1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án sinh 8 chuẩn

166 457 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

*** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** Tuần:1-Tiết:1 - ngaỳ soạn: 20/8/08 ngày dạy: BÀI MỞ ĐẦU A. MỤC TIÊU : sau khi học xong bài này học sinh cần: -Học sinh nêu rõ được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học. -Xác định vị trí của con người trong tự nhiên. -Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học. B. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại, trực quan, làm việc với SGK, thông báo. C. PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ : Tranh vẽ hình 1-3, SGK D.TIẾN TRÌNH: I.GIẢNG BÀI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BÀI: GV cho HS trả lời 2 câu hỏi SGK. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vị trí của con người trong tự nhiên, nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh, cũng như phương pháp học môn này. 2.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi ∇ SGK: ?Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì? GV phân tích, chỉnh lý và cho HS nêu ra đáp án. Một vài HS (do GV chỉ định) phát biểu ý kiến, các em khác nhận xét bổ sung. Đáp án: -Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật: +Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng 2 tay và đi bằng hai chân. +Nhờ lao động có mục đích con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. +Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức. +Biết dùng lửa để nấu chính thức ăn. +Não phát triển, sọ lớn hơn mặt. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn học cơ thể người và vệ sinh: GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi: ?Mục đích của môn học cơ thể người và vệ sinh là gì? GV chỉnh lý, bổ sung và hướng dẫn HS nêu ra đáp án. HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi. Đáp án: -Môn học này cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với con người; những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể . Một vài HS trả lời câu hỏi các HS khác bổ sung. Đáp án: Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 1 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 1.1-3 SGK và bằng hiểu biết để có thể trả lời câu hỏi ∇ SGK. GV nhận xét bổ sung và xác định nội dung trả lời đúng. -Những hiểu biết về cơ người và vệ sinh có liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã hội như y học, giáo dục học, TDTT, hội họa, thời trang… Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi: ?Dựa và đặc điểm và nhiệm vụ của môn học, hãy đề xuất các phương pháp để học tốt môn học. GV nhận xét và hướng dẫn HS nêu đúng các biện pháp đó là: HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện phát biểu. Đáp án: -Để học tốt môn cơ thể người và vệ sinh, cần áp dụng các phương pháp: quan sát tranh, mô hình, tiêu bản, mẫu ngâm…thí nghiệm: HS tự làm hoặc GV biểu diễn. -Vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống xảy ra trong đời sống. 3.TỔNG KẾT: GV cho HS đọc ghi nhớ ở cuối bài. II.KIỂM TRA: HS trả lời các câu hỏi SGK cuối bài này. III.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học thuộc và ghi nhớ phần cuối bài. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Tự xác định cho bản thân phương pháp học tập bộ môn. ---------------- Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 2 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Tuần:1-Tiết:2 - Ngày soạn: 20/8/08 Ngày dạy: BÀI 2.CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI D. A.MỤC TIÊU:: sau khi học xong bài này học sinh cần: -Học sinh kể được tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. -Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan. B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, làm việc với SGK, thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ: Tranh vẽ hình 2.1-3, SGK D. HOẠT ĐỘG DẠY VÀ HỌC: I.ỔN ĐỊNH LỚP: II.KIỂM TRA BÀI CŨ: 1)Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể người và động vật thuộc lớp Thú? 2)Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “Cơ thể người và vệ sinh”. ĐÁP ÁN: 1)Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa. Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng các công cụ lao động vào những mục đích nhất định: có tư duy, tiếng nói và chữ viết. 2)Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể, trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn Luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường. III.GIẢNG BÀI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu tất cả các hệ cơ quan mà HS sẽ nghiên cứu trong suốt năm học. Để có khái niệm chung, bài hôm nay chỉ giới thiệu một cách khái quát về cơ thể người. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người: 1)Các phần cơ thể: GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.1-2SGK để trả lời các câu hỏi ∇ SGK: ?Cơ thể người được bao bọc bởi cơ quan nào? ?Cơ thể người được chia làm mấy phần? ?Khoang bụng và khoang ngực được ngăn cách bởi cơ quan nào? ?Các cơ quan nằm trong khoang ngực và khoang bụng? GV nhận xét, bộ sung và chốt lại (nêu HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác, nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi. Đáp án: -Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như: tóc, lông, móng -Cơ thể người được chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân. -Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành. Khoang ngực chứa tim, phổi; Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 3 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** đáp án). 2)Các hệ cơ quan: GV thông báo: Cơ thể người có nhiều hệ cơ quan. Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. GV nhận xét, chỉnh sửa và chính xác hóa kết quả bảng điền khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và các cơ quan sinh dục. HS đọc thông tin SGK mục I.2 và dựa vào hiểu biết đã có để thực hiện lệnh ∇ SGK. Một vài HS trình bày\y kết quả điền bảng, các HS khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: Các hệ cơ quan trong cơ thể người. Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Cơ và xương Vận động cơ thể. Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, hấp thụ chất dinh dưỡng. Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO 2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết. Hệ hô hấp Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. Thực hiện trao đổi khí O 2 và CO 2 giữa cơ thể và môi trường. Hệ bài tiết Thận, ống dẫn tiểu và bóng đái. Bài tiết nước tiểu. Hệ thần kinh Não, tủy sống và các dây thần kinh. Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi của ∇ SGK: Ngoài các hệ cơ quan nêu trên, trong cơ thể còn có hệ cơ quan nào? GV nhận xét, xác nhận những nội dung đúng và hướng dẫn HS rút ra đáp án. Một vài HS trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: Ngoài các cơ quan nêu trên trong cơ thể người còn có da, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hối hợp hoạt động của các cơ quan: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK để thực hiện ∇ SGK. GV thông báo: Các cơ quan trong cơ thể phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, đảm bảo tính thống nhất của cơ thể. Sự thống nhất đó được thực hiện bằng cơ chế thần kinh và thể dịch. HS thực hiện ∇ SGK, một vài HS phát biểu câu trả lời, các HS khác bổ sung. Đáp án: Các mũi tên nói lên sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể người dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết. 3.TỔNG KẾT: GV cho HS đọc ghi nhớ ở cuối bài. IV.KIỂM TRA: HS trả lời các câu hỏi SGK cuối bài này. Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 4 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** V.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học thuộc và ghi nhớ phần cuối bài. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Lấy ví dụ về sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Hãy chứng minh cơ thể người là một khối thống nhất. ---------------- Tuần:2-Tiết:3 – Ngày soạn: 20/8/08 Ngày dạy: BÀI 3: TẾ BÀO E. A.MỤC TIÊU:: sau khi học xong bài này học sinh cần: -Học sinh trình bày được cấu trúc cơ bản của tế bào bao gốm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôn gi, trung thể), nhân (nhiễm sắc thể, nhân con). HS phân biệt từng chức năng cấu trúc của tế bào. HS chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, làm việc với SGK, thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ: Tranh vẽ hình 3.1-2, bảng 3.1 SGK. HS chuẩn bị bảng trang 13 SGK. D.TIẾN TRÌNH: I.ỔN ĐỊNH LỚP: II.KIỂM TRA BÀI CŨ: 1)Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào, phần thân chứa những cơ quan nào? 2)Bằng một ví dụ , em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể? ĐÁP ÁN:1)Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân và tay chân. Phần thân gồm có khoang ngực chứa: tim, phổi và khoang bụng chứa: dạ dày, gan, tụy, thận, ruột, bóng đái, cơ quan sinh dục… 2)Khi chạy hệ vận động làm việc với tốc độ lớn lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết ra nhiều. Điều đó chứng tỏ các cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp nhau dưới sự điều khiển của hệ thần kinh III.GIẢNG BÀI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BÀI: Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể người, tế bào có cấu trúc và chức năng như thế nào? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cấu trúc,chức năng và hoạt động sống của thế bào. 2.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tế bào: GV cho HS thực hiện ∇ SGK. GV nhận xét,hướng dẫn HS quan sát xác định đúng các thành phần cấu tạo của HS quan sát tranh phóng to hình 3.1 SGK, một vài HS nêu thành phần cấu tạo của tế bào. Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 5 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** tế bào. GV mở rộng kiến thức: màng sinh chất có các lỗ nhỏ đảm bảo mối liên hệ giữa máu, nước mô. Chất tề bào chứa nhiều bào quan, trong nhân có chứa NST (AND), AND qui định thành phần và cấu trúc của prôtêin đặc trưng cho loài. HS thảo luận chú thích đúng hình, một HS trình bày, các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung…. Đáp án: Thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, ti thể, ribôxôm, bộ máy Gôn gi, trung thể… ) và nhân. Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của các bộ phận trong tế bào: GV yêu cầu HS đọc bảng 3.1 SGK và nêu lên những chức năng cho từng bào quan trong tế bào? GV giải thích và chính xác hóa kiến thức như bảng 3.1 SGK. GV cho HS thực hiện ∇ SGK và cần lưu ý dòng in nghiêng trong bảng nói lên từng chức năng cho từng bộ phận tế bào. GV nhận xét và hướng dẫn HS đưa ra đáp án đúng. HS đọc bảng 3.1 SGK, một vài HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung. HS thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện nhóm phát biểu câu trả lời. Đáp án: Màng sinh chất điều chỉnh sự vận chuyển vật chất vào trong tế bào và ra tế bào để cung cấp nguyên liệu và loại bỏ chất thải. Chất tế bào thực hiện trao đổi chất. Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần hóa học của tế bào: GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK để trả lời các câu hỏi; ?Thành phần hòa học của tế bào gồm những phần nào? GV nhận xét và chính xác hóa đáp án. ?Em có nhận xét gì về thành phần hóa học trong tế bào và những nguyên tố hóa học có trong tự nhiên. Điều đó nói lên gì? Một vài HS được GV chỉ định trình bày về thành phần hóa học của tế bào. Thành phần hóa học của tế bào gồm: chất hữu cơ và chất vô cơ. -Chất hữu cơ: protein, gluxít, lipid và a xít nucleic (AND, ARN). -Chất vô cơ: Canxi, Kali, Natri, sắt, đồng, nước…. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời, các nhóm khác bổ sung. Các nguyên tố hóa học trong tế bào cũng là các nguyên tố có trong tự nhiên. Giữa cơ thể người và môi trường có liên hệ nhau. Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào: GV cho HS thực hiện ∇ SGK và gợi ý HS trả lời câu hỏi: ?Các hoạt động sống của tế bào là gì? ?Có phải tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống? HS quan sát tranh phóng to hình 3.2 SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời 2 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tế bào tham gia các hoạt động sống là: trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 6 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** và cảm ứng. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì: tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường trong cơ thể. Sự sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng là cơ sở để cơ thể sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng. 3.Tổng kết: GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. IV.Kiểm tra: 1.HS hoàn thiện bài tập theo bảng kẻ sẵn theo SGK. 2.Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? V.Hướng dẫn học ở nhà: Học bài theo vở ghi và tóm tắt SGK. Trả lời các câu hỏi trong SGK ở cuối bài. Vẽ và chú thích cấu tạo hiển vi của tế bào, đọc mục “Em có biết”. Xem bài tiếp theo. ---------------- Tuần:2-Tiết:4 Ngày soạn: 25/8/08 Ngày dạy: BÀI 3: MÔ F. A.MỤC TIÊU:: sau khi học xong bài này học sinh cần: Học sinh trình bày được khái niệm mô. Phân biệt được các loại mô chính và chức năng của các loại mô đó. B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, làm việc với SGK, thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ: Tranh vẽ hình 4.1-4, bảng trang 17 SGK. HS chuẩn bị bảng trang 17 SGK. D.TIẾN TRÌNH; I.ỔN ĐỊNH LỚP: II.KIỂM TRA BÀI CŨ: 1)Hãy nêu cấu tạo hiển vi của tế bào? 2)Hoạt động sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào? ĐÁP ÁN: 1)Cấu tạo hiển vi của tế bào gồm: màng tế bào (màng sinh chất), chất tế bào: lưới nội chất, ribôxôm, trung thể, ti thể, bộ máy Gôngi….và nhân. 2)Đặc điểm sống của tế bào thể hiện bằng: trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng. III.GIẢNG BÀI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BÀI: Trong cơ thể người có nhiều loại tế bào với chức năng khác nhau. mỗi tế bào thực hiện hiện một chức năng nhất định được gọi là mô. Vậy mô là gì? Bài hôm nay giúp các em nghiên cứu kỉ các loại mô trong cơ thể người. 2.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mô: I.Khái niệm mô: Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 7 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** GV yêu cầu HS thực hiện ∇ mục I SGK. GV nhận xét, bổ sung và gợi ý HS rút ra đáp án của 2 câu hỏi đó. HS nhiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời 2 câu hỏi của ∇ mục I SGK, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Trong cơ thể người có nhiều loại tế bào với hình dạng, kích thước khác nhau như: tế bào biểu bì, tế bào tuyến, tế bào cơ, tế bào thần kinh… Mô là tập hợp những tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm những chức năng nhất định Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại mô: GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 4.1 SGK, trả lời câu hỏi. ?Em có nhận xét gì về sự sắp xếp của các loại mô biểu bì? GV nhận xét và nêu đáp án GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 4.2 SGK, nêu tên các loại mô liên kết. GV thông báo: Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da….có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm. GV nêu câu hỏi vận dụng: ?Máu thuộc loại mô gì? Giải thích? GV nhận xét, giải thích và giúp HS nêu ra đáp án. GV cho HS qua sát tranh phóng to hình 4.3 SGK, trả lời các câu hỏi: ?Đặc điểm chung của các loại mô cơ là gì? ?Sự khác nhau giữa các loại mô cơ? II)Các loại mô: 1)Mô biểu bì: Một vài HS (do GV chỉ định) trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. Đáp án: Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể, lót trong cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái…có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết. 2)Mô liên kết: Một vài nhóm (do GV chỉ định) nêu tên các mô liên kết, các nhóm khác bổ sung để cùng xây dựng đáp án (dưới sự hướng dẫn của GV) Đáp án: Các loại mô liên kết gồm: mô sợi, mô sụn, mô xương và mô mỡ. HS suy nghĩ, một vài em trả lời các em khác bổ sung. Đáp án: Máu thuộc mô liên kết vì huyết tương của máu là chất cơ bản là chất lỏng cơ bản phù hợp với chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải. 3.Mô cơ: HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đưa ra đáp án. Đáp án: Các tế bào cơ đều dài và có chức năng co dãn tạo nên sự vận động. Mô cơ vân có tế bào dài, chứa nhiều nhân, Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 8 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ?Nơron thần kinh gồm mấy phần? GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức. GV nhấn mạnh: mô thần kinh gồm hai loại tế bào (tế bào thần kinh gọi là nơron và tế bào thần kinh đệm). Nơron là loại tế bào chuyên hóa cao (Không có khả năng sinh sản) vừa có tính hưng phấn (tạo ra xung thần kinh), vừa có khả năng dẫn truyền và ức chế xung thần kinh. GV nêu câu hỏi: Chức năng của mô thần kinh là gì? GV nhận xét, phân tích và chốt lại. có vân ngang, gắn với xương. Mô cơ trơn có tế bào hình thoi, có một nhân, tạo nên các thành phần nội quan (dạ dày, mật, bóng đái ). Mô cơ tim có tế bào dài, phân nhánh, chứa nhiều nhân, tạo nên thành tim. 4.Mô thần kinh: HS quan sát tranh phóng to Hình 4.4 SGK, đọc thông tin, một vài HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. Đáp án: Nơron gồm có thân (chứa nhân) từ thân phát ra nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của nơron này với nơron kế tiếp gọi là xináp. HS suy nghĩ, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. Đáp án: Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều hòa hoạt động của các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường. 3.Tổng kết:GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. IV.Kiểm tra: 1.HS so sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó? 2.Cơ vân, cơ trơn và cơ tim có gì khác nhau về cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn? 3.So sánh 4 loại mô theo mẫu bảng 4, trang 17 SGK. V.Hướng dẫn học ở nhà: Học bài theo vở ghi và tóm tắt SGK. Trả lời các câu hỏi trong SGK ở cuối bài. Làm bài tập bảng 4 trang 17 SGK Xem bài tiếp theo. Mỗi nhóm chuẩn bị một con ếch hoặc một miếng thịt lợn nạc tươi. ---------------- Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 9 *** giáo án sinh học 8 năm học 2008 -2009 *** Tuần:3-Tiết:5 Ngày soạn: 25/8/08 Ngày dạy: BÀI 5: THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ A.MỤC TIÊU: học song bài này học sinh cần. -Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời mô cơ vân. Quan sát và vẽ hình các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn, phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào và nhân. - Phân biệt các loại mô. B.PHƯƠNG PHÁP: Thực hành, đàm thoại, trực quan. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ: -GV chuẩn bị dụng cụ thực hành như đã nêu trong SGK trang 18. -HS: mỗi nhóm chuẩn bị 1 con ếch hoặc một miếng thịt lợn nạc, tươi. D.TIẾN TRÌNH: I.ỔN ĐỊNH LỚP: II.KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra các vật HS III.GIẢNG BÀI MỚI: 1.GIỚI THIỆU BÀI: -Nêu đặc điểm các loại mô. Để thấy rõ đặc điểm của các loại mô ta làm tiêu bản và quan sát các loại mô dưới kính hiển vi. 2.CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân: 1.Làm tiêu bản mô cơ vân: GV hướng dẫn HS tiến hành các bước thực hành như SGK. GV lưu ý HS khi làm tiêu bản. -Dùng kim mũi nhọn khẽ rạch bao cơ theo chiều dọc bắp cơ, ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt bên mép rạch, rồi ấn nhẹ làm lộ các tế bào cơ (hình sợi mảnh). -Lay kim mũi mác gạt nhẹ cho các tế bào cơ tách khỏi bắp cơ dính vào bản kính. 2.Quan sát tế bào mô cơ vân: GV hướng dẫn HS chuyển vật kính, chỉnh kính để quan sát với độ phóng đại lớn dần. GV gợi ý HS trong quan sát để phân biệt được: màng, chất tế bào, vân ngang và nhân của tế bào. HS cử đại diện nhóm tiến hành làm tiêu bản như SGK. HS sau khi đã có tế bào cơ trên bản kính, nhỏ dung dịch sinh lý 0,65% NaCl rồi đậy lam kính để quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Chú ý đặt lam kinh sao cho không có bọt khí. Có thể nhỏ thêm một giọt axít acetic để nhìn cho rõ. HS điều chỉnh kính hiển vi quan sát tiêu bản sao cho thấy tế bào cơ vân rõ nhất. Hoạt động 2: Quan sát tiêu bản các loại mô khác: GV yêu cầu HS quan sát các tiêu bản mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn dưới kính hiển vi và trình bày kết quả. Dưới sự hướng dẫn của GV các nhóm HS tiến hành quan sát, cử đại diện báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung và Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 10 [...]...  Sinh học 8 21 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** Tuần:5-Tiết:10 Ngày soạn:21/9/ 08 Ngày dạy: BÀI 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần -Học sinh chứng minh được cơ co sinh ra công, công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển -Học sinh trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các biện pháp chống mỏi cơ -Học sinh nêu...  Sinh học 8 24 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** Tuần:6-Tiết:11 Ngày soạn: 21/9/ 08 Ngày dạy: BÀI 11.TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần -Học sinh chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương Học sinh vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh, rèn luyện... Xem bài 9 trước khi đến lớp học  -Tuần:5-Tiết:9 Ngày soạn:14/9/ 08 Ngày dạy: BÀI 9 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần Sinh học 8 18 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** -Học sinh trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ -Học sinh giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và ý nghĩa của sự co... làm bài tập, một vài HS trình bày đáp án, các em khác nghe và nêu ý kiến khuyết theo ∇ SGK GV nhận xét và giúp các em nêu chỉnh sửa bổ sung lên đáp án đúng Đáp án: GV thông báo: Khi cơ co tạo ra Theo thứ tự các chỗ trống cần điền là: co, một lực tác động vào vật, làm vật di Sinh học 8 22 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** chuyển tức sinh ra 1 công, công được lực đẩy, lực... cuối bài Tự tìm cho mình một phương pháp rèn luyện cơ xương phù hợp  Sinh học 8 27 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** Tuần:6-Tiết:12Ngày soạn: 28/ 9/ 08 Ngày dạy: BÀI 12:THỰC HÀNH: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI BỊ GÃY XƯƠNG A MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần -Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương -HS biết băng bó cố định xương cẳng... và đánh giá đáp án của nhóm HS nêu ra đáp án đúng mình và các nhóm khác Đáp án: Khi cơ thể bị mất nhiều nước, máu sẽ đặc lại, nên sự vận chuyển các chất sẽ khó khăn hơn Huyết tương tham gia vào việc vận chuyển các chất: dinh dưỡng, hooc môn, kháng thể, muối khoáng và chất thải Máu từ phổi về mang nhiều o xi nên có màu đỏ tươi, máu từ tế bào về tim có Sinh học 8 30 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh. .. đồ và đánh dấu chiều 2 Các nguyên tắc truyền máu: mũi tên chỉ mối quan hệ cho và nhận GV cho HS thực hiện ∇ SGK, theo giữa các nhóm máu để không xảy ra sự dõi, gợi ý, nhận xét, bổ sung và chọn ra kết dính hồng cầu đá án đúng Sinh học 8 34 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** GV cần lưu ý HS về hồng cầu người cho có kháng nguyênnào và huyết tương người nhận có kháng thể... phụ vào phiếu học tập) Cả lớp theo dõi phát biểu ý kiến, GV theo dõi, gợi ý và hướng dẫn để HS chỉnh lý, bổ sung Sinh học 8 25 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** nêu lên đáp án đúng Đáp án: Sự khác nhau giữa bộ xương người với bộ xương thú là: Các phần so sánh Ơ người Ơ thú Tỉ lệ sọ não/ mặt Lớn Nhỏ Lồi cằm xương mặt Phát triển Không có Cột sống Cong ở 4 chỗ Cong hình... giống nhau giữa xương tay gân, cơ, tạo cho cơ thể có một hình dáng Sinh học 8 14 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** và xương chân? nhất định GV nhận xét, bổ sung và nêu đáp -Tạo thành các khoang chứa đựng và án bảo vệ các nội quan trong cơ thể GV thông báo: khối xương sọ gồm -Cùng với hệ cơ làm cho cơ thể vận 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ động được chứa não Xương hàm... lời của nhóm, tự nêu lên đáp án các nhóm khác góp ý, bổ sung GV yêu cầu từng nhóm HS đọc nội Hs tập sơ cứu người gãy xương cẳng dung SGK Quan sát hình 12.1 SGK và tay theo hướng dẫn trong SGK tiến hành tập sơ cứu cho người bị gãy Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, Sinh học 8 28 GV:Nguyễn Thị Thanh *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** xương cẳng tay nhận xét đánh giá lẫn nhau và rút kinh . ---------------- Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 2 *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Tuần:1-Tiết:2 - Ngày soạn: 20 /8/ 08. hoạt động sống là: trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản Sinh học 8 GV:Nguyễn Thị Thanh 6 *** giáo án sinh học 8 năm học 20 08 -2009 *** và cảm ứng. Tế bào

Ngày đăng: 06/09/2013, 06:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV treo tranh hình 6.3 SGK yêu cầu HS quan sát kết hợp với thông tin SGK để mô tả vòng phản xạ - Giáo án sinh 8 chuẩn
treo tranh hình 6.3 SGK yêu cầu HS quan sát kết hợp với thông tin SGK để mô tả vòng phản xạ (Trang 13)
GV treo tranh phóng to hình 9.2 SGK, cho HS quan sát rồi đồng thời chỉ trên tranh   và   mô   tả   thí   nghiệm   như   nêu   ở trong SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
treo tranh phóng to hình 9.2 SGK, cho HS quan sát rồi đồng thời chỉ trên tranh và mô tả thí nghiệm như nêu ở trong SGK (Trang 20)
Cong hình cung - Giáo án sinh 8 chuẩn
ong hình cung (Trang 26)
GV chỉ trên hình vẽ và phân tích cho HS   thấy   sự   hoạt   động   nhịp   nhàng   của các   các   cơ   quan   làm   cho   thức   ăn   từ khoang miệng được đẩy xuống dạ dày. - Giáo án sinh 8 chuẩn
ch ỉ trên hình vẽ và phân tích cho HS thấy sự hoạt động nhịp nhàng của các các cơ quan làm cho thức ăn từ khoang miệng được đẩy xuống dạ dày (Trang 56)
Ba HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 3 cột của bảng 35.2. - Giáo án sinh 8 chuẩn
a HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 3 cột của bảng 35.2 (Trang 76)
Hai HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 2 cột của bảng 35. 4. - Giáo án sinh 8 chuẩn
ai HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 2 cột của bảng 35. 4 (Trang 77)
điền hoàn thành bảng 37.2 và 37.3 SGK vào vở bài tập. - Giáo án sinh 8 chuẩn
i ền hoàn thành bảng 37.2 và 37.3 SGK vào vở bài tập (Trang 84)
Bảng 37.3 SGK: - Giáo án sinh 8 chuẩn
Bảng 37.3 SGK: (Trang 84)
Một HS lên bảng điền và hoàn chỉnh   bảng   40   SGK,   các   HS   khác theo dõi, góp ý kiến, bổ sung và nêu câu trả lời chung cho lớp. - Giáo án sinh 8 chuẩn
t HS lên bảng điền và hoàn chỉnh bảng 40 SGK, các HS khác theo dõi, góp ý kiến, bổ sung và nêu câu trả lời chung cho lớp (Trang 90)
GV nhận xét,bổ sung và treo bảng phụ (ghi đáp án) - Giáo án sinh 8 chuẩn
nh ận xét,bổ sung và treo bảng phụ (ghi đáp án) (Trang 96)
Hoàn thành bảng 45 vào vở bài tập. Kẻ bảng 46 trước ở nhà Xem và soạn bài tiết theo trước ở nhà. - Giáo án sinh 8 chuẩn
o àn thành bảng 45 vào vở bài tập. Kẻ bảng 46 trước ở nhà Xem và soạn bài tiết theo trước ở nhà (Trang 104)
1. Vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bê ngoài và trình bày cấu tạo, hình dạnh ngòai? - Giáo án sinh 8 chuẩn
1. Vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bê ngoài và trình bày cấu tạo, hình dạnh ngòai? (Trang 109)
II.CHỨC NĂNG THU NHẬN SÓNG ÂM: - Giáo án sinh 8 chuẩn
II.CHỨC NĂNG THU NHẬN SÓNG ÂM: (Trang 121)
GV treo bảng phụ ghi kết quả điền hoàn chỉnh bảng 52.1 SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
treo bảng phụ ghi kết quả điền hoàn chỉnh bảng 52.1 SGK (Trang 124)
GV treo bảng phụ ghi đáp án bảng 52.2 SGK   cho HS chỉnh sửa làm bài tập của mình. - Giáo án sinh 8 chuẩn
treo bảng phụ ghi đáp án bảng 52.2 SGK cho HS chỉnh sửa làm bài tập của mình (Trang 125)
PXCĐK hình thành và ức chế cũng như ý nghĩa của chúng. - Giáo án sinh 8 chuẩn
h ình thành và ức chế cũng như ý nghĩa của chúng (Trang 127)
Xem và soạn bài tiết theo trước ở nhà. Kẻ bảng 54 trang 172 SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
em và soạn bài tiết theo trước ở nhà. Kẻ bảng 54 trang 172 SGK (Trang 128)
IV.KIỂM TRA - Giáo án sinh 8 chuẩn
IV.KIỂM TRA (Trang 133)
Đọc mục “Em có biết”. Kẻ bảng 58.1-2 trước ở nhà vào vở bài tập. Xem và soạn bài tiết theo trước ở nhà. - Giáo án sinh 8 chuẩn
c mục “Em có biết”. Kẻ bảng 58.1-2 trước ở nhà vào vở bài tập. Xem và soạn bài tiết theo trước ở nhà (Trang 139)
chỉnh đoạn văn viết về sự hình thành hoocmôn sinh dục nam. Theo thứ tự các từ là: LH, các tế bào kẽ,testôstêrôn - Giáo án sinh 8 chuẩn
ch ỉnh đoạn văn viết về sự hình thành hoocmôn sinh dục nam. Theo thứ tự các từ là: LH, các tế bào kẽ,testôstêrôn (Trang 141)
1.HS làm bài tập bảng 60 trang 189 SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
1. HS làm bài tập bảng 60 trang 189 SGK (Trang 147)
1.HS làm bài tập bảng 61trang 192SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
1. HS làm bài tập bảng 61trang 192SGK (Trang 149)
Thể vàng được hình thành tại bao   noãn,   hoocmôn   này   còn   kìm hãm   hoocmôn   kích   thích   buồng trứng   của   tuyến   yên,   nên   trứng không chín và rụng. - Giáo án sinh 8 chuẩn
h ể vàng được hình thành tại bao noãn, hoocmôn này còn kìm hãm hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên, nên trứng không chín và rụng (Trang 151)
Kẻ bảng 63 trang 198 vào vở bài tập trước khi đến lớp. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Giáo án sinh 8 chuẩn
b ảng 63 trang 198 vào vở bài tập trước khi đến lớp. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài (Trang 152)
Bảng phụ và phiếu học tập (ghi nội dung bảng 63 SGK). Một số dụng cụ tránh thai (bao cao su, dụng cụ tử cung..) - Giáo án sinh 8 chuẩn
Bảng ph ụ và phiếu học tập (ghi nội dung bảng 63 SGK). Một số dụng cụ tránh thai (bao cao su, dụng cụ tử cung..) (Trang 153)
Bảng phụ và phiếu học tập (ghi nội dung bảng 63 SGK). - Giáo án sinh 8 chuẩn
Bảng ph ụ và phiếu học tập (ghi nội dung bảng 63 SGK) (Trang 153)
HS theo dõi bảng phụ và chỉnh sửa. - Giáo án sinh 8 chuẩn
theo dõi bảng phụ và chỉnh sửa (Trang 154)
Dùng các bảng phụ ghi nội dung đáp án theo các bảng 66.1- 66.8 như SGK. D. TIẾN TRÌNH: - Giáo án sinh 8 chuẩn
ng các bảng phụ ghi nội dung đáp án theo các bảng 66.1- 66.8 như SGK. D. TIẾN TRÌNH: (Trang 162)
Hai HS lên bảng điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.3 SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
ai HS lên bảng điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.3 SGK (Trang 163)
Hai HS lên bảng điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.5 SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
ai HS lên bảng điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.5 SGK (Trang 164)
Hai HS lên bảng điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.6 SGK. - Giáo án sinh 8 chuẩn
ai HS lên bảng điền vào ô trống để hoàn thành bảng 66.6 SGK (Trang 165)
điền và hoàn thiện bảng. Cả lớp theo dõi, bổ sung để có đáp án chung của lớp. - Giáo án sinh 8 chuẩn
i ền và hoàn thiện bảng. Cả lớp theo dõi, bổ sung để có đáp án chung của lớp (Trang 166)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w