽ đối tượng bị áp giải, dẫn giải; điều kiện áp dụng, thẩm quyền; nội dung quyết định, trình tự thi hành; cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định áp giải, quyết định dẫn giải theo quy định tại Điều 127 BLTTHS Nếu phát hiện vi phạm phải báo cáo, đề
Kiểm sát việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản KSV có các nhiệm vụ sau:
+ Sau khi nhận được lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản, KSV phải kiểm sát chặt chẽ đối tượng bị áp dụng, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; nội dung biên bản kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 BLTTHS
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, nếu xét thấy có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản mà CQĐT
21 Điều 21 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
22 Điều 23 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 27chưa áp dụng thì KSV báo cáo, đề xuất ra văn bản yêu cầu CQĐT áp dụng; nếu CQĐT không thực hiện thì VKS ra lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản
Trường hợp CQĐT ra lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản không
có căn cứ và trái pháp luật thì VKS yêu cầu CQĐT hủy bỏ lệnh đó; nếu CQĐT không thực hiện thì VKS ra quyết định hủy bỏ
+ Trong quá trình truy tố, nếu xét thấy có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản thì KSV báo cáo, đề xuất ra quyết định việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, đồng thời yêu cầu
Kiểm sát việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài
khoản, KSV có nhiệm vụ sau:
+ Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ trường hợp, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hủy bỏ, thay thế biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định tại Điều 130 BLTTHS
+ Trường hợp có đủ căn cứ hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của CQĐT theo quy định tại khoản 1 Điều 130 BLTTHS (Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội; Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại) mà CQĐT không ra quyết định hủy bỏ thì KSV báo cáo, đề xuất lãnh đạo ra văn bản yêu cầu CQĐT hủy bỏ; nếu CQĐT không thực hiện thì đề xuất
ra quyết định hủy bỏ
Trường hợp xét thấy không còn cần thiết áp dụng hoặc có thể thay thế biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của CQĐT bằng biện pháp khác theo quy định tại khoản 2 Điều 130 BLTTHS mà CQĐT không ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế, thì KSV báo cáo, đề xuất ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế Trường hợp CQĐT ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định tại khoản 2 Điều 130 BLTTHS nhưng xét thấy quyết định hủy bỏ hoặc thay thế của CQĐT không có căn cứ và trái pháp luật thì KSV báo cáo, đề xuất ra văn bản yêu cầu CQĐT hủy bỏ quyết định đó;
Kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ
án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra
Kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, KSV có nhiệm vụ:
23 Điều 24 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
24 Điều 25 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 28Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ vụ việc của ĐTV, Cán
bộ điều tra, bảo đảm các chứng cứ, tài liệu được thu thập trong quá trình kiểm tra, xác minh phải được thống kê đầy đủ và đưa vào hồ sơ vụ việc
Đối với hồ sơ vụ việc gửi VKS để kiểm sát theo thẩm quyền, KSV phải
Qua quá trình công tác nhận thấy, khi KSV kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết vụ án, KSV được phân công có nhiệm vụ, kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của các văn bản sau:
- Văn bản thể hiện nguồn tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố (như đơn khiếu nại, tố cáo; văn bản tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm; văn bản kiến nghị khởi tố…);
- Quyết định chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để giải quyết theo thẩm quyền (đối với các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố do nơi khác chuyển đến);
- Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;
- Quyết định phân công kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;
- Bản kết thúc điều tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của CQĐT;
- Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT;
- Thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;
- Văn bản đề xuất quan điểm của KSV được phân công kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;
- Văn bản thống nhất hoặc không thống nhất quan điểm của Lãnh đạo VKS đối với kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của CQĐT;
- Biên bản khám nghiệm hiện trường hoặc xác định hiện trường và sơ đồ hiện trường; Biên bản lấy lời khai, Biên bản làm việc, Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn giải quyết tin báo; Biên bản khám phương tiện có liên quan; Quyết định trưng cầu giám định và Kết luận giám định; Văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền giải đáp một số vướng mắc do CQĐT yêu cầu trả lời; (nếu có);…
25 Điều 10 Quy chế tạm thời Công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố năm 2018
Trang 29- Việc lập hồ sơ phải có bản thông kê, dấu bút lục của CQĐT và VKS, được đánh số thứ tự
Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra:
Hồ sơ điều tra vụ án hình sự là toàn bộ những tài liệu, chứng cứ được thu thập trong quá trình điều tra vụ án theo quy định của BLTTHS nhằm chứng minh hành vi xảy ra là phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết
Hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ điều tra vụ án hình sự là việc KSV thực hiện các thao tác nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra của CQĐT (hoạt động của ĐTV, cán bộ điều tra) và các cơ quan được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra đảm bảo mọi hoạt động của các cơ quan này được tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật TTHS Thông qua hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ điều tra vụ án, KSV kiểm tra và nắm chắc được các tài liệu, chứng cứ
do ĐTV thu thập trong từng giai đoạn điều tra từ đó đề ra yêu cầu điều tra, định hướng điều tra, nhằm kịp thời bổ sung chứng cứ và hoàn thiện các thủ tục tố tụng của vụ án; phát hiện những vi phạm của ĐTV khi tiến hành tố tụng để kiến nghị khắc phục Kết quả hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án là căn cứ để VKSND thực hiện "Quyền công tố nhà nước", quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn
Kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
KSV được phân công kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra có nhiều nhiệm
vụ bắt đầu từ khi được phân công kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đến khi kết thúc đều tra Đây là một phạm vi rộng, KSV được phân công phải kiểm sát tất cả các hoạt động của CQĐT, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, kiểm sát hoạt động tố tụng của ĐTV, người được phân công giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khới tố, kiểm sát toàn
bộ quá trình điều tra thông qua kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của văn bản tố tụng, chứng cứ, tài liệu có giá trị chứng minh trong vụ án
Tóm lại, hoạt động kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm,
khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ
26 Giáo trình Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát năm 2011 của Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát
27 Một số vấn đề về hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ điều tra vụ án hình sự, Lương Hải Yến- Phòng QLKH
và TTTL, Trường ĐT, BDNV kiểm sát
Trang 30giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là nhiệm vụ của KSV, các hoạt động này vừa mang tính phối hợp vừa đảm bảo tính chế ước giữa hai CQĐT và viện kiểm sát, KSV kiểm sát chặt chẽ tính có căn cứ và tính hợp pháp của các văn bản tố tụng, các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, các hoạt động từ thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố và điều tra của người có thẩm quyền điều tra; CQĐT,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số điều tra
- Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét; (điểm d khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015)
Về trực tiếp kiểm sát khám nghiệm hiện trường:
Khám nghiệm hiện trường là một trong những biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, thu lượm, ghi nhận bảo quản nghiên cứu đánh giá dấu vết, vật chứng, tài liệu đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan của các vụ án hoặc vụ việc có tính chất hình sự đã xảy ra Do đó việc khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa vô
Tại khoản 2 Điều 201 BLTTHS 2015 quy định: " Trước khi tiến hành
khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường" KSV bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, KSV có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật của các ĐTV trong hoạt động khám nghiệm hiện trường
Về trực tiếp kiểm sát khám nghiệm tử thi:
Dưới góc độ y học: Khám nghiệm tử thi (còn gọi là giảo nghiệm) là một phương thức phẫu thuật chuyên môn cao nhằm xét nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không
Khám nghiệm tử thi trong TTHS là một trong những hoạt động trong quá trình điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người đã chết Việc
28 https://luattoanquoc.com/kham-nghiem-hien-truong-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-tung-hinh-su-2015/
29 http://tongdaituvanluat.vn/quy-dinh-cua-bo-luat-tung-hinh-su-nam-2015-ve-kham-nghiem-tu-thi/
Trang 31Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 BLTTHS 2015 thì KSV được phân công trực tiếp kiểm sát khám nghiệm tử thi có nhiệm vụ phải có mặt để kiểm sát
việc khám nghiệm tử thi: "1 Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến
hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết
về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc hám n hiệm thi Kiểm sát viên phải có mặ để iểm sát việc khám n hiệm thi"
Về hoạt động đối chất:
Hoạt động đối chất được thực hiện bởi các chủ thể gồm: ĐTV, KSV, người đối chất và người bị đối chất, trong đó người đối chất và người bị đối chất là các bị can, đương sự hoặc những người làm chứng dưới sự điều khiển trực tiếp, giữ vai trò chủ đạo của ĐTV, đồng thời dưới sự kiểm sát chặt chẽ của KSV
Hoạt động đối chất được thực hiện nhằm làm rõ nguyên nhân, nội dung cụ thể của mâu thuẫn, từ đó loại bỏ mâu thuẫn, xác định tính đúng đắn và sự tin cậy của những căn cứ đưa ra để chứng minh trong lời khai giữa hai hay nhiều người nhằm tìm ra sự thật của vụ án; thông qua hoạt động đối chất, ĐTV giáo dục, cảm hóa những người tham gia đối chất về ý thức tôn trọng pháp luật, cơ quan bảo vệ pháp luật và tin tưởng vào chính sách khoan hồng của Nhà nước để họ nhận ra lẽ phải…, thay đổi thái độ tiến tới khai báo một cách thành khẩn và trung thực
Chính vì vậy, hoạt động đối chất cần phải giải quyết được những vấn đề cơ
bản sau: 1 Làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà ở hoạt động xét hỏi chưa làm
được; 2 Làm sáng tỏ nguyên nhân của sự mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia đối chất; 3 Làm sáng tỏ đặc điểm nhân cách, mối quan hệ của những người tham gia đối chất; 4 Xác định và áp dụng các phương pháp và thủ thuật tác động tâm lý giữa những người tham gia đối chất một cách linh hoạt để đạt
Tại khoản 1 Điều 189 BLTTHS 2015 quy định KSV được phân công có
nhiệm vụ kiểm sát việc đối chất: " Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên
phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi r vào biên bản đối chất"
30 Những điểm cần lưu ý khi kiểm sát hoạt động đối chất theo BLTTHS năm 2015" của Tiến sĩ Trần Thị Quyến, Khoa Luật, Học viện Cảnh sát nhân dân, Tạp chí Kiểm sát số 06/2017
Trang 32Kiểm sát việc nhận dạng
Nhận dạng là hoạt động điều tra được thực hiện bằng cách đưa người hoặc
đồ vật, hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can trực tiếp ngắm, nhìn để họ chỉ ra có hay không người, vật, ảnh mà họ đã nhìn thấy trước đó
Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ phải có mặt để kiểm sát việc
nhận dạng, quy định tại Khoản 1 Điều 190 BLTTHS 2015: "…Trước khi tiến hành
nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi r vào biên bản nhận dạng "
Kiểm sát việc nhận biết giọng nói:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm biện pháp điều tra nhận biết giọng nói, đây là biện pháp điều tra có giá trị truy nguyên cao, truy nguyên cá biệt, để xác định ra con người cụ thể Thực tế đã chứng minh, ở mỗi vùng miền trong một quốc gia có cùng tiếng nói hoặc nhiều quốc gia sử dụng chung một tiếng nói thường có sự khác nhau về âm điệu rất rõ nét, nên việc nhận biết giọng nói sẽ góp phần giúp cho công tác điều tra xác định được vùng, miền của đối tượng gây án
Đi vào chi tiết giọng nói của từng người bao giờ cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt giọng nói của người này so với giọng nói của người khác Vì vậy, việc nhận biết giọng nói là một trong những biện pháp điều tra, tạo điều kiện
Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ phải có mặt để kiểm sát việc
nhận biết giọng nói, quy định tại khoản 1 Điều 191 BLTTHS 2015: "…Trước khi
tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi r vào biên bản nhận biết giọng nói "
Kiểm sát việc thực nghiệm điều tra: Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều
tra được tiến hành thông qua các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm bằng cách diễn lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh
đã diễn ra trước đây để có cơ sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng
đó phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự Khi thực nghiệm điều tra phải đo
31 Phạm Thị Hồng Đào - Bàn về giám định giọng nói theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2185
Trang 33đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản
ĐTV chủ trì việc thực nghiệm điều tra dưới sự kiểm sát chặt chẽ của KSV
Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ phải có mặt để kiểm sát việc thực
nghiệm điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 204 BLTTHS năm 2015: "2 Trước
khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi r vào biên bản."
Kiểm sát việc khám xét:
Khám xét là hoạt động điều tra được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án, khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm
và giải cứu nạn nhân
Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ phải có mặt để kiểm sát việc
khám xét theo quy định tại khoản 3 Điều 193 BLTTHS năm 2015: "…3.Trước khi
tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi r vào biên bản khám xét."
Tóm lại, KSV được phân công có nhiệm vụ trực tiếp kiểm sát việc khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét; Việc tham gia các hoạt động này là nhiệm vụ bắt buộc, là những công việc mà KSV phải có mặt để thực hiện khi được phân công
Khi thực hiện nhiệm vụ này KSV cần thực hiện các hoạt động sau:
+ Yêu cầu ĐTV, cán bộ điều tra hoặc những người biết về vụ việc cung cấp các thông tin liên quan
+ Kiểm sát viên phải kiểm sát thành phần tiến hành, tham gia, bảo đảm đúng thẩm quyền, thành phần theo quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan
+ Yêu cầu ĐTV, cán bộ điều tra thu giữ, niêm phong, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật hoặc dữ liệu điện tử có liên quan; lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật
+ Kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của ĐTV kịp thời đề ra các yêu cầu cho
ĐTV, cán bộ điều tra, người có chuyên môn, Giám định viên kỹ thuật hình sự,
Trang 34Giám định viên pháp y thu thập, làm rõ các vấn đề chưa sáng tỏ để phục vụ công tác truy nguyên hình sự và truy tìm người phạm tội đối với những vụ án không quả tang
để bảo đảm chính xác, khách quan, toàn diện và theo đúng quy định của pháp luật
+ Kiểm sát viên được phân công THQCT, kiểm sát các hoạt động điều tra trên phải có mặt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ký tên vào biên bản Mọi trường hợp KSV không trực tiếp THQCT, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám
- Kiểm sát việc tạm đ nh ch , phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đ nh ch điều tra, đ nh ch điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra (điểm đ khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015)
Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, KSV có các nhiệm vụ sau:
Việc gia hạn thời hạn giải quyết, tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải bảo đảm theo đúng quy định tại các điều 147, 148, 149 BLTTHS và quy định của pháp luật khác có liên quan
Kiểm sát viên phải theo dõi, quản lý hồ sơ các vụ việc tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền điều tra rà soát, báo cáo, đề xuất kịp thời xử lý khi lý do tạm đình chỉ không còn
Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc gửi, thông báo kết quả giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
Kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra:
Kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra, KSV được phân công có nhiệm vụ:
Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tạm đình chỉ điều tra của cơ quan có thẩm quyền điều tra, bảo đảm các trường hợp tạm đình chỉ điều tra được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 229 BLTTHS; nếu thấy quyết định tạm đình chỉ điều tra không có căn cứ và trái pháp luật thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều
32 Xem thêm Quy chế tạm thời công tác THQCT,, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử
thi, thực nghiệm điều tra và giám định (Ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm
2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
33 Khoản 3 Điều 15 Quy chế tạm thời Công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi năm 2018
Trang 35tra của cơ quan có thẩm quyền điều tra và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra
Kiểm sát việc đình chỉ điều tra, KSV được phân công có nhiệm vụ:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án, KSV phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan theo quy định tại Điều 230 và Điều 234 BLTTHS, báo cáo, đề xuất lãnh đạo giải quyết như sau:
+ Nếu quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì ra văn bản trả lại hồ sơ cho
cơ quan có thẩm quyền điều tra để giải quyết theo thẩm quyền;
+ Nếu quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ và trái pháp luật thì ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan có thẩm quyền điều tra
và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 BLTTHS
+ Trong trường hợp đình chỉ điều tra có căn cứ KSV báo cáo, đề xuất ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại các tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có) cho bị can hoặc người có liên quan; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do VKS phê chuẩn hoặc quyết định thì VKS ra quyết định hủy bỏ theo quy định
Kiểm sát việc phục hồi điều tra, KSV được phân công có nhiệm vụ:
- Khi nhận được quyết định phục hồi điều tra của cơ quan có thẩm quyền điều tra, KSV phải kiểm tra căn cứ phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 BLTTHS, báo cáo, đề xuất lãnh đạo VKS hướng giải quyết như sau:
Nếu quyết định phục hồi điều tra có căn cứ thì KSV được phân công thụ lý giải quyết vụ án bị đình chỉ điều tra hoặc đang tạm đình chỉ điều tra tiếp tục giải quyết vụ án;
Nếu quyết định phục hồi điều tra không có căn cứ và trái pháp luật thì ra quyết định hủy bỏ quyết định phục hồi điều tra của cơ quan có thẩm quyền điều tra
- Nếu việc đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 BLTTHS mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì KSV báo cáo, đề xuất
34 Khoản 1 Điều 39 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
35 Điều 41 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 36lãnh đạo ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định phục hồi điều tra hoặc trực tiếp ra quyết định phục hồi điều tra và gửi quyết định đó cho cơ quan có thẩm quyền điều tra để tiến hành điều tra
Kiểm sát viên kiểm sát việc gửi, thông báo quyết định phục hồi điều tra của
cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 235 BLTTHS (trong
Kiểm sát kết thúc điều tra, KSV được phân công có nhiệm vụ:
- Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc kết thúc điều tra vụ án, bảo đảm các vụ án đã khởi tố, điều tra phải được kết thúc bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan có thẩm quyền điều tra; bản kết luận điều tra phải có nội dung theo quy định tại Điều 232
và Điều 233 hoặc Điều 234 BLTTHS
Bản kết luận điều tra phải được giao cho bị can, người đại diện của bị can, gửi cho người bào chữa và thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định tại khoản 4 Điều 232 BLTTHS
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố nhưng chưa phát hành và hồ sơ chưa chuyển sang VKS, nếu qua kiểm sát việc kết thúc điều tra, KSV thấy có đủ căn cứ đình chỉ điều tra thì báo cáo, đề xuất
ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra làm lại bản kết luận điều tra và
ra quyết định đình chỉ điều tra;
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền điều tra ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra nhưng chưa phát hành và hồ sơ chưa chuyển sang VKS
mà qua kiểm sát việc kết thúc điều tra, KSV phát hiện việc đình chỉ điều tra là không có căn cứ thì báo cáo, đề xuất ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra làm lại bản kết luận điều tra đề nghị truy tố; nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra không nhất trí thì VKS thực hiện thẩm quyền theo quy định về kiểm sát
Tóm lại, KSV có nhiệm vụ kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết
nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra khi thực hiện nhiệm vụ này KSV kiểm sát chặt chẽ tính có căn cứ, tính hợp pháp, trình tự, thủ tục, điều kiện ban hành các Quyết định của CQĐT, cơ quan được giao một số hoạt động điều tra theo đúng quy định của BLTTHS Báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị ra các văn bản tố tụng đúng đắn
36 Điều 42 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
37 Điều 40 Quy chế tạm thời công tác THQCT, Kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố năm 2017
Trang 37- Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu QĐT truy nã, đ nh nã bị can (điểm e khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015)
Đề ra yêu cầu điều tra: KSV được phân công sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài
liệu, chứng cứ của vụ án xét thấy cần phải tiến hành điều tra thêm một số nội dung
cụ thể làm rõ các tình tiết chưa rõ ràng, còn mâu thuẫn, để việc điều tra vụ án đầy
đủ, toàn diện, khách quan, đúng quy định pháp luật
Khoản 6, Điều 165 BLTTHS 2015 quy định VKS khi THQCT trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự có quyền: "Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm r tội phạm, người phạm tội"
Yêu cầu điều tra do KSV được phân công THQCT và kiểm sát các hoạt động điều tra ký, việc đề ra yêu cầu điều tra được KSV thực hiện như sau:
- Trong quá trình THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự, khi cần làm rõ
về tội phạm, người phạm tội và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hoặc để hoàn thiện thủ tục tố tụng, KSV đề ra yêu cầu điều tra Yêu cầu điều tra có thể được thực hiện nhiều lần, bằng văn bản hoặc bằng lời nói Văn bản yêu cầu điều tra được đưa vào hồ sơ vụ án và lưu hồ sơ kiểm sát
Trường hợp vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, trọng điểm, phức tạp; vụ án
dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; vụ án có bị can là nhân sỹ, trí thức, chức sắc trong tôn giáo, người có uy tín thuộc dân tộc thiểu số và trường hợp xét thấy có thể phải thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can thì trước khi
ký văn bản đề ra yêu cầu điều tra, KSV báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện
- Nội dung yêu cầu điều tra phải cụ thể, rõ ràng, sát với nội dung vụ án, định hướng thu thập chứng cứ để làm rõ cấu thành tội phạm, những vấn đề phải chứng minh trong vụ án theo quy định tại Điều 85, Điều 441 BLTTHS
- Kiểm sát viên chủ động phối hợp, yêu cầu ĐTV, cán bộ điều tra thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu điều tra Trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được đầy đủ yêu cầu điều tra thì KSV yêu cầu ĐTV, cán bộ điều tra giải
Yêu cầu CQĐT truy nã, đình nã bị can:
Yêu cầu truy nã bị can: Khi phát hiện bị can trốn hoặc không xác định được
bị can ở đâu mà CQĐT chưa ra quyết định truy nã bị can, thì KSV báo cáo, đề xuất
38 Điều 26 Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố năm 2017
Trang 38lãnh đạo viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 231 BLTTHS
Yêu cầu đình nã bị can: Khi CQĐT sau khi bắt được bị can mà CQĐT chưa
ra quyết định đình nã bị can, thì KSV báo cáo, đề xuất ra văn bản yêu cầu CQĐT ra
- Triệu tập và h i cung bị can; triệu tập và l y lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; l y lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (điểm g khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015)
Triệu tập và hỏi cung bị can:
Triệu tập bị can: Trường hợp cần thiết, KSV có thể triệu tập bị can Việc
triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều 182 BLTTHS 2015
Hỏi cung bị can: KSV trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 183 BLTTHS 2015:
Bị can kêu oan; Bị can khiếu nại hoạt động điều tra; Có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật; Khi có đề nghị của cơ quan có thẩm quyền điều tra;
tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn hoặc chưa rõ; lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai của bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng và các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết Việc tiến hành hỏi cung bị can được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 183 BLTTHS 2015
Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự:
Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố: Đây là một trong những quyền hạn mới của Kiểm
sát viêm được quy định trong BLTTHS 2015
Triệu tập và lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
Việc triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân của KSV phải tuân thủ trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định tại Điều 440 BLTTHS 2015
Việc lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân của Kiểm sát viên trong trường hợp: "người này không thừa nhận hành vi phạm tội của pháp
39 Khoản 2 Điều 39 Quy chế tạm thời công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố điều tra và truy tố năm 2017
Trang 39nhân, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết."
Việc KSV lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng được tiến hành theo quy định tại Điều 442 BLTTHS 2015
Triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự: Được quy định
tại các Điều 185,186,188 BLTTHS 2015
Trong quá trình điều tra và sau khi kết thúc điều tra, để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc để quyết định việc truy tố, KSV có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự trong 4 trường hợp cụ thể như sau:
Có căn cứ xác định việc lấy lời khai của ĐTV, cán bộ điều tra không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật;
Trong trường hợp lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những chứng cứ khác đã thu thập được;
Có nghi ngờ về tính trung thực, khách quan trong lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
Trường hợp cần thiết khác để làm rõ chứng cứ, tài liệu
Biên bản ghi lời khai do KSV lập được đưa vào hồ sơ vụ án và lưu hồ sơ kiểm sát
Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: "Viện kiểm sát phải
kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án…." (Khoản 6 Điều 110 BLTTHS 2015)
Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu lạm dụng việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị giữ không nhận tội, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ có mâu thuẫn, người bị giữ là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, là nhân
sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì KSV trực tiếp hỏi người bị giữ trước khi báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn Khi cần hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, KSV thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền điều tra để phối hợp trong quá trình hỏi Biên bản ghi lời khai của người bị giữ do KSV lập
Trang 40phải thực hiện theo mẫu do VKSNDTC ban hành và đúng quy định tại Điều 133 BLTTHS 2015, được lưu vào hồ sơ vụ việc, hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát
- Quyết định áp giải người ị t ị c n quyết định n giải người m ch ng người ị tố giác người ị kiến nghị kh i tố ị hại quyết định gi o người ư i 1
tu i cho c qu n t ch c cá nh n c trách nhiệm giám sát quyết định th y đ i người giám sát người ư i 1 tu i phạm t i (điểm h khoản 1 Điều 42 BLTTHS 2015)
Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại
Áp giải và dẫn giải được quy định tại Điều 127 BLTTHS 2015
Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có
đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan
Kiểm sát viên có quyền ra quyết định áp giải và dẫn giải, theo quy định tại khoản 3 Điều 127 BLTTHS 2015, KSV khi ra Quyết định áp giải và dẫn giải phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về trình tự, hình thức của Quyết định, thủ tục thi hành
và các trường hợp không được áp giải và dẫn giải theo đúng quy định tại Điều 127 BLTTHS 2015
Quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 418 BLTTS 2015: "1 Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án có thể ra quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan