1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỨC ĂN VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA CHÀ VÁ CHÂN XÁM (Pygathrix cinerea) TẠI HÒN DỒ, THÔN ĐỒNG CỐ, XÃ TAM MỸ TÂY, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

60 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 7,56 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỨC ĂN VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA CHÀ VÁ CHÂN XÁM Pygathrix cinerea TẠI HÒN DỒ, T

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỨC ĂN VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA CHÀ VÁ CHÂN XÁM

(Pygathrix cinerea) TẠI HÒN DỒ, THÔN ĐỒNG CỐ,

XÃ TAM MỸ TÂY, HUYỆN NÚI THÀNH,

TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỨC ĂN VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA CHÀ VÁ CHÂN XÁM

(Pygathrix cinerea) TẠI HÒN DỒ, THÔN ĐỒNG CỐ,

XÃ TAM MỸ TÂY, HUYỆN NÚI THÀNH,

TỈNH QUẢNG NAM

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Ái Tâm

Đà Nẵng - Năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu thành phần thức ăn và một số tập tính của

Voọc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Đà Nẵng, các thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài Trong đó, ThS Trần Ngọc Sơn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm

kiếm và thu thập tài liệu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Ái Tâm là người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, và giúp đỡ tôi về chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu, thu thập tài liệu trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tôi cũng xin được đồng cảm ơn, ThS Trần Hữu Vỹ, ThS Nguyễn Thị Kim Yến, anh Trần Ngọc Toàn, anh Lê Viết Mạnh, TS Hà Thăng Long cùng toàn thể các anh chị trong Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Hội Động vật học Frankfurt đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này

Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trạm kiểm lâm Núi Thành và cộng đồng thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây đã tạo mọi điều kiện, quan tâm hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cô, hội đồng khoa học để đề tài được

hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu đề tài 1

4 Ý nghĩa đề tài 1

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đa dạng linh trưởng ở Việt Nam 3

1.2 Một số đặc điểm của chi Pygathrix 3

1.2.1 Phân loại học 3

1.2.2 Đặc điểm hình thái 3

1.2.3 Phân bố 4

1.3 Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) 5

1.3.1 Tên gọi 5

1.3.2 Tình hình nghiên cứu CVCX trên thế giới 5

1.3.3 Đặc điểm hình thái CVCX 6

1.3.4 Đặc điểm sinh học, sinh thái của CVCX 6

1.3.5 Số lượng và phân bố 6

1.3.6 Các mối đe dọa 6

1.3.7 Tình trạng bảo tồn 6

CHƯƠNG 2 8

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

2.2.1 Mục tiêu chung 8

2.2.2 Mục tiêu cụ thể 8

2.3 Nội dung nghiên cứu 8

2.3.1 Nghiên cứu về thành phần thức ăn của Voọc Chà vá chân xám: 8

2.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm quần thể Voọc Chà vá chân xám 8

2.3.3 Nghiên cứu một số tập tính 8

CHƯƠNG 3 9

Trang 6

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 Thời gian nghiên cứu 9

3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 10

3.2.1 Vị trí địa lý 10

3.2.2 Địa hình, khí hậu, thủy văn 11

3.2.3 Hệ động thực vật tại Hòn Dồ 11

3.3 Phương pháp nghiên cứu 11

3.3.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 11

3.3.2 Phương pháp scan – sampling của Altman và cộng sự (1974) 11

3.3.3 Phương pháp xác định thành phần loài 12

3.3.4 Phương pháp lấy mẫu thực vật 12

3.3.5 Phương pháp sử dụng GPS và bản đồ 12

3.3.6 Phương pháp phân tích số liệu 12

CHƯƠNG 4 15

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 Quần thể CVCX tại Hòn Dồ 15

4.1.1 Một số thông tin chung về quần thể CVCX tại xã Tam Mỹ tây 15

4.1.2 Vùng sống của CVCX tại Hòn Dồ 16

4.1.3 Kích thước và cấu trúc đàn 17

4.2 Thành phần thức ăn của CVCX tại Hòn Dồ 18

4.2.1 Thành phần thức ăn và bộ phận sử dụng của CVCX 18

4.2.2 Bản đồ các loài thực vật là thức ăn của CVCX tại Hòn Dồ 20

4.3 Quỹ thời gian ăn và các hoạt động khác của CVCX tại Hòn Dồ 21

4.3.1 Quỹ thời gian cho các hoạt động 21

4.4 Tập tính lựa chọn giá thể và một số tập tính khác 22

4.4.1 Tập tính lựa chọn giá thể của CVCX 22

4.4.2 Tập tính kiếm ăn của Chà vá chân xám 23

4.4.3 Tập tính nghỉ ngơi của Chà vá chân xám 24

4.4.4 Tập tính di chuyển của CVCX 26

4.4.5 Tập tính xã hội của CVCX 28

4.5 Một số vấn đề bảo tồn CVCX tại xã Tam Mỹ Tây 30

4.5.1 Các mối đe dọa chính 30

4.5.2 Công tác quản lý, bảo tồn hiện nay tại Tam Mỹ Tây 31

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ TỒN TẠI 32

Trang 7

1.1 Kết luận 32

1.1.1 Vùng phân bố, số lượng CVCX tại Tam Mỹ Tây 32

1.1.2 Thành phần thức ăn của CVCX 32

1.1.3 Quỹ thời gian hoạt động của CVCX 32

1.1.4 Một số vấn đề về bảo tồn 32

1.2 Kiến nghị 32

1.3 Tồn tại 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

PHỤ LỤC 36

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CVCĐ Chà vá chân đen CVCN Chà vá chân nâu CVCX Chà vá chân xám ĐDSH Đa dạng sinh học VQG Vườn quốc gia

Trang 9

Hòn Dồ với các loài Chà vá ở khu vực khác 30

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Số hiệu Tên sơ đồ, hình ảnh Trang 1.1 Phân bố các loài Chà vá ở Việt Nam 4 3.1 Vị trí Hòn Dồ trong bản đồ điều chỉnh quy hoạch rừng huyện

3.2 Điểm quan sát số 1 (quan sát khu vực rìa phía Tây Hòn Dồ) 13 3.3 Điểm quan sát số 2 (quan sát khu vực giữa Hòn Dồ) 13 3.4 Điểm quan sát số 3 (quan sát khu vực rìa phía Đông Hòn Dồ) 14 4.1 Bản đồ vùng phân bố của CVCX tại xã Tam Mỹ Tây 15 4.2 Núi Hòn Dồ, nơi quần thể CVCX sinh sống 16 4.3 Tần suất lựa chọn bộ phận thức ăn của CVCX 18 4.4 Bản đồ phân bố các loài thực vật là thức ăn của CVCX tại Hòn

4.5 Quỹ thời gian hoạt động của CVCX 22 4.6 Tần suất lựa chọn giá thể của CVCX 23 4.7 Cá thể CVCX đang ăn lá non trên tán cây 23 4.8 CVCX ăn lá dây leo Bìm lá nho (Merremia umbellata) 24 4.9 Kiểu ngồi co chân của CVCX 25 4.10 Kiểu ngồi duỗi chân của CVCX 25 4.11 Kiểu di chuyển bằng 4 chân của CVCX 26 4.12 Kiểu di chuyển bằng 2 chân của CVCX 27 4.13 Di chuyển kiểu nhảy của CVCX 28 4.14 Tập tính nhìn cảnh giới của CVCX 29 4.15 Tập tính nhìn cảnh giới của CVCX 29

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Voọc Chà vá chân xám (CVCX) là một trong 5 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, được xếp vào loài nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam và loài cực kì nguy cấp (CR) trong sách đỏ thế giới Chúng được phát hiện năm 1995 và được mô tả sau đó hai năm CVCX được tìm thấy trong rừng nhiệt đới trên đồi và núi ở độ cao từ 200 – 1500m [3] Số lượng cá thể loài này đang bị suy giảm từ những năm 2000 và chúng nằm trong danh sách “25 loài linh trưởng bị đe dọa nhất trên thế giới” CVCX chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam

và Quảng Nam là giới hạn phân bố phía Bắc của loài [8]

Đặc biệt, quần thể Voọc CVCX ở Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang đứng trước nguy cơ suy giảm số lượng do suy giảm sinh cảnh và mất nguồn thức ăn Núi Hòn Dồ là khu vực rừng nguyên sinh còn sót lại với diện tích khoảng 10ha, bị chia cắt với các khu vực khác bởi xung quanh là rừng keo trồng của người dân Ngoài ra, khu vực rừng này còn chịu nhiều tác động của con người do hoạt động khai thác, vận chuyển keo gây ảnh hưởng đến sinh cảnh sống và hoạt động của CVCX Theo thống kê, hiện nay đàn voọc ở khu vực này suy giảm chỉ còn khoảng 20 cá thể sống biệt lập trên diện tích rừng tự nhiên nghèo hơn 10ha

Xuất phát từ thực tế trên, nhằm cung cấp những thông tin khoa học về thành phần thức ăn của Voọc Chà vá chân xám góp phần vào công tác quản lý và bảo

tồn loài theo “Đề án Bảo tồn loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại xã Tam

Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”, tôi chọn đề tài khóa luận: “Nghiên

cứu thành phần thức ăn và một số tập tính của Voọc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) ở Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng

Nam”

2 Mục tiêu đề tài

Xác định thành phần thức ăn và một số tập tính của Voọc Chà vá chân xám

tại Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

4 Ý nghĩa đề tài

Để bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này trước nguy cơ tuyệt chủng, tỉnh Quảng Nam đang hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) triển khai đề án bảo tồn loài Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam [9] Vì vậy, những thông tin khoa học về thành phần thức ăn và tập tính của Voọc Chà vá chân xám sau khi được nghiên cứu

Trang 12

sẽ là cơ sở dữ liệu hết sức quan trọng cho việc trồng rừng, phục hồi sinh cảnh sống,

ưu tiên những loại cây trồng là thức ăn cũng như phù hợp với tập tính di chuyển, lựa chọn giá thể của CVCX Việc hiểu biết về thành phần thức ăn và một số tập tính của loài sẽ là cơ sở hết sức cần thiết trong công tác phục hồi sinh cảnh và thức

ăn cho đàn voọc trước nguy cơ sinh cảnh sống và nguồn thức ăn đang bị đe dọa

Trang 13

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đa dạng linh trưởng ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong số 16 quốc gia hàng đầu trên thế giới về đa dạng sinh học Với đặc trưng về sự đa dạng các loài thú Linh trưởng, với 24 taxa và 4 Họ (Culi, Khỉ, Vượn,

Voọc), bao gồm 5 loài đặc hữu: Voọc Cát Bà (T poliocephalus poliocephalus), Voọc Chà

vá chân xám (Pygathrix cinerea), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacour) và Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis)

1.2 Một số đặc điểm của chi Pygathrix

1.2.1 Phân loại học

Theo Jablonski năm 1998, CVCX thuộc nhóm khỉ ăn lá (Colobinae), giống – Pygathrix, một trong trong 4 giống của khỉ mũi hếch châu Á gồm: Rhinopithicus, Pygathrix, Nasalis và Simias Trong đó giống Pygathrix gồm có 3 loài chà vá: Chà vá

chân đỏ (P nemaeus), Chà vá chân đen (P nigripes) và CVCX (P.cinerea)

1.2.2 Đặc điểm hình thái

So với kích thước của các loài voọc khác, kích thước cơ thể của các loài trong giống Chà vá là khá lớn với chiều dài cơ thể từ 53-63 cm và trọng lượng trung bình từ 5,3 đến 11,5 kg (Lippold & Vu Ngoc Thanh, 1999)

Đuôi các loài Chà vá thường có màu trắng và có kích thước tương đương với chiều dài cơ thể, đầu không có mào nhọn trên đỉnh Lông ở trên đầu chải ngược về phía sau Đôi mắt hình quả hạnh và góc mắt hơi nghiêng Dương vật của con đực trưởng thành có màu đỏ Màu sắc của con đực trưởng thành và con cái như nhau ngoại trừ ở con đực có một túm lông trắng ở phía trên mỗi góc hình tam giác ở gốc đuôi (Lippold et al 1977) Màu lông của con non thuộc 3 loài Chà vá tương đối giống nhau với màu vàng cam khuôn mặt hơi đỏ xanh, màu mắt vàng sáng Đỉnh đầu có màu hơi đỏ đen, dọc theo sống lưng có một đường màu đen Sau hai năm, màu sắc của 3 loài đã có sự khác biệt rõ ràng CVCX và chân đỏ khuôn mặt chuyển dần sang màu vàng cam (Nadler et al 2003) Chà

vá chân đen có khuôn mặt chuyển sang màu xanh Màu lông phía sau lưng đậm hơn so với Chà vá chân đỏ, nhưng màu lông ở phía trước bụng lại sáng hơn (Lippold & Vu Ngoc Thanh, 1995) Chi sau 3 loài có màu sắc được thể hiện ở tên gọi của mỗi loài: Chà vá chân đỏ có màu nâu đỏ (Otto, 2005), Chà vá chân đen có màu đen (Nadler et al, 2003), Chà vá chân xám có màu xám tro (Ha Thang Long, 2009)

Trang 14

1.2.3 Phân bố

Hình 1.1 Phân bố các loài Chà vá ở Việt Nam (Nguồn: Hà Thăng Long)

Cả 3 loài Chà vá chân đỏ (P nemaeus), Chà vá chân đen (P nigripes) và CVCX (P.cinerea) đều phân bố trên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) Riêng

Chà vá chân xám là loài đặc hữu của Việt Nam – chỉ phân bố duy nhất ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam

Trang 15

1.3 Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea)

Cho tới năm 1950, theo các nhà phân loại học thì chỉ có duy nhất 2 loài Chà vá, loài Chà vá chân đen và loài Chà vá chân nâu ở vùng Đông Dương

Năm 1995, Trung tâm cứu hộ Linh trưởng ở Cúc Phương cứu hộ được 1 loài Chà vá

có màu lông khác với Chà vá chân xám và chân đen Việc phát hiện một loài trong giống Chà vá có màu lông khác với các loài khác gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà linh trưởng học ở Việt Nam Ở giai đoạn đầu, Các nhà linh trưởng học ở Việt Nam khẳng định rằng

đó là loài lai giữa Chà vá chân xám và Chà vá chân đen (Lippold và Vũ Ngọc Thanh, 1995) Tuy nhiên, Theo Nadler (1997), ông đề xuất tách riêng loài này thành một loài mới thuộc giống Chà vá dựa trên sự khác biệt của màu trên khuôn mặt; màu lông dưới chân và tay; độ dài của mặt con trưởng thành Sau đó, Roos và Nadler (2001) tiến hành nghiên cứu về trình tự ADN ty thể của ba loài Chà vá chân đỏ, Chà vá chân đen, Chà vá chân xám Từ đó khẳng định rằng Chà vá chân xám là một loài riêng biệt Dựa trên màu sắc của giống dưới, loài này được đặt tên là Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea)

1.3.1 Tên gọi

- Tên thường gọi: Chà vá chân xám, Voọc vá (Việt); Hoa, Doọc (BaNa)

- Tên khoa học : Pygathrix cinerea (Tilo Nadler ,1997)

- Tên tiếng Anh : Grey-Shanked Douc Langur

- Họ Khỉ (Cercopithecidae)

1.3.2 Tình hình nghiên cứu CVCX trên thế giới

CVCX là một trong "25 Loài Linh trưởng bị đe dọa nhất Thế giới" và chỉ phân bố ở

5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum [8] Chúng được phát hiện năm 1995 và được mô tả sau đó hai năm Chúng được tìm thấy trong rừng nhiệt đới trên đồi và núi ở độ cao từ 200 – 1500m [3] Số lượng cá thể loài này đang bị suy giảm từ những năm 2000 và chúng nằm trong danh sách

“25 loài linh trưởng bị đe dọa nhất trên thế giới”

CVCX được Tilo Nadler mô tả hình thái và chính thức kết luận là một loài linh trưởng mới vào năm 2001 [8] Sau đó các cuộc điều tra khảo sát khu phân bố của loài mới được thực hiện Cho đến nay mới chỉ có một nghiên cứu ngắn hạn về quần thể Chà vá

chân xám (Pygathrix cinerea) ở núi Hòn Mỏ, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, những

nghiên cứu dài hạn bao gồm: nghiên cứu dài hạn của Hà Thăng Long về đặc điểm sinh thái và tình trạng loài [4] và nghiên cứu của Th.S Nguyễn Thị Tịnh về Sinh thái dinh dưỡng của Voọc CVCX tại VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai [8], Nghiên cứu về Voọc Chà vá chân Xám tại VQG Kon Ka Kinh [15]

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 60% thức ăn của chúng là lá cây, nhưng tỉ lệ này thay đổi từ 80% trong mùa khô đến 20% vào mùa mưa [2] 5 họ vừa thuộc tốp 10 họ được

Trang 16

ăn nhiều vừa thuộc tốp 10 họ có nhiều loài gồm Myrtaceae, Sapindaceae, Moraceae, Lauraceae, Flacourtiaceae Trong đó 3 họ Sapindaceae, Myrtaceae, Flacourtiaceae là nguồn cung cấp thức ăn cho CVCX quan trọng hơn cả [8] Tầng tán hợp thành bởi những cây cao hơn 15m là tầng được CVCX sử dụng chủ yếu

1.3.3 Đặc điểm hình thái CVCX

Theo Nadler (2003), loài Chà vá chân xám có khối lượng và chiều dài trung bình cơ thể khoảng 11,5 và 630 cm (cá thể đực); 8,45 kg và 570 cm (cá thể cái) Đuôi thuôn dài, gốc đuôi và toàn bộ lông đuôi có màu trắng Ở con đực có hai túm lông trắng ở 2 góc phía trên gốc đuôi hình tam giác Màu sắc lông của giống Chà vá có 5 màu khác nhau do đó các loài trong giống Chà vá thường được gọi là voọc ngũ sắc

Ở con trưởng thành, bộ lông ở phần đỉnh đầu, lưng, dưới cánh tay và đùi có màu tro xám Đầu tròn không có lông mào trên đỉnh như các loài vọoc khác Da ở vùng trán, má

và xung quanh mũi có màu vàng cam sáng Ở quanh miệng và cằm có màu trắng, ở phần

cổ có dải màu đỏ cam Lông ở vùng quanh mặt kéo đến hai tai dài và có màu xám sáng Phần đùi của chi sau và trên bả vai kéo đến khủy của chi trước lông có màu xám đen Da

ở bàn tay và bàn chân có màu đen Thông thường con đực trưởng thành có màu lông sặc sỡ hơn con cái (Nadler, 1997)

1.3.4 Đặc điểm sinh học, sinh thái của CVCX

- Nơi sống: CVCX sống hầu như hoàn toàn trên cây ở các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh với độ cao từ 300 - 1500 m Sống thành gia đình khoảng 5 - 12 cá thể

- Thời gian hoạt động của CVCX thường 05:30-18:00

- Thức ăn: lá non và già, hạt, quả, hoa

- Sinh sản: Chà vá chân xám mang thai từ 165 - 190 ngày, mỗi lần sinh sản một cá thể Con non sau 4 năm phát triển thành con trưởng thành Tuổi thọ trung bình từ 20 – 25 năm

1.3.5 Số lượng và phân bố

CVCX là loài linh trưởng đặc hữu chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định và Gia Lai Hiện nay, ước lượng còn hơn 1000 cá thể ở Việt Nam [17]

1.3.6 Các mối đe dọa

Săn bắt và mất môi trường sống là nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng của loài CVCX trong những năm vừa qua

1.3.7 Tình trạng bảo tồn

Trong nghị định 32/2006/NĐ-CP, loài Chà vá chân xám được xếp vào nhóm IB thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại Ngoài ra, loài Chà vá chân xám còn được xếp vào phụ lục I công ước CITES (gồm các loài bị de

Trang 17

dọa tuyệt chủng, tuyệt đối nghiêm cấm buôn bán) Bên cạnh đó, Sách Đỏ Việt Nam năm

2007 xếp ở mức bậc R (Endangered - Nguy cấp), Sách đỏ thế giới (IUCN-Red List) năm

2018 xếp loại bậc CR (Critically endangered) - cực kỳ nguy cấp

Trang 18

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Voọc Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ

Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1 Mục tiêu chung

Xác định thành phần loài thực vật là thức ăn của CVCX và một số tập tính của CVCX tại Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

2.2.2 Mục tiêu cụ thể

Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

- Thống kê được danh sách các loài thực vật mà CVCX dùng làm thức ăn, bộ phận của cây và loại cây (thân gỗ, cây bụi, dây leo, ) mà chúng sử dụng trong các hoạt động sống

- Xây dựng được bản đồ phân bố các loài thực vật là thức ăn của CVCX tại khu vực nghiên cứu, phục vụ công tác quản lý

- Bước đầu thống kê được quỹ thời gian hoạt động và một số tập tính (ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội…) của loài CVCX

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu về thành phần thức ăn của Voọc Chà vá chân xám:

- Thành phần các loài thực vật là thức ăn của CVCX tại Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam

Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

- Các bộ phận của các loài thực vật (lá non, hoa, quả, lá trưởng thành, vỏ cây, ) và loại cây (thân gỗ, dây bụi, dây leo, ) mà Voọc Chà vá chân xám sử dụng nhiều nhất tại Hòn

Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

- Xây dựng bản đồ thành phần thức ăn của CVCX trên phần mềm MapInfo 12.0

2.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm quần thể Voọc Chà vá chân xám

Trang 19

CHƯƠNG 3

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 3/2019 Mỗi tháng thu số liệu ngoài thực địa từ 8 – 10 ngày Trong đó:

- Tháng 8/2018: khảo sát sơ bộ sự phân bố CVCX tại bán đảo Hòn Dồ, đánh giá nhanh số lượng và cấu trúc đàn

- Tháng 9/2018 đến tháng 3/2019: thu số liệu tập tính, thu mẫu thức ăn và số liệu thành phần thức ăn của CVCX tại bán đảo Hòn Dồ

+ Tổng số ngày nghiên cứu ngoài thực địa: 38 ngày

+ Tổng số ngày quan sát và thu số liệu tập tính Chà vá chân xám: 25 ngày

+ Tổng số giờ thu số liệu tập tính Chà vá chân xám: 57 giờ

Trang 20

3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

- Phía Bắc giáp xã Tam Hiệp

- Phía Nam giáp Hòn Rơm, xã Tam Mỹ Tây

Trang 21

- Phía Đông giáp thôn Tịnh Sơn, xã Tam Mỹ Tây, cách hồ Đồng Nhơn khoảng 2km

- Phía Tây giáp thôn Tú Mỹ, xã Tam Mỹ Tây

3.2.2 Địa hình, khí hậu, thủy văn

- Về địa hình: Tam Mỹ Tây là xã miền núi của huyện Núi Thành, có địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Núi Hòn Dồ nằm trong khu vực có địa hình nhiều đá, dốc trung bình khoảng 30 độ, có 4 suối chính nước chảy quanh năm Diện tích rừng tự nhiên Hòn Dồ chỉ còn lại 10,58ha, xung quanh đều là rừng keo trồng của người dân, bị chia cắt với các Hòn cũng có CVCX sinh sống khác: Hòn Dương Bông, Hòn Ông và Hòn Đá Dựng

- Về khí hậu: nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,70C Nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Lượng mưa trung bình năm là 2.351 mm Xã Tam Mỹ Tây chịu sự chi phối của gió Tây Nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Mỗi năm thường có 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến xã Bão

thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt [9]

- Về thủy văn: xã Tam Mỹ Tây có dòng sông Trầu dài khoảng 9km chảy qua, có

hồ nước Đồng Nhơn tại thôn Tịnh Sơn và hồ Bàu Vang tại thôn Thạnh Mỹ [9] Hệ thống suối trong khu vực tương đối phong phú và đều có nước chảy quanh năm, gồm suối Hốc Biểu, suối Cau, suối Cà Lơ, suối Khe Hố Tre, suối Trà Ao và suối Giang Thơm

3.2.3 Hệ động thực vật tại Hòn Dồ

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về động thực vật rừng tại khu vực Hòn

Dồ

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu, đọc, tham khảo tài liệu và những nghiên cứu trước đây về Voọc Chà vá chân xám nói riêng và thú Linh trưởng nói chung trên thế giới và Việt Nam Tình hình nghiên cứu thành phần thức ăn và tập tính của Voọc Chà vá chân xám, phương pháp xác định thành phần thức ăn của Voọc chà vá chân xám

3.3.2 Phương pháp scan – sampling của Altman và cộng sự (1974)

Quan sát và thu thập tập tính và thành phần thức ăn của Voọc Chà vá chân xám, xem thành phần chính (lá, hoa, quả, cuống lá, ) và loại cây CVCX ăn (thân gỗ, cây bụi, dây leo, )

Trang 22

Sử dụng phương pháp quan sát scan-sampling với khoảng cách đều 1 phút của Altmann (1974): nhìn quét (kiểu của rada) một nhóm cá thể hoặc một cá thể, hành vi của một cá thể được ghi lại ngay tại thời điểm quét, các lần quét cách đều nhau 1 phút

Phương pháp này giúp thu được số liệu về hành vi của cá thể thuộc nhiều nhóm tuổi, giới tính khác nhau tại một thời điểm Số liệu này giúp thể hiện đầy đủ mô hình tập tính của động vật

Lấy mẫu bằng phương pháp scan - sampling với hoạt động chính Thời gian thu thập

số liệu trong ngày từ 5:30h – 17:00h Số liệu được ghi lại theo Bảng thu số liệu tập tính của Chà vá chân xám, mã hóa các hoạt động ăn, nghỉ, di chuyển, xã hội và các hoạt động khác, đồng thời mã hóa thời tiết và các loại giá đỡ của động vật trong quá trình hoạt động

3.3.3 Phương pháp xác định thành phần loài

Quan sát Chà vá chân xám ăn trên cây nào thì sẽ đóng biển số, lưu tọa độ trên GPS

và thu mẫu thức ăn của cây đó (lá, hoa, quả, búp lá,…) Mẫu sau khi thu sẽ được xử lý sơ

bộ và ép tại thực địa Sau đó, gửi mẫu cho chuyên gia phân loại thực vật: Trần Ngọc Toàn, Trung tâm bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt xanh định danh Các bộ phận của cây Chà vá chân xám ăn được xác định theo phương pháp của Davies (1984) [10] Số liệu được ghi lại theo Bảng thu số liệu thành phần thức ăn của CVCX, mã hóa các bộ phận mà CVCX sử dụng và thời tiết

3.3.4 Phương pháp lấy mẫu thực vật

Mỗi mẫu lấy đủ các bộ phận cành, lá, hoa và lấy từ 3-5 mẫu Đối với những cây gỗ thấp thì sử dụng kéo bấm cành để thu mẫu Đối với những cây gỗ cao thì sử dụng câu liêm để lấy mẫu, còn những cây quá cao to không thể dùng câu liêm thì sẽ thuê người dân địa phương thu hái [2]

3.3.5 Phương pháp sử dụng GPS và bản đồ

Xác định vị trí lấy mẫu các loài thực vật là thức căn của CVCX, sau đó đánh dấu (lưu điểm) các vị trí các cây bằng máy định vị GPS Garmin 64S, số liệu sau đó được xử

lý trên phần mềm MapInfo 12.0

Bản đồ phân bố thành phần các loài thực vật là thức ăn của CVCX được thực hiện trên nền bản đồ UTM, với tỷ lệ 1:5.000

3.3.6 Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu về thành phần thức ăn và thảm thực vật thu thập ngoài thực địa được thống kê và xử lý trên phần mềm Excel

Cụ thể, trong quá trình khảo sát thực địa, vì diện tích Hòn Dồ quá nhỏ, địa hình chủ yếu là đá và vách đá nên rất khó để thiết lập tuyến điều tra Vì vậy, tôi chia Hòn Dồ làm 3 khu vực và chọn 3 điểm cố định (Hình 3.2., Hình 3.3 và Hình 3.4.) để quan sát hoạt động

của Voọc ở từng khu vực:

Trang 23

Hình 3.2 Điểm quan sát số 1 (quan sát khu vực rìa phía Tây Hòn Dồ)

Hình 3.3 Điểm quan sát số 2 (quan sát khu vực giữa Hòn Dồ)

Trang 24

Hình 3.4 Điểm quan sát số 3 – cây Da lớn (quan sát khu vực rìa phía Đông

Hòn Dồ

Trang 25

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quần thể CVCX tại Hòn Dồ

4.1.1 Một số thông tin chung về quần thể CVCX tại xã Tam Mỹ tây

Hình 4.1 Bản đồ vùng phân bố của CVCX tại xã Tam Mỹ Tây (Nguồn: GreenViet)

Theo nghiên cứu đánh giá từ nhóm khảo sát hiện trường, tổng cộng có 47-50 cá thể CVCX tại xã Tam Mỹ Tây, trong đó có 5 cá thể con non mới sinh Cụ thể, 7 cá thể sinh sống ở Hòn Dương Bông (7 ha); 18-19 cá thể ở Hòn Dồ (10,5 ha); 14-15 cá thể ở Hòn Ông (5 ha) và 9 cá thể ở Hòn Đá Dựng (5 ha) Kích thước mỗi đàn dao động từ 7 đến 19

cá thể

Trang 26

Bảng 4.1 Số liệu phân bố của CVCX tại các khu vực tại xã Tam Mỹ Tây

(Nguồn: GreenViet)

Location Số

đàn Số cá thể

Cấu trúc quần thể Đực

trưởng thành

Cái trưởng thành

Bán trưởng thành

Con nhỡ

Con non

Trang 27

Dựng), là dải rừng tự nhiên hẹp còn sót lại trên đỉnh núi đá có diện tích hơn 10ha, chiều ngang dao động khoảng 50m - 150m, xung quanh là rừng trồng (chủ yếu là rừng keo lá tràm), sinh cảnh rừng tự nhiên này bị chia cắt từ 1-3km bởi các rẫy keo, xung quanh các Hòn cũng là rẫy keo từ 2 – 4 năm tuổi (trừ một số rẫy mới trồng keo con) và bị cô lập với các hệ sinh thái rừng tự nhiên khác trong khu vực với khoảng cách 7-10km Quần thể CVCX tại Hòn Dồ là một trong những quần thể trên thế giới dễ dàng quan sát được ngoài

sẽ tập trung trên các cây gỗ lớn để quan sát và sinh hoạt

4.1.3.2 Cấu trúc đàn

Chà vá chân xám tại khu vực núi Hòn Dồ gồm có 2 đàn, dao động từ 8 – 12 cá thể, thành phần giới tính và độ tuổi như sau: có 2 đực trưởng thành, 2 cái trưởng thành, 3 đực bán trưởng thành, 2 cái bán trưởng thành, 2 con nhỡ, 1 con non, 8 cá thể không xác định được giới tính Trong đó, đàn nhỏ từ 8 cá thể cấu trúc như sau: có 1 cá thể đực trưởng thành, 2 cá thể cái trưởng thành, 2 cá thể bán trưởng thành, 2 con nhỡ và 1 con non Đây

là tổ chức đàn đơn đực (One male unit - OMU)

Trang 28

4.2 Thành phần thức ăn của CVCX tại Hòn Dồ

4.2.1 Thành phần thức ăn và bộ phận sử dụng của CVCX

Trong gần 60 giờ thu thập tập tính ở 5 đợt khảo sát Kết quả cho thấy, ở Hòn Dồ CVCX ăn 3 loại thức ăn: lá non, lá trưởng thành và chồi non Lá non chiếm tỷ lệ cao nhất 54%, lá trưởng thành là nguồn thức ăn quan trọng đứng thứ 2 sau lá non với tỷ lệ 40 %, chồi non ít được ăn hơn với tỷ lệ 6% (xem Hình 1.7)

Có 9 loài thuộc 7 họ (2 loài dây leo, còn lại là loài thân gỗ) được xác định là thức ăn của CVCX Họ có nhiều loài là thức ăn của CVCX nhất là Moraceae Trong số các loài cây, CVCX ăn lá non cả 9 loài, lá trưởng thành 2 loài và lá non 1 loài (xem Bảng 1.1)

Hình 4.3 Tần suất lựa chọn bộ phận thức ăn của CVCX

Lá non 54%

Lá già 40%

Chồi non 6%

Trang 29

Bảng 4.2 Danh mục thành phần thức ăn của CVCX tại Hòn Dồ

Ghi chú: 1: lá non

2: lá trưởng thành 3: chồi non

2 Ficus tinctoria Forst.f subsp gibbosa

4 Mitrephora tomentosa Hook f &

Thomson Annonaceae Mạo đài Nhọc 1

6 Merremia umbellata subsp orientalis

(hall f.) van Ooststr Convolvulaceae Bìm lá nho Bìm Bìm 1,2

7 Stereidia hymenoealyx K.Schnm Sterculiaceae Trôm đài màng Ươi bồ đề 1

9 Aglaia iawii (Wight) Said, ex

Trang 30

4.2.2 Bản đồ các loài thực vật là thức ăn của CVCX tại Hòn Dồ

Tọa độ các cây là thức ăn của CVCX được lưu lại bằng GPS, thống kê trên phần mềm Excel, sau đó được nhập vào MapInfo 12.0 để xây dựng bản đồ thành phần thức ăn Đây sẽ là cơ sở dữ liệu nền, phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại khu vực để mở rộng sinh cảnh cho quần thể Voọc CVCX, hỗ trợ các nhà quản lý xác định vùng phân bố của từng loài là thức ăn của CVCX, biết được sinh cảnh sống của loài, đưa ra giải pháp chọn lựa môi trường sống tối ưu cho loài khi mở rộng sinh cảnh, ưu tiên các loài là cây thức ăn bản địa theo đề án Do quần thể CVCX tại Hòn Dồ đang bị cô lập, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ nên trong công tác bảo tồn bên cạnh việc giám sát quần thể chúng cũng cần giám sát sinh cảnh và các cây thức ăn quan trọng để đảm

bảo an toàn dinh dưỡng cho CVCX

Ngày đăng: 30/07/2019, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w