Kết quả trúng thầu

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố đà nẵng năm 2013 (Trang 67)

Số lượng nhà thầu tham dự ít, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Số lượng và tỷ lệ nhà thầu trúng thầu thấp.

Chỉ có một nhà thầu chính thực hiện cung ứng một lượng lớn thuốc cho các CSYT công lập trong toàn thành phố.

Tỷ lệ thuốc trúng thầu không cao, các mặt hàng không trúng thầu được mua bằng hình thức mua sắm trực tiếp.

Tỷ lệ thuốc trong nước trúng thầu thấp hơn thuốc nước ngoài, nhưng chênh lệch khá thấp. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là thuốc theo tên generic, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu. Trong thuốc trúng thầu nước ngoài, chủ yếu là thuốc của Ấn Độ, Hàn Quốc, thuốc sản xuất tại các nước có nền công nghiệp dược phát triển như Mỹ, Pháp, Thụy Điển,...chiếm tỷ trọng thấp.

Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý không đồng đều. Trong số 27 nhóm thuốc, có 7 nhóm thuốc chính chiếm khoảng ¾ số lượng thuốc cũng như giá trị tiền thuốc.

Giá thuốc trúng thầu của hầu hết các thuốc đều giảm so với năm 2012, làm giảm chi phí tiền thuốc, tiết kiệm ngân sách cho các CSYT và cơ quan bảo hiểm.

Giá thuốc trúng thầu không chênh lệch quá nhiều so với các địa phương khác.

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Đối với Bộ Y tế

BYT cần xây dựng, hoàn thiện một cơ sở dữ liệu về giá thuốc, bao gồm giá thuốc trúng thầu qua các năm của các tỉnh thành, bệnh viện; giá thuốc tối đa tại từng thời điểm; giá thuốc nước ngoài tại một số nước trên thế giới. Cơ sở dữ liệu này phải khách quan, trung thực và luôn được cập nhật để làm căn cứ để các hội đồng đấu thầu xác định giá thuốc dự kiến phù hợp.

Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về dược, đặc biệt là các văn bản về công tác đấu thầu thuốc. Trước tiên là có các hướng dẫn để khắc phục hạn chế của thông tư 01, chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu thuốc trong năm 2014.

Bổ sung các tiêu chí về chất lượng thuốc trong xây dựng hồ sơ mời thầu. Có hướng dẫn cụ thể về việc xác định nhu cầu thuốc và tính toán giá thuốc kế hoạch, có xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố như mô hình bệnh tật, mức độ trượt giá của thị trường, phác đồ điều trị,...

Có chính sách đúng đắn để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dược nước ta, không chỉ chú trọng sản xuất các thuốc generic và còn nghiên cứu, sản xuất thuốc biệt dược, thuốc chuyên khoa có chất lượng cao.

2. Đối với Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

Thông báo rộng rãi và có biện pháp thích hợp để thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm tham gia đấu thầu.

Tổ chức tập huấn để các cán bộ tham gia công tác đấu thầu nắm vững được các quy định, thông tư mới của Bộ Y tế, hạn chế sai sót và rút ngắn thời gian tổ chức đấu thầu.

Cập nhận liên tục các thông báo, quyết định của Bộ Y tế về việc thu hồi thuốc, danh sách thuốc biệt dược, thuốc tương đương điều trị.

Tăng cường việc ứng dụng công nghệ tin học vào các bước trong quy trình đấu thầu, đặc biệt là khâu chấm thầu.

Đúc rút kinh nghiệm từ những sai sót, hạn chế trong năm 2013 để thực hiện tốt hơn công tác đấu thầu thuốc trong năm 2014, đồng thời có những góp ý cho Bộ Y tế hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu thuốc.

3. Đối với các cơ sở y tế công lập trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

Tổng hợp và báo cáo kịp thời nhu cầu sử dụng thuốc tại cơ sở khi có công văn yêu cầu của Sở Y tế.

Khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước trong chẩn đoán và khám chữa bệnh, để giảm chi phí tiền thuốc; không lạm dụng thuốc biệt dược.

Thực hiện khẩn trương việc thương thảo, kí kết hợp đồng với các nhà thầu theo sự chỉ đạo của Sở Y tế, đối với các thuốc không có nhà thầu trúng thầu thì cần phải tiến hành mua thuốc ngoài thầu theo hướng dẫn của Sở Y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2007), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ

sở y tế công lập, Thông tư liên tịch số số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10

tháng 8 năm 2007.

2. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các sơ

sở y tế, Thông tư số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012.

3. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2013), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư

liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế,

Thông tư liên tịch số số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2013.

4. Bộ Y tế (1997), Chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc tại

bệnh viện, Chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25 tháng 2 năm 1997.

5. Bộ Y tế (2007), Giáo trình quản lý và kinh tế dược,Nhà xuất bản y học. 6. Bộ Y tế (2010), Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam

giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

7. Bộ Y tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011.

8. Bộ Y tế (2013), Đề án hợp nhất chính sách quốc gia về Dược giai đoạn đến

năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Công văn số 7289/QLD-PCD.

9. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y

tế, Thông tư số 37/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 11 năm 2013.

10. Cục Quản lý Dược (2013), Danh sách các thuốc, các cơ sở sản xuất vi phạm

về chất lượng thuốc, Thông báo thu hồi số đợt 6 ngày công bố trên Website

Cục Quản lý dược 27/9/2013.

11. Trương Quốc Cường (2012), Báo cáo Kiện toàn công tác quản lý nhà nước

về dược trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.

12. Trần Thị Thu Hà (2010), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện

Thanh Nhàn giai đoạn 2004-2008, Luận văn thạc sĩ Dược học Bộ môn Quản

lý và kinh tế dược, Đại học Dược Hà Nội.

13. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu

nghị - Thực trạng và một số giải pháp, Luận án Tiến sĩ dược học Bộ môn

Quản lý và Kinh tế dược, Đại học Dược Hà Nội.

14. Nhóm đối tác y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012,

Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.,

15. Nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013 :

Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân,Bộ Y tế.

16. Cao Minh Quang (2011), Tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam: cơ hội,

thách thức và chiến lược phát triển năm 2011-2020, tầm nhìn năm 2020, Tạp chí Dược học 8/2011.

17. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm

2005.

18. Quốc hội (2013), Luật đấu thầu, luật số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11

năm 2013.

19. Phạm Lương Sơn (2012), Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc Bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam, Luận án tiến

sĩ dược họ Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, Đại học Dược Hà Nội.

20. Thủ tướng chính phủ (1999), Quy chế đấu thầu, Nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 9 năm 1999.

21. Thủ tướng chính phủ (2003), Chiến lược phát triển Y Dược học cổ truyền giai đoạn đến năm 2010, Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số

222/2003/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2003 số

22. Thủ tướng chính phủ (2013), Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm

sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013.

23. Who (1993), Một số chỉ số chọn lọc về sử dụng thuốc. Hướng dẫn điều tra

sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh (Bản dịch).

Tài liệu tiếng anh

24. Asian Development Bank (2013), Procurement Guidelines.

25. Department of Finance and Deregulation (2012), Commonwealth Procurement Rules, Financial Management Group.

26. Eva Ombaka (2009), Current status of medicines procurement, American Journal of Health System Pharmacy.

27. Interagency Pharmaceutical Coordination Group (1999), Operational principles for good pharmaceutical procurement, WHO.

28. Katherine Vigneau (2013), Centralized Procurement – Autonomy or Saving? , Government Fleet – Feature.

29. Reach and MSH USAID (2006), Assessment of the Pharmaceutical Logistics

Management Capacity of REACH Grantee NGOs.

30. Sciences for Health Management (2011), MDS-3: Managing Access to Medicines and other Health Technologics.

31. Sciences for Health Management (2012), Managing Access to Medicines and

Health Technologies.

32. Simon Rawlingson (2008), Procurement : Single-stage tendering, Building Magazine, tr.68-71.

33. The International Bank for Reconstruction and Development (2011),

Guidelines Procurement of goods, works, and non-consulting services, The World Bank.

34. United Nations Relief and Works Agency (2009), Medicine procurement process and process in the United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugee in the Near East.

Website

36. http://soyte.danang.gov.vn/,

37. Ak (2014), Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Tập huấn công tác tham gia đấu thầu

mua thuốc, Trang điện tử Bảo hiểm hội Việt Nam

http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=384&id=8949.

38. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Kết quả đấu thầu thuốc năm 2011, Trang

tin điện tử Bảo hiểm hội Việt Nam

http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=doc&su=d&cid=754&id=8740 .

39. Minh Hoàng (2013), Cơ hội cho thuốc nội, Báo Nhân dân điện tử - Cơ quan

ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_khoahoakh/it em/22059802.html.

40. Tường Lâm (2013), Đấu thầu thuốc bệnh viện : Vì chất lượng hay giá cả?,

Cổng thông tin điện tử của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh http://www.sggp.org.vn/thuoc/2013/5/318763/.

41. Tường Lâm (2014), Quy định mới về đấu thầu thuốc - Cơ hội cho thuốc Việt,

Báo Sài Gòn giải phóng Online - Cổng thông tin điện tử của Đảng bộ Đảng

Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh

PHỤ LỤC1

Mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh công lập trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

PHỤ LỤC 2

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu : Tiêu chuẩn kinh nghiệm và năng lực nhà thầu

TT Nội dung yêu cầu

Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (đạt) 1 Kinh nghiệm:

- Nhà thầu phải có ít nhất 05 (năm) hợp đồng tương tự như hợp đồng của gói thầu này đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ tại Việt Nam và nước ngoài trong thời gian từ năm 2010 đến nay.

- Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải có ít nhất 01 hợp đồng tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh

- Số năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: 05 năm

Có đủ

Có ít nhất 01 hợp đồng

Có đủ

2 Năng lực sản xuất và kinh doanh:

- Số lượng, chủng loại, doanh thu đối với các sản phẩm sản xuất, kinh doanh chính trong thời gian 03 năm gần đây

- Tổng số lao động hiện có trên 30 người, trong đó có ít nhất là 05 dược sĩ đại học (có bản sao có công chứng)

≥ 1,5 lần so với số mặt hàng của gói thầu mà nhà thầu tham gia

Có đủ

3 Năng lực tài chính

3.1. Doanh thu

Doanh thu trung bình hàng năm từ năm 2010 đến nay (năm 2010, 2011 và 2012).

Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình hàng năm của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu trung bình hàng năm của các thành viên trong liên danh

Doanh thu bình quân mỗi năm ít nhất là

200 tỷ

3.2. Tình hình tài chính lành mạnh

Nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh (chọn một hoặc một số chỉ tiêu tài chính phù hợp)(6). Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh.

Lợi nhuận sau thuế là số

dương

(a) số năm nhà thầu hoạt động không bị lỗ trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính

từ 03 năm trở lên không bị lỗ

(b) hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (c) giá trị ròng

Lớn hơn 1 Là số dương

4 Các yêu cầu khác (nếu có)(7)

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước (theo mẫu số 12);

+ Cam kết cung ứng đủ thuốc nếu trúng thầu.

+ Cam kết thu hồi thuốc trong trường hợp thuốc đã giao nhưng không bảo đảm chất lượng hoặc có thông báo thu hồi của cơ quan có thẩm quyền mà nguyên nhân không do lỗi của bên mời thầu;

+ Cam kết bảo đảm khả năng cung cấp thuốc theo yêu cầu về chất lượng thuốc theo đúng giá trúng thầu (kể cả trong trường hợp cung cấp thuốc theo nhiều đợt trong năm). Nhà thầu phải có đủ và đạt các yêu cầu này thì mới được coi là “đạt”. PHỤ LỤC 3

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu : Bảng điểm tiêu chuẩn về kỹ thuật

T T

Nội dung Mức

điểm

1 Tiêu chuẩn, điều kiện để sản xuất, kinh doanh mặt hàng thuốc tham dự thầu

a) Mặt hàng thuốc tham dự thầu bởi nhà thầu là cơ sở sản xuất mặt hàng này đã được cấp Giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất

thuốc PIC/s-GMP, EU-GMP

b) Mặt hàng thuốc tham dự thầu là thuốc đông y, thuốc từ dược liệu bởi nhà thầu là cơ sở sản xuất mặt hàng này đã được cấp Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc WHO-GMP.

30

c) Mặt hàng thuốc tham dự thầu là thuốc tân dược bởi nhà thầu là cơ sở sản xuất mặt hàng này đã được cấp Giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc WHO-GMP.

27

d) Mặt hàng thuốc tham dự thầu bởi nhà thầu là cơ sở nhập khẩu mặt hàng này đã được cấp Giấy chứng nhận Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP.

25

e) Mặt hàng thuốc tham dự thầu bởi nhà thầu là cơ sở bán buôn thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận Thực hành tốt phân phối thuốc

23 2 Mặt hàng thuốc được cung ứng bởi nhà thầu có kinh nghiệm cung ứng

thuốc

a) Đã cung ứng thuốc cho cơ sở y tế từ 02 năm trở lên 10 b) Đã cung ứng thuốc cho cơ sở y tế dưới 02 năm 8

c) Chưa cung ứng thuốc cho cơ sở y tế 6

3 Khả năng đáp ứng yêu cầu của đơn vị về điều kiện giao hàng(1) a) Đáp ứng được yêu cầu của đơn vị về điều kiện giao hàng tại Hồ sơ mời thầu

5 b) Không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị về điều kiện giao hàng tại Hồ sơ mời thầu

-5 4 Mặt hàng thuốc được cung ứng bởi nhà thầu có uy tín trong thực hiện hợp

đồng(2)

a) Đã trúng thầu tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, đảm bảo cung ứng đúng tiến độ theo hợp đồng.

10 b) Đã trúng thầu tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, đảm bảo cung ứng nhưng chưa đúng tiến độ theo hợp đồng

5 c) Chưa trúng thầu tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, chưa có vi phạm trong đấu thầu, cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế

3 d) Chưa trúng thầu tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, có vi phạm trong đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế

0 e) Đã trúng thầu tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng nhưng không cung ứng thuốc

-10 5 Mặt hàng thuốc được sản xuất bởi cơ sở(3)

b) Có thuốc vi phạm chất lượng trong vòng 01 năm gần đây -5

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố đà nẵng năm 2013 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)